Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy & học môn TNXH lớp 3
lượt xem 394
download
Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy & học môn TNXH lớp 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy & học môn tự nhiên xã hội lớp 3 Người soạn: Ngô Thị Hiền
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Ở LỚP 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục Ti ểu h ọc đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với 5 môn h ọc khác T ự nhiên - Xã h ội là m ột môn học có nhiều sự đổi mới, nó là tích hợp của 2 môn học cũ Sức khoẻ và Tự nhiên xã hội. Môn Tự nhiên - Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đo ạn. Giai đo ạn 1 t ừ l ớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5 - nó có m ột vai trò c ực kì quan tr ọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên - Xã hội xung quanh chúng ta và cách chăm sóc s ức kho ẻ cho mình, cho cộng đồng. Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Môn T ự nhiên - Xã h ội cũng v ậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã h ội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có s ẵn mà là m ột h ệ th ống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh mu ốn chi ếm lĩnh tri th ức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. V ậy m ột gi ờ h ọc T ự nhiên - Xã hội ở lớp 3 được tiến hành ra sao để có chất lượng cao? Cho dù tất cả giáo viên đ ều tích c ực đổi mới phương pháp dạy học thì một giờ Tự nhiên - Xã h ội v ẫn di ễn ra v ới các ho ạt đ ộng không mấy mới lạ đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với rất nhi ều tranh ảnh đẹp giàu màu sắc. Các em được lôi kéo vào xem một cách rất h ồn nhiên. Nh ưng yêu c ầu quan sát t ập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được m ục tiêu c ủa bài h ọc thì các em r ất d ễ nản. Nếu tiết Tự nhiên - Xã hội nào cũng lặp lại các lệnh: Quan sát, Đàm thoại, Mô tả...thì rất dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh ho ạt các hình th ức tổ chức dạy học. 1. Cơ sở lí luận: Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao ti ếp với bạn bè v ẫn t ồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng gi ữa nhiệm v ụ c ủa hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp c ủa các em "h ọc mà ch ơi, ch ơi mà học" thì chúng sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu k ết qu ả c ủa vi ệc d ạy h ọc cũng đ ạt t ới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học đặc biệt: Phương pháp trò chơi. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến v ới các ho ạt đ ộng vui ch ơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò ch ơi trong h ọc t ập có tác d ụng giúp h ọc sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường kh ả năng th ực hành ki ến th ức c ủa bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh. 2. Cơ sở thực tiển:
- Việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên Xã hội chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí sôi nổi cho một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu bài dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự hỗn độn không cần thiết. Trong quá trình dạy học giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp để đạt mục tiêu giờ dạy cao nhất. Song ở các lớp tôi dạy có tiết đã tổ chức đến 3 hoạt động khác nhau mà giờ học vẫn tẻ nhạt. Mỗi khi báo cáo kết quả thảo luận học sinh không những không đưa ra được kiến thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo có phần rập khuôn, xáo rỗng. Bên cạnh đó, có giờ giáo viên đưa tới 3 trò chơi vào giảng dạy kết quả là cả một giờ học không khí lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, tiếng reo hò. Song chính vì trạng thái tâm lí bị kích thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của học sinh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Xuất phát từ lí do đó tôi đã tìm tòi và chọn đề tài: "Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 3". II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: Trong quá trình dạy - học môn Tự nhiên - Xã h ội ở l ớp 3, tôi đã nh ận th ấy v ận d ụng các trò chơi vào dạy- học nhằm khơi dậy niềm hứng thú, niềm say mê h ọc t ập cho h ọc sinh. Kích thích tính độc lập chủ động sáng tạo trong vi ệc lĩnh h ội tri th ức, t ạo không khí sôi n ổi trong giờ Tự nhiên - Xã hội. 2. Phạm vi, đối tượng : - Chương trình Tự nhiên - Xã hội lớp 3. - Các trò chơi vận dụng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên - Xã hội. - Học sinh khối lớp 3, trường TH Lê Hồng Phong 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận. - Phương pháp điều tra thực nghiệm. - Phương pháp đối chiếu so sánh. - Phương pháp rút kinh nghiệm. PHẦN HAI: NỘI DUNG I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH: Do đặc điểm tâm lí của lứa tuổi nên khả năng chú ý tập trung còn y ếu, tính k ỉ lu ật chưa cao dễ mệt mỏi. Trong các tiết học bình thường trên lớp n ếu sử d ụng những ph ương pháp dạy học như thường lệ, tôi nhận thấy không hấp dẫn được khả năng tư duy sáng tạo
- của các em mà thường là một giờ học Tự nhiên - Xã hội thường di ễn ra t ẻ nhạt. Lớp th ường mất trật tự, đôi khi trầm quá mức. Đa số học sinh không thích học hoặc hãi học giờ này. II. NHỮNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nội dung: * Môn Tự nhiên - Xã hội lớp 3 được tích hợp từ 2 môn S ức kho ẻ và T ự nhiên xã h ội lớp 3 cũ sang, ở đây không có một bài Tự nhiên - Xã h ội nào đ ưa ra ki ến th ức đóng khung có sẵn. Kênh hình thì rất nhiều, kênh chữ chủ yếu là các lệnh với m ột số tóm l ược sơ đẳng c ủa từng mảng kiến thức. Các bài Tự nhiên - Xã h ội trong sách giáo khoa đ ược chia thành 3 ch ủ điểm đó là: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. * Các kiến thức trong bài Tự nhiên - Xã hội đ ược th ể hi ện chủ yếu b ởi các tranh ảnh. Riêng ở mảng kiến thức Con người và Sức khoẻ học sinh được học trong 18 bài t ừ tu ần 1 đến tuần 9 nội dung cơ bản là tìm hiểu về các cơ quan: Vận động, Tuần hoàn, Hô h ấp, Th ần kinh... cách vệ sinh phòng trừ các bệnh liên quan tới các cơ quan đó. * Ở mảng kiến thức xã hội học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia đình và các th ế hệ trong gia đình. Một số hoạt động ở trường. Đặc biệt học sinh đ ược khám phá các ho ạt động Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại, Thông tin liên lạc trong t ỉnh và các n ước. H ọc về Làng quê và Đô thị... Mảng kiến thức này kéo dài trong 20 bài (10 tuần). * Mảng kiến thức về Tự nhiên - Xã hội học sinh được tìm hi ểu v ề th ực vật, đ ộng v ật học đến chi tiết các bộ phận của cây, rễ, hoa, quả, lá. Học về Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời song tất cả mới chỉ dừng lại ở kiến thức sơ đẳng, ở m ảng này có m ột số bài rất gần gũi thực tế với học sinh như (Tôm, cua, cá, chim, thú...). Bên cạnh đó Tự nhiên - Xã hội lớp 3 còn cung cấp cho học sinh về năm, tháng, mùa các đ ới khí h ậu và b ề m ặt c ủa Lục địa... 2. Tiến trình thực hiện . * Đọc các tài liệu: - Thế giới trong ta. - Tập san Giáo dục và Thời đại. - Trò chơi trong Tự nhiên - Xã hội lớp 3. - Tâm lí tuổi học sinh Tiểu học. - Sách giáo viên và sách Tự nhiên - Xã hội lớp 3. * Khái quát về thành tích học tập và các hoạt động hàng ngày các em được h ọc thông qua vi ệc sử dụng các phương pháp đã nêu ở phần I để tiến hành nghiên cứu. 3. Biện pháp thực hiện: 1. Về nhận thức:
- Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò ch ơi trong quá trình d ạy h ọc ở Tiểu học nói chung và dạy môn Tự nhiên - Xã h ội nói riêng. Ph ải hi ểu rõ m ục tiêu c ủa t ừng bài, từng phần, từng mảng kiến thức và toàn bộ chương trình môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3. 2. Về nội dung a. Nhóm 1: Các trò chơi nhằm mục đích khai thác nội dung kiến thức của bài học. * Khi vận dụng phương pháp trò chơi vào khai thác n ội dung ki ến thức bài h ọc giáo viên cần lưu ý. - Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và đi ều ki ện thực tế có th ể cho phép. - Ít nhất 3/4 số học sinh được tham gia. - Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh khá giỏi được tham gia * Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho h ọc sinh khai thác n ội dung kiến thức bài học. a1. Trò chơi: Tôi cần đến đâu? * Mục tiêu: - Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh. - Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh - Ứng xử nhanh. * Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu chơi: "Tôi cần đ ến đâu". Đây là trò ch ơi yêu c ầu các em quan sát kĩ bức tranh cô đã phóng to trên bảng và lắng nghe câu h ỏi c ủa cô giáo ho ặc c ủa b ạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà cô hoặc bạn cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên bảng lớp. * Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B + Giáo viên nêu câu hỏi chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A ch ỉ đ ường. H ọc sinh ch ỉ đ ược thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ đường đến nơi khác... c ứ thế cho đ ến hết các địa điểm có trong tranh... Nếu học sinh được chỉ định không nói đ ược n ơi đ ến ho ặc ch ỗ đến sai em đó sẽ nói "chuyển" để học sinh cùng nhóm v ới mình bên c ạnh ti ếp s ức. C ứ m ỗi lần nhóm nào có một học sinh nói từ "chuyển" thì ở nhóm đó sẽ b ị m ột đi ểm phạt. Nhóm nào nhiều điểm phạt hơn là nhóm thua cuộc. + Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là: . Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu? . Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 5. . Tôi muốn gọi điện cho bố tôi. . Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong thị xã..... + Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Chúng ta đã đi đến những địa chỉ nào? * Trò chơi này sử dụng cho bài 27 - 28: Các cơ quan hành chính của Tỉnh. a2. Trò chơi: Đóng vai kể về sự vật
- * Mục tiêu: Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, gi ới thi ệu v ề s ự vật mình đã và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật. * Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh, vật thật). Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó. - Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi. Học sinh 1 c ủa nhóm A nói gi ới thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sẽ chỉ định học sinh m ột ở nhóm B nói ti ếp. H ọc sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh 1 ở nhóm C nói... Trò ch ơi c ứ th ế ti ếp t ục cho đ ến hết lượt lớp. Nếu học sinh 1 ở nhóm B không nói được sẽ nói "Em c ần s ự trợ giúp của cô giáo". Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp. Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh c ần sự hỗ trợ của giáo viên thì nhóm đó s ẽ b ị 1 đi ểm tr ừ. Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc. * Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau: Bài 41, 42: Thân cây Bài 43, 44: Rễ cây Bài 45: Lá cây Bài 47: Hoa Bài 48: Quả Bài 49: Động vật Bài 50: Côn trùng Bài 52: Lá Bài 53: Chim Bài 54, 55: Thú Ví dụ: Dạy bài 48 Quả * Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 48: Quả Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc qu ả th ật mà em v ừa đem t ới sau đó các em hãy đóng vai mượn lời quả đó để mô tả, gi ới thi ệu v ề màu sắc, hình d ạng mùi v ị của quả mà em quan sát được. * Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi. Ví dụ: Học sinh 1 ở nhóm A đứng dậy nói: Tôi là Nhãn, tôi sinh ra vào mùa hè. Thân hình tôi nhỏ bé tròn như hạt bi ve. Nhưng sau lớp vỏ màu nâu, mỏng đến lớp cùi tr ắng v ừa ng ọt l ại vừa bùi và cuối cùng là hạt màu đen huyền, óng ánh. Bạn có thích tôi không tôi v ừa ng ọt l ại vừa thơm? * Khi học sinh 1 nói xong chỉ định 1 học sinh ở nhóm B "nói về mình". Ví dụ: 1 học sinh ở nhóm B giới thiệu về quả dưa: Tớ cũng tròn như c ậu nhưng t ớ to h ơn r ất nhiều. Ngoài vị ngọt và thơm ra tớ còn có màu sắc rất đẹp, trong đỏ ngoài xanh. - Học sinh cứ thế tiếp tục chơi cho tới hết lượt lớp. (Lưu ý : Trong trò chơi này giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự t ự gi ới thi ệu v ề s ự v ật c ủa h ọc sinh. Cho dù học sinh đó nói không đúng về mùi vị hoặc kích th ước thì khi ch ốt ki ến th ức giáo viên mới sửa sai cho học sinh). a3. Trò chơi: Từ nào đây? * Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức về Mặt trăng, Ngày và đêm trên Trái đ ất; ho ặc năm, tháng và mùa.
- * Chuẩn bị: - Giáo viên chép sẵn một số đoạn văn hoặc câu văn đã đi ền sẵn sự vi ệc cần gi ới thiệu lên bảng, các sự vật được che lại bởi các thẻ có đánh số: 1, 2, 3, 4. - Các sự vật cần điền chép sẵn bảng phụ * Cách chơi: - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các sự vật lên bảng. - Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây? là trò chơi mà các em có nhi ệm v ụ ch ọn các từ điền vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa. * Luật chơi: Học sinh đọc thầm nội dung đoạn c ần tìm hi ểu. Khi có hi ệu l ệnh bắt đ ầu h ọc sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số thứ tự chỉ vị trí từ trong đo ạn vào bảng con. Sau th ời gian 2 - 3 phút giáo viên hô hết giờ. Tiếp đó giáo viên giúp học sinh t ự làm tr ọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi khi bỏ một thẻ học sinh đọc đồng thanh từ t ương ứng. Giáo viên khen những học sinh có đáp án đúng.(Sau trò ch ơi giáo viên thu k ết qu ả ch ơi và phát vấn tìm hiểu nội dung đoạn điền đó). * Trò chơi được vận dụng vào các bài: Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất. Bài 64: Năm, tháng và mùa. Ví dụ: ở bài 64: Năm, tháng và mùa. * Chuẩn bị: - Giáo viên chép sẵn đoạn: . Một năm có 12 tháng có 365 hoặc 366 ngày. . Có các mùa là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. . Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân. . Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa hạ. . Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu. . Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa đông. - Các từ: 12, 365, 366, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 đ ược che bởi các thẻ từ đánh số theo thứ tự từ 1 đến 15. . Các từ này được viết không theo trật tự vào bảng phụ. * Cách chơi: Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây là trò ch ơi mà các em có nhi ệm v ụ đi ền các từ cho trước vào chỗ trống cho hợp nghĩa. - Khi đó học sinh đọc thầm nội dung đo ạn văn bản trên và các t ừ c ần đi ền khi có hi ệu l ệnh bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số chỉ v ị trí c ủa t ừ đó (Ví d ụ: s ố 12, h ọc sinh ghi: 1 - 12; với từ mùa xuân, học sinh ghi 4 - mùa xuân...) vào bảng con. Sau th ời gian 2-3 phút giáo viên hô hết giờ, học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. - Giáo viên khen học sinh làm đúng. (Sau khi kết thúc cuộc chơi học sinh có đ ược các thông tin về năm, tháng và mùa ở đất nước ta). b. Nhóm 2: Các trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài ho ặc kh ởi đ ộng tạo s ự liên h ệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài. - Khi dạy xong một bài Tự nhiên - Xã hội để giúp các em kh ắc sâu v ề n ội dung ki ến th ức bài học song không mang tính chất tự luận, gi ảng giải hay nh ắc l ại. Giáo viên có th ể t ổ ch ức cho học sinh chơi trò chơi: Trò chơi này sẽ có tác dụng giúp cho các em hi ểu sâu, nh ớ lâu, khó quên bài. b1. Trò chơi: Hoa nào đẹp.
- * Mục tiêu: - Củng cố tên các bộ phận của các cơ quan trong c ơ th ể người ho ặc các Châu l ục và Đại dương của Trái đất. Sự khác biệt giữa làng quê, đô thị... - Rèn kĩ năng xếp hình và khả năng nhanh nhạy óc phản xạ tốt. * Chuẩn bị: - Nhiều miếng bìa cắt hình cánh hoa trên m ỗi cánh có ghi tên ho ặc hình v ẽ các c ơ quan khác nhau trong cơ thể người như: Mũi, Phế quản, Ph ổi...(hay các Châu l ục và Đ ại dương, các hoạt động, công trình kiến thiết của làng quê, đô thị...). - Chuẩn bị 4 bìa hình tròn làm nhị hoa trong đó ghi: Cơ quan hô h ấp, c ơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kinh (ho ặc 2 miếng bìa ghi các Châu l ục, các Đại dương, 2 miếng bìa ghi làng quê, đô thị...) - Nam châm băng dính dán sẵn vào các tấm bìa * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (ho ặc 2 nhóm tuỳ theo s ố l ượng b ộ nh ị và cánh hoa chuẩn bị được). - Giáo viên nêu yêu cầu: Hoa nào đẹp là trò ch ơi yêu c ầu các đ ội ph ải tìm các cánh hoa sao cho phù hợp với nhị hoa rồi ghép lại thành bông hoa đẹp. - Luật chơi: Sau khi giáo viên hô bắt đầu thì tất c ả h ọc sinh th ứ 1 c ủa m ỗi nhóm chạy lên lựa chọn nhị hoa cho nhóm mình. Tiếp đó học sinh chạy về cuối hàng c ủa nhóm đ ể học sinh thứ 2 chọn cánh...Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đ ến khi cánh hoa cu ối cùng đ ược g ắn. Đội nào gắn đẹp, nhanh đúng là đội thắng cuộc. * Trò chơi được áp dụng cho các bài: Bài 17-18: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khoẻ Bài 20: Họ nội, họ ngoại. Bài 66: Bề mặt Trái Đất. Bài 69 -70: Ôn tập và kiểm tra kì II - Tự nhiên. Ví dụ: ở bài 66: Bề mặt Trái Đất * Chuẩn bị: - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương. 2 bộ cánh hoa ghi tên các Đại dương là: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. - 2 bộ nhị hoa gồm: 2 nhị các Châu lục, 2 nhị các Đại dương. * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Giáo viên phổ biến luật chơi và nêu yêu cầu chơi. - Học sinh gắn cánh hoa vào nhị hoa. - Giáo viên bình chọn nhóm thắng cuộc. Kết thúc trò chơi học sinh được củng cố khắc sâu về các Châu lục và Đại d ương và câu thành ngữ: Năm châu bốn biển. b2. Trò chơi: Tôi là ai? * Mục tiêu: Củng cố tên các con vật, cây c ối ho ặc các loài hoa các thành viên trong h ọ n ội, h ọ ngoại. Học sinh gọi được tên của sự vật hoặc người đó.
- * Chuẩn bị: Từ 5 7 vương miện. Mỗi vương miện có dán 1 băng chữ ghi sẵn tên của người hoặc sự vật đó. * Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu: Tôi là ai là trò ch ơi yêu c ầu các em đ ặt câu h ỏi giúp b ạn đeo vương miện nhận ra mình là ai. - Luật chơi: Giáo viên chọn từ 5 -7 học sinh lên b ảng đ ứng thành hàng. Giáo viên treo những vương miện cho học sinh song lưu ý không đ ược đ ể h ọc sinh nhìn th ấy dòng ch ữ trên vương miện. Các học sinh bên dưới xung phong gợi ý cho bạn, ai g ợi ý mà b ạn đeo vương miện không nhận ra mình hoặc không gợi ý được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. (Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để có số lượng vương miện và dòng chữ trên vương miện phù hợp). Ví dụ: Bài 20: Họ nội họ ngoại * Chuẩn bị: 5 vương miện có các dòng chữ: Ông nội, bà ngoại, dì, chú, bố. * Cách chơi: - Giáo viên nêu vấn đề: Chơi trò chơi: "Tôi là ai" - Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh dưới gợi ý giúp cho h ọc sinh đeo v ương miện nhận ra mình là ai và nói được tên mình. Ai không gợi ý đ ược ho ặc g ợi ý mà b ạn đeo vương miện nói sai tên mình là người thua cuộc. - Giáo viên đeo vương miện cho 5 học sinh (lưu ý 5 h ọc sinh này không đ ược nhìn thấy dòng chữ của vương miện). - Sau khi giáo viên hô: "Trò chơi bắt đầu" thì chỉ định học sinh gợi ý: Ví dụ: + Với bạn đeo vương miện "ông nội". ?/ Bạn đang đóng vai một người đàn ông sinh ra bố của bạn. Học sinh đeo vương miện nói: Tớ biết tớ đang đóng vai "ông nội". + Với bạn đeo vương miện "dì". ?/Bạn đang đóng vai một người đàn bà là em của mẹ. Tớ đóng vai "dì" phải không bạn? Đúng rồi!....... + Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết 5 vương miện. - Kết thúc trò chơi: Giáo viên hỏi? ?/ Trong số các vị đến đây ai là người của họ ngoại. - Bạn đeo vương miện "dì" và "bà ngoại" cùng nói "là tôi" ?/ Còn các vị còn lại thuộc họ nào? (họ nội) - Giáo viên kết thúc bài. b3: Ghép chữ vào hình * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài về m ột số hệ c ơ quan trong c ơ th ể ho ặc các miền khí hậu trên Trái đất ... * Chuẩn bị: - Sơ đồ câm 3 bộ về cơ quan vừa học ho ặc lược đồ câm của Trái đ ất, th ềm l ục địa, Đại dương ... - Các tấm phiếu rời ghi tên các bộ phận của cơ quan ho ặc các đ ới khí h ậu, các Châu lục, Đại dương ...
- * Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu: Thi ghép chữ vào hình. * Luật chơi: + Giáo viên treo sơ đồ (lược đồ) câm lên bảng + Phát mỗi nhóm một bộ phiếu rời (số lượng học sinh chơi ph ụ thu ộc t ừng bài có số bộ phận cơ quan nhiều hay ít). + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Khi có hi ệu lệnh b ắt đầu h ọc sinh ghép nhanh chữ vào sơ đồ câm. Đội nào nhanh là đội thắng cuộc. * Trò chơi được áp dụng cho các bài sau: Bài 6: Máu và cơ quan tuần hoàn. Bài 7: Hoạt động tuần hoàn. Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu. Bài 12: Cơ quan thần kinh. Bài 59: Trái đất và quả địa cầu. Bài 65: Các đới khí hậu. Bài 66: Bề mặt Trái Đất. Ví dụ: Bài 7: Hoạt động tuần hoàn. * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về 2 vòng tuần hoàn. * Chuẩn bị: . Sơ đồ câm về 2 vòng tuần hoàn (2 sơ đồ) . 2 bộ phiếu rời ghi tên các lại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn. * Cách chơi: . Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một số người ch ơi ph ụ thu ộc vào số lượng các phiếu rời sẽ dán vào sơ đồ câm. . Giáo viên nêu yêu cầu: Ghép chữ vào hình là trò chơi yêu c ầu các em ghép tên vào đúng vị trí trong sơ đồ. . Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi học sinh trong một nhóm chơi được phát một tấm phiếu. Khi giáo viên hô bắt đầu khi học sinh 1 lên gắn phi ếu c ủa mình vào sơ đ ồ. Gắn xong học sinh đó trở lại vị trí cuối hàng để học sinh 2 lên g ắn. C ứ th ế cho đ ến khi g ắn xong. Đội nào gắn đẹp nhanh đúng là đội thắng cuộc. . Học sinh chơi gắn chữ vào hình. Sau cuộc chơi giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các lo ại m ạch máu c ủa 2 vòng tu ần hoàn và kết thúc bài. b4: Trò chơi "Làm theo cô nói không làm theo cô làm". * Mục tiêu: - Học sinh phản ứng nhanh. - Rèn sự nhanh tay nhanh mắt. * Tiến hành: - Giáo viên nêu yêu cầu: Làm theo cô nói không làm theo cô làm là: Khi cô nói A cô làm B các em phải làm là A ai làm theo B là thua cuộc. * Luật chơi: Khi giáo viên hô bắt đầu thì học sinh làm theo hi ệu l ệnh c ủa giáo viên không được bắt chước hành động của giáo viên. Ai làm sai sẽ thua cuộc. * Trò chơi này được áp dụng cho các bài sau: Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp. Bài 14: Hoạt động thần kinh. Ví dụ: với bài 14: Hoạt động thần kinh
- - Sau khi học sinh học xong bài giáo viên cho học sinh ch ơi trò ch ơi: Làm theo tôi nói không làm theo tôi làm. - Giáo viên quy ước: + Giáo viên nói "con thỏ" giơ 2 tay lên đầu. + Giáo viên nói "ăn cỏ" để tay miệng. + Giáo viên nói "uống nước" lấy tay cái đặt lòng bàn tay trái. + Giáo viên nói "chui hang" để tay vào vành tai. . Giáo viên cho học sinh thực hành thao tác con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui hang. . Giáo viên cho học sinh chơi: Giáo viên hô con thỏ - thao tác c ủa giáo viên cho tay lên vành tai ai làm theo giáo viên là thua cuộc. Cứ thế trò chơi tiếp tục khoảng 2 phút thì dừng. III. KẾT QUẢ: Sau gần một năm áp dụng vào dạy thực nghiệm trên khối lớp 3, tôi nh ận th ấy h ọc sinh rất hứng thú say mê học tập. Chưa có hiện tượng nào ngủ gật trong gi ờ h ọc, học sinh bước vào giờ học với tâm trạng thoải mái, thích thú. Kết quả thu được: Kết quả Nội dung HKI HKII SL % SL % 1. Có thích học môn Tự nhiên - Xã hội 2. Không thích học môn Tự nhiên - Xã hội 3. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là q Một giờ học sôi nổi. q Một giờ tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh trong sgk. q Một giờ mà em thích nhất vì em cảm thấy thoải mái học mà chơi, chơi mà học. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Trước hết người giáo viên phải tâm huyết với nghề luôn tìm tòi h ọc h ỏi c ập nh ật vấn đề mới của xã hội. - Khơi dậy lòng say mê thích học hỏi của h ọc sinh làm cho h ọc sinh c ảm th ấy th ực s ự yêu trường, yêu thích học tập không nên gò ép các em theo m ột khuôn th ước nh ất đ ịnh. Bi ết trân trọng sự sáng tạo của học sinh. - Phối hợp tốt các phương pháp dạy học hiện đại và truyền th ống vào d ạy h ọc. Ưu tiên cho phương pháp trò chơi song khi sử dụng phương pháp này mỗi giáo viên cần lưu ý: + Trò chơi phải góp phần thực hiện mục tiêu bài dạy + Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ phù hợp với đối tượng h ọc sinh c ả v ề th ẩm mĩ và n ội dung.
- + Không nên tổ chức kéo dài trò chơi sẽ ảnh hưởng tới m ạch kiến th ức. C ần bi ết t ổ chức cho khéo trò chơi học tập cần mang đúng nghĩa h ọc mà ch ơi, ch ơi mà h ọc. Tránh s ự thái quá. + Trò chơi chỉ áp dụng với mỗi bài 1 lần. Nếu là trò chơi khám phá ki ến th ức n ội dung bài cần được số lượng học sinh tham gia. + Tránh hiện tượng chỉ có một nhóm học sinh khá giỏi tham gia. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Trong quá trình vận dụng phương pháp trò chơi vào d ạy môn T ự nhiên - Xã h ội tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó phù hợp với tâm lí c ủa h ọc sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất. Vì "ch ơi mà h ọc - h ọc mà ch ơi" là m ột hoạt động mang tính tự nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được khám phá ...... Và đây chính là một nét m ới - m ột nét đ ộc đáo trong quá trình d ạy h ọc của mỗi giáo viên. Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc "Sử dụng phương pháp trò ch ơi nh ằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Tự nhiên - Xã h ội ở l ớp 3". V ới th ời gian v ận d ụng ch ưa dài nên có thể sáng kiến của tôi chưa thực sự sâu rộng. Rất mong có sự đóng góp ý ki ến c ủa các cấp lãnh đạo, các chuyên viên, nghiệp vụ. Các bậc chỉ đạo chuyên môn ở các tr ường đ ể sáng kiến của tôi được hoàn hảo hơn và từng bước áp dụng vào thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày 27 tháng 4 năm 2012 Người viết Ngô Thị Hền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
7 p | 2107 | 643
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính cầm tay giải nhanh một số bài tập Vật lý cấp THPT
12 p | 371 | 73
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 325 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 3
9 p | 259 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan
16 p | 259 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài về chất lớp 11 nâng cao theo hướng tích cực ở trường trung học phổ thông
18 p | 194 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường thpt
10 p | 258 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 - Cơ bản
19 p | 329 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT
20 p | 398 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp véc tơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
19 p | 181 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
19 p | 173 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 158 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông
10 p | 158 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng thiết bị tương tác U-Pointer và phần mềm I-Pro4 trong giảng dạy
19 p | 235 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng Mĩ Thuật
10 p | 100 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy tốt một tiết dạy
11 p | 115 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản tin về thời tiết vào dạy học Địa Lí tự nhiên 12
14 p | 86 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính Casio Fx 570 để giải một số dạng toán điện xoay chiều
5 p | 248 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn