intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CHO HỌC SINH NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Giáo dục nghề nghiệp Tác giả: Hà Thị Thanh Xuân Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Giảng viên Nơi công tác: Khoa Kinh tế - Kỹ thuật Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0946 138 979 Địa chỉ thƣ điện tử: hathanhxuanthkt@gmail.com Lạng Sơn, năm 2022
  2. CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Lạng Sơn Tôi ghi tên dƣới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng TT tháng năm (hoặc nơi thƣờng trú) danh chuyên góp vào việc tạo sinh môn ra sáng kiến 1 Hà Thị Thanh Xuân 23/06/1982 Trƣờng Cao đẳng sƣ Giảng Thạc sĩ 100% phạm Lạng Sơn viên QTKD Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” - Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến: Hà Thị Thanh Xuân, tổ Kinh tế - Tài chính, khoa Kinh tế - Kỹ thuật. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Tổ chức công tác kế toán chuyên ngành kế toán doanh nghiệp - Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2021 – 2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp - Tên sáng kiến: "Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” - Lĩnh vực áp dụng: Đào tạo trình độ trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Nêu vai trò, vị trí của môn học: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán là môn học chuyên ngành trong chƣơng trình giáo dục chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, bậc trung cấp chuyên nghiệp. Mô tả giải pháp truyền thống đã và đang áp dụng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán. Mô tả sáng kiến tính mới, tính sáng tạo: Phát huy mặt tích cực đã đạt đƣợc và khắc phục những hạn chế khi vận dụng phƣơng pháp dạy học nhận diện và lập chứng từ.
  3. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Dành cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành kế toán doanh nghiệp - Những thông tin cần đƣợc bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Điều kiện đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo và các điều kiện thực tập trong đào tạo trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp. - Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Hiệu quả trong đào tạo, dạy học: Sáng kiến để xuất những kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán trên cơ sở kế thừa, phát triển các giải pháp đã và đang áp dụng, góp phần tạo nên sự hứng thú cho ngƣời học. Đồng thời nâng cao hiệu quả tiếp thu bài, hiểu bài cho ngƣời học. Hiệu quả về mặt xã hội: Từ việc rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán , góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành Kế toán doanh nghiệp. Đáp ứng mục tiêu đào tạo, ngƣời học sau khi ra trƣờng có kỹ năng, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng, có kiến thức thực tế. Mạnh dạn áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học đƣợc trên ghế nhà trƣờng để làm việc, hành nghề kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn Lạng Sơn cũng nhƣ các tỉnh khác trên đât nƣớc Việt Nam. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Lạng Sơn, ngày 24 tháng 3 năm 2022 Ngƣời nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hà Thị Thanh Xuân
  4. MỤC LỤC TÓM TẮT SÁNG KIẾN ..................................................................................... 1 I - MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3 1. Lí do chọn sáng kiến ..................................................................................... 3 2. Mục tiêu của sáng kiến .................................................................................. 4 3. Phạm vi của sáng kiến ................................................................................... 4 II - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm kỹ năng: ................................................................................ 4 1.2. Chứng từ kế toán: ................................................................................... 5 1.3. Kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp ................................................................................................. 7 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 10 2.1. Khái quát về nhận diện và lập chứng từ kế toán. ................................ 10 2.2. Thực trạng kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán của học sinh trung cấp kế toán toán doanh nghiệp.......................................................... 10 III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN ......................................................................... 12 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến ............................... 12 1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhận diện và lập chứng từ. 12 1.2. Đề xuất một số giải pháp để rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành Kế toán doanh nghiệp. ............................... 13 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu đƣợc ......................................................... 14 2.1. Tính mới, tính sáng tạo ........................................................................ 14 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực................................. 16 IV- KẾT LUẬN ................................................................................................. 18
  5. 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Nhận diện và lập chứng từ kế toán là môn học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp với rất nhiều kiến thức thực tế. Trong khi đó cơ sở vật chất của Nhà trường chưa đảm bảo cho thực hành của giáo viên và học sinh. Dựa vào điều kiện thực tế tôi nhận thấy được ưu nhược điểm nhận diện và lập chứng từ kế toán đã và đang áp dụng của môn Tổ chức công tác kế toán. Nên tôi đã xây dựng rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho phù hợp với điều kiện thực tế mà phát huy được yêu cầu “cầm tay chỉ việc” với học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi gồm 3 phần chính: - Nêu được vị trí của môn học Tổ chức công tác kế toán trong chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp - Lập được chứng từ kế toán phù hợp với từng nội dung kinh tế, phân tích được ưu và nhược điểm của từng loại chứng từ kế toán. - Đánh giá được những điểm mới so với phương pháp đã giảng ở lớp trước.
