Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đưa phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 6 làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
lượt xem 0
download
Nghiên cứu đề tài “Đưa phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 6 làm tăng hứng thú học tập cho học sinh” với mục đích thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đưa phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 6 làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
- UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH ---------- ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ĐƯA PHIM TƯ LIỆU VÀO TRONG CÁC TIẾT DẠY MÔN NGỮ VĂN 6 LÀM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH Lĩnh vực/môn : Ngữ văn Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả : Chu Thị Thiếu Mai Đơn vị công tác : Trường THCS Di Trạch Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 I. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................2 I. Cơ sở lí luận của vấn đề ......................................................................................2 II. Thực trạng của vấn đề: ...................................................................................... 2 1. Thuận lợi ............................................................................................................ 2 2. Khó khăn ............................................................................................................ 3 III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ................................................. 4 1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................................... 4 2. Nội dung và cách thức thực hiện ....................................................................... 5 IV. Tính mới của giải pháp ................................................................................. 10 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ............................................................. 10 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................11 I. Kết luận ............................................................................................................. 11 II. Kiến nghị ......................................................................................................... 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................13
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Người xưa vẫn thường nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, đa phần các em học sinh không mấy hứng thú với môn Ngữ Văn. Hầu như các em và kể cả phụ huynh học sinh thường quan tâm tới các môn Tự nhiên. Họ cho rằng: thời kì Khoa học hiện đại phát triển thì xã hội cần những người tài giỏi về các môn Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, Tin học, còn riêng môn Văn mấy ai để ý tới. Văn vốn lãng mạn, giàu tính tưởng tượng, không khô khan, nhưng vì cho rằng thiếu “năng khiếu” nên hầu hết các em thấy chán nản, không đam mê học. Dần rồi thành thói quen, học cho có, học một cách đối phó, miễn cưỡng. Xuất phát từ những thực tại còn tồn đọng và kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nên tôi chọn đề tài: “Đưa phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 6 làm tăng hứng thú học tập cho học sinh” trong công tác giảng dạy của mình. II. Mục đích nghiên cứu Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Từ đó mới phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học tập thì hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Trong phạm vi của Sáng Kiến Kinh Nghiệm, tôi xin đề cập đến phương pháp: : “Đưa phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 6 làm tăng hứng thú học tập cho học sinh” với mục đích thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh khi học Văn.
- 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Ông cha ta vẫn thường nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Từ sự quan sát chứng kiến thực tế, con người ta sẽ học hỏi, biết thêm được nhiều điều mới lạ, bổ ích. Có dịp “khơi những nguồn chưa ai khơi” và biết những điều nhiều người chưa biết. Từ việc tiếp xúc thực tế, học sinh sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn, rõ nét hơn và chắc chắn là nhớ lâu hơn nếu chỉ nghe bằng tai. Bởi vậy mà phương pháp “trực quan” - “mắt nhìn” mà trong giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với môn Ngữ văn, trực quan không chỉ dừng ở mức để nhận biết sự vật, sự việc mà trực quan còn có giá trị khơi dòng cảm xúc, gợi hứng thú, tích cực học tập, từ những rung động chân thành, người học sẽ có tâm thế học tốt hơn, hiệu quả hơn. Như Hoài Thanh đã từng khẳng định văn chương là hình dung của sự sống, xuất phát từ trong cuộc sống. Chính vì thế, người giáo viên dạy Văn phải biết tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống ấy trước mắt học sinh, biến những bài học khô khan trở thành những giờ giải trí, giúp các em khám phá được bao điều kì thú của cuộc sống con người. Thế nhưng, làm thế nào để các em cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của văn chương, có hứng thú và đam mê học văn hơn? Đó không chỉ là câu hỏi làm nhức nhối biết bao thế hệ nhà giáo mà đó còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục và đặc biệt là của chính bản thân người giáo viên giảng dạy bộ môn này. Là giáo viên dạy văn có lẽ chúng ta đều công nhận rằng cái khó nhất mà cũng quan trọng nhất trong dạy học văn chính là khơi gợi những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người học sinh. Từ đó hình thành sợi dây tình cảm gắn kết người học với bộ môn. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên vận dụng nhiều phương pháp, biện pháp như hỏi - đáp, thuyết trình, và đặc biệt là trực quan. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Sở, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nên hàng năm các giáo viên đều được bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề thay sách và đổi mới phương pháp dạy học.
- 3 - Bên cạnh đó tôi còn được sự giúp đỡ nhiệt tình và trao đổi những kinh nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, cụm tổ bộ môn cũng như các đồng nghiệp cùng bộ môn trong huyện nhà. - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng học hỏi, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và đặc biệt là giúp các em ham thích môn học này. - Phần lớn các em đều là học sinh chăm ngoan của những năm học trước. Vì thế, hầu hết các em đã ý thức được Ngữ văn là môn học quan trọng. Các em luôn cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả tốt, không bị khống chế trong xếp loại học lực. Các giờ học đã có sự nhiệt tình, năng nổ nên việc xây dựng bài học theo hướng kích thích nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh đạt được hiệu quả cao. 2. Khó khăn - Với độ tuổi còn nhỏ, các em chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội ...các em chưa biết đến. Thế nên việc dạy và học văn thuyết minh (đề cập đến các tri thức ở mọi lĩnh vực đời sống) là một điều tương đối khó. - Hơn nữa tài liệu minh họa và đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy chưa phong phú (chủ yếu chỉ có vài bức tranh ảnh và tài liệu tham khảo) nên việc chuẩn bị bài đầu tư cho môn học còn gặp nhiều khó khăn. - Trường tôi đang dạy là một trường ở thị trấn nhưng đa phần học sinh xuất thân từ nông thôn, di cư từ nhiều vùng đến. Hoàn cảnh gia đình các em còn nhiều khó khăn. Nhiều em do áp lực gia đình về học hành nên học theo kiểu đối phó. - Tâm lí học sinh đa phần là ngại học Văn. Các em cho rằng Văn “dài dòng”, đã vậy lại không có cảm xúc thật, điểm không được cao như các môn khác. Mỗi lần soạn bài các em hầu như xem sách tham khảo rồi chép, dẫn đến cách học thụ động. Cách hiểu và học Văn như thế khiến các em học ngày càng yếu đi, dẫn đến chán học, ngại học, thấy Văn là “buồn ngủ”. - Một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn, lo làm ăn để trang trải cuộc sống nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Một số khác do công việc bận bịu nên bỏ bê con cái, phó mặc cho nhà trường nên dẫn đến các em lơ là, chểnh mảng trong học tập, đặc biệt là môn Văn.
- 4 * Chất lượng bộ môn Ngữ văn của 2 lớp đang tiến hành khảo nghiệm và thực hiện giải pháp của năm học 2022-2023 Lớp Sĩ Điểm Tỉ Điểm Tỉ Điểm Tỉ Điểm Tỉ số Giỏi lệ Khá lệ TB lệ Yếu lệ 6A3 38 0 0 8 21 55,4 60 9 23,6 6A4 40 5 12,5 14 35 21 52,5 0 0 Từ những thực trạng trên, tôi đã lần lượt áp dụng các giải pháp vào 2 lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy (6A3, 6A4) nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh đồng thời giúp học sinh tăng hứng thú khi học Văn, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn. Trước khi tiến hành áp dụng các giải pháp đưa phim tư liệu và phim truyền hình vào bài giảng, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ yêu thích của học sinh đối với môn Ngữ văn. Tôi đưa ra câu hỏi khảo sát đối với 78 em học sinh: Em có thích học môn Ngữ văn không? Vì sao? Sau khi làm bài, kết quả mà giáo viên thu được như sau: Sĩ số khảo sát là 78 em, trong đó có 20 em trả lời yêu thích chiếm 25.6%, còn lại 58 em trả lời không thích học ,không biết học chiếm 74,4%. Đa số lí do các em nêu ra như sau: - Môn Ngữ văn nhiều chữ quá nên khi học dễ mệt mỏi, buồn ngủ. - Khi học văn các em ít được xem hình ảnh, tư liệu… nên ít gây được hứng thú… III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Mục tiêu của giải pháp Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng học tập, thay đổi thói quen học Văn của học sinh. Giúp các em có kĩ năng viết bài cảm nhận về nhân vật, phân tích tác phẩm, làm bài văn thuyết minh và phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong cách học và khơi gợi niềm đam mê học Văn, làm Văn cho các em. Đồng thời tôi cũng muốn lồng ghép để giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh để các em không chỉ là những học sinh giỏi mà còn ngoan ngoãn và có đạo đức tốt.
- 5 2. Nội dung và cách thức thực hiện Giải pháp 1. Xây dựng hình tượng người thầy mẫu mực Trước hết giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu nghề, ham học hỏi và luôn luôn phấn đấu để trau dồi chuyên môn cho học sinh noi theo. Bản thân tôi vừa là giáo viên dạy Ngữ văn vừa tổ trưởng tổ bộ môn Ngữ văn nên khi đến trường tôi luôn giữ tác phong chuẩn mực làm gương cho học sinh. Khi lên lớp, theo tôi, giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. Giải pháp 2. Cuẩn bị tốt giáo án, bài dạy nhằm tạo niềm tin, tình yêu của học sinh đối với môn Ngữ văn - Biện pháp 1. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học Đây là một bước vô cùng quan trọng, bởi nó là kim chỉ nam giúp giáo viên tổ chức tiết dạy hiệu quả hay không. Mỗi một bài dạy, một phân môn có những phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Vì thế giáo viên cần làm chủ kiến thức, xác định được phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Để thực hiện tốt biện pháp này, trước hết, ngay buổi học đầu tiên, tôi dành một phần ba thời gian tiết học để làm quen với các em. Cho các em thẳng thắn trao đổi về vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Từ đó định hướng bước đầu cho các em về cách thức, phương pháp học bộ môn này sao cho hiệu quả. Tôi hướng dẫn cụ thể cách chuẩn bị bài ở nhà như thế nào cho phù hợp với từng loại bài. - Biện pháp 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học, giáo án tốt trước khi vào tiết dạy. Sau khi xác định được mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cần thiết. Ví dụ, ở những tiết dạy cần có phim tư liệu, phim truyền hình thì giáo viên phải chuẩn bị máy chiếu, máy tính (tivi có kết nối internet), bảng phụ, tranh ảnh…cần thiết; học sinh chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập… Để tổ chức tốt một tiết học thì điều
- 6 không thể thiếu là giáo viên phải soạn kĩ bài trước khi đến lớp. Giáo viên làm chủ kiến thức, nắm chắc nội dung bài dạy. Giải pháp 3. Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong tiết dạy - Biện pháp 1. Lựa chọn phim tư liệu, phim truyền hình cần đưa vào bài giảng. Một nhiệm vụ quan trọng để có những tiết dạy sinh động, hấp dẫn là giáo viên phải lựa chọn phim tư liệu hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài dạy. Bởi khối lượng phim tư liệu, hình ảnh…trên internet là vô cùng lớn, nếu không tìm hiểu kĩ sẽ khiến cho tiết học nhàm chán hoặc mất thời gian làm ảnh hưởng đến các hoạt động học khác. Không chỉ yêu cầu học sinh mà giáo viên cũng phải chuẩn bị tốt bài dạy nếu muốn tiết dạy hiệu quả, học sinh hứng thú với môn học. Đối với phần Văn bản: cần đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu thêm thông tin về đời tư, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Từ đó sẽ thấu hiểu được những tư tưởng, những ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm. Tìm hiểu nội dung văn bản để xác định vị trí cần đưa phim tư liệu hay phim truyền hình để tránh việc lạc đề hay mất thời gian của tiết học làm loãng kiến thức bài dạy. Đối với phần Tiếng Việt: cần đọc kĩ và thử phân tích ngữ liệu có trong sách giáo khoa. Không bắt buộc các em làm đúng mà yêu cầu các em đọc kĩ, trình bày theo cách hiểu của bản thân. Có thể lấy thêm ngữ liệu ở sách tham khảo hoặc những bài tập trong các sách khác. Phần Tập làm văn: ngoài việc đọc hiểu kĩ, phân tích ngữ liệu, các em cũng cần phải áp dụng lí thuyết vào bài văn cụ thể. Thường xuyên lập dàn bài và tập viết những đoạn văn ngắn để rèn luyện cách viết. Mỗi tuần sẽ có thêm bài tập về nhà phần Tập làm văn. Thường là viết những đoạn văn ngắn theo chủ đề và lập dàn bài cho một đề văn cụ thể (có thể sử dụng bằng sơ đồ tư duy). Từ định hướng ấy, tôi bắt đầu thao tác soạn giảng giáo án điện tử, chuẩn bị đồ dùng dạy học và chèn các đoạn truyền hình, phim tư liệu vào bài giảng. Biện pháp 2. Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào bài giảng Các tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài được lựa chọn đưa vào SGK Ngữ văn 6 là những tác phẩm tiêu biểu, phù hợp với tâm lý học sinh; với nhưng chủ đề ý nghĩa như: Tôi và các bạn, Yêu thương và chia sẻ, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta,…. Để các em có thể hiểu rõ hơn về các tác phẩm, hình dung một cách trực quan thì việc sử dụng các thước phim truyền hình, phim tư liệu là một
- 7 điều cần thiết để các em hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng mà các tác phẩm văn học mang lại. Khi dạy văn bản “ Ai ơi mồng 9 tháng 4” của Anh Thư, tôi yêu cầu các em chuẩn bị bài tốt ở nhà để khi lên lớp các em tiếp nhận kiến thức nhanh hơn. Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung văn bản, tôi chiếu một đoạn phim tư liệu về lễ hội Gióng ở làng Phù Đổng. Qua việc cảm nhận bằng ngôn từ, diễn biến của lễ hội, các em học sinh còn được quan sát từ đó các em dễ hình dung ra khâu chuẩn bị lễ hội, diễn biến của hội. Tất cả những điều các em quan sát và ngẫm nghĩ được sẽ là một kho “tư liệu” quý giá để các em hoàn thành bài kiểm tra văn bản sau này của mình. Học sinh xem phim tư liệu về lễ hội đền Gióng Học sinh xem phim tư liệu về Hang Én, Cô Tô
- 8 Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Nội, rất nhiểu em chưa từng biết đến Cô Tô như thế nào. Nếu khi dạy văn bản “Cô Tô”, “ Hang Én” giáo viên chỉ đơn thuần tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh tìm hiểu kiến thức thì tiết học rất dễ nhàm chán, học sinh khó hình dung ra vẻ đẹp của Cô Tô và Hang Én. Vì thế, tôi đã chiếu một đoạn phim tư liệu về vẻ đẹp của Cô Tô và Hang Én để các em quan sát và cảm nhận. Tôi tin chắc rằng, sau tiết học, khi hỏi về vẻ đẹp của Cô Tô và Hang Én các em sẽ nhớ lâu và cảm nhận tốt hơn rất nhiều so với tiết dạy chỉ sử dụng tranh ảnh. Vậy, một vấn đề đặt ra là đưa đoạn phim tư liệu vào phần nào của tiết dạy để đảm bảo nội dung và thời lượng hợp lí. Phần này là sự linh động trong cách tổ chức hoạt động học của giáo viên. Bản thân tôi, tiến hành như sau: Sau khi cho học sinh tiến học tìm hiểu chung về văn bản, tìm hiểu chuyến du ký, đến đoạn vẻ đẹp của thiên nhiên Cô Tô hay Hang Én tôi sẽ dành thời lượng một phút để các em quan sát và cảm nhận qua đoạn phim tư liệu. Sau khi các em quan sát đoạn phim và đọc văn bản ở phần trước, sẽ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp nơi đây. Đối với các văn bản thông tin, việc đưa phim tư liệu, phim truyền hình vào tiết dạy là một điều vô cùng cần thiết. Ví dụ, khi dạy văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống” tôi đã cho các em xem đoạn phim tư liệu về sự hình thành của Trái Đất. Hay khi dạy văn bản “Cây tre Việt Nam” ngoài việc tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa thì việc chiếu những thước phim tư liệu về sự gắn bó của tre với đời sống, lịch sử đấu tranh cũng là một giải pháp giúp học sinh nắm được kiến thức nhanh nhất. Đối với phần Làm văn: phần văn thuyết minh, tôi tiếp tục đưa các đoạn phim tư liệu vào bài giảng để tạo hứng thú cho các em học tập.
- 9 Khi dạy bài “Viết bài văn thuật lại một sự kiện ”, tôi đã lồng ghép phim tư liệu “Hội chợ trường em” vào bài giảng để học sinh vừa nghe vừa quan sát về các sự kiện. Với khoảng thời gian 3 phút, học sinh được quan sát tiến rình, ý nghĩa của các hoạt động trong lễ hội. Từ phương pháp trực quan sinh động này, học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trước mắt các em là những hình ảnh minh họa cụ thể, rõ ràng, đầy ấn tượng. Bên cạnh những hình ảnh chân thực ấy, lời bình vô cùng hấp dẫn trong phim còn có tác dụng giúp học sinh có thêm vốn từ, kiến thức thực tế để sau này viết bài tốt hơn. Khi dạy bài “ Trình bày ý kiến về một hiện tượng em quan tâm”, tìm hiểu ngữ liệu về “bảo vệ môi trường”, sau phân tích ngữ liệu, học sinh trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề bảo vệ môi rường một cách rõ ràng và thuyết phục.
- 10 IV. Tính mới của giải pháp Đây là phương pháp mang tính giáo dục cao. Được hình thành từ việc tiếp thu kiến thức đã học qua việc quan sát, tìm hiểu và khả năng tư duy sáng tạo một cách khoa học, để áp dụng vào thực tiễn bằng những tình huống cụ thể. Từ đó giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng viết bài cảm nhận và làm bài văn, đồng thời giúp các em có thêm tinh thần tự giác học tập, tích cực, chăm phát biểu, làm bài hơn và đặc biệt yêu thích môn Ngữ văn hơn. Điều này thấy rõ trong bài kiểm tra cuối học kì. Tỉ lệ bộ môn tăng lên rõ rệt so với các lớp khác. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng những phương pháp trên, đa số giờ học Văn của lớp tôi dạy học sinh đều hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt, đầy đủ ý. Từ đó mà kết quả học tập của học sinh lớp 6 qua các năm học 2022-2023 đã có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả trung bình môn cả năm của các lớp tôi đã dạy và áp dụng giải pháp: Năm học 2022-2023. Khi áp dụng giảo pháp triệt để, linh hoạt Khảo sát tỉ lệ yêu thích bộ môn Ngữ văn của 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Trong tổng số 78 em thì có 65 (83,3%) em trả lời là yêu thích môn Ngữ văn, rất thích học, thích lắng nghe cô giảng bài. Các em đều nói, khi học được xem phim tư liệu, phim truyền hình, tranh ảnh phong phú kết hợp với lời giảng, bình của cô nên tiết học sinh động, các em không còn có trạng thái buồn ngủ hay cảm thấy mệt mỏi khi đến tiết học nữa. Tỉ lệ yêu thích môn Ngữ văn tăng lên từ 25.6% lên 83.3%. Đó là một con số đáng mừng cho thấy giải pháp tôi áp dụng là hiệu quả. Từ tổng hợp kết quả trên cho thấy, học sinh đã có những chuyển biến tích cực trong việc học môn Ngữ văn. Vì vậy, có thể nói: một trong những nguyên nhân để tạo ra kết quả đáng mừng đó chính là việc giáo viên đã đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào bài giảng, hướng dẫn, kích thích cũng như khơi gợi tiềm năng học Văn và làm Văn trong các em.
- 11 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho học sinh trong học tập bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt, khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết. Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng nâng cao chất lượng bộ môn, tạo hứng thú học tập ở các em ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh,…Muốn có được kết quả tốt trong giáo dục cần có các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng và kết hợp tốt các phương tiện dạy học. Bên cạnh đó, cần không ngừng nâng cao bồi dưỡng chuyên môn, áp dụng các phương pháp dạy học mới để kết quả học có chất lượng hơn. Và đặc biệt cần phải kích thích được khả năng sáng tạo, tư duy, niềm đam mê học Văn từ chính học sinh. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: : “Đưa phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 6 làm tăng hứng thú học tập cho học sinh” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ, qua quá trình quan sát, học tập và rèn luyện này học sinh sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp các em dễ dàng tiếp cận và trình bày cảm nhận của mình trước một tác phẩm, một nhân vật văn học hơn. Hơn nữa, việc quan sát, tìm hiểu những Danh lam thắng cảnh, làng nghề nổi tiếng…sẽ giúp các em làm tốt dạng văn thuyết minh và bồi đắp thêm tình yêu đối với quê hương đất nước và yêu thích môn Văn hơn. Cũng từ đó mà kết quả học tập cùng nhận thức của các em được nâng cao rõ rệt. Các em biết quý trọng, yêu thương, biết nhận thức cái đúng, sai, biết tự hoàn thiện mình. Các em sẽ tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện, kể cả các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng. Trong quá trình áp dụng đề tài này vào trong thực tiễn giảng dạy, tôi thấy kết quả có chuyển biến, chất lượng bộ môn được nâng lên. Số học sinh mà tôi dạy ngày càng yêu thích học môn Ngữ văn hơn. Các em chủ động sáng tạo trong giờ học, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Và đặc biệt học sinh làm
- 12 tốt dạng viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật và dạng văn thuyết minh. Điều này được thể hiện cụ thể qua các kì thi học kì. II. Kiến nghị Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, vì vậy tôi rất mong muốn phương pháp mà tôi đưa ra có thể được áp dụng trong việc dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tôi cũng rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi tự viết và đã áp dụng trong năm học 2022-2023. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ha Nôi, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người viết Chu Thị Thiếu Mai
- 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một ( Bộ Kết nối tri thức)– NXB Giáo Dục 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai ( Bộ Kết nối tri thức)– NXB Giáo Dục 3. Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập một và hai - NXB Giáo Dục 4. Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học (Tai liệu lưu hanh nội bộ) 5. Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án phát triển Giáo dục THCS II Một số chuyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lí va giáo viên THCS. (Tai liệu lưu hanh nội bộ) 6. Tham khảo tài liệu trên google.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 171 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Định hướng phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh bằng phương pháp đóng vai trong dạy học Giáo dục công Dân 6
16 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm trong toán số học 6
28 p | 64 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán lớp 9 -THCS
29 p | 68 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
13 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến môn Sinh học 8
27 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Nhân Thắng
23 p | 35 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm về dạy học giải phương trình tích Đại số 8
18 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
32 p | 62 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS
18 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng giải phương trình quy về phương trình bậc hai cho học sinh lớp 9
27 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk
33 p | 69 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp lãnh đạo, quản lý ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”
29 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Thể dục 8 tại trường THCS Lê Quý Đôn
29 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn