intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường THCS

Chia sẻ: Khánh Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài triển khai nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tối ưu để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong trường học, thực hiện tốt sự phối hợp 3 môi trường giáo dục là gia định – nhà trường – xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và cuối cùng là đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày càng phát triển đi lên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường THCS

  1. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN  CHA MẸ HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:      “Giáo dục là sự  nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là  mục tiêu, vừa là động lực thúc  đẩy sự  phát  triển xã  hội”. Với quan điểm đó,  Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục,  xác định rõ giáo dục là “ quốc  sách hàng đầu” ; “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.        Xã hội hóa giáo dục là một phương thức tích cực góp phần nâng cao chất  lượng giáo dục, vì  vậy xây  dựng trường học theo hướng chuẩn h óa, hiện đại  hóa, xã hội hóa về cơ sở vật chất, về  công tác quản lý, công tác tổ chức dạy và  học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất là mục tiêu phấn  đấu chung cho địa phương, nhà trường, nâng  cao hơn nữa vai trò, trách  nhiệm  của thầy cô giáo, học sinh, cha mẹ  học sinh, của các cấp quản lý nhà nước và  các lực lượng xã hội ở địa phương.         Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào  tạo  đã có  Thông tư  số  12/2011/TT­BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ  Trường THCS, Trường THPT và trường phổ  thông có nhiều cấp học , trong đó  có quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ  chức và hoạt động của Ban đại diện cha   mẹ   học   sinh   trong   nhà   trường;  Thông   tư  số   55/2011/TT­BGDĐT   ngày  22/11/2011 của Bộ  trưởng Bộ  giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ  Ban đại   Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 1
  2. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS diện cha mẹ  học sinh để  cụ  thể  hóa các quy định về  nhiệm vụ, quyền hạn, tổ  chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, trách nhiệm quản lý Ban   đại diện cha mẹ học sinh.          Thực hiện chỉ  đạo của Bộ  giáo dục và đào tạo, Sở  giáo dục và đào tạo   Quảng Bình; Thực hiện chương trình, mục  tiêu phát triển giáo  dục của huyện  Lệ  Thủy giai đoạn 2015­ 2020, Phòng giáo dục và đào tạo Lệ  Thủy đã có các  văn bản chỉ  đạo  hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ  chung và nhiệm vụ  của bậc   học THCS trong các năm học 2014­2015; 2015­ 2016 và năm học 2016­ 2017.          Là thủ trưởng đơn vị, bản thân  đã xác định rõ trọng trách của mình là lãnh  đạo đơn vị  phấn đấu để  hoàn thành đạt kết quả  cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ  của năm học  2014­2015;  2015­2016; 2016­ 2017. Có  nhiều yếu tố  tạo nên sự  thành công của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của đơn vị  trong đó có thể khẳng định rằng vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của  Ban đại diện cha mẹ  học sinh trong nhà trường là một trong những yếu tố  góp  phần vào sự thành công đó. Làm thế nào để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt   động tích cực và đem đến hiệu quả  cao là câu hỏi đặt ra cho bản  thân tôi cần  phải nghiên cứu, suy nghỉ   để  tìm ra giải pháp tối  ưu  trong quá trình lãnh đạo  đơn vị thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học 2014­2015; 2015­2016 và năm  học 2016­2017.  2. Điểm mới của sáng kiến:       Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ  chức xã  hội được thành lập và tổ  chức hoạt động theo Điều lệ  Ban đại diện cha mẹ  học sinh. Ban đại diện cha  mẹ học sinh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo  dục học sinh. Tuy vậy, trên thực tế  nhiều trường học chưa   thực sự  chú trọng  đến vai trò, tác dụng, trách nhiệm của tổ chức xã hội này, chưa chú ý đến việc  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 2
  3. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS nâng cao hiệu quả  hoạt   động của Ban  đại diện cha mẹ  học sinh   trong nhà  trường.        Với đề  tài này, tôi muốn đưa ra một số  giải pháp nâng cao hiệu quả  hoạt   động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh  đối với nhà trường chúng tôi ­ một  trường THCS thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn, ở đó trình độ mặt bằng dân trí  chưa cao, sự  quan tâm đến giáo dục, đến việc học tập của con em của phụ  huynh còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục chưa ngang bằng với một số đơn  vị  ở vùng thuận lợi, là địa bàn có nhiều nhạy cảm cùng với sự gia tăng của các  tệ nạn xã hội, sự “xuống cấp” về đạo đức của học sinh trong các nhà trường và  mặt trái của cơ  chế  thị  trường tác động, vì vậy, muốn hoạt động của Ban đại  diện cha mẹ  học sinh có hiệu quả  cao, bên cạnh một số  giải pháp có tính chất  chung cho các nhà trường, địa phương, đơn vị chúng tôi cần có những giải pháp  riêng, mang tính đặc thù.        Đề tài trên tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học 2014­2015; 2015­ 2016 và  năm học 2016­ 2017 khi tôi bắt đầu đến nhận công tác trên cương vị  là Hiệu  trưởng nhà trường tại đơn vị tôi đang công tác hiên nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:       Đề tài triển khai nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tối ưu để ngày càng   nâng cao hiệu quả  hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh trong trường  học, thực hiện tốt sự phối hợp 3 môi trường giáo dục là gia định – nhà trường –   xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt công tác  xã hội hóa giáo dục và cuối cùng là đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày  càng phát triển đi lên. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 3
  4. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS     Phạm vi và đối tượng nghiên cứu là tổ  chức và hoạt động của Ban đại diện   cha mẹ học sinh các lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của đơn vị trường nơi   tôi đang công tác trong các năm học 2014­2015; 2015­2016; 2016­2017. B. PHẦN NỘI DUNG    I. Cơ sở lý luận:         “Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là  mục tiêu, vừa là động lực thúc  đẩy sự  phát  triển xã  hội”. Với quan điểm đó,  Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục,  xác định rõ giáo dục là “ quốc  sách hàng đầu” ; “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.        Xã hội hóa giáo dục là một phương thức tích cực góp phần nâng cao chất  lượng giáo dục, vì  vậy xây  dựng trường học theo hướng chuẩn h óa, hiện đại  hóa, xã hội hóa về cơ sở vật chất, về  công tác quản lý, công tác tổ chức dạy và  học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất là mục tiêu phấn  đấu chung cho địa phương, nhà trường, nâng  cao hơn nữa vai trò, trách  nhiệm  của thầy cô giáo, học sinh, cha mẹ  học sinh, của các cấp quản lý nhà nước và  các lực lượng xã hội ở địa phương.         Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào  tạo  đã có  Thông tư  số  12/2011/TT­BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 4
  5. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS Trường THCS, Trường THPT và trường phổ  thông có nhiều cấp học , trong đó  có quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ  chức và hoạt động của Ban đại diện cha   mẹ   học   sinh   trong   nhà   trường;  Thông   tư  số   55/2011/TT­BGDĐT   ngày  22/11/2011 của Bộ  trưởng Bộ  giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ  Ban đại   diện cha mẹ  học sinh để  cụ  thể  hóa các quy định về  nhiệm vụ, quyền hạn, tổ  chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, trách nhiệm quản lý Ban   đại diện cha mẹ học sinh.          Thực hiện chỉ  đạo của Bộ  giáo dục và đào tạo, Sở  giáo dục và đào tạo   Quảng Bình; Thực hiện chương trình, mục  tiêu phát triển giáo  dục của huyện  Lệ  Thủy giai đoạn 2015­ 2020, Phòng giáo dục và đào tạo Lệ  Thủy đã có các  văn bản chỉ  đạo  hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ  chung và nhiệm vụ  của bậc   học THCS trong các năm học 2014­2015; 2015­ 2016 và năm học 2016­ 2017.  II. Cơ sở thực tiễn:         Hiện nay, tất cả  các trường đều thành lập Ban đại diện cha mẹ  học sinh.  Theo Thông tư số  55/2011/TT­BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo  dục và đào tạo ban hành Điều lệ  Ban đại diện cha mẹ  học sinh  thì về  mặt tổ  chức có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp học và Ban đại diện cha mẹ  học sinh của trường. Về mặt hoạt động, Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách  nhiệm phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức  các hoạt động giáo dục học sinh góp phần cùng nhà trường thực hiện các mục  tiêu, nhiệm vụ  qua các năm học. Tuy vậy, trên thực tế   ở  nhiều trường trong   huyện, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh còn ít và còn phiến diện,  chỉ dừng lại ở mức tự nguyện bỏ thời gian ra chăm lo các việc phát sinh đột xuất  trong quá trình học tập của con em bằng cách đề xuất mức thu phí và tiến hành  thu phí, chi trả các hoạt động chung của lớp chứ chưa thực sự phối hợp với nhà   Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 5
  6. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục  học sinh.          Đơn vị  tôi đang công tác thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn, những năm  trước đây, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh của trường cũng nằm  trong tình trạng chung đó, những biểu hiện cụ thể đó là:        Đối với phụ huynh, nhiều gia đình còn phó mặc hoàn toàn con em của mình  cho nhà trường và các thầy cô giáo, thường xuyên vắng mặt trong các cuộc họp  phụ  huynh, không quan tâm, không quản lý, không tạo điều kiện cho học sinh   học tập, không liên hệ và phối hợp với nhà trường, chỉ biết làm ăn kiếm tiền, có  nhiều gia đình còn khuyên con bỏ học để theo cha mẹ đi làm ăn.            Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh của trường c òn  mang tính  phiến diện, mang  tính mùa  vụ, chủ  yếu là vấn đề  thu nộp trong năm học của  học sinh, vấn đề tổ chức thăm hỏi các thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam   20/11, ngày tết cổ  truyền của dân tộc, thậm chí nhiều thành viên Ban đại diện  thường xuyên vắng mặt trong các cuộc họp..., v ì  vậy chất lượng và hiệu quả  hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh những năm học trước còn  rất  nhiều hạn chế vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh còn mờ nhạt trong các  hoạt động của nhà trường. Thực trạng đó đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt  động của trường trong công tác duy trì số  lượng, trong việc thực hiện mục tiêu  phổ  cập của địa phương, trong nhiệm vụ  nâng cao  chất lượng giáo dục  toàn  diện và trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương.    III. Các giải pháp thực hiện:        Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, xuất phát từ   tình hình thực tế  của địa phương, nhà trường, phụ huynh học sinh và hoạt động của Ban đại diện  cha mẹ  học sinh, là Hiệu trưởng, bản thân tôi đã  suy nghĩ, trăn trở  và đã  tiến  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 6
  7. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS hành các giải pháp để  nâng cao hiệu quả  hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh trong năm học  2014­2015;  2015­2016; 2016­2017, những giải pháp đó  là :     2.1 Tuyên truyền rộng rãi trong phụ huynh học sinh về  giáo dục và các  hoạt động giáo dục của nhà trường:       Có thể nối rằng, một trong những giải pháp hàng đầu để hoạt động của Ban   đại diện cha mẹ học sinh đạt kết quả tốt đó là phải tuyên truyền rộng r ãi trong  phụ  huynh học sinh những nội dung thiết thực liên  quan đến đường lối, chủ  trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, quyền lợi   và nghĩa vụ của phụ huynh học sinh, vai tr ò, tổ chức và hoạt động của Ban đại  diện cha mẹ học sinh được quy định trong Điều lệ trường THCS, trường THPT   và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong Điều lệ  Ban đại diện cha mẹ học   sinh, bởi vì, trong nhiều trường hợp, các phụ  huynh ít được tiếp cận với những  văn bản hướng dẫn các   hoạt động giáo dục được ban hành từ  Bộ  giáo dục và  đào tạo, từ đó chưa có được cái nhìn bao quát và chi tiết về việc học tập và đánh  giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trên lớp, nảy sinh những thắc mắc  và cảm giác bất an, nghi ngờ đối với các hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo  dục của nhà trường. Vì  vậy mục đích của việc tuyên truyền là làm cho phụ  huynh nhận thức đủ, đúng, từ  đó tự  nguyện cùng nhà trường tham gia vào các  hoạt động giáo dục học sinh.       Tuyên truyền để để  các bậc phụ  huynh được liên tục cập nhật các vấn đề  về tâm sinh lý lứa tuổi, cũng như nắm được những thay đổi có tính chất chuyên  môn của giáo viên để  có được thái độ   ứng xử  hợp lý với con, với nhà trường,   đồng thời hỗ  trợ  có hiệu quả  cho giáo viên. Sự  hợp t ác chặt chẽ  và thân thiện  giữa giáo viên và phụ  huynh sẽ   ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục trẻ,  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 7
  8. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS hướng tới sự đồng cảm dẫn đến đồng thuận và cuối c ùng là tự nguyện tham gia  trong việc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Điều này cho chúng ta c ó cái  nhìn đa chiều trong tất cả các hoạt động liên quan đến việc giáo dục trẻ, từ  đó   mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường sẽ dần được cải thiện. Đó chính là một  trong những yếu tố quyết định cho sự thành công.        Là thủ trưởng đơn vị, bản thân tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền rộng  rãi trong phụ huynh thông qua nhiều kênh đó là trong các phiên họp định kỳ toàn  thể  phụ  huynh trong năm học, thông qua công tác kiểm tra học sinh học tập  ở  nhà, qua vận động học sinh bỏ học trở lại trường, qua tiếp xục với phụ huynh   hàng ngày, thông qua phiếu liên lạc giữa nhà trường và gia đình, thông qua các  buổi làm việc với lãnh đạo địa phương, với các tổ chức đoàn thể, thông qua các  hội nghị..., vì vậy trong 3 năm học qua, giữa nhà trường và phụ  huynh đã có sự  gắn kết, phụ  huynh tin tưởng vào nhà trường, các thầy, cô giáo, tin tưởng vào  Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, có sự đóng góp nhiều về tinh   thần và vật chất để  xây dựng trường, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt  mục tiêu, nhiệm vụ của các năm học.      2.2 Đề  cao vai trò trách nhiệm, tác dụng của Ban đại diện cha mẹ  học  sinh trong việc tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường:         Cùng chung một đối tượng để tiến hành các hoạt động giáo dục, cùng một  mục đích là nuôi dạy trẻ thật tốt, tạo cho trẻ một môi trường sống, môi trường   học tập thật tối ưu, gia đình và nhà trường tuy là hai hướng tiếp cận nhưng luôn  cần sự hợp tác, đồng cảm, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục học sinh.   Ban đại diện cha mẹ  học sinh là một tổ  chức xã  hội tự  nguyện, nhiều phụ  huynh quan niệm đó là công việc “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, nhưng thực   chất nó có vai trò là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh nhằm phát huy hiệu  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 8
  9. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS quả  3 môi trường giáo dục nhà trường ­ gia đình ­ xã hội. Thực hiện tốt sự kết  hợp này sẽ  góp  phần tích cực trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành  mạnh, môi trường học tập thân thiện, tăng thêm nguồn lực cho giáo dục và nâng  cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.         Có thể khẳng định rằng, không có sự  hỗ  trợ  của cha mẹ học sinh mà đại   diện cho phụ huynh là Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động của nhà trường,  công tác xã hội hóa giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn, vai trò của phụ huynh, của  Ban đại diện cha mẹ học sinh trong c ông tác xã hội hóa giáo dục không chỉ tập  trung vào yếu tố cơ sở vật chất mà cao hơn là thực hiện trách nhiệm của cha mẹ  học sinh trong việc phối hợp với nhà trường quản lý, gi áo dục học sinh, vì vậy,  sự  tồn tại của các Ban đại diện cha mẹ  học sinh là yêu cầu không thể  thiếu   trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Đề  cao vai trò, trách nhiệm, tác dụng  của Ban đại diện cha mẹ học sinh tức là xem tổ chức Ban đại diện cha mẹ học  sinh thực sự  là một tổ  chức xã  hội tuy hoạt động độc lập nhưng gắn bó mật  thiết với nhà trường, có tác dụng rất lớn trong việc góp phần nâng cao hiệu quả  giáo dục của nhà trường. Ban đại diện cha mẹ  học sinh là tổ  chức xã  hội tự  nguyện đại diện cho toàn thể các bậc phụ huynh, quan hệ mật thiết, gần gũi với   lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo và toàn thể học sinh trong trường.           Đề  cao vai tr ò trách nhiệm và tác dụng thiết thực của phụ  huynh mà đại  diện là Ban đại diện cha mẹ học sinh chính là nguồn cổ  vũ, động viên khích lệ  quần chúng nhân dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục của địa phương.              Trong  3  năm học  2014­2015;  2015­2016  và năm học 2016­2017, Ban đại  diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường chúng tôi đã thực sự là chiếc cầu nối  giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, thực sự xứng đáng với vai trò là tổ chức  đại diện cho phụ huynh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường, Ban   Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 9
  10. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS đại diện cha mẹ học sinh có đại diện là thành viên của Hội đồng giáo dục xã, là   thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập THCS, là thành viên Ban   chi đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia.     2.3 Định hướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc   tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường:        Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường là một tổ chức xã hội do  phụ huynh bầu ra, hoạt động độc lập đặt dưới sự  lãnh đạo của địa phương, có   nhiệm vụ phối hợp với nhà trường để tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà  trường.  Thực tế  cho thấy, một bất cập lớn làm hạn chế  đến chất lượng hoạt  động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đó là hầu hết các thành viên của Ban đại  diện cha mẹ  học sinh đều không được qua các lớp tập huấn về  hoạt động của   Ban đại diện cha mẹ  học sinh nên chưa nhận thức đầy đủ  vai trò, trách nhiệm  của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các phương pháp và hình thức hoạt động còn  mang tính tự phát hoặc theo kinh nghiệm của bản thân và cách làm của các khóa  trước, hoạt động còn lệ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm lớp, vào Ban giám hiệu  nhà trường nên tính chủ  động không cao, chưa tranh thủ  được tiếng nói chung   của các bậc phụ  huynh trong lớp, trong trường, v ì  vậy việc định hướng hoạt  động của Ban đại diện cha mẹ học sinh là hết sức quan trọng và thiết thực.       Trong 3 năm học 2014­2015; 2015­2016 và năm học 2016­2017, Ban đại diện  cha mẹ  học sinh và nhà trường có sự  bàn bạc thống nhất trong xây dựng Quy  chế hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động và định hướng cho các hoạt động   sau đây:       Một là định hướng về công tác tổ chức thông qua phiên họp phụ huynh đầu   năm học để bầu Ban đại diện cha mẹ  học sinh của lớp sau đó tổ  chức đại hội  đại biểu phụ huynh bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 10
  11. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS       Hai là định hướng về xây dựng Quy chế hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt   động toàn năm học, trong đó phải có sự  thống nhất chặt chẽ với các hoạt động  của nhà trường.       Ba là định hướng về các hoạt động cụ thể của Ban đại diện cha mẹ học sinh   của lớp, của trường bao gồm việc tham gia các hoạt động giáo dục như  vận   động học sinh bỏ học trở lại trường, tham gia kiểm tra học sinh học tập  ở nhà,  tham gia các hoạt động tập thể  do nhà trường và địa phương tổ  chức, tham gia  dự  sinh hoạt lớp vào tuần cuối tháng, tham gia giáo dục học sinh cá biệt, huy   động nguồn lực để xây dựng CSVC, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tham   gia xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học...       2.4 Tạo điều kiện tốt nhất để  Ban đại diện cha mẹ  học sinh tham gia  các hoạt động giáo dục của nhà trường:       Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức tự  nguyện, làm việc với tinh thần  trách nhiệm và bầu nhiệt huyết, với lương tâm của người làm cha, làm mẹ  tất  cả vì con em của mình, vì vậy, nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất   cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động. Trong 3 năm học 2014­2015; 2015­ 2016 và năm học 2016­2017, là thủ trưởng đơn vị, bản thân tôi nhận thấy được  điều đó nên đã tạo nhiều điều kiện để  Ban đại diện cha mẹ  học sinh phát huy   vai trò, trách nhiệm, cụ thể là tạo điều kiện về thời gian, bàn bạc thống nhất về  chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện, tạo được môi trường làm việc thoải  mái, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, tạo được sự  gắn bó mật thiết, tin tưởng, xem   việc xây dựng nhà trường, giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu   ngoan Bác Hồ  là sự  cộng đồng trách nhiệm giữa phụ  huynh, nhà trường và các   thầy, cô giáo, vì vậy đã khích lệ, động viên Ban đại diện cha mẹ  học sinh có  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 11
  12. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS những đóng góp không nhỏ  về  tinh thần và vật chất để  xây dựng và đưa nhà  trường đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong từng năm học.          IV. Kết quả  hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh trong các  năm học 2014­ 2015; 2015­ 2016; 2016­2017:            Trong  3  năm học  qua, với việc thực hiện những giải pháp nêu trên, hoạt  động của Ban đại diện nhà trường đã đạt những kết quả tốt, đó là:       Về mặt nhận thức, phụ huynh ngày càng nhận thức đúng hơn về  giáo dục,  về việc học tập của con cái, có sự tin tưởng, đồng thuận cao đối với những chủ  trương, kế hoạch của Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường triển khai, vì   vậy không có những vướng mắc lớn, không có hiện tượng khiếu nại, tố cáo xảy   ra trong nhà trường.        Về mặt đóng góp nguồn lực để  xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phụ  huynh đã tự  nguyện tham gia đóng góp sức lực vật chất trong  3 năm học để  tu  sữa nhà nội trú giáo viên, bê tông hóa sân trường, xây dựng hệ thống bồn hoa cây   cảnh,  mua   sắm   CSVC   cho  các   phòng   thực   hành   bộ   môn,   tham   gia   công   tác  khuyến học, khuyến tài với tổng số tiền là 400 triệu đồng.       Về mặt tham gia các hoạt động giáo dục, phụ huynh tham gia chỉ đạo và tổ  chức các cuộc họp phụ huynh học sinh toàn trường, tham gia tuyên truyền về an  toàn giao thông, an toàn trật tự  trường học phòng chống bạo lực học đường và  phòng chống các tệ nạn xã hội thâm nhập vào học đường, phòng chống bão lụt,  tham gia thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, vận động được 03 em học sinh  bỏ học trở lại trường, tham gia kiểm tra học sinh học tập  ở nhà và dự sinh hoạt  lớp 1 lần/tháng để cùng nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh, phản ánh kịp  thời cho lãnh đạo nhà trường những yêu cầu, nguyện vọng, những vướng mắc   cần tháo gỡ,  vì vậy trong 3 năm học qua, không có học sinh xếp loại đạo đức  Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 12
  13. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS yếu, không có bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường,   kết quả chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn   học sinh giỏi, học  sinh năng khiếu đạt được những thành quả  đáng phấn khởi, là địa chỉ  đáng tin  cậy đối với cấp trên, đối với lãnh đạo địa phương, phụ  huynh và quần chúng  nhân dân trên địa bàn.       Về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tinh thần trách nhiệm, bầu   nhiệt huyết, năng lực lãnh đạo và hiệu quả  hoạt động được tăng lên, Ban đại  diện cha mẹ học sinh đoàn kết, thống nhất cao trong chủ trương và hành động,  thực sự  là niềm tin, là cầu nối giữa phụ  huynh với nhà trường và các thầy cô   giáo.     V. Bài học kinh nghiệm:        Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở địa bàn  thuộc vùng  kinh tế  ­ xã  hội đặc biệt khó khăn là một vấn đề  không dễ, song  trong quá trình triển khai thực hiện đề  tài này tại đơn vị tôi đang công tác tôi đ ã  đạt được mục tiêu đề ra. Có được kết quả thành c ông đó là nhờ vào những yếu  tố sau đây: 1. Sự nhận thức đúng đắn, sự  nhiệt thành, tâm huyết, đồng thuận và tự  nguyện  của phụ huynh. 2. Ban đại diện cha mẹ học sinh xác định được chức năng, nhiệm vụ  và quyền   hạn của mình, từ  đó xây dựng Quy chế  làm việc, kế  hoạch hoạt động, định  hướng rõ những công việc trọng tâm cần làm. 3. Sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  của Ban đại diện cha mẹ học sinh. 4. Sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa Ban giám hiệu nhà trường và Ban đại   diện cha mẹ học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 13
  14. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS       Từ những yếu tố làm nên thành công ấy, là thủ trưởng đơn vị, bản thân tôi đã  rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình thực hiện giải pháp nâng  cao hiệu quả hạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đó là: 1/ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, tự nguyện trong   tất cả  phụ  huynh học sinh, huy động tối đa lực lượng phụ  huynh tham gia vào   công tác giáo dục của nhà trường. 2/ Phát huy vai trò, trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ  học sinh trong việc   cùng nhà trường làm tốt công tác xây dựng nhà trường và giáo dục học sinh. 3/ Lãnh đạo địa phương quản lý, chỉ đạo, nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất  để Ban đại diện cha mẹ học sinh nâng cao lòng nhiệt huyết và tham gia các hoạt  động giáo dục có hiệu quả. 4/ Phát huy dân chủ, thực hiện phương châm phụ  huynh biết, phụ  huynh bàn,  phụ huynh thực hiện và phụ huynh kiểm tra. 5/ Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải xuất phát từ thực tiễn của   địa phương, phụ  huynh và nhà trường, có  quy chế, kế  hoạch hoạt động, giải  pháp phù hợp, có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao nhất.                                                     Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 14
  15. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS                                                          C. KẾT LUẬN      1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhất là  đối với một địa phương thuộc xã đặc biệt khó khăn là một vấn đề  không dễ, nó  đòi  hỏi phải có  sự  nhận thức đúng đắn, sự  đồng thuận, tự  nguyện của phụ  huynh, sự nhiệt huyết, trách nhiệm cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh, sự chỉ  đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp uỷ Đảng và chính quyền ở địa phư ơng  và sự phối hợp tích cực của nhà trường. Nâng cao hiệu quả  hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh có tác  dụng tích cực thúc đẩy phong trào xã hội hóa giáo dục của địa phương, góp phần  nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.        Những kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện đề tài  đã đem lại ý nghĩa thiết thực trong quá trình hoạt động của Ban đại diện cha mẹ  học sinh  ở trường chúng tôi trong 3 năm học qua, nó có thể  được nhân rộng ra,  áp dụng cho các trường trong địa bàn và một số trường xung quanh thuộc xã đặc  biệt khó khăn. 2. Những kiến nghị đề xuất Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã cần quan tâm, tạo điều kiện  tốt nhất để  Ban đại diện cha mẹ  học sinh các trường học phát huy hết vai trò,   trách nhiệm và tâm huyết cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ  chính trị của nhà trường. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 15
  16. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS Phòng GD&ĐT tham mưu tích cực với cấp trên để  chỉ  đạo Ban đại diện  cha mẹ  học sinh  ở  các trường học hoạt động đúng hướng, đúng mục đích, ý  nghĩa và đem lại hiệu quả thiết thực. Những vấn đề  bản thân tôi trình bày trong phạm vi đề  tài này chắc chắn  không thể  tránh khỏi những hạn chế, song nó đó phần nào đem lại hiệu quả  trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong   3  năm học liền, đồng thời cho bản thân tôi những kinh nghiệm trong công tác  lãnh đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ các năm học tiếp theo, bản thân tôi rất  mong muốn sự góp ý chân thành của đồng nghiệp. CÁC MỤC LỤC: 1. Tài liệu tham khảo            Thông tư  số   12/2011/TT­BGDĐT  ngày  28/3/2011 ban  hành  Điều  lệ  Trường THCS, Trường THPT và trường phổ  thông có nhiều cấp học, trong  đó có quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện   cha mẹ học sinh trong nhà trường.              Thông tư  số  55/2011/TT­BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ  trưởng Bộ  giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ  Ban đại diện cha mẹ  học sinh  để  cụ  thể hóa các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban   đại diện cha mẹ học sinh, trách nhiệm quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh.        Chỉ thị của Bộ trưởng BGD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ  năm   học của Sở  GD&ĐT Quảng Bình, Phòng GD&ĐT Lệ  Thủy trong các năm  học 2014­2015; 2015­2016; 2016­2017.      Nghị Quyết Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015­2020.      Kế hoạch nhà trường các năm học 2014­2015; 2015­2016; 2016­2017. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 16
  17. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ   học sinh trong nhà trường THCS 2. Mục lục tổng quát: ­ Phần 1: Mở đầu:    Từ trang 01 đến trang 03 ­ Phần 2: Nội dung: Từ trang 04 đến trang 13 ­ Phần 3: Kết luận:   Từ trang 14 đến trang15  ............................................................................................................................ Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2016­ 2017 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm ============================================================== §Æng §×nh Thanh - Trường THCS Sen Thñy ­ 18 ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1