  6. 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Kết quả rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán đối với học phần Tổ chức công tác kế toán năm học 2020 – 2021. ......................................................................... 17
  7. 3 I - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Giáo dục ngày nay đƣợc coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vƣợng cho nền kinh tế quốc dân. Giáo dục đứng trƣớc một thách thức lớn là tri thức của loài ngƣời ngày càng tăng nhanh nhƣng cũng lạc hậu ngày càng nhanh. Mặt khác, thị trƣờng lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm, năng lực làm việc hợp tác, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi. Giáo dục đóng vai trò then chốt thông qua việc đào tạo con ngƣời là chủ thể sáng tạo sử dụng tri thức. “Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, đổi mới chƣơng trình, nội dung phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”. Để nâng cao chất lƣợng rèn nghề cho học sinh đặc biệt là việc thông qua dạy học các môn học là việc làm cần thiết, cấp bách. Một trong những phƣơng pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua dạy học là sử dụng phƣơng pháp rèn nghề kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán. Việc rèn kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học môn Tổ chức công tác kế toán, để góp phần tăng hiệu quả giờ dạy, khơi gợi hứng thú và động cơ học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức, “học đi đôi với làm”. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phƣơng pháp này còn một số hạn chế nhƣ: Quá trình nhận diện chứng từ, phân loại chứng từ, lập chứng từ, chƣa dựa trên những tiêu chí rõ ràng, thống nhất và ph hợp với từng đối tƣợng sinh viên qua mỗi năm học. Tìm hiểu các cơ sở lý luận nhằm xác định rõ các kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán của học sinh ngành trung cấp ph hợp với luật thuế và luật kế toán, từ đó đánh giá thực trạng kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán của học sinh ngành trung cấp khoa Kinh tế - Kỹ thuật. Trên cơ sở đó tìm ra những điểm hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh để đề xuất các định hƣớng khắc phục hạn chế trong kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành trung cấp ph hợp với nhu cầu xã hội trong giai đoạn tới.
  8. 4 Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” 2. Mục tiêu của sáng kiến Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Lạng Sơn 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng : Kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Lạng Sơn - Không gian và thời gian: Tháng 8 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 với học sinh ngành kế toán doanh nghiệp lớp K39KTDNA,B II - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm kỹ năng: Khi nghiên cứu khái niệm kỹ năng là gì, có rất nhiều quan điểm đƣa ra. Không có một khái niệm nào là cụ thể và đồng nhất về kỹ năng. T y thuộc vào mỗi ngƣời sẽ có những nhận định và định nghĩa khác nhau. Chẳng hạn nhƣ: Theo tác giả Thái Duy Tiên: “Kỹ năng chính là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” [17, tr.28]. Đối với mỗi kỹ năng sẽ bao gồm hệ thống các thao tác trí tuệ và thực hành và thực hiện một cách trọn vẹn hệ thống thao tác này giúp đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động. Đặc biệt sự thực hiện các kỹ năng sẽ luôn đƣợc kiểm tra thông qua ý thức. Điều này có nghĩa mỗi khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào thì đều cần phải hƣớng tới mục đích nhất định. Theo L.Đ.Lêvitôv: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông những ngƣời có kỹ năng là những ngƣời phải nắm và vận dụng một cách đúng đắn về những cách thức hành động giúp cho việc thực hiện hành động đạt đƣợc hiệu quả. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, con ngƣời có kỹ năng không chỉ đơn thuần nắm lý thuyết và hành động mà còn phải đƣợc ứng dụng vào thực tế.
  9. 5 Mặc d có nhiều khái niệm liên quan tới kỹ năng, tuy nhiên kỹ năng đƣợc hiểu chung là khả năng vận dụng các kiến thức, sự hiểu biết của con ngƣời vào việc thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo ra đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. 1.2. Chứng từ kế toán: 1.2.1.Khái niệm chứng từ kế toán Khái niệm chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (điều 4, khoản 7 Luật kế toán). 1.2.2. Ý nghĩa của tổ chức hệ thống chứng từ kế toán - Về mặt quản lý: Ghi chép kịp thời các chứng từ kế toán giúp cho việc cung cấp thông tin kinh tế trở lên nhanh chóng để lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định hợp lý, kịp thời. Tổ chức tốt công tác chứng từ kế toán vừa cung cấp thông tin nhanh chóng cho quản lý, đồng thời rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Về kế toán: Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, chỉ có các chứng từ hợp lệ mới có giá trị ghi sổ, tổ chức tốt công tác chứng từ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mã hoá thông tin và áp dụng tin học trong công tác kế toán. - Về pháp lý: Chứng từ là cơ sở xác minh trách nhiệm pháp lý của những cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kiểm tra kế toán, căn cứ để trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, tổ chức tốt công tác chứng từ kế toán sẽ nâng cao tính chất pháp lý và hiệu quả của công tác kiểm tra thông tin kế toán ngay từ giai đoạn đầu của công tác kế toán. Tổ chức tốt chứng từ sẽ đảm bảo cho hệ thống thông tin ban đầu đƣợc đầy đủ. Tổ chức tốt chứng từ sẽ giúp cho việc kiểm tra đối chiếu xác minh các nghiệp vụ đƣợc đúng đắn, làm cơ sở cho việc sử lý, quy trách nhiệm đƣợc cụ thể, chính xác. 1.2.3. Tổ chức quá trình lập chứng từ kế toán - Các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ kế toán chỉ đƣợc lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính. - Tổ chức lập chứng từ là xây dựng qui chế lập và trách nhiệm hình thành của chứng từ đảm bảo cho chúng hình thành theo đúng chế độ quy định, theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi sổ kế toán.
  10. 6 - Nội dung của một bản chứng từ gồm 2 yếu tố: Yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung + Yếu tố cơ bản: Là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các chứng từ (tên chứng từ, ngày và số thứ tự của chứng từ, tên địa chỉ của cá nhân có liên quan, nội dung kinh tế cụ thể, quy mô của nghiệp vụ về số lƣợng và giá trị, chữ ký của những ngƣời có trách nhiệm). + Yếu tố bổ sung: Là các yếu tố thông tin thêm làm rõ những đặc điểm cá biệt của chứng từ (quy mô kế hoạch hay định mức, phƣơng thức thanh toán, thời gian bảo hành…). - Lập chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Lập đúng mẫu quy định (bắt buộc hoặc hƣớng dẫn) + Ghi đủ các yếu tố của chứng từ + Không tẩy xóa chứng từ, nếu lập sai thì phải hủy và lập lại + Đảm bảo chế độ nhân liên theo yêu cầu luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận trong đơn vị và các phần hành kế toán. - Xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu theo các mẫu quy định để ghi nhận đầy đủ thông tin về nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh. Tổ chức luân chuyển chứng từ ban đầu khoa học, hợp lý để các bộ phận có liên quan thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ có thể kiểm tra, ghi chép hạch toán đƣợc kịp thời. - Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, liên quan đến ngƣời lao động vì vậy cần phải tổ chức thu nhận thông tin bằng các chứng từ ban đầu ở tất cả các bộ phận. Chứng từ ban đầu giúp cho việc hạch toán ban đầu đƣợc chính xác, đây là công việc khởi đầu của quy trình kế toán, tuy nhiên không hoàn toàn do kế toán viên thực hiện mà do nhƣng ngƣời làm việc ở các bộ khác trong doanh nghiệp đƣợc phân công thực hiện với sự hƣớng dẫn, kiểm tra và giám sát của phòng kế toán doanh nghiệp. - Các nghiệp vụ nội sinh khi phát sinh cũng phải lập chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ. Đại bộ phận các chứng từ kế toán về nghiệp vụ nội sinh do các kế toán viên lập. Doanh ngiệp cần xây dựng mẫu chứng kế toán về nghiệp vụ nội sinh do các kế toán viên lập. Doanh nghiệp cần xây dựng mẫu chứng từ thống nhất, thích hợp với từng loại nghiệp vụ nội sinh thƣờng phát sinh trong doanh
  11. 7 nghiệp (là các nghiệp vụ phân bổ và trích trƣớc chi phí để tính giá thành, phân bổ cho các đối tƣợng, các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh - vẫn thƣờng gọi là bút toán điều chỉnh bút toán kết chuyển). 1.3. Kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành kế toán doanh nghiệp 1.3.1. Kỹ năng nhận diện chứng từ kế toán * Phân biệt được các loại chứng từ kế toán và mục đích sử dụng của từng loại. + Chứng từ phát sinh từ bên ngoài doanh nghiệp, chứng từ phát sinh từ trong nội bộ doanh nghiệp; + Chứng từ kế toán liên quan đến tiền: tiền mặt (phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng....), tiền gửi ngân hàng (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, giấy báo nợ, giấy báo có, Séc...) + Chứng từ kế toán liên quan đến mua/bán hàng: Hóa đơn GTGT đầu vào, hóa đơn GTGT đầu ra, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.... + Chứng từ kế toán liên quan đến tiền lƣơng: Bảng chấm công, bảng tính lƣơng, bảng thanh toán tiền lƣơng, hợp đồng lao động, quy chế trả lƣơng… + Chứng từ liên quan đến tài sản: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý tài sản, biên bản kiểm kê tài sản….. + Các chứng từ kế toán khác: phiếu kế toán,… * Kỹ năng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính chính xác của chứng từ kế toán (về mẫu biểu có đúng quy định không, nội dung có chính xác, thông tin đầy đủ hay chƣa, hóa đơn có đƣợc lập theo đúng quy định không?....) * Kỹ năng phát hiện nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với các chứng từ kế toán: Khi có chứng từ kế toán, phải xác định đƣợc chứng từ đó thể hiện nội dung gì; ghi vào sổ nào? Ví dụ: + Có chứng từ phiếu thu: phải biết đọc các thông tin trên chứng từ, xác định nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh tƣơng ứng, ghi sổ nào; + Có hóa đơn GTGT: phải xác định đƣợc là hóa đơn đầu ra hay đầu vào và nội dung kinh tế phát sinh tƣơng ứng. + Có phiếu nhập kho, hoặc phiếu xuất kho: phải biết đọc thông tin và xác định nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh tƣơng ứng.....
  12. 8 * Kỹ năng xác định chứng từ kế toán gắn với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải xác định đƣợc cần d ng những chứng từ gì để minh chứng cho nghiệp vụ đó. Ví dụ: + Nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa: cần Hóađơn GTGT đầu ra/ hóa đơn bán hàng thông thƣờng, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền/ủy nhiệm thu/giấy báo có, hợp đồng kinh tế, tờ khai hải quan (nếu xuất khẩu)…. + Nghiệp vụ mua hàng: cần Hóa đơn GTGT đầu vào/hóa đơn bán hàng thông thƣờng đầu vào, phiếu nhập kho, phiếu chi/ủy nhiệm chi/giấy báo nợ, báo giá, hợp đồng kinh tế…. + Nghiệp vụ tiền lƣơng: bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, bảng tính lƣơng, bảng thanh toán tiền lƣơng, giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng BHXH….. 1.3.2 Kỹ năng lập chứng từ kế toán Trƣớc tiên chúng ta cần hiểu rằng lập chứng từ là một phƣơng pháp kế toán đƣợc d ng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực sự hoàn thành trên giấy tờ hoặc vật mang tin theo quy định theo thời gian, địa điểm phát sinh cụ thể của từng nghiệp vụ. Lập chứng từ là bƣớc công việc đầu tiên trong toàn bộ qui trình kế toán của mọi đơn vị kế toán. Nó ảnh hƣởng trực tiếp và đầu tiên đến chất lƣợng của công tác kế toán. Vì vậy khi lập chứng từ cần phải đảm bảo yêu cầu chính xác và kịp thời đồng thời phải đảm bảo về mặt nội dung. Chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán, kiểm toán nội bộ bởi vì nó chứng minh tính pháp lý của các nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán. Sinh viên cần hiểu đƣợc tác dụng của việc lập chứng từ kế toán: - Việc lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu. Nó là khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu thiếu chứng từ sẽ không thể thực hiện đƣợc kế toán ban đầu cũng nhƣ toàn bộ công tác kế toán. - Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ. - Việc lập chứng từ kế toán là để tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ phát sinh. - Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nghiệp vụ phát sinh.
  13. 9 Để thực hiện tốt đƣợc việc lập chứng từ kế toán sinh viên cần có những kỹ năng cơ bản sau: *Kỹ năng lập chứng từ kế toán: - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ đƣợc lập chứng từ một lần. - Khi lập chứng từ kế toán cần căn cứ vào nội dung kinh tế của các nghiệp vụ để sử dụng tài khoản cho hợp lý. - Cần xác định rõ thông tin, số liệu cần đƣợc phản ánh vị trí nào trên chứng từ kế toán. Trong quá trình lập chứng từ kế toán cần lƣu ý những yêu cầu sau: - Lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu in. Trƣờng hợp chƣa có mẫu in quy định, đơn vị lập chứng từ kế toán với đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của luật kế toán. - Khi viết phải d ng bút mực, số và chữ viết phải liên tục không đƣợc ngắt quãng, phải gạch chéo phần trống. - Trên chứng từ không đƣợc viết tắt, không tẩy xóa, chỉnh sửa. Khi viết sai vào mẫu chứng từ phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai và không đƣợc xé rời khỏi cuống (đặc biệt là đối với các Hóa đơn). - Chứng từ kế toán phải đƣợc lập đầy đủ số liên quy định. Nội dung giữa các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán đƣợc lập để giao dịch với cá nhân, tổ chức bên ngoài cần có dấu của đơn vị. - Chứng từ kế toán đƣợc lập dƣới dạng điện tử phải đƣợc in ra giấy và lƣu trữ theo quy định của từng trƣờng hợp cụ thể. * Kỹ năng kiểm tra đối với chứng từ kế toán đã lập: Để đảm bảo tính thận trọng trong nghề nghiệp kế toán, sau khi chứng từ kế toán đƣợc lập và trƣớc khi làm căn cứ ghi vào sổ kế toán, các chứng từ kế toán cần đƣợc kiểm tra và phê duyệt. Việc kiểm tra chứng từ kế toán dựa trên các nội dung: - Kiểm tra tính rõ ràng, đầy đủ, trung thực các yếu tố trên chứng từ. - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các yếu tố cơ bản trên chứng từ.
  14. 10 - Kiểm tra tính chính xác của thông tin và số liệu trên chứng từ. - Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý chứng từ trong phạm vi nội bộ. * Kỹ năng hoàn chỉnh chứng từ: Trong một số trƣờng hợp chứng từ khi đƣợc kiểm tra phát hiện vẫn còn những sai sót cần phải đƣợc sửa chữa, bổ sung cho ph hợp với quy định của luật kế toán. Do đó cần thực hiện sửa chữa và bổ sung cho ph hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát về nhận diện và lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán ra đời là sự phát triển của kế toán, chứng từ là tài liệu để ghi chép sổ sách kế toán, là hồ sơ minh chứng trong kế toán. Do tính chất đa dạng và phong phú về nội dung và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến có rất nhiều loại chứng từ khác nhau về hình thức, nội dung phản ánh, công dụng, thời gian, địa điểm lập... Để giúp cho ngƣời làm công tác kế toán hiểu biết từng loại chứng từ, thuận tiện cho việc ghi chép trên sổ kế toán, phân biệt đƣợc sự khác nhau để sử dụng chứng từ ph hợp với yêu cầu quản lý từng loại nghiệp vụ kinh tế và đạt hiệu quả cao cần thiết phải nhận diện, phân loại và lập đƣợc chứng từ kế toán. Đối với học sinh ngành kế toán doanh nghiệp: rèn luyện tốt kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán sẽ góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, từ đó dễ dàng tìm kiếm việc làm ph hợp, khả năng thăng tiến và phát triển trong tƣơng lai. 2.2. Thực trạng kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán của học sinh trung cấp kế toán toán doanh nghiệp 2.2.1. Kỹ năng nhận diện chứng từ kế toán: * Kỹ năng phân biệt các loại chứng từ kế toán và mục đích sử dụng của từng loại: - Việc nhận diện các chứng từ phát sinh từ bên ngoài DN và các chứng từ phát sinh từ trong nội bộ DN còn yếu; - Một số em còn nhầm lẫn giữa chứng từ tiền mặt và chứng từ tiền gửi ngân hàng; - Một số em chƣa phân biệt đƣợc hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào.
  15. 11 - Còn nhầm lẫn giữa bảng tính lƣơng và bảng thanh toán tiền lƣơng; - Chƣa nắm chắc mục đích sử dụng của từng loại trong hệ thống chứng từ của doanh nghiệp. * Kỹ năng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính chính xác của chứng từ kế toán: - Học sinh thƣờng bỏ qua việc này: chƣa chú ý đến việc kiểm tra xem chứng từ kế toán có hợp pháp hợp lệ không, có đảm bảo tính chính xác chƣa, thông tin có đầy đủ không, các hóa đơn đầu vào có đúng quy định không?... - Giảng viên đƣa ra bộ chứng từ chƣa đầy đủ các trƣờng hợp nêu trên để giúp học sinh thực hành kỹ năng nhận diện chứng từ trong các buổi học. * Kỹ năng phát hiện nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với các chứng từ kế toán: Khi giảng viên đƣa ra chứng từ kế toán, một số học sinh chƣa xác định đƣợc chứng từ đó liên quan đến phần hành kế toán nào, thể hiện nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gì; ghi vào sổ nào? * Kỹ năng xác định chứng từ kế toán gắn với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Hầu nhƣ học sinh chƣa xác định đƣợc đầy đủ các chứng từ kế toán cần phải có để minh chứng cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Học sinh chƣa chủ động trong việc đặt ra các câu hỏi để giải quyết vấn đề, chƣa tích cực tƣ duy, chƣa có sự liên hệ. * Kỹ năng lập chứng từ kế toán: - Trong quá trình lập chứng từ kế toán do chƣa hiểu rõ nội dung nghiệp vụ hoặc chƣa nắm chắc hệ thống tài khoản dẫn đến nhiều học sinh còn sử dụng sai tài khoản kế toán. - Đôi khi còn nhầm lẫn trong việc phản ánh thông tin giữa các đối tƣợng trên c ng một chứng từ kế toán. - Thông tin đƣợc phản ánh trên chứng từ kế toán còn thiếu tính rõ ràng, tính đầy đủ và chính xác. - Nội dung chứng từ còn viết tắt nhiều, dập xóa, không hủy chứng từ theo đúng quy định. * Kỹ năng kiểm tra đối với chứng từ kế toán đã lập: - Sau khi thực hiện việc lập chứng từ phần lớn các bạn học sinh không
  16. 12 có thói quen kiểm tra lại nội dung chứng từ kế toán đã lập xem đã đảm bảo yêu cầu theo quy định nhƣ: + Phản ánh đầy đủ, trung thực số liệu phát sinh; + Số liệu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ; + Thông tin, số liệu cần đƣợc phản ánh chính xác, đúng quy định. * Kỹ năng hoàn chỉnh chứng từ Chứng từ kế toán sau khi đƣợc kiểm tra phát hiện sai sót, sinh viên còn thực hiện sửa và bổ sung nội dung chƣa đúng quy định. Đa số học sinh tẩy xóa và viết lại trên chứng từ đã lập. III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhận diện và lập chứng từ. Thứ nhất: Tính pháp lý Chứng từ đƣợc xem là đảm bảo tính pháp lý khi có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên có liên quan. Đây là biện pháp phòng ngừa các trƣờng phát sinh tranh chấp giữa các bên. Nếu có tranh chấp xảy ra thì chứng từ sẽ là bằng chứng, là cơ sở pháp lý để phân định bên đúng, bên sai, trách nhiệm của các bên mà các bên không thể chối cãi đƣợc. Thứ hai: Tính đúng pháp luật Chứng từ có giá trị sử dụng khi tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về hình thức nội dung theo đúng loại chứng từ. Ví dụ chứng từ không có nội dung giao dịch, không ghi rõ giá tiền giao dịch thì chứng từ đó không đƣợc xem để tính chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi tính thuế doanh nghiệp. Thứ ba: Tính trung thực Chứng từ phải ghi nhận sự kiện một cách khách quan, sự kiện phải có thật, không đƣợc bịa đặt là căn cứ để chứng minh cho các giao dịch kinh tế trong các hoạt động của nhà nƣớc, của doanh nghiệp. Thứ tư: Tính rõ ràng Chứng từ phải có nội dung đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, không sử dụng các từ
  17. 13 nhiều nghĩa tránh gây nhầm lẫn, hiểu nhầm không đáng có việc xét duyệt, sử dụng chứng từ. 1.2. Đề xuất một số giải pháp để rèn luyện kỹ năng nhận diện và lập chứng từ kế toán cho học sinh ngành Kế toán doanh nghiệp. 1.2.1. Kỹ năng nhận diện chứng từ kế toán * Kỹ năng phân biệt các loại chứng từ kế toán và mục đích sử dụng của từng loại: - Trong từng học phần các môn học thuộc chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, mỗi chƣơng là một phần hành kế toán khác nhau, tuy nhiên vẫn có mỗi liên hệ không thể tách rời. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải giới thiệu cho học sinh biết các chứng từ kế toán cụ thể gắn với từng nội dung phần hành kế toán, nhƣ: trong mỗi buổi học đều trình chiếu hình ảnh chứng từ thật của doanh nghiệp, yêu cầu học sinh sƣu tầm các mẫu chứng từ thật (bản gốc, bản photo, hoặc bản chụp) - Trong các buổi học, giảng viên thƣờng xuyên giới thiệu với học sinh về các chứng từ kế toán, mục đích sử dụng của chúng; đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra lại kiến thức của học sinh trong những buổi học sau. - Trong các buổi học, giảng viên tổ chức các trò chơi gắn liền với hoạt động nhận diện và phân loại chứng từ nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. * Kỹ năng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính chính xác của chứng từ kế toán: Trong môn học Luật kế toán, giảng viên cung cấp bộ chứng từ kế toán gồm đầy đủ các trƣờng hợp: hợp pháp, không hợp pháp, đầy đủ thông tin, thiếu thông tin, sai thông tin…. để học sinh thực hành nhận diện trong quá trình học tập. * Kỹ năng phát hiện nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với các chứng từ kế toán: - Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn học, các học phần Kế toán doanh nghiệp phải có bộ chứng từ thực tế cho học sinh học và thực hành. - Giảng viên đặt ra các câu hỏi cho học sinh về nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên bộ chứng từ có sẵn. * Kỹ năng xác định chứng từ kế toán gắn với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp (chỉ có nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với các doanh nghiệp cụ thể).
  18. 14 - Trong quá trình dạy và học, giảng viên hƣớng dẫn và yêu cầu học sinh lập tất cả các chứng từ gốc cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.2.2. Kỹ năng lập chứng từ kế toán * Kỹ năng lập chứng từ kế toán: - Trong quá trình giảng dạy các học phần kế toán thuộc chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, giảng viên cần thực hiện trình chiếu cách đƣa thông tin từ một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên chứng từ kế toán. - Đồng thời với thao tác lập chứng từ, giảng viên cũng lƣu ý luôn trong quá trình lập cần chú ý điều gì, chứng từ sai xử lý ra sao? - Yêu cầu các bạn học sinh còn yếu về định khoản học lại hệ thống tài khoản kế toán. * Kỹ năng kiểm tra đối với chứng từ kế toán đã lập: Trong các tiết học thực hành kế toán, giảng viên thƣờng xuyên nhắc nhở học sinh hình thành thói quen kiểm tra chứng từ sau khi lập xem có sai sót gì không? * Kỹ năng hoàn chỉnh chứng từ: Hƣớng dẫn sinh viên cách sửa chữa, bổ sung số liệu, hoàn chỉnh chứng từ khi kiểm tra phát hiện sai sót. 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu đƣợc 2.1. Tính mới, tính sáng tạo Với mục tiêu phát huy mặt tích cực đã đạt đƣợc và khắc phục những hạn chế khi vận dụng phƣơng pháp dạy học nhận diện và lập chứng từ đã và đang tồn tại trong giảng dạy học phần tổ chức công tác kế toán, chúng tôi đã thực hiện một số các giải pháp cụ thể nhƣ sau: * Hướng dẫn cho học sinh kiến thức và kỹ năng nhận diện và lập chứng từ đối với học phần tổ chức công tác kế toán * Kĩ năng nhận diện chứng từ kế toán - Kỹ năng: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp tính chính xác của chứng từ kế toán ( về mẫu biểu có đúng quy định không, nội dung có chính xác , thông tin đầy đủ hay chƣa, hóa đơn có đƣợc lập theo đúng quy định hay không?...) + Kỹ năng phát hiện nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với các chứng từ kế toán. Khi có chứng từ kế toán, phải xác định đƣợc chứng từ đó thể hiện nội dung gì; ghi vào sổ nhƣ nào?
  19. 15 Ví dụ: - Có chứng từ phiếu thu: Phải biết đọc các thông tin trên chứng từ, xác định nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh tƣơng ứng, ghi sổ nào; - Có hóa đơn giá trị gia tăng: Phải xác định đƣợc hóa đơn đầu ra hay đầu vào và nội dung kinh tế phát sinh tƣơng ứng. - Có phiếu nhập kho, hoặc phiếu xuất kho: phải biết đọc thông tin và xac; - Có hóa đơn giá trị gia tăng: Phải xác định đƣợc hóa đơn đầu ra hay đầu vào và nội dung kinh tế phát sinh tƣơng ứng. - Có phiếu nhập kho, hoặc phiếu xuất kho: phải biết đọc thông tin và xác định nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh tƣơng ứng….. + Kỹ năng xác định chứng từ kế toán gắn với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải xác định đƣợc cần dùng những chứng từ gì để minh chứng cho nghiệp vụ đó. Ví dụ: - Nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa; cần hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra/ hóa đơn bán hàng thông thƣờng, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền/ủy nhiệm thu/ giấy báo có, hợp đồng kinh tế, tờ khai hải quan ( nếu xuất khẩu)… - Nghiệp vụ mua hàng: cần hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào/ hóa đơn bán hàng thông thƣơng đầu vào, phiếu nhập kho, phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, báo giá, hợp đồng kinh tế …. - Nghiệp vụ tiền lƣơng: bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, bảng tính lƣơng, bảng thanh toán tiền lƣơng, giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng bảo hiểm xã hội …. * Kỹ năng lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán nó có rất nhiều ý nghĩa.vì vậy hiểu đƣợc những ý nghĩa của chứng từ kế toán sẽ giúp bạn có đƣợc những kỹ năng cần thiết hơn giúp ích nhiều cho quá trình làm việc của bạn. Chứng từ kế toán có ý nghĩa cụ thể sau: - Lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu. Nó là khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu thiếu chứng từ sẽ không thể thực hiện đƣợc kế toán ban đầu cũng nhƣ toàn bộ công tác kế toán - Lập chứng từ kế toán là ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát
  20. 16 sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ - Việc lập chứng từ kế toán là để tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ phát sinh - Lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nghiệp vụ phát sinh Tính chất pháp lý - Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý chứng minh cho số liệu kế toán thể hiện trên các tài liệu kế toán - Chứng từ kế toán là căn cứ cho công tác kiểm tra việc thi hành mệnh lện sản xuất kinh doanh, tính hợp pháp của nghiệp vụ, phát hiện các vi phạm, các hành vi lãng phí tài sản của đơn vị - Là căn cứ để cơ quan tƣ pháp giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, khiếu tố - Là căn cứ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc của đơn vị - Là căn cứ xác định trách nhiệm về nghiệp vụ phát sinh của cá nhân, đơn vị * Kỹ năng hoàn chỉnh chứng từ. Sau khi kiểm tra cần hoàn chỉnh một số nội dung cần thiết để đảm bảo việc ghi sổ kế toán đƣợc nhanh chóng và chính xác. 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực 2.2.1. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sử dụng rèn luyện kỹ năng nhận diện chứng từ đạt hiệu quả đối với học phần tổ chức công tác kế toán do vậy có khả năng áp dụng đối với một số môn học khác của khoa Kinh tế - kỹ thuật đặc biệt là những môn học đòi hỏi rèn kỹ năng nghề cho sinh viên nhƣ: học phần thực tập kế toán thủ công, kế toán máy hay các học phần chuyên ngành nhƣ: Kế toán Doanh nghiệp 1,2, Tài chính doanh nghiệp... Bởi lẽ vận dụng nhận diện chứng từ sẽ giúp cho học sinh vận dụng đƣợc lý thuyết đã học vào thực tế, thực hành nghề nghiệp. Bên cạnh đó rèn cho học sinh khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, tính bền bỉ và kiên nhẫn. Ngoài ra, rèn luyện kỹ năng nhận diện chứng từ kế toán còn có khả năng áp dụng đối với các học phần khác, tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Lạng Sơn. Cũng có thể đƣợc áp dụng cho các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh Lạng Sơn bởi lẽ rèn luyện kỹ năng nhận diện chứng từ kế toán này tạo cho học sinh môi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2