intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc trường THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc trường THCS" nhằm khai thác triệt để giá trị kho sách, phục vụ giáo viên và học sinh. Thư viện đã tiến hành thực hiện bằng sáu biện pháp để phấn đấu đạt thư viện xuất sắc năm học 2021-2022, đáp ứng thoả mãn nhu cầu về văn hoá đọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc trường THCS

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC XUẤT SẮC Ở TRƯỜNG THCS” Môn/Lĩnh vực: Thư viện trường học Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh, Thị trấn Phùng, Đan Phượng Chức vụ: Nhân viên Thư viện NĂM HỌC: 2022- 2023 ––––*–––
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục Phần A. Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Kế hoạch nghiên cứu 2 Phần B. Nội dung 3 I. Cơ sở lí luận 3 II. Cơ sở thực tiễn 3 III. Các biện pháp thực hiện 3 1. Biện pháp 1 3 2. Biện pháp 2 6 3. Biện pháp 3 6 4. Biện pháp 4 8 5. Biện pháp 5 10 6. Biện pháp 6 10 IV. Kết quả 11 Phần C. Kết luận và kiến nghị 12 1. Kết luận 12 2. Bài học kinh nghiệm 12 3. Kiến nghị 12
  3. 1 / 12 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu của sách - sách là công cụ dùng để ghi chép, lưu trữ và lưu truyền những hiểu biết của con người về thế giới khách quan. Từ đó đến nay, sách trở thành công cụ chủ yếu giúp con người lưu trữ và lưu truyền tri thức trong xã hội. Có thể nói, lưu giữ tri thức trong sách là một trong những phương thức cổ xưa lâu đời nhất của con người còn duy trì cho đến ngày nay. Đọc một quyển sách là trở về với lịch sử, làm sống lại quá khứ của nhân loại trong lớp lớp thời gian. Đọc sách là thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với biết bao thế hệ đã dày công tích lũy nguồn tri thức quý giá. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Chính vì vậy mà ở trường học Thư viện có vai trò, nhiệm vụ, chức năng vô cùng quan trọng, góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định 61/1988/QĐ-BGD&ĐT, quyết định 01/2004/QĐ-BGD&ĐT, Pháp lệnh thư viện,.... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành tích lớn lao của nhà trường, thư viện trường THCS Lương Thế Vinh ngày càng được củng cố và phát huy, góp phần tích cực trong sự nghiệp trồng người. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, nhất là ban giám hiệu (BGH). Sau nhiều năm giữ vững danh hiệu Thư viện đạt chuẩn, năm học 2020- 2021 thư viện đã đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến; Năm học 2021-2022 phấn đấu đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc. Thư viện trường được đặt tại tầng 3 tại khu nhà Hiệu bộ với một phòng kho rộng và hai phòng đọc riêng biệt. Tổng số sách trong thư viện hơn 7000 bản sách với trên 658 tên sách các loại. Ngoài ra còn có 8 loại báo và tạp chí... Hàng năm tổng số vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau, làm cho kho
  4. 2 / 12 sách ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa trong những năm qua việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cải tiến phương pháp dạy học, phát huy CNTT, chủ động sáng tạo của học sinh thì vai trò của sách lại càng trở lên quan trọng hơn trong hoạt động dạy và học. Và đứng trước sự phát triển như vũ bão của CNTT, nào là games, chat, với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế. Trong nhiều năm qua, thư viện trường tôi đã luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc ham muôn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công tác thu hút bạn đọc ở trường. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc trường THCS”. Nhằm khai thác triệt để giá trị kho sách, phục vụ giáo viên và học sinh. Thư viện đã tiến hành thực hiện bằng sáu biện pháp để phấn đấu đạt thư viện xuất sắc năm học 2021-2022, đáp ứng thoả mãn nhu cầu về văn hoá đọc. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Các nội dung trong đề tài đã được áp dụng vào thực tế trong hoạt động Thư viện của trường tôi và đã đạt được những hiệu quả tích cực góp phần không nhỏ trong toàn bộ nội dung hoạt động của Thư viện để xây dựng Thư viện đạt xuất sắc năm học 2021-2022. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài được áp dụng cho học sinh, giáo viên toàn trường. - Thời gian: Năm học 2021-2022 - Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến “Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc ở trường THCS”. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát sư phạm, điều tra thực tế - Phương pháp thực nghiệm giáo dục - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Từ 9/2021-10/2021: Lập đề cương nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc ở trường THCS”
  5. 3 / 12 - Từ 11/2021-5/2022: Tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Từ 5/2022-8/2022: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích (đối chứng). Viết đề tài nghiên cứu. Rút ra kết luận khoa học. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới - Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Thư viện trường THCS Lương Thế Vinh có diện tích 120m 2 khang trang, rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, có đủ chỗ ngồi đọc cho giáo viên và học sinh theo đúng quy định, và có hơn 7000 đầu sách. Hoạt động của thư viện có nề nếp, có hiệu quả. - Cán bộ quản lý thư viện trình độ Trung cấp thư viện, luôn học hỏi, năng động sáng tạo, có tâm huyết với nghề, hăng hái và luôn làm tốt trách nhiệm công tác được giao. - Ban giám hiệu luôn quan tâm sát sao đến công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình với công tác thư viện, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Bám sát văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác thư viện Để làm tốt công tác thư viện đòi hỏi người cán bộ thư viện cần nắm vững các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác thư viện như: Căn cứ vào quyết định 61, QĐ 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 và QĐ số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT. Gồm có 5 tiêu chuẩn:
  6. 4 / 12 Tiếu chuẩn 1. Về Sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. * Sách giáo khoa: - Thực hiện được “ Tủ sách giáo khoa dùng chung”. - Đảm bảo 100% sách phục vụ giáo viên trong công tác giảng dạy. - Đảm bảo 100% học sinh của trường có sách học tập. - Tủ sách giáo khoa của nhà trường có tổng số 2005 bản. * Sách nghiệp vụ của giáo viên : - Thường xuyên cập nhật các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên Bộ liên ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học. - Có đầy đủ các sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kỳ. - Tổng số sách nghiệp vụ của nhà trường hiện có 1091 bản, đảm bảo 100% giáo viên có đầy đủ sách nghiệp vụ khi lên lớp. *Sách tham khảo: - Có đầy đủ sách tham khảo của các môn học, sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của các môn học, sách truyện dành cho thiếu nhi. - Thư viện bổ sung các sách tham khảo trên theo khả năng kinh phí của nhà trường. Số lượng các sách tham khảo trong thư viện đạt yêu cầu. - Tổng số sách tham khảo: 3933 bản * Báo, tạp chí: Nhà trường đặt báo thường xuyên gồm 08 loại báo, tạp chí khác nhau phù hợp với lứa tuổi và bậc học của nhà trường. * Băng đĩa giáo khoa, SKKN, bài giảng điện tử: Nhà trường có nhiều loại băng đĩa giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản; các bài giảng điện tử, giáo án điện tử, SKKN của giáo viên lưu lại nhà trường. Tiêu chuẩn 2. Về cơ sở vật chất
  7. 5 / 12 - Thư viện có diện tích 120 m2 bao gồm 03 phòng: phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh và kho sách. Được bố trí ở tầng 3, phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. - Thư viện có giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để đựng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. - Thư viện đủ bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc và cho cán bộ làm công tác thư viện làm việc. - Có 6 tủ mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc, bảng tin thư viện. - Nhà trường có 06 máy vi tính nối mạng Internet,01 máy in, 01 máy chiếu, 01Tivi, quạt điện... nhằm tạo thuận lợi cho công việc quản lý tài sản, vốn sách báo, tài liệu và điều kiện phục vụ bạn đọc. Tiêu chuẩn 3. Về nghiệp vụ - Các loại sổ sách được ứng dụng công nghệ thông tin, ghi chép đầy đủ, rõ ràng. - Có nội quy thư viện, lịch đọc, lịch làm việc thư viện. - CBTV tư vấn với Hiệu trưởng huy động nguồn kinh phí (chiếm 2% ngân sách) cho hoạt động thư viện vào hàng năm. Tiêu chuẩn 4: Tổ chức hoạt động - Đầu năm học phát hành SGK và VBT cho học sinh. - Thực hiện đầy đủ quy trình hoạt động của thư viện. - Cho mượn sách theo quy định, theo lịch làm việc. - Hoạt động: Mở cửa các ngày trong tuần . - Bố trí và huy động nguồn kinh phí thư viện đảm bảo hoạt động hiệu quả. - Thư viện có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện với công việc của giáo viên và tâm lý của học sinh. Phục vụ các hoạt động ngoại khoá phù hợp với điều kiện của nhà trường, với tình hình diễn biến phòng chống dịch Covid- 19. Tuyên truyền giới thiệu sách, thông báo sách mới nhập, trưng bày triển lãm sách, vận động học sinh làm theo sách thông qua nhiều hình thức đa dạng: phát video, tổ chức sinh hoạt trực tuyến, tổ chức các cuộc thi online, lập trang youtube thư viện; đăng tải webstie, facebook nhà trường, …. Tiêu chuẩn 5: Về quản lý thư viện - Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo đúng quy định. Bảo quản: sách, báo, tạp chí, băng đĩa được quản lý chặt chẽ, tu sửa thường xuyên nhằm đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài và thuận tiện.
  8. 6 / 12 - Đầu năm học CBTV lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch. - BGH cử 1 lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác thư viện. - Thành lập tổ công tác thư viện. - Có kiểm tra đầu năm và cuối năm. - Hàng năm CBTV kiểm kê tài sản thư viện, làm thủ tục thanh lý đối với những ấn phẩm rách nát. 2. Biện pháp 2: Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất, bổ sung sách báo kịp thời. Bổ sung sách báo phải được quan tâm liên tục. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện. Đầu năm học, cuối học kỳ 1, đầu học kỳ 2, tôi thăm dò nguyện vọng của giáo viên, xem họ cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Với học sinh, thông qua giáo viên chủ nhiệm điều tra về yêu cầu đọc của học sinh của lớp, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương trình soạn giảng của thầy, trình độ học tập của trò trong năm học. Ưu tiên bổ sung sách cho các lớp thay sách, lớp đầu cấp. Đặc biệt là những em học sinh giỏi, tôi đã chủ động trao đổi với giáo viên bồi dưỡng, trực tiếp giảng dạy để biết được các thầy cô và các em cần mua những loại sách gì cần thiết và phù hợp vối lứa tuổi, trình độ chuyên môn. Mặt khác tôi còn dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của Bộ, Sở Giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thầy cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện. Các tài liệu sách, báo được xử lý nghiệp vụ một cách khoa học để đạt hiệu quả cao. 3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách Để tiếp thu được cái hay từ sách, chúng ta cần có phương pháp lựa chọn sách kỹ càng. Nên chọn những cuốn sách ý nghĩa, tốt để đọc và phải đọc kỹ để ghi chép những điều bổ ích. Chúng ta thậm chí có thể vươn xa hơn nữa nếu có thể thể vận dụng những điều trong sách vào đời sống. Do đó, để có thể nâng tầm tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hãy đọc sách thật nhiều và tận hưởng nó như một thú vui hữu ích. Tuyên truyền giới thiệu sách là một hoạt động quan trọng trong Thư viện của nhà trường. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách có thể tiến hành hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý tùy theo tình hình học tập của thư viện nói chung và nhà trường nói riêng. Muốn làm tốt được công tác tuyên truyền, giới thiệu sách trước hết phải xác định được đề tài mà mình giới thiệu. Sau đó tìm tòi sách trong thư viện hoặc có thể bổ sung thêm cho phù hợp với nội dung chủ đề giới
  9. 7 / 12 thiệu, đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, có tính giáo dục cao và có giá trị về nghệ thuật sâu sắc. Toàn bộ buổi giới thiệu sách nhằm cho độc giả hiểu rõ được nội dung của cuốn sách, nêu bật được ý hay của cuốn sách. Từ đó sẽ gây cho họ sự tò mò, lòng say mê hứng thú, kích thích cho độc giả muốn tìm đọc ngay cuốn sách. Kết quả: Sau lần giới thiệu, cuốn sách sẽ có rất nhiều độc giả đến tìm và mượn đọc, thậm chí ngay sau buổi giới thiệu có nhiều độc giả tìm mượn ngay. Số lượt người mượn đọc lần sau tăng dần lên so với lần trước đó. Năm học 2021- 2022 là năm học có nhiều dán đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tôi tích cực tuyên truyền giới thiệu sách hàng tháng theo chủ đề bằng những hình thức: - Trong thời gian học trực tuyến tôi làm các video giới thiệu sách bằng các phần mềm làm video như Proshow, Cavan, Avina… đăng tải lên các kênh mạng xã hội như: Youtube thư viện trường, Webstie trường, Facebook, Zalo nhóm lớp. Phối hợp với nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức các cuộc thi giới thiệu sách hay theo chủ đề, chủ điểm… - Tuyên tuyền giới thiệu truyền thống bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong sinh hoạt tập thể. Công việc này do chi đội các lớp và các em trong tổ cộng tác viên thư viện đảm nhiệm... - Bạn đọc có lịch đọc- mượn sách hàng tuần và đã trở thành nề nếp rất tốt. Tôi thường xuyên hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng giáo dục đạo đức... nhằm mục đích gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy, kích thích sự tò mò, lòng ham mê đọc sách của người đọc. * Tôi dựa vào Kế hoạch nhiệm vụ của năm học để làm chuyên đề. + Tổ chức tốt “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021” 100% giáo viên và học sinh tham gia Chủ đề “Chuyển đổi số để xây dựng thành công một xã hội học tập mới” + Tổ chức tốt giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 -20/11/2021). + Thư viện kết hợp với giáo viên TPT tuyên truyền sách chào mừng kỷ niệm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/2021): Tuyên truyền đến 100% đội viên về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và ý nghĩa lịch sử chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/2021).
  10. 8 / 12 + Tạo sân chơi thiết thực, bổ ích thông qua cuộc thi “Tìm và phát hiện năng khiếu, tôn vinh tài năng Tiếng Anh” của các em trong trường THCS Lương Thế Vinh giúp các em có cơ hội thể hiện khả năng giao lưu, học hỏi và nâng cao trình độ ngoại ngữ đồng thời rèn luyện các kỹ năng phần mềm trong thời đại 4.0 và hội nhập Quốc tế thông qua ngôn ngữ Tiếng Anh với chủ đề “Chào giáng sinh và chào năm mới”. + Giới thiệu sách chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ ( 8/3/1910- 8/3/2022). + Xây dựng Kế hoạch và triển khai “Lan tỏa văn hoá đọc đến giáo viên, học sinh trường THCS Đan Phượng” nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện 2 trường (THCS Lương Thế Vinh, THCS Đan Phượng), thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường; phấn đấu để phát triển văn hoá đọc tới các nhà trường trong các năm tiếp theo. + Kết hợp với nhà trường tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2022 - Hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách và Bản quyền Thế giới 23/4 với mục đích khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. + Kết hợp với nhà trường tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ II - Chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước” và Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 - Chủ đề “Sách và khát vọng cống hiến”. - Hình thức tiếp theo đó là tuyên truyền trực quan: Tôi kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách và tổ công tác thư viện tổ chức cho các em Kể chuyện theo sách, vẽ tranh theo sách, sáng tạo bìa sách, làm thẻ đánh dấu sách bookmark, làm video giới thiệu sách em yêu thích. Thư viện đã duy trì được nề nếp đọc sách, báo trong giáo viên và học sinh. - Việc lựa chọn sách báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo đến bạn đọc, muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc. Chính vì vậy sách báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp và là những sách được bạn đọc quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao, làm được như vậy chúng ta mới thu hút được bạn đọc đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu khám phá thỏa mãn nhu cầu đọc của mình. 4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ thư viện, đẩy mạnh hoạt động thư viện trên không gian mạng Bên cạnh việc xử lý nghiệp vụ thư viện bằng sổ sách truyền thống, việc xử lý nghiệp vụ bằng công nghệ thông tin mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như:
  11. 9 / 12 dễ dàng tra cứu thông tin, làm báo cáo thống kê tình trạng trở nên nhanh chóng và thuận tiện,.. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thư viện có thể thực hiện trên phần mềm Excel, bằng các tạo ra những biểu mẫu và tiến hành cập nhật thông tin định kỳ và đối chiếu với số liệu trên sổ sách truyền thống. Một số biểu mẫu được đính kèm tại mục “Minh chứng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ thư viện”. Ngoài ra tôi còn xây dựng các kênh, nền tảng mạng xã hội có thể truy cập bằng cách quét mã QR để truy cập như sau: * Thư viện điện tử (Website trường THCS Lương Thế Vinh) Đa số hiện nay những thư viện điện tử đều được thiết kế theo mô hình thông tin nhất định dựa trên việc tạo dựng từ website. Ở đó, cung cấp đến người truy cập những thư mục nhất định: - Giới thiệu chung: về cơ quan, nơi cung cấp tài liệu, các công cụ hỗ trợ khác… - Trang tài nguyên thông tin: gồm các danh mục chủ đề có cấu trúc từ chung đến riêng, từ tổng quát đến chi tiết (gọi là cây thư mục) để người dùng dễ dàng khai thác như: + Tin tức – thông báo: đăng các tin tức của Sở, của Phòng, của trường. + Các văn bản quy phạm pháp luật. + Các trang tài nguyên cơ bản: đăng tải kho học liệu xám của trường: Trang GA ĐT, BGĐT, BG -Elearning, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi, SKKN: Tổng hợp từ các tiết thao giảng, minh họa chuyên đề, tiết thanh tra, nguồn bài dạy điện tử của các tổ nhóm.. Các trang tư liệu phim ảnh lịch sử; di tích lịch sử địa phương. Trang khoa học đời sống. Trang những tấm gương ưu tú… Trang trò chơi giải trí cho người dùng.
  12. 10 / 12 Trang Thư viện: đăng bài hoạt động thường ngày của thư viện, các bài GTS hàng tháng, các video học sinh làm GTS… * Youtube thư viện trường THCS Lương Thế Vinh Cập nhật đăng tải các hoạt động đã và đang diễn ra của thư viện nhà trường * Trang Facebook trường THCS Lương Thế Vinh Cập nhật đăng tải các hoạt động đã và đang diễn ra, thông báo các kế hoạch sắp triển khai, được liên kết với các trang mạng uy tín của huyện, của thành phố để cập nhật tin tức mới nhất như: https://www.facebook.com/dtn.danphuong Tuổi trẻ Đan Phượng; https://www.facebook.com/thanhdoanhn/ Thành đoàn Hà Nội… Đẩy mạnh hoạt động thư viện trên không gian mạng nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, phấn đấu để phát triển văn hoá đọc tới các nhà trường trong các năm tiếp theo. 5. Biện pháp 5: Phối hợp của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng làm công tác thư viện Đó là sự kết hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Phối hợp các lực lượng, huy động cùng tham gia xây dựng và phát triển tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường–gia đình–xã hội, đến việc tham gia giáo dục học sinh. Ban giám hiệu, các đoàn thể coi công tác thư viện là một công tác quan trọng vì nó góp phần không nhỏ vào giáo dục toàn diện. Đoàn thanh niên, Ban Đoàn đội luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như các chuyên đề mà thư viện đã làm. Phân công, chuẩn bị về con người, góp ý xây dựng chuyên đề, buổi tuyên truyền giới thiệu sách. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn trường...đạt được kết quả cao 6. Biện pháp 6: Mở rộng thành viên trong tổ công tác Sử dụng tốt mạng lưới tổ thư viện trường học. Ngay từ đầu năm học tổ thư viện trường học được thành lập do đồng chí Hiệu trưởng làm tổ trưởng, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách Đội cùng với 21 đồng chí giáo viên chủ nhiệm, và 21 em làm cộng tác viên ở 21 lớp học. Năm học vừa qua chúng tôi đã tổ chức
  13. 11 / 12 nhiều buổi tuyên truyền giới thiệu sách rất thành công, tổ chức cuộc thi với các hình thức đa dạng phong phú. Ngoài ra các thành viên trong tổ mạng lưới thư viện phát hiện, sưu tầm những sách, báo, tư liệu mới. Tổ chức giới thiệu, hướng dẫn phục vụ các nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo, nâng cao dân trí theo kế hoạch của tổ. IV. KẾT QUẢ Hoạt động thư viện ở trường đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong quá trình thực nghiệm theo đề tài “Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học Xuất sắc ở trường THCS”. Tôi đã thu được kết quả sau : Trong năm học 2020-2021-2022 với diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc đến trường của học sinh bị dán đoạn thời gian dài. Nhưng thư viện nhà trường luôn duy trì hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách, tổ chức các cuộc thi theo từng chủ đề thành công và đạt kết quả tốt. Các bài giới thiệu được BGH duyệt và xen vào trong buổi sinh hoạt tập thể của nhà trường bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp vào buổi chào cờ đầu tuần, giữa giờ ra chơi... * Đối với học sinh: 95% học sinh mượn sách. * Đối với giáo viên: 100% giáo viên đến thư viện đọc mượn. * Đối với thư viện: - Lượng sách được tuyên truyền, luân chuyển trong bạn đọc được nhiều hơn. - Đẩy mạnh được công tác bổ sung sách báo mới. - Phong trào đọc báo trở thành nề nếp và ngày càng được phát triển. - Thống kê số lượt truy cập trang youtube, webtise: Tháng Số lượt truy cập youtube Số lượt truy cập webtise 10/2021 1095 986 11/2021 1478 1005 12/2021 1686 1083 01/2021 1815 1125 02/2022 2417 1194 3/2022 2442 1218
  14. 12 / 12 4/2022 2691 1267 5/2022 2900 1352 - Thư viện nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công nhận danh hiệu Thư viện Xuất sắc năm học 2021-2022. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một năm học thực hiện những đổi mới trong công tác phục vụ bạn đọc như sử dụng giới thiệu sách qua video, các trang mạng xã hội youtube, facebook, qua các cuộc thi trực tuyến,… tôi nhận thấy rõ nét sự chuyển biến cách nghĩ của một số học sinh với thư viện nhà trường. Nếu trước đây chỉ là biết trong trường có thư viện thì nay: Thư viện trở nên gần gũi, thân quen hơn với các em. Cách đọc và sử dụng thư viện cũng hiệu quả hơn bởi các em coi thư viện là của các em và dành cho các em. Đó là kết quả bền vững nhất mà tôi nhận thấy. Điều đó cũng là nguồn động viên lớn lao để tôi nhiệt tình hơn và cố gắng hơn trong công tác thư viện, để có thể gắn bó lâu dài. 2. Bài học kinh nghiệm - Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết nhà trường phải có thư viện. Có phòng đọc sách cho giáo viên, phòng đọc sách cho học sinh. - Lịch đọc và mở cửa có qui định cụ thể, nề nếp duy trì. - Cán bộ thư viện phải là người nhiệt tình, say mê với công tác sách, đồng thời phải có năng lực tổ chức sắp xếp công việc. Biết kết hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo. - Giới thiệu tuyên truyên sách báo có sự góp sức của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách. Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. Kiến nghị - Đầu tư cơ sở vật chất: Trang thiết bị tủ, giá, máy tính được nâng cấp, phòng kho, phòng đọc đúng qui định của tiêu chuẩn thư viện trường học. - Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện để các cán bộ giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
  15. 13 / 12 Trên đây là một số biện pháp xây dựng thư viện trường học xuất sắc của tôi. Kính mong quý cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp, giúp đỡ để cho đề tài thêm vững chắc và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi trân trọng gửi lời cám ơn tới mọi ý kiến đóng góp cho đề tài thêm phong phú và chất lượng! .........................................................
  16. MINH CHỨNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
  17. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2