intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN                                    Tác giả: Nguyễn Thị Ngần                                         Lĩnh vực: Đoàn đội                                        Cấp học: THCS                                        
  2. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” NĂM HỌC 2018­2019 MỤC LỤC Nội dung Trang 1 Phần I: Đặt vấn đề  1 I. Lí do chọn đề tài  3 II. Tình hình của liên đội        4 III. Nhiệm vụ của đề tài.  4 IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.. 4 V. Phương pháp nghiên cứu  5 Phần II: Giải quyết vấn đề. 5  I. Thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống 11 III. Nội dung và kết quả đạt được 20 Phần III. Kết luận và kiến nghị  2
  3. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đều biết:  Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để  cho con  người vượt qua và biết yêu quý những gì mình đang có. Vì vậy, mỗi con người  cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục,   những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của học sinh, chúng ta càng   thấy rõ sự  cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kỹ năng  sống  chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã  hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người  với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội.  Nhiều năm qua chương trình giáo dục phổ  thông quan tâm chủ  yếu tới  việc cung cấp kiến thức văn hóa cho học sinh có phần xem nhẹ  việc giáo dục   cảm xúc, tình cảm, giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh.  Học sinh chỉ  biết trú  trọng vào việc học văn hóa không mấy quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Các  em chỉ chăm chú vào giải những bài văn, bài toán.... Vô hình các em bị biến thành   cỗ máy học chữ, bị nhồi nhét kiến thức văn hóa mà không có thời gian vui chơi,  giải trí. Tuổi thơ của các em bị đánh cắp mà không hay. Những trò chơi dân gian   mà biết bao thế hệ ông cha ta gìn giữ  và lưu truyền lại tự ngàn đời vô cùng bổ  ích nhưng các em không hề  được chơi. Các em không còn thời gian được vui   chơi, được trải nghiệm trong cuộc sống. Chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến  những công dân tương lai sẽ yếu kém về kỹ năng  sống, các em không tự tin để  thể  hiện chính kiến của mình và các em dần trở  thành những con người thờ   ơ  trước cuộc sống, khả năng tư duy bị hạn chế. Các em có những hành vi ứng xử  không phù hợp trong xã hội.  Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh là một yêu cầu vô cùng  cần thiết. Chúng ta có thể  giáo dục kỹ  năng sống cho các em qua những hình  thức khác nhau như: Chúng ta có thể  tích hợp lồng ghép trong các môn học văn  3
  4. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” hóa, những buổi lao động, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, những tiết sinh   hoạt dưới cờ.... Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em thích được vui chơi,  ca hát với bạn bè. Các em thích được tự mình tổ chức một trò chơi mà không cần   đến sự  giúp đỡ  của người lớn. Các em cùng nhau tham gia những trò chơi dân   gian mà không cần bất cứ đồ vật nào phải chuẩn bị từ trước. Các em có thể tìm  những viên sỏi, viên đá là các em có thể chơi ô ăn quan, các em có thể cùng túm  vào áo nhau là được trò chơi rồng rắn .....  Cuộc sống của con trẻ không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian  là đôi cánh nâng đỡ tâm hồn trẻ, giúp cho con trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo;   đồng thời thông qua các trò chơi các em hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và đặc biệt  các em biết giúp đỡ  nhau, thương yêu bạn bè, yêu gia đình, yêu quê hương đất  nước....        Chính điều đó, tôi nhận thấy thông qua các  trò chơi dân gian việc giáo dục  kỹ  năng sống cho các em học sinh bậc THCS sẽ  đạt kết quả  tốt. Vì vậy, tôi   chọn đề  tài :“ Một số  biện pháp giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh trung   học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian”. II. TÌNH HÌNH CỦA LIÊN ĐỘI 1. Thuận lợi và khó khăn:        + Thuận lợi:     ­ Sự  quan tâm lãnh đạo, chỉ  đạo, phối hợp của lãnh đạo Đảng, Chính   quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp trong môi trường giáo dục trường  tôi.    ­ Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối  với công tác giáo dục KNS cho học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn  trở, tìm mọi biện pháp để giáo dục KNS cho học sinh tốt hơn. ­ Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến  các  hoạt động đội của nhà trường.       + Khó khăn:    ­ Trong  quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống  một số  ít bộ phận hoặc cá nhân có liên quan chưa nhận thức đầy đủ  về  vị  trí tầm quan  trọng của công tác này.      ­ Trong quá trình thực hiện, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ  chức, cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế quá trình hoạt  động .   III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.     ­ Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua  việc tổ chức các trò chơi dân gian. 4
  5. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian”    ­ Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh THCS thông qua  việc tổ chức các trò chơi dân gian.    ­ Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS  thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.      + Học sinh tham gia các trò chơi dân gian tại trường tôi. V. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.    + Phạm vi: Tại trường tôi.   + Nội dung: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức  các trò chơi dân gian. VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. + Thời gian nghiên cứu đã được 2 năm. 5
  6. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG TÔI KHI CHƯA THỰC HIỆN VIỆC  GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG.   1. Khảo sát thực trạng:  Trước khi thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho các em  học sinh tôi  đã quan sát trong các giờ ra chơi, các buổi ngoại khóa học sinh các khối lớp   thường tổ chức các trò chơi dân gian. Từ đó tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục  kỹ năng sống cho các em thông qua trò chơi đó.  Để nắm rõ được học sinh trường tôi đã có những kỹ năng sống nào để đối  phó với những tình huống không hay khi các em gặp phải, tôi tiến hành lập  phiếu điều tra tới 100% học sinh của trường bằng cách trả lời câu hỏi:  Các   kỹ  STT Nội dung tình huống năng Trong buổi lễ kỷ niệm 8/3 sắp tới  ban thiếu nhi nhà trường  tổ  chức thi cắm hoa và sẽ  có phần thuyết minh bài thi của  mình. Mỗi lớp chọn 01 bạn dự thi, em sẽ làm gì? Thể  hiệa. n  Em chắc chắn mình sẽ làm được vì em thường cắm  1 tự tin hoa cho mẹ bán hàng ngày và xung phong đảm nhận. b. Em không dám làm vì sợ không làm được. c. Cô giáo cử em mới tham gia. d. Em không làm vì ngại phải đứng trước đám đông. Trên đường đi học về có hai bạn đi trái đường va xe vào em.  Biết   mình   sai   nhưng     hai   bạn   vẫn   đòi   bồi   thường.   Trong  trường hợp trên em sẽ làm gì? a. Em gọi những người bạn trong nhóm của mình xử  Kỹ   năng  lý hai bạn kia. đối   phób.  Không cần ai giải quyết mà em mang luật giao  2 với   tình  thông đã được học trên lớp áp dụng và đòi bạn bồi thường. huống  c. Bỏ tiền ra đền cho đỡ mất thời gian và chắc mình  căng  không thắng nổi họ. thẳng d. Bình tĩnh đỗ xe lại hỏi xem hai bạn có sao không  sau  đó giải thích rõ ràng cho hai bạn hiểu: Hai bạn  đã vi  phạm luật giao thông đã được học trong những buổi thi an   toàn giao thông do trường tổ chức. 3 Bạn Lan muốn mời em   về  quê bạn chơi nhưng em không  muốn đi. Trong tình huống trên em trả lời bạn như thế nào? Kỹ   nănga.  Từ chối thẳng vì tớ  không thích đi.  từ chối b. Tớ không đi được vì ngày mai tớ phải về quê với mẹ. 6
  7. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” c. Đồng ý đi vì nể bạn mặc dù không muốn. d. Lặng im như không nghe thấy. Với 3 tình huống trên cho 703 học sinh  trường tôi năm hoc 2017­ 2018, tôi  đã có kết quả sau: Số học sinh tham gia STT Kỹ năng HS   nắm  HS chưa có  được   1   số  % % KN KN 1 Thể hiện tự tin 236 33,6 467 66,4 Kỹ  năng đối phó với  2 tình   huống   căng  302 43 401 57 thẳng 3 Kỹ năng từ chối 350 49,7 352 50,3 Qua khảo sát thực tế về kỹ năng sống của các em học sinh, tôi nhận thấy   học sinh của trường tôi kỹ năng sống của các em còn quá ít. Tỉ lệ học sinh có kỹ  năng xử lý tình huống còn thấp. Qua thực tế đó càng thôi thúc tôi có những biện  pháp giúp các em có kỹ năng sống hơn. 2. Cơ sở lý luận.     Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo   con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm   mỹ  và nghề  nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã   hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,   đáp  ứng yêu cầu của sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc. Cũng tại điều 5   của bộ  luật đã xác định:   “Phương pháp giáo dục phổ  thông cũng đã và đang  được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự  giác, chủ  động, sáng tạo,  khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, bồi dưỡng cho học  sinh năng lực tự  học; tăng cường khả  năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ  năng  vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,  niềm hứng thú trong học tập cho học sinh”. Vì vậy, việc  giáo dục kỹ năng sống  cho học sinh là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, trò chơi dân gian là một thể loại thuộc hệ thống phân loại  của trò chơi, nó mang những dấu hiệu đặc trưng riêng. Về tầm quan trọng của  trò chơi dân gian đối với trẻ em tác giả Ninh Viết Giao đã viết: “ … Ở lứa tuổi  trẻ em giữa chơi và học thì chơi là chủ yếu, chơi để học, trong học có chơi.  Chơi không chỉ để các em thoải mái về cơ thể, về tâm hồn mà để tiếp xúc, để  hiểu biết, nhận thức thế giới xung quanh bao gồm cả tự nhiên và xã hội…”.  7
  8. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” Nhiều nhà khoa học đã quan tâm và nghiên cứu đến lĩnh vực này như: Tổ chức  trò chơi dân gian nhằm giáo dục  môi trường cho học sinh. Trò chơi dân gian  không những phù hợp với sở thích, tâm lý ở lứa tuổi trẻ thơ mà nó còn đòi hỏi sự  khéo léo, sự thông minh của các em, kỹ năng dẻo dai của đôi tay, đôi chân , kỹ  năng nhanh tay, nhanh mắt… Ngoài tác dụng giải trí, nâng cao thể lực, trò chơi  này còn phản ánh rõ nét văn hóa truyền thống Việt Nam, đậm đà bản sắc dân  tộc; đồng thời nó còn là chiếc cầu nối vô hình giúp các em học sinh kết nối  lại  gần nhau hơn, bồi đắp thêm tình yêu gia đình, bạn bè, quê hương đất nước.  Trò chơi dân gian là một kho tàng vô giá, một lĩnh vực văn hóa đặc trưng  của dân tộc, một phương tiện giáo dục hình thành nhân cách cho các em bậc  Trung học cơ sở (THCS). 3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. a. Khái niệm kỹ năng sống:   Hiện nay có khá nhiều khái niệm về  KNS, tuỳ  từng góc nhìn khác nhau   người ta có những khái niệm về KNS khác nhau, chẳng hạn: Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc  (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và  tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ năng đọc,  viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám  đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả… Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):  KNS là những kĩ năng thiết thực mà  con người cần để  có cuộc sống an toàn, khoẻ  mạnh. Đó là những kĩ năng mang  tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống  hàng ngày để  tương tác một cách có hiệu quả  với người khác và giải quyết có   hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.  Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình – Trường ĐHSP Hà Nội: Kĩ năng sống  là năng lực, khả năng tâm lý ­ xã hội của con người có thể ứng phó với những  thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao  tiếp có hiệu quả. Kỹ  năng sống có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Nhiều  nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự  thành  công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Vậy làm thế nào   để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.  Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xem như một cách tiếp cận giáo   dục nhằm mục đích giúp con người có những kỹ năng tâm lý xã hội để tương tác  với người khác và giải quyết vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng   ngày có hiệu quả. 8
  9. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” Trong thực tế    một số  tổ  chức lớn đã quan niệm: Kỹ  năng sống không  phải là lĩnh vực hay   môn học   nhưng nó lại được lồng ghép vào những kiến  thức, những giá trị  và kỹ  năng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách  của học sinh.   b. Khái niệm trò chơi  và trò chơi dân gian:    Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển  toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi  là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa  họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu  và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành,  thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy,  chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em. Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người  được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự  nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi,  từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát  triển các mặt thể chất, tinh thần của con người. Trò chơi vận động dân gian là  những trò chơi dân gian có sự vận động, đua tranh về thể lực là chính, thực hiện  theo điều lệ của cuộc chơi và có sự nhận định hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng.  Đó chính là tiền đề của các nội dung hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam  hiện nay. Từ góc độ giáo dục thể chất, trò chơi vận động dân gian là một trong  những biện pháp giáo dục thể chất có hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng  những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu khách  quan của sự nghiệp đổi mới đất nước. 4. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS thông qua việc   tổ chức các trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian trẻ em có vai trò luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển  toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện  chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức­ trí­ lao­ thể­ mỹ. Bởi lẽ  ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy  và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu  cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh.  Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện­ Học sinh tích  cực”.Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết, không  những góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong  cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc mà còn kích thích học sinh học tập tốt  “chơi vui học càng vui”. Sau những giờ học căng thẳng, trò chơi dân gian là món  ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho học sinh, tạo không khí vui tươi cởi mở, học  9
  10. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” sinh gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính hài hước dí dỏm thể  hiện sự tương tác khi chơi. Thông qua hoạt động vui chơi, thiếu  nhi được trải nghiệm, từ  đó hình  thành các kỹ năng, những kinh nghiệm sống phục vụ cho việc hoc tập và sinh  hoạt của các em. Đồng thời giúp các em phát huy trí tưởng tưởng, sáng tạo,  nhanh nhẹn và tháo vát. Giúp các em biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc nhau.  Các em không chỉ rèn luyện sức khỏe và trí thông minh mà còn hình thành  những phẩm chất tốt đẹp trong các em như: tinh thần đoàn kết, tính trung thực,  thật thà, thái độ lễ phép…. Khi tham gia trò chơi sẽ tạo ra bầu không khí mới cho hoạt đông tập thể.  Các em sẽ quên hết mỏi mệt sau những giờ học căng thẳng mà cùng nhau vui  cười, hò reo cổ vũ cho nhau. Thông qua các trò chơi dân gian các em sẽ giúp đỡ  nhau để hoàn thành phần chơi. Từ đó, các em trở nên đoàn kết hơn, hiểu biết  hơn về cuộc sống để rồi các em có thêm kiến thức phục vụ cho học tập cũng  như trong cuộc sống. Đặc biệt khi tham gia vào các trò chơi dân gian các em tự  tìm tói, suy nghĩ và thể hiện trí tưởng tượng của mình cho trò chơi thêm phong  phú hơn. Thông qua các trò chơi dân gian chúng ta phát hiện được những khả  năng tiềm ẩn của các em.  Vậy ta có thể thấy, khi chúng ta tổ chức trò chơi cho các em trong trường   có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các em tự  tin, hòa đồng, hình thành những   thói quen tốt, biết tự mình xử  lý các tình huống bất ngờ….và đặc biệt giúp các  em hình thành và phát triển những đức tính tốt đẹp nhất của con người. 5. Nội dung giáo dục kỹ  năng sống cho các em học sinh thông qua tổ  chức   trò chơi dân gian.  Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay   đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống,  theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như:  Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống  các tệ  nạn xã hội… đây mới chỉ  là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng   nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là   giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá. Cụ thể với những nội dung sau:  + Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là kỹ năng cơ bản, nó giúp cho các   em hiểu bản thân mình: Tính cách, sở  thích, đặc điểm, thái độ, cách suy nghĩ,   những nhu cầu cá nhân…Đồng thời các em cũng nhận ra những mặt tích cực  cũng như hạn chế của bản thân. Từ đó, các em phát huy những điểm mạnh, dần  dần khắc phục được nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân. + Kỹ  năng giao tiếp:  Giống như  người lớn, trẻ  em giao tiếp bằng ngôn  ngữ cơ thể (cau mày, nụ cười), bằng hành động (nắm tay thân thiết hoặc đấm),  bằng sự im lặng (gay gắt hoặc lạnh lùng), cũng như sử dụng ngôn từ (khó nghe   10
  11. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” hoặc không tốt). Thông qua kỹ năng giao tiếp giúp các em bày tỏ  suy nghĩ, cảm  xúc của mình để  người khác hiểu rõ mình hơn. Việc giao tiếp tốt khiến người   nghe hiểu được rõ ý của các em muốn truyền đạt, không gây ra sự  hiểu lầm.  Giao tiếp tốt còn giúp cho các em có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho cuộc   sống, công việc. Vậy với tầm quan trọng như vậy thì chúng ta cần cho các em  nhận thức rõ được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Các  em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. + Kỹ  năng giải quyết vấn đề: Vấn đề  là những sự  việc, khó khăn, thách   thức mà các em học sinh thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đứng trước một  vấn đề cần giải quyết các em phải nhận biết đầy đủ  vấn đề  đang xảy ra, biết  xác định các phương án khác nhau, lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn  đề. Trong một tình huống các em có các cách giải quyết khác nhau và có những  kết quả  khác nhau. Sau khi thực hiện phương án giải quyết vấn đề, cần định  hướng cho các em đánh giá kết quả  thực hiện phương án của mình, để  các em   rút ra kinh nghiệm cho bản thân. + Kỹ năng thể hiện sự tự tin:  Sự tự tin là kết hợp của năng lực và lòng tự  trọng, đây là một phần không thể thiếu với mỗi con người. Năng lực là một cảm   giác nội tại, hoặc niềm tin mà với nó ta có thể  đạt được nhiều thành tựu trong   cuộc sống. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh  dạn hơn để  bày tỏ  suy nghĩ và ý kiến của mình. Các em quyết đoán trong  việc   ra quyết định và giải quyết vấn đề; đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích   cực hơn trong cuộc sống. + Kỹ  năng  ứng phó với tình huống căng thẳng:    Mỗi người chúng ta đều  có những cách phản ứng khác nhau đối với căng thẳng, vì vậy thực tế không có  giải pháp cụ  thể  nào để  kiểm soát căng thẳng. Khi một học sinh có khả  năng   đương đầu với những tình huống căng thẳng thì đó là một nhân tố  tích cực, bởi  chính những tình huống căng thẳng buộc các em phải tập trung cao độ  vào công  việc của mình và có những cách giải quyết  hiệu quả  nhất. Tuy nhiên sự  căng   thẳng có sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải tỏa   nổi nếu thiếu kỹ năng ứng phó. + Kỹ năng từ chối: Trong cuộc sống thường nhật có rất nhiều tình huống   có thể  dẫn đến hậu quả  xấu, tác động xấu. Khi đó chúng ta cần giáo dục cho  các em kỹ năng từ chối để tự bảo vệ mình tránh được những hậu quả đáng tiếc.   Để có được kỹ năng từ chối, học sinh phải xác định được những tình huống cần   từ chối, xác định được cảm xúc của mình về tình huống hay hành động đó; hình  dung được hậu quả khi thực hiện hành động đó đồng thời có những phương án   khác thay thế. Từ đó có thể ra quyết định và thực hiện từ chối. 11
  12. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian”   Để  có được kỹ  năng từ  chối các em cần phối hợp nhiều kỹ  năng quan  trọng như  kỹ  năng giao tiếp, kỹ  năng  ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ  năng giải quyết vấn đề…. III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ. 1. Nội dung tổ chức: Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch lồng ghép  các trò chơi dân gian trong kế hoạch hoạt động đội. Tôi giới thiệu trò chơi dân  gian cho các lớp đồng thời tập huấn cho các em cán bộ lớp, cho phụ trách chi về  kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian và mục đích của việc tổ chức trò chơi giáo  dục kỹ năng sống cho học sinh trường tôi. Kế hoạch cụ thể: STT ThángTuần Tên trò chơi dân gian 1 Trò chơi:  Bắn bi 2 Trò chơi:  Bỏ khăn 1 9 3 Trò chơi:  Dung dăng dung dẻ. 4 Trò chơi:  Chuyền bóng tiếp sức. 1 Trò chơi:  Cướp cờ. 2 Trò chơi:  Bịt mắt bắt dê. 2 10 3 Trò chơi:  Mèo đuổi chuột. 4 Trò chơi:  Ô ăn quan 1 Trò chơi:  Chuyền mốt 2 Trò chơi:  Rống rắn lên mây. 3 11 3 Trò chơi:  Kéo cưa lừa sẻ. 4 Trò chơi:  Kéo co. 1 Trò chơi:  Ném lon. 2 Trò chơi:  Ném vòng. 4 12 3 Trò chơi:  Tìm dép. 4 Trò chơi:  Nu na nu nống. 1 Trò chơi:  Cá sấu lên bờ. 2 Trò chơi:  Một­ hai­ ba. 5 1 3 Trò chơi:  Ù. 4 Trò chơi:  Tập tầm vông. 6 2 1 Trò chơi:  Nhảy dây. 12
  13. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” 2 Trò chơi:  Đánh quay. 3 Trò chơi:  Dung dăng dung dẻ. 4 Trò chơi:  Trốn tìm. 1 Trò chơi:  Nhảy cóc. 2 Trò chơi:  Nhảy lò cò. 7 3 3 Trò chơi:  Đi tàu hỏa. 4 Trò chơi:  Pháo nổ pháo nang. 1 Trò chơi:  Ù ào ù ập. 2 Trò chơi:  Kéo cưa lừa xẻ. 8 4 3 Trò chơi:  Cua cắp. 4 Trò chơi:  Đi cà kheo. 1 Trò chơi:  Con cò, con bo, con sò. 2 Trò chơi:  Thụt thò. 9 5 3 Trò chơi:  Dài, ngắn, cao, thấp. 4 Trò chơi:  Nhảy bao bố. Sau khi được biết các  trò chơi theo tuần và tháng, vào mỗi giờ ra chơi hoặc  đầu giờ các em học sinh sẽ chơi các trò chơi đã được giới thiệu theo sự chỉ đạo  của cán bộ lớp. Bên cạnh đó, một số nhóm, những đôi bạn tham gia trò chơi tự  do không người tổ chức mà chỉ mang tính thỏa thuận đôi bên. Để tạo hứng khởi,  yêu thích cho các em tôi luân phiên các trò chơi theo tuần.  Tùy theo thời gian để tổ chức trò chơi sao cho có hiệu quả. Vào giờ chào cờ  đầu tuần với thời gian từ 10­ 12 phút  tôi thường chỉ đạo lớp trực tuần tổ chức   các trò chơi tĩnh, những trò chơi cần vận dụng óc tư  duy, không di chuyển đội  hình và ít vận động cơ  bắp như  trò chơi: Truyền dép, cao thấp và chơi thử  trò  chơi dân gian được giới thiệu. Trong các buổi kỷ niệm với không khí nghiêm trang có hai phần lễ và hội. Trong phần hội các em vẫn được tham gia các trò chơi dân gian có nội dung và  hình thức phù hợp với nội dung ý nghĩa của buổi lễ. Ví dụ: Trò chơi kéo co, múa  sạp, nhảy bao bố… 2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức các trò  chơi dân gian cho học sinh trường THCS. 13
  14. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian”   Biện pháp 1:  Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ  năng sống các em hoc sinh   thông qua tổ chức trò chơi dân gian.            Thông  qua các trò chơi dân gian, các em có điều kiện để rèn luyện những   kỹ  năng sống cho bản thân. Chúng ta có thể  thấy được một số  kỹ  năng cụ  thể  sau: kỹ  năng thể  hiện sự  tự  tin, kỹ  năng nhận thức, kỹ  năng xử  lý các tình   huống… . Những kỹ  năng này thường được thể  hiện qua các trò chơi ít vận  động: trò chơi ô ăn quan, lò cò, bắn bi....thông qua luật chơi, động tác chơi, các  em tự  nhận thấy vai trò và vị  trí quan trọng của mình trong quá trình chơi. Các   em phải tự  chịu trách nhiệm  với quyết định của mình cho nên cần có tư  duy,   tính toán, sắp xếp ý tưởng sao cho hiệu quả nhất. Kỹ năng giải quyết vấn đề:  Đây là kỹ năng tư duy của trẻ. Các em có khả  năng suy luận logic, rèn luyện phát triển trí tuệ qua các trò chơi như  làm chong   chóng, làm diều, pháo đất, chơi cờ…..Ví dụ: khi làm diều rèn cho các em biết  tính toán, tỉ mỉ  sao cho khi làm xong chiếc diều thả lên trên cao gặp gió nó không  bị rơi xuống đất. Bên cạnh đó còn rèn cho các em tính kiên trì, tỉ mỉ và tính tẩm   mĩ cao.    Kỹ  năng giao tiếp, hợp tác, kỹ  năng lắng nghe...Đây là nhóm kỹ  năng  mang tính xã hội, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác thông qua  các trò chơi. Các em   thể  hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng…của mình qua các  động tác   khi tham gia trò chơi. Trong quá trình tham gia hoạt động các tình   huống giao tiếp sẽ  xuất hiện, các em sẽ  tự  biết cách điều chỉnh những tình  huống đó để  xây dưng và duy trì mối qua hệ  bạn bè. Các em biết lựa chọn  những lời nới dễ nghe, phù hợp để vừa lòng bạn bè tránh mất đoàn kết. Các em  biết nhường nhịn nhau khi tham gia trò chơi, biết đoàn kết để cùng chiến thắng.   Các kỹ  năng này thường được thực hiện qua các trò chơi cần số  lượng người  đông: Nhảy dây, Mèo đuổi chuột, cướp cờ….   Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian để  giáo dục kỹ  năng sống cho   học sinh THCS. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, các trò chơi dân gian là một hình thức   giải trí phản ánh phong tục tập quán của người Việt thuở xưa, được hình thành   qua trí óc tưởng tượng tài tình của người lao động, nó được lưu truyền từ  đời  này sang đời khác chủ  yếu do nhu cầu giải trí của người dân và mô tả  lại đời  sống tự nhiên và xã hội. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của  trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu  bản sắc. Trò chơi của trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao,  một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Trò chơi dân gian có nhiều thể  loại  phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như  14
  15. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những  sắc thái khác nhau khiến trẻ  em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Hơn nữa,  các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có  thể  dễ  dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ  dễ  kiếm, dễ  làm, chủ  yếu lấy từ  trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi,…chúng có thể nhặt trong   vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Xét về góc độ giáo dục, trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm:  Loại trò chơi vận động như: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt  bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh. Loại trò chơi học  tập: Điển hình là chơi cờ lá, cờ lật, chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của trẻ  em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán. Loại trò chơi sáng tạo: Là những trò  chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên  như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành  con châu chấu… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng  khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại  trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người  lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán,… Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm  đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học  được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị cho hành trang sau này,…       Các trò chơi dân gian như: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba, chồng nụ chồng   hoa, bịt mắt bắt dê, chơi đu, chắt chuyền, ô ăn quan,... kèm theo các câu đồng   dao rèn luyện sự  khéo léo, vui đùa tập thể, xây dựng tính cộng đồng, tính linh  hoạt, nhanh nhẹn.      Các trò chơi như: Đánh khăng, ống phốc, nhảy dây, lộn cầu vồng, nhảy  bao bố, đánh quay,... giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng, kỹ xảo cá nhân,  khả năng tính toán, phán đoán chính xác, xây dựng tình đoàn kết, ý thức cộng  đồng trách nhiệm. Lớn dần lên theo lứa tuổi lại có các trò chơi có tính chuyên  môn hơn như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi bơi, vật, ném còn,...        Các trò chơi: Trốn tìm, cướp cờ, trận giả, kéo co, chọi gà, vật tay, đá cầu  chinh,… có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, góp phần giáo dục cho  học sinh về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn  luyện thể chất, sự khéo léo và sức chịu đựng của con người, giúp con người  ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm mỹ.        Các trò chơi: Cờ tam giác, cờ ngũ hành, ô ăn quan, giấu tìm, ném còn,… giúp  các em phát triển trí tuệ, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán, xử lý tình huống.         Ngoài ra, việc tổ chức các trò chơi dân gian tạo ra sân chơi lành mạnh, thu  hút đông đảo học sinh tham gia hoạt động tập thể giúp các em tránh các trò chơi  không lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; đồng  thời trò chơi dân gian góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. 15
  16. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian”           Qua đó cho thấy, trò chơi dân gian có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo  dục kỹ năng sống cho học sinh. Đặc điểm tâm lý của trẻ em là thích bắt chước, tò  mò, luôn muốn biết có cái gì đang diễn ra xung quanh, thích khám phá, phát hiện  cái mới, tưởng tượng mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội. Trò chơi là món ăn  tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của  trẻ. Việc lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện của  học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách có hệ thống, khoa  học, thường xuyên; việc hướng dẫn tổ chức chơi đúng với quy luật của nó,…  giúp cho các em dần dần hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực và  theo ý muốn của những người làm công tác giáo dục.   Vì vậy, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các trò chơi dân  gian tôi phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học  sinh; việc bố trí thời lượng tổ chức các trò chơi; công tác bồi dưỡng, tập huấn,...  nhằm mang lại hiệu quả cao nhất việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ví dụ:         Trò chơi:  NU NA NU NỐNG. *  Chuẩn bị: Học sinh  đọc thuộc bài đồng dao trước khi tổ chức trò  chơi. Bài  đồng dao như sau:  “Nu na nu nống. Đánh trống phất cờ. Mở cuộc thi đua. Chân  ai sạch sẽ. Gót đỏ hồng hào. Không bẩn tí nào. Được vào đánh trống” *  Cách chơi: Số lượng khoảng từ 8 – 10 học sinh. Những người chơi ngồi xếp  hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các  câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu  từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu”sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ “na” sẽ đập  vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba…theo  thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống” . Chân  của ai gặp từ “trống” thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ  về nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì… người còn lại cuối cùng sẽ là  người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.     Trò chơi: NHẢY BAO BỐ Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị mỗi đội 1 bao tải  để chơi.   * Cách chơi:Người chơi chia làm hai đội, mỗi đội có số người bằng nhau. Mỗi   đội có một ô hàng dọc để  nhảy và có hai vạch mức, một xuất phát và một đích  đến. Các bạn trong đội xếp thành hàng dọc. Người chơi đầu tiên bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau  khi nghe lệnh xuất phát người chơi mới nhảy từ vạch xuất   phát đến đích rồi lại  quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Cứ như vậy lần lượt đến   người cuối cùng. Đội nào về trước, đội đó thắng. 16
  17. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” * Luật chơi: Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, chưa đến đích mà  quay lại, chưa đến đích mà bỏ bao ra là phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.   Trò chơi : KÉO CO. * Chuẩn bị: Dụng cụ để chơi trò chơi kéo co: Một sợi dây thừng dài khoảng 7m,  dùng một dây vải màu đỏ  buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để  dễ  phân biệt thắng thua. Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội. * Luật chơi trò chơi kéo co:  ­ Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ  cố gắng  kéo sợi dây thừng về bên phía mình. Bên nào bị  kéo về vạch ranh giới trước sẽ  bị thua. * Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co:  Chia các thành viên tham gia thành 2 đội,  mỗi đội có số  thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2  hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng  ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia  kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức   thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu  đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.  Trò chơi: CƯỚP CỜ * Chuẩn bị: + Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ. + Một vòng tròn. + Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội. * Cách chơi: Quản trò chia tập thể  chơi thành hai đội, có số  lượng bằng nhau  mỗi đội có từ  5­ 6 bạn, đứng hàng ngang ở  vạch xuất phát của đội mình. Đếm  theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số  đó của hai đội nhanh chóng chạy đến  vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. + Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số. * Luật chơi: + Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn  vỗ vào người, thắng cuộc + Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị  thua. + Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không  thua. + Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. 17
  18. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. + Người chơi tìm cách lừa đối phương để  nhang cờ  về, lựa chọn sân bải   phù hợp để  chánh nguy cơ, cờ  ra khỏi vòng tròn, để  cờ  lại vòng tròn chỉ  được  cướp cờ trong vòng tròn. + Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.    Biện pháp 3: Tập huấn phụ trách chi, ban chỉ huy liên­ chi đội kỹ  năng tổ  chức trò chơi dân gian giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo các bước sau:  Bước 1: Ổn định tổ chức. Bước này giúp các em tập trung sự  chú ý của mình.  Quản trò có thể  sử  dụng  những động tác, hiệu lệnh… thu hút các em học sinh. Bước 2: Giới thiệu trò chơi. Lồng ghép ý nghĩa các câu chuyện vui, câu chuyện cổ tích ngắn gọn, hấp   dẫn để giúp các em có hứng thú trước khi tham gia trò chơi. Bước 3: Thông qua luật chơi, giải thích cách chơi và hướng dẫn trò chơi. Để  trò chơi đạt kết quả  tốt nhất, người quản trò phải làm tốt khâu này.  Tùy theo trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu đồng thời  giải thích luật chơi tỉ mỉ, rõ ràng. Bước 4: Chơi nháp. Tùy theo mức độ khó, dễ của từng trò chơi mà quản trò áp dụng cách chơi  này. Nếu trò chơi đơn giản quản trò có thể không cần cho chơi thử. Trò chơi  phức tạp quản trò  không cho chơi thử hoặc chơi thủ quá ít thì bạn chơi sẽ  không nắm được luật chơi và trò chơi không thu được kết quả như mong muốn.   Bước 5: Tiến hành trò chơi.        Khi tổ chức trò chơi ta cần lưu ý một số vấn đề. + Người quản trò phải đứng ở một vị trí thíc hợp nhất hoặc  luôn di động   để có thể theo dõi được đội chơi. + Phải tạo được hứng thú cho người chơi. + Phải công tâm, chính xác, dứt khoát khi bắt lỗi của bạn chơi. + Quan sát theo dõi, phát hiện những lỗi của người chơi một cách kịp thời  và  điều chỉnh những hành vi sai trái của bạn chơi một cách khéo léo, tế nhị. + Mục đích của việc tham gia trò chơi  gây cho các em sự hứng khởi, vui  tươi, có thưởng, có phạt và tuân thủ đầy đủ luật chơi. Tuy nhiên, khi tham gia  trò chơi có có những học sinh phạm quy hoặc có những hành vi gian lận ta không  nên xúc phạm hoặc làm các em xấu hổ. + Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi thấy các em mệt mỏi, chán nản và  trò  18
  19. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” chơi đã có kết quả rõ ràng. Bước 6: Kết thúc­ Nhân xét. Sau khi kết thúc trò chơi để đảm bảo sức khỏe cho các em đồng thời tạo  cho  các em thích thú được tham gia trò chơi sau này. Người quản trò công bố kết quả  cuộc chơi và trao thưởng cho đội thắng động viên đội thua cuộc dành chiến   thắng lần sau.  3. Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức  các trò chơi dân gian. Khi thực hiện giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ  chức các trò chơi dân gian thường được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích rèn kỹ năng thông qua trò chơi. VD: Với mục đích rèn kỹ năng chạy, sự thông minh tháo vát, khéo léo, tính  đồng đội, tính tổ  chức kỷ  luật cho các em tôi chọn tổ  chức chơi trò chơi cướp   cờ.    Với mục đích rèn luyện trí tuệ, sự kiên trì nên tổ chức cho các em chơi cờ  vua, cờ tướng. Bước 2: Chuẩn bị Chọn địa điểm, dụng cụ cần thiết để tién hành trò choi. Bước 3: Khám phá   Giáo viên cùng với học sinh thiết kế  các hoạt động có tính chất trải  nghiệm  Giáo viên cùng học sinh đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có  liên  quan đến trò chơi mới  Giáo viên giúp học sinh xử lý phân tích các tình huống đồng thời giúp các  em tổ chức và phân loại. Bước 4: Kết nối. Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và liên kết chúng với những vấn đề  đã  chia sẻ ở bước 2. Giáo viên giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới  Kiểm tra kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác  chưa. Bước 5: Thực hành chơi. Học sinh chia thành các tổ, nhóm để thực hiện trò chơi theo yêu cầu đề ra. Giáo viên giám  sát  mọi hoạt  động của trẻ  và  điều chỉnh khi cần thiết;   khuyến khích các em thể hiện những điều các em suy nghĩ hay mới lĩnh hội được. 19
  20. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua  tổ chức các trò chơi dân gian” Bước 6: Vận dụng Giáo viên lập kế hoạch  các hoạt động. Học sinh làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên hay quản trò có thể đưa ra câu hỏi đề nghị bạn chơi trả lời trong  suốt quá trình hoạt động. Giáo viên đánh giá kết quả tiếp thu của học sinh qua quá trình tham gia trò  chơi. Ví dụ cụ thể tiến hành 1 trò chơi dân gian:  Trò chơi Mèo đuổi chuột. Bước 1:  Xác định mục đích rèn kỹ năng thông qua trò chơi. Qua trò chơi giáo viên rèn kỹ năng chạy, sự tự tin, thông minh sáng tạo,  thoát hiểm tốt,  ý thức tổ chức và có trách nhiệm với tập thể.  Bước 2: Chuẩn bị Chọn địa điểm chơi sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát.  Cho học sinh tập hợp thành 1 vòng tròn với cự  ly rộng, các em quay mặt   vào tâm vòng tròn. Bước 3: Khám phá Sau khi học sinh đã tập hợp thành đội hình vòng tròn, người quản trò đưa   ra câu hỏi  tìm hiểu về mèo và chuột: Từ xưa đến nay mối quan hệ giữa mèo và chuột ? Chuột có hại ra sao? Mèo giúp ta như thế nào? Giáo viên  cho lớp nhận xét và giới thệu về trò chơi mèo đuổi chuột Giáo viên cho học sinh biết được mục tiêu của trò chơi; Trò chơi giúp các   em  nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện sức khỏe, có tinh thần đoàn kết đồng thời trò chơi   mang tính kỷ luật cao. Chuột nhanh nhẹn, khôn ngoan, mưu trí khi trốn mèo. Để  bắt được chuột, mèo cần có sự tự tin, khôn ngoan, mưu trí khi rượt đuổi chuột.  Bước 4: Kết nối. Cách tổ chức hướng dẫn trò chơi ( Chơi nháp) Từ đội hình đã xếp, quản trò cho các thành viên đội chơi dang tay ngang và  nắm lấy bàn tay của nhau  tạo thành những “ hang”  để  cho  “mèo” và “ chuột”   chạy đuổi nhau.  Giáo viên  chọn một bạn đóng vai ‘mèo” , một bạn đóng vai  “ chuột” . 2   em này cách nhau 3m phía trong vòng tròn, “chuột’  đứng  ở  trước, “ mèo’ đứng   sau  “chuột”. Khi người quản trò có lệnh “ chạy”, “chuột” chạy luồn qua bất kỳ  một   hang nào để có thể  chạy trốn “mèo”, còn “mèo” phải chạy nhanh theo các hang  mà “chuột” đã chạy. Tất cả thành viên đội chơi đứng  theo vòn tròn và nắm tay   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2