Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường trung học cơ sở
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường trung học cơ sở" nhằm động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học, giúp giáo viên có ý thức thường xuyên học hỏi kinh nghiêm, trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ để đạt kết quả cao nhất trong dạy và học; Giúp học sinh biết cách phân tích biểu đồ khí hậu để rút ra đặc điểm khí hậu của một địa phương nào đó...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường trung học cơ sở
- PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức từ các môn học mà mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy học là hình thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh những năng lực,kĩ năng khai thác tri thức từ đồ dùng trực quan. Trong tất cả các môn học, thì môn địa lí là môn học mà ở đó đòi hỏi học sinh phải có nhiều kĩ năng khai thác tri thức từ đồ dùng trực quan nhất, mà một trong những kĩ năng địa lí cơ bản là kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Việc phân tích biểu đồ khí hậu với yếu tố nhiệt độ và lượng mưa có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, bởi lẽ, từ việc phân tích diễn biến nhiệt độ trong năm, sự phân bố lượng mưa giữa các tháng học sinh sẽ tự rút ra được đặc điểm khí hậu của một môi trường, của một địa phương nào đó, hay học sinh có thể nhận biết được môi trường qua biểu đồ khí hậu. Biểu đồ khí hậu luôn được đề cập và sử dụng khi dạy và học về khí hậu của các môi trường, các châu lục, các khu vực, các quốc gia và của cả Việt Nam. Chính vì vậy mà năng lực, kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu cần được hình thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 8, nhất là lớp 7 khi học về địa lí các môi trường và địa lí các châu lục. Ai cũng biết biểu đồ khí hậu là rất cần thiết trong dạy học địa lí ở trường THCS, nhưng tất cả hình về biểu đồ khí hậu lại đang tồn tại ở kênh hình thu nhỏ trong sách giáo khoa địa lí lớp 6, lớp 7 và lớp 8. Mà trong danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu của môn địa lí ở cấp THCS lại không có bất kì một đồ dùng nào riêng về biểu đồ khí hậu, có chăng chỉ là các biểu đồ khí hậu rất nhỏ được đính kèm, minh hoạ trên các bản đồ tự nhiên hay bản đồ khí hậu. Chính vì vậy mà gây rất nhiều khó khăn cho việc hướng dẫn chung của giáo viên về năng lực, kĩ năng và phương pháp khai thác biểu đồ khí hậu, đồng thời cũng gây khó khăn cho học sinh trong việc hình thành và rèn luyện kĩ năng này. Từ thực tế của quá trình giảng dạy môn địa lí ở trường THCS,trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học nhằm phát triển các năng lực của học sinh, để khắc phục cho những khó khăn, trở ngại trên, bản thân là giáo viên giảng dạy môn địa lí tôi đã vẽ và 1
- phóng to nhiều hình biểu đồ khí hậu trong sách giáo khoa. Nhưng các biểu đồ vẽ trên giấy không sử dụng được lâu dài và nếu vẽ đủ thì số lượng phải vẽ rất nhiều, thì sẽ rất tốn kém cả về thời gian và kinh phí. Bằng kinh nghiệm của mình qua hơn 9 năm giảng dạy môn địa lí ở trường THCS tôi đã có một ý tưởng về đồ dùng dạy học tự làm: “ Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn địa lí ở trường trung học cơ sở “ II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nhằm động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học, giúp giáo viên có ý thức thường xuyên học hỏi kinh nghiêm, trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ để đạt kết quả cao nhất trong dạy và học. Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhất là phương pháp giảng dạy bộ môn. Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu kĩ biểu đồ khí hậu, phương pháp khai thác, phân tích biểu đồ khí hậu trước khi soạn bài và lên lớp. Giúp giáo viên có một công cụ đồ dùng tiện ích cho việc hình thành , rèn luyện và phát triển năng lực, kĩ năng địa lí cơ bản cho học sinh. Học sinh có thêm được một kênh thông tin mới vừa đảm bảo về tính trực quan, khoa học, thẩm mĩ vừa là nguồn tri thức tiềm ẩn mà ở đó đòi hỏi học sinh phải có năng lực, kĩ năng khai thác, mà năng lực kĩ năng này có được là do sự hướng dẫn của giáo viên từ đồ dùng sử dụng chung trên bục giảng chứ không phải từ hình ảnh trong sách giáo khoa. Khuyến khích học sinh tự làm đồ dùng dạy học, tìm hiểu trước kênh hình trước mỗi bài học trên cơ sở đã biết cách khai thác tri thức địa lí từ đồ dùng trực quan do giáo viên hướng dẫn. Làm cho danh mục đồ dùng dạy học của môn địa lí ở trường THCS được bổ sung thêm, giúp cho quá trình giảng dạy môn địa lí được thuận tiện hơn, giáo viên có thể khai thác triệt để ý nghĩa của các biểu đồ khí hậu ở dạng kênh hình trong sách giáo khoa nhờ một đồ dùng đại diện. Giúp giáo viên có thể tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Và giáo viên có thể hướng 2
- sự tập trung, chú ý, quan sát của học sinh và bao quát được tất cả mọi hoạt động của học sinh. Giúp giáo viên có thể thực hiện được mọi cách phân tích, cách đo tính các chỉ số thông qua đồ dùng này. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội được các kĩ năng cơ bản và biết áp dụng vào việc phân tích, đo tính nhiệt độ và lượng mưa ở các biểu đồ khí hậu trong sách giáo khoa. Giúp học sinh biết cách phân tích biểu đồ khí hậu để rút ra đặc điểm khí hậu của một địa phương nào đó. Giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài học ngay trên lớp thông qua việc phân tích biểu đồ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. III. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Khảo sát thực tế Từ khi bước vào ngành giáo dục năm 2007 đến nay, tôi đã có hơn 9 năm giảng dạy và điều thật may mắn với tôi là trong suốt quá trình giảng dạy vừa qua và hiện tại tôi đều được phân công giảng dạy môn địa lí ở trường THCS từ khối 6 đến khối 9. Trong quá trình giảng dạy, để thực hiện ý tưởng của mình tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình đồ dùng, sử dụng đồ dùng, tình hình giáo viên giảng dạy bộ môn, tình hình học tập môn địa lí của học sinh các lớp 6A, 7B, 8A, 9B và thấy rằng: 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài : a) Tình trạng chung: Do việc bảo quản và lưu trữ chưa được chú ý nhiều nên hệ thống đồ dùng dạy học của môn địa lí ở trường THCS đã và đang bị hư hỏng nhiều gây nên tình trạng thiếu hụt. Số còn lại thì giá trị sử dụng lại không cao, mà lượng đồ dùng được cấp mới lại rất hạn chế, vì vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình dạy học. Số lượng đồ dùng của môn địa lí, mà chủ yếu là các bản đồ, tranh ảnh đã thiếu về số lượng , yếu về chất lượng, hơn nữa việc sử dụng nó lại không được thường xuyên, sử dụng lại không hiệu quả do hạn chế về chuyên môn, do nhiều giáo viên phải dạy chéo môn, thậm chí phải dạy chéo ban. Đa phần giáo viên chỉ sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên, còn rất ít sử dụng các bản đồ kinh tế, dân cư, các nước và các tranh ảnh.Mà số 3
- liêu trong các đồ dùng lại không thường xuyên được cập nhật nên đã lạc hậu và không phản ánh được thực tế. Trước tình trạng như vậy, ngành giáo dục đã phát động phong trào làm đồ dùng dạy học. Nhưng thực tế, phong trào đồ dùng dạy học tự làm ở các trường THCS chỉ là hình thức vì mỗi lần phát động phong trào đồ dùng dạy học tự làm qua đi thì số lượng đồ dùng dạy học được bổ sung thêm rất ít. Có chăng chỉ là một hai đồ dùng bắt buộc phải làm để dự thi và giá trị thực tiễn dạy học không cao. Các đồ dùng dạy học tự làm đã có ở trường THCS thường có giá trị thấp, chỉ sử dụng được ở số ít bài, thời gian sử dụng không lâu mà chi phí lại rất lớn ví dụ ; sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, hay lược đồ mạng lưới giao thông Việt Nam…Chưa có đồ dùng nào sử dụng được trong nhiều bài, sử dụng được trong nhiều năm. Trong quá trình dạy và học môn địa lí thì việc sử dụng và hướng dẫn phương pháp, kĩ năng khai thác tri thực địa lí tư kênh hình trong sách giáo khoa gặp nhiều khó khăn, nhất là những hình ảnh, lược đồ mà trong danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu không có, chẳng hạn như biểu đồ khí hậu. Vì vậy mà kĩ năng khai thác tri thức từ biểu đồ khí hậu như kĩ năng đo tính nhiệt độ và lượng mưa trên biểu đồ, kĩ năng nhận biết môi trường địa lí của học sinh là rất hạn chế, và việc hướng dẫn học sinh hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng của giáo viên còn rất khó khăn do không có một biểu đồ chung. Mà giáo viên lại không thể có đủ thời để hướng dẫn cho từng học sinh trên sách giáo khoa. b) Tình trạng cụ thể Khi tiến hành điều tra các lớp 6A, 7B, 8A, 9B về nội dung các câu hỏi liên quan tới đồ dùng dạy học của môn địa lí, kĩ năng khai thác tri thức từ biểu đồ khí hậu và kĩ năng nhận biết môi trường địa lí qua biểu đồ khí hậu tôi thấy: Rất ít học sinh biết cách làm và được tự làm đồ dùng dạy học do hạn chế về thời gian và và kinh phí. Đa phần học sinh không tự phân tích được diễn biến nhiệt độ, sự phân bố lượng mưa và rút ra đặc điểm khí hậu của một địa phương mặc dù đã được hình thành kĩ năng này. 4
- Rất ít học sinh biết cách đo tính nhiệt độ tháng cao nhất, tháng thấp nhất, luợng mưa nhiều nhất, lượng mưa ít nhất, biên độ nhiệt năm trực tiếp trên biểu đồ. Rất ít học sinh vẽ được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa từ bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương đã cho. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài ( kết quả cụ thể ) Câu hỏi: Biểu đồ khí hậu có vai trò như thế nào khi học về khí hậu của các môi trường địa lí và các châu lục. Kết quả điều tra khảo sát: Kết quả Lớp Sĩ số Thể hiện đặc Không biết Minh hoạ điểm khí hậu 7B 47 30/47 13/47 4/47 8A 44 20/44 17/44 7/44 9B 25 15/25 7/25 3/25 Câu hỏi về về thực hành đo tính nhiệt độ và lượng mưa trực tiếp trên biểu đồ trong sách giáo khoa. Kết quả điều tra khảo sát thao tác thực hành. Kết quả Lớp Sĩ số Không biết Loay hoay Biết làm 6A 45 23/39 17/39 5/39 7B 47 21/47 18/37 8/47 8A 44 15/34 11/34 8/34 Kết quả điểm số. Lớp Sĩ số Kết quả điểm 0 2 3 5 6 7 8 – 10 6A 45 22/45 11/45 8/45 4/45 7B 47 21/47 17/47 6/47 3/47 8A 44 19/44 13/34 8/44 4/44 Câu hỏi về trình bày diễn biến nhiệt độ và sự phân bố lượng mưa trong năm và rút ra đặc điểm khí hậu của một môi trường thông qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 5
- Kết quả điểm như sau. Lớp Sĩ số Kết quả điểm 0 2 3 5 6 7 8 – 10 6A 45 21/45 12/45 9/45 3/45 7B 47 19/47 13/47 11/47 4/47 8A 44 20/44 13/44 7/44 4/44 Câu hỏi thực hành vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thông qua bảng số liệu cho trước. Kết quả điểm cụ thể Lớp Sĩ số Kết quả điểm 0 2 3 5 6 7 8 – 10 7B 47 20/47 13/47 9/47 5/47 8A 44 18/44 13/44 9/44 5/44 9B 25 10/25 5/25 6/25 4/25 Câu hỏi về kĩ năng chỉ và trình bày diễn biến nhiệt độ và phân bố lượng mưa trực tiếp trên đồ dùng. Kết quả cụ thể. Lớp Sĩ số Kết quả Không đạt Đạt 6A 45 38/44 7/44 7B 47 39/47 8/47 8A 44 37/44 7/44 PHẦN HAI: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( nội dung chủ yếu của đề tài ) I. BIỆN PHÁP CHUNG 1. Đối với giáo viên. Cần phải thống kê và nghiên cứu kĩ về danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu của môn địa lí ở trường THCS để có kế hoạch làm thêm đồ dùng. Phải tích cực hưởng ứng và thực thi phong trào làm đồ dùng dạy học khi ngành và nhà trường phát động. 6
- Cần phải nghiên cứu kĩ về kĩ thuật làm đồ dùng và kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Cần phải có kế hoạch chi tiết làm đồ dùng, nêu lên được tính cấp thiết, vai trò của ý tưởng đối với việc dạy học môn địa lí. Phải có bản vẽ chi tiết về đồ dùng của ý tưởng, phải có bản dự trù nguyên vật liệu, kinh phí để làm đồ dùng. Phải có kế hoạch về thời gian làm đồ dùng, phải báo cáo với ban giám hiệu về ý tưởng, kế hoạch và kinh phí làm đồ dùng. Phải gửi bản thảo chi tiết về ý tưởng tới toàn bộ giáo viên trong trường để lấy ý kiến đóng góp. Tiến hành làm đồ dùng theo kế hoạch. Khi hoàn thành đồ dùng giáo viên phải trình bày, thuyết minh ý tưởng của mình về đồ dùng đó rồi mới đưa đồ dùng vào sử dụng trong thực tiễn dạy học. Giáo viên cần phải nắm vững phương pháp, kĩ năng khai thác tri thức từ đồ dùng trực quan nhất là biểu đồ khí hậu. Cần phải sử dụng triệt để ưu thế của đồ dùng qua mỗi tiết dạy, ở tất cả các hoạt động có thể và thường xuyên nhắc nhở học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích nhiệt độ và lượng mưa trong biểu đồ khí hậu. Trước khi sử dụng đồ dùng giáo viên cần phải điều chỉnh các chỉ số trên đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung và mục đích bài học. Sau quá trình sử dụng đồ dùng đã làm, giáo viên cần phải rút kinh nghiệm để hoàn thiện đồ dùng và báo cáo với ban giám hiệu, tổ chuyên môn về hiệu quả khi sử dụng đồ dùng. 2. Đối với học sinh Học sinh phải làm quen với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phải tích cực tham gia các hoạt động học, phát biểu xây dựng bài. Phải có thói quen học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi lên lớp nhất là việc xem và tìm hiểu kênh hình trong sách giáo khoa, đặc biệt kênh hình là biểu đồ khí hậu. Trong giờ học phải luôn chú ý, giữ trật tự, lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách khai thác tri thức từ biểu đồ khí hậu. Cần nhiệt tình tham gia và có trách nhiệm cao với những nhiệm vụ giáo viên phân công nhất là việc làm đồ dùng dạy học. 7
- Cần nghiêm túc và trung thực hoàn thành những câu hỏi điều tra trước và sau khi thực hiện ý tưởng của giáo viên. Phải thường xuyên học hỏi, rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu. II. BIỆN PHÁP CỤ THỂ 1. Thống kê kênh hình trong sách giáo khoa là hình ảnh về biểu đồ khí hậu a) Mục đích Giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn tổng quát về các loại các dạng biểu đồ khí hậu của các châu lục, các môi trường và các địa phương. Giúp giáo viên đánh giá đúng tầm quan trọng và tính cấp thiết phải xây dựng một đồ dùng đa năng có khả năng đảm nhiệm được chức năng của tất cả các hình ảnh tương tự trong sách giáo khoa. Đây là công việc không khó, không mất nhiều thời gian nhưng không thể thiếu khi lên kế hoạch và thực hiện ý tưởng này. Đây là cơ sở để thuyết minh, thuyết phục cho vai trò ưu việt của ý tưởng. b) Thời gian thực hiện. Đầu năm học 2017 – 2018 c) Kết quả cụ thể Về tổng số + 21 bài có hình ảnh về biểu đồ khí hậu. + 58 biểu đồ khí hậu khác nhau. Phân theo khối + Khối 6 có 2 bài với 4 hình biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. + Khối 7 có 15 bài với 47 hình biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. + Khối 8 có 4 bài với 7 hình biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 2. Tổng quan, nguyên vật liệu và bản vẽ chi tiết biểu đồ khí hậu đa năng a) Tổng quan biểu đồ khi hậu đa năng. Kích thước khung: 1200 x 800 8
- Các bộ phận của đồ dùng: Nửa trên là phần chính: biểu đồ khí hậu. Nửa dưới là bang phụ để ghi kết quả b) Dự kiến nguyên vật liệu làm đồ dùng 4m khung đồ dùng 5m khung xương đồ dùng 1m2 mica trong 2li 1m2 phooc trắng 0,3m2 mica màu xanh nước biển c) Bản vẽ chi tiết của biểu đồ khí hậu. ( Trang bên) KHUNG BIỂU ĐỒ ( Chất liệu gỗ công nghiệp ) 9
- MẶT CỦA BIỂU ĐỒ ( Chất liệu phooc trắng ) 10
- KHUNG XƯƠNG BIỂU ĐỒ ( Chất liệu gỗ công nghiệp ) 11
- 12
- THANH LƯỢNG MƯA ( Chất liệu mica xanh nước biển ) Số lượng 12 thanh 13
- BẢN PHỐI MẶT TRƯỚC CỦA BIỂU ĐỒ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU ĐA NĂNG CAO NHẤT NHIỆT ĐỘ THẤP NHẤT BIÊN ĐỘ TB NĂM LƯỢNG MƯA NHIỀU MƯA MƯA ÍT KẾT LUẬN 14
- BẢN PHỐI MẶT SAU CỦA BIỂU ĐỒ MẶT TÔN MỎNG 15
- 3. Làm và hoàn thiện biểu đồ khí hậu đa năng BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU CỦA MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI 16
- BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU CỦA MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM 17
- BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỊA TRUNG HẢI 18
- 19
- III. CÔNG DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU ĐA NĂNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS 1 . Công dụng Thứ nhất là đồ dùng trên có thể sử dụng được ở nhiều bài học khác nhau và ở nhiều khối lớp khác nhau, mà cụ thể là sử dụng được trong 21 bài khác nhau ở các khối 6, 7 và 8. Thứ hai là đồ dùng có thể sử dụng được ở rất nhiều các hoạt động khác nhau như : Tìm hiểu bài mới, củng cố bài học, kiểm tra bài cũ, thậm chí cả kiểm tra viết và thực hành. Thứ ba là đồ dùng trên rất tiện ích trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, nhất là trong việc rèn luyện kỹ năng phân tích nhiệt độ và lượng mưa, để rút ra tình hình khí hậu của một môi trường hay một địa phương nào đó. Thứ tư là khi sử dụng đồ dùng này sẽ giúp giáo viên hướng được sự chú ý, tập trung vào bài học của học sinh, đồng thời giáo viên có thể bao quát được lớp, điều này sẽ không có được nếu giáo viên sử dụng biểu đồ khí hậu ở hình vẽ trong sách giáo khoa để dạy. Thứ năm là khi sử dụng đồ dùng này học sinh sẽ hứng thú học tập hơn vì học sinh có thể tự trình bày, phân tích, đo tính được các chỉ số khí hậu trực tiếp trên đồ dùng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thứ sáu là khi sử dụng đồ dùng này giáo viên có thể kích thích được tinh thần sáng tạo, nhiệt tình tham gia làm đồ dùng dạy học mỗi khi được phát động. Thứ bảy là khi sử dụng đồ dùng này giáo viên có thể giáo dục được cho học sinh về tính chính xác, trực quan, khoa học và thẩm mĩ. Vì đồ dùng này được thiết kế và thi công theo đúng quy chuẩn về đồ dùng dạy học ở cấp THCS. Thứ tám là khi sử dụng đồ dùng này thì việc tiếp thu bài mới, rèn luyện kỹ năng địa lý cơ bản của học sinh sẽ có hiệu quả cao, mà giáo viên lại mất rất ít thời gian để chuẩn bị. Thứ chín là khi sử dụng đồ dùng này giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thông qua bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa một cách rất trực quan. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8
16 p | 413 | 116
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn
11 p | 165 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo trong giải toán tỉ lệ thức cho học sinh lớp 7 THCS
34 p | 74 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 hình thành và rèn luyện kỉ năng qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số
16 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng bất đẳng thức Côsi vào giải một số bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
10 p | 62 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng
23 p | 35 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong chương trình Địa lý THCS
13 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9
34 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các thủ thuật được vận dụng dạy phần while – reading trong tiếng Anh 8
17 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk
33 p | 69 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh dùng phương pháp phân tích bình phương để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức
23 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở bậc Trung học cơ sở
11 p | 33 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa 8-9
23 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 9 cách giải dạng toán về rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
15 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng bất đẳng thức Côsi vào giải một số bài toán tìm GTLN, GTNN
10 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn lớp 7
27 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn