Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên lớp 6 - THCS
lượt xem 5
download
Sáng kiến đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên lớp 6 - THCS" được hoàn thành với các biện pháp nhằm xây dựng hệ thống bài tập nâng cao theo từng phần và phân loại bài tập theo từng dạng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng; Tổ chức các cuộc thi và các trò chơi trực tuyến và trực tiếp khuyến khích học sinh tham gia kích thích học sinh tìm tòi khám phá nâng cao kiến thức; Tổ chức câu lạc bộ khoa học tự nhiên với hình thức tổ chức phong phú có lồng ghép Tiếng Anh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên lớp 6 - THCS
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi gồm: Tỷ lệ (%) Trình độ Giới Ngày, tháng, đóng góp TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ Chuyên tính năm sinh vào việc tạo môn ra sáng kiến Trường THCS 1 Phan Văn Trình Nam 03/11/1981thị trấn Yên Giáo viên Thạc sĩ 25% Ninh Trường THCS 2 Lê Hoàng Duyên Nữ 03/11/1980thị trấn Yên Giáo viên Đại Học 25% Ninh Trường THCS 3 Bùi Thị Thanh Huyền Nữ 27/02/1974thị trấn Yên Giáo viên Đại Học 20% Ninh Trường THCS 4 Đinh Thị Thanh Loan Nữ 06/09/1983thị trấn Yên Giáo viên Đại Học 15% Ninh Trường THCS 5 Phạm Hồng Minh Nam 02/08/1992thị trấn Yên Giáo viên Đại Học 15% Ninh 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng III. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ĐƯỢC ÁP DỤNG - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên lớp 6 - THCS. - Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến có thể áp dụng trong giờ học khoa học tự nhiên của học sinh các khối 6. IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Mô tả giải pháp cũ Chương trình phổ thông hiện hành với ba môn riêng biệt vật lý, hóa học, sinh học độc lập và tách rời, cùng song song với nhau, mỗi môn có một mảng kiến thức riêng và phần bồi dưỡng nâng cao riêng. Các giáo viên dạy mỗi môn cũng riêng biệt. 1.1. Các công việc trước kia làm Môn khoa học tự nhiên lớp 6 là một môn học rất mới, tổng hợp của ba môn trong chương trình cũ là vật lí, hóa học và sinh học. Chính vì thế giáo viên được đào tạo thường chỉ gồm từ một đến hai chuyên ngành nên các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. Đòi hỏi các giáo viên phải từng bước tìm tòi và tự học hỏi.
- 2 1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ Ba môn Vật lý hóa học, sinh học tách biệt nhau với các lĩnh vực riêng biệt rời rạc và chưa thể hiện được rõ sự liên quan chặt chẽ trong cuộc sống. 2. Giải pháp mới cải tiến. 2.1. Nội dung các giải pháp mới cải tiến Môn khoa học tự nhiên là một môn học rất mới, tích hợp của ba môn học cũ là Vật lí, hóa học và sinh học. Giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và thực hiện. Một số khó khặp gặp phải là: *Khó khăn đối với giáo viên: - Chủ yếu đội ngũ giáo viên mới được đào tạo về 2 chuyên ngành vật lý – hóa học, hóa học – sinh học hoặc sinh học – kĩ thuật nông nghiệp nên việc tiếp cận môn học khoa học tự nhiên trong chương trình phổ thông 2018 là tích hợp của ba môn vật lý, hóa học, sinh học của chương trình phổ thông 2006 gặp rất nhiều khó khăn. - Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn đầy đủ và bồi dưỡng nâng cao kiến thức một cách bài có hệ thống nên còn nhiều phần chưa đáp ứng kịp thời với nội dung chương trình. - Chương trình phổ thông 2018 còn rất ít tài liệu tham khảo, hệ thống sách tham khảo còn sơ sài và chỉ chú trọng các bài tập trắc nghiệm mà ít bài phát triển tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. - Một bộ phận giáo viên còn yếu về phương pháp tổ chức mà còn mang nặng phương pháp cũ nên rất cần một phương pháp tổ chức linh hoạt giúp học sinh tìm tòi, khám phá và yêu thích môn khoa học tự nhiên. - Môn khoa học tự nhiên chưa có một tài liệu nâng cao chính thống nào để giáo viên các trường tham khảo và bồi dưỡng cho học sinh giúp phát triển trí tuệ và tư duy cho học sinh. - Giáo viên và học sinh còn rất bỡ ngỡ khi dạy và khi học, vì thế rất cần một tài liệu về bài tập về cách tạo hứng thú cho học sinh với môn học. *Khó khăn đối với học sinh: - Tiếp cận một môn học mới hoàn toàn chưa hiểu được mục đích và ý nghĩa cũng như cái nhìn tổng quát, nên học sinh còn rất mông lung và nắm kiến thức chưa được sâu, rõ ràng. - Môn học tích hợp của vật lý, hóa học, sinh học và trước mắt đội ngũ giáo viên cũng chưa đồng bộ để dạy cả chương trình nên có những trường 1 lớp có ba giáo viên dạy các phần khác nhau gây khó khăn không ít cho học sinh. - Khoa học tự nhiên là môn học mới và sắp xếp chương trình có nhiều đổi mới so với chương trình phổ thông 2006 nên có rất ít nguồn tài liệu tham khảo. Bài tập trong sách giáo khoa có số lượng nhỏ và chỉ dừng lại ở mức độ vận dụng, Phần vận dụng cao còn hiếm và ít nên khó tìm, khó có cơ hội để nâng cao kiến thức. Với đặc trưng của môn học và thực trạng trên tôi đưa ra các giải pháp sau:
- 3 1. Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao theo từng phần và phân loại bài tập theo từng dạng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng. 2. Giải pháp 2: Tổ chức các cuộc thi và các trò chơi trực tuyến và trực tiếp khuyến khích học sinh tham gia kích thích học sinh tìm tòi khám phá nâng cao kiến thức. 3. Giải pháp 3: Tổ chức câu lạc bộ khoa học tự nhiên với hình thức tổ chức phong phú có lồng ghép Tiếng Anh. 4. Giải pháp 4: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi khoa học tự nhiên. Tôi đã khảo sát chất lượng học sinh khối 6 môn vật lý và sinh học ở học sinh 3 lớp 6A, 6D, 6E năm học 2021- 2022 làm bài khảo sát ban đầu về hứng thú và mức độ tìm tòi, khám phá kiến thức môn học, chất lượng học tập. Kết quả ban đầu như sau: KẾT QUẢ KIỂM TRA BAN ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022 CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC Giỏi Khá TB Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % Khối 6 6A 36 7 19,4 15 42 14 38,6 0 0 6D 35 4 11,4 12 34,3 19 69 0 0 6E 31 2 6,5 19 61,3 7 22,6 3 9.6 2021-2022 Tổng 102 13 12,7 29 28,4 40 58,9 0 0 2.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.2.1 Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao theo từng phần và phân loại bài tập theo từng dạng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng. * Ưu điểm: - Giải pháp này rất quan trọng giúp học sinh có cái nhìn khái quát và xuyên suốt về toàn bộ chương trình khoa học tự nhiên lớp 6. - Giúp học sinh từng bước nâng cao kiến thức nhẹ nhàng, vừa củng cố được kiến thức vừa được phát triển tư duy khoa học tự nhiên thông qua những bài tập khó, vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn. - Giúp học sinh nắm chắc kiến thức từng phần, từng chủ để quan trọng tạo tiền đề vững chắc để học tập và khám phá ở những lớp học trên. - Giúp học sinh không mất quá nhiều công sức để đi tìm tài liệu tham khảo vừa tốn kém và mất thời gian mà lại có một tài liệu được chắt lọc những kiến thức quan trọng, trọng tâm để học sinh khắc sâu và phát triển tư duy tốt hơn. - Có thể bổ sung thêm bài tập nâng cao hàng năm và bất kì thời gian nào, không như các sách tham khảo chỉ giới hạn số lượng bài nhất định. - Bản thân học sinh cũng có thể đóng góp thêm ý kiến và bài tập bổ sung.
- 4 * Nội dung giải pháp: Đây là giải pháp quan trọng nhất, vì có hệ thống bài tập khái quát thì học sinh mới có một cái nhìn tổng thể và rõ ràng về dạng bài tập môn khoa học tự nhiên và từ đó phân loại, vận dụng linh hoạt trong khi giải toán và vận dụng . - Xây dựng các dạng bài tập nâng cao điển hình xuyên suốt toàn bộ chương trình học, lập sơ đồ cây và những dạng bài tập tổng quát có tính chất khái quát và đa dạng kiểu câu hỏi. - Dạy học theo từng chuyên đề, từng dạng bài và thảo luận nhóm theo chuyên đề. Hệ thống bài tập được chia ra bốn chuyên đề : Chủ đề 1: Chất và sự biến đổi. Chủ đề 2: Vật sống. Chủ đề 3: Lực. Chủ đề 4: Năng lượng và cuộc sống.. Chủ đề 5: Trái đất và bầu trời. Chủ đề 1: Chất và sự biến đổi. 1. Sự chuyển thể. 2. Oxygen không khí. 3. Chất tinh khiết hỗn hợp – tách chất. Chủ đề 2: Vật sống. 1. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống. 2. Đa dạng thế giới sống. 3. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. Chủ đề 3: Lực. 1. Lực. 2. Lực đàn hồi 3. Lực hấp dẫn và lực ma sát. Chủ đề 4: Năng lượng và cuộc sống.. 1. Năng lượng. 2. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng. Chủ đề 5: Trái đất và bầu trời. 1. Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, mặt trăng. 2. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà. Minh chứng: Phụ lục 2. * Nhược điểm. - Giáo viên biên soạn mất nhiều thời gian tìm tòi, chắt lọc, tư duy, sáng tạo. 2.2.2 Giải pháp 2: Tổ chức các cuộc thi và các trò chơi trực tuyến và trực tiếp khuyến khích học sinh tham gia kích thích học sinh tìm tòi khám phá nâng cao kiến thức.
- 5 1. Tổ chức học sinh tham gia bộ câu hỏi quizizz và kahoot thi đấu trực tiếp trên mạng hoặc giao bài tập về nhà để học sinh được giải nhiều lần giúp nắm chắc kiến thức và nâng cao kiến thức. * Ưu điểm: - Điểm mới của giải pháp là tiếp cận nhanh ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác triệt để công nghệ thông tin trong dạy học. Tận dụng thời gian rảnh rỗi hoặc ở nhà của học sinh để tạo ra phong trào học và không khí ôn tập sôi nổi, kích thích học sinh tìm tòi khám phá kiến thức và terau dồi kiến thức. Đồng thời giúp học sinh hưng phấn học mà chơi, chơi mà học một cách nhẹ nhàng không áp lực. - Cách thức tổ chức: + Tổ chức thi trực tuyến trong một khung giờ nhất định. + Tổ chức giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tự giải và chụp màn hình kết quả ít nhất 3 lần thi gửi giáo viên. Sau đó giáo viên tổ chức chữa trực tuyến qua phần mềm zoom hoặc trên lớp ngay trên bộ câu hỏi trình chiếu. - Tổ chức cuộc thi rung chuông vàng khám phá khoa học tự nhiên với những câu hỏi thú vị và đa dạng. - Cách thức xây dựng: + Xây dựng bộ câu hỏi quizizz, kahoot ôn tập kiến thức từng phần, từng chương, bộ ngân hàng câu hỏi đã dịch sang tiếng Anh, bộ đề thi Khoa học tự nhiên và khoa học tự nhiên – Tiếng Anh. Bộ câu hỏi quizizz và kahoot. Câu 1: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây? A. P = 10 m B. P = m C. P = 0,1 m D. m = 10 P Câu 2: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách. B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách. C. Bằng trọng lượng của quyển sách. D. Bằng 0. Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N). D. Cả 3 phương án trên. Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm: A. Cùng phương, cùng chiều B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn D. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.
- 6 Câu 5: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây? A. không làm quả bóng chuyển động. B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng. C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng. D. không làm biến dạng quả bóng. Câu 6. Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N? A.5 N B.50 N C.10 N D.20 N Câu 7: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. A. nằm gần nhau B. cách xa nhau C. không tiếp xúc D. có sự tiếp xúc Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. Câu 9: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Lan cầm bút viết. Câu 10: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của Nam cầm bình nước. Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm? A. Nấm là sinh vật nhân thực. B. Tế bào nấm có chứa lục lạp. C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin. D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. Câu 12: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng A. Hình túi B. Hình tai mèo C. Sợi nấm phân nhánh D. Hình mũ Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?
- 7 A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh. B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. C.Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm. D.Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. Câu 14: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa? A. Cây dương xỉ B. Cây chuối C. Cây ngô D. Cây lúa Câu 15: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu? A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Nắng nhiều và gay gắt hơn C. Độ ẩm thấp hơn D. Nhiệt độ thấp hơn. Câu 16: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Cá cóc bụng hoa B. Cá ngựa C. Cá sấu D. Cá heo. 2. Tổ chức cuộc thi rung chuông vàng, thi học sinh giỏi cấp trường, liên kết tổ chức cuộc thi giao lưu giữa các trường với nhau tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích. * Ưu điểm: - Giải pháp này mang lại không khí sôi nổi hào hứng, phát triển tốt 3 năng lực khoa học tự nhiên, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và đòi hỏi học sinh phải luôn không ngừng ôn tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức Đồng thời giúp học sinh hưng phấn học mà chơi, chơi mà học một cách nhẹ nhàng không áp lực. * Cách thức tổ chức: Cuộc thi rung chuông vàng: - Thời điểm tổ chức: cuối mỗi học kỳ vào tuần 16 và 33. - Hình thức: Cho học sinh khối 6 làm một bài kiểm tra môn khoa học tự nhiên tích hợp liên môn và tiếng Anh để chọn lấy 30 học sinh điểm cao theo thứ tự từ trên xuống. 30 học sinh xuất sắc nhất trả lời 20 câu hỏi môn khoa học tự nhiên tích hợp liên môn và tiếng Anh( trong đó có 2 câu bằng tiếng Anh) với hình thức loại trực tiếp. Học sinh xuất sắc nhất trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được rung chuông vàng. Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường: - Thời điểm tổ chức: Tháng 11,12 và tháng 1 năm sau. - Hình thức: tổ chức theo 2 vòng. Vòng 1: Tháng 11 học sinh 3 lớp 6A,6D,6E là ba lớp chất lượng cao với tổng số là 102 em. Chọn ra 30 em điểm cao nhất lọt vào vòng trong.
- 8 Vòng 2: thi trực tiếp với hình thức tự luận chấm điểm xếp giải theo thứ tự độ dốc. Cơ cấu giải: 1 giải nhất, 4 giải nhì và 8 giải ba và 5 giải khuyến khích. Từ đó lập danh sách 18 em xuất sắc nhất bồi dưỡng tham gia kì thi olimpic các môn văn hóa cấp huyện diễn ra vào tháng 4/2022. Cuộc thi giao lưu môn khoa học tự nhiên với các trường: * Ưu điểm: - Các cuộc thi giao lưu giúp học sinh mang lại không khí sôi nổi hào hứng, phát triển năng lực khoa học tự nhiên, mở mang tầm hiểu biết, kiến thức xã hội,kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và đòi hỏi học sinh phải luôn không ngừng ôn tập, học hỏi, đồng thời giúp học sinh phát triển mối quan hệ và học hỏi các bạn trường khác. * Cách thức tổ chức: - Thời gian tổ chức: tháng 3 hàng năm. - Trường chủ động liên kết với ba trường trong huyện, trong tỉnh hoặc 3 trường bất kỳ trong cả nước. - Lên kế hoạch xây dựng chương trình có thể tổ chức theo 2 hình thức trực tiếp hoặc online tùy tình hình thực tế. - Nội dung kiến thức: trong nội dung chương trình khoa học tự nhiên 6 đã học. Với hình thức trực tiếp: Cuộc thi giao lưu gồm 3 phần thi: Phần 1: Màn chào hỏi ( mỗi đội 15 phút) ( 30đ) - Mỗi nhóm có 3 phút để thể hiện màn chào hỏi của nhóm mình bao gồm Giới thiệu tên nhóm, thành viên, thế mạnh và mục tiêu hoạt động của nhóm với phương châm gì ( có thể sử dụng thơ ca hò vè) Phần 2: Phần thi hiểu biết khoa học tự nhiên( 20phút) (45điểm) - Có 3 gói câu hỏi, mỗi đội sẽ được chọn một bộ câu hỏi và mỗi câu có 10s suy nghĩ. Nếu đội đó không trả lời được sẽ dành quyền cho đội khác. Nếu đội bạn trả lời đúng được 5 điểm. 1 câu về vận động viên thể thao (tích hợp và giáo dục đạo đức) Phần 3: Giao lưu ( 40phút) (40 điểm) Mỗi đội sẽ tìm hiểu một loại lực, trình bày về sự hiểu biết về lực đó và ứng dụng trong đời sống. - Đội THCS Trung Hòa (Acsimet) – Hà Nội. trình bày trọng lực. Có câu hỏi: giao lưu dành cho hai đội qua đi tìm hiểu thực tế nảy sinh: Đội bạn hỏi khi có tình huống còn thắc mắc. - Đội THCS Yên Thịnh( NiuTơn) – Yên Mô trình bày lực ma sát Có câu hỏi: giao lưu dành cho hai đội qua đi tìm hiểu thực tế nảy sinh: Đội bạn hỏi khi có tình huống còn thắc mắc. - Đội TT Yên Ninh ( Galile) – Yên Khánh trình bày Lực đàn hồi. - Xen kẽ phần thi là phần thi dành cho khán giả.( 5 phút) Phần giao lưu với khán giả: Trong khi chờ đợi chuẩn bị phần hùng biện khán giả trả lời 3 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề lực. Hs nào trả lời đúng được thưởng 1 phần quà Phần cuối văn nghệ 2 bài tự do trong khi chờ đợi ban giám khảo tổng hợp và công bố kết quả. Với hình thức trực tuyến: - Việc liên kết giữa các trường tổ chức các cuộc thi trực tuyến mang lại hiệu quả cao.
- 9 * Ưu điểm: - Thúc đẩy phong trào học và ôn tập kiến thức, tìm hiểu khám phá kiến thức sâu rộng về khoa học tự nhiên. - Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí nhỏ ban đầu để xây dựng ứng dụng thi online, nhà trường sẽ giảm được chi phí khi soạn đề kiểm tra, thẩm định đề kiểm tra, coi thi, chấm điểm bài thi. - Tiết kiệm thời gian, giảm sai sót: So với hình thức thi trên giấy truyền thống, phần mềm thi trực tuyến sẽ rút ngắn đáng kể thời gian làm đề thi, chấm bài. - Kiến thức sâu rộng: Một trong những ưu điểm dễ thấy tiếp theo của việc xây dựng phần mềm thi online là kiểm tra được nhiều kiến thức hơn, nhất là đối với các môn như tiếng anh, lý, hóa, sinh, sử, địa… - Giảm gian lận: Thông qua đặc điểm của các câu hỏi hỗn hợp trong ngân hàng câu hỏi, mã đề của mỗi thí sinh là khác nhau do đó việc quay cóp gần như là không thể. Ngoài ra, bài thi cũng được hoàn thiện trên phần mềm, thậm chí có thể trả kết quả ngay lập tức, hạn chế tối đa sự can thiệp của giáo viên. * Nhược điểm: - Phụ thuộc vào kết nối mạng enternet và tốc độ của đường truyền enternet. - Đôi khi còn xảy ra nghẽn mạng hoặc mất tín hiệu đường truyền. * Cách thức tổ chức: Cuộc thi tổ chức qua phần mềm zoom với sự giám sát của 2 camera xung quanh mỗi học sinh. Học sinh làm bài độc lập qua phần mềm quizizz hoặc một số phần mềm khác như azota, Test Pro, Mona eLMS. - Trường chủ động liên kết với ba trường trong huyện, trong tỉnh hoặc 3 trường bất kỳ trong cả nước( có thể chọn số lượng 10 đến 30 em). - Lên kế hoạch xây dựng bộ câu hỏi tích hợp liên môn có độ khó tăng dần, hình thức trả lời trắc nghiệm và điền khuyết( trộn đề thi qua phần mềm McMIX Pro). - Nội dung kiến thức: trong nội dung chương trình khoa học tự nhiên 6 đã học. - Học sinh làm trực tuyến trên mạng và thi đấu trực tiếp trên mạng 2.2.3 Giải pháp 3: Tổ chức câu lạc bộ khoa học tự nhiên với hình thức phong phú có lồng ghép Tiếng Anh. * Ưu điểm: - Đây là giải pháp giúp học sinh phát triển toàn diện kĩ năng như thuyết trình, giao tiếp tiếng Anh và kiến thức môn khoa học tự nhiên, phát triển tư duy môn khoa học tự nhiên đồng thời phát triển tích hợp liên môn Tiếng Anh. - Từng bước đưa dạy học khoa học tự nhiên có lồng ghép tiếng Anh, kích thích học sinh sử dụng tiếng Anh chuyên ngành và tiến tới sử dụng song ngữ. - Giúp học sinh sáng tạo, tìm tòi các thuận ngữ tiếng Anh có liên quan đến khoa học tự nhiên giúp tăng vốn từ và phát triển ngôn ngữ. - Bám sát yêu cầu và mục tiêu, xu thế phát triển của xã hội và thế giới. * Nội dung giải pháp: - Biên soạn bộ câu hỏi khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. - Lên kế hoạch xây dựng và tổ chức câu lạc bộ, bầu các thành viên, lên kế hoạch tổ chức định kì.
- 10 - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề gắn với thực tiễn và mang tính thời sự. Cụ thể như sau: Hình thức tổ chức: sinh hoạt câu lạc bộ định kì hàng tháng theo chủ đề. Tháng 9: Ra mắt câu lạc bộ Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh. Tháng 10: chủ đề các phép đo. Tháng 11: Không khí và ô nhiễm môi trường. Tháng 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng. Tháng 1: Virut và sức khỏe. Tháng 2: Tìm hiểu các sinh vật ngoài thiên nhiên Tháng 3: giao lưu với các trường( giải pháp 2) Tháng 4: Năng lượng với cuộc sống. Tháng 5: Trái đất và bầu trời. Địa điểm: phòng bộ môn khoa học tự nhiên Số lượng học sinh tham gia: 3 lớp 6A,6D,6E. Chương trình tổ chức: phụ lục 5. - Hình ảnh minh chứng: Phụ lục 1,4 và 5. * Nhược điểm: Học sinh kĩ năng nói và còn nhút nhát nên còn chưa mạnh dạn và vốn từ tiếng Anh còn ít nên khả năng dịch và nói còn hạn chế. 2.2.4 Giải pháp 4: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi khoa học tự nhiên với Tiếng Anh. * Ưu điểm: việc tạo ra ngân hàng câu hỏi giúp học sinh có cơ hội được rèn luyện nhiều hơn, được thử sức nhiều hơn và kiểm tra được kiến thức của mình từ đó tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kiến thức cho mình. Đồng thời giúp giáo viên có bộ câu hỏi và bài tập phong phú cho việc ôn tập và kiểm tra kiến thức học sinh một cách chủ động. Giáo viên chủ động lập ra bộ ngân hàng câu hỏi bao gồm: - Bộ ngân hàng câu hỏi tiếng Việt - Bộ ngân hàng câu hỏi đã dịch sang tiếng Anh. - Bộ đề thi Khoa học tự nhiên và khoa học tự nhiên – Tiếng Anh. - Minh chứng ở phụ lục 2. *Nhược điểm: Nếu không đầu tư thời gian thì bộ câu hỏi không được chất lượng và có thể xảy ra các câu hỏi trùng nhau lặp đi lặp lại nhiều lần trong cùng một bộ hoặc trong nhiều đề. 2.3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN. 2.3.1: Hiệu quả xã hội: Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy học sinh nắm chắc kiến thức môn khoa học tự nhiên hơn, học sinh hào hứng. * Đối với các kỳ thi olimpic qua mạng và giao lưu: - Học sinh lớp 6A trường THCS TT Yên Ninh có 4 em tham gia kỳ thi học sinh giỏi khoa học tự nhiên lớp 6 toàn quốc, trải qua nhiều vòng thi với các thí sinh trong các tỉnh thành trên cả nước. Kết quả là 4 em tham gia đều đạt giải khuyến khích học sinh giỏi khoa học tự nhiên 6 do hiệp hội hóa học và khoa học tự nhiên CSN của nhóm các giáo viên giỏi hóa học và khoa học tự nhiên toàn quốc lập ra. Danh sách bao gồm:
- 11 Xếp giải STT Họ và tên thí sinh đạt giải Điểm toàn quốc 1 Đinh Quang Thanh 60/100 Khuyến khích 2 Hoàng Quỳnh Chi 58/100 Khuyến khích 3 Đinh Khánh Ngọc 53/100 Khuyến khích 4 Phạm Ngọc Thanh 52/100 Khuyến khích * Đối với các kỳ thi olimpic và chọn học sinh giỏi các cấp: - Học sinh tích cực tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện và làm tốt bài thi của mình. - Học sinh hào hứng và tích cực tìm tòi các bài tập trên mạng và tham giải các phần thi trên mạng. - Cấp trường: Đã tổ chức 2 vòng thi: vòng 1 gồm học sinh các lớp chất lượng cao khối 6là 6A,6D,6E. Kết quả: 1 giải nhất, 4 giải nhì và 8 giải ba, 5 giải khuyến khích - Cấp huyện: Đạt giải STT Họ và tên thí sinh đạt giải Điểm Cấp huyện 1 Phạm Tân Thủy Tiên 18.63 Nhất 2 Phạm Minh Tâm 18.50 Nhì 3 Nguyễn Thị Anh Thư 18.25 Nhì 4 Mai Thanh Hương 18.00 Nhì 5 Lê Hoài Nam 17.25 Nhì 6 Lê Văn Tâm 16.75 Nhì 7 Trần Quốc Trung 16.00 Ba - Tôi đã cho học sinh 3 lớp 6A,6D, 6E làm bài khảo sát nâng cao sau khi triển khai sáng kiến với số lượng 102 em và kết quả là: KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU KHI TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC Giỏi Khá TB Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % Khối 6 6A 36 36 100 0 0 0 0 0 0 6D 35 25 71 10 29 0 0 0 0 6E 31 12 39 19 61 0 0 0 0 Tổng 102 73 71,5 29 0 0 0 0
- 12 * Đối với giáo viên và học sinh: Sáng kiến “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên lớp 6 ” trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích để giáo viên các trường dựa vào đó ôn tập, hướng dẫn học sinh về bài tập nâng cao môn khoa học tự nhiên. Sáng kiến trở thành một hiệu ứng giúp giáo viên và học sinh tham gia sôi nổi tìm tòi, đào sâu kiến thức về khoa học tự nhiên mà trước đó là ba môn riêng biệt. Bên cạnh đó học sinh tham gia nhiệt tình vào hoạt động nhóm, phát huy và khơi dậy được khả năng tiềm tàng và năng lực khoa học tự nhiên của học sinh, thúc đẩy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của các em. S còn trở thành tài liệu tham khảo vô cùng ý nghĩa và quan trọng với các em học sinh khá giỏi. 2.3.2: Hiệu quả kinh tế: Danh mục Chưa áp dụng sáng kiến Áp dụng sáng kiến Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền (quyển) ( đồng) (quyển) ( đồng) Sách 400 bài tập 1 quyển giá 22.000đ 22.000 10.000 vật lí 6 Bồi dưỡng học 1 quyển giá 60.000đ sinh giỏi vật lý 60.000đ THCS 1 quyển Nâng cao và phát triển khoa học tự 2 quyển giá 80.000đ 80.000đ nhiên 6 tập 1 và tập 2 Tổng số học sinh 6ADE của 102 16.524.000 102 1.020.000 trường tôi Thời gian 1 năm 1 năm thực hiện Tổng chi phí 16.524.000 1.020.000 Tỷ lệ phần trăm Tiết kiệm được 15.504.000 đồng và chi phí tiết kiệm được 3- KẾT LUẬN Hệ thống bài tập môn khoa học tự nhiên có rất ít và học sinh cũng khó hình dung ra cái nhìn khái quát về chương trình học nên rất cần thiết để đầu tư và xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh đặc biệt là học sinh khá giỏi để giúp nâng cao chất lượng dạy và học giúp học sinh phát triển tư duy. 3.2. Phạm vi áp dụng: Đề tài đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khoa học tự nhiên lớp 6 và cũng có thể coi là một tài liệu tham khảo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy học sinh tiếp cận kiến thức về khoa học tự nhiên chủ động, dễ dàng hơn, nắm kiến thực sâu hơn và áp dụng linh hoạt vào thực tiễn.
- 13 Với tính ưu việt của đề tài mà đề tài của tôi được áp dụng cho toàn ngành giáo dục Yên Khánh. Đề tài đã trở thành một tài liệu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên THCS dạy bộ môn khoa học tự nhiên lớp 6 và đặc biệt là những người có tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đề tài này cũng là một tài liệu hữu ích để các em học sinh lớp 6 THCS tham khảo và áp dụng, phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Với mong muốn nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi môn khoa học tự nhiên mà khởi đầu là lớp 6 THCS của tỉnh Ninh Bình, tôi hy vọng đề tài của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi cho giáo viên 3.3. Kiến nghị: - Về phía nhà trường: Tạo điều kiện mua sắm tài liệu, sách tham khảo, tạo điều kiện về thời gian nghiên cứu. Đề nghị tổ chuyên môn góp ý cùng xây dựng sáng kiến. - Về phía phòng giáo dục: Thẩm định để đánh giá đúng chất lượng sáng kiến, để từ đó phổ biến tới các đồng nghiệp sâu rộng hơn và triển khai tới các đối tượng học sinh khá giỏi khối 6 trong toàn huyện. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra trong quá trình nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong đề tài, tôi đã cố gắng trình bày phương án giải ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên bản thân tôi cũng nhận thấy đôi chỗ cần giải quyết vấn đề sâu hơn hoặcthể lời giải đôi chỗ quá vắn tắt, việc phân loại có thể chưa thực sự đầy đủ các dạng. Do đó rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí giáo viên và các em học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên khánh, ngày 20 tháng 4 năm 2022 Xác nhận của Ban giám hiệu Người thực hiện Phan Văn Trình Lê Hoàng Duyên Bùi Thị Thanh Huyền Đinh Thị Thanh Loan Phạm Hồng Minh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 42 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn