Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát. Hát đúng tính chất bài ca. Biết hát có vận động phụ hoạ. Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau. Biết biểu diễn trên sân khấu. Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát. Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo. Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau. Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát. Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn. Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa. Căn cứ vào chương trinh giảm tải của Bộ giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng
- MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 2 1.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm...................................................................2 2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến..........................................................3 3.Đóng góp của sáng kiến........................................................................................3 Phần 2. NỘI DUNG 6 Chương 1: Mục tiêu hướng tới khi chọn Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn âm nhạc 6 .......................................................................................6 Chương 2. Những giải pháp đã được áp dụng......................................................6 1.Đối với học hát......................................................................................................7 2.Đối với nhạc lí.................................................................................... ................11 3.Đối với tập đọc nhạc ..........................................................................................12 4.Đối với Âm nhạc thường thức.............................................................................13 Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã được triển khai của sáng kiến kinh nghiệm...................................................................................................................14 Phần 3: KẾT LUẬN 15 1.Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến kinh nghiệm.. ..15 2.Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm..................................................16 3.Kiến nghị với các cấp quản lý.............................................................................16 Phần 4: PHỤ LỤC 18 - Tư liệu tham khảo................................................................................................18 1
- Phần 1: MỞ ĐẦU 1- Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Từ lâu, Âm nhạc là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học môn Âm nhạc ở trường phổ thông và kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh ở mọi lứa tuổi. “Phương châm giáo dục phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học tính tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”- Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy định. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Muốn cho học sinh, nhất là học sinh THCS có những tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Bản thân là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc lớp 6 đã nhiều năm liền và khi dạy các nội dung như tập đọc nhạc, nhạc lí , âm nhạc thường thức thì vẫn còn nhiều học sinh còn thấy mới mẻ và tiếp thu chưa nhạy bén. Vì vậy Tôi muốn đưa 2
- ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân giúp cho học sinh có thể học tốt môn Âm nhạc . 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến Đưa ra các giải pháp (các bước) để giúp học sinh lớp 6 học tốt môn âm nhạc. Chọn lọc một số bài tập phù hợp với từng phương pháp, rút ra một số ý cho từng dạng bài. Do điều kiện thời gian có hạn nên việc tiến hành nghiên cứu chỉ bó hẹp trong phạm vi trường. - Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, phát triển kỹ năng phán đoán của học sinh. - Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập Âm nhạc. - Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống . - Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hoà. - Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. - Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc. 3. Những đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm Âm nhạc là vốn văn hóa lâu đời mang đậm đà bản sắc dân tộc, khi âm nhạc tồn tại thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc là động lực thúc đẩy khả năng sáng tạo 3
- của mỗi con người. Yếu tố đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển âm nhạc dân gian đa dạng và phong phú. Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng cho những tiết học sau. Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung và khối lớp 6 nói riêng, môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học Âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. 4
- Yêu cầu “ Coi trọng đúng mức” giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc là mặt giáo dục đến nay vẫn còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết, lúc này phải đặt mạnh vấn đề không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tập môn âm nhạc một cách có kết quả ở trường phổ thông, nhất là ở trường THCS làm cho âm nhạc đích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn tham gia tích cực vào việc sáng tạo nên những cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, bằng âm nhạc và qua âm nhạc. Học sinh khối lớp 6 ở trường THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Mục đích giáo dục âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáo dục cụ thể, là sự phản ảnh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục - dạy học. Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hình thành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh, thông qua môn học âm nhạc. Có ba mức độ từ thấp lên cao biểu hiện của học tập tích cực là: bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Môn âm nhạc ở THCS nói chung và khối lớp 6 nói riêng gồm 3 phân môn là: Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc thường thức. Vậy phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh? Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu một đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những kinh nghiệm trong mấy năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học - “Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng. 5
- Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Mục tiêu hướng tới khi chọn “Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng. - Hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát - Hát đúng tính chất bài ca. - Biết hát có vận động phụ hoạ. - Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau. - Biết biểu diễn trên sân khấu. - Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát. - Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo. - Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau. - Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát. - Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn. - Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa. - Căn cứ vào chương trinh giảm tải của Bộ giáo dục * Đề tài này có ba nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng và những nguyên tắc của việc học môn âm nhạc đối với HS lớp 6 Nhiệm vụ 2: Tình hình bồi dưỡng học sinh lớp 6 ở trường THCS Nhaan Thắng - Gia Bình - Bắc Ninh. Nhiệm vụ 3: Một số biện pháp và hình thức tổ chức. * Bồi dưỡng học sinh lớp 6 học tốt môn âm nhạc là một việc làm cần thiết, ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh lớp 6 ở các trường THCS. * Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên mà là học sinh ở các trường đại trà. Chương 2: Những giải pháp đã được áp dụng. 6
- Là một giáo viên âm nhạc, một trong các mục tiêu khi dạy môn âm nhạc trong nhà trường là nhằm giúp học sinh không chỉ làm quen với máy tính, biết soạn thảo, xử lý dữ liệu trên bảng tính… mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá vấn đề và đặc biệt là phát triển tư duy, sáng tạo. Vì thế mà trong bài viết này tôi sẽ hướng cho học sinh lớp 8 cách để trở thành một nhà lập trình thì cần phải nắm các bước cơ bản nào? Trong quá trình dạy tôi nhận thấy ở các em học sinh. Mới đầu các em cũng rất sợ khi thấy giải một bài toán ở ngoài thì đơn giản và chỉ trong vòng vài giây có thể nhẩm ra kết quả. Còn ở trong lập trình cũng bài toán đó mà phải làm đến hàng chục phút mà lại có thể cho kết quả sai. Nhưng bằng những tâm huyết của mình và cũng như sự yêu thích của học sinh. Nhất là những năm gần đây nghành giáo dục có phát động phong trào giải toán trên mạng (Violympic) cũng như thành lập đội tuyển tham dự các kì thi “Tin học trẻ” được tổ chức quy mô hàng năm. Điều đó đã thúc đẩy tôi rất nhiều trong việc dạy học là làm sao giúp cho các em có sự đam mê học tập bộ môn tin học và phát triển tài năng của học sinh, đặc biệt là khả năng tư duy lập trình. Qua nhiều năm giảng dạy chương trình tin học lớp 8, tôi nhận thấy rằng kĩ năng giải bài toán trên máy tính của các em còn yếu. Khi giải bài toán trên máy học sinh chỉ quan tâm đến công thức để tính toán ra kết quả bài toán mà quên các bước xác định thông tin vào, thông tin ra và xây dựng thuật toán. Khi chạy chương trình thì học sinh chưa nhận biết được kết quả chương trình đúng hay sai. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát học sinh khối 8 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, kiểm tra bài cũ. Tổng hợp kết quả thu được: 1.1 Đối với việc dạy bài hát: a- Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh. Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thay đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành. *Ví dụ 1: Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. 7
- GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, Chacha, Disco..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn. ? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không? HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân. *Ví dụ 2: Bài hát Hành khúc tới trường. GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi tiết tấu từ Machl sang Beat ballat.. Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như chúng ta vừa trình bày? HS trả lời: BH Hành khúc tới trường nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính nhịp đi, hùng mạnh . GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả. Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảm nhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát. b- Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. *Ví dụ: Cách 1: - Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ? 8
- HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV. VD: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới…? Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song qua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện Cách 2: - Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2,3 nhóm. Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm. + Lời giới thiệu nhóm 1: Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, hòa bình, hữu nghị đoàn kết và đầy tình thân ái giữa các dân tộc trên toàn thề giới. Chúng em mong sao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc. Hôm nay chúng em xin được gửi đến thầy giáo và các bạn ca khúc Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) đó là tất cả những gì mà tuổi thơ trên toàn thế giới của chúng em hằng mong ước! + Lời giới thiệu nhóm 2: Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành - biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Vậy mà nay trên thế giới vẫn đang còn hàng triệu trẻ em còn phải chịu nhiều vất vả khổ cực, không đủ ăn đủ mặc không được đến trường do chiến tranh gây lên. Chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ những bạn ấy, làm gì để không còn cảnh chiến tranh chia lìa? Các bạn ơi chúng ta hãy hát vang bài ca Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) cầu mong cho mọi người trên thế giới được sống trong hoà bình hữu nghị và đầy tình nhân ái! 9
- c- Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát. Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát. *Ví dụ 1: Với bài hát Đi cấy, GV hướng dẫn một số động tác múa đèn của Thanh Hóa hoặc bài hát Vui bước trên đường xa GV hướng dẫn một vài động tác nhẹ nhàng uyển chuyển… Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và đặc sắc. Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát… Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ. GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng… - HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát. - HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước). Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp…làm thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo. 10
- - HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất). - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát. (Không thể vừa luyện tập vùa thể hiện trong 1 tiết học) d- Chơi trò chơi. - Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp. *Ví dụ 1: Bài hát: Vui bước trên đường xa Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1. “À à, à à a à á a” Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U" theo giai điệu của câu 2. “U ú u u ù ụ ù u u ù u” GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát. Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS . - Trò chơi "Ai nhanh tai hơn” Ví dụ sau khi học xong bài hát giáo viên sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết nhạc bất kì cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó. Trò chơi này giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác. 1.2. Đối với phương pháp dạy nhạc lí: 11
- Giáo viên cần tránh tiết học nặng nề về lí thuyết hàn lâm kinh viện. Muốn tiết học không khô cứng giáo viên cần thực hiện hai nguyên tắc sau: + Nguyên tắc thứ nhất: “ Từ thực tiễn rút ra khái niệm hoặc định nghĩa về lí thuyết”. Ví dụ: Muốn định nghĩa về nhịp 2/4 , giáo viên cần hát trích đoạn và đánh nhịp một số bài hát viết ở nhịp 2/4 và gợi ý để học sinh trả lời về định nghĩa nhip 2/4 . Giáo viên củng cố , bổ sung và đưa ra định nghĩa về nhịp 2/4. + Nguyên tắc thứ hai: “ Lấy cái học sinh đã biết để đi đến cái học sinh chưa biết”. Ví dụ: Khi dạy về trường độ của âm thanh, giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn một bài hát quen thuộc và gõ phách để học sinh nhân ra trường độ của âm thanh có độ dài ngắn khác nhau. Từ đó đưa ra khái niệm về trường độ của âm thanh. 1.3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc (TĐN ): Để học sinh Tập đọc một bài nhạc có hiệu quả. Trước hết giáo viên cần cho học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận xét cấu trúc của bài. Ví dụ : - Bài TĐN được viết ở thể loại nhịp gì ? - Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ? - Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ? - Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những dấu hiệu gì khác (đã học)? - Xác định bài TĐN viết ở thang 5 âm hay thang 7 âm, ở điệu thức trưởng hay điệu thức thứ. Từ đó, cho học sinh luyện đọc khởi động thang âm có sử dụng trong bài để tạo những âm tựa để học sinh dễ dàng khi đọc nhạc: + Thang 5 âm Đô Trưởng : Đô – Rê – Mi – Son – La – ( Đố ). + Thang 7 âm Đô Trưởng : Đô– Rê– Mi – Pha – Son– La – Si – (Đố). + Thang 5 âm La Thứ : La – Đô – Rê – Mi – Son – (Lá ). + Thang 7 âm La Thứ : La –Si –Đô – Rê –Mi – Pha –Son –(Lá). 12
- - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN sắp đọc cho học sinh nghe tư 2-3 lần. Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc những tiết nhạc nhỏ và đàn giai điệu từ 3-4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo đàn và ghép lại từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài. - Sau khi học sinh đoc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp và ghép lời ca có trong bài để hát. - Tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân. Từ đó giáo viên nhận xét và giúp học sinh sửa chữa những chỗ chưa thể hiện được (nếu có ). - Tổ chức trò chơi qua bài TĐN như :Bài TĐN có 4 câu nhạc thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ); Câu 3: nguyên âm ( u ); Câu 4: nguyên âm ( o )... chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. Giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi luyện tai nghe: Giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc bất kì trong bài , yêu cầu học sinh đoán ra và đọc lại câu nhạc đó. Có thể gõ tiết tấu cho học sinh nhận ra tiết tấu đó giống tiết tấu câu nhạc nào trong bài TĐN vừa học. 1.4 Phương pháp dạy âm nhạc thường thức (ÂNTT ): - Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh ảnh, vật dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiên đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của các danh nhân âm nhạc thế giới...Tìm đọc các loại sách nói về lich sử âm nhạc Việt Nam và của thế giới để làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn. - Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát tiêu biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ. 13
- - Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh thấy được nhạc cụ thật và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật thì cần có tranh ảnh phóng to và giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của các nhạc cụ đó trên đàn phím điện tử để học sinh hiểu biết sâu hơn. Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến. Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, thật ít ỏi nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp, đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm Thầy - trò luôn gần gũi gắn bó. Việc học tốt trong giờ học chính khoá đã giúp HS hoạt động tốt trong các hoạt động ngoại khoá. Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 6. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao. 96.2% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm hơn 48.4%, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ môn. Kết quả cụ thể đã đạt được học kì I năm học 2017 – 2018: 14
- Lơp Sô HS Số Khá-Giỏi Số Trung bình Số Yếu- kém 6A 35 21 HS = 60% 14 HS = 40% 0 6B 36 25 HS = 69,4% 11 HS = 30,5% 0 Cộng 71 46 HS = 64,7% 25 HS = 35,2% 0 Qua kết quả trên đã cho thấy rõ việc đưa các phương pháp dậy âm nhạc lớp 6 vào dạy học đã có hiệu quả. Chất lượng điểm bài kiểm tra của học sinh đã có sự tiến bộ so với kết quả khảo sát đầu năm. Hơn thế, học sinh đã tự giác, tích cực, chủ động, bước đầu đã tự tìm tòi và phát hiện được kiến thức. Đồng thời học sinh đã có lòng yêu thích, hứng thú đối với môn âm nhạc. Một số học sinh đã say mê với môn học, đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ cho môn học hơn, điểm số cũng theo đó mà cao hơn. Qua điều tra sơ bộ cho thấy chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ hơn. Phần 3. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SKKN Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau: Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học. - Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm 15
- - Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ môn đó là học vui - vui học, tránh gò ép đối với học sinh. - Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa. Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp! 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm. - Việc vận dụng các phương pháp dậy âm nhạc 6 chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, đọc, viết. - Đối với bản thân tôi, việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp tôi đầu tư nhiều hơn vào chuyên môn, tìm tòi phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tạo niềm tin và hứng thú học cho các em học sinh trong mỗi giờ học môn Âm nhạc - Cùng với phương pháp này giáo viên có thể vận dụng để ôn luyện kiến thức tổng hợp cho học sinh. - Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào thực tế để đem lại hiệu quả cao 3. Kiến nghị, đề xuất. 3.1. Kiến nghị. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ” của những năm học trước, Năm nay tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo, những phương pháp cơ bản về cách dạy và học âm nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho học sinh vì đa phần các học sinh trong tập thể rất thích hoạt động sáng tạo. Các em hứng thú học âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ rõ rệt. Tôi rất mong được sự góp 16
- ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm nhạc, để tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. 3.2. Đề xuất. Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ… ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em. Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: a, Về phía nhà trường: - Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh. - Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. - Đầu tư xây dựng phòng học chức năng để HS có không gian hoạt động nghệ thuật., b, Về phía Phòng GD&ĐT: - Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để GV âm nhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy! Nhân Thắng, ngày 10 tháng 3 năm 2018 Ngươi viết Phạm Mạnh Hùng 17
- Phần 4: PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1- Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 6 – NXB GIÁO DỤC, 2- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc – Bộ giáo dục, 3- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc trường THCS - NXB GIÁO DỤC. 18
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo Gia Bình Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo Gia Bình. 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học môn âm nhạc lớp 6) 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Phạm Mạnh Hùng - Cơ quan, đơn vị Trường THCS Nhân Thắng, huyện Gia Bình. - Địa chỉ: Phố Ngụ - Nhân Thắng – Gia Bình – Bắc Ninh. - Điện thoại: 0915163818 - Email: phamhungnt1977@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK). Nhân Thắng, ngày 21 tháng 02 năm 2018. Tác giả sáng kiến Phạm Mạnh Hùng 19
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 22/08/2016 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Đối với dạy học nói chung và dạy học âm nhạc nói riêng, khi giáo viên lên lớp nếu chỉ áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống với mục tiêu truyền đạt kiến thức cho học sinh thì dễ dẫn đến tình trạng người giáo viên ít đầu tư đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Không gây được hứng thú học tập của học sinh, khó hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc. Thông qua các hoạt động học tập giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức học sinh. - Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và khả năng hoạt động độc lập trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. - Tạo điều kiện để cá thể hoá hoạt động dạy học. - Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Học sinh lớp 6 mới bắt đầu tiếp cận với bộ môn âm nhạc (gồm 3 phân môn) nên các em rất tò mò, thích tìm tòi cái mới …nên việc sử dụng các hình thức học tập tập thể, nhóm, cá nhân để dạy học chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng học tốt cả ba phân môn trong âm nhạc, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh... 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 329 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học lớp 6
21 p | 138 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu Nhân vật trong tác phẩm văn học
16 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu ngồi
21 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn (60m) để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8
20 p | 66 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước lớp 6
14 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy Sinh học 8
30 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số bài tập nâng cao chất lượng cho đội tuyển Đá cầu khi tham gia Hội khỏe phù đổng
21 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
16 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn