Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên góp phần ngăn ngừa nạn tảo hôn thông qua môn sinh học lớp 8 tại trường PTDTBT THCS Tìa Dình
lượt xem 3
download
Sáng kiến “Giải pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên góp phần ngăn ngừa nạn tảo hôn thông qua môn sinh học lớp 8 tại trường PTDTBT THCS Tìa Dình” được đưa chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản dạy tích hợp các bài ở phần đầu chương trình và tổ chức các hoạt động sớm cho các em để các em nắm bắt được các vấn đề về sức khoẻ sinh sản ngay từ đầu năm học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên góp phần ngăn ngừa nạn tảo hôn thông qua môn sinh học lớp 8 tại trường PTDTBT THCS Tìa Dình
- 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận: - Ngày 28 tháng 8 năm 2020, Bộ y tế ban hành quyết định số 3781/QĐ- BYT về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020 – 2025”. Quyết định nêu rõ, Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của vị thành niên, thanh niên. Đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước… - Trong những thập kỷ vừa qua, thế giới - kể cả Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên. Lớp trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn. Nhận thức về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang dần thay đổi. Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến tương lai của mình. - Học sinh lớp 8 đang ở độ tuổi từ 13 – 14, đây là lứa tưổi mà trong cơ thể các em diễn ra sự dậy thì rất mạnh mẽ cả ở nam lẫn nữ, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn – người ta gọi là tuổi vị thành niên. Rất nhiều sự đổi khác về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng của các em. Các em cảm thấy rất bỡ ngỡ trước những thay đổi kỳ lạ của cơ thể mình, thậm chí có em còn hoang mang lo sợ không biết phải đối mặt như thế nào, nên các em cần được chia sẻ thổ lộ với người lớn, nhất là thầy cô giáo và cha mẹ mình. Hơn thế nữa, ở tuổi này các em thường hay tò mò, thích thử những cảm giác lạ, nếu không được giáo dục đúng cách về giới tính thì những hậu quả khôn lường sẽ xảy đến với các em như yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục ... - Giáo dục sức khoẻ sinh sản không nên chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kỹ năng sống cho các em như kỹ năng xác định điều đúng sai, kỹ năng ra quyết định...
- 2 Khi những kỹ năng này được phát triển thì sự tự tin và tự trọng của các em cũng sẽ tăng lên, đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em. - Để đạt được mục tiêu trên, một yêu cầu lớn đặt ra là phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình giáo dục sức khoẻ sinh sản. Đề tài này tôi đưa ra giải pháp lồng ghép kiến thức về sức khoẻ sinh sản trong các tiết học ở chương trình sinh học 8, cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các trò chơi và cuộc thi tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho các em. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Sau một thời gian giảng dạy bộ môn Sinh học 8 - phần Sinh sản, tôi nhận thấy một điều nổi lên rõ rệt đó là các em cảm thấy ngượng ngùng khi học những bài này, xấu hổ không dám xem các hình vẽ trong sách giáo khoa hoặc khi nghe giáo viên giảng bài các em đã không dám nhìn về phía giáo viên. Tiếp theo nữa là các em chưa thể mạnh dạn để ngồi vào thảo luận sôi nổi một vấn đề nào đó hoặc nếu có cố gắng trao đổi thì cũng chỉ là qua loa lấy lệ vì trong nhóm có cả nam lẫn nữ. Một vấn đề nữa khiến tôi rất lo ngại đó là ở tuổi này một số em đã bắt đầu xuất hiện những tình cảm vượt xa so với tình bạn mà các em cho rằng đó là tình yêu. Tình cảm nam nữ đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc học tập của các em, mà cụ thể là các em đã chểnh mảng, lơ là trong việc học, không chú ý bài trong từng tiết học… Thậm chí còn nguy hiểm hơn nữa là các em đã bắt đầu hẹn hò theo kiểu người lớn, các em biết yêu và xa hơn là một số em nghỉ học để lấy vợ lấy chồng gây ra những hậu quả khó lường cho bản thân các em, gia đình và xã hội. Qua thực tế đó tôi thấy việc giáo dục cho các em vấn đề sức khẻ sinh sản tuổi vị thành niên là vô cùng quan trọng và cần thiết để các em hình thành cho mình ý thức đúng đắn về những điều xung quanh tuổi dậy thì của mình, để từ đó các em làm chủ được hành vi của mình. - Trong chương trình của sách giáo khoa thì chương Sinh sản được dạy vào cuối năm học lớp 8, nhưng tôi nhận thấy các trẻ em ngày nay có tuổi dậy thì sớm hơn rất nhiều. Các em có nhiều thay đổi ở cuối năm lớp 7 về đến lớp 8, nên tôi mạnh dạn đưa chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản dạy tích hợp các bài ở phần đầu chương trình và tổ chức các hoạt động sớm cho các em để các em nắm bắt được các vấn đề về sức khoẻ sinh sản ngay từ đầu năm học. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn
- 3 đề tài: “Giải pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên góp phần ngăn ngừa nạn tảo hôn thông qua môn sinh học lớp 8 tại trường PTDTBT THCS Tìa Dình”. 2. Giới hạn đề tài: - Sáng kiến “Giải pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên góp phần ngăn ngừa nạn tảo hôn thông qua môn sinh học lớp 8 tại trường PTDTBT THCS Tìa Dình” đã được áp dụng cho học sinh khối 8 trường PTDTBT THCS Tìa Dình - Điện Biên Đông trong năm học 2020 - 2021. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung môn sinh học 8, kết hợp mở rộng kiến thức liên quan về giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho các em. - Phạm vi triển khai thực hiện: Là học sinh khối 8 (8A1 + 8A2 + 8A3) - Trường PTDTBT THCS Tìa Dình. Phần II. NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề 1.1. Thuận lợi: - Học sinh: Ngoan ngoãn, yêu thích hứng thú khi học môn Sinh học. + Ở lứa tuổi này các em có ý thức học tập tốt hơn và tinh thần tự giác cao. + Các em thường có những tìm tòi về sự biến đổi của cơ thể mình, vì vậy các em thích tìm hiểu các vấn đề về giới tính. - Giáo viên: + Giáo viên có nhiều năm giảng dạy chương trình sinh học 8, nên đã có nhiều hiểu biết về tâm sinh lý của các em. + Đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực. + Đã nhận thức được sự quan trọng của chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản cho các em. + Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và máy chiếu, sử dụng thường xuyên trong khai thác thông tin bộ môn qua mạng internet đồng thời thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ lên lớp.
- 4 - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giáo viên. 1.2. Khó khăn: - Các em đang ở tuổi dậy thì nên đa phần các em rất ngại ngùng khi phải nói ra hay trao đổi một vấn đề nào đó về giới tính. - Một số em do cơ thể chậm phát triển so với bạn bè cùng lứa nên trong quá trình học tập, trao đổi, thảo luận các em có phần mặc cảm, tự ti. - Do biến đổi về tâm sinh lý, các em có thể hiểu và giải thích được vấn đề nhưng lại mau quên. - Sự quan tâm đến việc học hành, giáo dục con em của phần lớn bà con địa phương chưa được chú trọng, chủ yếu giao trắng cho nhà trường. - Các em học sinh còn rụt rè, e ngại, xấu hổ khi nói đến các vấn đề liên quan đến giới tính, sức khỏe sinh sản,... 1.3 Hạn chế: - Trên địa bàn mà trường tôi trực thuộc, học sinh 100% các em là dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Lào trong đó 80% là dân tộc mông), điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, năng lực nhận thức hạn chế, vận dụng chưa cao, kiến thức xã hội yếu, nên đòi hỏi giáo viên ngoài việc giảng dạy kiến thức cho các em, kết hợp lồng ghép “Giải pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên góp phần ngăn ngừa nạn tảo hôn thông qua môn sinh học lớp 8 tại trường PTDTBT THCS Tìa Dình” đòi hỏi phải khéo léo, kiên trì, có kinh nghiệm, am hiểu tình hình địa phương. - Đời sống của bà con tương đối nghèo nàn, trình độ dân trí thấp nên việc hỗ trợ của gia đình cùng tư vấn cho các em về sức khoẻ sinh sản còn hạn chế. 1.4. Những yêu cầu đặt ra, cần đạt được: - Được sự quan tâm đầu tư của các cấp ủy đảng, của ngành giáo dục của các nhà trường đối với công tác giảng dạy bộ môn sinh học ở trường THCS nói chung với việc lồng ghép giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh thông qua chương trình sinh học 8 nói riêng. - Giáo viên đã phân loại kiến thức giáo dục giới tính sức khoẻ sinh sản dựa vào nội dung bài học, khả năng nhận thức của các em từ đó đưa ra những
- 5 phương pháp dạy học kết hợp lồng ghép cụ thể cho từng bài và tổ chức các hoạt động hiệu quả. - Sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Khơi gợi được tính thích khám phá, say mê nghiên cứu của các em. - Các em ngoài việc lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức về sinh học người trong chương trình sinh học 8 một cách vững chắc mà còn cơ bản hình thành và phát triển được các kỹ năng nắm bắt, hiểu, vận dụng và xử lý được các kiến thức đó vào cuộc sống, vào việc vệ sinh cơ thể, tránh xa các tác động xấu ảnh hưởng đến học tập và tương lai của các em. - Bên cạnh nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình vẫn còn không ít phụ huynh hầu như không quan tâm, để mặc các em muốn học thì học, không học thì thôi, hoặc ép các em bỏ học đi làm phụ giúp gia đình. Để các em lập gia đình sớm.., việc giáo dục các em thông qua mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội thiếu hiệu quả. - Đa số các em học sinh thường rất yêu thích bộ môn sinh học nhất là sinh học 8 vì môn sinh học 8 cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Qua đó giúp các em học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống, vào việc vệ sinh cơ thể, tránh xa các tác động xấu ảnh hưởng đến bản thân. Nâng cao năng lực nhận thức và các kỹ năng sống cần thiết khác. 2. Những giải pháp thực hiện 2.1. Khảo sát: - Dựa vào số liệu các năm trước về tình trạng học sinh lớp 8 nghỉ học lấy vợ, lấy chồng (Thống kê ngày 09/09/2020): Số học sinh nghỉ học lấy vợ, chồng Năm học Tổng Nam Nữ 2017-2018 0 2 2 2018-2019 0 2 2 2019-2020 1 1 2
- 6 - Qua số liệu trên ta thấy được tỉ lệ học sinh tảo hôn ở học sinh lớp 8 qua các năm vẫn còn tương đối cao. - Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của học sinh nhà trường, tôi đã khảo sát 82 học sinh lớp 8 vào đầu năm học 2020 - 2021 thông qua phiếu điều tra, với nội dung như sau: Trả lời Số Nội dung câu hỏi Đồng Không TT ý đồng ý Theo em việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh 1 sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở lứa tuổi các em là quan trọng? Em có tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức 2 khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục? Việc thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ 3 năng phòng tránh xâm hại tình dục là do chưa được giáo dục nhiều? Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được 4 cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục? Theo em việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về sức khỏe 5 sinh sản là rất quan trọng để từ đó khắc sâu và rèn luyện kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục? Theo em cần thiết phải đưa giáo dục sức khoẻ sinh 6 sản vào làm môn học chính trong nhà trường? - Kết quả thu được: + 65/82 = 79,3% HS nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở lứa tuổi các em là quan trọng. + 82/82 = 100% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục ở tuổi vị thành niên. + 53/82 = 64,6% HS cho rằng thiếu kiến thức sinh sản ở tuổi vị thành niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục, là do chưa được giáo dục nhiều.
- 7 + 63/82 = 76,8% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục. + 70/82 = 85,4% HS nhận thấy việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động đối phó với những tình huống xâm hại tình dục là rất quan trọng để từ đó biết cách bảo vệ bản thân khi xảy ra các tình huống tương tự trong đời sống. + 81/82 = 98,8% các em đồng ý với ý kiến: Phải đưa giáo dục sức khoẻ sinh sản vào làm môn học chính trong nhà trường. - Nhận thức được tính cấp thiết của công tác giảng dạy kiến thức về giáo dục sinh sản vị thành niên, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục để góp phần giảm thiểu nạn tảo hôn. Cùng với kết quả điều tra thực trạng trên, tôi đã xây dựng giải pháp để giáo dục sức khỏe sinh sản, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, xử lí tình huống để chủ động bảo vệ bản thân và tránh nạn lấy vợ chồng sớm tích hợp qua môn sinh học cho học sinh lớp 8 của nhà trường. 2.2. Nội dung thực hiện 2.2.1. Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên vào một số bài dạy ở môn sinh học 8: - Thời gian thực hiện: Trong các bài học theo thứ tự của chương trình. - Quy trình: Thực hiện trong các tiết dạy ở mỗi lớp: Liên hệ mở rộng, lồng ghép một phần hay đưa vào nội dung chính của bài. Chương Quy Tên bài trình Nội dung tích hợp trình dạy Giáo dục HS ý thức chăm sóc, rèn Mục 2: luyện bảo vệ hệ xương, cơ, để có cơ Bài 11: Tiến Lồng Vệ sinh thể phát triển cân đối thuận lợi cho hóa hệ vận ghép một hệ vận việc mang thai sau này…→ Hình động phần động thành ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân. Bài 40: Vệ Cả bài Giáo dục HS ý thức chăm sóc sức Lồng sinh hệ bài khỏe bảo vệ hệ bài tiết cũng như cơ ghép tiết nước quan sinh dục …→ Tránh viêm tiểu nhiễm cơ quan sinh dục từ hệ bài
- 8 tiết. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ hệ thần kinh tránh những tác động gây Bài 54: Vệ căng thẳng, ức chế hệ thần kinh... → Lồng sinh hệ thần Cả bài hình thành lối sống tích cực, lành ghép kinh mạnh để không gây ảnh hưởng tâm lí của tuổi vị thành niên. - Nhận biết được những dấu hiệu của tuổi dậy thì. - Đặc biệt HS biết được khi bước vào Bài 58: tuổi dậy thì nếu có quan hệ tình dục sẽ Lồng Tuyến sinh Cả bài có khă năng mang thai. ghép dục - Xây dựng tình bạn trong sáng, giúp học sinh giữ gìn bản thân trong tình bạn và tình yêu. - Nhận biết được các bộ phận của cơ quan sinh dục, chức năng của các bộ Bài 60,61: phận, đặc điểm của trứng và tinh Nội dung Cơ quan sinh Cả bài trùng → Biết cách chăm sóc sức chính dục nam, nữ khỏe sinh sản, vệ sinh tránh bị viêm nhiễm. - HS xác định được điều kiện để xảy ra thụ tinh, thụ thai từ đó biết được Bài 62,63 cơ sở của các biện pháp tránh thai, Thụ tinh, Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thụ thai, sự thành niên → Biết cách phòng tránh phát triển mang thai ngoài ý muốn. Nội dung của thai. Cơ Cả bài - HS biết được hiện tượng kinh chính sở khoa học nguyệt → biết cách chăm sóc sức của các biện khỏe thời kì kinh nguyệt, dấu hiệu pháp tránh có thai nếu có lỡ quan hệ tình dục. thai - Biết cách tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại tình dục. Từ tác nhân, biểu hiện và hậu quả Bài 64: Các của các bệnh tình dục như lậu, bệnh lây Lồng giang mai -> HS biết cách phòng truyền qua Cả bài ghép, tránh lây nhiễm các bệnh tình dục, đường tình liên hệ sự cần thiết đấu tranh chống xâm hại dục tình dục.
- 9 Bài 65: Đại Từ tác nhân, biểu hiện và hậu quả dịch AIDS – của các bệnh HIV/AIDS -> HS biết Lồng Thảm họa Cả bài cách phòng tránh lây nhiễm các ghép, của loài bệnh tình dục, sự cần thiết đấu tranh liên hệ người chống xâm hại tình dục. 2.2.2. Tuyên truyền giáo dục pháp luật liên quan đến sức khoẻ sinh sản ở tuổi mới lớn. - Giúp học sinh biết được một phần luật cơ để bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại tình dục. Biết báo công an khi gặp các tình huống không may xảy ra. - Tôi tổ chức một tiết học ngoại khoá vào đầu năm học 2020 - 2021 cho cả 3 lớp thuộc học sinh khối 8 của nhà trường, thuyết trình một số luật liên quan để bảo vệ các em khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục. * Nội dung một số luật: - Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015) + Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào thực hiện các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. - Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015) + Khoản 1 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. - Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015) + Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào từ đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
- 10 Điều 142 và Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015) + Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. => Buổi tuyên truyền giúp các em phân biệt được việc có người dụ dỗ và xâm hại tình dục các em là trái pháp luật, để các em biết tố cáo sự việc với người lớn, với thầy cô và các cơ quan chức năng. Trong đời sống đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã vẫn còn hủ tục “Bắt vợ”, mặc dù không muốn nhưng các em nữ cam chịu sau khi gia đình nhà trai thực hiện một số thủ tục theo lý dân tộc, và bố mẹ các em (Một số người kém hiểu biết) cũng đồng ý luôn để cho con mình theo chồng ở tuổi rất nhỏ. Buổi tuyên truyền tôi nhấn mạnh cho các em “Bắt vợ” là trái pháp luật, nhất là các em đang lứa tuổi 13-14. Những người có hành vi bắt các em làm vợ, xâm hại tình dục các em thì những người đó vi phạm pháp luật, khi đó các em cần tìm cách để báo công an để pháp luật xử lý. (Hoạt động tuyên truyền luật liên quan đến sức khoẻ sinh sản tuổi học sinh lớp 8) 2.2.3. Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên.
- 11 - Tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên thông qua tài liệu sách báo và mạng internet và mỗi em viết một bài tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên. - Thực hiện trên tổng số 82 học sinh khối 8 của nhà trường. - Thời gian triển khai thực hiện: Tuần thứ 3 của năm học. * Câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tuổi vị thành niên? Nêu ra các nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên? Bản thân em đang tuổi ở lứa tuổi vị thành niên, em sẽ làm gì để tránh các nguy cơ có hại đó? * Kết quả như sau: Điểm trung Xếp loại điểm Điểm yếu Điểm khá Giỏi bình Số lượng 1 em 25 em 39 em 17 em Tỉ lệ 1,2 % 30,5 % 47,6 % 20,7 %
- 12 (Bài viết của một em học sinh có kết quả tốt) 2.2.4. Tổ chức trò chơi tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên. - Tôi tổ chức trò chơi “Tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên” bắt đầu từ tuần thứ 4 của năm học. Trò chơi được tổ chức định kì mỗi tháng một lần được lồng ghép trong phần vận dụng của một tiết học được lựa chọn với thời lượng tổ chức là 6 phút. - Để trò chơi được diễn ra nhanh chóng, có hiệu quả thì trong phần dặn dò của tiết trước tôi nhắc học sinh về tìm hiểu các nội dung kiến thức liên quan đến trò chơi dành cho tiết sau. * Ví dụ về một trò chơi đã được áp dụng: - Chia lớp thành 3 đội chơi. - Có 4 câu hỏi được chiếu trên màn máy chiếu (Chiếu lần lượt từng câu). + Câu 1: Tuổi vị thành niên là người có độ tuổi nào sau đây? A. Từ đủ 10 tuổi đến dưới 19 tuổi. B. Nhỏ hơn 18 tuổi. C. Từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- 13 D. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 19 tuổi + Câu 2: Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên ? A. Vì còn ít tuổi. B. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục. C. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện. D. Vì tất cả những lý do trên. + Câu 3: Đâu là lý do không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên? A. Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên chúng ta nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng. B. Tình bạn, tình yêu, là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao để nó đừng làm chúng ta hối tiếc và ân hận. C. Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối không đáng có về sức khoẻ và tâm lý. D. Tất cả các điều trên. + Câu 4: Đây là hủ tục của nước ta? A. Tảo hôn B. Li hôn C. Kết hôn D. Lễ ăn hỏi - Yêu cầu các đội suy nghĩ nhanh và dơ tay giành quyền trả lời. + Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, trả lời sai bị trừ 1 điểm, khi đó đội khác có quyền tiếp tục xin trả lời. - Kết thúc trò chơi: Đội nào đạt được số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng, tiếp theo là đội nhì và ba. - Phần thưởng: + Nhất: Thưởng cho mỗi bạn trong đội 10 điểm. + Nhì: Cả lớp thưởng 1 tràng pháo tay. + Ba: Cả đội phải hát một bài.
- 14 (Một hoạt động trò chơi cho các em) 2.2.5. Xử lí tình huống về hủ tục “bắt vợ” và bị gia đình ép lấy chồng sớm. - Trong thực tế các năm trước tại đơn vị trường đã có những học sinh đang học lớp 8 bị người đàn ông lạ cùng dân tộc Mông bắt đi và cho làm thủ tục “Nhập lý gia đình” và trở thành người vợ bất đắc dĩ. Cũng do một phần sợ phong tục của hủ tục “bắt vợ”, phần là do bản thân và gia đình thiếu hiểu biết. - Một số em học rất ngoan, rất say mê học tập nhưng vẫn phải nghỉ học lấy vợ lấy chồng ở tuổi rất nhỏ vì sức ép từ bố mẹ. - Tôi đưa ra 2 tình huống dặn từ tiết trước để các em về nghiên cứu thông tin suy nghĩ và tìm ra cách xử lí, đến tiết dạy mới tôi dành một hoạt động nhỏ đầu giờ (6 phút) ở mỗi lớp 8 cho các em hoạt động nhóm thống nhất ý kiến và
- 15 mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày. (Thực hiện trong tuần học thứ 5 của chương trình học) + Tình huống 1: Bạn Sinh (Lớp 8A1) đang đi chơi thì bị một thanh niên cùng bản bắt và đưa về nhà làm vợ. Đặt địa vị của em là bạn Sinh em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào? + Tình huống 2: Bạn Mạnh (Lớp 8A3) rất chăm học, bố mẹ bạn ấy không cho bạn ấy đi học nữa, bảo bạn Mạnh ở nhà lấy vợ và làm nương giúp bố mẹ. Đặt địa vị của em là bạn Mạnh em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào? * Hướng dẫn xử lí tình huống: - Tình huống 1: + Hô hoán, kêu cứu; Nếu bị bắt về rồi thì dùng điện thoại cá nhân (Hoặc tìm cách nhờ điện thoại) gọi cho bố mẹ, thầy cô, báo công an qua số đường dây nóng 113 để nhờ giúp đỡ. Phân tích cho người thân biết được ở lứa tuổi của mình bản thân chưa đủ phát triển về tâm sinh lý và sức khoẻ để lấy chồng. - Tình huống 2: + Phân tích cho bố mẹ hiểu được bản thân đang lớn, cơ thể đang phát triển chưa đủ khả năng để lấy vợ và làm việc nặng, phải đi học để sau này có tương lai tươi sáng hơn; Báo cáo sự việc với thầy cô giáo, chính quyền địa phương để có hướng động viên thuyết phục bố mẹ. (Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí tình huống) 2.3. Thời gian thực hiện:
- 16 - Sáng kiến này được áp dụng trong năm học 2020 – 2021 (Từ tháng 9 năm 2020 đến giữa tháng 4 năm 2021) đã đem lại những kết quả rất khả quan. 2.4. Quy trình thực hiện: - Khảo sát chất lượng - Đánh giá khảo sát - Thực hiện giải pháp. - Đánh giá kết quả thực hiện giải pháp. 3. Những kết quả đạt được: - Đến giữa tháng 4 năm 2021 tôi tiếp tục cho 82 em học sinh của khối 8 làm lại phiếu điều tra: Trả lời Số Nội dung câu hỏi Không TT Đồng ý đồng ý Theo em việc giáo dục kiến thức về sức khỏe 1 sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở lứa tuổi các em là quan trọng? Em có tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về 2 sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục? Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được 3 cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục? Theo em việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về sức 4 khỏe sinh sản là rất quan trọng để từ đó khắc sâu và rèn luyện kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục? Theo em cần thiết phải đưa giáo dục sức khoẻ 5 sinh sản vào làm môn học chính trong nhà trường? - Kết quả điều tra: + 82/82 = 100% HS nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở lứa tuổi các em là quan trọng.
- 17 + 3/82 = 3,7% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục ở tuổi vị thành niên. + 81/82 = 98,8% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục. + 82/82 = 100% HS nhận thấy việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động đối phó với những tình huống xâm hại tình dục là rất quan trọng để từ đó biết cách bảo vệ bản thân khi xảy ra các tình huống tương tự trong đời sống. + 82/82 = 100% các em đồng ý với ý kiến: Phải đưa giáo dục sức khoẻ sinh sản vào làm môn học chính trong nhà trường. - Kết quả đáng chú ý nhất là ở câu hỏi 2: chỉ có 3/82 em chọn là còn thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục (trong khi đầu năm có 82/82 em chọn điều này). - Ngoài ra số liệu thống kê các năm trước về tình trạng học sinh lớp 8 nghỉ học lấy vợ lấy chồng và năm học 2020 - 2021 có điểm vượt trội. Số học sinh nghỉ học lấy vợ, chồng Năm học Tổng Nam Nữ 2017-2018 0 2 2 2018-2019 0 2 2 2019-2020 1 1 2 Đầu năm 2020-2021 0 0 0 đến nay Như vậy đáng mừng nhất là từ đầu năm học 2020 - 2021 đến nay không có một trường hợp nào học sinh khối 8 nghỉ học lấy vợ lấy chồng. Phần III. KẾT LUẬN 1. Hiệu quả mang lại khi thực hiện đề tài: - Học sinh nam và nữ đã bớt ngượng ngùng khi học những bài về giới tính, sinh sản, mà ngược lại các em đã phần nào mạnh dạn và tự tin khi bộc bạch, thổ lộ hay trao đổi những vấn đề có liên quan.
- 18 - Học sinh rất có hứng thú trong các tiết học và tiếp thu bài rất nhanh, các tiết học trở nên sôi nổi, sinh động, thu hút được tất cả các đối tượng học sinh hoạt động tích cực, kể cả những em bấy lâu rất mặc cảm, tự ti vì cơ thể mình không phát triển bằng các bạn. - Kết quả lớn nhất mà tôi thu được là học sinh đã có kiến thức về sức khoẻ sinh sản, và trong năm học áp dụng sáng kiến này đã không còn tình trạng tảo hôn ở học sinh lớp 8. 2. Ý nghĩa, dự đoán những vấn đề sẽ nảy sinh, những kiến nghị. 2.1. Ý nghĩa: - Các em đã tự mình xử lý rất vững vàng những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì. - Các em sống hòa đồng với nhau hơn, tình bạn được gắn kết chặt hơn. - Tình trạng “các cặp tình nhân nhỏ tuổi” trong lớp học giảm đi đáng kể. - Việc các em có tình yêu với những bạn khác lớp hoặc những thanh niên bên ngoài cũng giảm đi rất nhiều. - Không có trường hợp đáng tiếc nào về quan hệ tình dục hay mang thai sớm xảy ra ở các em. - Các em đã có được một sự nhìn nhận rất rõ ràng, thấu đáo về vấn đề được giáo dục, thể hiện ở việc các em đã truyền đạt lại những kiến thức mình được học cho những bạn không được giáo dục bài bản. 2.2. Dự đoán những vấn đề sẽ nảy sinh: - Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8. Đối với việc giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. - Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục sức khoẻ sinh sản mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. 2.3. Những kiến nghị:
- 19 * Đối với Ban giám hiệu nhà trường: - Tăng cường công tác dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề cấp tổ, cấp trường dạy minh họa chuyên đề kỹ năng về sức khoẻ sinh sản cho học sinh, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho các em thông qua bộ môn nói chung và bộ môn sinh học 8 nói riêng. * Đối với phòng Giáo dục và đào tạo: - Tạo điều kiện cho các giáo viên môn sinh học, và các giáo viên liên quan đến công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh được thường xuyên tập huấn, học tập, trao đổi giữa các đơn vị, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. * Đối với Giáo viên: - Để lồng ghép giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh một cách có hiệu quả, người giáo viên phải thực sự kiên trì, nhẫn nại, lòng yêu nghề, hết mình với học sinh, có trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm... Chỉ có điều đó mới thật sự giúp bản thân hoàn thành tốt công việc, đồng thời giúp các em yêu thích hơn, tích cực hơn trong từng tiết học. PHẦN IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa sinh học 8 - Nhà xuất bản giáo dục 2. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học - Nhà xuất bản giáo dục 3. Giải phẫu sinh lí người - Trần Xuân Nhĩ - Nhà xuất bản giáo dục - 2001. 4. Bộ luật Hình sự năm 2015. 5. Thông qua nguồn internet, Báo chí Tìa Dình, ngày 17 tháng 04 năm 2021 NGƯỜI VIẾT Lò Minh Tú
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học lớp 6
21 p | 137 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
27 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh cách giải một số bài toán vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
21 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các phương pháp và kỹ thuật giải phương trình nghiệm nguyên
28 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 6 giải quyết bài toán chia hết trong N
30 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm trong dạy học môn Sinh học 6
32 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy trí lực học sinh trong giải Toán bất đẳng thức và cực trị
26 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải bài toán về tỉ lệ thức
10 p | 58 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước lớp 6
14 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 103 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phân loại và hướng dẫn học sinh giải các bài tập liên quan đến tính chia hết
21 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở Trường THCS Lai Thành
23 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn