intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập "Tìm công thức hóa học của các chất cô cơ"

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

154
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập "Tìm công thức hóa học của các chất cô cơ" sau đây sẽ giúp các bạn biết cách tìm công thức hóa học của chất khi biết hóa trị của nguyên tố trong hợp chất; biện luận tìm các chất kim loại kiềm, kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập "Tìm công thức hóa học của các chất cô cơ"

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ  PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP "TÌM CÔNG THỨC  HÓA HỌC CỦA CÁC CHẤT CÔ CƠ" Người thực hiện:  Lê Văn Tuân Chức vụ:  Giáo viên Đơn vị công tác:  Trường THCS Lương Ngoại SKKN thuộc môn:  Hóa Học         1
  2. A ­ PHẦN MỞ ĐẦU Để  việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh môn Hóa học THCS nói  riêng và việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói chung, giáo viên phải có  hệ thống bài tập và phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn. Nhằm mục  đích học sinh có hứng thú học tập và cảm giác thích học, muốn tìm tòi, khám  phá những điều chưa biết một cách có hệ  thống khoa học. Ôn thi học sinh  giỏi môn hóa học THCS phải có một hệ  thống bài tập từ  kiến thức cơ  bản  đến nâng cao theo một trình tự  lôgic, nhằm tạo cho học sinh tính tích cực tự  giác ham học hỏi. Dạng bài tập "tìm công thức hóa học của các chất vô cơ". rất phong  phú và đa dạng, mang nội dung vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu bộ  môn Hóa học. Đối với học sinh THCS cụ thể là học sinh lớp 8,9 khả năng tư  duy về  hóa học đang còn hạn chế, vì lượng kiến thức lĩnh hội chưa nhiều,  nên chưa có nhiều kĩ năng tư duy, khả năng đột phá chưa cao, qua giảng dạy   và bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm học sinh rất lúng túng, nhất là giải   quyết bài tập xác định công thức hóc học. Trong khi loại bài tập này hầu như  năm nào cũng có trong các đề thi học sinh giỏi các cấp. Từ  những vấn đề  trên với mong muốn góp phần nhỏ  bé của mình vào  việc tìm tòi phương pháp dạy hoc với nội dung và hệ  thống bài tập phù hợp  với điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư  duy của học sinh  THCS giúp các em tự  lực hoạt động chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề  quan  trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp cao hơn góp phần thực   hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương nói riêng và mục tiêu giáo dục  của nước ta nói chung.  Vì những lí do trên tôi chọn mảng kinh nghiệm phương pháp giải bài  tập "tìm công thức hóa học của các chất vô cơ"  2
  3. B­ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Dạng bài tập tìm công thức hóa học nói chung và tìm công thức hóc học   của chất vô cơ nói riêng là rất phong phú và đa dạng. Về nguyên tắc để giải  quyết được đạng bài tập này không chỉ nắm thành thạo về kiến thức hóa học   mà có kiên thức về  toán học, có nhiều trường hợp phải biện luận mới xác  định được công thức hóa hoc. Để xác định một nguyên tố hóa học nào thì phải   tìm bằng được nguyên tử  khối của nguyên tố  đó. Từ  đó xác định được công   thức hóa học của chất. Dạng bài tập thông qua tính toán định lượng kết hợp   với phương trình hóa học có nhiều loại bài tập có thể  chia thành hai loại cơ  bản sau:    + Loại bài tập cho biết hóa trị  của nguyên tố  trong hợp chất, chỉ  cần tìm  nguyên tử  khối để  kết luận tên nguyên tố  rồi viết công thức của chất hoặc  ngược lại.   + Loại bài tập không biết hóa trị  của nguyên tố  cần tìm hoặc dữ  kiện bài  toán thiếu cơ  sở  để  xác định chính xác một giá trị  nguyên tử  khối (hoặc bài   toán có nhiều khả năng xảy ra theo nhiều hướng khác nhau). cái khó của loại  bài tập này là các dữ  kiện thường thiếu hoặc không cơ  bản đỏi hỏi người  giải phải có kĩ năng về  toán học và yêu cầu về  kiến thức và tư  duy hóa học  cao, học sinh khó thấy hết các trường hợp xảy ra. Để  giải quyết các bài tập   này, bắt buộc học sinh phải biện luận.  II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Thực trạng chung: Trường THCS Lương ngoại là trường thuộc xã đặc  biệt khó khăn. Hầu hết gia đình thuần nông, điều kiện học tập của học sinh   còn hạn chế, các em chưa có nhiều động lực trong học tập, phần lớn học sinh  học chưa tốt, nhất là các môn tự  nhiện. Số  học sinh học được và chăm học  môn hóa học rất ít. Qua khảo sát thực tế  và thông qua giảng dạy nhiều năm  cho thấy nhiều học sinh còn rất lúng túng, nhất là khi giải quyết các bài toán  biện luận xác định công thức hóa học, học sinh làm rất yếu, hầu hết học sinh   3
  4. rất ngại học khi phải làm dạng bài tập này. Vì vậy học sinh rất thụ động và  không có hứng thú trong các buổi học bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với học sinh: Số lượng học sinh rất ít, số  học sinh học được cũng  không nhiều, mỗi năm ôn thi học sinh giỏi chỉ có hai đến ba học sinh tham gia,  khả năng tư duy còn hạn chế, sư nhanh nhẹn không có, nếu giáo viên dạy mà   không có phương pháp, không có nội dung và hệ thông kiến thức phù hợp với   các  em,  thì  các   em   hoc  sinh  sẽ  không  có  hứng   thú  theo  học  và  không  có  phương pháp học ôn phù hợp với khả năng nhận biết của mình.  Từ   những   hạn   chế   đó,   tôi   không   ngừng   học   hỏi   và   tìm   ra   những  phương pháp, những nội dung dạy phù hợp với tình hình thực tế  của nhà  trường cụ  thể  là phù hợp với sự  nhận thức của học sinh. Từ  những kinh   nghiệm của mình cùng với sự tiến bộ dần dần của học sinh đến nay tôi đưa   ra mảng kinh nghiệm phương pháp giải các bài tập tìm công thức hóa học  của các chất vô cơ. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Phương pháp giải bài tập tìm công thức hóa học được chia thành các  dạng chính sau: 1. Tìm công thức hóa học của chất khi biết hóa trị  của nguyên tố  trong hợp   chất. 2. Biện luận tìm các chất kim loại kiềm, kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp   nhau. 3.  Biện luận khả năng xảy ra đối với các chất ban đầu đã cho. 4. Biện luận các khả năng có thể xảy ra đối với các chất tạo thành trong phản   ứng. 5. Tìm công thức hóa học bằng cách biên luận trong giải hệ phương trình. * Cần chú ý rằng biện luận chỉ là một khâu trong quá trình giải bài toán biện  luận, do đó học sinh cần năm phương pháp chung để  giải một bài toán hóa   học là: + Đặt công thức của chất cần tìm + Đặt a,b,...là số mol các chất ban đầu đề bài đã cho. 4
  5. + Viết các phản ứng có thể xảy ra + Căn cứ  vào các dữ  liệu đề  bài cho, lập hệ  phương trình toán học dự  vào  công thức tính số mol, số gam,... các chất.  + Giải hệ chọn kết quả phù hợp. * Trong quá trình giảng dạy tôi thực hiện theo quy trình như  sau: Hình thành  cho học sinh từ kiến thức cơ bản đến khó, nhăm bồi dưỡng cho học sinh phát  triển kỹ năng từ biết làm đến vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Để  bồi dưỡng  mỗi dạng tôi thường thực hiện như sau: Thông qua những bài tập cơ  bản và  đơn giản, rồi rút ra nhưng nguyên tắc và phương pháp vân dụng, cuối cùng  giao bài tập cho học sinh tự luyện với mức độ  khó dần và kiểm tra việc làm  của học sinh  Sau đây là một số  dạng bài tập tìm công thức hóa học, từ  cách nhận  dạng, kinh nghiệm giải quyết mà tôi đã thực hiện và đúc kết từ thực tế. DẠNG 1:  BÀI TẬP TÌM CÔNG THỨC CỦA NGUYÊN TỐ HAY HỢP CHẤT  CỦA NGUYÊN TỐ KHI BIẾT HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ.     Phương pháp chung:      Đặt công thức của chất đã cho theo bài toán.     Gọi a số mol, A là nguyên tử khối hay phân tủ khối của chất cần tìm     Viết phương trình hóa học     Lập phương trình, giải tìm khối lượng mol chất cần tìm, suy ra nguyên tử  khối, phân tử khối của chất, từ đó xác đinh được nguyên tố hay hợp chất cần  tìm     Ví dụ  1: Hòa tan hoàn toàn 1,14 gam kim loại hóa trị II bằng 250 ml dung  dịch H2SO4  0,3M.  Để  trung hòa lượng  axit dư  cần dùng 60 ml dung dịch  NaOH 0,5M, Xác định tên kim loại?    Giải:   Gọi R là công thức hóa học của kim loại hóa trị II Gọi a là số mol của R Số mol của H2SO4= 0,25.0,3 = 0,075  Số mol của NaOH = 0,06.0,5 = 0,03 PTHH:   R  +     H2SO4          RSO4   + H2                        (1) 5
  6.               amol     amol            amol              H2SO4   +       2NaOH          Na2SO4   +    H2O     (2)             0,075­a          2(0,075­a)     Theo (1) và (2) ta có 2(0,075­a)= 0,03 suy ra a= 0,6     Khối lượng mol của R = 1,44: 0,06 = 24, R là Mg      Ví dụ  2: Cho vào nước dư  3g oxit của 1 kim loại hoá trị  1, ta được dung   dịch kiềm, chia dung dịch làm hai phần bằng nhau:      ­ Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 1M, sau phản   ứng dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.      ­ Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch HCl 1M sau phản  ứng dung   dịch không làm đổi màu quỳ tím Tìm công thức phân tử oxit.  Giải:  Gọi công thức oxit kim loại hóa trị I: M2O     nHCl = 1.0,09 = 0,09mol Phương trình hóa học:    M2O +   H2O               2MOH      (1)                                             amol                            2amol                                      MOH +   HCl               MCl   +  H2O             (2)           Phần1:                   amol        amol       Do phần làm giấy quỳ tím hóa xanh nên dung dịch MOH còn dư nên HCl  phản ứng hết nên theo PTHH (1) (2) ta có a > 0,09 3       mà n M2O =  = a   2 M + 16 3                     > 0,09      suy ra       M 
  7. M + 2HCl MCl2  +   H2  b b a 5, 6   số mol H2  =  2 b 22, 4 0, 25 a 2b 0, 5     Thí nghiệm 2: M+ 2HCl   MCl2  +   H2  9/M(mol)    9/M 9 11 Theo đề bài:         M >   18,3  (1) M 22, 4 39a b.M 8, 7 39(0,5 2b) bM 8, 7 10,8  Mặt khác:          b =    a 2b 0,5 a 0,5 2b 78 M 10,8 Vì  0 
  8. các phản  ứng xảy ra đối với hỗn hợp xem như chỉ xảy ra với chất đại diện   này. Lưu ý: trong phương pháp công thức trung bình, các số liệu về hỗn hợp   (số mol, khối lượng, thể tích) xem như là số liệu riêng của chất đại diện.       Ví dụ 1: Hòa tan 28,4 g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại ki ềm   thổ bằng dung dịch HCl dư được 10 lít khí (54,60C và 0,8604atm) và dung dịch  X.    a) Tính tổng số gam các muối trong dung dịch X.    b) Xác định hai kim loại trên nếu chúng thuộc hai chu kì liên tiếp.    Giải: a) Gọi công thức trung bình 2 muối cacbonat trên là ACO3  Gọi a là số mol của hỗn hợp 2 muối này Ta có phản ứng:      ACO3    +   2 HCl            ACl2   +   H2O   +  CO2      a mol                                amol                     a mol Ta có hệ:           a(A  +  60) =28,4 0,8604.10                           a=  = 0,3 0, 082.326, 6 Giải ra ta được: A = 34,6 Vậy tổng khối lượng các muối trong dung dịch X = a(A+71) =  0,3(34,6+71)  =31,7g b) Gọi A,B là khối lượng mol 2 kim loại trên, ta có:     A  
  9.      Đặt công thức tổng quát của hỗn hợp hiđroxit là ROH, số mol là  a (mol) Thí nghiệm 1: 10 8 mhh =   = 0,8 gam  100 ROH + CH3COOH     CH3COOR + H2O (1) 1 mol 1 mol 0,8 1, 47 suy ra :         R     33 R 17 R 59 vậy có 1kim loại A > 33 và một kim loại B 
  10. 3,82 b)  MX 127   0, 03 Ta có M1 = 2A + 96   và M2 =  A+ 97 2 A 96 127 Vậy :    (*) A 97 127 Từ hệ bất đẳng thức ( *) ta tìm được : 15,5 
  11. HCl   được   2,128(lít)   H2.   Hòa   tan   phần   2   trong   dung   dịch   HNO 3  thì   tạo   ra  1,792(lít) NO duy nhất đo (ĐKTC) a) Xác định kim loại M. b)Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong X.     Giải: 7,22 2,128      Khối lượng ½ hỗn hợp:   = 3,61(g), nH2 =  = 0,095(mol) 2 22,4                                                                                                                       n 1,792 NO= =0,08(mol)  22,4      Gọi kim loại M có hóa trị không đổi là: n  (đ/k   1  n 3  ) *  Trường hợp 1: M là kim loại đứng trước hiđrô (H) trong dãy hoạt động  hóa học.      PTHH:          Fe  +  2HCl         FeCl2 + H2          (1)                             2M+  2nHCl     2MCln   + nH2       (2)                              Fe  +  4HNO3   Fe(NO3)3  + NO +2H2O   (3)                            3M + 4nHNO3    3M(NO3)n+ nNO +2nH2O   (4)          Gọi  Fe = x,  M = y ở mỗi phần  n n          Theo (1,2,3,4)   ta có PT:    56x + My = 3,61(*)          Theo(1 và 2) ta có: x+ ny/2 = 0,095(**)           2x+ny=0,19(**) ny          Theo(3&4)ta có x+ =0,08 3           3x+ny=0,24(***)          Lấy (***)   ­  (**)ta có                3x + ny = 0,24                                                                                                           2x + ny = 0,19             Ta có x=0,05                      Thay x vào (**) ta có  2 × 0,05 + ny= 0,19 0,09               ny = 0,09  suy ra     y = n M 0.09          Thay x, y vào (*) ta có 56 × 0,05+ =3,61          M = 9n  n          Giả sử n =1  M = 9(Loại)                      n =2 M=18(loại )                      n=3 M=27(chọn )(Al)                                                                          m Fe=56.0,05=2,8(g)               n Al=0,09/3=0,03    mAl=0,03.27=0,81(g) 2,8.100          %Fe= =77,56%                                                                   3,61          %Al=100­77,56=22,44%                                                                   11
  12. * Trường hợp 2: M là kim loại đứng sau (H) trong dãy hoạt động hóa học. Phần 1: n Fe = n H2 = 0,095mol      Suy ra khối lượng của Fe = 0,095.56= 5,32> 3,16: vô lí!       Ví dụ  2: Hỗn hợp A gồm CuO và một oxit của kim loại hóa trị II (không   đổi) có tỉ lệ mol 1: 2.        Cho khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp A nung nóng thì thu được hỗn hợp  rắn B. Để hòa tan hết rắn B cần dùng đúng 80 ml dung dịch HNO 3 1,25M và  thu được khí NO duy nhất. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại.   Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.       Hướng dẫn        Gợi ý để học sinh thấy được RO có thể bị khử hoặc không bị khử bởi H 2  tùy vào mức độ hoạt động của R.       HS: Phát hiện nếu R đứng trước Al thì RO không bị khử, suy ra chất rắn   B gồm: Cu, RO.       Nếu R đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì RO bị  khử thì hỗn hợp răn B gồm: Cu và kim loại R.  Giải:  Đặt công thức tổng quát của oxit kim loại là RO. Gọi a, 2a lần lượt là số mol CuO và RO có trong 2,4 gam hỗn hợp A Vì H2 chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa  học của kim loại nên có 2 khả năng xảy ra: Trường hợp 1: R là kim loại đứng sau Al : Các PTPƯ xảy ra: CuO + H2      Cu  +  H2O  a           a RO + H2      R  +  H2O 2a     2a 3Cu + 8HNO3    3Cu(NO3)2 +  2NO    + 4H2O 8a a 3 3R + 8HNO3    3R(NO3)2 +  2NO    + 4H2O 16a  2a   3 12
  13. 8a 16a 0, 08 1, 25 0,1 a 0, 0125 Theo đề bài: 3 3 R 40(Ca) 80a ( R 16)2a 2, 4 Không nhận Ca vì kết quả trái với giả thiết R đứng sau Al Trường hợp 2:  R phải là kim loại đứng trước Al  CuO + H2      Cu  +  H2O  a           a 3Cu + 8HNO3    3Cu(NO3)2 +  2NO    + 4H2O a 8a/3 RO + 2HNO3    R(NO3)2 + 2H2O  2a 4a 8a 4a 0,1 a 0, 015 Theo đề bài :  3 R 24( Mg ) 80a ( R 16).2a 2, 4 Trường hợp này thoả mãn với giả thiết nên oxit là:  MgO.         Bài tập vận dụng: Bài 1. X, Y là là kim loại hóa trị II và hóa trị III. Hòa tan hết 7 gam hỗn hợp X,   Y bằng axit nitric đặc nóng được 14,56 lít NO2  (đktc). cũng lượng hỗn hợp  này cho tác dụng với lượng dư axit clohiđric, sau phản  ứng thu được 6,72 lít  H2 (đktc) và 1,6g một chất rắn không tan.     a) Xác định X, Y     b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 2. Nhiệt phân hoàn toàn 4,7gam một muối nitrat của kim loại M thu được  2g một chất rắn. Xác định công thức của muối đã dùng. Bài 3. Có một hỗn hợp gồm một oxit kim loại hóa trị  II và một oxit kim loại  hóa tri III với tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1.    Chia 32,2g hỗn hợp oxit này làm hai phần bằng nhau.   * Nung nóng phần I trong một ống sứ rồi cho luồng CO dư đi qua, thu được  một chất rắn nặng 12,1g.   * Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thấy sau phản ưng còn   lại 8g một chất rắn không tan.   Xác định công thức của hai oxit đã dùng. Cho hiệu suất các phản  ứng đạt  100%.  13
  14. DẠNG   4:   TIM   CÔNG   THỨC   HÓA   HỌC   BẰNG   CÁCH   BIỆN   LUẬN   CÁC  KHẢ NĂNG XẢY RA ĐỐI VỚI CHẤT TẠO THÀNH SAU PHẢN ỨNG        * Áp dụng đối với những bài toán mà chất tạo thành trong phản  ứng do  chưa xác định được tính chất hóa học rõ ràng (là kim loại hoạt động hay kém  hoạt động), do đó học sinh thường lúng túng khí viết các phản ứng tiếp theo   sau đó, hoặc thường gặp hơn là tự  ý cho các chất phản ứng với nhau trongb   khi chưa áp dụng được khả năng phản ứng của chúng như thế nào.   Phương pháp: Gặp dạng toán này ta cũng phải chia từng trường hợp có thể  xảy ra đối với chất chưa xác định được khả năng phản ứng rồi giải để  chọn  trường hợp phù hợp.      Ví dụ  1: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp gồm MgCO 3 và RCO3 (tỉ  lệ  mol  1:1) bằng dung dịch HCl. Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml  dung dịch NaOH 2,5M được dung dịch A. Thêm BaCl 2 dư vào dung dịch A thu  được 39,4g kết tủa.      a) Xác định kim loại R      b) Tính % khối lượng các muối cacbonat trong hỗn hợp ban đầu.      Giải:       a) Giả sử đã dùng a mol mỗi muối MgCO3 và RCO3, ta có phản ứng:      MgCO3  +  2HCl              MgCl2  + CO2   + H2O        a                                                        a      RCO3     +   2HCl             RCl2 +   CO2    +  H2O        a                                                       a     Số mol CO2 thu được = 2a     Số mol NaOH đã dùng = 2,5.0,2 = 0,5      Số mol kết tủa BaCO3 hình thành = 39,4:197=0,2     Có 2 khả năng xảy ra đối với dung dịch A Trường hợp 1: A chỉ chứa Na2CO3 (xmol)     Các phản ứng:       CO2 + 2NaOH                  Na2CO3  + H2O       x                                            x      Na2CO3  +  BaCl2             BaCO3   + 2NaCl      x                                          x Ta có hệ:   84a+ a(R+60)  = 20                                         x= 0,2                                         x= 2a      Giải ra ta được  a= 0,1 và R= 56 suy ra R là Fe 14
  15. Trường hợp 2:  A chứa Na2CO3 (xmol) và NaHCO3 (ymol)    Các phản ứng:       CO2 + 2NaOH                  Na2CO3  + H2O        x           2x                                 x     CO2  +  NaOH                 NaHCO3      y            y     Na2CO3  +  BaCl2             BaCO3   + 2NaCl     x                                          x Ta có hệ:      84a + a(R+60)  = 20                               2x+ y     = 0,5                                x+y       = 2a                                     x      = 0,2 Giải ra ta được  a= 0,15 và R= ­ 10,6 (loại) b) % MgCO3   =84.0,1.100%:20 = 42% và %FeCO3  = 58% Bài tập vận dụng:  Bài 1. Hoà tan 115, 3 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500 ml dung  dịch H2SO4  loãng thu được dung dịch A, chất rắn B và 4, 48 lít khí CO 2 ở (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác nung chất   rắn B tới khối lượng không đổi thu được 11, 2 lít khí CO 2 ở (đktc) và chất  rắn C. 1. Tính CM của H2SO4 vàkhối lượng chất rắn B, C. 2. Xác định nguyên tố R. Biết trong hỗn hợp tỉ lệ nRCO 3  = 2,5 nMgCO 3 Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một kim loại hóa trị II và axit sunfuric đặc  nóng. Lượng khí SO2    sinh ra được hấp thụ  hết bởi 45ml dung dịch NaOH   0,2M cho dung dịch chứa 0,608 g muối. Xác định kim loại nói trên. Bài 3. Nung 8,08g một muối A thì thu được sản phẩm khí và 1,6g hợp chất  rắn không tan trong nước. nếu cho sản phẩm khí trên đi qua 200g dung dịch  NaOH.1,2%  ở  điều kiện xác định thì vừa đủ  và thu được dung dịch muối có  nồng độ 2,47%.     Tìm công thức phân tử của muối A, biết khi nung số oxi hóa của kim loại A  không đổi. Bài 4. Cho 23,9 g hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 tác dụng với 100g dung dịch  H2SO4 loãng chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được dung dịch A; chất rắn  15
  16. B và 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A được 3 gam muối khan, còn nung  chất rắn B tới khối lượng không đổi được 20,3g chất rắn C và Vlit CO 2  (8190C; 1atm).      a) Tính nồng đọ phần trăm dung dịch H2SO4 đã dùng.      b) Khối lượng chất rắn B là bao nhiêu?      c) Xác định V      d) Nếu hỗn hợp ban đầu có  nMgCO3 : nRCO3 = 1: 2 , Hãy xác định kim loại R.   DẠNG 5: TÌM CÔNG THÚC HÓA HỌC BẰNG CÁCH BIỆN LUẬN TRONG  GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH.  * Đây là dạng biện luận tìm công thức hóa học thường gặp nhất trong các  bài toán hóa học có biện luận, do số ẩn ít hơn số phương trình có trong hệ.    Phương pháp: Dạng này ta thường dùng các phép biện luận sau:    Phép kẻ bảng nhằm chọn nghiệm phù hợp, thường dùng trong các bài toán   về kim loại chưa rõ hóa trị; các bài toán có phương trình biểu diễn mối quan   hệ giữa các nguyên tử khối,...    Phép dùng bất đẳng thức kép nhằm chăn trên và chặn dưới một giá trị đang  cần xác định như  nguyên tử  khối của kim loại,.., thường dùng số  mol chất   khảo sát không định được là bao nhiêu. Ví dụ 1. Hòa tan hoàn toàn 11,7g một kim loại cần dùng 180ml dung dịch  HCl nồng độ 2M. Xác định kim loại đã dùng.     Gợi ý: Đặt công thức của kim loại và gọi hóa trị của kim loại, từ dữ kiện   bài ra lập hệ phương trình, rồi biện luận theo hóa trị và tìm kết quả phù hợp.     Giải:   Gọi M là tên kim loại và n là hóa trị của nó Giọi a là số mol M đã dùng, ta có phản ứng: 2M   +  2nHCl                  2MCln  +   n H2 a            2a  Ta có hệ:        aM  = 11,7      (1)                       an  = 0,18.2 = 0,36  (2)         Lấy (1):(2) ta được M= 32,5n         Xét bảng sau:                   n 1 2 3 M 32,5 65 97,5 16
  17.        Chỉ có n =2 ứng với M=65 là phù hợp    Vậy M là Zn    Ví dụ 2: Hòa tan một kim loại chưa biết hóa trị  trong 500ml dd HCl thì  thấy thoát ra 11,2 dm3  H2  ( ĐKTC). Phải trung hòa axit dư  bằng 100ml dd  Ca(OH)2  1M. Sau đó cô cạn dung dịch thu được thì thấy còn lại 55,6 gam  muối khan. Tìm nồng độ  M của dung dịch axit đã dùng; xác định tên của kim   loại đã đã dùng. Giải : Giả sử kim loại là R có hóa trị là x     1   x    3  số mol Ca(OH)2 = 0,1  1 = 0,1 mol số mol H2 = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol Các PTHH:  2R + 2xHCl    2RClx  + xH2  (1) 1/x (mol) 1/x 1/x 0,5 Ca(OH)2  + 2HCl      CaCl2 + 2H2O  (2) 0,1 0,2 0,1 từ các phương trình phản ứng (1) và (2) suy ra: nHCl = 1 + 0,2 = 1,2 mol  nồng độ M của dung dịch HCl : CM = 1,2 : 0,5 = 2,4 M theo các PTPƯ ta có :  mRCl 55, 6 (0,1 111) 44, 5 gam x 1 ta có :    ( R + 35,5x ) = 44,5       R =  9x  x X 1 2 3 R 9          18 27       Vậy kim loại thoã mãn đầu bài là nhôm Al ( 27, hóa trị III )      Ví dụ 3: Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4.nH2O ( trong  đó R là kim loại kiềm và n nguyên, thỏa điều kiện 7
  18. Khối lượng dung dịch bão hoà tại thời điểm 100C: 1026,4    395,4  = 631 gam ở 100C, S(R2SO4 ) = 9 gam, nên suy ra:  109 gam ddbh có chứa  9 gam R2SO4  631 9 vậy 631 gam ddbh có khối lượng R2SO4 là :  52,1gam   109 khối lượng R2SO4 khan có trong phần hiđrat bị tách ra : 226,4   –   52,1   =  174,3 gam 395, 4 174,3 Vì số mol hiđrat = số mol muối khan nên :  2 R 96 18n 2 R 96 442,2R­3137,4x +21206,4 = 0     R =  7,1n   48   Đề cho R là kim loại kiềm ,  7 
  19.        Phần 1 phản  ứng vừa đủ  với 125ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung  dịch thu được m (gam) muối khan.          Phần 2 tác dụng hoàn toàn với AgNO3, dư  thu được 68,88 gam kết tủa  trắng.        a) Tính khối lượng nguyên tủ của M        b) Tính % về khối lượng các chất trong A        c) Tính giá trị của V và m        d) Lấy 10,93 gam hỗn hợp A rồi nung nhẹ đến khi không còn khí thoát ra.  Cho khí thu được qua 250 ml dung dịch Ca(OH) 2  0,04M. Tính khối lượng  muối tạo thành trong dung dịch thu được. IV. KIỂM NGHIỆM Kinh nghiệm   này  được   tôi  áp  dụng  trong  giảng dạy tại  trường   THCS   Lương Ngoại nhất là trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 và lớp 9 tôi thu  được một số kết quả như sau: - Số lượng học sinh của lớp bồi dưỡng hiểu bài thao tác thành thạo dạng   bài tập hoá học ngay tại lớp chiếm tỷ lệ cao - Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự  giác, độc lập làm bài.   Phát huy được tính tích cực của học sinh - Dựa vào dạng phân loại bài tập này giáo viên có thể  bồi đưỡng học  sinh giỏi có hệ  thống và khoa học được tiết kiệp được thời gian dạy   trên lớp, tăng cường thời gian tự học của học sịnh. * Kết quả cụ thể như sau:* Khảo sát với học sinh đại trà Loại  Loại  Năm học Lớp Loại yếu Loại TB Khá Giỏi 2009 ­ 2010 Khi   chưa   áp   dụng  9 17,5% 55% 25% 2.5% SKKN cuối năm 2010 ­ 2011 9 10% 50% 30% 10% Khi đã áp dụng SKKN Cuối năm 2011 ­ 2012 9 5% 44.5% 35,5% 25% Khi đã áp dụng SKKN 19
  20. * Đối với học sinh ôn thi đội tuyển hoc sinh giỏi lớp 8,9 Cấp trường Cấp huyện Số  Năm học Không  Đạt  HS Không đạt Đạt HSG đạt HSG 2009 ­ 2010 Khi   chưa   áp   dụng  5 3 2 4 1 SKKN 2010 ­ 2011 5 2 3 3 2 Khi đã áp dụng SKKN 2011 ­ 2012 5 1 4 2 3 Khi đã áp dụng SKKN 2012 2013  6 0 6 0 6 Khi đã áp dụng SKKN       Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã vận dụng đề tài này và rút  ra một số kinh nghiệm thực hiện như sau:       Giáo viên phải chuẩn bị  thật kỹ  nội dung cho mỗi dạng bài tập cần bồi  dưỡng cho học sinh. Xây dựng được nguyên tắc và phương pháp giải các   dạng bài toán đó.       Tiến trình bồi dưỡng kỹ năng được thực hiện theo hướng đảm báo tính kế  thừa và phát triển vững trắc. Sau mỗi dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm   tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót   mà học sinh thường mắc phải.      Như vậy nhiệm vụ của giáo viên không những tạo cơ hội cho học sinh rèn  kỹ năng giải bài tậphóa học, mà còn xây dựng một nền tảng kiến thức vững   chắc, hướng dẫn các em biết kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức kỹ  năng hóa học với năng lực tư duy toán học.         C­ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT                  Trong quá trình học tập, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với đồng   nghiệp cũng như  nghiên cứu tìm hiểu về  mảng kinh nghiệm "tìm công thức   hóa học của các chất vô cơ" bản thân tôi đã rút ra được một số điều như sau:         Đây là một trong những dạng bài tập phức tạp và khó, cần có tư duy tốt  và kĩ năng nhận biết chất, bản chất của vấn đề  và từng bước mở rộng hiểu   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2