intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8" nhằm giúp học sinh học tập kinh nghiệm và sử dụng một số lưu ý về kỹ thuật để tiến hành thành công thí nghiệm, nâng cao niềm tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy cũng như năng lực của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8

  1. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Hoá học là môn khoa học mà học sinh bắt đầu được làm quen từ lớp 8 với những khái niệm, định luật, tìm hiểu một số chất phổ biến trong tự nhiên và thấy được vai trò quan trọng của chúng trong đời sống và sản xuất của con người. Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới rất đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Để hình thành những khái niệm, tính chất của chất hiệu quả nhất là bằng phương pháp thực nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ và chính xác hơn. Hòa chung với phong trào tích cực đổi mới phương pháp và áp dụng kỹ thuật dạy học hiện đại vào giảng dạy các môn học trong các nhà trường thì bộ môn Hóa học đã góp phần không nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, chứng minh các quá trình hóa học bằng các thí nghiệm mà học sinh được trực tiếp làm và quan sát thực tế để rút ra kiến thức cần lĩnh hội. II. Cơ sở thực tiễn Tiến hành thí nghiệm Hóa học đạt được kết quả ở những mức độ khác nhau. Tuỳ theo thí nghiệm mà có thể để học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy khi giờ học có thí nghiệm thành công thì học sinh tích cực hơn như: Tinh thần học tập tốt, hứng thú, chú ý tìm hiểu bài, thích làm thí nghiệm, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học có thí nghiệm đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều giáo viên ngại làm thí nghiệm bởi có nhiều lí do như: Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ, hóa chất không đảm bảo hay do học sinh ở bậc trung học cơ sở (THCS) hiếu động ... Trong đó có lý do lớn nhất là khí tiến hành thí nghiệm không lưu ý đến một số kỹ thuật dẫn đến khi tiến hành thí nghiệm không thành công, không đúng với những thông tin trong sách giáo khoa trình bày. Vì vậy, nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn hóa học thì đội ngũ giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp và cho các em học sinh được kiểm tra, chứng minh những kiến thức bằng cách quan sát thí nghiệm và được trực tiếp làm những thí nghiệm. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học, nhất là dạy học bằng trực quan và thí nghiệm thực hành thành công. Từ những thực tế đó, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 ” để nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. 1/22
  2. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 III. Mục đích nghiên cứu đề tài Tiến hành thành công thí nghiệm trong giảng dạy Hoá học để nhằm đem lại những mục đích sau: - Giúp học sinh học tập kinh nghiệm và sử dụng một số lưu ý về kỹ thuật để tiến hành thành công thí nghiệm, nâng cao niềm tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy cũng như năng lực của học sinh. - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, kinh nghiệm khi làm thí nghiệm. - Học sinh nắm chắc kiến thức về các chất và tính chất của chất,vận dụng vào thực tiễn, từ đó học sinh dễ hiểu bài và nắm chắc kiến thức. - Học sinh rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực thực hành thí nghiệm và hợp tác nhóm.Trong đó, thí nghiệm biểu diễn do giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng trình tự . Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác. - Hơn nữa, thí nghiệm còn giúp giáo viên không phải thuyết trình nhiều trong mỗi tiết học mà giáo viên đánh giá được kết quả nhận thức của học sinh và học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về kết quả học tập giúp nhau cùng tiến bộ. IV. Đối tượng nghiên cứu - Một số thí nghiệm hoá học cơ bản của chương trình hoá học bậc THCS. - Học sinh lớp 8A5 tôi trực tiếp giảng dạy. V. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trường THCS mà tôi đang công tác. Về kiến thức, kỹ năng: Đề tài nghiên cứu một số thí nghiệm tiêu biểu trong chương trình Hoá học 8. 2/22
  3. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 1. Thuận lợi: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục về việc đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo cho các giờ thực hành thí nghiệm đạt hiệu quả cao. - Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành. - Giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư pháp vững vàng: Nắm vững trọng tâm, chương trình giảng dạy, thực hiện tốt đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện vào công tác giảng dạy, luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc. 2. Khó khăn: * Một số hình thức tổ chức dạy học còn áp dụng theo lối mòn truyền thống: - Học sinh nghiên cứu nội dung, thí nghiệm trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát các đồ dùng dạy học: Hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, mẫu chất. - Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc thí nghiệm mô phỏng trên băng hình. * Học sinh chưa được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế như: - Chưa tiến hành các thí nghiệm tự nghiên cứu, tìm tòi khoa học. - Không đi tham quan các khu sản xuất hóa chất hoặc triển lãm về khoa học hóa học, công nghệ hóa học thực tế. - Chưa được tham gia các thí nghiệm vui từ các chuyên đề hội thảo Hóa học. - Nhà trường không tổ chức các câu lạc bộ cho các học sinh yêu thích bộ môn Hóa học. * Một số khó khăn khác: - Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. - Một số học sinh còn lơ là, gây mất trật tự, nghịch ngợm trong khi làm thí nghiệm. - Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm. 3/22
  4. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 - Chất lượng của một số hoá chất không đảm bảo. II. Những yêu cầu chung khi tiến hành thí nghiệm 1. Đảm bảo an toàn thí nghiệm: - Luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. - Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, đưa ra cách giải quyết kịp thời. - Giáo viên không nên quan trọng hóa về những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi. 2. Đảm bảo thành công: - Tiến hành theo đúng các bước hướng dẫn. - Giáo viên cần cải tiến các thí nghiệm hoá học theo hướng dễ thực hiện nhưng vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học. - Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm… Từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, khắc sâu kiến thức cũ, sao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệm và phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh. - Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên cần xác định rõ phương pháp của từng loại thí nghiệm để bài giảng đạt hiệu quả cao. - Với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên chỉ cần tiến hành khi: Những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được, cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm, giáo viên muốn làm mẫu để chỉ dẫn cho học sinh những kỹ thuật làm thí nghiệm. Khi biểu diễn thí nghiệm, giáo viên phải chú ý đồng thời hai nhiệm vụ: Yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm và phương pháp dạy học khi biểu diễn thí nghiệm. - Với thí nghiệm của học sinh tiến hành nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức học tập, trong đó học sinh phải tự làm một số thí nghiệm. Nhưng giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh được phát triển năng lực thực hành thí nghiệm và rèn kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng, điều chế, nhận biết các chất, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, đảm bảo các qui tắc an toàn với hóa chất, ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, chịu khó, trung thực, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt trong quá trình tiến hành thí nghiệm, thầy và phải lưu ý một số kỹ thuật giúp cho thí nghiệm thành công và an toàn: 4/22
  5. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 + Giáo viên đọc kỹ yêu cầu, xác định mục tiêu của bài thực hành, cách làm các thí nghiệm của bài thực hành in trong sách giáo khoa để xác định xem thí nghiệm nào mà trường sở tại không có dụng cụ hóa chất tương ứng thì phải tìm cách thay thế bằng dụng cụ hóa chất tương đương hoặc thay bằng cách làm khác nhưng cũng đạt yêu cầu tương tự. Chuẩn bị các bộ thí nghiệm cho mỗi em học sinh hoặc cho nhóm học sinh. + Nếu các thí nghiệm có sự khác với sách giáo khoa thì giáo viên cần soạn hướng dẫn thí nghiệm, in và phát cho mỗi học sinh về nhà chuẩn bị đọc trước khi bước vào học bài thực hành. Nội dung hướng dẫn đối với mỗi thí nghiệm phải nêu rõ mục đích của thí nghiệm, tác dụng của dụng cụ, dùng hóa chất nào liều lượng bao nhiêu, thứ tự từng động tác thí nghiệm, phần nào cần tự mình quan sát ghi hiện tượng số liệu giải thích vào tường trình. + Nếu các thí nghiệm làm đúng như bài thực hành in trong sách giáo khoa thì giáo viên chỉ cần cho các em chuẩn bị đọc trước thí mhiệm trong sách giáo khoa. Đưa ra 1 số dự đoán về hiện tượng xảy ra. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên (GV) - Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước. - Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra. - Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu sót, và có thể cải tiến, sáng tạo, nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm. - Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.... 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán câu trả lời trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Các bước tiến hành thí nghiệm - Bước 1: Ổn định tổ chức. - Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm, giới thiệu bộ dụng cụ để học sinh biết sử dụng. 5/22
  6. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 - Bước 3: Tiến hành theo trình tự của thí nghiệm, lưu ý cho học sinh những qui tắc an toàn, kỹ thuật thành công khi làm thí nghiệm. - Bước 4: Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung gữa các nhóm. - Bước 5: Giáo viên đánh giá tổng kết, thu bản tường trình, yêu cầu học sinh vệ sinh phòng thí nghiệm. 6/22
  7. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 PHẦN III: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8 Ví dụ 1: Tiết 2 - Bài 2: Chất I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh (HS) đạt được các yêu cầu: - Biết cách quan sát, làm thí nghịêm để nhận ra tính chất của chất. - Nêu được mỗi chất được sử dụng với những mục đích khác nhau. 2. Kĩ năng: Rèn cho HS một số thao tác thí nghiệm đơn giản như: Cân, đo, hòa tan chất... 3.Thái độ: HS có ý thức sử dụng, bảo quản hóa chất, cẩn thận, trung thực. 4. Phát triển năng lực: Thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ hóa học. II.Chuẩn bị - Hoá chất: Lưu huỳnh, nước - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, chén sứ, đèn cồn, muôi sắt, nhiệt kế. II.Chuẩn bị - Hoá chất: Lưu huỳnh, nước - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, chén sứ, đèn cồn, muôi sắt, nhiệt kế. Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công 1.Thí nghiệm 1: Lưu huỳnh vào nước - HS lắng nghe và làm thí - Lượng S lấy - GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. đủ,không nghiệm theo nhóm: Cho mẩu lưu - HS: Làm thí nghiệm, được pha vào huỳnh vào nước cất, dùng đũa thủy quan sát và rút ra nhận nước lạnh. tinh khuấy đều, yêu cầu HS quan xét. sát và nhận xét hiện tượng. 2. Thí nghiệm 2: Đo nhiệt độ nóng - Đốt chén sứ 1130 chảy của Lưu huỳnh ở vị trí 1/3 - GV hướng dẫn HS: Lấy một ít S ngọn lửa đèn cho vào chén sứ và đun trên ngọn cồn. - Để nhiệt kế lửa đèn cồn đến khi nóng chảy, vuông góc với dùng nhiệt kế đo huỳnh nóng chảy Hình 1: Lưu nhiệt độ chén sứ. 0 nóng chảy ở 113 C 7/22
  8. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Ví dụ 2: Tiết 17 - Bài 12: Sự biến đổi chất I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh đạt được các yêu cầu: - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học - Biết được các hiện tượng trong thực tế là hiện tượng: Vật lí hay hoá học 2. Kĩ năng: HS được rèn kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát, giải thích thí nghiệm. 3. Thái độ: HS có lòng yêu thích môn học. 4. Phát triển năng lực: Thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ hóa học,vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. II.Chuấn bị: - Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt, ống nghiệm, nam châm, diêm, 2 đĩa thuỷ tinh nhỏ, thìa thuỷ tinh, cốc đốt. - Hoá chất: Bột sắt và bột lưu huỳnh, đường , nước, nước đá Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công Thí nghiệm 1: Khi đun nóng để tránh bị Phân hủy đường - HS làm thí nghiệm vỡ ống nghiệm trong quá - GV: Hướng dẫn HS theo nhóm, quan sát và trình đun, thì khi bắt đầu làm thí nghiệm: Cho một nhận xét hiện tượng. đun thì phải hơ nóng đều ít đường trắng vào ống - Đường nóng chảy rồi quanh đáy ống nghiệm, đặt nghiệm rồi đun nóng trên chuyển sang mầu nâu, nghiêng ống nghiệm (xem ngọn lửa đèn cồn. đen dần, đồng thời có hình ảnh). Vì phản ứng - GV yêu cầu HS quan hơi nước thoát ra. Sau phân huỷ đường là phản sát sản phẩm màu đen phản ứng thấy có ứng thu nhiệt nên cần đun ( than ) và đường mầu những giọt nước ngưng nóng cho đến khi đường trắng ban đầu. Rút ra kết tụ. chuyển hết thành than. luận Hình 2: Thí nghiệm phân huỷ đường 8/22
  9. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biện pháp thành công Thí nghiệm 3: Sắt tác dụng với Lưu huỳnh - Giáo viên hướng dẫn học sinh - HS nghe và làm - Dùng bột sắt vì nếu làm thí nghiệm theo các bước sau: theo hướng dẫn. dùng vụn sắt hay mạt + Trộn đều một lượng bột lưu sắt có thể phản ứng huỳnh và một lượng vừa đủ bột - HS quan sát và không xảy ra do sắt đã sắt, rồi chia làm hai phần . nhận xét. bị phủ lớp màng mỏng + Phần một, hoá chất được đặt oxit. trên đĩa thuỷ tinh , đưa nam châm -Trộn kĩ hỗn hợp bột lại gần phần một rồi yêu cầu học - HS quan sát và sắt và bột lưu huỳnh sinh nhận xét. nhận xét. để 2 chất tiếp xúc đều + Đổ phần hai vào phần hõm to đặn với nhau. của đế sứ, hơ nóng một đầu đũa - Có thể không tiến sắt, chấm một ít hỗn hợp, đốt hành thí nghiệm như cháy rồi đưa vào phần hỗn hợp - HS quan sát và hướng dẫn SGK vì sau trong hõm sứ ( xem hình ảnh ) trả lời. khi phản ứng kết thúc - Giáo viên đem sản phẩm thu phải để nguội, có thể được đốt trên ngọn lửa đèn cồn phải đập vỡ ống rồi yêu cầu học sinh nhận xét. nghiệm để lấy chất ? Hiện tượng hóa học là gì. rắn ra. Hình 3: Phản ứng giữa Sắt và Lưu huỳnh 9/22
  10. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Ví dụ 3: Tiết 38 - Bài 24: Tính chất của Oxi I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh biết được: - Ở điều kiện thường oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, hợp chất. 2. Kĩ năng: Học sinh được rèn kĩ năng: - Làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. - Giải thích và viết PTHH. 3. Thái độ: Có niềm tin vào khoa học, nghiêm túc, cẩn thận, trung thực. 4. Phát triển năng lực: Thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ hóa học,vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. II.Chuấn bị - Dụng cụ: Đèn cồn , muôi sắt, diêm, lọ thuỷ tinh có nắp, dây dẫn khí, ống dẫn khí, nút cao su có lỗ, chậu đựng nước, thìa thuỷ tinh. - Hoá chất: photpho, lưu huỳnh, dây sắt hình lò xo có gắn mẩu than, thuốc tím (KMnO4) Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công 1.Thí nghiệm 1: - Thu khí oxi vào lọ Oxi tác dụng với Lưu có nút đậy và dán huỳnh - Học sinh làm thí nhãn tên khí oxi. - Giáo viên hướng dẫn HS nghiệm: Đốt lưu huỳnh - Trong quá trình thu làm thí nghiệm: trong oxi, quan sát và khí nên chừa lại 1 ít + Đưa một muôi sắt có chứa nhận xét hiện tượng. nước trong lọ chứa một lượng nhỏ bột lưu huỳnh khí oxi. vào ngọn lửa đèn cồn. Yêu - Lọ thu khí oxi phải cầu HS nhận xét hiện tượng? - HS thảo luận và trả đầy , không có lẫn + Sau đó đưa lưu huỳnh đang lời. không khí , được đậy cháy vào lọ có chứa oxi. Hãy nút kín giữ cho oxi so sánh hiện tượng lưu huỳnh không bị thoát ra cháy trong oxi và trong không ngoài . to khí ? S + O2 SO2 - Thao tác nhanh và ? Yêu cầu HS viết PTHH. chính xác. 10/22
  11. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Hình 4: Lưu huỳnh cháy trong Oxi Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công 2.Thí nghiệm 2: Oxi tác dụng với photpho - Dùng một - Giáo viên biểu diễn thí nghiệm - HS nghe và ghi nhớ. lượng nhỏ P đỏ đốt photpho đỏ trong không khí bằng hạt đậu và trong oxi xanh. ? So sánh sự cháy của photpho - HS quan sát, làm theo trong không khí và trong oxi. hướng dẫn. - Giáo viên giới thiệu khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước là: - HS nhận xét hiện Điphotpho pentaoxit (P2O5) tượng. - Đậy nút để ? Viết phương trình hoá học của lượng P2O5 tạo phản ứng. - PTHH: thành nhiều sẽ to 4 P + 5 O2 2 P2O5 không làm HS bị ho. Hình 5: Phot pho cháy trong Oxi 11/22
  12. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công 3. Thí nghiệm 3: - Lọ thu khí oxi Oxi tác dụng với Sắt không có lẫn - Giáo viên biểu diễn thí nghiệm không khí, được đồng thời hướng dẫn học sinh làm đậy nút kín, có ít thí nghiệm theo các bước sau: - HS quan sát và làm nước dưới đáy lọ. + Lấy một đoạn dây sắt (đã uốn theo hướng dẫn của - Quấn chặt mẩu dạng lò xo) đưa vào trong bình GV. than gỗ ở phần oxi. cuối dây lò xo + Quấn vào đầu dây sắt một mẩu ( tránh để tình gỗ của que diêm ( thay cho mẩu - HS làm thí nghiệm trạng mẩu than gỗ than gỗ), đốt cho que diêm cháy và rút ra nhận xét. rơi xuống) . Đốt rồi đưa vào lọ chứa khí oxi. Hãy que diêm, nhiệt tạo quan sát và nhận xét ? ra do mẩu than gỗ - GV giới thiệu: Các hạt nhỏ màu cháy sẽ làm dây to nâu là Fe3O4 (Sắt từ oxit) 3Fe +2O2 Fe3O4 thép nóng lên đến ? Viết PTHH xảy ra. nhiết độ đủ cao và phản ứng với oxi. Ví dụ 4: Tiết 42 - Bài 28: Không khí – Sự cháy I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được: - Không khí là hỗn hợp gồm nhiều chất khí, thành phần theo thể tích gồm 78% nitơ; 21% oxi; 1% là các khí khác. 12/22
  13. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 - Bản chất của sự cháy; sự oxi hóa chậm. 2. Kĩ năng: Học sinh được rèn kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát, giải thích thí nghiệm. 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được: - Ý thức giữ gìn bầu không khí trong sạch, không bị ô nhiễm. - Biết cách phòng chống cháy nổ. 4. Phát triển năng lực: Tư duy logic và khái quát hóa học; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế. II.Chuấn bị - Dụng cụ: Ống thuỷ tinh hình trụ không đáy có chia vạch, nút cao su, muôi sắt, chậu thuỷ tinh, đèn cồn. - Hoá chất: Photpho đỏ, nước. Hình 7: Thí nghiệm về thành phần không khí Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công Thí nghiệm: Nếu ống thuỷ tinh Thành phần của không khí không chia vạch sẵn thì - GV biểu diễn thí nghiệm đốt - HS quan sát và giáo viên nên chia phot pho đỏ dư ngoài không nhận xét hiện tượng vạch trên ống thành 6 khí rồi đưa nhanh vào ống hình phần bằng nhau, khi trụ và đậy kín miệng ống bằng tiến hành thí nghiệm, nút cao su . đặt ống hình trụ giữa - GV yêu cầu HS quan sát rồi - HS thảo luận chậu thuỷ tinh và đổ lần lượt trả lời các câu hỏi: nhóm và trả lời câu nước vào sao cho nước + Trong khi cháy, mực hỏi. dâng lên trong ống nước trong ống thuỷ tinh thay thuỷ tinh đến vạch thứ đổi như thế nào ? nhất, phần không khí + Tại sao nước lại dâng lên - HS nghe giảng và còn lại sẽ chiếm 5 trong ống ? ghi nhớ. phần. Để quan sát mực + Oxi trong không khí đã nước dâng lên rõ hơn 13/22
  14. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 phản ứng hết chưa? Vì sao ? có thể pha màu cho + Nước dâng lên đến vạch - HS trả lời và bổ nước hoặc cho vào thứ hai chứng tỏ điều gì ? sung. nước vài giọt dung dịch + Tỉ lệ thể tích chất khí còn NaOH và vài giọt lại trong ống là bao nhiêu ? phênolphtalêin - GV giới thiệu chất khí còn lại trong ống không duy trì sự cháy, sự sống, không làm đục nước vôi là khí nitơ. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về thành phần của không - HS rút ra kết luận. khí. Ví dụ 5: Tiết 48 - Bài 31: Tính chất.Ứng dụng của Hiđro I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được: - Tính chất vật lí và tính chất hoá học của khí hiđro. - Hiđro có nhiều ứng dụng trong thực tế. 2. Kĩ năng: Học sinh được rèn kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát, giải thích thí nghiệm và viết PTHH. 3. Thái độ: Yêu chân lí khoa học, có lòng say mê môn học. 4. Phát triển năng lực: - Tư duy logic và khái quát hóa học; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế. - Sử dụng công nghệ thông tin sưu tầm tư liệu về ứng dụng của Hiđro. II.Chuấn bị - Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí bằng thuỷ tinh đầu uốn cong và miệng ống đã được vuốt nhọn có nút cao su, nút cao su có ống dẫn khí L, diêm, ống thuỷ tinh không đáy, bông gòn, cốc đựng nuớc, giá đỡ - Hoá chất: Lọ đựng khí oxi có nút đậy, kẽm viên, dung dịch HCl, bột CuO Lưu ý để TN Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công 1. Thí nghiệm 1: Hiđro tác dụng với oxi - GV hướng dẫn HS làm thí - HS làm thí nghiệm theo nghiệm, cách thử độ tinh khiết hướng dẫn của GV. của hiđro. Quan sát ngọn lửa hiđro cháy trong không khí ? Đưa ngọn lửa hiđro đang cháy - HS tự rút ra nhận xét. - Tỉ lệ về thể tích: vào lọ đựng khí oxi. Hãy quan 2 phần H2 : 1 14/22
  15. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 sát và nhận xét . - PTHH: phần O2 khi đốt ? Viết PTHH 2H2 + O2 to 2H2O hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh . - Giáo viên giới thiệu: Phản ứng -Thu sẵn hỗn hiđro cháy trong oxi tạo ra hơi hợp nổ và cho đốt nước đồng thời toả nhiệt, vì vậy - HS lắng nghe và ghi thử . dùng hidro làm nguyên liệu cho nhớ. đèn xì oxi - hiđro để hàn cắt kim loại. 2.Thí nghiệm 2: Hiđro tác dụng với CuO - HS làm thí nghiệm theo - Giáo viên giới thiệu cách lắp hướng dẫn của GV. dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. - Học sinh nêu kết luận - GV yêu cầu HS quan hiện tượng và nhận xét. So sánh màu của sản phẩm thu được với màu dây đồng? Cho biết tên của sản - PTHH: phẩm ? H2 + CuO to Cu+ H2O - Ống thủy tinh - GV chốt kiến thức: H2 có tính (Đen) (Đỏ) đựng bột CuO khử. - HS nghe giảng và ghi cần uốn cong ? Viết PTHH nhớ. hình chữ V để - GV giới thiệu: H2 còn có thể - HS lên bảng viết các tập trung hóa tác dụng được với một số oxit PTHH chất và nhiệ.t kim loại khác để tạo ra kim loại - HS khác nhận xét và và hơi nước. bổ sung ? Viết PTHH của một số oxit kim loại hoạt động trung bình khác tác dụng với H2 như : Fe2O3 + H2 ; PbO + H2 ; HgO + H2 Hình 8: Phản ứng của hiđro và đồng(II) oxit 15/22
  16. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Ví dụ 6: Tiết 55 - Bài 36: Nước ( Tiết 2 ) I.Mục tiêu 1. Kiến thức: HS đạt được các yêu cầu: - Hiểu tính chất vật lí, tính chất hoá học của nước. - Viết được phương trình hoá học thể hiện tính chất hoá học của nước. - Biết được nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp chống ô nhiễm. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng: - Làm thí nghiệm và quan sát và giải thích thí nghiệm. - Tính toán theo phương trình hóa học. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm. II.Chuấn bị - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh 250ml, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, lọ thuỷ tinh nút nhám đã thu sẵn khí oxi, muôi sắt. - Hoá chất: Quì tím, Natri, nước. Biện pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS thành công Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với kim loại - GV chọn kim loại điển hình - HS quan sát và nhận xét là Natri - GV: HS quan sát cốc nước ở điều kiện nhiệt độ bình. - HS nghe và làm thí nghiệm thường, nhúng giấy tím vào theo hướng dẫn, quan sát và nước. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. nhận xét. - GV hướng dẫn HS làm thí - HS trả lời câu hỏi. - Mẩu Na nghiệm: Cho 1 mẩu natri nhỏ nhỏ bằng bằng hạt đậu xanh vào cốc hạt đậu nước, đặt phễu đậy trên miệng - PTHH: xanh. cốc nước. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 ? Nhận xét hiện tượng xảy ra. - Phản ứng - GV: Nhúng quì tím vào dung tỏa nhiệt dịch sau phản ứng nêu hiện mạnh, có tượng xảy ra? - HS rút ra kết luận: Nước có thể gây ? Viết PTHH. thể tác dụng được với một số bỏng. ? Tương tự viết PTHH với các kim loại ở nhịêt độ thường như kim loại: Na, K, Ba, Mg. Na, K, Ba... 16/22
  17. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Hình 9: Phản ứng của nước với kim loại natri PHẦN IV: KẾT QUẢ 1. Trước khi tiến hành đề tài - GV ít cho học sinh được tự tay làm thí nghiệm nên giờ học không gây hứng thú học tập cho HS. - Chưa nâng cao kỹ năng thực hành hóa học cho HS. - HS chưa được phát triển năng lực của bộ môn Hóa học như: Sử dụng ngôn ngữ Hóa học, thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm và vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tế. Từ đó, chưa nâng cao được kết quả môn học và thường bi coi là không phải môn học chính. 2. Sau khi tiến hành đề tài - Phát triển năng lực của học sinh trong các tiết học, giáo dục các em lòng yêu thích môn khoa học Hoá học. - HS hiểu bài và nắm chắc kiến thức môn học. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm. - Biết vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống. - Tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên. * Kết quả khảo sát: 17/22
  18. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 Trung Kém Yếu Khá Giỏi Sĩ bình Năm học Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 2017-2018 8A1 45 0 0 0 0 2 4,4 18 40,0 25 55,6 2017-2018 8A4 40 2 5,0 4 10,0 9 22,5 11 22,5 14 35,0 2018-2019 8A5 45 0 0 3 6,7 11 24,4 15 33,3 16 35,6 PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình giảng dạy môn Hoá học 8 kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thí nghiệm trong giờ dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm: - Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo các dụng cụ và hoá chất trước khi lên lớp vì sự thành công của giờ học hay giờ thực hành tùy thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh. - Phiếu học tập cần soạn cẩn thận, rõ ràng, ngắn gọn, xúc tíc và thật chính xác. - Giáo viên phải lường hết những tình huống có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho học sinh. - Sử dụng linh hoạt giữa thí nghiệm và hình ảnh minh hoạ. - Không lạm dụng quá nhiều thí nghiệm trong một giờ, mà phải lựa chọn thí nghiệm phù hợp với đặc trưng của từng bài. - Tiếp tục tiến hành thực nghiệm ở nhiều lớp khác để đề tài có tính thuyết phục cao hơn. - Nếu có điều kiện có thể lập câu lạc bộ hoặc nhóm học sinh yêu thích môn hoá để các em có điều kiện thực hành thí nghiệm nhiều hơn. Giáo viên có thể dùng những học sinh này để hướng dẫn thí nghiệm cho nhóm mình hoặc độc lập tiến hành thí nghiệm trước lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Nếu cho nhóm tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải bao quát lớp để giải quyết những tình huống bất ngờ xảy ra. Tránh tình trạng học sinh hiếu động nghịch hoá chất, dụng cụ hoặc làm thí nghiệm khác không đúng với yêu cầu gây nguy hiểm. 18/22
  19. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Hoá học là môn khoa học góp phần rất tích cực vào việc gải quyết các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy khi nghiên cứu hoá học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu lí thuyết mà phải vận dụng các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học Hoá học. Trước những đối tượng học sinh có trình độ nhận thức không đồng đều, thì giáo viên luôn phải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy khả năng tư duy của học sinh khá giỏi, tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Những bài thí nghiệm do chính tay các em làm sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, rõ hơn kiến thức của bài học. Để đạt được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy hoá học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm, tìm ra những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành có hiệu quả.... để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn Hoá lớp 8. II. Kiến nghị - Dụng cụ thí nghiệm: Cần đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng. Trong đó có cả dự phòng và thay thế, bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sử dụng. - Trang bị thêm các thiết bị, hoá chất hàng năm cho phòng thí nghiệm để đáp ứng nhu cầu đổi mới. - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với đặc trưng của bộ môn, sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị thí nghiệm được cấp ( có cải tiến ) 19/22
  20. Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 - Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị thí nghiệm chuyên trách cho các nhà trường để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng, tôi rất mong muốn được sự góp ý phê bình của các thầy giáo cô giáo, các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn ! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, không sao chép của người khác và bất kỳ nguồn tài liệu nào. Thanh xuân, ngày 06 tháng 4 năm 2022 Tác giả Trần Thị Phượng 20/22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0