Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hình ảnh thực tế đối với bộ môn Công nghệ 11 để dạy bài “công nghệ cắt gọt kim loại” đạt hiệu quả cao
lượt xem 22
download
Như chúng ta đã biết, đối tượng nghiên cứu của Công Nghệ là quá trình lao động kĩ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kĩ thuật –công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường. Để dạy môn Công nghệ đạt hiệu quả cao chúng ta thường gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, phòng thực hành...,chính vậy cần đổi mới phương pháp dạy bằng cách, ứng dụng Công nghệ thông tin là rất cần thiết trong dạy học bộ môn nay. Với phương pháp mới này chúng ta có thể trình chiếu hình ảnh cho thực tế để giúp học sinh hiểu bài hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hình ảnh thực tế đối với bộ môn Công nghệ 11 để dạy bài “công nghệ cắt gọt kim loại” đạt hiệu quả cao
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HÌNH ẢNH THỰC TẾ ĐỂ DẠY BÀI “CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI” ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Người thực hiện: BÙI THỊ BÌNH Lĩnh vực nghiên cứu: - Phương pháp dạy học bộ môn: Công Nghệ 11 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 1 Đĩa DVD Năm học: 2014 - 2015 1
- BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: BÙI THỊ BÌNH 2. Ngày tháng năm sinh: 16. 12. 1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Suối Cát, Xuân Lộc, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0977 241 437 6. E-mail: coffee170112@gmail.com 7. Chức vụ: giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Dạy môn Công Nghệ lớp 11; chủ nhiệm lớp 11C1 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Lộc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư Phạm. - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Vật Lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Công nghệ. Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2
- SỬ DỤNG HÌNH ẢNH THỰC TẾ ĐỂ DẠY BÀI “CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI” ĐẠT HIỆU QUẢ CAO I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, đối tượng nghiên cứu của Công Nghệ là quá trình lao động kĩ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kĩ thuật – công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường. Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, cụ thể là chương trình Công Nghệ lớp 11, với phần tìm hiểu về Công nghệ cắt gọt kim loại đã vướng mắc nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy và sự tiếp thu của học trò. Điều này xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay. Hầu như các trường đều chưa có đầy đủ các mô hình thực tế, chưa có phòng thực hành chuyên cho bộ môn Công Nghệ 11, vì thế phần nào đã làm hạn chế sự hứng thú và khả năng tiếp thu bài học của học sinh. Tuy nhiên, có một điều kiện thuận lợi để người giáo viên có thể khắc phục được những hạn chế đã nêu trên đó là, hiện nay các trường đều đã được trang bị hệ thống các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu đa năng, phần mềm giảng dạy bằng bảng tương tác, v.v…nhằm phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Dựa vào điều kiện thuận lợi này tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin để dạy bài Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại (Công Nghệ 11 ) nhằm giúp các em tiếp cận với các kiến thức của bài một cách hiệu quả hơn. II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Quan niệm của giáo dục hiện nay với mục tiêu là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa dất nước ”. Các trường THPT trên cả nước hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bộ môn. Trong đó có môn Công Nghệ đã từng bước ứng dụng được các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu và thay đổi phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng. Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ”. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. Trước đây, giáo viên căn cứ vào nội dung sách giáo khoa giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi sử dụng trang thiết bị dạy học ở mức độ cao, dễ thực hiện. Tuy nhiên, dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ trong sách giáo 3
- khoa sẽ không có hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách linh động, cụ thể. Học sinh chưa thấy rõ được bản chất của vấn đề. Không hiểu được nguyên lí của cắt gọt kim loại. Không hình dung được các chuyển động cắt diễn ra như thế nào; phoi là gì và nó được hình thành ra sao trong quá trình cắt gọt phôi kim loại. Giáo viên khi giảng phần này rất khó khăn để giúp học sinh hiểu bài cặn kẽ. Qua thực tế rút ra kinh nghiệm từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học, tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Sử dụng hình ảnh thực tế để dạy bài Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại đạt hiệu quả cao” III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Bài 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI ( GV soạn giảng trên Power point và dạy trong 2 tiết ) I – NGUYÊN LÍ CẮT VÀ DAO CẮT. 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh kết hợp xem video ( Video 1 ) quá trình cắt gọt kim loại: Hình 1: Cắt gọt kim loại 4
- Sau khi xem xong video, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét: - Các chi tiết cơ khí sau khi qua gia công cắt gọt có đặc điểm gì? - Ở phương pháp này có điểm gì khác so với ba phương pháp gia công ( đúc, rèn, hàn ) đã học ? Giáo viên cho học sinh xem lại video, từ đây các em đã nêu ra được những đặc điểm của chi tiết qua gia công cắt gọt sẽ có độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt rất cao; phương pháp gia công này còn có phoi. Từ những nhận xét trên, giáo viên yêu cầu học sinh nêu lên bản chất của gia công cắt gọt kim loại. 2. Nguyên lí cắt. a/ Quá trình hình thành phoi. Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và video ( Video 2 ). Hình 2: Quá trình tạo thành phoi trong cắt gọt kim loại Lúc này học sinh sẽ hình dung rõ hơn phoi được tạo thành như thế nào. Giáo viên yêu cầu các em miêu tả lại quá trình hình thành phoi, từ đó nêu khái niệm phoi là gì. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và giới thiệu về các loại phoi tương ứng với các loại vật liệu có độ dẻo khác nhau như: phoi vụn, phoi xếp, phoi dây. 5
- Phoi vụn phoi xếp phoi dây b/ Chuyển động cắt Giáo viên cho học sinh xem video ( Video 3 ) khoảng 2 đến 3 lần sau đó yêu cầu các em nhận xét những chuyển động tương đối giữa phôi và dao trong quá trình: tiện phôi, phay phôi, khoan phôi. 3. Dao cắt Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các loại dao sử dụng trong gia công cắt gọt kim loại: Hình 3: Một số loại dao cắt gọt kim loại Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh kết hợp với xem video mô phỏng ( Video 4 ) các loại dao được sử dụng như thế nào để thực hiện các công đoạn cắt gọt kim loại như tiện, bào, phay, v.v… 6
- Hình 4: Các mặt và các góc của dao trong quá tình cắt gọt kim loại Trong quá trình học sinh xem, giáo viên cho dừng những đoạn video phù hợp để giải thích cho các em hiểu rõ hơn về các mặt và các góc của dao trong quá trình cắt gọt kim loại. Với phần Vật liệu làm dao, giáo viên giới thiệu với học sinh một số hình ảnh về dao tiện và bộ phận cắt của dao, đồng thời giải thích cho các em hiểu rõ hơn vì sao thân dao và bộ phận cắt của dao lại được làm bằng những vật liệu khác nhau. Hình 5: Thân dao và bộ phận cắt của dao cắt gọt kim loại II – GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN Với phần này, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh Máy tiện ( H 17.3) trong sách giáo khoa đồng thời giới thiệu với các em một số loại máy tiện kĩ thuật số ( Computerized Numerical Control – viết tắt là CNC ) 7
- Hình 6: Máy tiện CNC Giáo viên cho học sinh xem video ( Video 5 ) giới thiệu một loại máy tiện CNC và quá trình cắt gọt kim loại của máy. Trong quá trình xem, giáo viên sẽ chỉ cho học sinh thấy các bộ phận chính trên máy tiện như: Mâm cặp; Đài gá dao; Bàn xe giao; v.v…, đồng thời giải thích về chức năng của các bộ phận này. Trong phần Các chuyển động khi tiện, giáo viên cần cho học sinh xem lại Video 5 và yêu cầu các em nhận xét những chuyển động của phôi và dao như thế nào khi thực hiện việc cắt ngang phôi, tiện mặt đầu phôi hay tiện theo chiều dài của phôi. Dựa vào phần nhận xét của học sinh, giáo viên sẽ cho dừng những đoạn video phù hợp để diễn giảng thêm cho các em hiểu rõ hơn các chuyển động của dao. Điều này giúp cho học sinh sẽ ứng dụng dễ dàng hơn khi làm Bài 18: thực hành Lập quy trình chế tạo chi tiết kim loại. Cuối cùng, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và xem video ( Video 6 ) để giới thiệu thêm về sự phát triển của công nghệ cắt gọt kim loại bằng tia Laser, tia nước, plasma,…giúp các em mở mang thêm kiến thức trong lĩnh vực này. Hình 7: Cắt kim loại bằng Laser Hình 8: Các sản phẩm được cắt bằng Laser 8
- IV – HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI So sánh với kết quả của những năm học trước, khi ứng dụng công nghệ thông tin cho bài giảng Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại trong năm học này tôi thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Các em đã hiểu và ghi nhớ kiến thức sâu sắc, dễ dàng chứ không còn học rập khuôn, đối phó mỗi khi làm bài kiểm tra. Trong giờ học, các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, xây dựng bài, không nặng nề phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình. Cụ thể, tôi đã tiến hành khảo nghiệm như sau: Tôi chọn 2 lớp: lớp C1 là lớp chuyên Ban A có lực học rất khá và lớp C6 là lớp có sức học trung bình. - Lớp C1: Dạy trên lớp bằng phương pháp sử dụng tranh vẽ, nêu vấn đề và diễn giảng. Trong quá trình giảng, học sinh đã rất khó hình dung được phoi là gì và nó được hình thành như thế nào? Các em cũng không nhận xét cụ thể được những đặc điểm nổi bật của chi tiết cơ khí sau khi qua gia công cắt gọt, hay hiểu rõ được chuyển động tiến dao ngang, tiến dao dọc là như thế nào, v.v… - Lớp C6: Dạy trên phòng học trình chiếu bằng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin, cho học sinh xem hình ảnh và các video cụ thể, thực tế. Trong quá trình giảng, các em đã sôi nổi xây dựng bài, đa số trả lời đúng các câu hỏi giáo viên nêu ra và hiểu bài, ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp học. Sau khi dạy xong bài, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với cả 2 lớp, gồm 3 câu hỏi: 1/ Nêu bản chất của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt. ( 3 điểm ) 2/ Phoi là gì? Phoi được hình thành như thế nào? ( 4 điểm ) 3/ Khi tiện phôi kim loại thì có những chuyển động nào diễn ra? ( 3 điểm ) Và kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 – 4 Điểm < 3 4 hs 11 hs 12 hs 3 hs C1 30 0 ( 13.33 % ) ( 36.67 % ) ( 40 % ) ( 10 % ) 7 hs 21 hs 5 hs 1 hs C6 34 0 ( 20.59 % ) ( 61.77 % ) ( 14.70 % ) ( 2.94 % ) 9
- Từ kết quả trên ta nhận thấy, lớp C1 có lực học khá hơn nhiều so với lớp C6 nhưng số học sinh đạt điểm giỏi và khá lại ít hơn. V – ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy để giảng dạy môn Công nghệ thực sự hiệu quả, người giáo viên cần phải luôn tự học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng sư phạm. Biết ứng dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp, nhằm tạo cho học sinh sự yêu thích môn học, từ đó phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của các em. Khi đó, các em sẽ không còn thái độ học hờ hững, học theo kiểu đối phó đối với môn học này. Bên cạnh sự phấn đấu, nỗ lực của mỗi giáo viên thì một yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu đó là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của các Cấp lãnh đạo trong Nhà trường, trong Ngành giáo dục. Chính vì thế mà tôi mong trong thời gian tới, nhà trường sẽ trang bị thêm các phòng thực hành chuyên cho chương trình Công Nghệ lớp 11 để các em học sinh ngày càng yêu thích môn Công nghệ và học tập tốt hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi tích góp được trong quá trình giảng dạy của mình, rất mong quý thầy ( cô ) đồng nghiệp đóng góp ý kiến quý báu để đề tài “ Sử dụng hình ảnh thực tế để dạy bài Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại đạt hiệu quả cao” được hoàn thiện và thực sự có ích cho công tác giảng dạy của chúng ta ./. VI – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên môn Công Nghệ 11 2. Tài liệu tập huấn môn Công Nghệ - Cấp THPT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Năm 2014 3. Nguồn Internet: - Hình 1: http://www.vatgia.com/raovat/8157/10615439/dung-cu-cat-got-kim- loai-kyocera.html -Hình2: http://wolfram.vn/index.php?language=1&module=product&cateId=234&itemId= 8058 - Hình3:http://www.vatgia.com/raovat/5967/3153074/dung-cu-cat-got-kennametal- my.html -Hình 4: http://www.technologymag.net/vi/10/2013/dung-cu-manh-hop-kim-quay- gia-cong-kim-loai/ - Hình 5: http://vko.com.vn/index.php?language=vi&nv=shops&op=Dung-cu-cat 10
- - Hình 6: http://sieuthihangchatluong.com/ -Hình 7: http://ngoclinh.net.vn/de-nghi-tu-van-ve-ung-dung-cat-kim-loai/a39749.ht -Hình 8: http://www.phukiensat.com/phu-kien-sat-my-thuat/sat-my-thuat-cat- cnc/sat-my-thuat-cat-cnc-p2.html - Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=4H69T1dsm1k - Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=v5bQi14C-b0 - Video 3: https://www.youtube.com/watch?v=VxWSX8N2v6o - Video 4: https://www.youtube.com/watch?v=3XMHJ4omt4w - Video 5: https://www.youtube.com/watch?v=XQv472fQeYQ VII – PHỤ LỤC Đính kèm: Đĩa DVD lưu các video phục vụ quá trình thực hiện đề tài. NGƯỜI THỰC HIỆN Bùi Thị Bình 11
- BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Xuân Lộc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– –––––––––––––––––––––––– Xuân Lộc., ngày 04 tháng 3 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG HÌNH ẢNH THỰC TẾ ĐỂ DẠY BÀI “CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI” ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Họ và tên tác giả: Bùi Thị Bình . Chức vụ: giáo viên Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Công Nghệ 11 - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) CHUYÊN MÔN (Ký tên, ghi rõ (Ký tên và ghi rõ họ tên) họ tên và đóng dấu) 12
- 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
7 p | 2107 | 643
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1
21 p | 2237 | 504
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số ứng dụng phần mềm tin học vào trong việc dạy trẻ học
8 p | 1142 | 219
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán lớp 1 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
34 p | 816 | 137
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính cầm tay giải nhanh một số bài tập Vật lý cấp THPT
12 p | 371 | 73
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 326 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
22 p | 248 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lý lớp 9
28 p | 349 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài về chất lớp 11 nâng cao theo hướng tích cực ở trường trung học phổ thông
18 p | 194 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 - Cơ bản
19 p | 329 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường thpt
10 p | 258 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT
20 p | 398 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp véc tơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
19 p | 181 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính đơn điệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số để khảo sát nghiệm của phương trình và bất phương trình
38 p | 152 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 158 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng giản đồ Vectơ quay trong giải bài tập dao động Vật lý 12
22 p | 169 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng véctơ và tọa độ để giải phương trình hệ phương trình và bất phương trình
28 p | 187 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính chất hình học trong bài toán toạ độ
29 p | 118 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn