KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
A. MỞ ĐẦU 2<br />
Trang 2<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀTÀI 2<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
2. Phạm vi nghiên cứu 3<br />
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3<br />
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3<br />
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nghiên cứu lý thuyết<br />
2. Thực nghiệm sư phạm 3<br />
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC 4<br />
B. NỘI DUNG 4<br />
I. CƠ SỞ KHOA HỌC<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
2. Cơ sở thực tiễn 5<br />
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 5<br />
1. Phiếu khảo sát 7<br />
2. Kết quả khảo sát 7<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP 7<br />
1. Cơ sở lý thuyết 11<br />
2. Cá dạng bài tập và phương pháp giải 17<br />
IV. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP, RÚT RA KẾT LUẬN KHOA HỌC 19<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19<br />
I. KẾT LUẬN 20<br />
II. KIẾN NGHỊ 21<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 1<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A. MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI <br />
Như chúng ta đã biết, môn sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, nó <br />
có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có <br />
ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế và xã hội loài người. Trong hệ thống <br />
chương trình sinh học cấp trung học cơ sở nói chung và sinh học 9 nói riêng, <br />
bên cạnh những kiến thức thuộc về lý thuyết được mô tả còn có mảng kiến <br />
thức không kém phần quan trọng đó là phần bài tập sinh học. Tuy nhiên trong <br />
chương trình sinh học THCS có rất ít tiết bài tập và thời lượng mỗi tiết dạy <br />
trên lớp nội dung lý thuyết nhiều nên hầu hết giáo viên không thể có thời gian <br />
hướng dẫn các em dạng bài tập này để củng cố kiến thức lí thuyết cũng như <br />
hình thành kĩ năng làm bài tập. <br />
Trong chương trình sinh học 9 thì dạng bài tập về di truyền học người <br />
là một đề tài hay nhưng cũng khó đối với học sinh. Thực tiễn giảng dạy môn <br />
sinh học 9 nhiều năm qua, tôi nhận thấy: việc giải được, giải nhanh, giải <br />
chính xác dạng bài tập sơ đồ phả hệ đang còn là vấn đề vướng mắc và khó <br />
khăn, không những đối với các em học sinh mà ngay cả đối với một số giáo <br />
viên chưa nhiều kinh nghiệm. Qua theo dõi, tôi thấy dạng bài tập này cũng <br />
được gặp trong các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhưng số lượng học sinh đạt <br />
điểm cao còn ít.<br />
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi muốn tìm ra một giải pháp giúp học sinh <br />
nhận dạng và giải nhanh, giải đúng bài tập sinh học, trong đó quan tâm đến <br />
việc giúp học sinh nắm vững một số dạng bài tập có liên quan phương pháp <br />
nghiên cứu phả hệ. Chính vì thế tôi mạnh dạn được trình bày kinh nghiệm <br />
“Hướng dẫn học sinh phương pháp làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả <br />
hệ” trong giảng dạy chương trình sinh học lớp 9.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
TRANG 2<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
Áp dụng với đối tượng học sinh lớp 9 (có học lực từ khá trở lên đối với <br />
môn sinh học).<br />
2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phương pháp giải một số bài tập về sơ đồ phả hệ trong chương trình sinh <br />
học 9: <br />
Lập được sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính trạng nào đó, khi biết được <br />
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ.<br />
Qua nghiên cứu sơ đồ phả hệ, biết được tính chất trội lặn của tính trạng, <br />
qui luật di truyền của tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể (NST) <br />
thường hay NST giới tính quy định, xác định kiểu gen của cơ thể lai. <br />
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU <br />
Trao đổi với đồng nghiệp một số dạng bài tập phần di truyền học người <br />
trong chương trình sinh học lớp 9.<br />
Xây dựng phương pháp, hướ ng dẫn học sinh phương pháp làm một số <br />
dạng bài tập di truyền học người liên quan đến phương pháp nghiên cứu <br />
phả hệ.<br />
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU<br />
Việc hướng dẫn học sinh phương pháp làm một số dạng bài tập về sơ đồ <br />
phả hệ sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức lí thuyết và có kĩ năng giải bài <br />
tập sinh học, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng và phân tích khoa học cho <br />
học sinh. Tạo nền tảng để học sinh có cơ hội học chuyên sâu, từ đó cũng tạo <br />
được thái độ ham thích học bộ môn trong học sinh.<br />
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nghiên cứu lý thuyết<br />
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa sinh học 9, <br />
sách giáo viên sinh học 9, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9.<br />
2. Thực nghiệm sư phạm<br />
a) Điều tra thực trạng dạy và học kiến thức phần “phương pháp nghiên cứu <br />
phả hệ”.<br />
* Điều tra chất lượng học tập của học sinh <br />
Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 9 học bộ môn khá trở lên.<br />
Hình thức kiểm tra viết: Ra bài tập về nhà, lồng ghép trong bài kiểm tra 1 <br />
tiết. Ra đê thi hoc sinh gioi tr<br />
̀ ̣ ̉ ương.<br />
̀<br />
Phiếu kiểm tra kiến thức số 1 và số 2.<br />
* Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên.<br />
<br />
<br />
TRANG 3<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
Trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy sinh trong trường và một số bạn <br />
đồng nghiệp trường bạn những nội dung có liên quan.<br />
Dự một số giờ dạy thao giảng, dạy mẫu bài ‘phương pháp nghiên cứu di <br />
truyền người” môn sinh học 9.<br />
b) Thực nghiệm giảng dạy.<br />
Dạy trong các tiết học chương “Di truyền học người” và tiết bài tập.<br />
Dạy trong thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi trương.<br />
̀<br />
Ra bài tập về nhà và hướng dẫn ngoài giờ đối với những học sinh ham thích <br />
học bộ môn, học sinh giỏi và những học sinh có dự định thi vào trường <br />
chuyên.<br />
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC <br />
Trong kinh nghiệm này tôi đã hệ thống 3 dạng bài tập (trong phạm vi <br />
chương trình lớp 9) về sơ đồ phả hệ và hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
giải, sẽ giúp cho học sinh khi làm bài tập dễ dàng xác định được gen quy định <br />
tính trạng cần nghiên cứu (thường là gen gây bệnh) là gen trội hay lặn, nằm <br />
trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính và di truyền theo <br />
những quy luật di truyền nào.<br />
Hi vọng kinh nghiệm này cũng sẽ là tài liệu tốt cho học sinh lớp 9 học <br />
bộ môn, ôn thi học sinh giỏi, thi vào các trường chuyên môn sinh và học <br />
chuyên sâu. Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo dạy sinh học 9 và bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi các cấp.<br />
<br />
B. NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ KHOA HỌC<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới ngày càng tăng như <br />
vũ bão, nên chúng ta không thể hy vọng trong thời gian nhất định ở trường <br />
phổ thông có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng trí thức khổng lồ mà <br />
loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay, <br />
không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều <br />
quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên <br />
cứu để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức. <br />
Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ của học sinh ngày càng mạnh <br />
mẽ, nhu cầu học tập các môn học ngày nhiều. Trong đó bộ môn sinh học <br />
trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Không những <br />
<br />
<br />
TRANG 4<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm kiểm tra khả <br />
năng vận dụng các kiến thức lý thuyết của học sinh. <br />
2. Cơ sở thực tiễn <br />
Bài tập Sinh học là một lĩnh vực dễ gây hứng thú, tìm tòi nhất đối với <br />
học sinh. Thông qua quá trình giải bài tập học sinh có thể hiểu và củng cố <br />
kiến thức lí thuyết rất tốt mà không gây sự nhàm chán hay lãng quên. Một <br />
trong các dạng bài tập đó là bài tập nghiên cứu sơ đồ phả hệ, nó kết nối giữa <br />
lí thuyết với thực tiễn. Thông qua dạng bài tập này học sinh có được những <br />
hiểu biết nhất định về phương pháp nghiên cứu di truyền người, các bệnh tật <br />
di truyền ở người, từ đó các em tự trang bị cho mình những kiến thức cần <br />
thiết để giải các bài tập, đề thi có liên quan hay áp dụng trong cuộc sống, tự <br />
hình thành được kĩ năng phòng tránh và góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc <br />
bệnh, tật di truyền ở người. <br />
Thời gian được tổ chuyên môn phân công giảng dạy môn sinh học 9 <br />
(khi chưa áp dụng chuyên đề) và 1 số lần được phòng GDĐT phân công chấm <br />
thi học sinh giỏi, tôi nhận thấy phần lớn học sinh nắm chưa vững nội dung <br />
kiến thức và chưa có hệ thống phương pháp để làm các dạng bài tập, liên <br />
quan đến nghiên cứu sơ đồ phả hệ trong phạm vị chương trình sinh học lớp <br />
9. <br />
Trong tiết dạy trên lớp, do yêu cầu của bài học nên giáo viên cũng <br />
không có đủ thời gian để hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập này. <br />
Vì vậy để làm được, làm đúng, làm nhanh bài tập sơ đồ phả hệ thì học sinh <br />
cần phải nắm vững môt sô dang và ph<br />
̣ ́ ̣ ương pháp giải.<br />
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG<br />
Từ thực trạng đã nêu trên, trước khi áp dụng kinh nghiệm này tôi đã tiến <br />
hành khảo sát chất lượng học sinh bằng phiểu khảo sát (phiếu kiểm tra số <br />
1) sau:<br />
1. Phiếu khảo sát<br />
* KÍ HIỆU THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHẢ HỆ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 5<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài 1. Phả hệ dưới đây của một gia đình ghi lại sự xuất hiện một bệnh di <br />
truyền ở người, do một gen quy định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dựa vào phả hệ hãy xác định:<br />
a) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?<br />
b) Bệnh do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính quy định? Giải thích. <br />
c) Viết kiểu gen của những người có trong phả hệ.<br />
Bài 2. Biết tính trạng màu mắt ở người do một gen quy định. Khi theo dõi sự <br />
di truyền tính trạng màu mắt ở một gia đình, thấy bố mắt nâu và mẹ mắt <br />
xanh, sinh được người con gái thứ nhất mắt xanh và người con gái thứ 2 mắt <br />
nâu. Người con gái thứ 2 lấy chồng cũng có mắt nâu, sinh được cháu trai mắt <br />
xanh.<br />
a) Lập sơ đồ phả hệ về màu mắt của gia đình trên.<br />
b) Xác định tính trội lặn của cặp tính trạng màu mắt.<br />
c) Xác định kiểu gen của người bố trong gia đình.<br />
Đáp án Thang <br />
điểm<br />
Bài 1. a) Xác định tính trội lặn<br />
Xét cặp II2 và II3 đều bình thường, sinh con III2 bị bệnh → bệnh do <br />
<br />
TRANG 6<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
gen lặn quy định. 2 điểm<br />
b) <br />
Bệnh xuất hiện cả ở nam và nữ → gen không nằm trên NST Y. 1 điểm<br />
Bố I1 không bị bệnh, con gái II1 lại bị bệnh. Mẹ I4 không bị <br />
bệnh, con trai II4 lại bị bệnh → Bệnh do gen nằm trên NST thường <br />
quy định. Vì không tuân theo quy luật di truyền thẳng hay chéo. 2 điểm<br />
Bài 2.a) Lập sơ đồ phả hệ Lập đúng sơ <br />
đồ phả hệ <br />
được 1 <br />
điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Xác định tính trội lặn<br />
1,5 điểm<br />
Xét cặp vợ chồng II2 và II3 đều mắt nâu mà sinh con III1 mắt xanh <br />
→ Mắt nâu là tính trạng trội, mắt xanh là tính trạng lặn.<br />
c) Xác định kiểu gen của người bố I1<br />
Quy ước gen: A Mắt nâu 1 điểm<br />
a Mắt xanh<br />
Người bố I1 mắt nâu kiểu gen có thể AA hay Aa, nhưng sinh con <br />
II2 mắt xanh có kiểu gen aa (trong đó có 1 alen a được nhận từ 1,5 điểm<br />
bố) → Bố I1 có kiểu gen Aa.<br />
2. Kết quả khảo sát<br />
Khảo sát với 30 học sinh (20 em lớp 9A, 10 em các lớp còn lại của khối 9) <br />
kết quả thu được:<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô hoc sinh tham gia kiêm tra 30 em<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô đat điêm 8, 9, 10 0 em (0 %)<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô đat điêm 6,7 7 em (23,33 %)<br />
́ ̉<br />
Sô điêm d ưới 6 23 (76,67%) <br />
́ ̉<br />
Sô điêm 1,2 7 (23,33%)<br />
Nguyên nhân là do học sinh chưa có hệ thống kiến thức và kỹ năng, phương <br />
pháp cần thiết để định hướng cách giải bài tập dạng này.<br />
<br />
TRANG 7<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP<br />
<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Để vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trước hết yêu cầu học sinh <br />
phải nắm vững kiến thức cơ bản. Các kiến thức cơ bản liên quan cần nắm <br />
vững là: <br />
Mục đích của việc nghiên cứu phả hệ là nhằm xác định xem các gen quy <br />
định các tính trạng nghiên cứu (thường là các bệnh di truyền) là trội hay lặn, <br />
gen đó nằm trên NST thường hay NST giới tính và di truyền theo những quy <br />
luật di truyền nào.<br />
Do sự hạn chế về số con trong các gia đình, làm cho tỉ lệ phân li kiểu hình <br />
về một tính trạng đơn gen nào đó rất khó được biểu hiện theo quy luật di <br />
truyền của Menđen. Tuy nhiên, một tính trạng do gen nằm trên NST thường <br />
xuất hiện với tần số tương đương ở cả con trai và con gái. Ngược lại, một <br />
tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định, thường có tỷ lệ phân li <br />
kiểu hình không đồng đều ở hai giới. (Thường NST giới tính Y chứa ít gen <br />
hoặc không chứa gen qui định tính trạng nào khác ngoài gen qui định tính <br />
trạng giới tính → NST trơ về mặt di truyền).<br />
Khi gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y thì tính trạng <br />
thường biểu hiện ở con trai nhiều hơn con gái, trong khi nếu gen quy định <br />
tính trạng nằm trên NST Y (không có alen trên X) dù trội hay lặn, đều biểu <br />
hiện kiểu hình và chỉ truyền trực tiếp cho con trai → tính trạng do gen trên Y <br />
di truyền thẳng từ bố cho con trai. <br />
Một tính trạng do gen trội quy định thường sẽ biểu hiện liên tục qua các <br />
thế hệ, nghĩa là nếu bố mẹ bị bệnh thì con cũng bị bệnh. Trong khi một tính <br />
trạng do gen lặn quy định thưởng biểu hiện ngắt quãng thế hệ, có nghĩa là bố <br />
mẹ không biểu hiện bệnh nhưng có thể sinh ra con cái bị bệnh . <br />
* Câu hỏi lý thuyết liên quan <br />
Câu 1. Nếu chỉ dựa vào các phả hệ, làm thế nào ta có thể xác định được gen <br />
quy định tính trạng nào đó ở người là do gen nằm trên NST thường quy định ? <br />
Giải thích ? <br />
Hướng dẫn<br />
Khi gen nằm trên NST thường thì tỷ lệ kiểu hình xuất hiện ở nam và nữ là <br />
ngang nhau. <br />
Do mỗi cặp bố mẹ thường chỉ có một hoặc hai người con, nên nếu muốn <br />
xác định được tỉ lệ kiểu hình có đồng đều ở cả hai giới hay không, ta phải xét <br />
<br />
TRANG 8<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
nhiều phả hệ tương tự cùng một lúc để có được một số lượng lớn cá thể đời <br />
con thì kết quả mới chính xác. (xét ví dụ 1 sách giáo khoa sinh học 9 trang 78).<br />
Câu 2. Tại sao ta lại có thể dễ dàng nhận biết ra được một tính trạng nào đó <br />
ở người là do một gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định ? Giải thích.<br />
Hướng dẫn<br />
Vì các gen nằm trên NST giới tính X phần lớn đều không có các gen tương <br />
ứng trên NST giới tính Y. <br />
Ở nam giới chỉ có một NST X nên chỉ cần có một gen lặn trên X cũng đủ <br />
biểu hiện ra kiểu hình lặn.<br />
Khi bố mẹ có kiểu hình bình thường mà đời con hầu như chỉ có con trai có <br />
kiểu hình bị bệnh (đột biến) thì chắc chắn đó là do gen lặn nằm trên NST X <br />
quy định. <br />
Câu 3. Nêu các đặc điểm di tuyền của tính trạng do gen nằm trên NST X (ở <br />
người) không có alen tương ứng trên NST Y quy định. <br />
Phân tích đề bài <br />
Nêu đặc điểm di truyền, tức là nêu các đặc điểm biểu hiện ra kiểu hình của <br />
gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y quy định. <br />
Trước hết, cần nhớ lại kiến thức về cấu trúc của cặp NST giới tính XY và <br />
XX, cặp NST XY là cặp NST không tương đồng vì về mặt cấu trúc có vùng <br />
không tương đồng (nghĩa là một gen nào đó có trên X thì sẽ không có trên Y <br />
và ngược lại). Vậy khi gen nằm trong vùng này thì kiểu gen của cá thể chỉ <br />
mang một alen → không tồn tại kiểu gen dị hợp → gen lặn sẽ biểu hiện ở <br />
con trai ngay kể cả khi nó chỉ có một alen lặn. Tuy nhiên, với cặp NST XX <br />
thì đây là cặp NST tương đồng nên sự biểu hiện của gen trong cơ thể con gái <br />
vùng này sẽ giống với gen nằm trên NST thường. <br />
Khi nói đến gen nằm trên NST giới tính, thì cũng cần phải nghĩ đến vai trò <br />
của NST trong việc quy định giới tính. Tức là nếu trứng nhận được giao tử <br />
chứa NST Y thì sẽ cho ra con trai. Vậy, rõ ràng bố luôn truyền đặc điểm cho <br />
con gái, còn mẹ luôn truyền đặc điểm cho con trai khi gen nằm trên NST X. <br />
Từ những phân tích như trên ta có thể có có câu trả lời như sau: <br />
Hướng dẫn<br />
Ở người, con gái có cặp NST giới tính là XX, con trai có cặp NST giới tính là <br />
XY, khi gen nằm trên NST X không có alen tương ứng nên NST Y thì sự di <br />
truyền của tính trạng do gen đó quy định sẽ có một số đặc điểm sau: <br />
Tình trạng thường di truyền chéo từ mẹ cho con trai và từ bố cho con gái. <br />
Khi gen lặn là gen gây bệnh (giả sử quy ước là a), nếu mẹ bị bệnh thì 100% <br />
<br />
TRANG 9<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
con trai sẽ bị bệnh do quá trình giảm phân ở người mẹ sẽ chỉ tạo ra một loại <br />
giao tử mang alen gây bệnh (Xa), giao tử này sẽ kết hợp với giao tử Y tạo <br />
thành kiểu gen XaY và biểu hiện thành kiểu hình bị bệnh ở người con trai. <br />
Khi gen gây bệnh là gen trội (giả sử quy ước là A), bố bị bệnh thì 100% con <br />
gái sẽ bị bệnh vì trong quá trình giảm phân và thụ tinh bố sẽ truyền giao tử <br />
XA cho con gái và biểu hiện ra kiểu hình ở con gái. <br />
Ở con gái kiểu hình lặn chỉ biểu hiện khi có đồng thời cả hai alen lặn trong <br />
kiểu gen, nhưng ở con trai do gen nằm trên X tại vùng không tương đồng trên <br />
Y nên chỉ cần 1alen lặn đã biểu hiện ra ngoài kiểu hình. <br />
Tính trạng có xu hướng biểu hiện ở con trai nhiều hơn con gái nếu gen gây <br />
bệnh là gen lặn. <br />
Nếu gen gây bệnh là gen lặn thì sự biểu hiện bệnh thường ngắt quãng thế <br />
hệ, tức một người con bị bệnh hoàn toàn có thể được sinh ra từ bố mẹ không <br />
bị bệnh . Nếu gen gây bệnh là gen trội thì thường biểu hiện liên tục qua các <br />
thế hệ. <br />
Câu 4. Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một căn bệnh ở người (do <br />
một gen quy định). Em hãy xác định phương thức di truyền có khả năng nhất <br />
của mỗi tính trạng trong phả hệ đó. Giải thích tại sao em lại có thể đưa ra <br />
được kết luận đó. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích đề bài <br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 10<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
Nhiệm vụ của phân tích phả hệ là xác định quy luật di truyền của tính <br />
trạng, tức là các em cần xác định được tính trạng (bệnh) trong phả hệ là do <br />
gen trội hay gen lặn, gen lặn nằm trên NST thường hay NST giới tính (trên X <br />
hay trên Y) quy định. <br />
Khi phân tích một phả hệ, nên tuân theo các bước sau đây: <br />
Thứ nhất: Xác định xem tính trạng đó là do gen trội hay do gen lặn quy định. <br />
Việc này rất đơn giản và mất ít thời gian, để làm được điều này, các em nhìn <br />
vào phả hệ và xác định xem sự biểu hiện tính trạng là liên tục qua các thế hệ <br />
hay ngắt quãng thế hệ. Nếu sự biểu hiện là liên tục (tức là bố mẹ bị và con <br />
cái cũng bị bệnh) thì bệnh thường là do gen trội quy định. Nếu sự biểu hiện <br />
bệnh có sự ngắt quãng thế hệ (tức là ở thế hệ con có người bị bệnh nhưng <br />
bố mẹ lại không bị bệnh) thì gen quy định bệnh thường là gen lặn. <br />
Thứ hai: Xác định xem gen nằm trên NST thường hay trên NST giới tính. Khi <br />
gen nằm trên NST thường, sự biểu hiện của bệnh thường tương đương ở hai <br />
giới; còn khi gen nằm trên NST giới tính, sự biểu hiện của bệnh sẽ không <br />
đồng đều ở hai giới. Tuy nhiên, số lượng con trong phả hệ là tương đối ít, <br />
nên chúng ta cần kết hợp với một số yếu tố khác để kết luận chính xác là <br />
bệnh do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính quy định. Ví dụ, bệnh <br />
có di truyền chéo hay không ? Con gái bị bệnh thì bố có bị bệnh hay không ? <br />
Nếu con gái bị bệnh, bố không bị bệnh, mà gen gây bệnh là gen lặn thì chắc <br />
chắn gen đó nằm trên NST thường. <br />
Một gen khi nằm trên NST Y sẽ luôn luôn truyền thẳng từ bố cho con trai. <br />
Hướng dẫn<br />
Từ phả hệ trên ta thấy: <br />
Xét bố mẹ I1; I2 không bị bệnh nhưng lại sinh ra con II3 bị bệnh (tức là sự <br />
biểu hiện bệnh có hiện tượng ngắt quãng thế hệ) hay cặp bố mẹ III7; III8 <br />
không bị bệnh nhưng lại sinh ra con IV 5; IV7 bị bệnh → gen gây bệnh là gen <br />
lặn. <br />
Xét cặp vợ chồng II1, II2 người bố bình thường nhưng lại sinh ra con gái bị <br />
bệnh .<br />
Từ các dữ kiện trên có thể kết luận gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST <br />
thường. Vì nếu gen lặn nằm trên NST X, con gái III4 bị bệnh thì chắc chắn <br />
bố II1 phải bị bệnh . <br />
2. Các dạng bài tập và phương pháp giải <br />
Dạng 1. Quan sát sơ đồ phả hệ xác định:<br />
a) Gen gây bệnh là trội hay lặn.<br />
<br />
TRANG 11<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
* Nếu gen gây bệnh là lặn:<br />
Biểu hiện bệnh không liên tục qua các thế hệ.<br />
Bố mẹ không bị bệnh sinh con ra bị bệnh .<br />
Ví dụ khi quan sát sơ đồ phả hệ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ta thấy: II2 và II3 không bị bệnh sinh con ra III2 bị bệnh → bệnh do gen lặn <br />
quy định.<br />
* Nếu gen gây bệnh là trội.<br />
Biểu hiện bệnh liên tục qua các thế hệ.<br />
Con bị bệnh luôn luôn có bố hoặc mẹ bị bệnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ khi quan sát sơ đồ phả hệ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 12<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ta thấy: <br />
II5 và II6 bị bệnh mà con III5 không bị bệnh → bệnh do gen trội quy định.<br />
b) Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính<br />
* Gen trên NST giới tính.<br />
Gen trên Y: Tuân theo quy luật di truyền thẳng (chỉ biểu hiện ở nam)<br />
Gen trên X: Tuân theo quy luật di truyền chéo (bố truyền cho con gái, mẹ <br />
truyền cho con trai), biểu hiện nhiều ở nam, ít biểu hiện ở nữ. <br />
Ví dụ khi quan sát sơ đồ phả hệ sau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ta thấy: <br />
Bệnh chỉ xuất hiện ở con trai → gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y.<br />
Ví dụ khi quan sát sơ đồ phả hệ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 13<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bố I1 bị bệnh sinh ra chỉ con gái II2 và II5 bị bệnh.<br />
Mẹ II2 bị bệnh sinh ra chỉ con trai III2 và III4 bị bệnh. <br />
→ Gen gây bệnh nằm trên NST giới tính X.<br />
* Gen trên NST thường.<br />
Biểu hiện đồng đều ở nam và nữ.<br />
Không thỏa mãn các điều kiện của gen nằm trên NST giới tính.<br />
Ví dụ khi quan sát sơ đồ phả hệ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ta thấy: <br />
Bệnh biểu hiện cả nam và nữ.<br />
Xét cặp vợ chồng II2 và II3 bố mẹ không bị bệnh sinh con ra III2 bị bệnh → <br />
bệnh do gen lặn quy định → gen trên NST thường quy định (vì không tuân theo <br />
quy luật di truyền chéo hay thẳng).<br />
<br />
TRANG 14<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
<br />
Dạng 2. Biết tính trạng do gen trên NST thường quy định. Xác định kiểu <br />
gen.<br />
Xác định gen gây bệnh tính trội hay lặn.<br />
Quy ước gen.<br />
Từ kiểu hình lặn trong phả hệ suy ra kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội.<br />
Bài tập vận dụng<br />
Bài 1. Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên <br />
NST thường quy định, người ta thấy trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và <br />
cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, còn bà ngoại, bà nội và anh người bố đều có <br />
tầm vóc cao. Hai người con của cặp bố mẹ trên gồm 1 con trai có tầm vóc <br />
cao, 1con gái có tầm vóc thấp.<br />
a) Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính trạng tầm vóc trong gia đình trên.<br />
b) Xác định kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này.<br />
Hướng dẫn<br />
Phân tích đề bài: <br />
Để lập được sơ đồ phả hệ, trước hết cần xác định được mối quan hệ giữa <br />
các thành viên trong gia đình, đâu là quan hệ vợ chồng, đâu là quan hệ bố mẹ <br />
với con cái, sau đó sử dụng các ký hiệu chuẩn để xây dựng phả hệ. <br />
Xác định cơ chế di truyền của tính trạng.<br />
a) Sơ đồ phả hệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Xác định kiểu gen<br />
Cặp bố mẹ II2 ; II3 đều có tầm vóc thấp, con trai III1 có tầm vóc cao → tầm <br />
vóc thấp trội hoàn toàn so với tầm vóc cao.<br />
Quy ước A: tầm vóc thấp.<br />
<br />
TRANG 15<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
a: tầm vóc cao.<br />
Những người trong gia đình mang tính trạng lặn tầm vóc cao I2, I4, II1, III1, <br />
đều có kiểu gen đồng hợp lặn aa.<br />
Những người còn lại có kiểu gen AA hoặc Aa.<br />
Con trai III1 có kiểu gen aa có nguồn gốc 1 từ bố, 1 từ mẹ → cả bố II2 và mẹ <br />
II3 đều có kiểu gen dị hợp Aa. <br />
Lập sơ đồ lai: Aa × Aa → Vì vậy kiểu gen của con gái III2 có thể AA hoặc <br />
Aa.<br />
Tương tự anh người bố II1 có kiểu gen aa → ông nội I1 có kiểu gen dị hợp <br />
Aa.<br />
Kiểu gen I3 có thể AA hoặc Aa.<br />
Bài 2. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh do một trong 2 <br />
alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Xác định kiểu gen có <br />
thể có của các cá thể thuộc thế hệ I, II, III.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
Quan sát sơ đồ ta thấy: <br />
II4 và II5 không bị bệnh sinh con ra III3; III4 bị bệnh → bệnh do gen lặn quy <br />
định.<br />
II4 và II5 đều bình thường nhưng sinh ra con có cả con gái III3, con trai III4 bị <br />
bệnh→ gen gây bệnh nằm trên NST thường.<br />
b) Quy ước A: bình thường.<br />
a: bị bệnh.<br />
I1; II1; III3; III4 bị bệnh sẽ có kiểu gen aa<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 16<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
I2 không bị bệnh sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa, nhưng sinh con II1 bị bệnh nên <br />
I2 mang gen bệnh có kiểu gen Aa.<br />
II2; II3; II4; đều không bị bệnh có kiểu gen Aa (vì nhận 1 alen mang bệnh từ <br />
bố I1). <br />
II5 không bị bệnh nhưng sinh con bị bệnh nên I5 mang gen bệnh có kiểu gen <br />
Aa.<br />
III1 và III2 đều không mang bệnh nên có kiểu gen AA hoặc Aa.<br />
<br />
<br />
Dạng 3. Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X,<br />
không có alen trên NST giới tính Y. Xác định kiểu gen.<br />
Xác định tính trội, lặn.<br />
Quy ước gen cho tính đực, tính cái.<br />
Dựa vào kiểu hình của cá thể đực (XY) để suy ra kiểu gen của cá thể cái.<br />
Bài tập. Bệnh mù màu ở người do một gen nằm trên NST giới tính X quy <br />
định và không có alen trên NST Y. Biết phả hệ của bệnh này trong một gia <br />
đình dưới đây. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
Xác định tính trạng trội lặn: I3 và I4 không bị bệnh, sinh con II5 bị bệnh mù <br />
màu → Bệnh mù màu do gen lặn quy định.<br />
Quy ước gen:<br />
Nữ Nam<br />
A A<br />
X X X Y: Bình thường<br />
A<br />
<br />
A a<br />
X X XaY : Bị bệnh mù màu<br />
XaXa : Bị bệnh mù màu<br />
<br />
<br />
TRANG 17<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
I4; II1; II3; III1; III2; III6 là nam không bị bệnh nên đều có kiểu gen XAY.<br />
I1; II5; II7; III5 là nam bị bệnh nên đều có kiểu gen XaY.<br />
III7 là nữ bị bệnh mù màu có kiểu gen XaXa.<br />
Số nữ còn lại sẽ có kiểu gen XAXA hoặc XAXa.<br />
+ III5 có kiểu gen XaY trong trong đó Y nhận từ bố, Xa nhận từ mẹ → Kiểu <br />
gen II4 là XAXa.<br />
+ Lập sơ đồ lai giữa II3 và II4: XAY × XAXa → III4 có thể XAXA; XAXa<br />
+ III7 có kiểu gen XaXa → II6 có kiểu gen di hợp XAXa.<br />
+ I1 có kiểu gen XaY → kiểu gen của II2 dị hợp XAXa.<br />
+ II5 có kiểu gen XaY → kiểu gen của I3 dị hợp XAXa.<br />
+ I2 có thể là XAXA ; XAXa.<br />
IV. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP, RÚT RA KẾT LUẬN KHOA HỌC<br />
Khi thực hiện kinh nghiệm này trong năm học 2014 – 2015. Tôi nhận thấy:<br />
Khi chưa áp dụng: Học sinh gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. Khi giải <br />
các bài tập trong phiếu kiểm tra số 1 thì kết quả thu được không cao (tôi đã <br />
trình bày ở phần thực trạng).<br />
Khi áp dụng: Học sinh dễ dàng nhận dạng được các dạng bài tập liên quan, <br />
vận dụng để giải các bài tập một cách chính xác khoa học. Qua đó nắm chắc <br />
kiến thức lí thuyết về phương pháp sơ đồ phả hệ trong chương trình sinh học <br />
9.<br />
Sau khi áp dụng: Học sinh có kỹ năng, thích thú và tự tin hơn khi giải các bài <br />
tập dạng này, số học sinh làm đúng, làm nhanh các bài tập trong phiếu kiểm <br />
tra số 1 và số 2 nhiều hơn hẳn.<br />
* Phiếu kiểm tra số 2<br />
Bài 1. Điều tra về căn bệnh M ở một đại gia đình người ta thu được số liệu <br />
sau:<br />
Người cha bị bệnh M lấy một người vợ bình thường, họ sinh được 4 người <br />
con, trong đó hai con gái (một người là con cả và một người là con út) bị bệnh <br />
M còn hai con trai thứ 2 và thứ 3 bình thường. Người chị cả lấy chồng bình <br />
thường sinh được 4 người con là 1 gái và 3 trai trong đó chỉ có hai người con <br />
trai bị. Người em gái út cũng lập gia đình với một người chồng bị bệnh nhưng <br />
lại sinh một người con trai bình thường. <br />
a) Từ những dữ kiện trên, em hãy lập sơ đồ phả hệ về căn bệnh M ở đại gia <br />
đình này. <br />
<br />
<br />
TRANG 18<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
b) Căn cứ vào sự biểu hiện bệnh trong phả hệ, em hãy cho biết cơ sở di <br />
truyền có khả năng nhất của căn bệnh M trên là gì ? Giải thích.<br />
Bài 2. Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể <br />
thường quy định, alen trội (A) quy định tính trạng bình thường và di truyền <br />
tuân theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một <br />
người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người <br />
con, người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai thứ <br />
ba đều bình thường. <br />
a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệ bệnh bạch tạng của gia đình trên qua 3 thế hệ.<br />
b) Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng trên.<br />
Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên <br />
vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đáp án Thang điểm<br />
Bài 1. a) Từ dữ kiện của bài toán ta lập được phả hệ sau: <br />
Lập đúng sơ <br />
đồ phả hệ <br />
được 1 <br />
điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Căn cứ vào phả hệ trên ta thấy: <br />
Bệnh M biện hiện gần như liên tục qua các thế hệ. <br />
Xét cặp vợ chồng II5, II6 bố mẹ bị bệnh nhưng lại sinh ra người <br />
con trai III5 bình thường → gen gây bệnh là gen trội. 1,5 điểm<br />
Bệnh có phần biểu hiện nhiều hơn ở con trai. Mặt khác, ở thế hệ <br />
I, người cha bị bệnh sinh ra tất cả các con gái bị bệnh, ở thế hệ II, <br />
người cha của cặp vợ chồng II1, II2 bình thường sinh ra con gái III1 <br />
bình thường. 1,5 điểm<br />
Như vậy, ở đây có hiện tượng di truyền chéo → nhiều khả năng <br />
TRANG 19<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
Đáp án Thang điểm<br />
hơn cả gen gây bệnh sẽ là gen trội nằm trên NST giới tính X không 1 điểm<br />
có alen tương ứng trên Y.<br />
Bài 2<br />
. a) Sơ đồ phả hệ: Lập đúng sơ <br />
đồ phả hệ <br />
được 1 <br />
điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Xét II2 và II3 không bị bệnh sinh con III1 bị bệnh. 1,5 điểm<br />
Bệnh biểu hiện cả nam và nữ (không tuân theo quy luật di truyền <br />
thẳng hay chéo) → bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. 1 điểm.<br />
Quy ước: Quy ước A: bình thường.<br />
a: bị bệnh.<br />
Xác định kiểu gen của ba người con của cặp vợ chồng trên:<br />
+ Nhận thấy người con III1 bị bệnh nên có kiểu gen aa → Cặp vợ 1,5 điểm<br />
chồng II2 và II3 đều dị hợp tử Aa.<br />
+ Vậy người con trai III2 và III3 có kiểu gen AA hoặc Aa.<br />
<br />
* Kết quả kiêm tra sau khi áp d<br />
̉ ụng<br />
<br />
Phiếu kiểm tra số 1 Phiếu kiểm tra số 2<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô hoc sinh tham gia kiêm tra 40 em 40 em<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô đat điêm 8, 9, 10 33 em (82,50%) 31 em (77,50 %)<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô đat điêm 6,7 7 em (17,50%) 9 em (22,50 %<br />
́ ̣ ̉<br />
Sô đat điêm d ưới 6 0 0<br />
Như vậy, với cách làm như trên, kết quả bộ môn sinh học (về nhận thức, <br />
độ nhanh nhạy tìm hướng giải) của học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian <br />
đầu khi tiếp xúc với các dạng bài tập này các em rất lúng túng và hoang mang. <br />
Nhưng chỉ sau một thời gian được làm quen và hướng dẫn phương pháp làm, <br />
các em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là <br />
khả năng sử dụng các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp <br />
TRANG 20<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
này, hơn 90% các em học sinh do tôi giảng dạy, đã vận dụng và giải được bài <br />
tập dạng nâng cao trong sách bài tập và có hơn 70% em có thể giải được các <br />
bài tập sơ đồ phả hệ trong đề thi HSG cấp huyện và tỉnh, đề thi vào trường <br />
chuyên.<br />
<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
I. KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu, thực hiện chuyên đề này, tôi nhận thấy: <br />
Để có được kết quả cao trong dạy và học, mỗi người giáo viên cần phải nỗ <br />
lực<br />
tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp, dễ hiểu. Viết và dạy theo từng <br />
chuyên đề là việc làm cần thiết và thực sự có hiệu quả đối với việc nâng cao <br />
kiến thức cho học sinh. Đối với các dạng bài tập sinh học, việc trình bày rõ <br />
ràng hệ thống các dạng bài tập và phương pháp giải cho từng dạng, sẽ giúp <br />
học sinh có khả năng tự học, tự giải quyết các bài tập trong các tài liệu tham <br />
khảo tốt hơn.<br />
Hệ thống bài tập và phương pháp giải tôi đưa ra trên đây, đã phần nào đem <br />
lại cho học sinh cái nhìn tổng quát hơn về các dạng bài tập sơ đồ phả hệ <br />
trong phạm vi chương trình sinh học 9. Bằng thực tế giảng dạy, tôi thấy hầu <br />
hết học sinh đã vận dụng tốt.<br />
II. KIẾN NGHỊ<br />
Muốn có nhiều trò giỏi trước hết phải có giáo viên giỏi. Và một điều <br />
không thể thiếu trong dạy học đó là niềm đam mê, nhiệt huyết của mỗi <br />
người giao viên, hoc sinh và s<br />
́ ̣ ự quan tâm tận tình của ban giam hiêu nhà<br />
́ ̣ <br />
trường, phong giao duc, phu huynh hoc sinh thì ch<br />
̀ ́ ̣ ̣ ̣ ắc chắn kết quả sẽ tốt hơn <br />
nhiều. Không những thế, giáo viên cần được học hỏi kinh nghiệm của đồng <br />
nghiệp các trường bạn trong huyện, trong tỉnh bằng cách tham gia dự giờ trực <br />
tiếp các giờ giảng mẫu, hoặc tài liệu là các sáng kiến kinh nghiệm có chất <br />
lượng do Bộ, Sở, Phòng giáo dục đánh giá.<br />
Để thực hiện mục tiêu của kinh nghiệm, bản thân tôi đã rất cố gắng học <br />
hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn <br />
những hạn chế nhất định. Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung <br />
của các cấp quản lí, của các đồng nghiệp, để kinh nghiệm được hoàn thiện <br />
hơn. Qua đây tôi mạnh dạn được xin đề xuất một số ý kiến sau:<br />
1. Đối với đồng nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 21<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
Đề tài phần lớn là các dạng bài tập ở mức độ hiểu và vận dụng nên khi sử <br />
dụng cần chọn đối tượng học sinh phù hợp, không dùng đại trà cho tất cả <br />
học sinh với tất cả các bài.<br />
2. Đối với nhà trường.<br />
Nhà trường cần mua thêm sách, tài liệu để cho giáo viên và học sinh có điều <br />
kiện tham khảo thêm.<br />
Tổ chuyên môn trong các nhà trường cần tổ chức có hiệu quả các buổi trao <br />
đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp làm bài tập, thao giảng, dạy mẫu <br />
theo các chuyên đề, góp ý hoàn thiện và mở rộng phạm vi ứng dụng của đề <br />
tài.<br />
3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.<br />
Các đề tài khoa học, SKKN xuất sắc của cấp học cần được công bố rộng <br />
rãi trên trang website của Sở để giáo viên và học sinh có điều kiện nghiên cứu <br />
cũng như học tập kinh nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh <br />
giải bài tập nâng cao liên quan đên s ́ ơ đồ phả hệ phần di truyền học người.<br />
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên của <br />
lãnh đạo ngành để mỗi giáo viên sẽ đạt được những thành công hơn nữa <br />
trong sự nghiệp dạy học.<br />
Xin chân thành cảm ơn! <br />
Người viết chuyên đề<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TRANG 22<br />
KINH NGHIỆM : Hướng dẫn học sinh phương pháp <br />
làm một số dạng bài tập về sơ đồ phả hệ trong sinh học 9.<br />
<br />
<br />
[1]. Bộ giáo dục và Đào tạo Sách giáo khoa sinh học 9 – Nhà xuất bản giáo <br />
dục 2013.<br />
[2]. Phan Văn Lập (chủ biên), Đồ Thị Thanh Huyền – Ôn thi vào lớp 10 <br />
chuyên môn sinh học Nhà xuất bản giáo dục 2013.<br />
[3]. Phan Khắc Nghệ, Tưởng Hùng Quang, Trần Thái Toàn Bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi sinh 9 – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2014.<br />
[4]. Huỳnh Quốc Thành Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh 9 – Nhà xuất bản Đại <br />
học Quốc gia Hà Nội 2014.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRANG 23<br />