intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS Bình Khê

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là muốn đóng góp một số ý kiến kinh nghiệm của cá nhân để cùng các bạn đồng nghiệp góp phần tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy - học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS Bình Khê

  1. ĐỀ TÀI: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS Bình Khê”. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hoạt động chuyên môn trong trường THCS chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn trường THCS Bình Khê chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp nhóm chuyên môn chưa đều, còn hình thức ... Noäi dung sinh hoaït toå chöa ñi saâu vaøo coâng taùc troïng taâm keá hoaïch chuyeân moân do caáp treân ñeà ra. Trong caùc buoåi hoïp, thöôøng ñaùnh giaù chung chung, chöa neâu leân ñöôïc öu ñieåm cuûa töøng thaønh vieân trong toå ñaït ñaït ñöôïc cuõng nhö nhöõng toàn taïi cuûa giaùo vieân. Moät soá thaønh vieân coøn thuï ñoäng chöa hoaëc ít ñoùng goùp cho noäi dung chuyeân moân. Nhöõng baøi khoù, nhöõng thí nghieäm khoù ít ñöôïc ñem ra baøn baïc. Buoåi hoïp thöôøng dieãn ra trong thôøi gian ngaén, thöôøng thì toå tröôûng ñoïc toå vieân ghi cheùp xong phaàn ñaùnh giaù vaø phöông höôùng roài veà. Vieäc thöïc hieän giaûng daïy treân caùc phoøng boä moân coøn hình thöùc mang tính ñoái phoù, chöa phaùt huy heát vai troø chöùc naêng phoøng boä moân. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn” đề xuất một số biện pháp để thay đổi thực 1
  2. trạng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tố chuyên môn tứ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Bình Khê. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Như phần trên đã nói, tôi chọn đề tài này với mục tiêu nhiệm vụ là muốn đóng góp một số ý kiến kinh nghiệm của cá nhân để cùng các bạn đồng nghiệp góp phần tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn mà đưa ra các biện pháp cụ thể để cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn của trường THCS Bình Khê. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chuyên môn và vai trò hoạt động của Tổ chuyên môn trong Nhà trường. - Từ thực trạng hoạt động của 03 Tổ chuyên môn trường THCS Bình Khê mà đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn của trường THCS Bình Khê. - Thời gian :Năm học: 2013-2014; 2014-2015 - Địa điểm : Trường THCS Bình Khê. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết đặc thù: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa… - Các phương pháp nghiên cứu thực hành: quan sát, lấy số liệu, thống kê… §Ó hoµn thµnh s¸ng kiÕn kinh nghiÖm nµy t«i ®· bá rÊt nhiÒu thêi gian vµ vËn dông nhiÒu ph­¬ng ph¸p ®Ó nghiªn cøu. Cô thÓ: 2
  3. - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn. - Sö dông c¸c ph­¬ng ph¸p quản lý ®Æc biÖt lµ c¸c ph­¬ng ph¸p míi. - Tham dù ®Çy ®ñ c¸c ®ît tËp huÊn cña Bé GD&§T, c¸c ®ît tËp huÊn thay s¸ch cña Së GD&§T, c¸c ®ît båi d­ìng hÌ cña Phßng GD&§T §«ng TriÒu tæ chøc. - Tham gia c¸c héi nghÞ chuyªn ®Ò cÊp tØnh, cÊp huyÖn vµ côm tæ chøc. - Tham kh¶o c¸c tµi liÖu cã liªn quan ®Õn ®Ò tµi nghiªn cøu. - Dù giê ®ång nghiÖp trong tr­êng. - Áp dông vµo trong thùc tÕ gi¶ng d¹y ®Ó ®óc rót kinh nghiÖm. - Tù häc hái ®Ó n©ng cao tr×nh ®é tiÕp cËn víi c¸c phÇn mÒm hç trî d¹y häc hiÖn ®¹i. - Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng không còn mới mẻ nhưng tôi cũng xin đóng góp một số ý kiến cá nhân gốm 6 biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả ở trường THCS Bình Khê để các bạn đồng nghiệp tham khảo. - Đây chỉ là những ý kiến cá nhân mang tính chủ quan nên không thể tránh khỏi những ý kiến thậm chí trái ngược của đồng nghiệp. Nhưng tôi nghĩ đề tài tôi nghiên cứu sẽ đáp ứng được những vấn đề mà các CBQL quan tâm. II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận. Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn học của Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. 3
  4. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên". Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, khá quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục. Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo, của Phòng GD - ĐT năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị, trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục. 2.Thực trạng. Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp nhóm chuyên môn chưa đều, còn hình thức ... -Noäi dung sinh hoaït toå chöa ñi saâu vaøo coâng taùc troïng taâm keá hoaïch chuyeân moân do caáp treân ñeà ra. Trong caùc buoåi hoïp, thöôøng ñaùnh giaù chung chung, chöa neâu leân ñöôïc öu ñieåm cuûa töøng thaønh vieân trong toå ñaït ñaït ñöôïc cuõng nhö nhöõng toàn taïi cuûa giaùo vieân. Moät soá thaønh vieân coøn thuï ñoäng chöa hoaëc ít ñoùng goùp cho noäi dung chuyeân moân. Nhöõng baøi khoù, nhöõng thí nghieäm khoù ít ñöôïc ñem ra baøn 4
  5. baïc. Buoåi hoïp thöôøng dieãn ra trong thôøi gian ngaén, thöôøng thì toå tröôûng ñoïc toå vieân ghi cheùp xong phaàn ñaùnh giaù vaø phöông höôùng roài veà. Vieäc thöïc hieän giaûng daïy treân caùc phoøng boä moân ñặc biệt là “Phòng học thông minh”coøn hình thöùc mang tính ñoái phoù, chöa phaùt huy heát vai troø chöùc naêng phoøng boä moân. Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục triển khai thực hiện Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng ở tất cả các bộ môn nên việc chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn cũng phải bám sát vào yêu cầu đó. Trước tình hình thực tế của trường THCS Bình Khê, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là những người làm công tác quản lý của trường THCS, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học nhất là năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29- NQ/TƯ ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo quy định mục tiêu giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 3.Các giải pháp, biện pháp. Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 3.1 Biện pháp thứ nhất: Kế hoạch hóa các hoạt động chuyên môn. 5
  6. a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời - Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường. - Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện. - Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện. b) Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt: + Sáng thứ 3 bố trí các giáo viên trong tổ Văn-Sử-GDCD không có giờ để họp Tổ, nhóm chuyên môn. + Sáng thứ 4 bố trí các giáo viên trong tổ Sinh- Hóa- Địa- Ngoại ngữ không có giờ để họp Tổ, nhóm chuyên môn. + Sáng thứ 6 bố trí các giáo viên trong tổ Toán –Lý-Công nghệ không có giờ để họp Tổ, nhóm chuyên môn. Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD - ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng. Do vậy các tổ, nhóm chuyên môn luôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi dưỡng chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm. 6
  7. Chúng tôi thực hiện nề nếp kiểm tra chung và họp như đã trình bày từ năm học 2012 – 2013 đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng năm học mà kế hoạch này có sự thay đổi cho phù hợp. Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, ... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt. 3.2 Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh.. 3.2.1Tổ chức kiểm tra 1 tiết chung toàn khối: -Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổ chức kiểm tra 1 tiết phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau: - Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành. - Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật. - Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe. - Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học. - Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề. 7
  8. Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục. Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết thống nhất chung toàn khối và đề kiểm tra và đáp án phải bám sát vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban hành. Một số công việc thực hiện được tóm tắt theo các bước cơ bản sau: + Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra . Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và được niêm yết thông báo ngay từ đầu mỗi học kỳ để giáo viên và các tổ chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện chương trình và chuẩn bị cho công việc kiểm tra 1 tiết. + Bước 2: Sinh hoạt nhóm chuyên môn và ra đề kiểm tra: Giáo viên bộ môn có vai trò và trách nhiệm lớn trong việc chuẩn bị và tổ chức kiểm tra - Do đó trước khi kiểm tra ít nhất là một tuần: nhóm chuyên môn phải thống nhất được mục đích yêu cầu; các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh giá và thông báo nội dung này đến tất cả học sinh trong lớp để học sinh chủ động ôn tập. - Sau khi họp nhóm chuyên môn, mỗi giáo viên dạy ra một đề tham khảo (có thể ra 2 đề A - B) với đáp án và biểu điểm đầy đủ nạp lại cho tổ trưởng chuyên môn trên cơ sở đó một đồng chí trong ban giám hiệu hoặc tổ trưởng chuyên môn, có chuyên môn đào tạo đúng với môn kiểm tra, chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra chính thức. Tất cả các đề kiểm tra 1 tiết chung đều ra 2 đề A, B với mức độ kiến thức tương đồng nhau. + Bước 3: Tổ chức kiểm tra. - Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và niêm yết kế hoạch này từ đầu mỗi học kỳ (như ví dụ đã nêu trong biện pháp thứ nhất). 8
  9. - Với cách tổ chức và quản lý như trên tạo nên không khí nghiêm túc trong kiểm tra, tính khách quan trong đánh giá học sinh. Thuận tiện theo dõi chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn. + Bước 4: Giai đoạn chấm, trả bài: - Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên chấm bài theo phương thức: phân công chấm chéo đối với các bài kiểm tra 1 tiết; phân công chấm theo phòng thi đối với các bài kiểm tra học kỳ (vì khi kiểm tra học kỳ học sinh được xếp theo vần A,B,C của toàn khối) - Ngày thứ 5 của tuần kề ngay sau ngày kiểm tra, giáo viên chấm giao bài cho giáo viên bộ môn. - Giáo viên chấm đúng biểu điểm đã thống nhất, mỗi bài chấm đều ghi điểm con từng phần, rồi ghi điểm trên bài bằng số, bằng chữ. - Giáo viên bộ môn xem lại bài làm của học sinh lớp mình dạy để nắm bắt được chất lượng của học sinh mình, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác trong việc chấm bài của đồng nghiệp. Nếu phát hiện chấm sai, chấm sót theo biểu điểm thì giáo viên bộ môn chấm lại theo đúng biểu điểm, đồng thời lập danh sách các học sinh được chấm lại và nộp cho ban Giám hiệu. - Giáo viên bộ môn trả bài cho học sinh theo qui định của phân phối chương trình (nếu có), hoặc trả bài cho học sinh chậm nhất sau 1 tuần kiểm tra. - Sau khi trả bài giáo viên bộ môn nhập ngay điểm vào sổ điểm chính và vào máy tính. + Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm - Để phục vụ cho việc theo dõi, lưu trữ, rút kinh nghiệm về chất lượng dạy - học sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi in bảng thống kê kết quả từng bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kỳ theo từng khối lớp. Sau đó giao các bảng thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn lưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ nhóm. 9
  10. - Chúng tôi chỉ đạo: trong họp tổ, nhóm chuyên môn phải rút kinh nghiệm qua từng bài kiểm tra: từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài, kết quả bài làm của học sinh. Từ đó các giáo viên trong tổ, nhóm cùng nhau trao đổi thống nhất: nội dung, phương pháp, yêu cầu trong việc dạy các bài tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học. 3.2.2 Đối với các bài không kiểm tra 1 tiết tập trung: - Tất cả các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên mà không có trong kế hoạc kiểm tra chung thì giáo viên bộ môn chủ động tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch kiểm tra của tổ chuyên môn; đề kiểm tra do giáo viên bộ môn ra, sau khi kiểm tra xong thì lưu đề và đáp án tại hồ sơ của tổ, nhóm chuyên môn. Với cách làm như thế này, dù không được kiểm tra chung, nhưng việc tổ chức kiểm tra viết từ 15 phút trở lên của tất cả các bộ môn đều được chỉ đạo thống nhất về thời gian, nội dung và yêu cầu kiểm tra. Các đề và biểu điểm đáp án của các bài kiểm tra được lưu tại hồ sơ tổ, nhóm, chính là các tư liệu chuyên môn khá quan trọng để giáo viên trong nhóm trao đổi học tập. - Với các biện pháp trong chuỗi biện pháp thứ hai như tôi vừa trình bày đã đạt được những kết quả rất tích cực: + Thực hiện được mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Kết quả đánh giá thể hiện chính xác trình độ và năng lực học tập của từng học sinh. Các tồn tại, hạn chế khi còn kiểm tra riêng hầu như được chấm dứt hẳn. + Đã thúc đẩy được các tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt với nhiều nội dung thiết thực, phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy - học. 3.3 Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội học. - Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm 10
  11. trung tâm. - Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học. - Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, nhóm chuyên môn triển khai học tập chuyên đề. Sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng được hiệu phó chuyên môn thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ trong : "Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối ". Song song với việc tổ chức thao giảng tập trung, chúng tôi luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn". Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi môn/ khối lớp ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn. Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này chúng tôi đã soạn và in sẵn, phát cho mỗi tổ chuyên môn 1 tập: "Sổ phân công Thao giảng - Dự giờ" 3.4 Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn - Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu học kỳ (Kế hoạch này nằm trong kế hoạch họp và kiểm tra chung mà tôi đã trình bày) đảm bảo đúng yêu cầu: bình quân 1 tháng tổ chuyên môn họp 2 lần. - Về nhóm chuyên môn: trong một vài năm gần đây và hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện việc đổi mới sách giáo khoa và chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Do đó cần phải tăng cường hơn nữa việc họp nhóm chuyên môn. Được sự nhất trí chung của tập thể giáo viên, trong nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức đầu năm trường chúng tôi đã thống nhất : mỗi nhóm chuyên môn mỗi tuần họp 1 lần với thời gian 1 giờ 30 phút. Lịch họp của từng nhóm chuyên môn trong tuần do nhóm chuyên môn thống nhất và báo cáo với tổ chuyên môn và 11
  12. nhà trường. + Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ. 1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra ... + Nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn bao gồm: xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi trong sinh hoạt nhóm. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu… Hiện nay sổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn do công ty sách thiết bị của Sở giáo dục đào tạo phát hành có một số nội dung chưa thích hợp với tình hình thực tế của nhà trường, do vậy, chúng tôi soạn, in sẵn phát cho mỗi nhóm chuyên môn 1 quyển: "Sổ sinh hoạt chuyên môn", trong đó phần quan trọng là ghi nội dung sinh hoạt chuyên môn của nhóm cho từ 20 đến 25 lần họp trong 1 năm. - Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng lưu giữ các loại hồ sơ tổ, nhóm hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn… 3.5 Biện pháp thứ năm: Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ và nhóm chuyên môn. - Từ năm học 2011 – 2012, chúng tôi đã sáng tạo ra phần mềm quản lý chất lượng học tập của học sinh. Cho đến nay sau gần 4 năm sử dụng, phần mềm quản 12
  13. lý này đã ngày càng được hoàn thiện và phục vụ rất hữu ích cho công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung của phần mềm này rất phong phú, trong bài viết này tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, cụ thể là: - Nhập điểm, cộng điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm. Xếp loại học lực của học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại; chương trình in Giấy khen. - Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên. Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Chúng tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ cho việc sinh hoạt tổ, nhóm. 3.6 Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức Sơ kết học kỳ, Tổng kết năm một cách khoa học kịp thời. - Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức. 13
  14. 4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: - Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học. - Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp. - Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn. - Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc. Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây: + Về phía học sinh: HỌC LỰC SĨ SỐ TOÀN NĂM HỌC TRƯỜNG GIỎI KHÁ TRUNG YẾU KÉM BÌNH 2012-2013 671 68 255 343 05 0 2013-2014 647 90 227 326 04 0 2014-2015 665 101 239 264 60 0 ( HKI) 14
  15. + Về phía giáo viên: Năm học Giáo viên giỏi và Giáo viên đạt lao Giáo viên có chiến sĩ thi đua cơ sở động tiên tiến chuyên môn yếu 2012-2013 20 34 0 2013-2014 20 37 0 2014-2015 28 + Về phía tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng mũi nhọn: Tổng số tổ chuyên Số tổ đạt lao động Số tổ đạt lao động Năm học môn xuất sắc giỏi 2012-2013 3 1 2 2013-2014 3 0 3 2014-2015 3 0 3 Số học sinh giỏi cấp Năm học Số học sinh giỏi cấp Tỉnh Huyện 2012-2013 18 0 2013-2014 28 05 2014-2015 15
  16. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải nâng cao được chất lượng tổ chuyên môn. - Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn phải có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học. - Phaùt huy ñöôïc vai troø caùc nhoùm chuyeân moân, nghieân cöùu tröôùc caùc moân ñeå kòp thôøi phaùt hieän caùi khoù, caùi hay cuûa töøng baøi daïy. - Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều cần có sự sắp xếp khoa học nhờ các loại sổ sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp. - Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn cần tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Qua nhiều năm quản lý Chuyên môn ở trường THCS Bình Khê, tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nên chất lượng dạy học trong năm học 2013-2014 và 2014-2015 nâng cao rõ rệt. Số học sinh Giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh ngày càng được nâng lên. Đây là một thành công và cố gắng vượt bậc của một trường thuộc khu vực miền núi. 16
  17. 2. Kiến nghị - Đề nghị cấp trên xây dựng cho mỗi Tổ chuyên môn có phòng sinh hoạt Tổ chuyên môn riêng. - Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất ( Phòng học thông minh, máy vi tính, máy chiếu đa năng, các loại tranh ảnh, lược đồ, các tài liệu tham khảo...) để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, mở nhiều lớp tập huấn để giáo viên nâng cao trình độ đồng thời mở nhiều lớp tập huấn cho CBQL để CBQL theo kịp với công cuộc đổi mới giáo dục Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào thực tế trường THCS Bình Khê và thu được kết quả khả quan. Rất mong nhận được sự sẻ chia, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và mang tính khả thi cao hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Đông Triều ngày 26 tháng 3 năm 2015 Người viết Nguyễn Văn Đoàn 17
  18. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015. 2. GS. Trần Bá Hoành - Cuốn "Lý luận dạy học cơ bản" -. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2005. 3. Các tài liệu của lớp tập huấn SREM. 4. Hồ Ngọc Tiến - "Các kinh nghiệm quản lý chuyên môn" Nhà xuất bản Hà Nội 2005. 5. Các tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các bộ môn do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. 6. Điều lệ Trường Phổ thông. 18
  19. V MỤC LỤC Trang I.PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 . Lý do chọn đề tài. 2 2 . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 II PHẦN NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận. 4 2. Thực trạng 3. Các giải pháp, biện pháp. 5 3.1 Biện pháp thứ nhất. 7 3.2 Biện pháp thứ hai 10 3.3 Biện pháp thứ ba 10 3.4 Biện pháp thứ tư 11 3.5 Biện pháp thứ năm 12 3.6 Biện pháp thứ sáu 13 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 14 III. PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận. 16 2. Kiến nghị 17 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 19
  20. V. MỤC LỤC 19 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2