Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình phân tích swot trong dạy học địa lí kt - xh lớp 12
lượt xem 10
download
Chương trình địa lí lớp 12 đã thể hiện rõ nét nhiều đổi mới về nội dung và cách thức trình bày bài học địa lí .Các bài học trong SGK địa lí lớp 12 liên quan tới rất nhiều những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng ma trận SWOT sẽ vừa minh họa một cách sâu sắc và sinh động cho những vấn đề kinh tế - xã hội ấy, vừa giúp học sinh rèn luyện trí tuệ và thái độ tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mô hình phân tích swot trong dạy học địa lí kt - xh lớp 12
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTB Bắc Trung Bộ DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ GV Giáo viên KT – XH Kinh tế xã hội ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm
- PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: SỬ DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KT XH LỚP 12 – THPT. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí 3. Tác giả: Họ và tên: VŨ THỊ NHUÂN Ngày tháng/năm sinh: 21/03/1989 Trình độ chuyên môn: Cử nhân địa lí Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Giàng Điện thoại: 01685405655 4. Chủ đầu tư ra sáng kiến: Trường THPT Cẩm Giàng – xã Tân Trường – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương – SĐT: 03203 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Cẩm Giàng – xã Tân Trường – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương – SĐT: 03203 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: học sinh đang học chương trình địa lí lớp 12 – THPT. 7. Thời gian áp dụng thử nghiệm sáng kiến lần đầu: tháng 01 năm 2013. HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN (KÍ TÊN) ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Page 2
- VŨ THỊ NHUÂN TÓM TẮT SÁNG KIẾN Mô hình phân tích SWOT là một mô hình được sử dụng phổ biến trong kinh doanh để phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của một công ty, để đề ra chiến lược phát triển hợp lí. Mô hình này giúp chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một đối tượng. Đồng thời, khi kết hợp các thành tố trong ma trận, ta có thể đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề. Như vậy, với ma trận này, ta vừa có thể liệt kê và phân loại thông tin, vừa có thể kết hợp các thông tin một cách logic để đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề. Dựa trên lí thuyết về phân tích SWOT, kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp làm việc nhóm, phương pháp động não (brainstoming), tác giả đã giúp học sinh tiếp cận với phần địa lí kinh tế xã hội Việt Nam một cách dễ dàng, thoải mái và đầy hứng thú. Trên thực tế, đây là một phần kiến thức khá khô khan, nhiều số liệu nên học sinh thường gặp nhiều khó khăn và tỏ ra uể oải trong khi học. Vì vậy, khi đưa mô hình phân tích SWOT vào học tập, học sinh được tiếp cận kiến thức một cách khoa học, logic, được phân luồng kiến thức một cách rõ ràng nên dễ nhớ, dễ hiểu. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp học tập tích cực khác, học sinh được chủ động hơn, được khẳng định bản thân thông qua việc đưa ra hiểu biết của mình để hoàn thiện ma trận. Đặc biệt, ma trận SWOT còn buộc học sinh phải kết hợp các thành tố để đưa ra chiến lược giải quyết một vấn đề địa lí nên học sinh có cảm giác được trao quyền, được trao trách nhiệm trong việc giải quyết một vấn đề nên các em tỏ ra tự tin và có những ý tưởng táo bạo. Việc đưa mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học là một việc làm còn mới mẻ ở nhà trường phổ thông của nước ta, nhưng tác giả đã mạnh dạn đề ra một số hình thức để sử dụng mô hình này như một phương pháp dạy học tích cực. Và đề tài này là một trong những hướng đi mới cho việc dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng. Page 3
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo nghị quyết TW lần thứ II khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Đồng thời, còn phải tạo ra nhiều cơ hội để: “học sinh tích cực hơn, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên địa lý ở trường THPT hiện nay. Trên thực tế hiện nay, chúng ta đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và đạt được một số thành công nhất định. Đồng thời, chúng ta có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng chúng ta vẫn đang loay hoay đi tìm và vấp phải khá nhiều khó khăn trong việc hình thành thái độ cũng như phát triển tư duy học sinh thông qua các bài học địa lí. Đã đến lúc chúng ta cần sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí như một công cụ dạy học không thể thiếu, để nâng cao thực sự tư duy và thái độ cho học sinh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của ma trận SWOT và việc ứng dụng nó trong dạy học thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Ở nước ta, mô hình phân tích SWOT còn là một công cụ dạy học đầy mới mẻ trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng. Page 4
- Chương trình địa lí lớp 12 đã thể hiện rõ nét nhiều đổi mới về nội dung và cách thức trình bày bài học địa lí .Các bài học trong SGK địa lí lớp 12 liên quan tới rất nhiều những vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Việc sử dụng ma trận SWOT sẽ vừa minh họa một cách sâu sắc và sinh động cho những vấn đề kinh tế xã hội ấy, vừa giúp học sinh rèn luyện trí tuệ và thái độ tích cực. Mô hình phân tích SWOT sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới dạy học địa lí lớp 12. Đồng thời, mô hình phân tích SWOT không chỉ là một công cụ dạy học địa lí mà nó còn có khả phát huy tổng hợp trí tuệ và hình thành thái độ ở học sinh. Xuất pháp từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn lưa chọn đề tài “Sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí KT – XH lớp 12 THPT” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Page 5
- PHẦN 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Mô hình phân tích SWOT – Một công cụ hữu ích trong dạy học địa lí. 1.1. Khái quát về mô hình phân tích SWOT. Giá trị của việc sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí. 1.1.1. Khái quát về mô hình phân tích SWOT 1.1.1.1. Quá trình hình thành Mô hình phân tích SWOT ra đời từ những năm 60 – 70 tại viện nghiên cứu Stanford với quá trình tìm hiểu nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các công ty, được tài trợ bởi 500 công ty lớn nhất thời đó. Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiên trên 1100 công ty, tổ chức. Bản nghiên cứu đã chỉ ra rằng: để chỉ ra đượ c lí do thành công hay thất bại của một công ty thì cần trả lời đượ c các câu hỏi: cái gì tốt, cái gì Page 6
- tồi trong hoạt động hiện tại và trong tương lai. Điều tốt trong hiện tại thể hiện sự thỏa mãn (Satisfactory), điều tồi trong hiện tại th ể hi ện sai l ầm (Fault), trong t ương lai th ể hi ện nguy c ơ (Threat). Mô hình phân tích này lúc đó được gọi là mô hình SOFT. Nhưng đến năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W (Weak) và từ đó SOFT chính thức đổi thành SWOT. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một tr ật t ự logic, d ễ hi ểu, d ễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể đượ c sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mô hình phân tích SWOT dùng để đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ đề nào đó, chẳng hạn: chiến lược kinh doanh của một công ty, một sản phẩm, một nhãn hiệu; chiến lược đánh giá bản thân và xây dựng kế hoạch học tập, làm việc; đánh giá những tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế, một vùng kinh tế hay bất cứ một vấn đề KT XH nào đó,… (Tham khảo từ vi.wikipedia.org) 1.1.1.2. Những thành tố của mô hình phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những ch ữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (c ơ hội), Threats (thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích. Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu có thể có của một đối tượng. Xa hơn, SWOT nhắm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và cơ hội có thể có (ở bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh đối tượng. Như vậy, ma trận Page 7
- SWOT là một công cụ liên kết các yếu tố bên trong và bên ngoài của một đối tượng. Mô hình phân tích SWOT thường được thể hiện như sau: O: CƠ HỘI T: NGUY CƠ S: ĐIỂM MẠNH Các chiến lược S – O Các chiến lược S – T W: ĐIỂM YẾU Các chiến lược W O Các chiến lược W – T Trong mô hình này, sẽ bao gồm 4 thành tố, nhưng có thể xếp vào 2 nhóm: Nhóm S và W: có nhiệm vụ chỉ ra các điều kiện bên trong của đối tượng về điểm mạnh và điểm yếu. Nhóm O và T: có nhiệm vụ phân tích, khảo sát và chỉ ra các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội cần khai thác cũng như những nguy cơ mà đối tượng phải đổi mặt. Để tiến hành một phân tích SWOT, công việc thường phải làm là liệt kê một loạt các câu hỏi và trả lời từng câu một trong mỗi phần điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và nguy cơ (T). Ví dụ, chúng ta có thể liệt kê như sau: Điểm mạnh (Strengths): là những ưu thế nội tại của đối tượ ng, là những lợi thế so sánh mà một đối tượng có đượ c. Trong địa lí, yếu tố điểm mạnh (S) này sẽ tương đương với tiềm năng phát triển của một đối tượng địa lí. Tiềm năng này có thể là về mặt tự nhiên hay KT XH mà dựa trên cơ sở so sánh đối tượng địa lí này với với đối tượng địa lí khác ta sẽ có đượ c.Ví dụ, khi so sánh 2 vùng chuyên canh lương thực của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ta sẽ thấy đượ c các lợi thế phát triển của đồng bằng sông Cửu Long dựa trên việc trả lời các câu hỏi sau: Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế nào về mặt tự nhiên? Điều kiện khí hậu (nhiệt, ẩm, ánh sáng, bức xạ,…) có lợi thế gì cho việc tăng vụ của đồng bằng? Khả năng tiếp cận với nền kinh tế th ị tr ường (hàng hóa) của ngườ i dân đồng bằng sông Cửu Long như thế nào? Page 8
- Nhà nước đang có chính sách ưu tiên gì cho đồng bằng sông Cửu Long trong việc sản xu ất nông sản xuất khẩu? Như vậy, điểm mạnh chính là các nguồn lực nằm ở bên trong mỗi đối tượng địa lí. Điểm mạnh sẽ là yếu tố cần duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy cho sự phát triển. Điểm yếu (Weaknesses): là những mặt hạn chế, yếu điểm xuất phát từ bên trong hay nội tại của đối tượng. Cần khách quan để chỉ ra các yếu điểm để có thể nêu ra phương thức để sửa chữa hoặc có thể thoát khỏi điểm yếu. Trong khi xét cho một đối tượng địa lí, đây sẽ đượ c coi là hạn chế hay khó khăn mà đối tượng gặp phải. Ví dụ như đối với đồng bằng sông Cửu Long, điểm yếu của đối tượng địa lí này sẽ là: Diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn quá lớn. Một phần diện tích đất bị ngập trong mùa mưa dẫn tới một số khu vực chỉ có thể cấy 1 vụ/năm. Tình trạng thiếu nước trong mùa khô dẫn tới tình trạng xâm nhập mặn đất đai. Giá cả lúa gạo bấp bênh, được mùa mất giá,… Cơ hội (Opportunities): Vi ệc phân tích môi trường bên ngoài có thể hé mở những cơ hội mới để tạo ra yếu tố thuận lợi, kích thích sự phát triển. Có hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ, thị trường, hay những thay đổi của chính sách Nhà nước, thậm chí là những thay đổi trong bối cảnh quốc tế. Khi tìm kiếm các cơ hội, cần có cái nhìn khách quan, hữu ích nhất là rà soát lại những ưu thế để đặt ra câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội nào không. Hoặc cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ đượ c chúng. Ví dụ đối với đồng bằng sông Cửu Long, ta có thể thấy một số cơ hội: Page 9
- Nhu cầu về lương thực của thế gi ới ngày càng tăng (đặc biệt là các thị trường dễ tính như Châu Phi và Trung Đông) trong điều kiện dân số thế giới còn tăng nhanh. Biến một số vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn khó cải tạo thành vùng nuôi thủy sản nước mặn giá trị cao hơn. Chính sách khuyến nông, biến đồng bằng sông Cửu Long thành vùng chuyên canh lương thực số 1 c ủa c ả n ước v ới chi ến l ược hướng ra xuất khẩu tạo điều kiện cho vùng về vốn, công nghệ để đưa các mô hình sản xuất mới vào nông nghiệp như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình câu lạc bộ triệu tấn. Nguy cơ (Threats): Nh ững thay đổi của môi trường bên ngoài có thể tạo ra nguy cơ đối với đối tượng cần xét. Nguy cơ này có thể đến từ sự thay đổi chính sách hay chiến lược phát triển của Nhà nước, có thể đến từ sự cạnh tranh hay xu ất phát từ chính những yếu điểm của đối tượ ng. Việc phân tích các nguy cơ này thường giúp tìm ra những việc cần ph ải làm và biến các yếu điểm thành triển vọng. Đối với đồng bằng sông Cửu Long trong việc sản xu ất l ương th ực, ta có thể thấy các nguy cơ sau: Nguy cơ về biến đổi khí hậu dẫn tới một diện tích đất bị ngập nước, đất bị xâm nhập mặn tăng. Sự cạnh tranh gay gắt đến từ các quốc gia láng giềng trên thị trường xuất khẩu lúa gạo như Thái Lan. Nh ư vậy, v ới vi ệc phân tích SWOT, ta sẽ liệt kê ra 4 yếu tố của mô hình SWOT, trong m ỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, yêu cầu càng rõ ràng càng tốt. Sau đó, tiến hành đánh giá lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt quan trọng và phân tích ý nghĩa của chúng. Sau khi đã có một ma trận SWOT hoàn chỉnh, ta sẽ có cái nhìn tổng quát để có thể vạch ra những hành động cần làm như loại bỏ các mặt hạn chế, khai thác các cơ hội và loại bỏ các nguy cơ, rủi ro. Page 10
- Sau khi đã có một ma trận SWOT rõ ràng, cụ thể ta có thể mở rộng ma trận bằng cách kết hợp xen kẽ các yếu tố để thấy rõ hơn chiến lược cần làm. Sự kết hợp 4 yếu tố này để đưa ra các chiến lược sẽ phụ thuộc vào nguồn thông tin của ma trận SWOT. Ngu ồn thông tin càng rõ ràng, chính xác và khách quan thì chiến lược đưa ra càng hữu ích. Kết hợp 4 yếu tố S – W – O – T ta sẽ đưa ra được 4 nhóm chiến lược sau: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội (S – O): chiến l ược s ử d ụng m ặt mạnh để khai thác cơ hội. Kết hợp điểm mạnh với nguy cơ (S – T): chi ến l ược s ử d ụng m ặt mạnh để tránh né các nguy cơ. Kết hợp điểm yếu với cơ hội (W – O): chiến l ược t ận d ụng các cơ hội để vượt qua điểm yếu. Kết hợp điểm yếu với nguy cơ (W – T): chi ến l ược kh ắc ph ục điểm yếu và tránh nguy cơ. Sau khi đã đưa ra được 4 nhóm chiến lược, ta có thể hoàn thành hết các yếu tố trong một ma tr ận SWOT. V ới vi ệc li ệt kê các yếu tố S – W – O – T và đưa ra các chiến lược dựa trên sự kết hợp 4 yếu tố ta có thể coi SWOT là một công cụ mạnh để tiến hành phân tích và có cái nhìn tổng quan về 1 vấn đề địa lí. Như vậy, việc sử dụng ma tr ận SWOT trong địa lí sẽ giúp học sinh có thể phát triển được các kĩ năng mềm như: kĩ năng phân tích, kĩ năng phê phán và kĩ năng ra quyết định. Trong dạy học địa lí nói chung và địa lí KT XH nói riêng, ta có thể sử dụng ma trận SWOT nh ư một công cụ hữu ích để huy động kiến thức của học sinh và phát triển một số kĩ năng mềm cho học sinh. 1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí. Mô hình phân tích SWOT có khả năng thúc đẩy sự quan tâm, thích thú đặc biệt của học sinh đối với những vấn đề KT XH, những sự kiện và xu hướng phát triển của xã hội. Page 11
- Trong kỉ nguyên và thời đại của sự bùng nổ thông tin thì việc trang bị cho học sinh những tin tức thời sự mang tính cập nhập là một yêu cầu cần thiết trong việc đào tạo ra những con người lao động kiểu mới. Cùng với sự phát triển của những phương tiện truyền thông và sự phổ biến rộng rãi của mạng internet, học sinh của chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng về kinh tế chính trị xã hội của đất nước, của khu vực và từng quốc gia trên thế giới. Cùng với việc sử dụng mô hình phân tích SWOT, chúng ta hãy đưa học sinh của mình vào dòng chảy cuồn cuộn của những biến đổi dữ dội và giúp các em thích nghi cũng như lựa chọn đúng đắn khi đứng trước một vấn đề nào đó, cũng như làm dày thêm vốn hiểu biết của bản thân. Chúng ta hãy tập cho học sinh thói quen quan tâm đối với những vấn đề kinh tế chính trị xã hội để tự hoàn thiện và trưởng thành, để biết chia sẻ và yêu thương, để biết bảo vệ và đấu tranh,... Một trong những điểm yếu của học sinh ở nhà trường THPT nước ta hiện nay là các em ít có những kiến thức và trải nhiệm thực tế, không quan tâm nhiều tới những vấn đề kinh KT XH trong nước và quốc tế. Lí do chính của sự thiếu quan tâm này là các em cho rằng những vấn đề KT XH thường khô cứng, không có sức hấp dẫn bằng những chương trình giải trí. Đây là một khó khăn rất lớn, bởi chương trình địa lí 12 về địa lí KT XH Việt Nam đòi hỏi các em phải có một trình độ hiểu biết nhất định về nền KT XH của đất nước và rất nhiều xu hướng phát triển đang diễn ra. Đây cũng là một thiếu hụt lớn trong phẩm chất của người lao động kiểu mới mà chúng ta đã và đang lỗ lực đào tạo, bồi dưỡng. Sự hiểu biết sâu rộng của các em có khả năng giúp cho các em nhận ra những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới những thay đổi bộ mặt xã hội cũng như xu hướng phát triển xã hội. Từ đó các em sẽ thấy được tầm ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và phát triển đất nước, đưa đất nước đi theo những xu hướng phát triển đúng đắn. Page 12
- Sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học có khả năng quyết định sự phát triển tư duy của học sinh một cách đặc biệt có hiệu quả. Để phân tích, xây dựng một mô hình SWOT, học sinh cần có một trình độ hiểu biết nhất định đối với những vấn đề xã hội, một khả năng tư duy, liên kết các yếu tố bên trong và bên ngoài của vấn đề. Việc sử dụng mô hình phân tích SWOT một cách thường xuyên sẽ rèn luyện cho các em thói quen tư duy logic, đặt vấn đề vào những bối, cảnh xu hướng phát triển khác nhau để hiểu đúng những sự kiện đang diễn ra trong đời sống KT XH đất nước. Đối với những vấn đề được trình bày rõ ràng cụ thể, không đòi hỏi phải huy động kiến thức và suy luận để đưa ra quyết định thì chắc chắn không thể phát triển được ở các em những kĩ năng này. Sử dụng mô hình phân tích SWOT có khả năng rèn luyện cho học sinh khả năng bình luận và phê phán đối với một vấn đề và trình bày quan điểm của mình. Việc sử dụng mô hình phân tích SWOT trong học tập có thể khơi gợi cho các em những suy nghĩ riêng, độc đáo, mở ra cho các em nhiều con đường để tìm ra vấn đề. Nó đòi hỏi những suy nghĩ có lí lẽ, sự hiểu và đánh giá thông tin một cách chính xác cũng như đưa ra những ý kiến quan điểm của mình và trình bày chúng một cách rõ ràng và có sức thuyết phục. Đó là những phẩm chất của một nhà kinh tế tương lai mà chúng ta cần hướng tới. Bằng việc phân tích vấn đề theo nhiều phương diện, các em có khả năng hiểu một cách sâu sắc vấn đề, cũng như bộc lộ một cách đầy đủ những năng khiếu của các em mà việc sử dụng những phương pháp hay công cụ dạy học khác không thể đánh giá hết được. Sử dụng mô hình phân tích SWOT có khả năng kích thích sự thảo luận và tranh luận trong lớp học cũng như tạo ra một không khí học tập sôi nổi. Có thể nói, không có một nội dung học tập nào lại có thể khiến các em thảo luận và tranh luận sôi nổi bằng việc đưa vào áp dụng mô hình phân tích Page 13
- SWOT. Những cách nhìn khác nhau, những thông tin trái chiều mà học sinh thu thập được trong cuộc sống, kể cả những phân tích, mổ xẻ một vấn đề thời sự cũng được học sinh đưa vào trong nội dung tranh luận. Nhưng chính điều đó lại thúc đẩy học sinh của chúng ta phải tranh luận, cũng như đưa ra những những lập luận chặt chẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Sự tranh luận có ý nghĩa và giá trị đối với sự phát triển của trẻ là những nhân tố quan trọng để tạo ra một không khí học tập sôi nổi. Việc thu hút được sự chú ý, tạo được hứng thú học tập cho các em sẽ mang lại những kết quả học tập tốt đẹp ngoài ý muốn. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ dạy học đa năng có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học và công cụ dạy học khác. Mô hình phân tích SWOT có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để mang lại những hiệu quả tích cực, đặc biệt là phương pháp động não và phương pháp thảo luận nhóm. Dạy học theo nhóm và phương pháp động não là một chiến lược hướng dẫn sử dụng để kích thích và phát triển các ý tưởng độc lập của học sinh. Do đó, với việc sử dụng hai phương pháp này chúng ta có thể có đưa mô hình phân tích SWOT vào sử dụng một cách hiệu quả trong bài giảng, học sinh sẽ suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và có thể trình bày theo quan điểm của chính mình, tạo ra một không khí lớp học sôi nổi và hào hứng. Sử dụng hợp lí mô hình phân tích SWOT trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng có khả năng mang đến những giá trị, ý nghĩa vượ t ra ngoài những mục tiêu mà giáo dục yêu cầu. Nó không chỉ rèn luyện khả năng tư duy logic, trí tưởng tượng mà còn cung cấp cho học sinh một khối lượ ng thông tin to lớn về KT XH và định hướ ng hành động cho các em. Đây sẽ là một bước tiến mới trong vi ệc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường ở nước ta hiện nay. Page 14
- 1.2. Sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí KT – XH lớp 12 – Cơ hội và thách thức. 1.2.1. Những cơ hội khi sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lý lớp 12. Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, tác giả đã chú trọng tìm kiếm những điều kiện thuận lợi và khả năng để đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy học địa lí 12 trong điều kiện dạy và học ở trường THPT ở nước ta hiện nay. Tác giả cũng khách quan thừa nhận những khó khăn, thách thức mà chúng ta vấp phải khi đưa mô hình phân tích SWOT – một mô hình sử dụng phổ biến hơn trong kinh doanh vào trong quá trình dạy học. Việc đánh giá những cơ hội và thách thức đã giúp tác giả trả lời một cách khách quan và chân thật câu hỏi: Có nên hay không đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy học địa lí nói chung và dạy học địa lí 12 nói riêng. Nhìn chung, chúng ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi khi đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy học địa lí KT – XH lớp 12. Những khả năng ấy sẽ được tác giả phân tích một cách cụ thể dưới đây: 1.2.1.1. Cơ hội đến từ mục tiêu của dạy học địa lí. Những mục tiêu đổi mới của dạy học địa lí lớp 12 ở trường phổ thông đòi hỏi phương pháp dạy học địa lí phải đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường tỉ trọng công tác độc lập của học sinh cũng như tạo được nhu cầu, hứng thú nhận thức của học sinh trong các giờ lên lớp. Việc xác lập và xây dựng phương pháp sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí 12 cũng không nhằm mục tiêu tạo ra một công cụ hữu hiệu để đổi mới phương pháp dạy học địa lí 12. Việc đổi mới mục tiêu dạy học địa lí sẽ là cánh cửa hoàn toàn thuận lợi để chúng ta đưa mô hình phân tích SWOT vào trong nội dung dạy học địa lí nói chung và dạy học địa lí 12 nói riêng. Những ý nghĩa to lớn của mô hình Page 15
- phân tích SWOT sẽ góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu đổi mới đã đề ra. Với vai trò như một công cụ dạy học đa năng, việc sử dụng mô hình phân tích SWOT một cách phù hợp và tích cực có thể đáp ứng nhiều mục tiêu về cả kiến thức và kĩ năng. Đây chính là động lực để chúng ta tiếp tục xác lập những khả năng đưa mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học địa lí. 1.2.1.2. Cơ hội đến từ chương trình và SGK địa lí 12. Chương trình và SGK được soạn thảo theo quan điểm đổi mới. Nội dung của SGK địa lí 12 đã thể hiện rõ tính khoa học, tính hiện đại và tính thực tiễn. SGK có tính thẩm mĩ cao, phong phú, đa dạng, thực tiễn và được thể hiện trong một cấu trúc logic, hợp lí. Chương trình của SGK địa lí 12 được xây dựng theo con đường diễn dịch và có 4 phần lớn sau đây: + Phần địa lí tự nhiên: trình bày các vấn đề về vị trí địa lí, lịch sử phát triển lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam và các vấn đề về sử dụng và bảo vệ tự nhiên. + Phần địa lí dân cư: trình bày các vấn đề chung nhất về dân số, phân bố dân cư, lao động việc làm và đô thị hóa ở Việt Nam. + Phần địa lí kinh tế: trình bày các vấn đề về phát triển và phân bố của 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Một vấn đề cũng được đề cập khá sâu đó là vấn đề của các vùng kinh tế Việt Nam. + Phần địa lí địa phương. Có thể nói, chương trình địa lí KT XH lớp 12 là nội dung phù hợp nhất để chúng ta có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT vào dạy học. Chương trình địa lí 12 về những vấn đề KT XH Việt Nam là một mảng kiến thức tương đối rộng lớn và có nhiều mối quan hệ địa lí phức tạp mà học sinh cần phải phát hiện và giải quyết. Ở đây, học sinh có thể phân tích, mổ xẻ một vấn đề kinh tế hay xã hội, cung cấp thêm các thông tin từ vốn hiểu biết của học sinh, sau đó tiến hành phân loại thông tin, lựa chọn giải Page 16
- pháp và ra quyết định. Mô hình phân tích SWOT sẽ góp phần hiện thực hóa và cụ thể hóa rất nhiều những khối lượng kiến thức về KT XH Việt Nam trong SGK. 1.2.1.3. Cơ hội đến từ trình độ nhận thức của học sinh lớp 12. Trên thực tế khi tiến hành đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy thử nghiệm trong một số tiết học và thăm dò, điều tra ý kiến của học sinh tác giả đã thu được những kết quả tương đối tốt đẹp. Lần đầu tiên được tiếp cận với mô hình phân tích SWOT, đa số các em tỏ ra tò mò muốn khám phá và hứng thú. Không khí lớp học rất sôi nổi, học sinh được kích thích sự tò mò và lôi cuốn. Các em đã có một số kỹ năng bước đầu trong việc khai thác mô hình phân tích SWOT khá hiệu quả, nhất là đối với những học sinh khá, giỏi. Ngay cả những học sinh ít chịu vận động, suy nghĩ thì mô hình phân tích SWOT cũng có thể kích thích thảo luận và các em phản ứng khá tốt đối với mô hình này. Các em học sinh THPT ngày nay ở Việt Nam đã đạt tới một sự hoàn thiện nhất định về thể chất. Do được tiếp cận với công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông hiện đại nên đã thu nhận một khối lượng thông tin về cuộc sống của xã hội hiện đại lớn hơn rất nhiều, vì thế sự gia tốc về tâm lí đã xuất hiện và bộc lộ rõ nét. Đây sẽ là một thuận lợi rất lớn khi sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí nói chung và dạy học địa lí 12 nói riêng. Để kích hoạt thông tin học sinh đã thu thập và đưa vào phân tích vấn đề thông qua mô hình phân tích SWOT hoàn toàn không quá khó khăn. Vốn kiến thức mà các em tiếp thu thông qua những phương tiện thông tin đại chúng, cũng như vốn kinh nghiệm sống của các em sẽ là cơ sở tốt nhất để các em có thể sử dụng thành công mô hình này trong học tập. Các em thường tỏ ra tự tin hơn, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề cấp bách của cuộc sống hàng ngày, thích tranh luận về các vấn đề lí luận và thực tiễn. Đây cũng là lí do chúng ta có thể kết hợp rất tốt mô hình phân tích Page 17
- SWOT với phương pháp động não hay thảo luận nhóm. Chúng ta sẽ thu được những ý tưởng tuyệt vời! 1.2.2. Những thách thức khi đưa mô hình phân tích SWOT vào giảng dạy địa lí THPT. Là một hướng đi mới mẻ trong việc dạy học địa lí THPT, việc đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy học cũng gặp rất nhiều những thách thức. Chính những thách thức này đã đặt ra câu hỏi là nên hay không nên đưa mô hình phân tích SWOT vào việc dạy học địa lí KT XH lớp 12 THPT? Hiện nay, việc đưa ma trận SWOT vào dạy học khá mới mẻ, và còn chưa được được ứng dụng đại trà vào dạy học địa lí nên bước đầu còn có những thách thức đối với không chỉ giáo viên, học sinh mà còn cả các điều kiện dạy và học khác. 1.2.2.1. Thách thức đối với giáo viên. Sự đồng tình và chủ động của giáo viên khi đưa mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học sẽ là một nhân tố cực kì quan trọng để trả lời câu hỏi có nên hay không đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy học. Khi tiến hành thăm dò và trao đổi ý kiến với một số bạn bè đồng nghiệp, tác giả đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều nhau. Thách thức lớn nhất đối với giáo viên khi đưa mô hình phân tích SWOT vào giảng dạy địa lí THPT là: Đây là một hướng đi mới nên các giáo viên còn chưa hiểu sâu sắc khái niệm ma trận SWOT, mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong những bài học nào và khi áp dụng mô hình này vào bài dạy của mình liệu HS có đủ thông tin và hiểu biết để thiết lập được một ma trận có khả năng thâu tóm được toàn bộ nội dung của bài học. Để phân tích và đưa ra được một mô hình phân tích SWOT cô đọng, dễ hiểu nhưng đáp ứng được yêu cầu của một chủ đề địa lí, giáo viên mất Page 18
- rất nhiều thời gian và việc truyền đạt cho học sinh hiểu được ý đồ đó cũng là một khó khăn lớn, đòi hỏi một phương pháp dạy học thích hợp. Sử dụng mô hình này trong học tập có khả năng kích thích rất mạnh tới tư duy của học sinh, vì vậy việc kích thích được sự hứng thú của học sinh, lôi kéo tất cả học sinh cùng tham gia tranh luận, đóng góp ý kiến là điều không dễ dàng. Trong khi đó, số lượng các thông tin mà học sinh có thể tiếp cận là không nhiều, đòi hỏi GV phải chuẩn bị rất công phu và vất vả cho mỗi bài giảng. Chính những nguyên nhân trên làm cho nhiều giáo viên tỏ ra không hào hứng đối với việc sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học, và điều này càng khó thực hiện hơn đối với khu vực nông thôn, đặc biệt là miền núi. 1.2.2.2. Thách thức đối với học sinh Về phía học sinh, khi tác giả tiến hành thăm dò, điều tra đưa mô hình phân tích SWOT vào trong tiết học đa số các em hứng thú với môn địa lí, thái độ của các em thay đổi theo chiều hướng tích cực, không khí lớp học sôi nổi với rất nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra. Tuy nhiên, lần đầu tiên được tiếp cận với mô hình phân tích SWOT các em cũng có nhiều bỡ ngỡ. Quan trọng hơn cả là để cùng nhau xây dựng được một mô hình phân tích SWOT cho một bài học địa lí, đòi hỏi một nguồn thông tin rất lớn cộng với khả năng phân tích, phê phán vấn đề nên chỉ một bộ phận học sinh khá giỏi là có thể đáp ứng được yêu cầu, còn các học sinh trung bình và yếu tỏ ra đuối sức. Đây là một thách thức rất lớn buộc GV phải đơn giản hóa hơn nữa các mô hình phân tích SWOT của mình, đồng thời chuẩn bị tốt hơn khâu hậu cần cho mỗi bài giảng của mình. Bên cạnh đó, để có thể áp dụng được mô hình này một cách thường xuyên hơn cũng đòi hỏi HS phải nỗ lực trong việc tìm kiếm thông tin, chú ý hơn tới các vấn đề KT XH của đất nước để trang bị cho mình một vốn hiểu biết rộng lớn và một khả năng phê phán vấn đề tốt nhất. Page 19
- 1.2.2.3. Những khó khăn trong điều kiện dạy học địa lí ở các trường THPT hiện nay. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình và SGK thì việc đổi mới điều kiện dạy học địa lí diễn ra còn chậm chạp và chưa đủ để tạo ra một môi trường dạy học thực sự thuận lợi cho sự đổi mới nhiều mặt của phương pháp dạy học địa lí 12. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho chất lượng của dạy học địa lí 12 chưa được nâng cao như mong muốn, khi chúng ta đã bỏ không ít công sức cho công cuộc dạy học địa lí. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất mà chúng ta gặp phải khi đưa mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học địa lí 12 đó là nội dung SGK. SGK địa lí 12 còn tương đối nặng nề về kiến thức, các vấn đề được trình bày quá tỉ mỉ, nội dung SGK đã cung cấp gần như quá đầy đủ kiến thức, vì vậy không có khả năng kích thích học sinh tìm tòi, khám phá. Hơn nữa, SGK còn trình bày các vấn đề mang tính giáo điều, khả năng cập nhật thông tin mới của đời sống KT XH chưa cao, gây khó khăn cho việc khơi gợi vốn hiểu biết xã hội từ học sinh của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn chịu áp lực từ việc căn chỉnh thời gian, sao cho hoàn thành được nội dung SGK trình bày. Chính vì vậy, việc đưa mô hình phân tích SWOT trong điều kiện SGK hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về mặt thời gian và tiến độ thực hiện chương trình. Có thể nói, đây là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt khi đưa mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới nhiều giáo viên đã từ chối đưa mô hình này vào dạy học địa lí nhất là khu vực miền núi và nhiều địa phương trên cả nước, các trường THPT vẫn chưa được trang bị máy tính, internet, máy chiếu phục vụ dạy và học mang tính đại trà. Những khó khăn này không dễ dàng khắc phục, vì vậy, việc đưa mô hình phân tích SWOT vào dạy học trên phạm vi rộng là rất khó có thể thực hiên được trong thời điểm hiện nay. Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
7 p | 2106 | 643
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán lớp 1 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
34 p | 816 | 137
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính cầm tay giải nhanh một số bài tập Vật lý cấp THPT
12 p | 371 | 73
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
22 p | 248 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 321 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lý lớp 9
28 p | 347 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài về chất lớp 11 nâng cao theo hướng tích cực ở trường trung học phổ thông
18 p | 194 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT
20 p | 398 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường thpt
10 p | 258 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 - Cơ bản
19 p | 324 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp véc tơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
19 p | 181 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong giảng dạy bài Các hiện tượng bề mặt chất lỏng
21 p | 210 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
19 p | 172 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính đơn điệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số để khảo sát nghiệm của phương trình và bất phương trình
38 p | 152 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 157 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng giản đồ Vectơ quay trong giải bài tập dao động Vật lý 12
22 p | 169 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng véctơ và tọa độ để giải phương trình hệ phương trình và bất phương trình
28 p | 186 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính chất hình học trong bài toán toạ độ
29 p | 118 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn