intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thiết bị dạy học tự làm trong công tác Giáo dục thể chất ở trường Trung học phổ thông

Chia sẻ: Cao Trường Phúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình dạy học thể dục, việc sử dụng phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội các tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo giúp cơ thể phát triển cân đối toàn diện. Do đó đồ dùng dạy học và các phương pháp khi sử dụng đồ dùng dạy học góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thiết bị dạy học tự làm trong công tác Giáo dục thể chất ở trường Trung học phổ thông

  1. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà  nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là:  “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế  hệ  trẻ, hoàn thiện về  thể  chất   và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo  dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ  đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà   sư  phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư  phạm. Giáo dục thể  chất chia   thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác và giáo dục tố  chất thể  lực.   Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể  chất được gắn liền  với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ thông,   trong đó môn Thể  dục có vị  trí vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ  và nâng cao   sức khỏe, thể lực cho học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu   cầu của sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình giảng   dạy đa phần các giáo viên gặp nhiều khó khăn, vì tiết dạy lý thuyết do thiếu dụng   cụ trực quan, thiết bị tập các động tác bổ trợ nên học sinh ( HS ) không có hứng thú   trong học tập và việc tiếp thu bài chưa hiệu quả. Xuất phát từ  những khó khăn trên, cùng với xu hướng dạy học tích hợp như  hiện nay nên tôi xin chia sẻ: Đề tài “ Sử dụng thiết bị dạy học tự làm trong công tác Giáo dục thể chất ở trường   Trung học phổ thông”.  Hưởng ứng cuộc thi “Giáo viên, học sinh tự làm thiết bị dạy học và đồ dùng   học tập” năm 2015­2016 với sản phẩm “ Bộ bàn ghế đa năng”. Sản phẩm với nhiều   công dụng chức năng, không chỉ sử dụng được ở  nhiều tiết học mà còn sử  dụng ở  nhiều khối lớp, hoạt động thể thao ngoại khóa, kiểm tra thể lực, huấn luyện và cả  trong khi thi đấu của một số môn thể thao. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy thuộc các khối 10, 11, 12 trường THPT   Lê Quý Đôn năm học 2015­2016. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU        Giáo dục thể chất ( hay Thể dục thể thao trường học), thực hiện trên các công  việc: ­ Trong các tiết học Môn thể dục: ứng dụng phổ biến nội dung, dụng   cụ tập luyện. ­ Trong thể dục ngoại khóa: Huấn luyện, thi đấu. ­ Trong kiểm tra Tiêu chẩn rèn luyện thân thể. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              1 Trang
  2. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Quan sát: Trong quá trình thử nghiệm, quan sát để tìm ra những chỗ đã làm  được , chỗ chưa được để từ đó đưa ra biện pháp giải quyết.  2. Phân tích, nghiên cứu tài liệu: đề  tài sử  dụng phương pháp phân tích và  tổng hợp tài liệu.  Tham khảo chương trình đào tạo môn thể  dục của bộ  giáo dục và đào tạo đối với  các trường THPT trong toàn quốc; sách hướng dẫn soạn giảng môn thể  dục giành   cho các giáo viên thể dục cấp học THPT; sách hướng dẫn sử dụng nội dung giảng  dạy môn thể dục trong chương trình cải cách giáo dục của bộ giáo dục và đào tạo;  một số giáo án giảng dạy, huấn luyện môn bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, cờ vua…  của   giáo  viên  thể   dục   trường  THPT   và   các   trường  Đại  Học   Thể   dục   thể   thao   (TDTT). Tham khảo tài liệu:  Sách giáo viên thể  dục 10, 11, 12. Bộ  GD&ĐT  (2001), “Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể  chất, sức khoẻ  trong  trường học các cấp”, (hội nghị khoa học giáo dục và đào tạo lần thứ III), NXB  TDTT Hà Nội, tr.3 – tr.278. “Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường   THPT” của  PGS.TS. Trịnh Trung Hiếu NXB TDTT Hà nội (1999). “Giáo trình  Thể  dục thể  thao trường học” của GS.TS. Lê Văn Lẫm,   TS. Phạm Xuân  Thành NXB TDTT Hà Nội (2008). 3. Phỏng vấn trực tiếp: tạo điều kiện cho chúng ta tiếp xúc trực tiếp, lắng  nghe một cách trung thực nhất ý kiến của các em về vấn đề đặt ra.    4. Thử  nghiệm:  áp dụng biện pháp sử  dụng đồ  dùng học tập để  nâng cao  hiệu quả tiết dạy.  5. Phương pháp tính toán và xử lí số liệu:  ghi nhận mức độ hiểu biết, ham   thích học tập của các em để so sánh hiệu quả của đề tài. 6. Các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp đặt và giải quyết vấn  đề; Phương pháp hoạt động nhóm;  Phương pháp đóng vai; Phương pháp động não. 7. Các phương pháp dạy học TDTT: Phương pháp chỉ  đạo trong dạy học  TDTT ( sử  dụng ngôn ngữ, trực quan, hoàn chỉnh và phân giải, phòng ngừa và sửa  chữa sai sót động tác ); Phương pháp tập luyện trong dạy học TDTT ( Lặp lại, biến   đổi, tổng hợp, tuần hoàn, trò chơi và đấu tập, tập trung chú ý, tâm niệm động tác,  thả lỏng ); Phương pháp giáo dục phẩm chất tư tưởng trong dạy học TDTT và yêu  cầu cơ bản về phát triển nhân cách. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Cùng với sự  phát triển chung của xã hội ngày nay, TDTT cũng đang trên đà  phát triển không ngừng, nó trở  thành một bộ  phận không thể  thiếu trong đời sống   tinh thần của nhân dân và còn thể hiện sự khát  vọng vươn lên chiếm lĩnh mọi đỉnh  cao của con người trong đó có vấn đề TDTT và thể lực với tư cách là một giá trị của  con người. Việc dạy và học môn Thể dục trong trường THPT có nhiệm vụ trang bị  GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              2 Trang
  3. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 cho học sinh những kiến thức và kĩ năng vận động cơ  bản để  rèn luyện nâng cao   sức khỏe, thể  lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành  mạnh, đồng thời giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vần động tạo   nên. 1. Một vài khái niệm cơ bản  ­ Biện Pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.  ­ Thiết bị  dạy học: Là một dụng cụ  dùng để  minh hoạ, làm rõ hơn,  phong phú hơn nội dung của bài dạy.  ­ Giáo dục thể  chất: là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường   phổ  thông, trong đó môn Thể  dục có vị  trí quan trọng trong việc bảo vệ  và   nâng cao sức khỏe, thể lực cho học sinh, chuẩn bị cho ng ười lao động tương   lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của trường THPT: Là một trường có bề  dày lịch sử  trong ngành giáo dục, nên đa số  học sinh  nhận thức đúng về  nhiệm vụ  học tập của bản thân cũng như  mục tiêu của nhà  trường là đào tạo cho các em giỏi toàn diện về  đức ­ tri ­ thể  ­ mỹ.  Ngoài học tập  các môn văn hoá, thì các hoạt động ngoại khoá về  TDTT của trường cũng rất phát  triển. Hoạt động TDTT ngoại khoá là một trong những điểm mạnh và chủ yếu nhất  trong nhà trường, nó thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện với mục đích rèn  luyện thân thể và nâng cao thành tích thể thao, đặc biệt là các môn thể thao như: cầu  lông, đá cầu, bóng chuyền….  Người giáo viên trong thời kì đổi mới Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của  xã hội được Đảng và nhà nước quan tâm coi nhiệm vụ giáo dục là một trong những   nhiệm   vụ quan   trọng   nhất   nên   các   môn   học   trong   nhà   trường   luôn   được   quan   tâm với những đồ  dùng giảng dạy hiện đại nhằm đáp  ứng mục tiêu giáo dục.  Đối  với nhà trường nói chung, công tác GDTC nói riêng cũng được quan tâm với nhiều  dụng cụ  thể  thao và các phương tiện dạy học. Công cụ  lao động của người giáo  viên là hệ  thống những tri thức kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để  thực hiện chức năng  giáo dục nhằm thu hút học sinh tham gia một cách tự giác tích cực. Nhân cách người  giáo viên với tất cả vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ  đạo đức có ý nghĩa to lớn có tính quyết  định trong giáo dục. Ngoài ra các phương tiện giáo dục khác như  đồ  dùng dạy học   các phương tiện kỹ  thuật… cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất  lượng  hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên cho dù các phương tiện dạy học có  hiện đại đến đâu  chăng nữa thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Vì vậy giáo viên  phải vận dụng sử dụng các phương tiện dạy học một cách linh hoạt trong mọi hoàn  cảnh thì bài dạy mới đạt hiệu quả  cao vừa đảm bảo chất lượng giáo dục một giờ  học, vừa mang tính khoa học phù hợp với hoàn cảnh. 2. Vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học tự làm:  GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              3 Trang
  4. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 Trong quá trình dạy học thể dục, việc sử dụng phương pháp dạy  học không  thể  tách rời với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học  sẽ  giúp cho học sinh lĩnh hội các tri thức và rèn  luyện kĩ năng, kĩ xảo giúp cơ  thể  phát triển cân đối toàn diện. Do đó đồ  dùng dạy học và các phương pháp khi sử  dụng đồ  dùng dạy học góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình   dạy học. Tuy dụng cụ sân bãi luôn được Nhà trường quan tâm đầu tư, nhưng do sự  đa dạng của Môn Thể dục ( có rất nhiều môn Thể thao trong môn thể dục ) và sự đa  dạng của những bài tập. Vì vậy không thể tránh tình trạng thiếu dụng cụ tập luyện.  Mặc khác, cũng cần có những thiết bị­dụng cụ mới để đáp ứng được nhiều nhu cầu  khác nên rất cần sự đầu tư tìm tòi nghiên cứu để tạo ra những đồ dùng đáp ứng các  yêu cầu trên. 3. Tính mới và tính sáng tạo: 3.1. Tính mới: Thiết bị dạy học tự làm có tên : Bộ bàn ghế đa năng. Ngoài việc sử dụng như  1 bộ  bàn ghế  thông thường, còn biến đổi thành những phương tiện, thiết bị  các   nhiều môn thể thao.  3.2. Tính sáng tạo: Bộ dụng cụ với rất nhiều công dụng và tính năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều   nhiệm vụ, phù hợp với xu hướng tích hợp hiện nay. * Đánh giá: ­ Có tính mới trong nước. ­ Có tính sáng tạo rất cao. ­ Mang tính kết hợp các môn thể thao trong công tác giáo dục thể chất. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐàTIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Với nhiều tiết học thực hành thể dục, vào đầu tiết sẽ có phần phổ  biến nội  dung tiết học. Rất cần có 1 sản phẩm trực quan để  các em thấy và cảm nhận rõ  ràng.  Ví dụ: Bài học Cầu lông – Bóng chuyền ( Thể thao tự chọn) ở chương trình lớp 10.   Học kĩ thuật phát cầu thuận tay ( môn Cầu lông ) – Học kĩ thuật phát bóng thấp tay   chính diện và luật xoay cầu ( môn Bóng chuyền ). Sử dụng đồ dung tự làm sẽ mang  lại hiệu quả cao trong quá trình truyền đạt và tiết kiệm được rất nhiều thời gian so   với các trường hợp trước đây: ­ Trường hợp 1: dù điều kiện sân bãi đầy đủ  nhưng giới thiệu 2 kĩ  thuật đó nếu không có  đồ dùng tự làm sẽ phải di chuyển đội hình từ sân Cầu   lông qua sân bóng chuyền, sẽ mất thời gian. ­ Trường hợp 2: có thể  dùng phòng công nghệ  thông tin (CNTT) để  trình chiếu tuy nhiên sẽ  mất thời gian di chuyển từ phòng CNTT xuống sân   tập. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              4 Trang
  5. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 ­ Trường hợp 3: thiếu dụng cụ tập các động tác bổ  trợ  như: động tác   gập bụng, động tác gập thân ( kiểm tra độ  dẻo ), động tác  ưỡn thân trên  không…. 1. Công dụng, chức năng và những ứng dụng của thiết bị dạy học tự làm Bộ sản phẩm gồm 2 phần chính: Bàn và ghế.      1.1. Bàn: Có 2 công dụng chính a. Có thể làm bàn để viết và làm việc trong quá trình giảng dạy hoặc   có thể dùng để chơi cờ vua b. Bàn có thể  biến đổi thành bảng trong quá trình giảng dạy, thiết bị   trong thi đấu thể thao:           ­ Dùng trong các tiết kiểm tra, các tiết dạy lý thuyết.           ­   Có   thể   biến   đổi   thành   bảng   dùng   trong   lúc   hướng   dẫn   lý  thuyết, huấn luyện thi đấu các môn thể thao:    + Bảng viết ( dùng trong tất cả các tiết dạy).   + Mô hình môn bóng chuyền dùng để  dạy chiến thuật,   một số  điều luật cơ  bản.. trong chương trình môn thể  thao tự  chọn khối 10, 11, 12.   GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              5 Trang
  6. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 + Mô hình môn đá cầu: dùng để dạy chiến thuật, một số  điều luật cơ bản… trong chương trình môn thể dục khối 10, 11,   12. + Mô hình môn cầu lông: dùng để  dạy chiến thuật, một  số điều luật cơ bản… trong chương trình môn thể dục khối 10,  11, 12. + Mô hình môn bóng đá dùng để dạy chiến thuật, một số  điều luật cơ bản.. trong chương trình môn thể thao tự chọn khối  10, 11, 12. + Bàn cờ  vua dùng trong các tiết hoạt động ngoại khóa,  huấn luyện cờ vua. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              6 Trang
  7. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 ­ Bàn biển đổi thành bảng trong đấu tập và thi đấu trong một số  môn thể thao:   + Bảng lật điểm môn bóng rổ.   + Bảng thay người môn bóng đá.     2.2. Ghế : Có 2 công dụng chính         a. Làm ghế để ngồi trong tiết dạy lý thuyết, trong các tiết kiểm tra.         b. Ghế biến đổi thành thiết bị tập luyện các động tác bổ trợ: ­ Bục nhảy để tập các động tác bổ trợ trong môn nhảy xa và các   môn học khác. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              7 Trang
  8. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 ­ Bục kiểm tra độ dẻo: động tác gập thân. 2. Quy trình thiết kế TBDH tự làm 2.1. Nguyên tắc và cấu tạo        Gồm hai thiết bị chính:           ­ Ghế đa năng có kích thước:             + Chiều cao từ chân lên phần dựa: 90 cm.              + Chiều cao từ chân lên phần ngồi: 46cm.              + Chiều rộng phần ngồi: 39 cm.              + Chiều sâu phần ngồi: 30cm.            + Khi lật ghế  xuống     bục kiểm tra độ  dẻo ( động tác gập  thân)+bục tập các động tác bổ trợ. Bục có chiều cao 50cm. ­ Bàn đa năng: Kích thước mặt bàn: 48 55cm; chiều cao( có thể điều  chỉnh độ cao từ 73­118 cm); chân đế hình tròn đường kính 40 cm.               + Kích thước bàn cờ vua: 40 40cm.            + Bảng trắng: 48 55cm. Chiều cao cạnh dưới đến mặt đất ( có   thể điều chỉnh độ cao từ 42­85 cm). GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              8 Trang
  9. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017               + Kích thước sơ đồ sân cầu lông: 20 46cm.   + Kích thước sơ đồ sân bóng đá: 30 50cm.   + Kích thước sơ đồ sân bóng chuyền: 25 50cm.   + Kích thước sơ đồ sân đá cầu: 25 50cm.   +   Bảng   lật   điểm:   48 55cm.   Có   bốn   chữ   số   có   kích   thước:  11 25cm. 2.2. Nguyên vật liệu:  ­ Tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, hoặc các phế  phẩm: Gỗ;  Thiết; Giấy dán màu; Sơn; Sắt ống tròn; Nam châm, nắp chai bia.... 2.3. Cách làm:      ­ Lấy gỗ đóng ghế ngồi.       ­ Đóng khung bảng gỗ, bố trí nam châm lên bảng gỗ sau đó dùng thiết  lợp lên, dán giấy màu trắng lên tạo mặt bảng. Làm trục xoay cho bảng. ­ Làm trụ ( chân bàn), chân đế: cắt sắt, làm chân đế, làm khớp để gắn   bảng, sơn trụ và chân đế.       ­ Làm mô hình sân: cắt tấm thiết, cắt dán giấy màu lên tấm thiết.       ­ Làm bàn cờ: in con cờ, cắt dán hình con cờ lên miếng thiết, in bàn cờ.       ­ Làm bảng lật điểm: cắt thiết, cắt giấy màu sau đó dán vào thiết. 3. Lắp ráp và bố trí TBDH tự làm 1 : Mặt bàn 2 : Ốc tam giác 3 : Ốc hình nón cụt 4 : Chân bàn 5 : Đế chân bàn ­ Nối mặt bàn với chân đế cố định bằng ốc tam giác (2). ­ Chân đế  có thể  thay đổi ( độ  cao của bàn và độ  cao của bảng có thể  điều   chỉnh) bằng cách điều chỉnh ốc hình nón cụt (3).        ­ Mặt bàn có thể điều chỉnh độ  nghiêng hoặc biển đổi thành bảng bằng cách  điều chỉnh ốc tam giác (2).        ­ Gắn các chi tiết, mô hình vào mặt trước của bảng phù hợp với nội dung bài  dạy.        ­ Một số chi tiết thiết bị khác. 4. Hướng dẫn khai thác sử dụng và bảo quản: ­ Sử  dụng trong các tiết dạy lý thuyết, làm dụng cụ  trong thời gian tập các   động tác bổ trợ. ­ Thiết bị trong thi đấu, huấn luyện các môn thể thao. *Bảng có thể xoay 360o, khi hướng dẫn học sinh sẽ dễ quan sát theo nhiều góc độ. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              9 Trang
  10. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 ­ Vặn ốc phù hợp để thiết bị không xê dịch trong lúc sử dụng. ­ Điều chỉnh độ cao của bảng, bàn phù hợp. ­ Tránh tiếp xúc với nước.  IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Khả năng áp dụng: ­ Áp dụng tất cả  các khối lớp, các môn như: cầu lông, đá cầu, bóng   chuyền, bóng đá, cờ vua… Toàn trường và có thể nhân rộng toàn quốc. ­ Đánh giá: + Triển khai được ngay, mỗi giáo viên Bộ môn Thể  dục có thể  tự làm để phục vụ cho công tác. + Có tính ứng dụng rất cao. + Có tính áp dụng đại trà. 2. Hiệu quả:  ­ Kỹ  thuật: Sử  dụng dễ  dàng, thuận tiện. Thao tác đơn giản để  điều   chỉnh thành nhiều công dụng. ­ Kinh tế: Bằng những vật liệu thông dụng mỗi giáo viên có thể  tự  làm, không tốn nhiều chi phí. ­ Xã hội: Giúp cho quý thầy cô, các em học sinh có thêm 1 dụng cụ cực  kì đa năng.                                      Bảng so sánh Thời gian Nội dung   Thời gian phổ   Mức   Thiết bị, dụng cụ cần truyền   biến nội dung độ ham   đạt thích Trước khi   HS khó nắm  Khá tốn thời gian  70% Một số bài tập không thực  áp dụng bắt bố trí sân bãi hiện được Sau khi áp  HS rất dễ  Tiết kiệm rất  100% Có thiết bị, dụng cụ để  GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              10 Trang
  11. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 dụng nắm bắt nhiều thời gian thực hiện 3. Mức độ triển khai: ­ Sản phẩm thiết kế đã có đủ các thông số kỹ thuật và khả thi. ­ Đã thử nghiệm thành công. ­ Đã ứng dụng vào dạy và học tốt. C. KẾT LUẬN Qua quá trình sử dụng thiết bị dạy học tự làm tôi nhận thấy: ­ Được sự  đồng tình, thống nhất và  ủng hộ  của đồng nghiệp và Ban  giám hiệu trường. Nhất là các giáo viên cùng bộ môn sử dụng một cách thuận  tiện, dễ dàng và hiệu quả.   ­ Đa số  học sinh hứng thú, chú ý cao trong quá trình giảng giải. Sản   phẩm biến đổi dễ dàng giữa các môn thể thao giúp tiết kiệm thời gian bố trí.  Có dụng cụ­thiết bị để thực hiện được nhiều bài tập khác nhau. ­ Đã tham gia dự thi “Giáo viên, học sinh tự làm thiết bị dạy học và đồ  dùng học tập” của sở Giáo Dục và Đào Tạo Hậu Giang đã đạt giải Nhì. ­ Tồn tại cần khắc phục: Sản phẩm cần  được nghiên cứu để  tăng  thêm tính năng, sản phẩm cần được nhân rộng để  phục vụ  công tác dạy và  học. ­ Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Với tính khả thi đã đạt được của đề  tài qua quá trình áp dụng, trong những năm sắp tới, tôi sẽ tiếp tục sử dụng Bộ  Thiết bị  này để  phục vụ  cho Giảng dạy cũng công tác Thể  dục thể  thao   trường học. Vì đây là thiết bị  dạy học tự  làm nên cũng không tránh khỏi   những sai sót nhất định. Bản thân tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đề  tài một   cách tốt nhất có thể, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp cho  nên mong quý thầy cô đồng nghiệp cũng như các em học sinh chân thành đóng   góp ý kiến cho tôi. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              11 Trang
  12. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 Xin cám ơn mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này! Tôi  xin trân trọng cảm ơn !          TX Ngã Bảy, ngày …. tháng …. năm  2016.                                                                                    Người viết            Cao Trường Phúc  Tài liệu tham khảo a. Sách giáo viên thể dục 10, 11, 12. GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              12 Trang
  13. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 b. Bộ GD&ĐT (2001), “Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất,  sức khoẻ trong trường học các cấp”, (hội nghị khoa học giáo dục và đào tạo  lần thứ III), NXB TDTT Hà Nội, tr.3 – tr.278. c. Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường THPT.  PGS.TS. Trịnh Trung  Hiếu NXB TDTT Hà nội (1999). d. Giáo trình Thể dục thể thao trường học. GS.TS. Lê Văn Lẫm,  TS. Phạm  Xuân Thành. NXB TDTT Hà Nội (2008). Nhận xét của tổ chuyên môn: GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              13 Trang
  14. Trường THPT Lê Quý Đôn                                                          SKKN năm học 2016 –  2017 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………… Nhận xét của hội đồng khoa học trường: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………… GV: Cao Trường Phúc                                                                                                              14 Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2