Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn lớp 6, 7
lượt xem 8
download
Mục tiêu của nghiên cứu "Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn lớp 6, 7" là đưa ra các phương pháp, cách thức khai thác, sử dụng kênh hình (tranh, ảnh, video...) trong quá trình giảng dạy chương trình bộ môn Ngữ văn THCS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn lớp 6, 7
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 I. MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết 6 2. Mục tiêu 6 3. Đối tượng và phương pháp thực hiện 7 II. NỘI DUNG 7 1. Cơ sở lí luận 7 2. Thực trạng 10 3. Các biện pháp thực hiện 12 4. Thực nghiệm sư phạm 18 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 1. Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp 25 2. Phương hướng khắc phục 26 3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp 26 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 1
- DANH MỤC CÁC BẢNG Sốhiệubả Tên bảng Trang ngbiểu Khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học môn Ngữ 1.1 11 văn (trước thực nghiệm) 0) 1.2 Các bước sử dụng kênh hình trong bài dạy 17 Khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học môn Ngữ 1.3 25 văn (sau thực nghiệm) 2
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa các từ viết tắt 1 THCS Trung học cơ sở 2 CNTT Công nghệ thông tin 3
- I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ngày nay, khi công nghệ 4.0 phát triển, mạng Internet phổ biến rộng rãi, việc ứng dụng công nghệ và sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học đã không còn là hiếm. Không chỉ các bộ môn Khoa học tự nhiên mà các môn Khoa học xã hội nói chung cũng như bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng không đứng ngoài xu thế ấy. Trong nhiều tiết học, các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn cũng ứng dụng công nghệ vào dạy học tạo nhiều hứng thú, những chuyển biến tích cực. Giờ học bây giờ không chỉ quen thuộc với phấn trắng, bảng đen mà còn trở nên sinh động hơn bởi các hình ảnh, các đoạn phim..... Bên cạnh kênh chữ, kênh hình cũng có nhiều thay đổi bởi sự đa dạng của tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài học, góp phần tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh. Thông qua kênh hình, học sinh có thể nhận biết thấu đáo hơn về nội dung, kiến thức của bài học. Thông qua những kiến thức ấy, các em có thể tìm tòi đưa hình ảnh, đoạn phim... vào các bài thuyết trình hoặc tạo riêng cho mình những hình ảnh để phục vụ cho việc học. Do đó, việc sử dụng tranh ảnh, video, âm thanh, tư liệu là việc làm cần thiết trong dạy học nhất là với bối cảnh hiện nay khi tất cả chúng ta đang đứng trước sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng internet. Đó cũng là thách thức lớn đối với cả thầy và trò bởilàm thế nào để mang lại cho học sinh những giờ học thú vị, để các em chủ động, tích cực 4
- đồng hành cùng thầy cô là một câu hỏi trăn trở trong suy nghĩ của tất cả các giáo viên. Từ những lí do nêu trên với mong muốn làm thế nào để khai thác và sử dụng kênh hình hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi chọn nội dung báo cáo là "Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn lớp 6, 7". 2. Mục tiêu Đưa ra các phương pháp, cách thức khai thác, sử dụng kênh hình (tranh, ảnh, video...) trong quá trình giảng dạy chương trình bộ môn Ngữ văn THCS đểtổ chức giờ dạy thú vị, có kết quả tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất học sinh theo hướng dạy học tích cực. 3. Đối tượng và Phương pháp thực hiện 3.1. Đối tượng Trong báo cáo này, đối tượng nghiên cứu của tôi là hệ thống kênh hình có liên quan trong chương trình Ngữ văn THCS, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; sản phẩm học tập của học sinhbậc THCS tại trường THCS Quán Toan. Cụ thể là khối lớp 6, 7. 3.2. Phương pháp thực hiện - Phương pháp lý luận: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp... - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra... kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy của chính bản thân mình và đồng nghiệp. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Ngày nay, CNTT đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. ta dễ dàng bắt gặp nó trong mọi lĩnh vực. mang đến nhiều lợi ích. CNTT giúp con người làm việc dễ dàng, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao trong công việc. Thấy được tầm quan trọng và tính thiết thực của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo luôn khuyến khích và đưa ra nhiều đề án để đẩy mạnh công tác này. Bàn về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống khẳng 5
- định:“Đã đến lúc nếu không nói là đã quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”.Thật vậy, Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Thông qua từng trang sách cùng sự truyền thụ của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được cái hay, cái đẹp trong từng con chữ và từ đó thêm yêu, thêm trân trọng cuộc sống. Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên phải lựa chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất. Một trong những lựa chọn đó chính là CNTT trong giảng dạy bằng biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình. 1.1. Khái niệm kênh hình Theo quan điểm truyền thống, “kênh hình” được hiểu là việc sử dụng “hình ảnh” để truyền thông tin từ người phát đến người thu. Trong đó “hình” được hiểu là một loại phương tiện để truyền thông tin, có thể là hình tĩnh (tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ,…) và hình động (phim, video clip,…). Trong dạy và học thì đó là quá trình người giáo viên hướng dẫn để học sinh khai thác tri thức từ phương tiện truyền tin chính là tranh ảnh có nội dung liên quan. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng kênh hình chính là các phương tiện dạy học trực quan, đó là các vật thật, vật tượng trưng và các vật tạo hình được sử dụng để dạy học. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở quan điểm kênh hình được xem là một trong những phương tiện trực quan dùng để chuyển tải nội dung kiến thức thông qua phương pháp dạy học đặc trưng. Vì vậy, có thể xem kênh hình là một dạng phương tiện trực quan bao gồm các hình (tĩnh, động) được sử dụng trong dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. 1.2. Vai trò của kênh hình 1.2.1. Vai trò của trực quan trong quá trình nhận thức 6
- Theo logic của quá trình nhận thức chân lý là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Kênh hình là yếu tố trực quan hiệu quả nhất tác động đến quá trình nhận thức của học sinh trên ghế nhà trường.Trực quan là hoạt động cảm tính của con người là quá trình chủ thể tạo ra cho mình những hình ảnh cảm tính về đối tượng nhận thức bằng hoạt động của bản thân với đối tượng trực quan. Còn phương tiện trực quan là yếu tố quan trọng để tạo ra các hình ảnh trực quan và hình thành các khái niệm cho học sinh, chính vì vậy nếu biết sử dụng đúng theo vị trí và chức năng của chúng trong hoạt động học tập của các em thì nó sẽ phát huy hiệu quả dạy học rất cao. Thông qua các phương tiện để tạo kênh hình, trong quá trình học tập của mình, học sinh sẽ hình thành được những biểu tượng chân thực, chính xác về sự vật và hiện tượng. Những hình ảnh được tạo ra từ kênh hình không chỉ là điểm tựa nhận thức mà còn là nguồn gốc của tư duy. Sự có mặt của các phương tiện tạo hình trước mắt học sinh như tranh ảnh, biểu đồ, ti vi... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thao tác tư duy trong học tập như: tổng hợp, so sánh, phân tích… từ đó học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Hoạt động học của học sinh là hoạt động tiếp thu những tri thức, sản phẩm trí tuệ của nhân loại. Chính vì vậy vậy, hoạt động này phải được đối xử như là một khoa học. Nếu được tổ chứctheo con đường nghiên cứu của các nhà khoa học (khám phá lại) thì sẽ giúp họcsinh có được tâm lý và niềm tin của người nghiên cứu, sẽ giúp cho học sinh hứngthú hơn, tích cực hơn. Từ đó, hoạt động học tập sẽ đạt được nhiều thành công hơn về cả tri thức, kĩ năng, thái độ. Và hơn lúc nào hết, kênh hình trực tiếp truyền tải những sản phẩm, dẫn chứng kết quả, là cơ sở để xác định vấn đề dạy học và tạo lập niềm tin đối với tri thức cho học sinh. 1.2.2. Vai trò của kênh hình trong quá trình dạy học Kênh hình có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, trước hết vai trò của nó là nối dài các giác quan của học sinh, giúp học sinh có thể hiểu biết được những sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn mà ở đó các em không có điều kiện hoặc không thể tiếp cận một cách trực tiếp. Trong quá trình dạy học, kênh 7
- hình đóng vai trò là cầu nối để giáo viên truyền thụ kiến thức. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên và kênh hình, tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, giúp họcsinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng, các khái niệm, quy luật làm cơsở cho việc rút ra những tri thức và sự vận dụng vào thực tế, làm cho nguồn trithức mà học sinh nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn. Kênh hình được coi như “điểm tựa” cho hoạt động của học sinh nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho các em. Ví dụ như trong bài tập thực hành giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa trên cơ sở quan sát và phân tích kênh hình thì các em phải không ngừng tư duy sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập. Kênh hình còn là cơ sở quan trọng để học sinh rèn luyện kĩ năng tổng hợp vì khi khai thác kênh hình các em phải vận dụng tất cả vốn hiểu biết của mình từ đó hình thành một số kĩ năng nhất định. Ngoài ra, kênh hình còn có vai trò điều khiển học sinh trong quá trình dạy học tập. Thông qua việc sử dụng kênh hình giáo viên còn giúp học sinh đào sâu tri thức đã học và kích thích hứng thú học tập của học sinh nâng cao năng lực quan sát, phân tích tổng hợp để có thể rút ra kết luận cần thiết. Kênh hình còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể trình bày bài giảng một cách ngắn gọn, đầy đủ và sâu sắc từ đó điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. 1.3. Phân loại kênh hình 1.3.1. Dựa theo quan sát trực tiếp - Kênh hình tĩnh: Là những hình ảnh được thể hiện trên mặt phẳng -Kênh hình động: Là những hình ảnh chuyển động được ghi lại bằng các thiết bị điện tử như video, mô phỏng,... 1.3.2.Dựa theo nguồn gốc xuất xứ - Kênh hình tự chọn: Là những tranh ảnh, video có sẵn trong phòng thiết bị, trong sách học sinh, trên hệ thống các trang mạng. 8
- - Kênh hình tự tạo: Là những hình ảnh, video do giáo viên và học sinh thiết kế, kiến tạo ra. 2. Thực trạng - Về phía học sinh: Hiện nay, một phần lớn học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không có hứng thú, chỉ học thuộc lòng để đối phó hoặc thậm chí chép các đáp án, bài mẫu trên mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao nên không phát huy được tính sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tòi, khám phá tri thức. Học sinh không có thói quen tự học, không phân biệt được đâu là vấn đề chính, kiến thức trọng tâm,... - Về phía giáo viên: Thời gian gần đây, trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã ứng dụng CNTT. Song, việc ứng dụng còn mang tính chất lối mòn. Giáo viên thường chú trọng đến kênh chữ, kênh hình thường bị lược bỏ hoặc chỉ sử dụng khi có các tiết dự giờ, trong các cuộc thi. Một phần lớn giáo viên có suy nghĩ bài dạy nên hạn chế hình ảnh, màu sắc, chỉ sử dụng kênh chữ màu đen để học sinh có thể tập trung tối đa vào bài học, không bị phân tán tư tưởng. Còn học sinh thì quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự tương tác lẫn nhau. Học sinh không có hứng thú, niềm đam mê với tiết học Ngữ văn, dẫn đến việc học tập không hiệu quả. Tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 50 học sinh lớp 6 (năm học 2021 - 2022) về việc giáo viên sử dụng kênh hình trong dạy học bộ môn Ngữ văn cũng như các tiết học có đem lại hứng thú cho các em không và kết quả học tập cuối năm của học sinh. Bảng 1.1: Khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học môn Ngữ văn (trước thực nghiệm) Năm học Việc khai Số lượng Học sinh Kết quả học tập từ Đạt trở lên thác, sử học sinh cảm thấy dụng khảo sát thú vị kênh trong giờ hình học 9
- Số lượng % Số lượng % Sơ sài, chưa đầu 2021-2022 50 05 10% 41 90% tư, chưa sáng tạo Quakhảosát ngẫu nhiên 50 học sinh khối 6 năm học 2021-2022, chỉ có 05/50 học sinh thấy thú vị trong giờ học, kết quả học tập từ Đạt trở lên là 41/50 học sinh. Việc học sinh không thấy thú vị với giờ học Văn nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên còn chưa chú trọng đến việc trau dồi kĩ năng CNTT, dù có đổi mới nhưng chỉ ở kênh chữ. Giáo viên có sử dụng kênh hình nhưng chưa khai thác hết thế mạnh của nó. Với học sinh, một bộ phân không nhỏ các em có xu hướng không thích học Văn vì cho đây là môn học thuộc, không cần tư duy, một bộ phận còn lại học không tích cực, không chủ động, chỉ ghi chép qua loa. Trong phạm vi báo cáo, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn xây dựng những bài dạy mà các em đều cảm thấy thú vị, hăng say học tập, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn. Và tôi chọn biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả để mang lại những giờ học thú vị. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Các biện pháp khai thác kênh hình hiệu quả 3.1.1. Thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình Một giờ dạy Ngữ văn hiện nay, ngoài năng lực chuyên môn của giáo viên, muốn giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, không thể không nói tới một yếu tố quan trọng nữa là việc sử dụng kênh hình trong hệ thống đồ dùng dạy học. Ngay cả trong quá trình biên soạn sách lần này, các tác giả đã rất chú trọng đưa kênh hình vào các văn bản nhằm minh họa, hỗ trợ cho bài học. Song song với hệ thống kênh hình trong sách học sinh là bộ tranh ảnh thuộc danh mục đồ dùng dạy học 10
- Ngữ văn cũng vô cùng phong phú. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy các kênh hình có sẵn đó mới chỉ dừng lại là những kênh hình tĩnh, nếu dùng đi dùng lại nhiều lần sẽ trở nên nhàm chán và thiếu tư duy, sáng tạo. Bởi vậy, với sự phát triển hiện đại của CNTT, giáo viên rất thuận tiện trong việc sưu tầm và chuyển hóa, kiến tạo kênh hình trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn cả về giá trị nội dung và thẩm mỹ. Đồng thời khai thác tối ưu kênh hình là các sản phẩm học tập của học sinh để mang lại hiệu quả cao trong bài dạy. 3.1.2. Tập trung khai thác kênh hình động, kênh hình tự tạo Thực tế cho thấy, ngày nay giáo viên 100% đều đã áp dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên chúng ta mới sử dụng kênh chữ là chủ yếuvà kênh hình cũng còn rất hạn chế đổi mới. Hầu hết chúng ta sử dụng các kênh hình tự chọn đó là những hình ảnh có sẵn trong sách học sinh, trong thư viện đồ dùng dạy học hoặc có sẵn trên các hệ thống trang mạng. Điều đó dẫn đến rất nhiều hạn chế trong hoạt động dạy học của thày cũng như trong quá trình tiếp thu kiến thức của trò. Hay nói cách khác đi, không đạt được mục tiêu dạy học mà mình mong muốn. Tuy nhiên, do tâm lý ngại đổi mới cho nên thầy cô chủ yếu sử dụng kênh hình tĩnh, kênh hình tự chọn theo ý chủ quan của chính bản thân mình nên hệ thống kênh hình thầy cô khai thác được rất đơn điệu, lối mòn và các em học sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu tương tác cùng người dạy trong bài học. Bởi vậy, vấn đề đặt ra ở đây chính là người giáo viên cần thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình. Cần khai thác để đưa vào bài dạy các kênh hình động, các kênh hình tự tạo của chính mình. Để khai thác kênh hình có hiệu quả, đòi hỏi chính bản thân người giáo viên phải năng động, cần mẫn khai thác, kiến tạo, đầu tư, thiết kế kênh hình để phục vụ cho bài dạy. Từ đó khơi dậy sự tìm tòi, sáng tạo ở chính các em học sinh. Để làm được điều này, giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Giáo viên tự học tập nâng cao kĩ năng CNTT. - Giáo viên đầu tư thời gian thiết kế, xây dựng kênh hình. - Giáo viên sáng tạo, đổi mới kênh hình linh hoạt. 11
- Với sự phát triển của CNTT, chúng ta hoàn toàn có thể kiến tạo ra được những kênh hình theo như chúng ta mong muốn như: cắt video, lồng ghép hình ảnh, kiến tạo phóng sự;... Và tất cả những điều người giáo viên chúng ta có thể làm được đó chính là nâng cao khả năng CNTT cũng như ý thức, trách nhiệm trong việc đầu tư thời gian thiết kế kênh hình để đạt được đúng mục tiêu bài dạy. 3.1.3. Khai thác kênh hình từ học sinh Dạy học mà không khơi gợi được hứng thú cho các em cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người thắp lửa đam mê, đặc biệt đối với môn học Ngữ văn. Chỉ có niềm đam mê mới đưa các em mong muốn được tìm hiểu, được khám phá, được đồng hành, tương tác cùng cô trong quá trình lĩnh hội tri thức và phát huy năng lực của bản thân mình. Vì thế, khi cô khai thác kênh hình hiệu quả từ phía mình, thông qua việc tiếp nhận, sẽ kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của chính bản thân các em học sinh. Các em sẽ biết hợp tác cùng nhau để làm ra những sản phẩm học tập cực kì ý nghĩa và thú vị. Bởi vậy việc khai thác sử dụng kênh hình của học sinh là một biện pháp vô cùng hữu ích. Để khai thác được điều này người giáo viên cần: - Đồng hành cùng học sinh trong quá trình các em kiến tạo sản phẩm học tập. - Sử dụng tối đa kênh hình là sản phẩm của học sinh. -Động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời khi đón nhận kênh hình từ các em. 3.1.4. Yêu cầu khi khai thác kênh hình - Thứ nhất là tính hấp dẫn: + Về hình thức: yêu cầu khi tự tạo kênh hình như bức tranh, tấm ảnh hay đoạn phim phải có giá trị thẩm mĩ cao, khoa học, hợp lí, đồng thời cũng phải dễ nhận biết, không quá trừu tượng... + Về nội dung: kênh hình phải phù hợp hài hoà với nội dung của bài giảng, góp phần thể hiện nội dung văn bản, có tác dụng khơi gợi, mở rộng hay khắc sâu những kiến thức có liên quan đến bài học. Có như vậy kênh hình mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đưa vào bài dạy. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì kênh hình như con dao hai lưỡi sẽ phản lại tác dụng với mục đích cuối cùng của giờ lên lớp và sẽ làm cho đối tượng tiếp nhận ở đây là học sinh 12
- hoặc phân tán tư tưởng không tập trung vào văn bản, hoặc tạo sự phản cảm, gây khó chịu, dẫn tới hiện tượng chán ghét giờ học, không yêu thích bộ môn. Ví dụ: Khi dạy văn bản“Đồng dao mùa xuân” (Ngữ văn 7 -Tập 1) giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn clip về những người người lính. Đây là lúc giáo viên cần lựa chọn đoạn video nào cho phù hợp, cái nào tạo được sự thu hút học sinh hơn, kích thích trong các em sự hứng thú học tập, tạo được sự liên kết với bài học tối đa nhất và giáo viên sẽ chọn/cắt đoạn video có nội dung hay nhất với thời lượng phù hợp nhất. -Thứ hai là tính hoàn thiện: Kênh hình cần truyền tải đủ thông tin và làm rõ mụcđích lựa chọn. Nhiều khi giáo viên chỉ cố chọn một video cho có để có sự liên quan đến tiêu đề bài học và giới thiệu vào bài, làm như vậy sẽ thấy được sự khập khiễng và không ăn nhập trong phần mở đầu và gây mất thời gian, lại không gây được sự chú ý của người học. Ví dụ:Khi dạy bài “Quê hương” (Ngữ văn 7- Tập 1) giáo viên sẽ lựa chọn những video về chủ đề biển, như những bài hát về biển hay các video về hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ở trên biển. Giáo viên phải đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nội dung bài học. Đối với bài hát thì chỉ nêu được hình ảnh của biển chưa thấy được hình ảnh của người ngư dân trên biển, video về làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi thì cũng mới xác định được hình ảnh địa danh cũng chưa giới thiệu được hình ảnh của thiên nhiên cũng như con người lao động. Cho nên lựa chọn sử dụng video về hoạt động đánh cá của ngư dân trên biển thông qua các video như chương trình: “Ngư dân và biển đảo” vừa thấy được sự phong phú của biển đảo, cũng đồng thời nhìn thấy được hình ảnh vất vả mưu sinh kiếm sống của người ngư dân. - Thứ ba là về độ dài:Khi sử dụng kênh hình cần chú ý về thời lượng vì thời gian cho bài họcchỉ có 45 phút cho tất cả các hoạt động nên cần chọn thời gian phù hợp. Vì vậy, theo tôi khai tháckênh hình nên có độ dài là trong khoảng từ 3 đến 5phút. 13
- - Thứ tư là tính phù hợp (hay còn gọi là tính trọng tâm của kênh hình): Kênh hình phải chứa nội dung phù hợp với lứatuổi học trò, rõ ràng và dễ hiểu, giàu trực quan, mang tính giáo dục cao.Cần khai thác lựa chọn kênh có nội dung phù hợp liên quan đến bài học để tạo hiệu quả giáo dục cao nhất. Không đưa những kênh hình có nội dung phản cảm, gây hiệu ứng ngược cho học sinh. 3.2. Các biện pháp sử dụng kênh hình hiệu quả Để phát huy tối đa những tác dụng của kênh hình, yêu cầu người dạy phải có kĩ năng sử dụng linh hoạt, hợp lí. Bởi sử dụng kênh hình trong bộ môn Ngữ văn không như những trường hợp thông thường đưa tranh, ảnh, thước phim ra để xem, để ngắm hay để triển lãm, mà đưa tranh ảnh ra là để dạy học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nội dung kênh hình, từ đó khám phá những nội dung kiến thức đang tìm hiểu.Chúng ta cần lưu ý kênh hình không chỉ làm cho tiết học phong phú hơn, lôi cuốn hấp dẫn học sinh vào bài giảng hơn mà còn làm tăng khả năng phát huy tính sáng tạo của các em nếu người giáo viên biết cách khai thác tích cực. Nếu như trước đây, khi sử dụng tranh ảnh trong giờ dạy Văn, chúng ta thường chỉ dùng với ý nghĩa đơn thuần là để minh họa, thì nay tác dụng của kênh hình không chỉ dừng lại ở đó. Khi sử dụng kênh hình, chúng ta cần kết hợp chặt chẽ và tiến hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp cùng một lúc để khai thác nội dung bài học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, đan xen phân tích... nhằm phát huy tối đa khả năng khám phá của học sinh. Có như vậy sử dụng kênh hình mới có hiệu quả và giờ học mới trở nên sinh động, hấp sẫn lôi cuốn học sinh. 3.2.1. Sử dụng kênh hình đúng mục tiêu Mỗi tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút đối với bậc trung học, bao gồm 4 hoạt động cơ bản: - Hoạt động khởi động/mở đầu - Hoạt động hình thành kiến thức - Hoạt động luyện tập - Hoạt động vận dụng 14
- Mỗi hoạt động đều mang một mục đích, yêu cầu khác nhau. Bởi vậy, người giáo viên cần nắm rõ mục đích yêu cầu của từng hoạt động để lựa chọn sử dụng kênh hình và linh hoạt biến đổi kênh hình cho phù hợp. Có như vậy mới mang lại hiệu quả tối đa cho bài dạy. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên không chỉ vững về chuyên môn mà còn giỏi về kĩ thuật CNTT. * Mục tiêu của từng hoạt động dạy học: - Hoạt động khởi động: Đây là phần tạo tâm thế, khơi gợi khả năng khám phá, kích thích sự tò mò, tư duy tìm hiểu của học sinh. - Hoạt động hình thành kiến thức: Phần này giúp học sinh cảm nhận, thông hiểu, lĩnh hội kiến thức đặt ra trong bài học. - Hoạt động luyện tập: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được, áp dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, các vấn đề trong học tập. - Hoạt động vận dụng: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, các vấn đề tương tự, các vấn đề trong cuộc sống. Xuất phát từ những mục tiêu của hoạt động dạy và học như trên, tôi đặt ra biện pháp đưa kênh hình vào sử dụng trong tiết dạy qua từng hoạt động sau: a. Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động b. Sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức c. Sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập, vận dụng Trong quá trình dạy học, không phải bất cứ bài nào, tiết nào chúng ta cũng sử dụng kênh hình ở tất cả các phần, các bước, mà tùy từng bài dạy để chúng ta lựa chọn kênh hình ở từng hoạt động sao cho phù hợp nhất và đạt được hiệu quả cao nhất. 3.2.2. Sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm Mỗi một hoạt động học tập bao gồm không chỉ một đơn vị kiến thức mà nó là tổng thể một chuỗi các đơn vị kiến thức nhỏ lẻ liên kết tạo thành. Bởi vậy để chiếm lĩnh được mục tiêu cuối cùng đòi hỏi người dạy và người học phải trải 15
- qua quá trình hoạt động và tiếp cận bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Cho nên, người giáo viên cần nắm rõ các bước khi sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ để mang lại hiệu quả cao nhất. Bảng 1.2: Các bước sử dụng kênh hình trong bài dạy Các bước Sử dụng kênh hình trong bài dạy Bước 1 Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng kênh hình. Bước 2 Thiết kế kênh hình có tính thẩm mỹ, đúng mục tiêu. Xác định các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với kênh Bước 3 hình sử dụng. Bước 4 Vận dụng vào quá trình dạy học. Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ Bước 5 của học sinh) khi giáo viên sử dụng kênh hình. 3.2.3 Sử dụng linh hoạt, chủ động và sáng tạo Mục tiêu của mỗi bài học là như nhau, nhưng chủ thể của hoạt động học là khác nhau. Do đó, người giáo viên cũng không thể áp dụng nguyên vẹn kênh hình, phương pháp, kĩ thuật dạy học ở lớp này rập khuôn sang lớp kia. Nghĩa là phải linh hoạt chuyển đổi trong quá trình sử dụng kênh hình. 4. Thực nghiệm sư phạm 4.1. Sử dụng kênh hình sử dụng trong hoạt động khởi động/mở đầu bài dạy Hoạt động khởi động/mở đầu có nhiệm vụkhơi gợi, kích thích học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động/mở đầu cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh Giáo viên phải trau dồi để có sự am hiểu sâu sắc tác giả, tác phẩm, nội dung bài học cùng những vấn đề có liên quan. Từ đó đầu tư, kiến tạo, chuyển hóa thành kênh hình kết hợp với các phương pháp kĩ thuật phù hợp để đưa học sinh có tâm thế vào bài một cách chủ động, tò mò, cuốn hút, đầy thuyết phục. 16
- Ví dụ 1:Hoạt động mở đầu khidạyvăn bản:Cô Tô - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6, Tập 1 - Giáo viên sử dụng kênh hình động - tự tạo - Thiết kế kênh hình: Tìm kiếm những đoạn video về đảo Cô Tô. Giáo viên xem và lựa chọn đoạn hay nhất trong video có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu vào bài rồi xử lí cắt cho phù hợp với thời gian dự kiến. - Chiếu cho học sinh xem đoạn video Kênh hình động "Thiên nhiên Cô Tô" - Vũ Nam Dương Học sinh: Xem video. Giáo viên: Đoạn video trên được quay ở đâu? Xem video em có cảm nhận gì về thiên nhiên nơi đây? =>Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài:Cô và các em vừa được ngắm nhìn những hình ảnh đẹp đẽ, thơ mộng, tráng lệ nhưng cũng rất yên bình ở đảo Cô Tô được đạo diễn Vũ Nam Dương lưu giữ lại bằng những thước phim sắc nét. Và hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ được “ngắm nhìn” rõ hơn, kĩ hơn thiên nhiên và con người nơi đây qua văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân. Ví dụ 2: Hoạt động khởi động/ mở đầu khi dạyvăn bản: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần, Ngữ văn 7, Tập 1 - Giáo viên sử dụng kênh hình động: + Chuẩn bị kênh hình: Tải bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” + Chiếu cho học sinh vừa nghe, vừa quan sát hình ảnh trong video 17
- Kênh hình động "Hà Nội 12 mùa hoa" - Giáng Son Học sinh: Xem và lắng nghe Giáo viên:Bài hát và video các em vừa xem xuất hiện những loài hoa nào? Làm thế nào để các em nhận biết được các loài hoa ấy? => Giáo viên nhận xét, đánh giá và vào bài: Mười hai loài hoa tương ứng với mười hai tháng, mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, hương sắc riêng. Không phải ai trong chúng ta cũng nhớ và gọi tên được chúng. Trong cuộc sống hối hả, ta nhìn thấy cái đẹp, chỉ dừng mắt lại vài ba giây rồi lại vụt đi, những bông hoa cứ thế rơi vào quên lãng, những điều nhỏ bé trong cuộc sống dần trôi. Nhưng ở một ngôi nhà nhỏ, có hai cha con đang nắm giữ những bí mật ngọt ngào, nhỏ bé, luôn lắng nghe, cảm nhận vẻ đẹp của hoa dù nhắm đôi mắt. Hôm nay, cô và các em hãy cùng đến khám phá ngôi nhà nhỏ ngập tràn hương hoa trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần. Khi sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động bài học cần luôn luôn có sự đổi mới và phải đảm bảo thời gian, tính khoa học, tính thẩm mỹ, phải thực sự nhẹ nhàng để dẫn dắt học sinh vào bài học một cách khơi gợi cả nhu cầu muốn khám phá, tâm lý sẵn sàng, thích thú. 4.2. Sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động hình thành kiến thức bao hàm các đơn vị kiến thức tổng thể của cả bài học. Mỗi đơn vị kiến thức đòi hỏi người giáo viên phải sử dung các phương pháp và kĩ thuật phù hợp để truyền tải được nội dung bài học tới học sinh một cách đúng mục tiêu. Bởi vậy, đối với phương pháp sử dụng kênh hình trong hoạt đồng hình thành kiến thức cần trải qua các bước sau: 18
- - Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình. - Bước 2: Lựa chọn kênh hình sử dụng là hình ảnh, âm thanh, video tự chọn hay tự tạo, xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng. - Bước 3: Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Bước 4: Vận dụng vào bài dạy. Ví dụ 1:Dạy Thực hành tiếng Việtvới kiến thức về mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ (Trang 17, Sách Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống) - Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình là phần tác dụng của việcmở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ - Lựa chọn kênh hình sử dụng là kênh hình tự tạo: Giáo viên chụp bức hình: Cầu vồng trên sân trường - Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan + Thời gian: 1 phút + Vận dụng vào bài dạy:Giáo viên chiếu từng bức hình, học sinh quan sát, thực hiện yêu cầu của giáo viên. Giáo viên:Quan sát hình ảnh, em hãy đặt một câu văn miêu tả quang cảnh sân trường. Kênh hình tự tạo Học sinh: - Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa. - Hôm nay, cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa ở trường em. 19
- - Trên bầu trời trong xanh, cầu vồng cong cong như cây cầu nhỏ nhiều màu sắc. => Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích ví dụ để hình thành kiến thức Ví dụ 2:Dạy văn bản Cô bé bán diêm, Ngữ văn 6, Tập 1 - Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình là phần tóm tắt văn bản - Lựa chọn kênh hình sử dụng là kênh hình chọn: Giáo viên lựa chọn các bức ảnh phù hợp với sự việc trong truyện. - Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan, giải quyết vấn đề + Thời gian:2 phút + Vận dụng vào bài dạy:Giáo viên chiếu từng bức hình, học sinh quan sát, thực hiện yêu cầu của giáo viên. Kênh hình tự tạo Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát tranh, nêu nội dung từng bức tranh. Học sinh: Quan sát, nêu nội dung bức tranh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 326 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 26 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 96 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 35 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 83 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 64 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn