Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS
lượt xem 9
download
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướng mắc mà giáo viên, nhân viên trường THCS thường gặp phải trong việc quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS. Nhằm đề xuất và lý giải các biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS Đồng Khởi - Định Thủy – Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ đầy đủ Thuật ngữ viết tắt Thiết bị giáo dục TBGD Trung học cơ sở THCS Học sinh HS Giáo viên GV 1
- MỤC LỤC *** DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Trang 1 MỤC LỤC Trang 2 MÔ TẢ GIẢI PHÁP Trang 3 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trang 3 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Trang 5 2
- 2.1. Mục đích của giải pháp: Trang 5 2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so Trang 6 với giải pháp đã, đang được áp dụng: 2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Trang 6 a. Những biện pháp quản lý TBGD: Trang 6 Trang 7 c. Nâng cao nhận thức của GV về vai trò của TBGD với Trang 9 chương trình và nội dung sách giáo khoa THCS. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trang 9 4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được Trang 10 do áp dụng giải pháp: 5.Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Trang 11 6.Tài liệu kèm theo Trang 12-13 Tài liệu tham khảo Trang 14 MÔ TẢ GIẢI PHÁP Tên sáng kiến: Biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS Mã số: ...................................... 1.Tình trạng giải pháp đã biết: 3
- Từ năm học 2002-2003 đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới Giáo dục phổ thông, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đến nay đã áp dụng cho toàn cấp học, theo đó nội dung chương trình được viết và thực hiện theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành. Vì vậy việc sử dụng thiết bị giáo dục (TBGD) là việc cần thiết và bắt buộc trong các giờ dạy ở tất cả các môn học. Với những thiết bị dạy được cấp nhà trường cụ thể là đồng chí hiệu trưởng đã quan tâm chỉ đạo việc bảo quản, sử dụng để việc sử dụng TBGD đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: - Có kế hoạch: thống kê, mua sắm, kiểm tra, bảo quản, sử dụng việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị theo yêu cầu của tổ chuyên môn. - Hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên phụ trách thiết bị lập kế hoạch chi tiết, phù hợp với trường, nâng cao hiệu quả thực hiện, đồng thời thể hiện đầy đủ những yêu cầu và ý tưởng của tác giả, các nhà nghiên cứu khi thiết lập xây dựng bố trí các TBGD trong từng giai đoạn hình thành chân lý qua từng bài học, từng thí nghiệm cụ thể. * Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị: Thứ nhất: Hiện nay nhà nước đã đầu tư cho nhà trường một bộ đồ dùng từ lớp 6 đến lớp 9 tương đối đủ và đồng bộ. Nhà trường đã cố gắng đầu tư thích đáng về CSVC trang thiết bị, phòng TBGD. Tuy nhiên về cơ sở vật chất nhà trường chưa thể đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu, mới chỉ có 3 phòng học bộ môn. Không có phòng đảm bảo diện tích rộng cho việc sắp xếp chứa TBGD, phòng chứa hoá chất. Chưa có các loại tủ, giá chứa TBGD chuyên dụng. Thứ hai: Đa số GV và HS đã có điều kiện tiếp xúc và có thói quen sử dụng TBGD trong các tiết học. Tuy nhiên trình độ sử dụng TBGD của giáo viên chưa đáp ứng được với những thiết bị hiện đại. Mặc khác một bộ phận giáo viên còn hiện tượng sử dụng 4
- nhưng chỉ là xem xét qua loa nên dẫn tới làm mất thời gian của việc dạy và học hiệu quả không được bao nhiêu. Như vậy là số thiết bị dạy học tuy vẫn được sử dụng nhưng tần xuất sử dụng chưa cao, hiệu quả chưa đạt được không như mong muốn. Thứ ba: Có thể thấy một thực tế là có TBGD nhưng không có đủ kho chứa TBGD nên việc sắp xếp chung với phòng thực hành, sử dụng ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình giảng dạy của giáo viên. TBGD còn kém chất lượng đặc biệt là các thiết bị dạy học ở các môn khoa học tự nhiên có thực hành, hoặc phải làm thí nghiệm. Hơn nữa một số đồ dùng có độ chính xác không cao ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, dẫn đến việc ngại làm thí nghiệm ở GV và HS. Thứ tư: GV quản lý thiết bị mới nhận nhiệm vụ chưa được trang bị nghiệp vụ, chưa có cán bộ phụ tá thí nghiệm. Ngoài ra việc sử dụng TBGD ở một số môn cơ bản vẫn có những ưu, khuyết điểm cụ thể như sau: 1.1. Đối với môn Vật lý, Sinh học, Công nghệ: - Đây là một trong những môn học có tính trực quan và phải sử dụng nhiều TBGD nhất trong bậc học THCS. - Với lớp 7, lớp 8 các bộ dụng cụ thí nghiệm được sắp xếp khoa học trong từng hộp và quy định rõ TBGD của GV, của học sinh. Vì vậy rất thuận lợi cho việc quản lý nhưng gây khó khăn, cồng kềnh khi sử dụng (vì có bài chỉ cần sử dụng một số TBGD nhưng GV+HS phải dùng cả hộp đựng dụng cụ). -Với lớp 6 và lớp 9 các thiết bị này hầu như không có hộp bảo quản chắc chắn. đòi hỏi giáo viên quản lý thiết bị và GV bộ môn phải có sự sắp xếp khoa học, hợp lý và có biện pháp bảo quản tốt nếu không sẽ rất khó khăn trong việc mượn và chuẩn bị thí nghiệm 1.2. Đối với các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, GDCD…: -Ngoài những mẫu vật, mô hình… còn lại hầu hết là tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng biểu…. Vì vậy việc quản lý và bảo quản cũng khó khăn và đòi hỏi phải ngăn nắp khoa học. 5
- -Việc sử dụng có đơn giản hơn, thời gian chuẩn bị ít hơn nhưng đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu nhiều nên GV cũng còn ngại sử dụng. 1.3. Đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng nước ngoài, Hoá học (lớp 8, lớp 9): Đây là những môn có sử dụng các thiết bị điện tử (đàn, đầu đĩa, màn hình…), các vật liệu dễ hao hụt (như hoá chất, bút, màu vẽ...). Việc quản lý và bảo quản cần có các điều kiện về cơ sở hạ tầng và thiết bị chuyên biệt, người quản lý phải có nghiệp vụ và có trách nhiệm cao. Những ưu, khuyết điểm trên là tình hình thực tế mà tôi nắm bắt được thông qua trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với giáo viên ở tại đơn vị. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2.1 Mục đích của giải pháp: Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướng mắc mà giáo viên, nhân viên trường THCS thường gặp phải trong việc quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS. Nhằm đề xuất và lý giải các biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS Đồng Khởi - Định Thủy – Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu: _ Nâng cao nghiệp vụ cho bản thân. _ Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. _ Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục của trường THCS Đồng Khởi nói riêng và các nhà trường phổ thông nói chung. 2.1 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: _ Tổng hợp, khái quát và phân tích rõ.nguyên nhân chủ quan và khách quan trong công tác quản lý TBGD của nhà trường, để từ đó đề xuất giải pháp biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng 6
- TBGD của giáo viên, đồng thời phấn đấu đạt các tiêu chuẩn về Phòng thí nghiệm, thực hành đạt chuẩn _Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quản lý TBGD cho giáo viên quản lý. _ Định hướng cụ thể và có hệ thống về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng quản lý TBGD. Có biện pháp để nâng cao nhận thức cả về lý luận và thực tiễn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường về trách nhiệm của từng thành viên đối với việc sử dụng, bảo quản, sửa chữa và bổ xung TBGD của nhà trường. 2.2 Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: a. Những biện pháp quản lý TBGD: Tất cả TBGD của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. (Phụ lục 1) TBGD phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. TBGD phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ xung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Trong công tác quản lý TBGD, GV quản lý cần nắm vững: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý. - Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình. Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi. 7
- - Xây dựng phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn. Tổ chức bảo quản, Bố trí hợp lý TBGD trong phòng thực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn. - Trang bị đầy đủ và đồng bộ các TBGD. Mua sắm trang thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của trường. Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản để ưu tiên trang bị trước; Cần trang bị một số phương tiện Nghe - Nhìn, đưa công nghệ thông tin vào quá trình Dạy – Học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận các phương tiện Dạy – Học hiện đại, hiệu quả cao. - Tổ chức tự làm, sưu tầm TBGD. Cần phát động phong trào tự làm TBGD để GV tăng thêm lòng yêu nghề và thêm quý những TBGD được cung cấp. - Tham mưu Ban giám hiệu xây dựng chế độ kiểm tra, giám sát thật cụ thể về việc sử dụng TBGD. Đưa công tác sử dụng TBGD thành quy chế đánh giá GV hàng năm: Xét danh hiệu thi đua, động viên khuyến khích một cách thích hợp: thưởng tiền, vật chất, … b. Những biện pháp duy trì, bảo quản, sử dụng TBGD: */ Để bảo quản tốt TBGD cần: - Thực hiện việc bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước; thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê theo quy chế quản lý tài sản; … - Bảo quản theo chế độ riêng đối với các loại thiết bị như dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật, hóa chất, các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền như: Dụng cụ quang học, điện tử, máy tính … ; Đồng thời cần quan tâm đến sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ … và phải có kế hoạch đầu tư kinh phí để mua các trang thiết bị, vật tư … phục vụ cho việc bảo quản. - Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBGD theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản tài sản. */ Sử dụng TBGD: Để sử dụng tốt TBGD cần phải tuân thủ một số điều kiện cơ bản sau: 8
- - Ngay từ đầu năm nhà trường phải cho GV học tập các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng TBGD, các quy định nội bộ của nhà trường. Thu thập các ý kiến đề nghị… - Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng thiết bị. Đặc biệt là kiểm tra qua các giờ dạy trên lớp, các giờ thực hành. - Tăng cường các cuộc thi sử dụng TBGD, mở các chuyên đề về sử dụng TBGD, lấy ý kiến đóng góp về chất lượng, hiệu quả sử dụng TBGD. - TBGD phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và đặc biệt phải được quản lý và tổ chức sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đúng yêu cầu kỹ thuật. Cùng với việc quản lý, bổ sung TBGD, GV quản lý cần phải quản lý tốt việc cho mượn, sử dụng TBGD nhằm phát huy tác dụng của hệ thống TBGD góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. - Việc sử dụng TBGD có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người quản lý, sử dụng. Do vậy, để sử dụng tốt TBGD cần phải giải quyết một số vấn đề về công tác quản lý như: Đầu tư, trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn … - Xây dựng kế hoạch, lập Sổ hoặc phiếu đăng ký mượn, giao, nhận TBGD; Sổ hoặc phiếu đăng ký sử dụng các phòng thực hành (Phụ lục 2) một cách phù hợp cho GV, các tổ chuyên môn, cho HS sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị trong công tác Dạy – Học. - Xây dựng nội quy đối với việc sử dụng TBGD. Xây dựng quy định cụ thể cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và bổ xung TBGD - Nâng cao trình độ, tăng cường kỹ năng sử dụng thiết bị giảng dạy cho giáo viên, giáo dục kỹ năng sử dụng thiết bị thực hành cho học sinh. - Hàng tháng, năm kiểm tra thường xuyên đối với việc sử dụng hệ thống TBGD và tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá về công tác TBGD. (Phụ lục 3) - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên, học sinh đối với việc bảo quản TBGD. 9
- c. Nâng cao nhận thức của GV về vai trò của TBGD với chương trình và nội dung sách giáo khoa THCS. Về lí luận và thực tiễn đã cho thấy: GV mãi mãi là người làm chủ TB, là người trực tiếp tổ chức cho HS sử dụng có hiệu quả TBGD. Muốn vậy, ngoài lòng yêu nghề, GV cần phải hiểu rõ vai trò của TBGD với việc đổi mới PPDH. Phải xác định rõ nếu không có TBGD thì không thể chuyển tải được kiến thức mới với những môn khoa học thực nghiệm. Khi đã có TBGD thì vấn đề tiếp theo là GV cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có hiểu biết về TBGD: Nội dung thiết bị, cấu tạo, chức năng của từng thiết bị, kĩ thuật sử dụng thiết bị, hiểu biết sâu về phương pháp dạy học, nắm được tâm lí của HS...để sử dụng thiết bị có hiệu quả. + GV phải được tập huấn sử dụng và bảo quản TBGD khi nhận TBGD. + GV phải được bồi dưỡng sử dụng TBGD thường xuyên. Tóm lại trong các biện pháp về quản lí và sử dụng TBGD thì biện pháp sử dụng TBGD là quan trọng nhất và cần tiến hành. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng TBGD ở trường THCS mới được nâng cao. 3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS đang trình bày nói chung chủ yếu đi vào thực tế công tác. Do đó, mọi GV làm công tác quản lý việc sử dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS hầu như đều có thể áp dụng ngay trong công việc của bản thân tại bất kì đơn vị nào, hoặc rút tỉa trong đó một vài điểm mà mình tâm đắc để thực hiện. Trong quá trình thực hiện công tác, từng tháng, từng học kì, từng năm học, GV bằng kinh nghiệm thực tế của mình, có thể khái quát thành những vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, cụ thể hơn để thực hiện. 4 Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Nâng cao kỹ năng quản lý TBGD của GV phụ trách: 10
- - Nắm vững cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về công tác TBGD (hiểu bảng danh mục thiết bị giáo dục do các cấp quản lý giáo dục ban hành; nắm vững Điều lệ trường Trung học). - Có kỹ năng phân tích các nội dung về TBGD. Nội dung về TBGD mà GV phụ trách lý cần quan tâm rất rộng. Cụ thể như: Chất lượng, quy cách, sự đồng bộ của các thiết bị dạy học của trường, tình hình bảo dưỡng, sữa chữa của nhà trường, Phân tích tổng hợp các thiết bị giảng dạy: máy móc, dụng cụ thí nghiệm thực hành, mô hình, mẫu vật, tranh ảnh, phục vụ giáo dục thể chất, các dụng cụ kèm theo cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Qua quá trình thực hiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị theo những kinh nghiệm nêu trên, bản thân người viết đã thu được một số hiệu quả tích cực như: _ Đa số cán bộ GV, HS đã có nhận thức tốt về vai trò và tác dụng của việc sử dụng thiết bị giáo dục trong các tiết dạy từ đó có ý thức tốt trong việc quản lý và sử dụng TBGD. _ Việc sử dụng thiết bị giáo dục tăng lên và có hiệu quả tốt.100% tiết thực hành đêu thực hiện có hiệu quả 100% GV đều thực hiện tốt tiết dạy trình chiếu, kỷ năng sử dụng thiết bị tin học của GV thành thạo hơn. Các thiết bị được quản lý và bảo quản tốt hạn chế tối thiểu những hỏng hóc và hao hụt. _ HS có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng sinh động trong học tập. Đã tạo được hứng thú và thói quen sử dụng các TBGD ở tất cả các lớp đạt 100% các tiết dạy có sử dụng TBGD. _ Khả năng học tập của HS được nâng lên một bước, kiến thức của phần lớn HS trở nên rộng rãi và toàn diện, không xơ cứng mà trở nên mềm mại, mang tính thực tiển, ứng dụng cao. Qua cách thức thực hiện như trên, từ năm học 2012-2013 (năm đầu tiên bản thân người viết nhận nhiệm vụ) đến nay kết quả như sau: _ Học kỳ I năm học 2012-2013: có 1777 lượt sử dụng TBDH, Thực Hành: 199 tiết, Thực hiện dạy giáo án điện tử : 182 tiết 11
- _ So với năm học 2011 – 2012: có 1259 lượt sử dụng TBDH, Thực Hành: 253 tiết, Thực hiện dạy giáo án điện tử : 25 tiết, 5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có 6 Tài liệu kèm theo: Phụ lục 1, 2, 3 Bến Tre, ngày 09 tháng 3 năm 2013 Phụ lục 1: SẮP XÊP THIẾT BỊ 1. Kiểm kê phân loại TBDH: TBGD Lớp - Phân loại theo cấu trúc: Môn - Lưu đầy đủ các thông tin vào sổ TBGD 12
- . Dụng cụ TN Tranh, bản đồ Vật liệu TN 2. Sắp xếp-tổ chức phòng thiết bị giáo dục: Yêu cầu tối thiểu phải có các phòng như sau: 1- Phòng chứa TBGD. 2- Phòng chứa hoá chất. 3- Phòng bộ môn: Sinh. 4- Phòng bộ môn: Hoá 5- Phòng bộ môn: Vật lý- Công nghệ * Sắp xếp theo nguyên tắc sau: 1- Sắp xếp theo môn và theo thứ tự. 2- Trong từng môn, sắp xếp theo loại: Đồ dùng thí nghiệm; Vật liệu thí nghiệm; Tranh ảnh, bản đồ (tranh ảnh, bản đồ nên có vị trí riêng). 3- Trong mỗi loại phân theo khối lớp: lần lượt khối 6, khối 7, khối 8, khối 9. 4- Trong từng khối lớp sắp xếp theo thứ tự bài dạy, chương (phần). +Đặc biệt lưu ý: * Với tranh, ảnh, bản đồ: có thể sử dụng nẹp hoặc đưa vào các ngăn tủ và bố trí theo sơ đồ. Tên tranh, BĐ Tủ số Ngăn số Cuộn số Mỗi ngăn là 1 môn lớp, mỗi cuộn là tranh, BĐ của 1 chương (phần). (Nếu 1 ngăn chứa nhiều môn, cần ghi rõ từng môn, đánh số và sắp xếp theo thứ tự. Cần thiết kế tủ ở 2 kích cỡ: 1,2 m x 0,2m x 0,5m và 0,8m x 0,2m x 0,5m. * Với hoá chất: Cũng sắp xếp như trên, chỉ chú ý thêm: Các ngăn tủ, giá phải có gờ và không quá cao, nên sắp xếp hoá chất độc hại để ngăn dưới. * Theo đó trong quá trình sắp xếp ta hoàn thành tiếp bảng 1 ghi đủ TBGD đó nằm ở tủ nào, ngăn nào, số bao nhiêu… * Sau khi việc sắp xếp hoàn tất: CBTB lưu 1 bản ghi và theo dõi theo mã số của từng dụng cụ và lưu vào máy tính để quản lý và cho mượn, GV lưu 1 bản. Phụ lục 2: MẨU SỔ HOẶC PHIÊU ĐĂNG KÝ MƯỢN TBGD GV sử dụng, đăng ký mượn TBGD vào thứ 6- thứ 7 tuần trước đó. + Mẫu M1( dành cho mọi GV): TT Họ tên Ngày Môn Lớp Tiết Tên Bài Tên TB Số Ngày Chử 13
- GV mượn dạy dạy dạy dạy cần mượn lượng trả ký … … … … … … … … -Với vật liệu, hoá chất… cần được đăng kỹ rõ khối lượng cần sử dụng + Mẫu M2 (dành cho GV sử dụng phòng bộ môn). Thứ Ba ....../….../201… Thứ Hai ....../….../201… NGÀYTHỨ PHÒN HỌ VÀ TÊN CHỬ MÔN LỚP G SỬ TÊN BÀI DẠY GV KÝ TIẾT Buổi DỤNG … … … … … ….. …. … Phụ lục 3: MẪU ĐÁNH GIÁ Kiểm tra định kỳ hàng tháng nhằm tự đánh giá công tác của nhà trường theo quy định: “Về việc ban hành quy định tạm thời về trang bị thiết bị giáo dục, phòng thực hành bộ môn”. Kết quả được ghi văn bản và lưu sổ theo dõi theo mẫu: Nội dung đánh Điểm tối Kết quả-xếp loại T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 giá đa Tiêu chuẩn I… Tiêu chuẩn II… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện đại hội lần thứ 2 – BCH Trung ương Đảng khoá VIII. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1997. 2. Luật giáo dục. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1998. 14
- 3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. 4. Điều lệ trường THCS. 5. Chuyên đề: Quản lý CSVC – TBGD trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở. 6. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT. 7. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD – ĐT Bến Tre; Phòng giáo dục Mỏ Cày Nam. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 333 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6
22 p | 64 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 28 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 40 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6
24 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh qua tiết ôn tập môn Công Nghệ 8
5 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm trong giảng dạy môn Ngữ văn
8 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở trường THCS Lý Tự Trọng TP Tam Kỳ
46 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh trường THCS
38 p | 59 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS
11 p | 47 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 91 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy bài âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
10 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 8
10 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn