Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo để trau dồi kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đọc sách có hiệu quả, mỗi giờ lên thư viện là một niềm vui, đúng như câu nói: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên, liên tục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh
- UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC BẰNG VIỆC TẠO HỨNG THÚ VÀ KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH Tác giả: Hoàng Thị Thu Nhàn Lĩnh vực: Thư viện Cấp học: THCS NĂM HỌC 2017- 2018
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh MỤC LỤC TT TÊN ĐỀ TÀI TRANG 1. MỤC LỤC 1 2. A.ĐẶT VẤN ĐỀ 2 3. I. Lí do chọn đề tài: 2 4. II. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 3 5. III. Phạm vi nghiên cứu 3 6. IV. Phương pháp nghiên cứu 3 7. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 8. I. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng của hoạt 4 động đọc sách tại thư viện 9. 1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 10. 2. Cơ sở thực tiễn 4 11. 3. Thực trạng của hoạt động đọc tại thư viện 5 12. II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả đọc sách. 6 13. 1. Những vấn đề đặt ra. 6 14. 2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả đọc sách. 6 15. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 11 16. I. Kết quả của đề tài 11 17. II. Bài học kinh nghiệm: 12 18. III. Kiến nghị 14 19. D. BÀI GIỚI THIỆU SÁCH MINH HỌA, TÀI LIỆU 15 THAM KHẢO 20. I. Bài giới thiệu sách minh họa 15 21. II.Tài liệu tham khảo 21 22. 23. 1
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn để sự nghiệp giáo dục ngày càng lớn mạnh, nâng cao chất lượng trong việc dạy và học, đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, góp phần xây dựng đất nước. Trong đó, thư viện trường học và các trung tâm thông tin – tư liệu có một vị trí quan trọng trong việc tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tìm tòi, tự học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, xây dựng văn hóa trong nhà trường, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là nơi cung cấp cho bạn đọc các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho học tập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các cuốn từ điển tra cứu, sách báo, tạp chí, các tài liệu văn bản pháp luật về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước… Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao càng thu hút nhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy tri thức mới được truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhưng làm được điều này không dễ bởi hiện nay có quá nhiều các trò chơi giải trí chiếm phần lớn thời gian rảnh của các em. Nghiện Internet, đánh bài, đánh xèng… thu hút các em nhiều hơn là việc đọc sách. Bên cạnh đó nhu cầu đọc, hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm do thư viện không đáp ứng một cách phù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài liệu mới, các hình thức phục vụ còn hạn chế… Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn lên thư viện vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên và học sinh đến mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều mang tính thụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin và rút ra bài học kinh nghiệm chưa được chủ động. Qua công tác tại trường tôi tự nhận thấy hiệu quả hoạt động thư viện chưa cao và còn nhiều thiếu xót. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.” 2
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Mục tiêu: Khơi dậy niềm đam mê đọc sách, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo để trau dồi kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đọc sách có hiệu quả, mỗi giờ lên thư viện là một niềm vui, đúng như câu nói: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên, liên tục. 2. Nhiệm vụ: Nêu ra được những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách của bạn đọc thông qua hoạt động của thư viện trường THCS. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Năm học 2015-2016 - Năm học 2016-2017 - Học kì I năm học 2017-2018 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Tham khảo tài liệu: vận dụng các thông tin trong giáo trình, sách, tài liệu chuyên ngành thư viện để làm cơ sở khoa học; sử dụng các văn bản pháp quy hiện hành để làm cơ sở pháp lý. - Điều tra thăm dò số liệu - Hệ thống biểu bảng - Tổ chức chuyên đề ngoại khóa, giới thiệu sách. 3
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN. 1. Cơ sở lý luận của đề tài. Các nhà văn nổi tiếng đã nói: “Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích luỹ được" (M. Go-rơ-ki) ... “Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là một sức mạnh lớn lao.” (N. Crup-kai-a) Việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách, vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu nắm bắt thông tin của người đọc, chính điều đó là cơ sở các hoạt động khác trong thư viện. Kỹ năng đọc sách tốt sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất. Tìm ra những thông tin có tính chọn lọc cao phục vụ mục đích, yêu cầu của mình. Hiện nay sống giữa một xã hội công nghệ thông tin, mọi người có thể tìm hiểu, tra cứu bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội đều diễn ra rất thuận lợi nhờ các công cụ tìm kiếm trên Internet, báo mạng, các tạp chí ra hàng ngày, tin tức cập nhật từng phút… - Điều 2 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông” (Viết tắt: QCTC&HĐTVTPT) ban hành kèm theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nhiệm vụ chủ yếu của thư viện trường học là “Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại tự điển …và các sách báo cần thiết khác. Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia hoạt động thư viện.” Do đó, thư viện được phép thực hiện các hình thức phục vụ khác nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kể cả việc phục vụ bạn đọc ngoài thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách. - Điều 8 của QCTC&HĐTVTPT cho phép “mỗi trường vào đầu năm học thành lập một tổ công tác thư viện” trong đó gồm có “ một số học sinh có khả năng hoạt động thư viện do giáo viên chủ nhiệm lớp giới thiệu” để chủ động thực hiện nhiệm vụ của thư viện được quy định tại điều 9 của quy chế. - Điều 10 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt buộc “thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh” “để giúp cán bộ thư viện hoạt động khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường”. - Điều 7 của QCTC&HĐTVTPT quy định giáo viên phụ trách thư viện phải “hướng dẫn đọc” và “hướng dẫn phương pháp sử dụng sách báo, tư liệu và giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh”. 2. Cơ sở thực tiễn. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ bất kỳ của mỗi nhà trường. Tổ chức thu hút mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động thư 4
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh viện nhằm khai thác triệt để kho sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo. Điều đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả đọc sách của mỗi bạn đọc khi đến thư viện. Thực tiễn hoạt động thư viện của nhiều trường còn rất hạn chế: cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng đọc sách không có hoặc diện tích quá ít, không có trang thiết bị tối thiểu, sách và báo chí còn hết sức nghèo nàn, cách thức tổ chức phục vụ bạn đọc còn sơ sài …Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin, hiệu quả hoạt động đọc sách chưa cao. 3. Thực trạng thư viện trường học. * Thuận lợi: Thư viện trường tôi được sự quan tâm, đầu tư của các Ban ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu đã cung cấp số lượng sách phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và của học sinh tương đối đầy đủ. Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng có một số ít cuốn sách hay và thu hút được bạn đọc. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường đa phần là trẻ, ham mê đọc sách và hơn thế nữa Ban giám hiệu đều là người thực sự yêu thích đọc sách, rất quan tâm đến hoạt động của thư viện. Cán bộ thư viện chuyên trách, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, là người có tâm huyết với nghề, sáng tạo hơn nữa các hình thức phục vụ bạn đọc, các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách tạo điều kiện bạn đọc được gần sách hơn nữa * Khó khăn: Đội ngũ giáo viên không có thời gian rảnh để đến thư viện thường xuyên (vì trường học cả ngày). Hoặc các sách tham khảo giáo viên cần thì thư viện lại không có. Học sinh ham mê đọc sách còn hạn chế so với yêu cầu, chưa biết khai thác sách báo, chưa biết tự đọc, tự bồi dưỡng bằng sách báo, các kỹ năng đọc sách còn hạn chế. Một số em muốn tìm đọc với các cuốn sách mới, muốn tìm những tài liệu gần chủ đề mình cần cũng rất khó, vì vậy hiệu quả học tập chưa cao. Số lượng bản sách của mỗi tên sách không nhiều (tối đa 1- 2 bản/ tên sách) nên không thể đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ lẫn mượn về nhà cùng lúc cho nhiều bạn đọc. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong thư viện còn hạn chế, bạn đọc chưa biết sử dụng các công cụ tìm tin trên Internet, do đó chưa biết khai thác thông tin một cách hiệu quả. * Nguyên nhân của thực trạng Học sinh hiện nay có nhiều trò chơi giải trí trên Internet như: Face book, trò chơi điện tử, … đã lôi kéo các em rất dễ bị nhiễm, bị “nghiện” dần dần mất đi thói quen đọc sách, niềm hứng thú với sách cũng từ đó bị giảm. Cán bộ thư viện chưa tạo ra được các hình thức phục vụ bạn đọc phong phú, thường có hai hình thức phục vụ: đọc tại chỗ và mượn về nhà. Nên việc tiếp cận với sách cũng ít đi, vì thời gian ra chơi giữa giờ các tiết chỉ khoảng 5 phút, không đủ để các em có thể tìm tài liệu đọc. Nhiều khi còn chưa chủ động 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh để hướng dẫn học sinh biết cách đọc sách có hiệu quả, chưa khơi dậy được niềm yêu thích đọc sách, phát huy tác dụng của sách, thấy được các giá trị lợi ích to lớn mà sách mang lại. Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể địa phương, chưa làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để góp phần xây dựng thư viện vững mạnh và đầy đủ vốn tài liệu hơn. II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC SÁCH. 1. Những vấn đề đặt ra. Bằng nhiều nguồn lực: của các cấp, các ban ngành đoàn thể, của nhà trường, của công tác xã hội hoá thư viện (tập thể, cá nhân tài trợ, học sinh ủng hộ…) đầu tư, bổ sung các loại sách báo hàng năm, đảm bảo về số lượng, chất lượng theo yêu cầu của thư viện, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, tính mới, tính đa dạng của tài liệu gây hứng thú đọc. Cán bộ thư viện người chuyên trách, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, là người có tâm huyết với nghề, sáng tạo hơn nữa các hình thức phục vụ bạn đọc, các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách tạo điều kiện bạn đọc được gần sách hơn nữa. Khi đã có thư viện, có tổ cộng tác viên thì việc tổ chức đọc sách, khai thác sách báo của giáo viên, học sinh như thế nào để đạt mục đích và có hiệu quả. Cán bộ thư viện, giáo viên cần phải hướng dẫn như thế nào để nâng cao các kỹ năng đọc sách của học sinh, giúp các em tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc và nhanh nhất. Xây dựng được phần mềm quản lý thư viện, lắp đặt hệ thống máy tính phục vụ cho việc tra cứu tài liệu có trong thư viện, ngoài thư viện và trên Internet. 2. Giải pháp thực hiện. 2.1. Để thư viện hoạt động tốt, đầu năm học thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện. Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm. Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách. Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là những học sinh giỏi, rất uy tín với bạn mà lại siêng đọc sách và có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay, nội dung cần của sách sẽ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng rãi khắp trường: Mang sách, báo, tài liệu của thư viện đến phục vụ cho tập thể lớp, tổ, nhóm ngay tại lớp học qua mạng lưới cộng tác viên thư viện. Thời gian phục vụ là thời gian cho phép trong các buổi học (giờ truy bài đầu buổi học, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ trống không có tiết học…). Nhờ vậy, thư viện trường đã sử dụng phòng học như phòng đọc sách tập thể, giải quyết được tình trạng thiếu chỗ ngồi trong thư viện và qua đó bạn đọc có thể tiếp cận với sách: “Đọc và xem sách nhưng không cần đến thư viện”. Thứ nhất, các cộng tác viên có thể lựa chọn bất kỳ tài liệu nào mình thích để giới thiệu đến cả lớp bằng cách đọc to, tóm tắt nội dung. Thời gian có thể vào giờ sinh hoạt mỗi tuần. Qua đó, giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể trình bày ý kiến, cảm nghĩ của mình khi nghe xong tóm tắt tài liệu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Như vậy thư viện trường đã giải quyết được tình trạng thiếu tài liệu để phục vụ cùng lúc 6
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh nhiều bạn đọc (vì chỉ cần một bản tài liệu có thể phục vụ được cả lớp, cả tổ, cả nhóm có cùng nhu cầu đọc). Thứ hai, giải quyết được nhiệm vụ tuyên truyền đến bạn đọc các tài liệu mới theo chủ đề, chuyên đề mà nhà trường đang thực hiện; tránh được tình trạng thư viện có tài liệu hay nhưng không có người đọc gây ra lãng phí. Thứ ba, tạo được vòng quay lớn cho tài liệu (vì cùng một thời gian, số lượng bạn đọc cùng một tài liệu nhiều gấp mấy chục lần so với việc đọc tại chỗ hoặc cho mượn về); làm tăng nhanh số lượt bạn đọc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của thư viện. 2.2. Đối với cán bộ thư viện cần phải hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng và tra tìm tài liệu trong thư viện. Với vốn tài liệu phong phú, dồi dào, thư viện đã góp phần nâng chất lượng giảng dạy của giáo viên, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Thư viện còn giúp các em xây dựng phương pháp tự học, biết cách nghiên cứu sách để ghi chép tư liệu, biết sử dụng hệ thống máy tính để tìm và lựa chọn tài liệu. Thực hiện tốt công tác trưng bày, giới thiệu sách. Thực hiện tốt việc giới thiệu sách mới đến giáo viên và học sinh. Điểm sách theo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn Ngữ văn, Toán, Hóa, Sử, Địa, giúp các em dễ tìm những tên sách mình cần. Vì vậy, lượt vòng quay của tài liệu đã tăng lên đáng kể. Công tác tuyên truyền trực quan như: trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mới thường xuyên. Với những hình thức trên đều nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọc tiếp cận với tài liệu trong thư viện. Ví dụ: Về ngày nhà giáo Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu, về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, về người Mẹ, về người phụ nữ, về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh…. Cán bộ thư viện phải là người chịu khó, hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phải nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình, phải hòa nhã, gần gũi, thân thiện thì bạn đọc mới năng đến thư viện hơn. Chủ động đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường những nhu cầu tài liệu của bạn đọc đang cần để kịp thời cho vào danh mục sách bổ sung mỗi năm học. Cán bộ thư viện phải là người chịu khó học hỏi, biết cách sử dụng Internet cập nhật các tài liệu trên mạng, các phương thức làm tăng tính chủ động của giáo viên và học sinh trong việc đọc sách. Cán bộ thư viện giúp giáo viên lựa chọn sách nhanh chóng, thuận tiện 2.3. Tăng cường vốn tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Tiếp nhận sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Nhà nước. Thông qua việc tổ chức quyên góp sách báo cũ từ các em học sinh với chủ đề: “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” Thanh lý sách báo rách nát, đã không còn phù hợp để lấy thêm nguồn kinh phí mua sách mới. Xã hội hoá hoạt động thư viện, kêu gọi các cá nhân, cơ quan hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Làm giàu vốn tài liệu giúp bạn đọc có nhiều sự lựa chọn trong việc đọc sách, tìm kiếm thông tin, chắt lọc thông tin một cách hiệu quả hơn. Nhu cầu ở mỗi lứa tuổi đều khác nhau. Hằng năm trong công tác bổ sung tài liệu nên chú ý vào việc đáp ứng tài liệu phong phú cho bạn đọc. Học sinh 7
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh khối 6, 7 nên chọn loại sách nội dung mang tính đơn giản, ít trừu tượng, nhiều hình ảnh, nhiều nhân vật anh hùng để các em noi gương, học tập. Chọn các loại tạp chí: Thiếu niên nhi đồng, Học trò cười, …vì ở những loại tạp chí này có rất nhiều câu đố hay, kích thích trí tìm tòi, giải đáp; những mẩu truyện cười giúp bạn đọc bớt căng thẳng sau giờ học. Học sinh khối 8, 9 nên chọn những loại sách mang tính tham khảo phục vụ cho việc học tập, đặc biệt là những bài thi, ôn thi học sinh giỏi được tổ chức vào mỗi năm. Các tác phẩm văn học của các tác giả nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài, giúp các em tiếp cận thông tin về tác giả, tác phẩm, về cuộc sống nhiều hơn, qua đó phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mình. Các cuốn sách về nghệ thuật cũng nên được đưa vào danh mục sách bổ sung vì sẽ giúp đời sống tinh thần của các em có nhiều màu sắc hơn, thú vị hơn. 2.4. Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc. Để rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, thư viện nên chuyển từ hình thức phục vụ thông qua phiếu yêu cầu (Kho đóng) sang hình thức phục vụ tự chọn (Kho mở). Đây là hình thức phục vụ có nhiều ưu điểm, rất phù hợp với việc lưu thông tài liệu (mượn và trả tài liệu). Khi dựa vào ký hiệu mô tả của cuốn sách, những thông tin được viết trong phích mô tả, các em học sinh chỉ hình dung ra được một phần nội dung trong cuốn sách, có thể cần và giúp ích được nhưng có thể là không. Vì vậy việc mượn ra rồi lại cất hạn chế về khả năng đọc, mất thời gian, mất công sức của cả thủ thư và học sinh, nhiều lần mượn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng chán nản và không muốn tiếp tục đọc nữa. Sau đây là một trong số những hình thức được trường tôi sử dụng nhiều trong việc khơi dậy thói quen và niềm say mê đọc sách của học sinh. Đổi mới phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách. * Cách làm một bài giới thiệu sách như sau: + Phải xác định được đề tài mà mình giới thiệu . + Tìm sách đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, có tính giáo dục cao và có giá trị về nghệ thuật sâu sắc. Ví dụ : Hướng tới ngày kỷ niệm trong tháng, vấn đề đang được quan tâm hiện nay thông qua cuốn sách: năm 2015 vấn đề quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết… + Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. Nêu một số thông tin đặc điểm hình thức của sách: Gồm có lời nói đầu, giới thiệu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá tiền. Quyển sách gồm có bao nhiêu chương, phần, tập... nêu bật cho độc giả hiểu rõ nội dung của tác phẩm. Từ đó sẽ gây cho họ sự tò mò, lòng say mê hứng thú và độc giả muốn tìm đọc ngay cuốn sách đó. + Giới thiệu, phân tích nội dung và nghệ thuật cuốn sách: Đây là phần chính của tác phẩm. + Phần kết của tác phẩm: Nêu bật được giá trị nghệ thuật, tính giáo dục. Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào. 8
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh + Kết quả: Sau lần giới thiệu, cuốn sách sẽ có rất nhiêu độc giả đến tìm và mượn đọc * Thư viện còn áp dụng một số hình thức giới thiệu sách: + Tuyên tuyền giới thiệu bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề, đọc trên loa phát thanh trong chương trình ra chơi giữa giờ. Tôi thường xuyên hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng giáo dục đạo đức... Nhằm mục đích gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy, kích thích sự tò mò, lòng ham mê đọc sách của người đọc. Khi các thư viện đã ứng dụng và sử dụng phần mềm quản trị thư viện sẽ tạo điều kiện cho phép quản lý người đọc và tài liệu, làm các thống kê và báo cáo. Cán bộ thư viện sẽ giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu trên mạng, hướng dẫn cách tra cứu, kích thích tìm tòi cái mới. Cán bộ thư viện chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đọc sách bằng cách: chuyển một số sách báo mới xuống phòng Hội Đồng từ đầu giờ đến cuối giờ thu lại. Việc làm này đã giúp thời gian nghỉ ít ỏi giữa giờ của giáo viên vẫn có thể tiếp cận được sách, cập nhật thông tin mới hàng ngày. Cán bộ thư viện giúp bạn đọc lựa chọn tài liệu Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tại thư viện. 2.5. Đào tạo người đọc cách lưu giữ thông tin, biết kỹ năng đọc sách. Xác định mục đích đọc sách bằng cách trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì? “Đọc sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?”. Điều này sẽ giúp giáo viên và học sinh tránh việc đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. .. Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách bằng cách đọc trang đầu và trang cuối để biết tên cuốn sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản và lần xuất bản. Thông tin trên sẽ giúp giáo viên và học sinh trong việc trích dẫn, giới thiệu sách, tìm kiếm sách trong thư viện hoặc đi mua sách. Xem mục lục vì phần này phản ánh dàn ý chung và tính logic của nội dung. Đọc mục giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu để biết cuốn sách đề cập vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả. Xem phần kết luận và tóm tắt ở cuối sách để thấy được kết luận chính và khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Trực tiếp tìm hiểu nội dung bằng cách đọc qua một vài đoạn sẽ phát hiện những thông tin lý thú, giá trị. Ghi chú lại bằng giấy những điều quan trọng. Cuối cùng, sau khi đọc xong, giáo viên và học sinh nên sắp xếp lại những gì đã thu hoạch được, lược hóa một số thông tin, nếu có thể thì vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa tri thức của cuốn sách. Tóm lại, cách đọc sách hiệu quả là phải gắn liền với việc ghi chép. Việc ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hóa tri thức để chuyển vào bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Khi đọc, nên đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt. Nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách, hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu. Tuy nhiên, đọc nhanh không phải là đọc vội, đọc vàng, mà đọc nhanh là chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ; nắm nhanh và đủ nội dung chứ không phải đưa mắt nhanh trên những câu chữ. Ngoài ra, bạn đọc cũng cần trau dồi cho được thói quen đọc mỗi ngày và không chỉ đọc duy nhất một loại sách mình ưa thích. 9
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 2.6 Tạo không gian thoải mái: - Xuất phát từ thực tế thư viện trường, tôi thấy đối tượng mà thư viện phục vụ chủ yếu là học sinh nhỏ tuổi, nhất là học sinh khối lớp 6. Các em còn chưa ý thức được việc đọc sách và tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng lại rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại mà ông bà, bố mẹ thường kể. Vì vậy để thu hút các em lên thư viện tôi đã tiến hành một số việc làm sau: - Dán tranh ảnh ngộ nghĩnh, vẽ hình các nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích nổi tiếng, tạo cho học sinh có cảm giác khi lên thư viện như là mình đang bước vào một thế giới cổ tích thần tiên. - Các em lên thư viện có thể tự do lựa chọn những cuốn sách mà mình yêu thích, lên thư viện bất cứ khi nào vào các giờ mở cửa . - Học sinh được đi lại tự do, trao đổi thông tin về các cuốn sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn ngay tại thư viện. 2.7 Tổ chức “giới thiệu sách bằng bảng treo di động” - Kết hợp với các hình thức tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng, giới thiệu sách ở bảng giới thiệu sách, giới thiệu sách bằng bảng treo di động được tổ chức khi có sách mới nhập về hoặc phục vụ cho các cuộc thi: học sinh giỏi, các cuộc thi của Đoàn, Đội. - Thực hiện: Đóng bảng focmica khung nhôm gắn cặp sắt để bìa sách và bài giới thiệu cuốn sách (12 cặp). Các khối trưởng lựa chọn báo cần theo đề tài phù hợp với các chủ điểm hoặc sách báo mới nhập, viết bài giới thiệu cho từng cuốn sách báo. Phô tô bìa ( phô tô màu) hoặc trang tên sách kèm bài giới thiệu gắn lên bảng. Bảng được treo ở bảng tin, phòng đội hoặc gốc cây sân trường để học sinh xem được ở mọi lúc mọi nơi. Sau những buổi giới thiệu sách bằng bảng treo di động, học sinh lại đến thư viện đọc sách báo nhiều hơn. 2.8. Phát huy tối đa vai trò của cán bộ thư viện: Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều thì phải nói đến một nhân tố rất quan trọng không thể thiếu đó chính là vai trò nòng cốt của cán bộ thư viện trường học. Cán bộ thư viện phải là người hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, nắm chắc những kiến thức chuyên môn cần thiết đồng thời thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên, thăm dò tìm hiểu học sinh để nắm bắt được trong buổi học đó có tài liệu gì cần dùng đến để có kế hoạch báo cáo với lãnh đạo nhà trường nhằm bổ sung kịp thời. Cán bộ thư viện cần có thái độ hòa nhã, gần gũi, thân thiện, tận tình phục vụ bạn đọc. Kịp thời nắm bắt nhu cầu bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng, tra tìm tài liệu khi họ cần. Tạo mối quan hệ tốt với thư viện các trường khác để thường xuyên trao đổi thông tin đa chiều, trao đổi vốn tài liệu giữa các thư viện nhằm đảm bảo thư viện luôn cập nhật tài liệu mới phục vụ bạn đọc trong và ngoài nhà trường. Ngoài việc đọc sách tại thư viện tôi còn tạo điều kiện để học sinh được mượn tài liệu về nhà nhằm mục đích tạo thói quen đọc sách cho các em. 10
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết quả của đề tài Qua thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao hoạt động đọc sách trong thư viện bằng việc tạo hứng thú đọc và nâng cao kỹ năng đọc sách, Thư viện trường THCS tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Học sinh thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Các tiết đọc sách của học sinh khối 7 giờ đã được các em đón nhận một cách nồng nhiệt và chủ động hơn. Các em tìm đến sách, chủ động hỏi cán bộ thư viện quyển sách mình cần tìm, không e dè như trước mới đầu vào năm học nữa. Các em chủ động thi kể lại, tóm tắt nội dung cuốn sách mình vừa đọc, các bạn khác nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Vào các tiết ra chơi giữa giờ, các tiết trống hoặc các tuần đệm kết thúc của mỗi học kỳ, số học sinh lên thư viện ngày càng đông hơn, phần vì lý do đọc cho vui đọc để giải trí, phần vì các em đã có ý thức hơn trong việc đọc sách là một niềm vui mỗi ngày. Các em thích thú khi đọc một câu chuyện hay và mượn giấy bút cô Thủ thư để ghi lại, say mê vẽ tranh theo hình trong câu chuyện…. Nhờ tổ chức và hoạt động có hiệu quả nên Thư viện và nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định: Đến nay thư viện nhà trường đã có tổng số 5300 bản, trong đó sách tham khảo là bản (4.02 bản / 1 học sinh), sách nghiệp vụ là: 746 bản (29 bản / 1 giáo viên), sách giáo khoa là: 1108 bản (đảm bảo 100 % học sinh có đủ sách giáo khoa, cấp miễn phí cho học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách…), báo tạp chí có đến 7 loại như Giáo Dục, toán học& tuổi trẻ, Tạp chí giáo dục thủ đô…. 1. Đối với học sinh: Thư viện đã thu hút 80% học sinh đã đến thư viện mượn và đọc sách tại chỗ. Nhờ đó, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh ngày càng tiến bộ. Giáo viên Học sinh Thời gian Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ % lượng % Năm học 2015-2016 32 100% 351 70% Năm học 2016-2017 34 100% 385 75% Học kì I năm học 2017- 2018 37 100% 469 80% Nhờ đó, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh ngày càng tiến bộ. * Về giáo dục đạo đức: Ý thức đạo đức của các em học sinh ngày càng tốt hơn, thể hiện thông qua việc đánh giá xếp loại đạo đức cuối năm học như: - Năm học 2015-2016: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm: 80%, hạnh kiểm khá: 15%, hạnh kiểm TB : 4.5%, hạnh kiểm yếu: 0.5%. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt ngày một tăng - Năm 2016 - 2017 Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm: 81.2%, hạnh kiểm khá: 15%, hạnh kiểm TB : 3.5%, hạnh kiểm yếu: 0.3%. 11
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh - Học kì I năm 2017- 2018 đạt 83%, tỷ lệ học sinh xếp loại TB và yếu giảm dần. * Về kết quả học tập: Nhờ có thư viện mà các em học sinh chăm chỉ sưu tầm tài liệu, tìm hiểu kiến thức, có ý thức tự học và sáng tạo… và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. - Chất lượng giáo dục đại trà: Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi ngày một tăng và tỉ lệ học sinh xếp loại yếu giảm dần. - Chất lượng mũi nhọn: Tỷ lệ học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và đạt giải qua mỗi năm học tăng dần 2.Đối với giáo viên: Thư viện đã thu hút tất cả giáo viên trong trường đã đến thư viện mượn sách đọc. Nhiều giáo viên mượn hàng chục lượt sách mỗi tháng. Việc đọc đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của mình, cụ thể như: Năm học 2015 – 2016: - GV giỏi cấp trường chiếm 30%. - 01 Giáo viên có học sinh đạt giải môn Sinh học cấp Thành phố. - 01 Giáo viên đạt giải kì thi giáo viên dạy giỏi môn GDCD - 03 Giáo viên có học sinh giỏi môn: Công nghệ, GDCD. Năm học 2016 – 2017: - 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn, Công nghê, Toán, Vật lí - Nhiều giáo viên trẻ có học sinh giỏi được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Học kì I năm học 2017 – 2018: - 03 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD. II. Bài học kinh nghiệm: Bước đầu phong trào đọc sách của trường THCS có được ở giáo viên và các em học sinh. Đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ cuả các cấp lãnh đạo, của hiệu trưởng và cả ban giám hiệu, của hội cha mẹ phụ huynh học sinh cùng với tổ chuyên môn . Nề nếp này được duy trì và phát huy hơn nữa cần phải có những bài học kinh nghiệm sau: 1. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết nhà trường phải có thư viện. Có phòng đọc sách cho giáo viên, phòng đọc sách cho học sinh . 2. Lịch đọc và mở cửa có quy định cụ thể , nề nếp duy trì tốt . 3. Người giáo viên thư viện phải là người có nhiệt tình, say mê với công tác sách, đồng thời phải có năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Biết kết hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo . 4. Công tác thư viện của nhà trường phải được ban giám hiệu, hội đồng giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua. 5. Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí.... mới theo từng quý từng năm, phải thường xuyên và liên tục. 6. Giới thiệu tuyên truyền sách, báo ...cần có sự góp sức của những đồng chí giáo viên chủ nhiệm. 12
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 13
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh III. Kiến nghị: Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có những kiến nghị sau: 1. Với Phòng Giáo dục đào tạo: - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện một cách thường xuyên, tạo điều kiện cho họ có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm các thư viện tiên tiến trong và ngoài huyện. - Tham mưu, kết hợp với các tổ chức để đưa sách về phục vụ giáo viên và học sinh các vùng nông thôn, điều chỉnh và bổ sung kinh phí cho thư viện trường học. 2. Với nhà trường: - Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua của giáo viên . - Ban phụ trách đội đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua theo từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động . 3. Với đồng nghiệp: - Luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện như phát động sách giáo khoa… Đặc biệt là công tác tuyên truyền giới thiệu sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo viên, học sinh. -Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng thư viện ngày một tốt hơn. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.”. Do điều kiện và khả năng hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của các cấp để tôi ngày một hoàn thiện hơn trong công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gia Lâm, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Hoàng Thi Thu Nhàn 14
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh D. BÀI GIỚI THIỆU SÁCH MINH HỌA, TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI GIỚI THIỆU SÁCH: “NHỮNG NHÂN VẬT TÊN CÒN TRẺ MÃI” TÁC GIẢ: Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến! Để có thể hình thành, xây dựng và phát triển văn hóa đọc, trong xã hội hiện đại nói chung, trong giới trẻ chúng ta nói riêng, không phải chỉ cần những tấm lòng yêu sách, ham đọc sách mà còn rất cần những quyển sách chất lượng để phục vụ cho nhu cầu đọc ấy. Đến với buổi giới thiệu sách ngày hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh một quyển sách vô cùng tuyệt vời, quyển sách mang tên “Những nhân vật tên còn trẻ mãi” do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng biên soạn và được NXB Kim Đồng xuất bản năm 2012, tái bản lần 1 năm 2015. Sách khổ 25x25,5cm với 156 trang in màu trên chất liệu giấy trắng dày đẹp đẽ. Ngay trang bìa, với vốn kiến thức đã có, bạn đọc có thể nhận ra ngay được các nhân vật vô cùng quen thuộc chính là: Kim Đồng, Trần Quốc Toản, Lý Chiêu Hoàng, Lê Quý Đôn,... Ngay chính giữa, là dòng chữ in đậm màu đen: “Những nhân vật tên còn trẻ mãi” nổi bật trên bìa sách màu trắng đơn giản mà trang trọng, thanh lịch mà đầy sức hút, gây ấn tượng mạnh về thị giác từ đó đưa đến hiệu quả về cả nhận thức. Để lý giải nhan đề sách, xin được mượn lời dẫn được in ngay trang bìa cuối: “Các bạn trẻ bao giờ cũng say mê những nhân vật phi thường, những tấm gương oanh liệt. Đồng thời, bao giờ cũng thích những gì gần gũi với mình…Trong lịch sử nước ta, không ít bậc danh nhân, anh hùng, hào kiệt xưa cũng như nay có tuổi thơ hết sức bình dị. Họ cũng có một gia đình để yêu thương, một quê hương để gắn bó, một người thầy để học hỏi những điều hay lẽ phải, họ cũng có khi nghịch ngợm đến phải bị mắng, bị đòn. Nhưng mặt khác, họ còn là những người đã sớm bộc lộ khí phách khác thường, sớm để lại dấu ấn khiến cho cuộc đời họ vừa có nét bình thường mà lại vẫn đầy phi thường. Những con người ấy, không còn nghi ngờ gì nữa, là Những nhân vật tên còn trẻ mãi trong tâm trí mỗi bạn trẻ đang khao khát vươn lên”. Lật giở từng trang sách ta đều thấy mỗi câu chuyện đều có hình ảnh minh họa đi kèm. Từng câu chuyện về mỗi nhân vật sẽ đưa độc giả đi hết từ bất ngờ này đến thú vị khác khi nhận ra điều gì đã hun đúc nên một tinh thần Việt quật cường trong con người họ từ khi còn rất trẻ. Trẻ như Thánh Gióng mới lên ba tuổi mà đã giúp dân đánh giặc Ân xâm lược. Như Lê Quý Đôn với câu chuyện “Rắn đầu rắn cổ mà nên” đã sớm có ý thức phải “siêng học “, “kẻo hổ mang danh tiếng thế gia” để rồi sau này trở thành một học giả uyên bác. Học giả Bùi Huy Bích đã nhận xét “ Học vấn sâu rộng văn chương lỗi lạc, thông minh nhất đời, trước tác không biết mệt. Nước Nam ta trong khoảng hai trăm năm nay mới có một người như thế”. Hay trẻ như Lý Chiêu Hoàng – nữ hoàng cuối cùng triều Lý – lên ngôi từ năm lên 7 tuổi, để rồi sau này phải hi sinh quyền lợi dòng họ và bản thân, quên mình vì nghĩa lớn. Hòa mình vào mỗi trang sách như ngồi vào chiếc máy thời gian, ngược dòng lịch sử và sống trong tuổi thơ của những con người đã làm nên lịch sử nước Nam mà ta hằng ngưỡng mộ… Với hơn 150 15
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh trang in màu và nhiều hình ảnh sinh động, cuốn sách gồm 35 câu chuyện tập trung kể về thời trẻ của 35 nhân vật nổi bật trong cả truyện truyền thuyết và lịch sử gắn liền với những sự kiện lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ thời Hùng Vương dựng nước cho tới thời kì cách mạng sau này. Sự lựa chọn bao gồm cả những người có thật và cả nhân vật trong truyền thuyết, bởi như suy nghĩ của nhóm biên soạn “trong đời sống của người Việt ta, lịch sử và truyền thuyết nhiều khi đã hòa nhập làm một tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần đầy sức sống”. Trẻ như anh Lý Tự Trọng, chưa đầy 17 tuổi, là người cộng sản Việt Nam đầu tiên ra trước tòa án đại hình của thực dân Pháp và dõng dạc tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể nào là con đường khác”; như chị Võ Thị Sáu – người con gái Đất Đỏ dũng cảm, một người con gái anh hùng: Trên cành chim hót chim ơi Ta làm cách mạng ta vui đến cùng Ngày mai chim đến mà ăn Nhà tù Côn Đảo thành đồng lúa thơm… Họ sinh ra và lớn lên vào những giai đoạn lịch sử khác nhau của dân tộc, xuất thân từ những thành phần khác nhau từ những người dân bình thường đến sinh viên trí thức đến người công nhân lao động. Nhưng ở họ có một điểm chung, đó là lòng yêu nước nồng nàn. Họ là những người sống mãi Nếu là con chim chiếc lá Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình! Nhờ cách sử dụng ngôi kể thứ ba và những từ ngữ dễ hiểu, tác giả đã cho ta thấy rõ nét về những nhân vật chính trong câu chuyện. Một chàng Chử Đồng Tử khỏe khoắn, chăm chỉ; một Đinh Bộ Lĩnh gan dạ, mưu trí. Một chị Võ Thị Sáu dũng cảm, yêu nước. Tất cả hòa quện lại với nhau tạo nên những tình tiết khó phai trong lòng người đọc, người nghe. Ngoài ra, tác giả kể chuyện theo trình tự thời gian, không gian: Từ lúc yên bình tới lúc kịch tính gay cấn nhất khiến độc giả dễ dàng hiểu hơn về nội dung câu chuyện. Và các bạn biết không có một điều đặc biệt ở cuốn sách này, là sự nỗ lực của nhóm tác giả biên soạn theo cách thức để bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích hơn sách danh nhân. Những câu chuyện hấp dẫn, sinh động, nhiều tình tiết, với những điểm nhấn gây ấn tượng; và còn có thêm phần thông tin mở rộng linh hoạt. Mỗi nhân vật được kể đều gắn với một bối cảnh lịch sử, với không khí của thời đại, văn hóa của thời đại đó, và tùy từng nhân vật lại có góc nhìn thích hợp, từ câu chuyện nhân vật đến những vấn đề văn hóa giúp bạn đọc ở trong nước hay nước ngoài có thêm nhiều kiến thức về văn hóa, lịch sử đất nước. Như trong câu chuyện về tuổi trẻ Đinh Bộ Lĩnh, vị vua thuở nhỏ là cậu bé chăn trâu chơi trò trận giả, có phần mở rộng về loạn 12 sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp loạn, thống nhất đất nước. Họăc trong câu chuyện về Trần Quốc Toản, có câu chuyện về tước vương và tước hầu. Thế nào là Hoài Văn Hầu? Tại sao lại 16
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh Chiêu Văn Vương… Kế bài về trạng nguyên trẻ tuổi Mạc Đĩnh Chi, một nhân vật rất giỏi về câu đối, là phần mở rộng hết sức thú vị về câu đối là gì… Với nội dung phong phú, tranh minh họa rất đẹp, chân thực, bắt mắt kèm theo những thông tin bổ ích về nhiều lĩnh vực khác nhau, cuốn sách này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng không chỉ dành cho thiếu nhi mà còn dành cho bạn đọc nhiều lứa tuổi. Không những vậy “Những nhân vật tên còn trẻ mãi” còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Hi vọng rằng, phần giới thiệu sách ngày hôm nay của đội chúng mình sẽ tạo được cảm hứng đọc ở các bạn về quyển sách “Những nhân vật tên còn trẻ mãi” nói riêng và khơi dậy hứng thú tìm tòi, nuôi dưỡng thói quen đọc sách ở các bạn nói chung. Xin mời quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn học sinh đến thư viện nhà trường tìm đọc cuốn sách nhé. Xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đã lắng nghe! 17
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh BÀI GIỚI THIỆU SÁCH: “BÚP SEN XANH” TÁC GIẢ: SƠN TÙNG Kính thưa các thầy cô giáo! Các bạn học sinh thân mến! Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh Như một niềm tin, như dũng khí Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh” Lời thơ trên đã ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong lòng Nhân dân Việt Nam và thế giới. Năm 1990 nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO - tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên Hợp Quốc long trọng đưa tên Người vào trang vàng những danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu đã làm nên lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX. Và chắc hẳn đối với mỗi người Việt chúng ta mỗi khi nhắc đến hai tiếng thiêng liêng Bác Hồ có lẽ sẽ không ai lại không khỏi xúc động, lòng dâng trào những cảm giác khó tả. Thứ tình cảm ấy giống như một mạch nước ngầm thấm đến tận cùng những tâm hồn xa lạ. Trong số những tác phẩm viết ca ngợi Hồ Chủ tịch, tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được coi là một kiệt tác. Nhà Văn Sơn tùng đã miệt mài trên hành trình đi tìm dấu ấn nhân chứng lịch sử, thai nghén tác phẩm từ năm 1948 đến năm 1980 mới hoàn thành. Năm 1981, tác phẩm ra đời gây một tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam. Sơn Tùng đã viết thành công “Búp sen xanh” có lẽ bởi ông có tấm lòng thành kính đặc biệt và nguyện vọng thiết tha được viết về Bác. Sách đã tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng khác nhau điều đó thể hiện sự lan tỏa của cuốn sách và vẻ đẹp sáng ngời của Hồ Chủ tịch. Ngày hôm nay chúng em xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tiểu thuyết “Búp sen xanh” của Sơn Tùng do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2010, sách dày 343 trang, khổ 13x19 cm. Trang bìa gam màu xanh nhạt, nổi bật biểu tượng bông sen xanh cách điệu tượng trưng cho sự tinh tuý thanh cao đáng trân trọng nhất. Trang bìa sau là dòng chữ “ Các bậc thiên tài không có sẵn. chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người và đi vào đời…” Tác phẩm đã dựng lại quãng đời niên thiếu của Bác Hồ một cách công phu, thể hiện quá trình hình thành tính cách của bậc vĩ nhân mà tầm tư tưởng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, được cả thế giới ngưỡng mộ. Sách gồm 3 phần: Phần I: Thời thơ ấu Phần II: Thời niên thiếu Phần III: Tuổi hai mươi Nội dung câu chuyện được tác giả kể thật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Ta hãy đến Nghệ An trở lại năm 1890: Tại làng Chùa huyện Nam Đàn đang diễn ra một sự kiện trọng đại của một gia đình… Trong khói làng Chùa nhoè khói sương lam, cánh cổng trống làm bằng khung tre kết cành rào, hình chữ nhật đã được sập xuống, cài chặt. Khu vườn nhà ông đồ Hoàng Xuân Đường trở nên một cõi riêng biệt, kín bưng. Hương sen từ ngoài đồng bay theo gió pha lẫn mùi bồ kết cháy từ nồi than trong buồng toả ra ngào ngạt. Bà Hoàng Thị Loan vừa 18
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh sinh hạ người con thứ ba… Khi ấy chưa ai biết rằng ngày này sẽ trở thành một mốc son lịch sử, không chỉ cho gia đình thầy Nguyễn Sinh Sắc, mà cho cả đất nước Việt . Đó là ngày chú bé Nguyễn Sinh Côn – Hồ Chí Minh ra đời. “Tôi đặt tên cho cháu là Côn, tự là Tất Thành”, ông ngoại Hoàng Xuân Đường giải thích. Tại sao ông lại đặt cho cậu bé cái tên như vậy? Cái tên ấy có ý nghĩa gì? Trong Búp sen xanh đã giải thích thật lý thú. Với văn phong rất đỗi giản dị nhưng vô cùng biểu cảm, lối kể chuyện tự nhiên nhưng cũng rất tinh tế, sắc sảo, ngòi bút khắc họa nhân vật rất chân thực tính cách cậu bé Nguyễn Sinh Côn…cứ thế người đọc như được thả hồn, ngược dòng chảy tháng năm để trở về bên Bác. Khoảng đời niên thiếu ấy được tái hiện sinh động bằng những chi tiết cuộc sống thường nhật với nỗi buồn, niềm vui, đắng cay, lòng hiếu thảo, sự ham học, tò mò… Hình ảnh bé Côn với nét tính cách tinh nghịch, hóm hỉnh, thơ ngây hiển hiện trong đầu bạn đọc. Chuyện cậu thường rủ bạn bè trêu chó để chúng sủa om sòm đến tai quan Phó bảng, kết quả là cậu phải nhận một hình phạt nghiêm khắc của cha. Hình phạt ấy như thế nào? Xin mời các bạn đọc trang 133 để hiểu thêm tuổi thơ của cậu bé Côn. Cậu vừa được tắm mình trong môi trường quê hương giàu truyền thống văn hóa, vừa được sự giáo dục của người cha nghiêm khắc và mực thước. Có phải chăng chính điều đó đã góp phần hình thành tính cách tốt đẹp của Côn sau này? Chúng ta cũng thật sự thích thú trước những lời thoại rất dí dỏm, tinh nghịch, thông minh, ham học hỏi của bé Côn... Để rồi có lúc trái tim ta như quặn thắt, lòng ta rưng rưng, bùi ngùi xúc động, nghẹn ngào trước những cảnh thương tâm khi bé Côn mất mẹ trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng, bàng hoàng đau đớn bủa vây…. Sau đó là cảnh em trai hấp hối vì khát sữa mẹ…Và bao nhiêu trang viết xúc động như thế mãi neo đậu trong tâm hồn người đọc những ấn tượng sâu sắc, khó quên. Trong phần 3, tác phẩm tái hiện tuổi hai mươi của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành. Bạn đọc khó mà quên được mốc lịch sử ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày 5 tháng 6 năm 1911 trên con tàu của đô đốc La- tút- sơ Trê -vin, người thanh niên Nguyễn Tất Thành mang bao hoài bão, lý tưởng cao cả cháy bỏng, sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước, tìm ánh sáng cho quê hương bằng hai bàn tay trắng. “ Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm con tầu dưới chân Bác”…. ( Chế Lan Viên) Trong lúc ấy hình ảnh quê hương với người con gái Sài Gòn – mang tên Út Huệ đã “choán lấy trái tim anh”, là động lực để anh mạnh mẽ bước trên con đường “đi tìm hình của nước”… “Anh nghe tiếng còi tàu nhọn hoắt khoan vào không gian nhức nhối… Anh bước sải chân vội vã xuống tàu. Gương mặt người con gái Sài Gòn chập chờn trước mắt anh như một búp sen quê hương. Và cả khuôn mặt Việt choán lấy trái tim anh”. Với tấm lòng kính yêu lãnh tụ vô hạn, Sơn Tùng trung thành với sự thật lịch sử và đã thể hiện thành công tính cách nhân vật chính. Một số chi tiết và 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 328 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 38 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn