intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài thường thức Mỹ Thuật

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

247
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài thường thức Mỹ Thuật" nhằm giúp học sinh tìm hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam, cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng, có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sử của quê hương, đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài thường thức Mỹ Thuật

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ UÔNG BÍ<br /> TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN CỪ<br /> <br /> ----------***********----------<br /> <br /> ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC<br /> TRONG BÀI THƢỜNG THỨC MỸ THUẬT<br /> <br /> Chạm khắc gỗ đình làng VIệt Nam<br /> - Mỹ thuật lớp 9-<br /> <br /> Người viết: Lưu Thị Nga<br /> Tổ: Tự nhiên<br /> 1<br /> <br /> Năm học: 2008 – 2009<br /> A/ ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> I/ TÊN ĐỀ TÀI<br /> Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài thường thức mỹ thuật<br /> " Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam”.Mỹ thuật lớp 9.<br /> II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Chúng ta, hẳn ai cũng đã từng nghe câu ca dao rất ngọt ngào,<br /> “Qua đình ngả nón trông đình,<br /> Đình bao nhiêu ngói, thƣơng mình bấy nhiêu”.<br /> Từ ngàn xƣa “cây đa, bến nƣớc, sân đình” đã đi vào trong văn, thơ, nhạc,hoạ.<br /> Hình ảnh ngôi đình cổ kính, uy nghiêm đã thấm sâu vào trong máu thịt của mỗi<br /> ngƣời Việt Nam.<br /> Đình làng đƣợc xây dựng gắn liền với khu đất của làng xã. Đình làng có thể là<br /> một công trình đơn độc hợp khối và cũng có thể là một tổ hợp kiến trúc phân<br /> tán hoặc nửa phân tán. Đình làng có khi đƣợc xây dựng cùng các kiến trúc tôn<br /> giáo, văn chỉ của Khổng giáo và đền miếu của đạo giáo.Phía trƣớc đình thƣờng<br /> có sân rộng, hồ nƣớc, giếng khơi, cây xanh, tam quan, cột trụ...Đình làng to hay<br /> nhỏ, trang trí nhiều hay ít, khiêm tốn hay hoa mỹ là do sự đóng góp của dân<br /> làng nhiều hay ít, làng giàu hay làng ngèo.Nhƣng dù quy mô có khác nhau, thì<br /> ý nghĩa của đình làng cũng không hề thay đổi. Những ngôi đình xứ Bắc, có vẻ<br /> đẹp tự thân, không dành cho tất cả mọi ngƣời, mà nhƣ chỉ dành cho những ai<br /> tha thiết với văn hoá - nghệ thuật truyền thống, trƣớc hết là những ngƣời ham<br /> tìm hiểu về nền kiến trúc và nghệ thuật trang trí của cha ông.Kiến trúc thuần gỗ<br /> của ngôi đình, giản dị mà vững chãi dựa vào những vì kèo kết cấu và kích<br /> thƣớc nhƣ nhau, song song đứng trên những cột cái, cột quân và có khi thêm<br /> cột hiên nếu lòng đình rộng. Danh hoạ đƣơng đại Nguyễn Tƣ Nghiêm đã từng<br /> nói: “Ngƣời thầy lớn nhất của ông trong nghiệp vẽ, chính là nét đẹp đình làng”.<br /> Nói đến vẻ đẹp của đình làng, ngoài cảnh quan thiên nhiên hữu tình, kết cấu gỗ<br /> chính xác, phải kể đến nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.Khắc gỗ đình làng có<br /> chạm trổ điêu luyện, giàu biến hoá với Lân,Ly,Quy, Phƣợng,cuốn cùng hoa lá<br /> mây sóng, bầu rƣợu, quấn thƣ, dải lụa mềm cùng hình ảnh con rồng uốn lƣợn<br /> với vô vàn biến tấu, tất cả đều đƣợc những bàn tay lành nghề của các nghệ nhân<br /> chạm trổ tinh vi, công phu, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo,giàu<br /> tính dân tộc và mang đà bản sắc văn hoá việt.<br /> 2<br /> <br /> Ngôi đình là niềm tự hào của mỗi ngƣời dân Việt Nam, là di sản văn hoá quý<br /> giá của nhân loại. Vậy làm thế nào để các em có ý thức gìn giữ, bảo tồn và trân<br /> trọng đình làng? Theo tôi, việc giáo dục cho học sinh hiểu, cảm nhận về vẻ đẹp<br /> của đình làng qua bài học là rất cần thiết. Nhƣng, thời lƣợng giờ học có hạn, mà<br /> vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng và những tinh hoa của nó thì không hề<br /> nhỏ,làm sao có thể truyền tải đủ lƣợng kiến thức cần có thấm thấu đền mỗi học<br /> sinh...? Qua nhiều năm học, với nhiều trải nghiệm, tôi đã tìm đƣợc phƣơng<br /> pháp đáp ứng đƣợc những vấn đề băn khoăn ở trên. Đó là: Sử dụng phƣơng<br /> pháp dạy học tích cực (kết hợp hài hoà, hợp lý các phƣơng pháp nhƣ: Trực<br /> quan, phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm nhỏ,tích hợp, trò chơi) để giảng dạy.<br /> Qua vài năm tôi thấy kết quả thu đƣợc rất khả quan, các em say mê học tập và<br /> tiếp thu tốt kiến thức của bài học, có thái độ yêu quý, trân trọng, gìn giữ các<br /> công trình văn hoá, lịch sử của quê hƣơng.<br /> Chính vì những lý do trên, hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng<br /> chí, đồng nghiệp, sáng kiến kinh nghiệm của mình về việc:<br /> Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài:<br /> Thường thức mỹ thuật lớp 9.<br /> Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.<br /> Kính mong đƣợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các ngành, các cấp, các<br /> đồng chí đồng nghiệp để bài giảng của tôi đƣợc ngày càng hoàn thiện hơn.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn !<br /> <br /> 3<br /> <br /> III/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br /> - HS tìm hiểu sơ lƣợc về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.<br /> - HS cảm nhận đƣợc vẻ dẹp của chạm khắc gỗ đình làng.<br /> - HS có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch<br /> sử của quê hƣơng, đất nƣớc.<br /> IV/ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:<br /> - Học sinh khối 9.<br /> V/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:<br /> 1/ Phương pháp<br /> - Hoạt động nhóm<br /> - Phát vấn<br /> - Trực quan<br /> - Phân tích<br /> - Vấn đáp<br /> - Trò chơi<br /> - Tích hợp<br /> 2/ Nghiên cứu tài liệu:<br /> - Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 9<br /> - Tài liệu " Bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ III "<br /> - Sách " Điêu khắc và môi trƣờng” TG Thiện Tâm - NXB Xây dựng, năm<br /> 2003.<br /> - Sách " Bách khoa tri thức phổ thông" NXB TĐBK.<br /> - Sách “Nét đẹp đình làng” TG Hoạ sỹ Lê Thanh Đức – NXB Mỹ thuật năm<br /> 2001.<br /> - Sách: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam. TG Phạm Thị Chỉnh.<br /> - Các bài báo, tài liệu liên quan.<br /> 3/ Thực nghiệm:<br /> Tiến hành thực nghiệm trên một số lớp của khối 9.<br /> <br /> 4<br /> <br /> B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN<br /> I/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:<br /> Thời lƣợng cho một bài thƣờng thức mỹ thuật là rất ít, mà nội dung cần<br /> chuyển tải đến cho HS là lƣợng kiến thức lớn.<br /> Trƣờng mới thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phòng học chƣa đủ,<br /> nên sí số lớp đông, GV khó bao quát đến từng HS.<br /> Trƣờng vùng núi có cả HS dân tộc Dao, Hoa...điều kiện gia đình các em đa<br /> số là khó khăn, nhiều em ở diện nghèo, cận nghèo, nên các em gặp nhiều khó<br /> khăn trong học tập.<br /> Trang thiết bị, sách tham khảo, đồ dùng học tập... còn thiếu nhiều cũng dẫn<br /> đến hạn chế cho chất lƣợng dạy học.<br /> II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br /> Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài:<br /> Thường thức mỹ thuật<br /> Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. ( Mỹ thuật lớp 9 )<br /> 1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:<br /> <br /> - HS tìm hiểu sơ lƣợc về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.<br /> - HS cảm nhận đƣợc vẻ dẹp của chạm khắc gỗ đình làng.<br /> - HS có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch sử<br /> của quê hƣơng, đất nƣớc.<br /> 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC<br /> <br /> a. Giáo viên<br /> - Sƣu tầm một số tranh, ảnh, băng hình về chạm khắc gỗ đình làng.<br /> - Các bài viết về chạm khắc gỗ.<br /> - Một số tranh vẽ ký hoạ đình làng của HS, ảnh chụp đình làng.<br /> b. Học sinh<br /> - SGK<br /> - Tranh, ảnh về đình làng.<br /> c. Phương pháp<br /> - Trực quan<br /> - Nhóm nhỏ.<br /> - Phát vấn<br /> - Trực quan<br /> - Phân tích<br /> - Trò chơi<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2