intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh

Chia sẻ: Quynh Top | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

121
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng anh cho học sinh” nhằm cung cấp một số giải pháp giúp thay đổi không khí trong tiết học, làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh

  1. MỤC LỤC A. Phần mở đầu                                                                  2       I. Lý do chọn đề tài                                                       2       II. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu                                   3 B. Phần nội dung 4       I. Cơ sở lý luận 4       II. Thực trạng vấn đề 4       III. Giải quyết vấn đề 5            1. Sử dụng âm nhạc trong giờ học ngoại ngữ 5            2. Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ 7           3. Hiệu quả của giải pháp 8 C. Bài học kinh nghiệm và kết luận. 10       I. Bài học kinh nghiệm 10       II. Kết luận 10
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới phong phú, đa dạng về văn hóa và  ngôn ngữ. Điều này đòi hỏi mỗi người phải học hỏi và khám phá. Học ngôn ngữ là hình  thành một công cụ giao tiếp mới để trao đổi những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến, tìm  hiểu các nền văn hóa, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau, hình thành ý thức  công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua  việc học ngôn ngữ và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về  ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất trên thế giới hiện  nay. Học Tiếng Anh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua các  kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời là một trong những điểm khởi đầu quan trọng góp  phần vào việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong  tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội, cũng như trang bị những kĩ  năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngôn ngữ khác trong tương lai.  Mặc dù Tiếng Anh là môn học dễ thu hút sự  chú ý của học sinh dựa trên hệ  thống   chủ  điểm (themes) và chủ  đề  (topics) thú vị, hấp dẫn và gần gũi với đời sống hàng ngày  của các em. Tuy nhiên ở giai đoạn này, năng lực nhận thức của các em được hình thành và   phát triển dựa trên cơ sở tư  duy cụ thể. Các em chưa có khả  năng nắm bắt ngôn ngữ  một   cách hệ  thống và phân tích ngôn ngữ  một cách có ý thức, các em không có được sự  tập   trung lâu, dễ bị nhàm chán. Do vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết   định, là vấn đề  được đặt lên hàng đầu. Để  có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt,  tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải  thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn . Song song với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học  ở  tất cả  các cấp học nhằm  nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, việc dạy và học Tiếng Anh cho học sinh cũng cần  phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động và sáng tạo   2
  3. của người học, xem học sinh là chủ  thể  của quá trình dạy học và giáo viên là người tổ  chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Để đáp ứng một phần mục đích   này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng anh, tôi nhận thấy phương pháp học tốt  nhất của học sinh  ở độ  tuổi này là học ngôn ngữ thông qua hoạt động tương tác (trò chơi,   bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh…). Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn   đề  tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng anh cho học sinh” nhằm cung cấp một  số  giải pháp mà bản thân tôi đã và sẽ  tiếp tục phát huy giúp thay đổi không khí trong tiết  học, làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và tiếp thu  kiến thức một cách sâu sắc. II/ ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng anh cho học sinh. 2. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu và tổng kết kinh nghiệm thực tế  về  vấn đề  sử  dụng các hoạt động   tương tác như trò chơi, các bài hát, video để  tạo sự hứng thú, ham học của học sinh trong   các tiết học môn tiếng Anh. 3. Phạm vi nghiên cứu:  Trường THCS Trần Phú, Thành phố Vũng Tàu. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thông tư 32/2018/TT­BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông đã cụ thể hoá mục  tiêu giáo dục phổ  thông, giúp học sinh làm chủ  kiến thức phổ  thông, biết vận dụng hiệu   quả  kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự  học suốt đời, có định hướng lựa chọn   nghề  nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ  xã hội, có cá   tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ  đó có được cuộc sống có ý nghĩa và  đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Trong các trường trung học hiện nay,Tiếng anh được đưa vào giảng dạy như  là một   ngoại ngữ cơ bản, là môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của   học sinh. Cũng như  những môn học khác, môn Tiếng anh được xây dựng nhằm cung cấp   3
  4. những  tri  thức  ban  đầu  về  ngôn  ngữ  nước ngoài, giúp học sinh có một công cụ giao tiếp  mới ngoài tiếng mẹ đẻ, bước đầu phát triển khả năng nhận biết, tư duy có phê phán và các   kĩ năng tiền ngôn ngữ  trong quá trình thực hành giao tiếp tiếng Anh dưới bốn hình thức   nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, việc học Tiếng Anh còn giúp học sinh hình thành năng lực   diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo. Môn Tiếng anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ   đổi mới hiện nay của đất  nước, có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ từ các thao  tác tư  duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành một ngôn ngữ  mới. Tiếng anh trung   học được xem là cầu nối của việc dạy học tiếng Anh với các cấp trung học phổ  thông,   đảm bảo tính tích hợp với nội dung có liên quan của các môn học khác trong chương trình  trung học.  Muốn học sinh học tốt môn Tiếng anh thì người giáo viên không chỉ  truyền đạt kiến   thức một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ  động, mà cần   phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt  động học tập. Xuất phát từ  những vấn đề  này, tôi cho rằng tổ  chức các hoạt động tương  tác trong mỗi bài học đặc biệt là  ở  phần khởi động (Kiểm tra bài cũ) sẽ  góp phần quan   trọng trong việc tạo sự tập trung của học sinh vào chủ đề chính của bài học hoặc phần ứng   dụng để giúp học sinh củng cố lại và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, chúng ta   có thể lồng ghép sử dụng các hoạt động vào các khâu giới thiệu và thực hành ngữ liệu mới  để tránh khỏi việc gây nhàm chán cho học sinh khi phải lặp đi lặp lại những mẫu câu cho  thuần thục. Việc nghiên cứu và vận dụng hợp lý các hoạt động tương tác vào trong mỗi bài  dạy sẽ góp phần tích cực đến thành công của tiết học. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Chương trình tiếng Anh trung học được xây dựng dựa vào nhu cầu của xã hội Việt  nam và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học nên về  mặt nội dung rất thú vị, hấp  dẫn và gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Tuy nhiên trên thực tế thì ngoài những   cá nhân thực sự yêu thích môn học này thì vẫn còn một số bộ phận học sinh vẫn chưa thực   sự chú trọng và chưa có ý thức tự giác, ham muốn học tập cho nên dẫn đến tình trạng chất   lượng học sinh học môn Tiếng anh chưa cao. Các em không có môi trường để  giao tiếp   hàng ngày nên chóng quên từ  đó dẫn đến tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng   đều. Chỉ có một số học sinh phát triển các kĩ năng tương đối, còn đa phần các em chưa có   4
  5. khả  năng tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa,  ở  lứa tuổi này các em  thường rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới song các em lại chóng chán, nhanh quên. Từ thực tế trên tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập của các em thì điều đầu   tiên người giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò  mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. Học sinh cần được tham gia tích   cực và chủ  động vào môi trường giao tiếp đa dạng với các hoạt động tương tác như  trò  chơi, bài hát, bài đọc nhịp, kể  chuyện… dưới sự  hướng dẫn của giáo viên để  hình thành  các kĩ năng ngôn ngữ, tạo không gian học tập nhẹ nhàng, thú vị và hấp dẫn cho người học.  II I. GI   ẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  1. Sử dụng âm nhạc trong giờ học ngoại ngữ: Khi dạy tiếng Anh thì điều quan trọng là giáo viên phải thực sự sáng tạo để có thể duy   trì sự  hứng thú của học sinh đối với môn học. Có nhiều phương pháp khác nhau để  tạo   hứng thú cho học sinh khi dạy dạy các kĩ năng như dạy đoạn hội thoại, dạy từ vựng và dạy   mẫu câu. Sử  dụng âm nhạc là một phương pháp hữu ích để  giúp quá trình học tiếng Anh  trở nên vui vẻ và đầy hào hứng. Âm nhạc có thể giúp thay đổi bầu không khí trong lớp học  một cách nhanh chóng. Thường xuyên lắng nghe các bài hát tiếng Anh và hát cùng bạn bè,   thầy cô sẽ  giúp các em nhớ  bài học tốt hơn, góp phần nâng cao vốn từ  vựng, mẫu câu và  các kĩ năng nghe, nói, phát âm. Trong quá trình dạy học và qua nghiên cứu tài liệu, tôi xin  chia sẻ một số cách để vận dụng âm nhạc vào các bài học như sau:  a. Giới thiệu ngữ liệu mới:    ­ Chuẩn bị: Giáo viên chọn các bài hát tiếng Anh có liên quan đến chủ đề mà học sinh  sẽ học. ­ Phương thức tiến hành: cho học sinh nghe các bài hát tùy theo chủ  đề  của mỗi bài  học, yêu cầu học sinh thảo luận và đoán nội dung bài hát. Sau khi học sinh phát biểu   thì giáo viên sẽ  dẫn dắt vào bài mới. Ngoài ra giáo viên có thể  sử  dụng bài hát để  dạy từ vựng và mẫu câu nếu như các ngữ liệu này xuất hiện trong lời bài hát. Ví dụ:   Tên bài hát Chủ đề Từ vựng Mẫu câu 5
  6. My house Rooms in  Living room, bedroom,  I am in the living room. the house bathroom, kitchen, garden. She is in the kitchen. The color songs Colors Pink, blue, yellow, red, white,  I like pink. green, black, brown, purple,  → I like + N (colors). orange. The body song Body parts Head, knee, shoulders, toes,  This is my head. mouth, eyes, ears, nose. These are my hands. b. Củng cố kiến thức:  ­ Chuẩn bị: các bài hát tiếng Anh theo chủ đề, giấy, bút chì. ­ Phương thức tiến hành: phát cho mỗi học sinh một tờ  giấy. Khi nghe bài hát, học  sinh sẽ viết các từ nghe được trong bài hát ra giấy hoặc vẽ những bức tranh theo chủ  đề  mà họ  nghe được. Sau 20 đến 30 giây giáo viên dừng nhạc, học sinh sẽ  ngừng  viết để kiểm tra. Giáo viên có thể trình chiếu bài hát cho học sinh soát lỗi các từ. Ví dụ: Cho học sinh nghe bài “Head, Shoulders, Knees and Toes”  học sinh sẽ viết lại các  từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong bài hát. c. Chuyển tiếp các hoạt động: ­ Chuẩn bị: một số bài hát vui nhộn. ­ Phương thức tiến hành: Khi học sinh thực hành một nhiệm vụ  nào đó đặc biệt là  hoạt động nói thì lớp học sẽ rất ồn ào. Vấn đề đặt ra cho giáo viên là làm sao để học  sinh ổn định và tập trung chuyển sang hoạt động khác. Trong trường hợp này thì giáo  viên có thể bắt nhịp cho lớp hát một bài hát hoặc mở một số bài hát vui nhộn để thu  hút sự  chú ý của học sinh khi kết thúc một hoạt động. Ngoài ra trong lúc học sinh   đang thực hành luyện tập, giáo viên có thể  dùng bài hát để  giới hạn thời gian hoàn  thành nhiệm vụ. Như vậy khi bài hát kết thúc học sinh sẽ tự giác ngừng lại và chú ý   lắng nghe sự chỉ dẫn của giáo viên.  Ví dụ: Khi dạy Unit 3: My friends có phần thực hành hỏi và miêu tả 1 bạn trong lớp. Học  sinh sẽ hỏi thông tin của các bạn để hoàn thành phiếu bài tập sau đó tường thuật kết quả  lại cho cả  lơp cùng nghe. Trong lúc học sinh thực hành giáo viên nên giới hạn thời gian   6
  7. bằng một bản nhạc không lời dài khoảng 3 ­ 5  phút. Nó có thể  giúp tạo hứng thú và nâng  cao tốc độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh.  d. Rèn luyện kĩ năng nghe: ­ Chuẩn bị: bài hát với khoảng 8­10 chỗ trống cần điền từ. ­ Phương thức tiến hành: Học sinh sẽ  nghe bài hát và hoàn thành một số  chỗ  trống  trong lời bài hát. Sau khi nghe 2 lần thì học sinh sẽ  lần lượt đưa ra đáp án và giáo   viên sẽ cho nghe lại bài hát và kiểm tra. Chú ý không nên để trống quá nhiều từ chỉ  khoảng 8­10 là đủ. Để  dễ  dàng hơn cho học sinh khi rèn luyện thì giáo viên có thể  cung cấp các từ còn thiếu trong hộp từ để cho học sinh nghe và lựa chọn. Ví dụ: Khi dạy Unit 2: My house học sinh sẽ học về  các phòng trong nhà. Giáo viên cho  học sinh nghe bài hát “My house” sau đó điền những từ, chỉ phòng ốc để hoàn thành lời bài   hát. 2.  Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ: Nhiều tài liệu nghiên cứu về  phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã cho rằng trò chơi  không chỉ  là hoạt động để  lấp khoảng trống về  thời gian trong các tiết học mà nó còn có  một giá trị giáo dục rất lớn. Trong thực tế, học sinh học thông qua các hoạt động vui chơi là  chính; vì vậy việc sử  dụng trò chơi trong các tiết học Tiếng anh có thể  giúp ích cho việc  học ngôn ngữ của học sinh. a. Trò chơi giúp luyện tập kĩ năng giao tiếp: Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kĩ  năng có được trong quá trình học tập, gần với nội dung bài học và giúp học sinh thực hành   luyện tập ngôn ngữ  trong các tình huống của trò chơi. Tham gia các trò chơi sẽ  khuyến   khích hoạt động nhóm tạo cơ  hội cho học sinh hợp tác và giao tiếp với nhau bằng những   mẫu câu được lặp lại giúp phát triển kĩ năng giao tiếp một cách lưu loát.  Ví dụ 1: Giáo viên có thể tổ chức cho cả lớp chơi trò  “Whisper” để thực hành các mẫu  câu đã học. Học sinh được chia thành các nhóm khoảng 8­10 em xếp thành hàng dọc, đại  diện mỗi nhóm sẽ nhận được một mẫu giấy có chứa mẫu câu cần thực hành và tiến hành   nói thầm câu cho những người tiếp theo. Cứ như thế lần lượt chuyền mẫu câu đó cho đến  người cuối cùng sẽ nhanh chóng chạy lên bảng và viết lại mẫu câu. 7
  8. Ví   dụ   2:  Giáo   viên   có   thể   cho   chơi   trò “Matching”  để  củng cố  lại các mẫu câu đã  học. Giáo viên đưa ra 2 cột A và B. Cột A chứa những câu hỏi và cột B là câu trả lời tương   ứng. Nhiệm vụ của học sinh là đọc các câu hỏi và câu trả lời sau đó nối chúng với nhau cho   phù hợp. b. Trò chơi giúp mở rộng và củng cố từ vựng: Nhằm tránh việc cung cấp từ mới cho học sinh một cách dập khuôn máy móc, không sinh  động, thông qua các trò chơi chúng ta có thể lồng ghép từ mới vào các trò chơi. Từ đó giúp   học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn các từ mà học sinh đã học. Ví dụ: Trong Unit 2: My house giáo viên có thể  sử  dụng trò chơi  “Networks” để  giới  thiệu từ mới cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một mô hình như hình vẽ sau ở trên bảng và   cho một số  từ  gợi ý  ở  dưới. Học sinh sẽ  chọn những từ thích hợp để  điền vào các ô còn  trống. kitchen ….. living room House ….. ….. bedroom, rubber, bathroom, rice, book, dining room, sofa Trò chơi không chỉ  được dùng để  giới thiệu từ  mới mà nó còn có thể  áp dụng vào khâu  kiểm tra bài cũ hoặc vào cuối mỗi tiết học để  giúp học sinh củng cố  lại vốn từ đã được   học. Ví dụ 1: Trong Unit 1: My school, giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Jumbled  words” để kiểm tra khả năng tiếp thu và nhớ từ của học sinh. Giáo viên cho một bảng từ  về các phòng học trong đó các từ đã bị đảo lộn các chữ cái. Gọi một vài học sinh lên bảng  và viết lại các từ đúng nghĩa của nó hoặc có thể cho học sinh viết vào bảng nhóm. 1. Prmiaryr sholoc    →  primary school             2. mocpuert oomr     →  computer room  8
  9. 3. romosclsa             →  classroom 4. micus rmoo          →  music room 5. bilarry                  → library Ví dụ 2: Khi dạy Unit 6: Our Tet holiday, giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Kim’s  game” nhằn giúp học sinh ghi nhớ nhanh những gì được nhìn qua. Giáo viên cho học sinh  nhìn vào 6 bức tranh về các hoạt động về Tết trong vòng 30 giây. Sau đó giáo viên ẩn hình  đi và yêu cầu học sinh nhớ lại và viết tên các hoạt động vừa quan sát trong vòng 15 giây.  Khi thời gian kết thúc thì giáo viên đưa đáp án cho học sinh tự kiểm tra hoặc kiểm tra chéo. 4. Hiệu quả của giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp  “Phương pháp giúp học sinh hào hứng khi học tiếng  Anh tại trường THCS Trần Phú’’ đã thu được hiệu quả như sau”. * Kết quả  thăm dò ý kến HS: Ý kiến thăm dò trên 81 học sinh lớp 6.5 và 6.6 năm  học 2021 ­ 2022: Bảng 1. Mức độ yêu thích môn tiếng Anh khi áp dụng trò chơi và bài hát Mức độ yêu thích môn tiếng Anh STT Câu hỏi Rất thích Thích Bình thường Không  (%) (%) (%) thích (%) Em cảm thấy thế nào qua  74 0.08 0.08 0.04 1 việc áp dụng bài hát và trò  (60) (7) (7) (4) chơi khi học tiếng Anh Kết quả từ bảng 1 cho thấy: hơn 80% học sinh có thái độ tích cực và rất tích cực đối   với các hoạt động trong tiết học viết. Bảng 2. Kết quả học tập môn Tiếng Anh trước khi áp dụng giải pháp tại lớp 6.5 và  6.6 năm học 2021­2022 (Đợt 1) Tốt Khá Đạ t Chưa đạt Lớp Sĩ số (%) (%) (%) (%) Lớp 6.5 41 12.2 34.14 24.4 29.27 Lớp 6.6 40 50 25 25 0 Tổng cộng 81 30.86 29.63 24.69 14.81 9
  10. Bảng 3. Kết quả  học tập môn Tiếng Anh sau khi áp dụng giải pháp tại lớp 6.5 và 6.6  năm học 2021­2022 (Đợt 2) Tốt Khá Đạt Chưa đạt Lớp Sĩ số (%) (%) (%) (%) Lớp 6.6 41 21.95 24.39 31.71 21.95 Lớp 6.8 40 62.5 15 22.5 0.0 Tổng cộng 81 41.97 19.75 27.16 11.11 C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học tiếng Anh cho   học sinh”, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng trò chơi, bài hát là những phương pháp rất   hữu ích, có tác dụng tích cực trong các tiết học ngoại ngữ. Các biện pháp trên đã tạo hứng  thú học tập cho học sinh và cũng giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu  quả  hơn. Học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ  động và ghi nhớ  lâu cho nên chất  lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại bộ  phận đa số  các em đã có sự  tự  giác và yêu thích   môn học, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng   bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Mặc dù vậy trong quá trình sử dụng các biện pháp trên giáo viên cũng cần chú ý một   số vấn đề như sau: ­ Không nên quá lạm dụng các phương pháp này, trong mỗi tiết học chỉ nên sử dụng 1­2  hoạt động trong khoảng thời gian phù hợp. Tránh sự ôm đồm quá nhiều hoạt động một lúc  sẽ làm cho người học thấy mệt mỏi và giảm hứng thú với môn học. ­ Phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp  sao cho phù hợp với nội dung từng   bài học cụ thể, tránh hiện tượng dạy và học lệch chương trình. ­ Thiết kế  các hoạt động phải phù hợp với trình độ  của học sinh, tránh tình trạng các   hoạt động quá khó hoặc quá dễ sẽ không kích thích được năng lực tư duy và khả năng sáng  tạo của học sinh.  10
  11. ­ Tùy vào điều kiện cơ  sở  vật chất của  trường và khả  năng tổ  chức, hướng dẫn các  em tham gia hoạt động của mỗi giáo viên để  thiết kế  các hoạt động một cách phù hợp và  hiệu quả, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng   và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo   mối tương quan giữa người dạy, người học và tư  liệu giảng dạy.    Bởi vậy,  ngoài kiến  thức thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố  vô cùng quan trọng trong việc thu hút   học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. II. KẾT LUẬN: Từ  tình hình thực tế  cho thấy, ngày nay tiếng Anh là môn học không kém phần quan  trọng trong thời kỳ  mới, với xu thế  hội nhập toàn cầu hóa cho nên Nhà nước ta đã đưa   tiếng Anh vào môn học trong hệ  thống giáo dục Việt Nam. Song để  góp phần ngày một   nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng anh thì mỗi người giáo viên chúng ta phải tự  có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để  tạo sự  hứng thú và yêu thích môn học cho học sinh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảng dạy  mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy học. Với kinh nghiệm bản thân mình thì   tôi thấy việc sử dụng các hoạt động tương tác như  trò chơi, bài hát trong việc học tập và  giảng dạy môn Tiếng anh là thực sự có hiệu quả. Học sinh thực sự cảm thấy hứng thú khi   được lĩnh hội các kiến thức thông qua môi trường giao tiếp với các hoạt động tương tác  này. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về những biện pháp tạo hứng thú học Tiếng anh   cho học sinh. Vẫn còn rất nhiều phương pháp giảng dạy để  giúp học sinh học tốt môn   Tiếng anh mà sau này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lương của việc   học ngoại ngữ  này. Những vấn đề  được trình bày  ở  trên chỉ  là ý kiến chủ  quan của bản   thân tôi cho nên sẽ không tránh được những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự  góp ý của các đồng nghiệp và những nhận xét của cấp trên để  đề  tài này ngày một hoàn  thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu, ngày 01 tháng 10 năm 2022      Ng ườ i th ự c hi ệ n 11
  12.                               Nguyễn Thị Thu Hà 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2