Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số sáng kiến nhỏ trong việc nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối lớp 8 cấp Trung Học Cơ Sở, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa
- A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung là một sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định, nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Thể dục thể thao là ngành mang tính khoa học nghệ thuật, là một bộ phận tất yếu của nền văn hóa nghệ thuật, là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, cũng như nền văn hóa của nhân loại. Thể dục thể thao không ngừng nâng cao sức khỏe, phục vụ sản xuất, bảo vệ tổ quốc, càng góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, mang lại nét đẹp cho thẩm mỹ và cho nhân loại. Các hoạt động thể dục thể thao không những là hình thức duy trì nâng cao phẩm chất năng lực, giữ gìn sức khỏe mà còn là niềm say mê, niềm tự hào và cổ vũ to lớn cho nhân dân lao động. Trong giai đoạn kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển, thể thao là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc đổi mới, nên nó được phát triển mạnh mẽ, được giao lưu cọ sát với nền thể thao của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, không ngừng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học kỹ thuật của nền thể thao nhân loại. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà ngành thể dục thể thao nói chung và nền kinh tế nói riêng đã đạt được thành tích đáng khích lệ trong các kỳ tranh tài trên đấu trường quốc tế. Mặc dù những thành tích đó còn khiêm tốn nhưng cũng là một tín hiệu đáng mừng và khẳng định được bước phát triển của nền thể thao nước nhà. Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực hiện theo lời Bác Hồ “ Dân cường thì nước thịnh ”. Với phương châm “ Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”, vì thế môn điền kinh đã trở thành nội dung chính trong các trường phổ thông về giáo dục thể chất, nâng cao tinh thần cho học sinh và là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tầng lớp nhân dân, từ đó phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm gần đây giáo dục thể chất trong nhà trường ở cấp THCS đã và ngày càng được chú trọng hơn rất nhiều, các câu lạc bộ thể dục thể thao, ngoại khóa trong trường học ngày càng được phát triển nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh nên được các em cũng nhưng các bậc phụ huynh hưởng ứng. Chính vì vậy mà thể chất được cải thiện lên rất nhiều. Chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường THCS hiện nay là điền kinh. Mỗi một nội dung học tập có tác động làm cho sự thay đổi khác nhau đến từng bộ phận cơ thể học sinh. Từ đó dẫn đến sự thay đổi hay nói đúng hơn là sự phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, trang thiết bị và điều kiện sân bãi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó công tác -1-
- tham gia thi đấu các môn thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, thành tích đạt được rất khiêm tốn. Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Đồng thời tiếp tục thực hiện “ Năm học thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và “ Năm học đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên giảng dạy môn Thể dục cấp THCS là chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn đưa ra một số sáng kiến nhỏ trong việc nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối lớp 8 cấp Trung Học Cơ Sở, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS. Muốn giải quyết các vấn đề nêu trên để nâng cao thành tích và áp dụng các bài tập bổ trợ vào thực tế giảng dạy môn Điền kinh và nội dung nhảy cao là hết sức quan trọng, rất có giá trị và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đó là một công việc hết sức khó khăn. Với tầm quan trọng trên tôi đã chọn đề tài: “ Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa ”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu "Bước qua": Kỹ thuật nhảy cao gồm 4 giai đoạn: Chạy đà – Giậm nhảy – Trên không – Rơi xuống đất. a.Kỹ thuật chạy đà: - Kỹ thuật chạy đà 5 – 7 – 9 – 11 bước tùy theo mức xà cao hay thấp và khả năng của mỗi người. - Các bước đà chia làm hai phần : Một số bước đà đầu và ba bước đà cuối. - Ở những bước đà đầu cần chạy tăng tốc độ và chuẩn bị cho thực hiện các bước đà cuối được thuận lợi. + Bước thứ nhất : Bước chân giậm nhảy ra trước nhanh hơn các bước trước đó và đặt gót bàn chân chạm đất. + Bước thứ hai : Bước chân lăng ra trước và bước dài nhất trong ba bước đà cuối. Chân chạm đất phía trước bằng gót bàn chân, sau đó hơi miết cổ chân xuống đất. Việc duy trì tốc độ đạt được lúc này rất quan trọng, vì vậy cần giữ thân cho thẳng , không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống đỡ. + Bước thứ ba : Đây là bước đà đưa chân giậm nhảy vào điểm (hoặc khu vực) giậm nhảy và có độ dài ngắn nhất trong ba bước đà cuối. Bước này cần đưa rất nhanh vùng hông và chân giậm ra trước chạm đất bằng gót bàn chân, sao cho trọng tâm cơ thể cách xa phía sau gót chân giậm nhảy. Chân lúc này thẳng từ gót đến hông, thân trên hơi ngả ra sau, hai tay co ở phía sau để chuẩn bị phối hợp khi giậm -2-
- nhảy. Cần chú ý: Không phải thân trên chủ động ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa nhanh vùng hông và chân giậm nhảy ra trước tạo nên. b. Kỹ thuật giậm nhảy: - Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao. Giậm nhảy cần mạnh, nhanh, phối hợp ăn nhịp giữa chân và tay, giữa chạy đà và giậm nhảy. - Theo luật thi nhảy cao, vận động viên phải nhảy từ mức xà nhất định đến cao nhất theo khả năng của mình. Mức xà càng cao, điểm giậm nhảy càng cần nhích xa xà hơn, do đó vận động viên phải biết điều chỉnh đà cho hợp lý. - Chạy đà – giậm nhảy tốt, nhưng nếu đỉnh cao đạt được không trùng với đỉnh cao của xà ngang củng dễ làm rơi xà. Ví dụ một học sinh nhảy ba lần đều đạt được độ cao như nhau, nhưng lần một do điểm giậm nhảy xa quá, đỉnh cao đạt được ở phía ngoài xa, lúc rơi xuống làm rơi xà. Lần nhảy hai, giậm nhảy gần xà quá, đỉnh cao đạt được phía trong xà, nên cũng làm rơi xà. Lần nhảy ba, giậm nhảy ở điểm giậm nhảy hợp lý, đỉnh cao đạt được trùng với đỉnh cao của xà, nên đã qua được xà. - Góc độ giậm nhảy hợp lý kiểu “ Bước qua” đối với học sinh THCS khoảng 90 , góc độ bay khoảng 70-800. 0 c. Kỹ thuật trên không: - Sau giậm nhảy, khi chuẩn bị qua xà cần gập thân ra trước, không được để thân thẳng đứng hoặc ngả ra sau, vì như vậy sẽ bị “tụt mông”, nghĩa là không nâng được mông lên cao, dễ làm rơi xà. - Chân đá lăng và tay cùng bên qua xà trước. Khi chân lăng qua xà cần duỗi thẳng và thực hiện động tác hết sức khéo léo để không làm rơi xà. - Khi chân giậm nhảy chuẩn bị qua xà cần đá thẳng chận mạnh lên cao phối hợp với tay cùng bên khéo léo không để vướng xà. - Ở giai đoạn trên không có nhiều kiểu nhảy cao khác nhau căn cứ vào đường đi của trọng tâm cơ thể trong không gian. Trọng tâm cơ thể nằm khoảng giữa rốn và đốt sống thắt lưng. d. Kỹ thuật rơi xuống đất: - Chân lăng tiếp đất trước, sau đó đến chân giậâm nhảy. Khi chân bắt đầu chạm đất, cần dùng chân để giảm chấn động. - Khi tiếp đất vẫn cần chú ý động tác của tay và thân trên cho khéo để không chạm xà. 2. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua: Cần sử dụng các biện pháp chính sau đây để giải quyết các nhiệm vụ trong nhảy cao. Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: - Giới thiệu, phân tích và làm mẫu kỹ thuật - Cho xem phim, ảnh, mô hình kỹ thuật. - Cho người tập nhảy tự do để xác định chân giậm nhảy và nắm đặc điểm của từng người. Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy thông qua các biện pháp sau: - Phân tích và làm mẫu kỹ thuật. -3-
- - Tại chỗ tập đặt chân vào điểm giậm nhảy (chú ý cả tư thế chân lăng, thân người và tay) - Vịn tay phải chân giậm vào thang gióng (hoặc vật cố định) tập đặt chân, giậm nhảy và đá lăng. - Đi bộ, chạy chậm 2-3 bước tập phối hợp giậm nhảy đá lăng. - Chạy đà ngắn (3-5 bước) giậm nhảy đá lăng lên vật chuẩn . - Chạy đà chính diện (3 bước) giậm nhảy đá lăng qua xà thấp Nhiệm vụ 3: Dạy kết hợp chạy đà và kết hợp giậm nhảy thông qua những biện pháp sau: - Chạy đà 3 bước (chính diện) phối hợp giậm nhảy chân đá lăng thẳng qua xà thấp, khi qua xa chân giậm nhảy co. - Nâng xà cao dần, 5cm một lần nâng. - Chạy đà 3-5 bước đà chếch, giậm nhảy đá lăng dọc theo xà cao, rơi xuống bằng chân giậm . - Chạy đà 5-7 bước thực như bài tập trên. Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật và qua xà và rơi xuống đất. - Chạy đà 3 bước, giậm nhảy, đá lăng qua xà. Chân đá lăng gần như thẳng, kéo theo chân giậm cũng gần như thẳng, qua xà và rơi xuống đất bằng chân lăng rồi đến chân giậm. - Chạy 3 bước đà chếch, giậm nhảy xoay hông rồi kết hợp với thân người rơi xuống bằng chân lăng rồi đến chân giậm. - Chạy 3 bước đà chếch giậm nhảy qua xà xoay thân rơi xuống đất bằng chân lăng và chân giậm, xốc vai đánh tay lên cao, hai tay co ở khớp khuỷu. - Nhảy qua xà với cự ly chạy đà và chiều cao đà tăng dần đến mức trung bình. Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: - Nhảy qua xà với cự ly đà và chiều cao đà tăng dần. - Nhảy qua xà với chiều dài đà và nhịp điệu ổn định, góc độ chạy đà thích hợp. - Nhảy toàn đà với kỹ thuật hoàn chỉnh và nâng cao dần mức xà. - Thi đấu và kiểm tra đánh giá kết quả. 3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực lứa tuổi 13-14: * Tố chất mạnh : Là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực của cơ bắp, nói cách khác là khả năng sức mạnh khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng nổ lực của cơ bắp. Cơ chế sinh lý của việc điều hoà sức mạnh cơ : Lực tối đa mà con người có thể sản sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác. Mặt khác, phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng. Cơ chế sinh lý của các động tác được thực hiện với lực đối kháng khác nhau (trọng lượng). Đặc điểm cơ chế sinh lý của các bài tập so với lực đối kháng khác nhau cho thấy : Muốn phát triển sức mạnh, thì nhất định phải tạo được sự căng cơ tối đa. Nếu không thường xuyên tập luyện với mức căng cơ tương đối cao, thì sức -4-
- mạnh sẽ không được phát triển. Nếu tập luyện với mức căng cơ quá nhỏ, sẽ làm giảm sút sức mạnh. Đối với những người không phải là vận động viên, sự giảm sút sức mạnh xảy ra khi mức hoạt động của cơ bắp trong tập luyện nhỏ hơn sức mạnh tối đa 20%. Mức căng cơ càng nhỏ, thì quá trình giảm sút sức mạnh và hiện tượng teo cơ diễn ra càng nhanh. Sự phát triển tố chất mạnh có liên quan đến sự phát dục của hệ thần kinh và mức độ hình thành tổ chức xương cơ và dây chằng, tức là phụ thuộc vào bộ máy vận động. Nhưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể sự phát triển tố chất mạnh không giống nhau. Sức mạnh lưng bụng phát triển sớm. Học sinh tiểu học phát triển nhanh sức mạnh tốc độ, sức mạnh tĩnh lực phát triển chậm, còn sức mạnh bột phát sau 14 tuổi mới phát triển nhanh. Ngoài ra tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi tuỳ theo lứa tuổi. Sức mạnh của các nhóm cơ duỗi thân mình, đùi, cơ co bàn chân phát triển mạnh, trong khi các nhóm cơ như duỗi bàn tay, cẳng tay, cổ tay . . . phát triển yếu hơn, do đó mỗi lứa tuổi lại có một tỷ lệ phân bổ sức mạnh giữa các nhóm cơ đặc trưng của mình. Về nguyên tắc, sức mạnh của các cơ duỗi phát triển nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển với nhịp độ nhanh hơn. Sức mạnh cơ bắp phát triển với nhịp độ nhanh trong giai đoạn từ 13 – 15 đến 16 – 17 tuổi. Các năm sau đó sức mạnh phát triển chậm lại (nếu không có tập luyện đặc biệt). Tuy nhiên, do hiện tượng phát triển sớm một số nhóm cơ có thể phát triển sức mạnh ngay từ 12 – 13 tuổi, đặc biệt là các nhóm cơ chân. Do đó, cần phải sắp xếp hợp lý các bài tập phát triển sức mạnh; phát triển tốt nhất là trong thời kỳ mẫn cảm sức mạnh. Các bài tập sức mạnh đó chỉ nhằm phát triển thể lực toàn diện không nên dùng các bài tập sức mạnh chuyên môn. Tóm lại: Việc phát triển tố chất mạnh cho thanh thiếu niên cần được chú ý ở lứa tuổi 14 và được đẩy mạnh ở lứa tuổi 18 – tương ứng với thời gian hoàn thiện hệ cơ quan vận động. * Tố chất nhanh: Sức nhanh được coi là tố chất thể lực quan trọng, là khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu : thời gian tiềm phục của phản ứng vận động, tốc độ từng cử động riêng lẻ (khi lực cản bên ngoài bé), tần số động tác ... Chính vì vậy, chỉ số để đánh giá sức nhanh rất phong phú. Những hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, nhất là các chỉ số của thời gian phản ứng trong nhiều trường hợp, những chỉ số ấy tương ứng với những chỉ số của tốc độ động tác. Có thể phản ứng thì vô cùng mau lẹ và trái lại thì động tác thì tương đối chậm hoặc ngược lại. Sự kết hợp 3 hình thức đã nêu trên xác định mọi trường hợp biểu hiện sức nhanh. Thời gian phản ứng có thể đo được từ 2 – 3 tuổi. Trong lứa tuổi này thời gian đó vào khoảng 0,50 đến 0,90 giây. Song thời gian phản ứng biến đổi rất nhanh đến 5 – 7 tuổi giảm xuống còn 0,30 – 0,40 giây và đến 13 – 14 tuổi đã đạt mức xấp xỉ người lớn (0,11 – 0,25 giây). Sự phát triển thời gian phản ứng xảy ra không đều. Từ -5-
- nhỏ đến 9 – 11 tuổi thời gian phản ứng giảm nhanh; các năm sau, nhất là sau 14 tuổi, thời gian này giảm chậm. Vì vậy tập luyện có tác dụng làm giảm thời gian phản ứng rỏ rệt, nhất là 9 – 12 tuổi. Trong thời kỳ này sự khác biệt giữa các em có và không có tập luyện cũng rỏ rệt nhất. Nếu ở lứa tuổi 9 – 12 không phát triển tốc độ thì ở những năm sau hiệu quả tập luyện phát triển tốc độ sẽ rất hạn chế. Tốc độ của động tác đơn lẻ cũng biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển, đến 13 – 14 tuổi nó xấp xỉ mức độ của người lớn, tuy nhiên ở lứa tuổi 16 – 17 lại hơi giảm xuống và ở tuổi 20 – 30 lại tăng lên. Nếu được tập luyện, tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn. Ở tuổi 13 – 14 các em được tập luyện đã khác hẳn các em không được tập luyện và sự khác biệt này duy trì lâu dài. Phát triển tốc độ động tác đơn lẻ hiệu quả nhất là vào 9 – 10 tuổi. Tần số động tác (trong 10 giây) ở khớp khủy từ 4 tuổi đến 17 tuổi tăng lên gấp 3 – 4 lần. - Sự phát triển tố chất nhanh sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, khi đánh giá tố chất nhanh, người ta thường xác định tốc độ chạy ở các cự ly ngắn. Những số liệu thu được từ các công trình nghiên cứu cho thấy tốc độ chạy của học sinh phổ thông hiện nay được tăng dần. Nam học sinh ở tuổi 15 – 16 tốc độ phát triển gần đạt đỉnh cao. Thời kỳ phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở (6 – 12 tuổi) ở thời gian đó, các thành phần của sức nhanh được phát triển không phụ thuộc vào sức mạnh mà cũng không phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của con người; do đó trong giảng dạy và huấn luyện cần tiến hành các bài tập phát triển tố chất nhanh trong giai đoạn này là chính. - Sức nhanh nói chung và sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết trong các hoạt động đời sống. Chính vì vậy cần phát triển tố chất nhanh, với những hình thức đa dạng, phong phú, đúng lúc phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi. * Tố chất bền: Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Nói một cách khác tố chất bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền của con người do nhiều nguyên nhân quyết định, đặc biệt là do các tố chất và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Sức bền biến đổi rất rõ dưới tác động của tập luyện, đối với học sinh phổ thông sức bền rất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập; lao động trí óc và hoạt động thể lực, sức bền đó mang tính chất sức bền chung. Để có sức bền trên, các em phải rèn luyện không chỉ với cơ quan vận động, các cơ quan hô hấp, tuần hoàn mà cả ý chí và nghị lực. Sự phát triển tố chất bền muộn hơn sự phát triển tố chất nhanh, bởi vì tố chất bền có liên quan mật thiết đối với sự phát dục của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và khả năng ổn định của cơ thể. Do vậy, ở tuổi thanh thiếu niên khi sự phát dục của hệ tuần hoàn và hô hấp chưa hoàn thiện thì sự chịu dựng lượng vận động sức bền có hạn chế. Trong quá trình trưởng thành của cơ thể, tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong cả các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. -6-
- Sức bền tĩnh lực được đánh giá bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh lực nào đó. Chỉ số này nói chung tăng dần theo lứa tuổi, mặc dù khác nhau đối với các nhóm cơ. Từ 8 – 11 tuổi các cơ duỗi thân mình (cơ lưng) có sức bền lớn nhất. Từ 11 đến 14 tuổi sức bền của các cơ đùi và cẳng chân lại phát triển nhanh và đạt chỉ số cao hơn. Từ 13 – 17 tuổi sức bền trong các động tác treo, chống trong thể dục có thể tăng lên từ 4 – 4,5 lần. Sức bền động lực thường được đánh giá thông qua khả năng hoạt động thể lực, cụ thể là qua các chỉ số hoạt động trên xe đạp lực kế. Ở 8 – 9 tuổi chỉ số này khoảng 500 kgm/phút và sẽ tăng đến 2700 kgm/ phút ở tuổi trưởng thành. Sức bền động lực cũng phát triển với nhịp điệu không đồng đều. Sức bền ưa khí phát triển mạnh ở các lứa tuổi 15 – 16 – 17 – 18, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 10 – 12 đến 13 – 14. Sức bền biến đổi rất rõ rệt dưới tác động của sự tập luyện, vì vậy ở các em có tập luyện sức bền phát triển khác hẳn so với các em không tập luyện. Khi 10 tuổi, các em được tập luyện có sức bền hơn các bạn cùng lứa khoảng 14%, nhưng ở tuổi 13-14 sự khác biệt ấy đã đạt tới mức 50%. - Việc phát triển sức bền cần nhiều thời gian cho nên không thể chỉ dùng các giờ học thể dục nội khoá, mà các em cần phải tự tập, tập kết hợp trong các hoạt động thể lực hàng ngày. Tăng cường các bài tập đi, chạy với các cự ly trung bình và dài như 800m,1500m, 3000m,5000m . . . có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sức bền. * Tố chất khéo léo: Khéo léo cũng là một tố chất thể lực. Khéo léo là tổng hợp các năng lực phối hợp vận động hay nói cách khác khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới. Việc xác định tố chất khéo léo, về cơ bản được dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực là dựa trên cơ sở học thuyết vận động, năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển và được các em hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặc chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền. Năng lực phối hợp được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Muốn phát triển năng lực phối hợp vận động, phải thông qua sự tập luyện một cách tích cực cho các em, cần cho các em thực hiện các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động; cần yêu cầu thực hiện chính xác và thường xuyên và trong những điều kiện biến đổi. Mặt khác khéo léo thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố lực, không gian, thời gian của động tác. Một trong các yếu tố quan trọng của sự khéo léo là khả năng định hướng chính xác trong không gian. Khả năng định hướng trong không gian bắt đầu phát triển mạnh lúc 5 – 6 tuổi và đạt nhịp điệu phát triển cao nhất từ 7 – 10 tuổi. Từ 10 – -7-
- 12 tuổi khả năng này ổn định dần và ở tuổi 13 – 15 thậm chí còn hơi giảm xuống. Đến 16 – 17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt mức độ của người lớn. Khả năng định hướng về thời gian, tức là khả năng phân biệt nhịp điệu động tác, phát triển từ 7 – 8 tuổi, đến 13 – 14 tuổi thì đạt mức của người lớn. Chỉ số này là một trong các chỉ số ít ổn định và có độ dao động lớn trong cùng một độ tuổi. Khả năng cảm giác dùng sức của động tác ở trẻ em phát triển đều và đến năm 15 – 17 tuổi đạt mức hoàn chỉnh. Từ đó chúng ta thấy rằng trước tuổi 13 –14 sử dụng các bài tập phát triển tố chất khéo léo đạt kết quả tốt. Ngoài ra cần dạy cho các em có khả năng phối hợp chính xác các bộ phận của cơ thể trong các động tác phức tạp, cần thực hiện nhiều động tác trong các điều kiện biến đổi. Qua thực tế ta thấy rằng : cần phát triển tố chất khéo léo ngay từ nhỏ, các em nhỏ thường có khả năng khéo léo hơn. * Toá chaát meàm deûo: Độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo độ mềm dẻo. Có hai loại mềm dẻo: Đoä mềm dẻo chủ động và độ mềm dẻo thụ động. Độ mềm dẻo chủ động là khả năng đạt biên độ động tác lớn nhất ở một khớp xương nào đó nhờ sự chủ động của các nhóm cơ tạo ra thông qua cá khớp xương dây chằng. Ở trẻ em độ mềm dẻo lớn hơn người lớn, nhưng không phải bao giờ cũng thế, theo số liệu của L Xaario (1961) và B.V Xecmêeva (1964), thì độ mềm dẻo đạt tới mức tối đa ở lứa tuổi 15 – 16. Ở những khớp xương cá biệt và trong một số động tác có tính linh hoạt tối đa đến muộn hơn (Dojelzvei, 1962). Vì vậy, có thể khẳng định phát triển độ mềm dẻo ở lứa tuổi thanh thiếu niên dễ hơn. Không nhất thiết phát triển độ mềm dẻo đến mức cao nhất. Chỉ nên phát triển nó đến mức độ đảm bảo tính linh hoạt của cột sống, đặc biệt là các đốt sống ngực, ở các khớp xương hông và vai trò có ý nghĩa quan trọng. Tóm lại: Phát triển tố chất thể lực nhằm mục đích nâng cao năng lực điều khiển của hệ thống thần kinh trung ương cùng với các trung khu của nó, của các cơ quan nội tạng để cơ thể chịu được lượng vận động lớn, ổn định trạng thái sung sức thể thao, phòng chống chấn thương, giúp cho các em nắm kỹ chiến thuật nhanh, hiệu suất cao hơn, từ đó nâng cao không ngừng thành tích thể thao. 4. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 13-14: * Hệ thần kinh: Hệ thần kinh là cơ quan phát dục sớm nhất. Trẻ em mới sinh ra trọng lượng não đạt khoảng 350 –380g. Sau đó tăng trưởng nhanh, đến 7 – 8 tuổi đạt bằng người lớn. Trọng lượng tăng lên, số lượng tế bào não cũng tăng nhiều lên. Số lượng tế bào não tăng theo lứa tuổi, thể tích não cũng tăng theo, các đuôi gai thần kinh dài ra và đi sâu vào vỏ não, trọng lượng thần kinh dưới vỏ não ở tuổi nhi đồng chiếm 94 – 98 % của người trưởng thành. Các hạch thần kinh vận động ở trung tâm điều khiển vận động vỏ não chiếm 75 – 85% trọng lượng người trưởng thành. Khi đến 7 -8-
- – 8 tuổi, sự phân hoá tế bào thần kinh trên cơ bản đã hoàn thành. Các thùy vỏ não sinh trưởng nhanh, làm cho khả năng phối hợp vận động, tính nhịp điệu, tính chính xác động tác bắt đầu phát triển. Sau đó, các đuôi gai của các tế bào thần kinh phát triển nhiều hơn, các sợi thần kinh liên lạc tăng nhiều hơn, hình thành các đường liên lạc mới nhiều hơn ở não, chức năng não hoàn thiện liên tục, có xu thế phức tạp hoá. Ở tuổi 13 – 14, chức năng quá trình ức chế vỏ não đạt trình độ nhất định, năng lực phân tích tổng hợp nâng cao và đã hình thành được nhiều loại phản xạ có điều kiện, nhưng do năng lực phân hoá vẫn chưa hoàn thiện và do ảnh hưởng sự hoạt động phát dục các nhóm cơ nhỏ còn chậm, nên có khó khăn khi tập những động tác phức tạp và tinh tế. * Hệ tuần hoàn: Sự phát dục tim của nhi đồng chưa hoàn thiện và sự điều tiết thần kinh cũng chưa hoàn thiện, nhưng quá trình trao đổi chất cơ thể lại ở thời kỳ hưng thịnh. Do vậy, mạch đập tương đối nhanh, nhịp đập tim sẽ giảm theo lứa tuổi và ổn định đến tuổi 20. Có thể nhận thấy, tim phát dục sớm hơn nhịp tim, thành động mạch có tính đàn hồi tốt, đường kính huyết quản tương đối lớn hơn người trưởng thành, lực cản ngoài động mạch nhỏ, cho nên huyết áp trẻ em thấp hơn người lớn và tăng theo bậc ở các lứa tuổi. Nói chung, người ta thấy ở những em có cơ thể phát dục trưởng thành tốt, đó là thanh thiếu niên có sự tăng trưởng chiều cao nhanh, đặc điểm của hiện tượng này là huyết áp tối đa cao, nhưng không quá 150mmHg, có hiện tượng đột xuất huyết áp tối thiểu bình thường. Hiện tượng huyết áp cao thanh thiếu niên bắt đầu từ 11 – 12 tuổi và tăng theo lứa tuổi trưởng thành cao nhất ở lứa tuổi 15 – 16, sau đó giảm dần. Phản ứng của chức năng hệ tim mạch khi tập luyện ở lứa tuổi khác nhau thì có khác nhau, do vậy phản ứng đối với tập luyện cũng có khác nhau. Tập luyện làm tăng nhịp tim để tăng nhu cầu thích ứng lượng tâm thu/phút. Cho nên khi tập luyện nhịp tim tăng nhanh nhưng sự biến đổi huyết áp không rõ ràng lắm. Ví dụ, cùng chạy tốc độ như nhau 5 – 6km (100m/phút) nhịp tim 10 tuổi đạt 164 lần/phút, 18 tuổi đạt 150 lần/phút, người trưởng thành đạt 134 – 146 lần/phút. Từ đó, ta thấy rằng : sự phản ứng của chức năng tim mạch tăng theo tuổi, mạch ngày càng nhỏ còn huyết áp thay đổi không rõ lắm, sau 16 tuổi thì giống người lớn. Cho nên đối với học sinh phổ thông các bài tập sức bền với thời gian hoạt động vừa phải và cường độ trung bình có tác dụng tích cực đến sự phát triển của hệ tim mạch. Căn cứ vào đặc điểm chức năng của hệ tuần hoàn thanh thiếu niên, khi tập luyện cần chú ý cơ thể các em chịu đựng lượng vận động, nhưng lượng vận động không nên quá lớn, chỉ cần sắp xếp hợp lý, tức là không nên để cho tim mạch chịu đựng trạng thái nín thở. * Hệ hô hấp: Lồng ngực của học sinh phổ thông còn hẹp, lực cơ hô hấp tương đối yếu, hô hấp còn nông, dung tích sống nhỏ, song sự trao đổi chất lại mãnh liệt, nhu cầu oxy tương đối nhiều. Do vậy tần số hô hấp nhanh, khả năng thở sâu của các em tăng theo lứa tuổi, nhịp thở giảm theo lứa tuổi và dung tích sống lại tăng theo lứa tuổi. Nhu cầu oxy ở tuổi 13 – 14 tăng rõ rệt vì vậy nhu cầu tiêu thụ oxy tối đa và khả năng nợ oxy đều thấp, cho nên năng lực yếm khí và hiếu khí thấp hơn người -9-
- trưởng thành. Khi luyện tập; các bài tập phát triển khả năng hiếu khí được sử dụng nhiều, không nên dùng các bài tập kéo dài, cường độ lớn, tăng cường hướng dẫn sự phối hợp thở cho thanh thiếu niên, khi thực hiện động tác gập thân thì thở ra, khi ưởn ngực thì hít vào, phải có ý thức thở sâu có ý nghĩa rất quan trọng phát triển tính nhịp điệu chức năng cơ quan hô hấp. * Hệ vận động: Xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đã phát triển hoàn thiện. Cột sống đã ổn định hình dáng, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục chú ý các bài tập rèn luyện tư thế, xương chậu của nữ to hơn nam. Cơ: Ở lứa tuổi này cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (như cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ như các cơ bàn tay, ngón tay, các cơ xoay ngoài, xoay trong phát triển chậm hơn. Các cơ co phát triển hơn các cơ duỗi do đó phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh cơ thể. Giáo viên cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp đặc điểm phát triển tố chất thể lực, tâm sinh lí lứa tuổi để nâng cao thành tích và áp dụng các bài tập bổ trợ vào thực tế giảng dạy môn Điền kinh và nội dung nhảy cao là hết sức quan trọng, rất có giá trị và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đó là một công việc hết sức khó khăn vì theo thực tế thành tích nội dung này của học sinh nam khối 8 trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa – Khánh Hòa chưa cao. Tố chất thể lực tăng trưởng đều đặn cùng với sự tăng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng này gọi là tăng trưởng tự nhiên, khuynh hướng của sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kỳ dậy thì: Nam vào khoảng 14 tuổi, nữ vào khoảng 12 tuổi. Giữa nam và nữ trước 12 tuổi, sự khác biệt các tố chất thể lực không lớn lắm, nhưng từ 13 -14 tuổi sự khác biệt này tăng lên, sau 18 tuổi thì có xu hướng ổn định. Giai đoạn lứa tuổi khác nhau, tốc độ phát triển tố chất thể lực khác nhau, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác nhau phát triển thay đổi cũng không giống nhau. Sự phát triển tố chất thể lực tự nhiên bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn tố chất thể lực tăng liên tục, trong đó có giai đoạn tăng nhanh và tăng chậm. Giai đoạn ổn định là giai đoạn tố chất thể lực tăng chậm rõ ràng hoặc dừng lại hoặc giảm xuống. Qua các khái niệm ở các phần trên cho ta biết tố chất thể lực bao gồm : (nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo), như ta biết trong quá trình phát triển tự nhiên các tố chất thể lực tăng theo lứa tuổi. Ở lứa tuổi 13 -14 tuổi quá trình phát triển theo 3 giai đoạn : giai đoạn tăng nhanh, giai đoạn tăng chậm và giai đoạn ổn định. Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển sang giai đoạn ổn định theo thứ tự phát triển như sau : Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất bền và tố chất mạnh. Quy luật này ở nam và nữ đều giống nhau. Ở lứa tuổi này cơ thể học sinh nam đang phát triển tương đối cao vì đây là lứa tuổi dậy thì các bộ phận lớn nhanh dần, chức năng sinh lý chưa ổn định. Khả năng hoạt động của các bộ phận cơ thể - 10 -
- được nâng cao hơn. Giai đoạn này các em phát triển theo chiều cao nhiều hơn so với chiều ngang. Hệ thần kinh trung ương đã hoàn thiện, hoạt động phân tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn, khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao, đặc biệt các cảm giác trong điều khiển động tác, khả năng phân biệt chính xác về không gian của nam đạt ở mức cao. Nam – nữ phát triển theo hai hướng hoạt động sinh lý khác nhau rõ rệt về tầm vóc, sức chịu đựng và tâm lý. Vì vậy giáo dục thể chất cần phân biệt tính chất, cường độ, khối lượng tập luyện sao cho hợp lý giữa nam và nữ học sinh. Đồng thời cũng chưa nắm được hết các hiểu biết cần thiết, một số nguyên tắc và phương pháp tập luyện đơn giản có hiệu quả cao giúp các em tập luyện phát triển, nâng cao thành tích nhảy cao bước qua của học sinh nam khối 8. Đa số học sinh chỉ thực hiện theo các bài tập của giáo viên một cách máy móc mà chưa thực sự hứng thú trong giờ học nhảy cao. Điền kinh là một môn có lịch sử phát triển lâu đời so với nhiều môn thể thao khác. Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động di chuyển với mục đích tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, vượt chướng ngại vật, hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người dần dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút nhiều người tham gia tập luyện. Các bài tập điền kinh đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trước công nguyên. Năm 1837 tại thành phố Legbi ( Anh) cuộc thi đấu 2km lần đầu tiên được tổ chức. Từ năm 1851 các môn chạy tốc độ, chạy vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, ném vật nặng bắt đầu được đưa vào thi đấu tại các trường đại học nước Anh. Năm 1880, liên đoàn điền kinh nghiệp dư nước Anh ra đời. Đây là liên đoàn điền kinh nghiệp dư đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1880 đến năm 1990, môn điền kinh phát triển ở nhiều nước như Phát, Mỹ, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển . . . và các liên đoàn điền kinh quốc gia được thành lập ở hầu hết các châu lục. Đặc biệt từ năm 1986, việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của Đại hội thể thao Olympic đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong việc phát triển môn điền kinh. Từ Đại hội Olympic Aten ( Hy Lạp 1896), Điền kinh trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các đại hội Olympic ( 4 năm được tổ chức một lần). Năm 1912, liên đoàn điền kinh nghiệp dư thế giới ra đời, với tên gọi tắt là IAAF ( International Amateur Athletic Federation). Đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào điền kinh thế giới. IAAF hiện có 170 thành viên là các liên đoàn điền kinh quốc gia và các vùng lãnh thổ ở các châu lục, trong đó có liên đoàn điền kinh Việt Nam, trụ sở hiện nay của IAAF đặt tại Monaco. Trong Điền kinh, nhảy cao là một môn có lịch sử phát triển lâu đời. Từ cách thức vượt qua các chướng ngại vật thẳng đứng của người xưa, nhảy cao dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất. Cách đây 2 thế kỷ, Ph. Gutxmut và F.L. - 11 -
- Gian đã đưa nhảy cao và trường học và coi đó như một biện pháp rèn luyện thể lực để phát triển sức mạnh – tốc độ ( sức bật ), khả năng khéo léo, mềm dẻo và biết định hướng khi ở trên không. Năm 1886, lần đầu tiên trên thế giới, một cuộc thi nhảy cao chính thức được tổ chức tại Anh và sau đó được lan rộng sang nhiều nước khác. Năm 1896, tại Đại hội Olympic đầu tiên ở Aten ( Hy Lạp), nhảy cao là một trong 12 môn Điền Kinh được tổ chức thi đấu đầu tiên và kỷ lục Olympic là của E. Clac với thành tích 1,81m bằng kiểu tương tự như kiểu bước qua. Qua hơn một thế kỷ phát triển, cùng với sự thay đổi đáng kể về kỹ thuật (bước qua, cắt kéo (làn sóng), nằm nghiêng, úp bụng và lưng qua xà) và áp dụng các phương pháp huấn luyện hiện đại, hiệu quả, thành tích nhảy cao đã không ngừng được nâng lên. Ngày 18. 5. 1912, Đ. Horin (Mỹ) là người đầu tiên vượt qua mức xà 2m bằng kiểu nhảy nằm nghiêng. Ngày 13. 7. 1957, Iu. Xtêpanốp ( Liên Xô cũ) đã vượt mức xà 2,16m bằng kiểu nhảy úp bụng ( kiểu này do Vdôlốp ( Liên Xô cũ) thực hiện lần đầu năm 1924). Từ năm 1960 – 1963, V.Brumen, bằng cách chạy đà với tốc độ cao ( gần 8m/giây) đã ghi tên mình trên 6 nấc thang kỷ lục và đưa thành tích nhảy cao lên 2,28m. Năm 1968, tại Đại hội Olympic lần thứ 19 tổ chức tại Mêhicô, một kỹ thuật nhảy cao mới được ra đời – kiểu lưng qua xà và chẳng lâu sau đó kiểu nhảy tưởng như khó khăn này đã được các vận dộng viên tiếp thu rất nhanh và thực hiện có hiệu quả để rồi trở thành “ kỹ thuật nhảy của các nhà vô địch ”. Năm 1988, 1989, 1993, J. Xôtômayo ( Cu Ba) đã ba lần liên tiếp phá kỷ lục thế giới và đưa thành tích nhảy cao mức 2,45m. * Với các cơ sở nêu trên việc lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho hoïc sinh nam khối 8 Tröôøng THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa tôi thống nhất đề ra và giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa”. Mục tiêu 2: Ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa. II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: - Với giáo viên: + Đa số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc lựa chọn bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho hoïc sinh nam khối 8 cấp THCS. - 12 -
- + Việc tổ chức giảng dạy còn nhiều hạn chế do giáo viên chưa có thời gian ứng dụng bài tập. + Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Cụ thể: Ngày nay, việc nâng cao thành tích thể thao trong điền kinh cần phải đi theo hướng tìm tòi các phương tiện và phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả bài tập mà không làm tăng đáng kể khối lượng và cường độ tập luyện. Để giải quyết nhiệm vụ trên, trong quá trình tập luyện có thể áp dụng các bài tập chuyên môn và các thiết bị tập luyện. Mục đích chủ yếu là tạo khả năng tác động có mục tiêu rõ rệt đến từng cơ hoặc các nhóm cơ, song cơ thể người gồm khoảng 500 cơ, những cơ nào là cơ chủ yếu, những nhóm cơ bắp nào cần phát triển trước, cơ nào phát triển sau, chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng “cần căn cứ vào tố chất và tính đặc trưng của môn thể thao để xác định và phân loại các nhóm cơ”. - Theo các tác giả Nguyễn Đình Cách - Ngô Thị Thì - Cao Thanh Vân trong đề tài “ Đánh giá khối lượng tập luyện của các vận đông viên nhảy cao nữ đội tuyển trẻ quốc gia năm 2000”, 4 test thể lực (trong đó có 3 test liên quan tới sức mạnh cơ chân) cần được coi trọng trong khi đánh giá khả năng phát triển thành tích của vận động viên nhảy xa, đó là: Chạy 60m (s), bật xa tại chỗ (cm), giật tạ lên ngực (số lần), thành tích nhảy cao (cm). - Cũng theo Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền trong sách “ Lý luận và phương pháp thể thao trẻ”, tuy có những test khác nhau, nhưng 2 ông cũng đã giới thiệu 7 chỉ tiêu mà hầu như chỉ để kiểm tra các mặt khác nhau của sức mạnh cơ chân với mục đích tuyển chọn vận động viên nhảy xa trẻ 11 – 14 tuổi vào trường năng khiếu thể thao bao gồm: Nhảy 3 bước tại chỗ (cm), bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m xuất phát thấp (s), chạy 30m xuất phát từ xa (s), chạy 60m xuất phát thấp (s), nhảy cao có chạy đà (cm), nhảy xa có chạy đà (cm). Theo Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Hùng, Phạm Văn Thụ trong sách “ Điền kinh” nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 1976 đã đưa ra một số bài tập kiểm tra chuyên môn và một số bài tập phụ trong nhảy cao nhằm nâng cao thành tích trong nhảy cao như: Nhảy qua xà chính diện giữ thăng bằng, chạy đà dài giậm nảy đá chân lăng, tay hoặc đầu chạm vật cao, nhảy ba bước tại chỗ hoặc bật cao bằng 2 chân, chạy xuất phát thấp 30m, nâng và giật tạ, gánh tạ đứng lên, ném tạ (4 kg – 7,257 kg) hai tay từ dưới qua đầu ra sau, thành tích nhảy cao, chạy 100m, chạy 30m có xuất phát, chạy 20m tốc độ cao, nâng tạ. Một số bài tập phụ: Chạy nhẹ 2 – 3 phút, nhảy cò cò, bật nhảy, giậm nhảy liên tục 3 – 5 bước đà. Cũng theo P.N.GôiKhơMan – Ô.N.TơRôPhimMôp trong sách “ Điền kinh trong trường phổ thông” Nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 2003 đã đưa ra một số bài tập trong huấn luyện môn nhảy cao như: Nhảy bật tại chỗ, nhảy bật về trước, nhảy từ trên dụng cụ xuống, nhảy lên dụng cụ, chạy 2 – 3 bước đà giậm nhảy, tại chỗ đá lăng bật cao, tại chỗ bật nhảy một chân, ngồi trên chân giậm, tập bật thẳng - 13 -
- lên tại chỗ với tạ, bật nhảy đổi chân, bật nhảy ôm gối, chạy đà 3 bước giậm nhảy đá lăng lên cao. chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng lên cao, chạy 40m – 60m. Theo nhà nghiên cứu Quang Hưng trong sách “ Bài tập chuyên môn trong Điền kinh” Nhà xuất bản TDTT đã đưa ra một số bài tập nâng cao thành tích từng giai đoạn trong nhảy cao như: * Các bài tập bổ trợ chạy đà: Chạy đà trên đường chạy, chạy qua phần đầu tiên của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính, chạy qua bình thường có giậm nhảy 5 – 6 lần. * Các bài tập bổ trợ giậm nhảy: Gánh tạ 20 – 40 kg đi bước dài, chạy đà bật lên bằng hai chân giậm, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bước bộ bay qua rào, chạy đà 4 – 8 bước nhảy cao chạm tay vào vật được treo trên cao. * Các bài tập bổ trợ động tác trên không: Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bay qua xà 60 – 80 cm rơi xuống bằng chân lăng và chân giậm. * Các bài tập bổ trợ giai đoạn rơi xuống đất: Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy qua xà thực hiện phối hợp chống tay xoay thân rơi xuống nệm. Từ những nghiên cứu và các chỉ dẫn của các tác giả ở trên, tôi đã tổng hợp lại các chỉ tiêu đánh giá thể lực và một số bài tập ảnh hưởng đến thành tích nhảy cao của học sinh trong đó hầu hết là các chỉ tiêu đánh giá các mặt khác nhau của sức mạnh cơ chân và các bài tập liên quan đến sức mạnh của chân bao gồm: Chạy 30m có xuất phát, chạy 20m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ, chạy đà 3 – 5 bước, chạy đà 3 – 5 bước có giậm nhảy. Khảo sát các bài tập ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện môn nhảy cao tại một số trường THCS ở Thị xã Ninh Hòa. Qua tham khảo tập luyện, quan sát trực tiếp các buổi học, tập luyện, trao đổi với các giáo viên các trường THCS trong Thị xã cho thấy, việc tập luyện các bài tập kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng trong thời gian tập luyện, khoảng 50% thời gian tập luyện. Yêu cầu chung về học sinh là không được coi nhẹ việc rèn luyện để nắm vững kỹ thuật động tác cũng như phối hợp động tác. Qua điều tra công tác giảng dạy, huấn luyện môn nhảy cao cho học sinh các trường THCS ở Thị xã Ninh Hòa cho thấy để ứng dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao, hầu hết các giáo viên giảng dạy, huấn luyện các trường đều sử dụng các bài tập bổ trợ sau đây: * Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 1 Chạy 30m xuất phát cao. 2 Chạy đà với tốc độ cao. 3 Chạy 30m tốc độ cao. 4 Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 5 Chạy qua phần đầu tiên của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính. * Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy 1 Nhảy bật về trước. 2 Lò cò bằng chân giậm nhảy. - 14 -
- 3 Nhảy dây. 4 Tại chỗ bật nhảy hai chân qua dây. 5 Chạy đà giậm nhảy đá lăng và rơi xuống bằng chân giậm. 6 Bật cao tại chỗ. 7 Chạy đà giậm nhảy tay chạm vật cao. * Các bài tập bổ trợ động tác trên không 1 Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng và chân giậm. 2 Chạy đà 3 – 5 bước nhảy cao chạm tay vào vật được treo trên cao. 3 Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy qua xà cao 60 – 80 cm. 4 Gánh tạ 20 – 30 kg đi bước dài. 5 Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng. * Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất. 1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với chân giậm kết hợp đánh tay. 2. Giậm nhảy, đá lăng qua xà thấp phối hợp tay, xoay thân rơi xuống nệm. Kết quả thu được cho thấy, các giáo viên thể dục sử dụng các bài tập bổ trợ trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao tương đối gần giống nhau, chủ yếu các bài tập chuyên về kỹ thuật. Thực trạng việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao kiểu bước qua ở học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa chưa cụ thể. Giáo dục thể chất là môn học chính khoá nằm trong kế hoạch học tập, giảng dạy môn thể dục. Yêu cầu đối với học sinh khi kết thúc môn học là phải nắm vững cơ bản hệ thống lý thuyết và thực hiện kỹ thuật cơ bản, phương pháp trọng tài. Môn học thể dục có tổng thời gian là 70 tiết, được giảng dạy trong hai học kỳ và chương trình giảng dạy nội dung nhảy cao có 10 tiết. Căn cứ vào chương trình giảng dạy thực tiễn giảng dạy môn nhảy cao các giáo viên đều sử dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy nhảy cao kiểu bước qua, thuộc hai nhóm sau: Nhóm các bài tập kỹ thuật: + Chạy đà tự do giậm nhảy. + Thực hiện động tác đá lăng qua xà thấp . + Chạy đà đặt chân giậm và đá lăng qua xà 25 – 35cm. Nhóm các bài tập thể lực chuyên môn: + Bật xa tại chỗ. + Bật cao tại chỗ. + Chạy 30m tốc độ cao. + Nhảy bước bộ 6 – 8 bước liên tục. + Lò cò bằng chân giậm nhảy. + Nhảy dây. - 15 -
- + Tại chỗ bật nhảy hai chân qua dây. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập tổng hợp, phân tích các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua của các tác giả trong và ngoài nước mà tôi đã trình bày ở trên cho thấy nhiều tác giả sử dụng nhiều bài tập khác nhau để kiểm tra, đánh giá, bổ trợ nâng cao thành tích cho vận động viên. Tuy nhiên, giữa các tác giả ở một số bài tập còn chưa thống nhất. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình giảng dạy, căn cứ vào đặc điểm phát triển thể chất và sinh lý lứa tuổi, căn cứ vào đặc điểm công tác giảng dạy và tình hình thực tế dạy nhảy cao kiểu bước qua ở học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa và tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tôi đã loại bớt các bài tập không phù hợp, tuyển chọn lại một số bài tập đặc trưng như sau: * Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 1. Chạy 30m xuất phát cao. 2. Chạy đà bình thường có giậm nhảy. 3. Chạy nâng cao đùi tại chổ 10 giây. 4. Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 5. Chạy qua phần đầu tiên của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính. * Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 1. Nhảy bật về trước. 2. Lò cò bằng chân giậm nhảy. 3. Nhảy dây. 4. Bật hố cát . 5. Chạy đà có giậm nhảy. 6. Bật cóc. 7. Bật cao chạm vật chuẩn. * Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 1. Chạy đà 3 – 5 bước bật cao chạm tay vào vật được treo trên cao. 2. Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy đá lăng . 3. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông qua xà 60 – 100 cm rơi xuống bằng chân lăng kết hợp với chân giậm. 4. Gánh tạ 15-20 kg đi bước dài. 5. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng và chân giậm. 6. Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bước bộ bay qua giới hạn giữa 2 đường cách nhau 180 – 220 cm rơi xuống bằng chân lăng. * Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với đánh tay. 2. Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy qua xà thực hiện phối hợp đánh tay xoay hông rơi xuống nệm. 3. Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy trên cầu bật và thực hiện động tác trên không. - 16 -
- 4. Chạy đà 4 -6 bước làm động tác nhảy qua xà, thực hiện phối hợp đánh tay xoay hông rơi xuống nệm. * Các bài tập phối hợp: 1. Chạy đà tự do giậm nhảy. 2. Thực hiện động tác đá lăng qua xà thấp. 3. Chạy đà đặt chân giậm và đá lăng qua xà 25 – 35 cm. 4. Thực hiện nhảy cao kiểu bước qua (kết hợp chạy đà – giậm nhảy – trên không – rơi xuống đất). - Với học sinh: + Đa số học sinh chỉ thực hiện theo các bài tập của giáo viên một cách máy móc. Thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua của học sinh nam khối 8 trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa chưa cụ thể. + Học sinh chưa thực sự hứng thú trong giờ học nhảy cao. + Thành tích nhảy cao bước qua của học sinh nam khối 8 chưa cao. III. BIỆN PHÁP THỰC HIÊN: Nhằm góp phần nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối lớp 8 cấp Trung Học Cơ Sở, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS , tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây: 1. P h ươ n g p h á p n g h i ê n c ứu : Để giải quyết các nhiệm vụ trên, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan: Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành nên cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học, xác định các nhiệm vụ và kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài. b. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm: Phương pháp này nhằm tìm hiểu và xác định các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua. Chúng tôi đã dùng phiếu điều tra theo phương pháp phân loại mức độ quan trọng của từng bài tập ( không cần thiết, có thể dùng được, sử dụng tốt), phỏng vấn các huấn luyện viên, giáo viên, là những người có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và giảng dạy điền kinh. c. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Chúng tôi dùng phương pháp này để kiểm tra thành tích nhảy cao kiểu “ bước qua” của các học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa – Khánh Hòa ban đầu và sau thực nghiệm. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích đưa các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục, qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp tới kết quả tập luyện của khách thể nghiên cứu. Đây chính là điều kiện cần thiết để giải quyết mục đích cuối do đề tài đặt ra. - 17 -
- Để kiểm nghiệm trong thực tiễn giảng dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 2 nhóm khách thể được qui ước sau: Nhóm thực nghiệm: Gồm các em học sinh nam khối 8, ở nhảy cao các em học theo chương trình do chúng tôi biên soạn, các môn khác của chương trình các em học bình thường như các em học sinh khối 8 ở nhóm thực nghiệm thời gian tập luyện giống như nhóm đối chứng mỗi tuần 2 buổi mỗi buổi 1 tiết. Nhóm đối chứng: Học sinh nam khối 8 học môn nhảy cao theo chương trình giảng dạy hiện tại của trường. Trước thực nghiệm cả 2 nhóm được kiểm tra để xác định trình độ ban ñaàu. Sau thời gian học tập chúng tôi tiến hành khảo sát các chỉ tiêu trên để tìm hiểu nghiên cứu độ phát triển và thành tích nhảy cao của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm xác định tác dụng hệ thống các bài tập bổ trơï. e. Phương pháp toán thống kê: Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu thu được với sự hỗ trợ của chương trình MS – Excel. Các công thức được dùng trong đề tài là: - Tính giá trị trung bình: Trung bình cộng là tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đám đông, được tính theo công thức : n X i X = i 1 n Trong đó : ∑ : Giá trị tổng. x : Giá trị trung bình. xi : Giá trị quan sát thứ i. n : Tổng số cá thể được quan sát. - Độ lệch chuẩn (δ): Độ lệch chuẩn nói lên sự phân tán của các trị số xi xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức khi n > 30 : X 2 X S i n Trong đó : δ : Độ lệch chuẩn. x : Giá trị trung bình. xi : Giá trị quan sát thứ i. - 18 -
- n : Tổng số cá thể được quan sát. - Hệ số biến thiên (V%): Hệ số biến thiên là tỷ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng, được tính theo công thức : δx V = × 100% x - Sai số tương đối (ε): t05 X X - Nhịp độ tăng trưởng (W): Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu được tính theo công thức của S Brody như sau: 100 V2 - V1 W% = % Trong đó : 0,5 V1 + V2 W : nhịp độ tăng trưởng (%). V1 : mức ban đầu của các chỉ tiêu. V2 : mức cuối cùng của các chỉ tiêu. - Chỉ số t – student: (2 mẩu độc lập) XA XB t S 2 A S2 B nA nB - Chỉ số t – student: (2 mẩu liên quan) d n t= d d 2 i n 2.Tổ chức nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8. - 19 -
- b. Khách thể nghiên cứu: 57 Học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa” được chia làm 2 nhóm. - Nhóm thực nghiệm: Được tập luyện với hệ thống bài tập được xác định từ mục tiêu 1. - Nhóm đối chứng: Tập luyện theo chương trình giảng dạy đang thực hiện tại trường. c. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2011 đến tháng 3/2012 theo kế hoạch sau: THỜI GIAN NGƯ ỜI STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC KẾT ĐỊA ĐIỂM BẮT ĐẦU THỰC THÚC HIỆN Trường Chọn vấn đề, xác định đề 1 20/08/2011 25/08/2011 THCS Trần tài. Quang Khải 2 Nghiên cứu tài liệu 25/08/2011 25/09/2011 Xây dựng và thông qua đề 3 25/09/2011 25/10/2011 cương 4 Xử lý kết quả phỏng vấn 25/10/2011 25/11/2011 Xác định các bài tập bổ trợ Lê nâng cao thành tích nhảy cao 5 25/11/2011 25/12/2011 Hoàng kiểu bước qua cho học sinh Trường Yến THCS THCS Trần Chuẩn bị điều kiện phục vụ 6 25/12/2011 25/01/2012 Quang Khải nghiên cứu 7 Kiểm tra số liệu lần 1 25/01/2012 05/02/2012 8 Tổ chức thực nghiệm 05/02/2012 15/02/2012 9 Kiểm tra số liệu lần 2 15/02/2012 22/02/2012 10 Xử lý phân tích số liệu 22/02/2012 27/02/2012 11 Viết Sáng kiến kinh Nghiệm 27/02/2012 16/03/2012 d. Địa điểm nghiên cứu: - Tröôøng THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM KHỐI 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI - NINH HÒA - KHÁNH HÒA: - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 329 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 38 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 85 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 91 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn