intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong phần thi Speaking - Môn Tiếng Anh

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến được biến soạn với mục tiêu cải thiện được điểm phần thi speaking; giới thiệu lưu loát về bản thân mình bằng tiếng Anh; trình bày tốt các chủ đề (topic) theo từng unit bài học; hình thành tốt kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin nói tiếng anh trước đám đông hoặc chủ động bắt chuyện với người nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong phần thi Speaking - Môn Tiếng Anh

  1. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong một xã hội hội nhập như hiện nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ  đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con người tiếp cận với những   tiến bộ trên thế giới và tìm kiếm cho mình những cơ hội phát triển bản thân.  Để  đạt được mục tiêu này, bản thân chúng ta phải biết sử dụng Tiếng Anh  một cách thành thạo trong giao tiếp. Thấy rõ được tầm quan trọng đó, Bộ  giáo dục và Đào tạo luôn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương đổi mới toàn  diện việc dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS, THPT, chuyển từ việc chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát triển năng lực học sinh. Theo đề  án dạy   ngoại ngữ đến năm 2020 và điều chỉnh đề án này đến năm 2025 của Bộ giáo   dục và Đào tạo đã nêu rõ “ Một trong số những nhiệm vụ trọng tâm cần đạt   được của giáo viên đó là học sinh có thể sử dụng được Tiếng Anh trong giao   tiếp”. Tiếp  đó, ngày 29 tháng 9 năm 2014,  Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành  công văn 5333/BGDĐT­GDTrH về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định  hướng phát triển năng lực đối với môn Tiếng Anh, trong công  văn có nêu rõ:  Cụ thể hóa đòi hỏi học sinh phải giao tiếp được Tiếng Anh tại lớp, trình bày  được ý tưởng của mình bằng tiếng Anh thông qua việc đối đáp với thầy cô,  bạn bè và đặc biệt là phải trình bày được ý tưởng của mình theo từng chủ đề  Speaking cho từng Unit mà các em được học theo nội dung riêng của từng cấp  độ lớp học đặc biệt là các lớp học tiếng Anh theo chương trình SGK mới hệ  10 năm. Học sinh được kiểm tra thường xuyên thông qua hình thức hỏi­đáp  (kỹ  năng nói) tối thiểu 02 lần/học kỳ. Nói được các chỉ  dẫn đơn giản sử  dụng trong giao tiếp hàng ngày gắn với các chủ đề đã học. Ngay từ khi mới triển khai, việc kiểm tra kỹ năng Speaking đã được áp  dụng vào cuối mỗi học kì, chiếm 2/10 điểm bài kiểm tra học kì, thực tế  qua   quá trình thực hiện, bản thân tôi cùng với hai giáo viên bộ môn Tiếng Anh và   các em học sinh vẫn còn nhiều lúng túng. Hình thức kiểm tra, nội dung kiến   thức cần thể hiện vẫn còn mang tính đối phó. Hầu hết các em học sinh chưa  được định hướng kĩ càng để có thể trình bày tốt các chủ đề một cách lưu loát.  Qua nhiều năm học, thấy rõ được những bất cập mà học sinh của tôi gặp  phải, tôi đã không ít lần trăn trở khi các em nói Tiếng Anh còn quá yếu, là một   giáo viên dạy tiếng Anh có nhiều tâm huyết với nghề, trong thực tế  giảng  dạy tại đơn vị trường THCS Lê Văn Tám, tôi đã tìm cách để  hỗ  trợ học sinh  của mình, làm sao để các em có thể đạt điểm số cao cho cột điểm Speaking,  đặc biệt là việc hình thành cho các em kỹ năng trình bày topic theo từng chủ  đề của từng Unit mà các em được học qua. Sau đây tôi xin trình bày lại những  ý tưởng mà tôi đã áp dụng và đã đem lại hiệu quả, đề  tài mang tên: Một số  1
  2. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking – Môn Tiếng Anh. 2
  3. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh II. Mục đích nghiên cứu:  Qua đề  tài nghiên cứu này, tôi mong muốn học sinh của mình sẽ  đạt  được những tiến bộ sau: ­ Cải thiện được điểm phần thi Speaking ­ Giới thiệu lưu loát về bản thân mình bằng Tiếng Anh. ­ Trình bày tốt các chủ đề (topic) theo từng Unit bài học. ­ Phản ứng nhanh trước các câu hỏi bằng Tiếng Anh. ­ Hình thành tốt kỹ  năng giao tiếp, mạnh dạn, tự  tin nói Tiếng Anh   trước đám đông hoặc chủ động bắt chuyện với người nước ngoài. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Ngày 29 tháng 9 năm 2014, Bộ  giáo dục và Đào tạo đã ban hành công  văn số  5333/  BGDĐT­GDTrH về  việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định  hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học   Căn cứ Điều 7 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và  học sinh trung học phổ  thông ban hành kèm theo Thông tư  số 58/2011/TT­ BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo, các hình  thức đánh giá bao gồm kiểm tra bằng hỏi­đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực  hành. Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác  nhau như: định lượng (cho điểm), định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh   giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình  kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy và học được áp dụng   trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (đối thoại, độc thoại). Quyết định số 1400/QĐ­TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt Đề  án "Dạy và học ngoại ngữ  trong hệ  thống giáo dục quốc dân,  giai đoạn 2008­2020" Mục tiêu của đề  án là đổi mới toàn diện việc dạy và  học ngoại ngữ trong các trường của Việt Nam với mục đích "đến năm 2020,   đa số  thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ  năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong  môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế  mạnh của người dân Việt Nam". Quyết định số  2080/QĐ­TTg ngày 22/12/2017 về phê duyệt điều chỉnh,  bổ  sung đề  án dạy và học ngoại ngữ  trong hệ  thống giáo dục quốc dân giai   đoạn 2017 – 2025. Nghe, nói, đọc, viết là  4 kỹ  năng quan trọng  trong tiếng Anh. Theo  đó, nghe, đọc là 2 kỹ năng cơ bản, còn nói và viết là 2 kỹ năng nâng cao. Kỹ  3
  4. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh năng Speaking, bao  gồm các yếu tố: phát âm, sự trôi chảy và mạch lạc, ngữ  pháp, từ vựng và cả tốc độ nói. Thông thường, việc kiểm tra kỹ năng Speaking do các trường tự  xây  dựng kế hoạch và tổ  chức thi vào các buổi riêng biệt. Đối với trường tôi, tôi  lên kế hoạch xây dựng phần thi Speaking gồm có ba phần chính cho mỗi khối  lớp:  Phần 1(3 phút): Giới thiệu bản thân.  Phần 2 (5 phút): Học sinh trình bày chủ đề đã bốc thăm.  Phần 3 (2 phút ): Giáo viên đặt các câu hỏi liên quan đến những nội  dung trong các chủ đề học sinh vừa trình bày.  II. Thực trạng vấn đề:  Ngay từ  khi Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai công văn số  5333/  BGDĐT­GDTrH, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch cho phần thi Speaking. Năm   học 2015­2016, tôi được phân công dạy khối lớp 7, 9. Tôi định hướng rõ các  phần thi cho học sinh, yêu cầu các em chuẩn bị tốt ngay từ đầu năm học để  đến cuối kỳ, các em sẽ dễ dàng tiếp cận với hình thức kiểm tra mới này. Tôi  thiết nghĩ học sinh có đủ  khả  năng để  tự  xây dựng cho mình một đoạn văn   ngắn (5 đến 7 dòng) về giới thiệu bản thân. Với các chủ đề (topic) liên quan   đến nội dung của từng Unit, tôi cho trước các chủ đề (mỗi khối khoảng 5 chủ  đề) và yêu cầu các em tự  soạn. Với các em học sinh khá, giỏi, các em hoàn  thành rất tốt, các em soạn sẵn và nhờ  tôi chỉnh sửa. Tất nhiên phần thi nói   của các em được điểm cao so với các em còn lại. Nhưng con số này chỉ chiếm   1/3 so với tổng số học sinh của mỗi khối. Với những học sinh trung bình, yếu  kém, các em dường như  không thể  nói, thậm chí giới thiệu sơ  qua về  bản   thân mình.       Kết quả  kiểm tra Speaking lần đầu lớp 7A2 – HKI (năm học 2015­ 2016) ST Xếp  Họ và tên lót Tên Điểm Ghi chú T loại 1 Huỳnh Công Chi Bảo 1,5 K 2 Võ Thị Bông 2 G 3 Lê Thị Chín 1,5 K 4 Lê Thị Mỹ Duyên 0,5 TB 5 Nguyễn Văn Dương 0,25 Y 4
  5. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 6 Huỳnh Tấn Đạt 1,25 K 7 Nguyễn Thị Phương Đông 0,75 TB 8 Nguyễn Đình Hậu 0,5 TB 9 Đinh Thị Mỹ Hoa 0,5 TB 10 Nguyễn Thị Thu Hoa 0,25 Y 11 Nguyễn Nhật Huỳnh 0,75 TB 12 Lê Thị Lệ 0,75 TB 13 Trần Thị Lệ 0,75 TB 14 Trần Thị Quỳnh Lê 0,25 Y 15 Trần Thị Liên 0,75 TB 16 Trương Thị Thuỳ Linh 0,25 Y 17 Trần Ngọc Hoàng Long 2 G 18 Phan Thị Ngân 0,25 Y 19 Lê Tấn Thanh Ngọc 2 G 20 Trần Thành Nhân 0,25 Y 21 Nguyễn Hữu Nhựt 1,5 K 22 Huỳnh Thị Kim Oanh 2 G 23 Đòan Thị Như Phượng 0,75 TB 24 Lê Kim Long Phương 0,25 Y 25 Lý Thị Lệ Phương 0,75 TB 26 Trần Công Quốc 0,5 TB 27 Bùi Thị Thu Sương 2 G 28 Bùi Thị Hồng Thắm 0,25 Y 5
  6. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 29 Đặng Thị Thu Thuỳ 0,5 TB 30 Nguyễn Thị Thu Thùy 0,75 TB 31 Nguyễn Thị Thương 0,75 TB 32 Lê Thị Trang 1,5 K 33 Nguyễn Thị Thanh Trinh 0,5 TB 34 Phạm Thị Truyền 1,25 K 35 Bùi Thị Thúy Vân 0,75 TB 36 Võ Thị   Yến 1,75 K 37 Nguyễn Văn  Thái 0,75 TB Tỉ lệ:  Điểm Xếp loại Số lượng Tỉ lệ (%) = 2 Giỏi 5 13,5 % >=1 Khá 7 18,9 % >=0.5 Trung bình 17 46 %
  7. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh ST Điểm Ghi chú T Họ và tên lót Tên Xếp loại 7
  8. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 1 Huỳnh Công Chi Bảo 1,25 K 2 Võ Thị Bông 1,5 K 3 Lê Thị Chín 0,75 TB 4 Lê Thị Mỹ Duyên 2 G 5 Nguyễn Văn Dương 1,75 K 6 Huỳnh Tấn Đạt 1,5 K 7 Nguyễn Thị Phương Đông 1,75 K 8 Nguyễn Đình Hậu 1,5 K 9 Đinh Thị Mỹ Hoa 2 G 10 Nguyễn Thị Thu Hoa 0,5 TB 11 Nguyễn Nhật Huỳnh 1,25 K 12 Lê Thị Lệ 0,75 TB 13 Trần Thị Lệ 2 G 14 Trần Thị Quỳnh Lê 1,75 K 15 Trần Thị Liên 1,5 K 16 Trương Thị Thuỳ Linh 1,5 K 17 Trần Ngọc Hoàng Long 2 G 18 Phan Thị Ngân 1,5 K 19 Lê Tấn Thanh Ngọc 2 G 20 Trần Thành Nhân 1,75 K 21 Nguyễn Hữu Nhựt 1,75 K 22 Huỳnh Thị Kim Oanh 2 G 23 Đòan Thị Như Phượng 0,75 TB 8
  9. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 24 Lê Kim Long Phương 1,75 K 25 Lý Thị Lệ Phương 1,5 K 26 Trần Công Quốc 1,5 K 27 Bùi Thị Thu Sương 2 G 28 Bùi Thị Hồng Thắm 1,75 K 29 Đặng Thị Thu Thuỳ 1,75 K 30 Nguyễn Thị Thu Thùy 0,75 TB 31 Nguyễn Thị Thương 0,5 TB 32 Lê Thị Trang 0,75 TB 33 Nguyễn Thị Thanh Trinh 1,75 K 34 Phạm Thị Truyền 1,5 K 35 Bùi Thị Thúy Vân 2 G 36 Võ Thị   Yến 0,75 TB 37 Nguyễn Văn  Thái 0,75 TB Tỉ lệ:  Điểm Xếp loại Số lượng Tỉ lệ (%) = 2 Giỏi 8 21,6 % >=1 Khá 20 54,1 % >=0.5 Trung bình 9 24,3 %
  10. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh Nếu như các em đạt 10 điểm cho một bài kiểm tra định kì với các nội   dung: Listening, Language contents, Writing, Reading thì với 2 bài kiểm tra  học kì, phần Speaking được bổ  sung vào và chiếm 02 trên tổng số  10 điểm  toàn bài. Khi học sinh biết trước các phần thi, các em sẽ có nhiều thời gian để  chuẩn bị ngay từ đầu năm học. Dưới đây là các nội dung nằm trong kế hoạch   xây dựng cho phần thi nói được áp dụng  tại trường THCS Lê Văn Tám. Các phần thi bao gồm: Phần 1(3 phút): Giới thiệu bản thân.  Phần 2 (5 phút): Học sinh trình bày chủ đề đã bốc thăm.  Phần 3 (2 phút ): Giáo viên đặt các câu hỏi liên quan đến những nội  dung trong các chủ đề học sinh vừa trình bày.  Phiếu chấm điểm PHIẾU KIỂM TRA  Kĩ năng nói môn Tiếng Anh học kì …. Năm học 201..­201.. Lớp …………….. Content Notice Personal  Order Names Topic Interview information Total (1m) (0,5m) (0,5m) 1 Trần Thị Hoài An 2 Mai Văn B Cách thức tổ chức phần thi nói ­ Tổ chức thi một buổi thi riêng biệt (02 lớp/1 buổi) ­ Giáo viên gọi lần lượt 4 học sinh (2 cặp) vào phòng thi cùng một lúc. ­ Các em được bốc thăm phần chủ đề (topic) trước để xuống ghế ngồi  chuẩn bị trong vòng 2 phút ­ Sau đó giáo viên gọi lần lượt các cặp lên thi, cặp nào xong ra ngoài sẽ  có cặp khác vào thay thế cho đến hết. 10
  11. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 2. Tạo thói quen nói Tiếng Anh cho học sinh Để giúp các em hình thành được thói quen sử dụng Tiếng Anh, tôi đưa  ra các ngôn ngữ  lớp học (Classroom Language) và yêu cầu các em sử  dụng  chúng càng nhiều càng tốt trong các tiết học Tiếng Anh. Một số  mẫu câu  thường được học sinh sử dụng như sau: Good morning/afternoon. How are you today? How is everything? What’s new? Have you done your homework? Let’s play a game now, shall we? Can you spell it? Can I clean the board? Can you help me, please? Could you pass me a pen? Could you do me a favor? Shall we play the game? May I go out to drink water? May I go out? May I come in? May I hand in the paper? Can I put this in the bin? I agree/ I disagree. I don’t understand. Could you repeat that, please? I am sorry, I’m late. It’s my turn. Giải pháp này giúp các em thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng   Tiếng Anh khi học. Hình thành cho các em thói quen nói Tiếng Anh. Đồng  thời tạo phản xạ tốt cho các em trong quá trình giao tiếp. 3. Lồng ghép các chủ  đề  (topic) vào phần mở  rộng, củng cố  các  tiết dạy  Ở giai đoạn mở rộng hoạt động hoặc củng cố nội dung kiến thức vừa  học, tương ứng với nội dung của từng Unit, tôi cho một chủ đề (topic) và yêu   11
  12. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh cầu các em hoạt động cá nhân hoặc thảo luận theo cặp, nhóm. Các em đưa ra  quan điểm của mình đồng thời trình bày trước lớp các ý tưởng vừa được hình  thành, nhờ đó các em có cơ hội thực hành nói nhiều hơn và được chỉnh sữa lỗi   phát âm, cách dùng từ, đặt câu. Tạo điều kiện cho các em chuẩn bị  tốt cho  phần thi Speaking cuối mỗi học kì. Ví dụ: Tiếng anh 8 – Unit 8: Country Life And City Life – Lesson 2:   Speak Teacher’s and students’ activities Content Post speaking T: have Ss work in groups of four Discussion Ss: work in groups Which one do you prefer – country life  T: let Ss discuss the topic or city life? Ss: discuss  T: assist if necessary Each   representative   of   each   group  presents the answer in front of class T: give feedback and summarize  Ví dụ: Tiếng anh 9 – Unit 4:  Learning A Foreign Language – Lesson 3:   Listen Teacher’s and students’ activities Content Post listening T: have Ss work in pairs Discussion Ss: work in pairs Why should we learn English? T: let Ss discuss the topic Ss: discuss  T: assist if necessary Each pair presents the answer in front  of class T: give feedback and summarize  Ví dụ: Tiếng anh 7 – Unit 4:   At School – Lesson 2: A4+A5 12
  13. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh Teacher’s and students’ activities Content Production Topic T: have Ss work individually Talk   about   your   favorite   subject   at  Ss: work individually school. T: assist if necessary T:   call   on   some   Ss   to   present   the  answer in front of class Ss: present the answer in front of class T: give feedback and summarize  4. Đưa hình thức kiểm tra nói vào phần kiểm tra lấy điểm thường  xuyên.  Với tiêu chí “ Practice makes perfect”, giúp các em có nhiều cơ  hội để  luyện tập, tôi đưa phần Speaking vào các bài kiểm tra thường xuyên, theo hình   thức lấy điểm miệng hoặc 15 phút. Điều này góp phần làm cho các em thấy rõ   tầm quan trọng của kỹ năng Speaking trong kiểm tra, đánh giá. Riêng với những  bài nói chưa hoàn chỉnh, các em sẽ được giáo viên chỉnh sửa và định hướng kĩ  hơn. 5. Luôn động viên, tán thưởng khi các em nói Tiếng Anh Trong một số  trường hợp, dù các em nói sai, phát âm chưa chính xác,  cách đặt câu, dùng từ chưa hợp lí hoặc chỉ nói được một câu đơn giản thì giáo   viên cũng nên tuyên dương khả năng nói Tiếng Anh của các em vì trong giao  tiếp, người  nghe vẫn có  thể  hiểu được nội dung người nói trình bày, dù  không đúng cấu trúc. Sau đó, giáo viên sẽ  giúp các em hoàn thiện phần nội   dung và phát âm để phần nói trở nên hoàn chỉnh hơn. 6. Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các phần trong một bài thi  nói. Đây được xem là bước quan trọng nhất và là nội dung tôi muốn nhấn  mạnh trong đề tài nghiên cứu của mình. 6.1. Phần 1(3 phút): Giới thiệu bản thân.  Với bài giới thiệu bản thân (talk about yourself), tôi cung cấp cho các  em một dàn ý và yêu cầu các em tự điền thông tin vào. Ở phần này thời gian   quy định là 3 phút nên các em sẽ chọn lọc các thông tin cần nói để  đảm bảo  thời gian và có sự khác nhau. 13
  14. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh Bài mẫu Hi, my name’s (Hoa) Let’s me introduce to you something about myself.  I’m from  (Viet Nam) (country) I live in (Binh Hoa commune) (town/city) I’m (14) years old. I’m in (grade 8, class 8A1 of Le Van Tam) secondary school. My birthday is on (25th October) I have (long black hair and brown eyes) (hair and eye colour) I am (1 meter 52 centimeters  and 45 kilograms) (height/weight) My favourite sport is (badminton) There are (4) people in my family. They are (my parents, my elder sister and me). My favourite food is (chicken). In my free time, I often (play games and watch TV). Today, I am so happy to be here. Thanks for your listening. Với các em học sinh khá, giỏi bộ  môn, việc đưa ra dàn ý như  trên quả  thật là không cần thiết vì bản thân các em đã tự  định hình và xây dựng cho  mình một bài giới thiệu về bản thân riêng. Nhưng với các em học sinh trung  bình, yếu kém bộ  môn, tôi nhận thấy rằng khi cho mẫu dàn ý như  trên, học  sinh của mình hoàn thành phần kiểm tra tốt hơn hẳn. N ếu ở lớp 6, các em làm  tốt phần này thì khi lên các lớp 7, 8, 9,  các em chỉ cần thay đổi một số  thông  tin (năm sinh, lớp học, chiều cao, cân nặng….) là đã có ngay một bài tủ  giới  thiệu về  bản thân mình. Nhờ  đó các em sẽ  có nhiều thời gian để  luyện tập  các phần còn lại.           6.2. Phần 2 (5 phút): Học sinh trình bày chủ đề đã bốc thăm.  Với các chủ đề  (topic) theo mỗi Unit, tôi hướng dẫn học sinh theo các  bước sau: 6.2.1. Xác định nội dung sẽ nói trong mỗi topic Đây là bước đệm giúp các em xây dựng ý tưởng cho bài nói của mình. Khi cho một chủ  đề  nói, tôi yêu cầu các em hoạt động theo nhóm trong thời   gian 3 phút để  định hình nội dung mình sẽ  trình bày. Lúc này tôi hướng dẫn  14
  15. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh các nhóm đặt ra các câu hỏi xoay quanh chủ  đề. Sau khi thảo luận xong, các  nhóm sẽ  trình bày các câu hỏi trước lớp và trao đổi sản phẩm cho nhau. Sau   đó giáo viên sẽ là người chỉnh sửa, tổng hợp các ý kiến đồng thời định hướng  cho học sinh các bước tiếp theo. Ví dụ: Trong chương trình Tiếng Anh 6 Topic: Talk about your family 1. How many people are there in your family? 2. What does your father do? How old is he? 3. What does your mother do? How old is she? 4. Where does your mother/father work?  5. Do you love your family? Ví dụ: Trong chương trình Tiếng Anh 7 Topic: Talk about your hobbies 1. What do you like doing in your free time? 2. Do you like watching TV? What kind of programs do you like? 3. Where do you usually stay at the weekend? 4. How often do you read a book? 5. Do you prefer playing games to listening to music?  Ví dụ: Trong chương trình Tiếng Anh 8 Topic: Talk about your best friend 1. What is your best friend’s name? 2. How long have you been together? 3. How old is he/she? 4. Where does he/she live? 5. What is she/he like? 6. What are her/his favorite hobbies?  7. Do you go to school with her/him everyday? 8. What do you and your friend do together in your free time? Ví dụ: Trong chương trình Tiếng Anh 9 Topic: Talk about life in the countryside 1. Where is your hometown? 15
  16. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 2. What is the weather like? 3. What is the air like? 4. What are the differences between the countryside and the city? 5. What things do you like best in the countryside? 6. Tell some changes about life in the countryside.   Các em học sinh lớp 8 đang thảo luận 16
  17. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh                                             Các em học sinh lớp 6 đang thảo luận 6.2.2. Xây dựng bố cục cho bài nói Để  có được một bài nói hoàn chỉnh, các em cần phải xác định được  những phần cần thiết tạo nên một bài nói hoàn chỉnh. Vì thế, tôi xây dựng cho  các em bố cục của bài nói gồm các phần sau: Introduction Opening  Body Closing Vậy ở mỗi phần các em sẽ trình bày những gì ? ­  Introduction: Đây là phần giới thiệu sơ lược về tên và chủ đề nói Thông thường ở phần này, tôi định hướng chung cho tất cả các em học  sinh các mẫu câu giới thiệu quen thuộc, đơn giản, dễ nhớ và nó được áp dụng  cho tất cả các chủ  đề. Dĩ nhiên với các em học sinh khá, giỏi, các em có thể  chủ động tham khảo thêm nhiều cách hay từ nhiều nguồn thông tin khác nhau   như anh chị, thầy cô, Google… Hello everyone/ everybody. My name is………..Now I would like to talk  about my topic. 17
  18. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh Good morning/afternoon everyone. My name is………..Now I would like  to talk about (my best friend) Hello everyone/ everybody. I am………..Now I would like to tell you  something about (my neighborhood) ­ Opening: Đây là phần cho người nghe cái nhìn chung nhất về chủ đề  các em sắp trình bày. Phần này chỉ  cần 2 câu đã có thể  giúp các em mở  ra ý  tưởng cần trình bày trong phần Body. Ví dụ: Tiếng anh 7               Topic: Talk about your hobbies For me, there are many activities you can do in your free time such as  listening to music, reading, playing sports, watching TV… but I like reading  books and playing badminton best with some reasons below. Ví dụ: Tiếng anh 8               Topic: Do you prefer the country or the city? Why? Frankly speaking, I like living in the country better than living in the city.  There are some reasons why I like it. ­ Body: Đây chính là phần quan trọng nhất để  giành điểm cao cho bài  kiểm tra nói. Nếu các em trả lời được các câu hỏi ở mục 6.2.1, xác định nội dung sẽ  nói trong mỗi topic thì phần này sẽ  trở  nên dễ  dàng hơn. Tuy nhiên để  làm  được điều đó, đòi hỏi các em phải có vốn từ  vựng phong phú theo từng chủ  đề, biết cách sử dụng các liên từ (từ nối) kèm theo giúp bài nói trở nên mạch  lạc, trôi chảy và hoàn chỉnh. Vì thế tôi chú trọng vào những việc sau: + Thứ  nhất, cung cấp từ vựng để  các em có thể  gắn kết các từ  vựng  lại thành lời nói Việc cung cấp từ vựng cho các em ứng với mỗi chủ đề (topic) được tôi  thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong số  đó việc tổ  chức các trò chơi  ngôn ngữ   ở  phần Warm – up, ví dụ  như  trò Network, Brainstorming, Bingo,  Kim’s game, Cool pair matching, Smart Monkey…..được sử dụng có hiệu quả  nhất, không chỉ giúp các em nhớ từ vựng một cách chủ động và lâu dài mà còn   góp phần làm tăng hứng thứ học tập cho các em. Ví dụ: Tiếng anh lớp 8, 9 ­ Brainstorming Topic: Talk about best friend or pen pal friend Rule of game ­ Students work in four teams  18
  19. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh ­ Students think of vocabulary relating to the topic  ­ Each team writes down their answers on the board. ­ T gives remarks and gives more words                                  19
  20. Một số giải pháp giúp học sinh trường THCS Lê Văn Tám đạt điểm cao trong  phần thi Speaking ­ Môn Tiếng Anh 2 em học sinh lớp 8 đang tham gia trò chơi Brainstorming Ví dụ: Tiếng anh 7 – Bingo Topic: Talk about your after ­ school activities Rule of game: ­ T presents some after ­ school activities Play games/play badminton/skip/watch Tv/ listen to music/play marbles… ­ Students repeat all the words ­ Students choose 4 or 5 words form the list above to write down on their  small pieces of paper ­ Teacher reads the words in random ­ Students circle the words they have in their paper ­ The winner is a person who has all the words circled 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2