Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật" nhằm giúp giáo viên - học sinh có phương pháp dạy - học tối ưu hơn, hứng khởi hơn, hiệu quả hơn đối với môn Mỹ thuật trong nhà trường. Tạo môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện, tích cực; Xây dựng cho giáo viên thói quen phối hợp linh hoạt, sáng tạo, đa dạng các PPDH, tự nâng cao năng lực giảng dạy; giúp học sinh xây dựng thói quen tự học, tự tìm tòi, nuôi dưỡng cảm xúc, sáng tạo để lĩnh hội, tiếp thu kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật
- 1/20 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lý do khách quan: Như chúng ta đã biết, trong những năm qua ở nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) được đặt lên hàng đầu, đặc biệt để đáp ứng những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Khó có thể hình dung tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục nếu những nội dung giáo dục mới vẫn tiếp tục được truyền tải tới học sinh thông qua các PPDH cũ. Tinh thần của đổi mới PPDH là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên. Bản chất của đổi mới PPDH là dạy cho học sinh phương pháp học, dạy cho học sinh cách tiếp thu kiến thức, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức chứ không phải nhồi nhét rồi học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Trong đó, tích cực hóa mọi hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là tạo cho học sinh hứng thú với môn học, tự tìm đến với môn học, xây dựng và hình thành cho mình phương pháp học hiệu quả. Như vậy, học sinh mới là nhân vật đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục chứ không phải là người giáo viên. 2. Lý do chủ quan: Với vai trò là một giáo viên giảng dạy và bảo đảm chất lượng môn Mỹ thuật trong nhà trường, bản thân tôi luôn trăn trở việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề mà tất cả chúng ta, kể cả những ai không làm việc trong lĩnh vực giáo dục cũng đều quan tâm. Bởi Giáo dục & Đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Thực tế trong quá trình giảng dạy ở nhà trường, bản thân tôi cũng đã cố gắng tích cực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng để đổi mới PPDH. Ở đây, tôi chỉ muốn gửi tới các bạn một vài kinh nghiệm nhỏ về “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Là giáo viên phụ trách môn Mỹ thuật, tôi thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật” nhằm:
- 2/20 - Giúp giáo viên - học sinh có phương pháp dạy - học tối ưu hơn, hứng khởi hơn, hiệu quả hơn đối với môn Mỹ thuật trong nhà trường. - Tạo môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện, tích cực. - Xây dựng cho giáo viên thói quen phối hợp linh hoạt, sáng tạo, đa dạng các PPDH, tự nâng cao năng lực giảng dạy; giúp học sinh xây dựng thói quen tự học, tự tìm tòi, nuôi dưỡng cảm xúc, sáng tạo để lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Đích cuối cùng muốn đạt tới của đề tài này là giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh hứng thú, yêu thích bộ môn, say mê sáng tạo nên những tác phẩm hội họa có giá trị. Đồng thời giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện, trở thành một người công dân có ích, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: Là toàn bộ học sinh khối 8 của nhà trường. 2. Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng những giải pháp tối ưu nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Sưu tầm tài liệu về bộ môn Mỹ thuật (Sách, báo, tạp chí, đặc biệt là sử dụng internet), học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp… - Liên kết học sinh với tác phẩm: Giúp HS trải nghiệm thực tế, sáng tạo mới… - Phương pháp thực nghiệm, hoạt động nhóm: Giáo viên giúp HS có tính đoàn kết, hợp tác nhóm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn: Điều tra phỏng vấn tình hình HS thông qua buổi thực hành. - Phương pháp tạo hình: Sử dụng vật liệu đa dạng trong bài một cách linh hoạt, phù hợp nội dung. - Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát thái độ, ý thức, kỹ năng của học sinh khi tham gia học bộ môn. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: đúc rút kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm giảng dạy môn Mỹ thuật ở trường phổ thông và đam mê hội họa vốn có, sự sáng tạo qua việc tổ chức các lớp học vẽ của địa phương từ nhiều năm qua. - Một số phương pháp khác.
- 3/20 V. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1. Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường THCS nơi tôi giảng dạy. 2. Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: Năm học 2021 – 2022 và năm học 2022 - 2023.
- 4/20 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Từ trước tới nay, với cách thức giảng dạy theo kiểu truyền thống, học sinh ghi chép và nhớ nội dung bài học một cách máy móc bằng những thông tin theo kiểu ký tự, con số,…Với cách ghi nhớ này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa chức năng của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang sử dụng 50% khả năng của bộ não chúng ta khi ghi nhận thông tin. Việc dạy học theo phương pháp cũ từ thầy cô khiến những học sinh dù có năng khiếu vẫn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Những học sinh không có năng khiếu thì chán vì luôn nghĩ mình không biết vẽ, mình không vẽ được. Chính vì vậy, với mục tiêu giúp chúng ta phấn đấu sử dụng tối đa khả năng của não bộ để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị bằng cả niềm hứng thú, đam mê; khi dạy- học môn Mỹ thuật, giáo viên cần phải quan tâm, theo dõi những biểu hiện của học sinh, xem bài vẽ cũng như quan sát thái độ học tập của học sinh để có giải pháp giúp học sinh tìm hứng thú, say mê, yêu thích môn học, tự tin thể hiện khả năng của mình. Bởi vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật” với mục đích tìm ra giải pháp tối ưu, hiệu quả khi giảng dạy môn Mỹ thuật trong nhà trường THCS. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi: 1.1. Thuận lợi về con người: - Về năng khiếu hội họa của người con quê hương: Cổ Đô là một làng nhỏ nhưng có rất nhiều người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hơn 60 họa sĩ chuyên và không chuyên hiện tại đang hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nước. Đây chính là niềm tự hào của quê hương tôi. Trong đó, ở địa phương có rất nhiều các họa sỹ và các thầy giáo tâm huyết với phong trào mỹ thuật, nhiều giáo viên và học sinh có sản phẩm hội họa có giá trị nghệ thuật cao, được trưng bày ở các phòng triển lãm.
- 5/20 (Nhóm họa sĩ CLB mỹ thuật Cổ Đô hiện đang sinh hoạt ở làng) (Triển lãm “Sắc mầu quê hương 7” tại 16 Ngô Quyền)
- 6/20 Hằng năm, địa phương mở các lớp dạy vẽ miễn phí có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy – học bộ môn Mỹ thuật ở nhà trường. (Lễ khai giảng lớp vẽ hè miễn phí được CLB mỹ thuật Cổ Đô tổ chức hằng năm) (Một buổi vẽ tranh của thầy và trò trong lớp học vẽ miễn phí do các thầy giáo trong CLB mỹ thuật Cổ Đô tổ chức) - Về giáo viên: Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực tìm hiểu, nắm vững khả năng nhận thức của học sinh để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc tạo cảm hứng cho học sinh có sự cải tiến về kết quả học tập; vận dụng hợp lý các phương pháp, các bài lý thuyết và thực hành sẽ có hiệu quả tích cực. - Về học sinh: Học sinh của nhà trường có tính cần cù, chịu khó, sáng tạo. Các em được học tập môn Mỹ thuật như vẽ tranh, làm thủ công từ bậc Mầm non, Tiểu học, THCS. Nên kỹ năng thực hành tương đối thuần thục. Nhiều em có khả năng vẽ được những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao.
- 7/20 Các em tích cực, chủ động trong việc học tập của mình, đồng thời tích cực tham gia phối hợp học tập cùng bạn thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 1.2. Thuận lợi về CSVC: Nhà trường đã được đầu tư xây dựng CSVC, đảm bảo đủ các phòng học lý thuyết, phòng học bộ môn cho các môn học theo các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia. Môn Mỹ thuật đã có phòng học riêng với đầy đủ các trang thiết bị, ĐDDH, giá vẽ cho học sinh…, được trang trí hài hòa, đẹp mắt gợi cảm giác ấm áp, dễ chịu trong các giờ học. 2. Khó khăn: 2.1. Khó khăn về con người: - Về giáo viên: Đôi khi vẫn bị chi phối bởi lối dạy truyền thống, dạy chay theo cách cũ, ngại đổi mới; còn hạn chế về kỹ năng Công nghệ thông tin và ngoại ngữ. - Về học sinh: Một số học sinh chưa xác định đúng động cơ học tập nên có biểu hiện chán nản, không thích học. Một số em còn quan điểm môn Mỹ thuật là môn phụ nên có thái độ coi thường môn học, - Về phụ huynh: Một số phụ huynh do chưa hiểu hết vai trò, ý nghĩa của môn Mỹ thuật hoặc chưa có điều kiện để quan tâm đến việc phát triển thể mỹ, họ mới chỉ chú trọng việc học các môn Toán, Lý, Hóa… của con em mình, chưa định hướng rõ ràng cho con em phát triển năng khiếu bản thân. Một số gia đình hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện mua sắm đủ đồ dùng học tập cho con như mua bút vẽ, màu, giấy vẽ... 2.2. Khó khăn về kinh phí, CSVC: Nguồn ngân sách của nhà trường còn hạn hẹp nên chưa thể đầu tư số kinh phí thỏa đáng cho TBDH của môn học Mỹ thuật. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng về phía giáo viên: Giáo viên chưa có những phương pháp dạy học mới hiện đại, chưa khơi gợi được sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Giáo viên mới chỉ chú ý tới từng nội dung học sinh yêu thích ở từng bài học cụ thể mà chưa quan tâm đến cả môn học, chưa chú ý đến cả quá trình học tập bộ môn. Nhiều trường hợp GV chủ quan trong dạy học, chỉ dựa vào cảm tính mà chưa chú ý đến mục tiêu giáo dục thẩm mỹ của môn học được thể hiện ở từng bài, từng thời điểm. Vì thế chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ
- 8/20 thông, chưa phát huy được tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong học tập của học sinh. 2. Thực trạng về phía học sinh: Một số học sinh chưa yêu thích, say mê với môn học, ý thức học tập chưa tốt. Cụ thể: Ý thức học tập: Tổng số Đạt Chưa đạt Khối HS SL % SL % 8A 33 22 66.7 11 33.3 8B 39 27 69.2 12 30.8 8C 36 28 77.8 8 22.2 Với động cơ, ý thức học tập như trên nên kết quả học tập của học sinh chưa cao. Cụ thể: Từ kết quả khảo sát trên đối với học sinh khối 8 của nhà trường càng thôi thúc tôi thực hiện “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật” để nâng cao chất lượng môn học, góp phần hoàn thiện năng lực, phẩm chất học sinh. IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Là một giáo viên phụ trách môn Mỹ thuật, người chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng giảng dạy của bộ môn mình giảng dạy. Trước một thực trạng như trên, tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm cho ra giải pháp, hướng đi trong việc tiếp tục đổi mới PPDH. Đó là tìm “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật”. Sau đây là các bước đi của giải pháp: 1. Thực hiện trang trí phòng học để khơi gợi cảm xúc: Tôi đã sử dụng những bức tranh đẹp, có tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cao của chính các em học sinh trong các khóa học để treo ở các phòng chức năng, phòng học bộ môn và đặc biệt là treo tranh trên phòng học môn Mỹ thuật, tạo cảm giác thoải mái, thư thái, khơi gợi cảm xúc trong giờ học. Đồng thời thường xuyên thay đổi tranh mới tại phòng học để thu hút sự chú ý, ý thức học hỏi, sự sáng tạo, sự hứng khởi trong học tập của học sinh.
- 9/20 ( Phòng học môn Mỹ thuật) 2. Thường xuyên thay đổi không gian và hình thức học tập: Ngoài những tiết học trên lớp theo thời khóa biểu của nhà trường, tôi thường bố trí thời gian đưa học sinh đi tham quan, dã ngoại ở một số địa điểm tại địa phương như: - Tham quan nhà bảo tàng mỹ thuật Cổ Đô, bảo tàng Sỹ Tốt và gia đình, các phòng tranh của các họa sỹ trong làng;
- 10/20 (Nhà Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Sỹ Tốt, ảnh 1 số phòng tranh gia đình) - Tham quan các di tích lịch sử của địa phương như: nhà thờ cụ Nguyễn Sư Mạnh, nhà thờ cụ Nguyễn Bá Lân; tham quan Chùa, Đền, Đình làng để các em thưởng thức các đường nét nghệ thuật, các hoa văn cổ bổ sung vốn hiểu biết về hội họa của bản thân. (Nhà thờ cụ Nguyễn Sư Mạnh, nhà thờ cụ Nguyễn Bá Lân, chùa Khánh Ân, đền Cẩm Sơn, Đình Cháy) - Tham quan phong cảnh đẹp của quê hương như bãi Sông Hồng, cánh
- 11/20 đồng lúa, đầm sen… để tạo cảm hứng sáng tác cho học sinh. (Ảnh bãi Sông Hồng, ảnh dòng sông bến nước, cánh đồng lúa, đầm sen trên địa phương…) Sau các buổi tham quan, dã ngoại tôi cho các em viết bài thu hoạch hoặc vẽ trang theo cảm hứng tùy thích để phát triển tối đa năng khiếu hội họa của các em. 3. Tích cực nghiên cứu và thay đổi các phương pháp dạy học phù hợp đối với từng bài: Ở mỗi bài dạy, tôi không dùng đơn điệu một PPDH cụ thể nào cả mà luôn cố gắng tìm tòi và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong cùng một bài dạy. Đồng thời, với mỗi dạng bài khác nhau tôi lại vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau cho phù hợp với từng dạng bài cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. 4. Thực hiện thay đổi thành viên trong các nhóm học giữa các tiết ở từng khối lớp: Cụ thể: Với các tiết học lý thuyết thông thường khác nhau thì tôi thường dùng nhiều các hình thức thảo luận nhóm khác nhau: thảo luận theo cặp, thảo luận theo nhóm bàn, thảo luận theo tổ, thảo luận theo dãy bàn. Thay đổi cấu trúc nhóm linh hoạt, phù hợp với lượng nội dung thông tin cần có của mỗi yêu cầu nội dung bài học. Thay đổi cấu trúc nhóm linh hoạt như thế này học sinh sẽ
- 12/20 được phối hợp làm việc với nhiều thành viên khác nhau, tránh sự nhàm chán, hơn nữa sẽ có cơ hội học hỏi được nhiều bạn khác nhau. Còn đối với các bài thực hành lại cần phân công các em học sinh có năng khiếu đều vào các nhóm để các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. 5. Kết hợp sử dụng âm nhạc khi học sinh thực hành các bài vẽ: Sau khi hoàn thành phần hướng dẫn, trao đổi với học sinh về chủ đề bài học, cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cần đạt. Khi chuyển sang phần thực hành, tôi kết hợp mở những đoạn nhạc không lời với âm lượng vừa phải để tạo sự êm dịu, du dương, tạo hưng phấn, kích thích cảm hứng sáng tạo của học sinh để các em có được những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. 6 - Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những học sinh có thành tích tốt trong học tập, đã có những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao: Trong các giờ học học, tôi thường kết hợp biểu dương, tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh những tấm gương tiêu biểu có thành tích học tập tốt ở môn Mỹ thuật, các bạn đã có những bức tranh đẹp mang tính nghệ thuật cao. Ví dụ: - Trường ta nhiều bạn học sinh có những bức tranh đẹp được chọn để treo trang trí ở các phòng học, các phòng bộ môn, khu Hiệu bộ. - Những bạn học sinh đã có những bức tranh được trưng bày ở nhà bảo tàng Mỹ thuật và triển lãm tại các trung tâm Mỹ thuật, bán cho người yêu thích sưu tầm tranh (Như các bạn: Lê Thu Thảo, Nguyễn Thu Lan, Nguyễn Ngọc Châu và nhiều bạn khác nữa đã có tranh triển lãm tại nhà Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô và bán được 1 triệu đồng 1 bức. Nhóm bạn Lê Thu Thảo có tranh triển lãm ở Hà Nội và đã bán được 3 triệu đồng 1 bức).
- 13/20 - Trường THCS Cổ Đô cũng đã có những bạn học sinh có tranh được chọn dùng để minh họa cho các tập thơ, tập truyện của các nhà văn, nhà thơ của CLB văn nghệ sỹ xứ Đoài (Như bạn Dư Minh Hằng và một vài bạn khác).
- 14/20 Lưu ý là: Khi giới thiệu, tuyên truyền phải tuyên truyền, giới thiệu đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng thì mới đạt kết quả tốt được. Đặc biệt là tuyên truyền, giới thiệu kèm hình ảnh thì lại càng có sức thuyết phục cao hơn. Tuyên truyền biểu dương như vậy có tác dụng động viên, khích lệ, nêu gương; đồng thời kích thích sự ham học hỏi, tạo niềm vui, tạo hứng thú, say mê để các em có thể sáng tạo ra những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao. Trên đây là một vài giải pháp tôi đã vận dụng linh hoạt trong các giờ dạy môn Mỹ thuật để có được các giờ dạy hiệu quả. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo cảm hứng cho học sinh trong giờ học Mỹ thuật” tôi nhận thấy: tôi đã khích lệ hầu hết HS, các em đều chủ động trong quá trình học tập, tự tin trước lớp, giao tiếp tiến bộ, thể hiện được năng lực sáng tạo của mình. Các em tập trung trong học tập, việc chuẩn bị ĐDHT đầy đủ hơn. Nhất là số HS cá biệt lười hoạt động, nghỉ học tự do, thái độ không tích cực giảm đi rõ rệt. Cụ thể là: - Học sinh có ý thức học hơn, có hứng thú hơn với môn học Mỹ thuật. - Nhiều em có những bức vẽ đẹp, sinh động, có tính thẩm mỹ, mang tính nghệ thuật cao. Như vậy, từ ý thức học tập đến kết quả học tập của các em đã có sự thay đổi đáng kể. Điều này được thể hiện qua kết quả mà tôi đã khảo sát: * Về ý thức học tập: Ý thức học tập của học sinh trước khi thực hiện các giải pháp trên: Tổng số Đạt Chưa đạt Khối HS SL % SL % 8A 33 22 66.7 11 33.3 8B 39 27 69.2 12 30.8
- 15/20 8C 36 28 77.8 8 22.2 Ý thức học tập của học sinh sau khi thực hiện các giải pháp trên: Tổng số Đạt Chưa đạt Lớp HS SL % SL % 8A 33 31 93.9 2 6.1 8B 39 38 97.4 1 2.6 8C 36 34 94.4 2 5.6 Nhìn vào kết quả ở trên đã chứng minh rằng đề tài “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo cảm hứng cho học sinh trong giờ học Mỹ thuật” mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện thực sự giúp HS có được kết quả tốt từ những hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng, trong lớp học, ngoài cuộc sống với các hình thức học tập phong phú. HS yêu thích môn học, có ý thức, tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ nhau phấn đấu vươn lên trong học tập. Có thể nhìn thấy rõ (qua bảng thống kê) trước và sau khi thực hiện đề tài này HS đã có sự tiến bộ rõ rệt: Cũng nhờ các giải pháp trên, hằng năm, vào dịp hè, số lượng học sinh đăng ký học lớp Mỹ thuật miễn phí ngày càng tăng, trong đó có cả học sinh Tiểu học. Điều đó càng chứng tỏ rằng: sự hứng thú, ham thích đối với môn Mỹ thuật của các em ngày càng rõ rệt và cũng càng chứng tỏ sự thành công không nhỏ của các giải pháp trên. (Ảnh lớp học hè miễn phí) * Về sản phẩm học tập: Đặc biệt, hiệu quả của các giải pháp trên còn được khẳng định rõ ràng qua nhiều sản phẩm của các em đã được ghi nhận ở các nhà Bảo tàng Mỹ thuật, ở các cuộc triển làm tranh hay thành tích mà các em đạt được. Thực sự là niềm
- 16/20 vui, niềm tự hào của chúng ta; là thành tích xuất sắc đồng thời cũng là minh chứng hùng hồn cho các giải pháp hữu hiệu đã thực hiện ở môn học Mỹ thuật này. Và cũng chính nhờ sự cố gắng nỗ lực của các em, sự hứng thú của các em với môn học cũng giúp tôi thăng hoa trong từng tiết dạy, nhiều cảm xúc hơn với môn mình phụ trách. Nó không chỉ giúp cho trò phát triển mà còn nâng cả tâm hồn và niềm yêu thích của thầy với môn mình phụ trách, khiến bản thân say mê hơn và thể hiện năng lực bản thân tốt hơn. Thiết nghĩ , trong năm học tới tôi sẽ tiếp tục vận dụng và vận dụng tốt hơn nữa những giải pháp trên nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện.
- 17/20 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Đề tài “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật” mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện không chỉ thông qua các bài học, mà còn thông qua những hoạt động tích hợp liên môn, tiết học trải nghiệm thực tế. Việc đánh giá năng lực học sinh không chỉ phụ thuộc vào kết quả, sản phẩm của HS trong các bài vẽ đã xây dựng trong kế hoạch dạy học mà còn là thái độ tham gia các hoạt động, khả năng làm việc nhóm ở tất cả các tiết học, các chủ đề. Qua đây, tôi cũng nhận thấy: để nâng cao hiệu quả của các giải pháp trên GV môn Mỹ thuật cần phối hợp với GV bộ môn khác, phối hợp với GVCN, đến từng đối tượng HS thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi, kết hợp hài hoà giữa các phương pháp để khích lệ học sinh, khiến các em cảm thấy yêu thích môn học, tích cực, chủ động học tập, say mê nghiên cứu, tư duy sáng tạo để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có giá trị cao, cũng là để môn học này thực sự trở thành một môn học hữu ích, góp phần cùng các môn học khác để giáo dục toàn diện học sinh về Đức- Trí- Thể- Mỹ. Thực sự sau khi thực hiện đề tài “Một số giải pháp nhằm khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn Mỹ thuật” tôi cảm thấy hào hứng hơn vì giờ học của mình không còn tẻ nhạt, nhàm chán, khô khan nữa mà nó trở nên sinh động, tươi vui, nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người, học sinh có nhiều cảm xúc hơn, yêu giờ học hơn, hiệu quả giờ dạy cao hơn. Chắc chắn tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng và phát triển với các đối tượng khác. Tôi mong muốn sẽ tìm ra những giải pháp khoa học có tính khả thi hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường THCS. Thiết nghĩ, những giải pháp này cũng có thể vận dụng ở các môn học khác nhau, các hoạt động khác nhau. Khi ấy, các hoạt động giáo dục sẽ có hiệu quả tích cực hơn nhiều. Chúng ta sẽ có những thế hệ học sinh thực sự phát triển toàn diện về nhân cách, góp phần xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. II. KHUYẾN NGHỊ: 1. Đối với Sở Giáo dục: - Hỗ trợ thêm tài liệu, tranh ảnh cùng các TBDH khác cho bộ môn Mỹ thuật. - Hỗ trợ về CSVC cho các nhà trường. 2. Đối với Phòng Giáo dục: - Thành lập màng lưới chuyên môn các môn nghệ thuật của các Tiểu khu để tiện việc sinh hoạt chuyên môn.
- 18/20 - Tổ chức các cuộc thi sáng tạo tranh theo chủ đề (1 lần/năm) để khích lệ GV cũng như học sinh, giúp giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của HS. - Mở các lớp tập huấn, tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật. 3. Đối với nhà trường: Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện để nhà trường có cơ sở vật chất tốt, phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Mỹ thuật. Nhà trường chỉ đạo tổ chức Đoàn Đội để tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, sáng tạo tranh nghệ thuật để khuyến khích học sinh vẽ tranh nghệ thuật. 4. Đối với giáo viên: Tích cực đổi mới và vận dụng linh hoạt các PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Mỹ thuật THCS. Tạo nên không khí thoải mái, vui tươi nhưng nghiêm túc trong các giờ học Mỹ thuật Thường xuyên ra các bài vẽ và các bài sáng tạo nghệ thuật, giao cho học sinh hoàn thành có đánh giá, động viên để khích lệ sự say mê sáng tạo nghệ thuật của học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong hoạt động dạy - học môn Mỹ thuật mà tôi đã thực hiện và đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi chân tình của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài này của tôi đạt được những kết quả cao hơn nữa. Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự nghiên cứu và thực hiện, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cổ Đô, Ngày 10 tháng 04 năm 2023 Người viết Nguyễn Trường Yên
- 19/20 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mỹ thuật cấp THCS. 2. Sách dạy Mỹ thuật 7, 8 – theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Cổng thông tin điện tử (Nguồn Internet). 4. David Piper Lª Thanh Léc dÞch Thëng ngo¹n héi ho¹ NXB VHTT. 5. ThÈm §øc Tô Híng dÉn ph¸t triÓn vµ båi dìng n¨ng khiÕu vÏ cho trÎ em trong nhµ thiÕu nhi Héi ®ång TW §éi thiÕu niªn tiÒn phong Hå ChÝ Minh. 6. Tham khảo kiến thức của các đồng nghiệp.
- 20/20 E. PHỤ LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .............................................................................. 1 1. Lý do khách quan:....................................................................................... 1 2. Lý do chủ quan: .......................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ..................................................................... 1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .................................................................. 2 1. Khách thể nghiên cứu: ................................................................................ 2 2. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 2 V. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: ................................................ 3 1. Phạm vi địa bàn nghiên cứu: ....................................................................... 3 2. Thời gian nghiên cứu: ................................................................................. 3 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .................................................. 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ...................................................................................... 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: ................................................................................. 4 1. Thuận lợi:.................................................................................................... 4 2. Khó khăn: ................................................................................................... 7 III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................... 7 1. Thực trạng về phía giáo viên: ...................................................................... 7 2. Thực trạng về phía học sinh: ....................................................................... 8 IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: .............................................................. 8 1. Thực hiện trang trí phòng học để khơi gợi cảm xúc: ................................... 8 2. Thường xuyên thay đổi không gian và hình thức học tập: ........................... 9 3. Tích cực nghiên cứu và thay đổi các phương pháp dạy học phù hợp đối với từng bài:........................................................................................................ 11 4. Thực hiện thay đổi thành viên trong các nhóm học giữa các tiết ở từng khối lớp: ............................................................................................................... 11 5. Kết hợp sử dụng âm nhạc khi học sinh thực hành các bài vẽ: .................... 12 6 - Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những học sinh có thành tích tốt trong học tập, đã có những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao: ..................... 12 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: ......................................................................... 14 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 17 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: ...................................................................... 17 II. KHUYẾN NGHỊ: ..................................................................................... 17 1. Đối với Sở Giáo dục: ............................................................................... 17 2. Đối với Phòng Giáo dục:.......................................................................... 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 84 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 90 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn