Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
lượt xem 260
download
Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập. Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, luyện tập sử dụng từ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 Người soạn: Trương Thị Yến
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: RÈN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng l ực ho ạt đ ộng ngôn ngữ cho học sinh. Với tư cách là m ột phân môn th ực hành c ủa môn Ti ếng Vi ệt ở tr ường ti ểu học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát tri ển cho học sinh năng l ực s ử d ụng t ừ và câu trong giao tiếp và học tập. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cu ối cùng c ủa dạy t ừ và câu ở ti ểu h ọc. D ạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao ti ếp, dạy từ trên bình di ện phát tri ển l ời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho h ọc sinh, giúp h ọc sinh m ở r ộng, phát tri ển v ốn t ừ , nắm nghĩa của từ, luyện tập sử dụng từ. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chu ẩn, phù h ợp v ới m ục đích và môi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện t ư duy và giáo d ục th ẩm mĩ cho h ọc sinh. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này. So sánh có kh ả năng khắc học hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh đ ộng, m ặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được m ọi sắc thái bi ểu c ảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chi ếu cái kia nh ằm di ễn t ả nh ững ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi vi ết văn, rèn luyện ý th ức, yêu quý Ti ếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh. 1. Cơ sở lí luận: Ngôn ngữ nói chung, Tiếng việt nói riêng có m ối quan hệ m ật thi ết v ới ph ương pháp d ạy h ọc Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm, t ừ v ựng và ng ữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có c ơ cấu tổ chức riêng, có quan h ệ ch ặt ch ẽ v ới nhau trong hệ thống ngôn ngữ. Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn c ơ bản c ủa nhà tr ường ph ổ thông nên ph ải th ực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Vi ệt phải c ụ thể hóa m ục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình. Như vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt n ằm trong m ục tiêu chung c ủa giáo d ục nước ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân l ực, b ồi d ưỡng nhân tài, nh ằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay ngh ề, có năng l ực th ực hành, t ự ch ủ, năng đ ộng sáng tạo. 2. Cơ sở thực tiển: Chương trình dạy học chỉ quy định phạm vi dạy học của các môn. Còn nhiệm vụ của SGK là trình bày nội dung của bộ môn một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết theo cấu trúc của nó. SGK có chức năng là lĩnh hội củng cố những tri thức tiếp thu được trên lớp, phát triển nhân lực trí tuệ và có tác dụng giáo dục học sinh. SGK cũng giúp giáo viên xác định nội dung và lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, tổ chức tốt công tác dạy học của mình. Xuất phát từ đó mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3"
- II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: - Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, t ừ đó h ọc sinh bi ết phân bi ệt, biết cách so sánh tu từ. - Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có đ ược các ph ương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3. 2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu : - Học sinh lớp 3/B Trường TH Lê Hồng Phong. - Phương pháp điều tra giáo dục - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- PHẦN HAI: NỘI DUNG I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH: 1. Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý: mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp th ực hành nh ưng nh ững bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học sinh còn mang tính tr ừu t ượng nên h ọc sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới. 2. Về phía giáo viên: Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương ti ện dạy h ọc và tài li ệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú tr ọng quan tâm đ ến vi ệc l ồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Ti ếng Vi ệt v ới nhau, đ ể kh ơi d ậy s ự h ứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt. 3. Về phía học sinh: Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đ ơn gi ản, tr ực quan nên vi ệc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn h ọc c ủa h ọc sinh, nh ất là h ọc sinh vùng thôn quê của chúng tôi còn rất hạn chế do nguồn sách báo, tài li ệu văn h ọc còn ít ỏi. Vì đa s ố các em đều là con em gia đình thuần nông. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì v ậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ thực tế. * Qua khảo sát ch ất l ượng về k ỹ năng nh ận bi ết bi ện pháp tu t ừ so sánh c ủa h ọc sinh l ớp 3 trong học kỳ I năm h ọc 2011-2012 tôi đã thu đ ược k ết qu ả nh ư sau: - Tổng số học sinh lớp 3B là 33 em: Số HS đạt yêu Số HS chưa có kỹ Số HS còn nhầm lẫn cầu về nhận biết năng nhận biết tu từ khi nhận biết tu từ so tu từ so sánh so sánh nhanh sánh 10/33 18/33 5/33 II. NHỮNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nội dung chương trình: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các h ướng nghiên c ứu bi ện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của chương trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy. Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình l ớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 bài v ới các mô hình sau: a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật. b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động. d) Mô hình 4:
- So sánh: Âm thanh - Âm thanh. Tác giả SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân bi ệt hi ệu quả so sánh qua các d ạng bài tập. 2. Những biện pháp cụ thể: Vì trong SGK có ít bài tập sáng tạo và còn đ ơn đi ệu, ki ến th ức còn mang tính tr ừu t ượng nên giáo viên cần phải sưu tầm nhiều dạng bài sáng tạo và kiến thức cụ thể nói theo tình hu ống. Vì khi giáo viên đưa, cần đưa lệnh bài tập rõ ràng để học sinh hiểu được mục đích yêu cầu của bài tập. * Ví dụ 1: Bài tập 1 (Trang 6): Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau: "Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai" Ta có thể đặt lệnh bài như sau: a) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong các khổ thơ sau: b) Tím các từ ngữ chỉ vật mà con thường gặp hàng ngày (đồ dùng h ọc sinh). Đ ể h ọc sinh sáng tạo kể tên các sự vật thường gặp. * Ví dụ 2: Bài tập 2: (Trang 117). Lệnh của bài: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau: Ta có thể thay lệnh: Tìm các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong những câu thơ sau. Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt người giáo viên c ần l ồng ghép gi ữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau. Như khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Ti ếng Vi ệt 3 tập I (Trang 7). Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu t ừ so sánh giáo viên c ần nh ấn m ạnh đ ể gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu". Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn: "Luyện t ừ và câu" d ạng bài tu t ừ so sánh học sinh cần nắm và làm theo các yêu cầu sau: Đ ọc k ỹ đ ề bài, xác đ ịnh đúng yêu c ầu c ủa bài sau đó mới làm bài. Muốn học sinh của mình có một kỹ năng nhận bi ết biện pháp tu t ừ so sánh v ững vàng đòi h ỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới như: a) Mô hình 1: - So sánh: Sự vật - Sự vật. Mô hình này có các dạng sau: A như B. A là B. A chẳng bằng B. A x B; x triệt tiêu (Từ chỉ quan hệ so sánh triệt tiêu). * Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: "Hai bàn tay em Như hoa đầu cành" (Huy Cận) "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" (Vũ Tú Nam) "Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trời"
- (Lương Vĩnh Phúc) "Ơ cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe" (Phạm Như Hà) Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật, từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là: + "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành" + "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ". + "Cánh diều" so sánh với "dấu á" + "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ". Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh v ới "Hoa đ ầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: + Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa. + Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp. + Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á. (Giáo viên có thể vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á") + Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai.(Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn). b) Mô hình 2: - So sánh: Sự vật - Con người. Dạng cuả mô hình so sánh này là: A như B: + A có thể là con người. + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. * Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" (Hồ Chí Minh) "Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng". (Võ Thanh An) Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh v ới con ng ười nh ưng các em ch ưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinh tìm được đặc đi ểm chung c ủa sự vật và con người, chẳng hạn: "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát tri ển đ ầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng. "Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đ ều phát tri ển đ ến đ ộ già gi ặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. c) Mô hình 3: - So sánh: Hoạt động - Hoạt động. Mô hình này có dạng như sau: + A x B. + A như B. * Ví d ụ: Trong các đo ạn trích sau, nh ững ho ạt đ ộng nào đ ược so sánh v ới nhau:
- + "Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đạp đất" (Trần Đăng Khoa) + "Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi" (Ngô Viết Dinh) Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được t ừ ch ỉ ho ạt đ ộng, t ừ đó h ọc sinh s ẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn: + Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như". d) Mô hình 4: - So sánh: Âm thanh - Âm thanh: Mô hình này có dạng sau: A như B:+ A là âm thanh thứ 1. + B là âm thanh thứ 2. * Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ văn dưới đây: Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn: + "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Nguyễn Trãi) "Tiếng suối" được so sánh với "Tiếng đàn cầm" qua từ "như". Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang b ằng và hơn kém. Chẳng hạn: + Trong câu: "Cháu khỏe hơn ông nhiều!" (Phạm Cúc) Kiểu so sánh hơn kém: + Trong câu: "Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng" (Phạm Cúc) Kiểu so sánh ngang bằng: + Trong câu: "Trăng khuya trăng sáng hơn đèn" (Trần Đăng Khoa) Kiểu so sánh hơn kém: + Trong câu: "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"
- (Trần Quốc Minh) III. KẾT QUẢ: Khi hướng dẫn học sinh tìm biện pháp tu từ so sánh ở các ví dụ trên và tôi đã khảo sát học sinh lớp 3B năm học 2011-2012 đạt kết quả như sau: Số HS đạt yêu cầu về nhận xét Số HS chưa có kỹ năng tu từ so sánh nhận IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua kinh nghiệm rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Bản thân tôi thấy rằng cần hướng và rèn cho học sinh những kỹ năng sau: - Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình thông qua đ ọc nhi ều sách báo phù h ợp v ới l ứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh... - Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong l ớp, trong tr ường sau m ỗi bài h ọc: "Luy ện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức. - Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đàu bài, xác định đúng yêu c ầu c ủa bài, phân bi ệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi tôi đã tìm thấy một số biện pháp như đã nêu ở trên, đ ể rèn k ỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Qua việc áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kỹ năng nhận biết của học sinh lớp 3B tôi d ạy đã đ ược nâng lên. Tuy nhiên đó cũng có th ể là những biện pháp tối ưu nhất. Tôi chỉ mạnh dạn nêu lên đ ể b ạn bè, anh ch ị em giáo viên cùng tham khảo. Rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày 20 tháng 4 năm 2012 Người viết : Trương Thị Yến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
30 p | 4204 | 964
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
42 p | 1900 | 500
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp chủ nhiệm
9 p | 1974 | 333
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
22 p | 1851 | 330
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3
11 p | 967 | 258
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
8 p | 1398 | 176
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hồng Thái - GV Hồ Thị Quế
23 p | 597 | 143
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên - Toán 6 bậc THCS
16 p | 671 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2
53 p | 694 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh (Vi Văn Bằng)
18 p | 246 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10
11 p | 420 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình
16 p | 215 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình và phương pháp giải một số dạng toán trong HHKG 11
23 p | 123 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh THPT
27 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 2
16 p | 142 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng giúp học sinh giữ vở sạch - viết chữ đẹp
16 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết Tập đọc
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình và ứng dụng giải quyết các bài toán thực tế bằng cách lập phương trình
65 p | 7 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn