Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn Sinh học 8
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn Sinh học 8" nhằm tạo ra một giờ học sôi nổi, thông qua việc học sinh được tham gia các hoạt động học, quan sát, tìm tòi để đưa ra kiến thức; Khơi dậy hứng thú của học sinh với môn học, phát huy tính tính cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn Sinh học 8
- UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hương Khê, ngày 15 tháng 01 năm 2021 BÁO CÁO BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 20202021 Tên biện pháp: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn sinh học 8 Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Trong xu thế đổi mới nền giáo dục nước nhà, giáo dục THCS đang dần có những chuyển biến tích cực nhằm đạt mục tiêu chung của nền giáo dục hiện đại. Cùng với đó Sinh học cũng là một trong những môn học có nhiều sự đổi mới do tính thực tiễn cao. Sau nhiều năm giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học môn sinh học còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Sinh học 8 nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cơ thế người từ đó giúp học sinh biết được các biện pháp rèn luyện thân thể, có các hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ chính mình, người thân, cộng đồng và môi trường. Thế nhưng phần lớn học sinh còn thờ ơ với môn sinh học, không hứng thú với bộ môn, số học sinh yêu thích môn sinh học, ham tìm hiểu kiến thức sinh học còn hạn chế. Trong giờ học các em còn thụ động, chưa tích cực, kết quả học tập chưa cao dẫn đến các em không vận dụng được vào cuộc sống. Vì vậy tôi xin đưa ra: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn sinh học 8”. 2. Tính cấp thiết của vấn đề. Trong thực tế khi lên lớp nhiều giáo viên vẫn còn lạm dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp là chủ yếu do vậy chưa phát huy hết trí lực của học sinh. Vì [1]
- vậy nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên không biết sử dụng tốt phương pháp tạo hứng thú trong học tập thì học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều hoặc chỉ nhìn sách giáo khoa để trả lời, không hiểu được bản chất của kiến thức trọng tâm và đặc biệt sẽ không giải thích được một số hiện tượng sinh học trong đời sống thường ngày. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường còn nhiều hạn chế, thiếu thốn. Đặc biệt là đồ dùng dạy học, tranh ảnh sử dụng cho việc dạy và học môn sinh học rất thiếu thốn, nếu có thì rất cũ, tranh ảnh rách, xấu xí, nói đúng hơn là không còn phù hợp với phương pháp mới và thời đại 4.0. Về học sinh: Trước xu hướng học tập hiện nay học sinh phần lớn chỉ chú trọng học Toán, Ngữ văn, Tiếng anh nên học tập môn sinh học không được các em quan tâm, chú trọng. Từ đó việc đưa ra một phương pháp để phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy là rất cần thiết. 3. Mục tiêu. Tạo ra một giờ học sôi nổi, thông qua việc học sinh được tham gia các hoạt động học, quan sát, tìm tòi để đưa ra kiến thức. Khơi dậy hứng thú của học sinh với môn học, phát huy tính tính cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn học. 4. Đối tượng: Học sinh lớp 8. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP. A. Giải pháp. Sinh học 8 nghiên cứu về cấu tạo và chức năng cơ thể người, rất trừu tượng, nên khi học sinh chỉ được nhìn các tranh ảnh trong sgk, đọc và lắng nghe giáo viên giảng các em gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, không gây hứng thú học tập cho các em, dẫn đến giờ học không hiệu quả. Nên để tạo hứng thú học tập cho các em,tạo ra một tiết học sôi nổi, tất cả học sinh đều làm việc, phát huy năng lực của học sinh, tôi đã sử dụng kết hợp các phương án sau: 1. Tôi sử dụng giáo án Powerpoint kết hợp với giáo án thường. Tôi chỉ sử dụng trình chiếu các hình ảnh minh họa, ảnh động, trò chơi, nội dung phiếu học tập, không thay thế nội dung ghi bảng. [2]
- Tất cả tranh trong SGK đều được trình chiếu trên máy chiếu, hình ảnh đẹp, rõ ràng. Đồng thời với những hình ảnh mô tả các quá trình như: + Bài 16: Khi trình chiếu sơ đồ vòng tuần hoàn với hình ảnh động, học sinh sẽ thấy được sự co bóp của tim và sự vận chuyển của máu trong vòng tuần hoàn. + Bài 21: Khi sử dụng hình ảnh động cho h21.4 học sinh sữ thấy sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. + Bài 24: Với hình ảnh động học sinh thấy được cử động nắp thanh quản. + Bài 29: Với hình ảnh động h 29.3 học sinh thấy được con đường hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể vv. Với những hình ảnh rõ ràng, mô phỏng chính xác học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức,ghi nhớ nhanh và sâu sắc. 2. Sử dụng internet để cho học sinh xem các vide trên youtube, qua đây với những hình ảnh sống động, học sinh hào hứng,tập trung và dễ đạt được kiến thức của bài. VD: + Trong bài tim và hệ mach tôi sẽ cho học sinh xem các video sau: https://www.youtube.com/watch?v=OVRSjRyadBQ + Bài tuần hoàn máu tôi cho học sinh xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=S5tow8SVsZE + Bài tiêu hóa và các cơ quan bài tiêu hóa: https://www.youtube.com/watch?v=ga4_6PcETt8 Những video này thu hút sự tập trung theo dõi của học sinh, làm cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả. Nhưng chỉ sử dụng ở phần củng cố, vận dụng, làm cho giờ học thu hút các em đến những phút cuối. Sử dụng các trò chơi 1 cách linh hoạt để vừa giúp học sinh tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng. Ví dụ như trò: rung chuông vàng, vượt chướng ngại vật, ai là triệu phú, hái táo… Những trò chơi này sử dụng hiệu quả cho phần khởi động, mở đầu cho một giờ học lí thú, đồng thời qua đây kiểm tra kiến thức của các em ở bài học trước. Khi tổ chức trò chơi có 2 hình thức: [3]
- + Một là cá nhân hoạt động độc lập. + Hai là hoạt động theo nhóm. 3. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải diễn ra thường xuyên, kịp thời, chính xác, đúng lúc. Khi học sinh trả lời đúng phải khen tốt, nếu trả lời chưa đúng thì yêu cầu học sinh ngồi xuống và suy nghĩ thêm. Với cách ứng xử này sẽ kích thích được hứng thú học tập ở học sinh. 4. Sinh 8 liên hệ thực tế rất nhiều, giáo viên nên khai thác tốt mảng này. Qua một số câu chuyện hoặc qua phần giải thích, liên hệ học sinh nắm được một số kiến thức bài học giúp học sinh nhớ lâu hơn, tăng thêm tính hấp dẫn của bộ môn, thu hút sự chú ý, say mê học tập nghiên cứu của học sinh, các em biết cách chăm sóc bản thân, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ cơ thể. 5. Sau mỗi giờ dạy tôi luôn có ít nhất 1 câu hỏi nâng cao, sau 1 chủ đề có hệ thống câu hỏi ôn tập, yêu cầu học sinh hoàn thành nhằm mục đích phát huy tính tự học, tìm tòi,khai thác các thông tin của học sinh. Đặc biệt khi học sinh hoàn thành được các bài tập này các em sẽ có 1 kiến thức vững chắc về sinh học. Và từ đây tìm ra nguồn học sinh giỏi môn sinh học. B. Kết quả đạt được. Trong năm học 20202021 này, tháng 9 và đầu tháng 10 vì nhà trường chưa có điều kiện để cho riêng một phòng sinh học nên tôi chưa thực hiện được các biện pháp này trong các lớp tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy. Vào thời điểm đó dù cô và trò đã thay đổi phương pháp dạy và học theo phương pháp mới nhưng giờ học vẫn diễn ra không sôi nổi, học sinh vẫn thụ động, khó tìm ra kiến thức mới. Từ cuối tháng 10, sau khi nhà trường đã trang bị đầy đủ máy chiêu và cho chúng tôi một phòng sinh học riêng, tôi đã áp dung phương pháp trên và nhận thấy sự thay đổi rất lớn trong giờ dạy và học. Học sinh luôn hào hứng chờ đón các trò chơi, quan sát tranh, theo dõi video để từ đó rút ra kết luận. Cả cô và trò đều cảm thấy giờ học lí thú. Kết quả tổng kết điểm môn sinh học kì 1 các lớp tôi giảng dạy như sau: Lớp TS Giỏi Khá TB Yếu 8A1 40 25 62.5% 13 32,5% 2 5% [4]
- 8A2 36 16 44.4% 14 38,9% 6 16,7% 8A3 38 15 39,5% 21 55.2% 2 5,3% 8A8 37 14 38% 19 51,4% 4 10,6% 8A9 39 12 31% 18 46% 9 23% Năm học 20192020 việc thu hút học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn sinh học 8 gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có 4 em đăng kí tham gia và theo học ôn thi. Nhưng năm học này sau khi áp dụng các phương pháp trên đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia thi học sinh giỏi, buổi đầu đã có 47 học sinh tham gia. Đây là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy hiệu quả của phương pháp mà tôi đã thực hiện. Vở ghi chép của học sinh (có ảnh kèm trong lúc báo cáo). Một số hình ảnh, video quay lại hoạt động của học sinh trong các tiết dạy (có ảnh, video kèm theo trong lúc báo cáo). III. KẾT LUẬN. Việc vận dụng một số biện pháp này đã đạt được một số kết quả nhất định. Trước hết là những kinh nghiệm này rất phù hợp với yêu cầu giảng dạy hiện nay, thật sự góp phần tích cực thực hiện sự đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng nghiên cưu bai hoc, ́ ̀ ̣ phát triển năng lực phẩm chất học sinh, phat huy ́ tích cực chủ động và giúp các em rèn luyện khả năng chủ động lĩnh hội kiến thức góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Nhờ có sự đầu tư vào kế hoạch giảng dạy, nỗ lực phấn đấu của giáo viên và học sinh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, học sinh học tập tốt bộ môn, kết quả học tập từng bước được nâng dần, tỉ lệ học sinh giỏi tăng, không có học sinh yếu kém bộ môn.học sinh hiểu sâu sắc bài học và nắm vững được kiến thức cơ bản trọng tâm. Học sinh có hứng thú yêu thích bộ môn. Khả năng ứng dụng: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn sinh học 8 ” có khả năng ứng dụng thực tiễn, và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn trường. Có thể áp dụng cho các lớp và một số môn khác. [5]
- Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường chắc hẳn còn nhiều hạn chế chưa thể giải quyết được trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học. Rất mong đồng nghiệp và quản lý trong ngành giáo dục, có nhiều kiến tạo để chúng tôi cùng học hỏi và cùng nhau xây dựng phương pháp giảng dạy Sinh học tốt hơn và để những tiết học ngày càng hoàn thiện hơn. NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Nguyễn Thị Vân Anh [6]
- XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Biện pháp: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ dạy với môn sinh học 8” đã được triển khai tại đơn vị, mang lại hiệu quả. Nhờ có sự đầu tư vào kế hoạch giảng dạy, nỗ lực phấn đấu của giáo viên và học sinh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, học sinh học tập tốt bộ môn, kết quả học tập từng bước được nâng dần, tỉ lệ học sinh giỏi tăng, không có học sinh yếu kém bộ môn. Một số giải pháp đó đã tạo hứng thú, phát huy tính tích cực học tập cho học sinh ở môn sinh học, thể hiện nhiều ưu việt, học sinh hiểu sâu sắc bài học, hứng thú yêu thích bộ môn và nắm vững được kiến thức cơ bản trọng tâm. Hương khê, ngày 15 tháng 01 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Trung Thành [7]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 328 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học lớp 6
21 p | 137 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu Nhân vật trong tác phẩm văn học
16 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu ngồi
21 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn (60m) để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8
20 p | 64 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước lớp 6
14 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy Sinh học 8
30 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số bài tập nâng cao chất lượng cho đội tuyển Đá cầu khi tham gia Hội khỏe phù đổng
21 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
16 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn