Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS" nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề trong đời sống. Đặc biệt là tạo cho học sinh có thói quen thích đọc sách và tạo cho các em có ý thức giữ gìn và bảo quản sách, bảo quản tài sản của thư viện. Đồng thời nhằm tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong việc tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học thư viện và góp phần đẩy mạnh công tác thư viện của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Thư viện là trái tim của nhà trường”, là bộ phận không thể thiếu trong trường học, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho thầy cô giáo và các em học sinh không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phong cách văn hóa cá nhân. Cùng với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhiều thư viện trường học thân thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện. Hiện nay hầu hết ở các trường THCS, học sinh khối 6,7 đều được sắp xếp theo thời khóa biểu 1 tiết/ tuần để đến thư viện đọc sách. Các tiết thư viện với nhiều nội dung phong phú đã giúp các em say mê đọc sách. Chính công việc này đã làm cho chức năng giáo dục của thư viện trong trường học được rõ nét hơn. Để đảm bảo chức năng này, người cán bộ thư viện đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cán bộ thư viện chính là người giáo viên không bục giảng. Họ là cầu nối giúp các em tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức của nhân loại trên con đường nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách của các em. Tuy nhiên cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Yếu tố giúp thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao thu hút nhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy tri thức mới được truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy làm thế nào để thu hút các em đến thư viện, yêu thích các tiết đọc sách là nỗi trăn trở của rất nhiều các bộ thư viện hiện nay. Xuất phát từ nhận thức trên đã giúp tôi lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS”. Hi vọng, sáng kiến kinh nghiệm của tôi phần nào đó sẽ giúp được các thư viện bạn nâng cao hiêu qua trong công tac th ̣ ̉ ́ ư viên. ̣ 1/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề trong đời sống. Đặc biệt là tạo cho học sinh có thói quen thích đọc sách và tạo cho các em có ý thức giữ gìn và bảo quản sách, bảo quản tài sản của thư viện. Đồng thời nhằm tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong việc tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học thư viện và góp phần đẩy mạnh công tác thư viện của nhà trường. 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động đọc sách của học sinh trong tiết học thư viện Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường THCS 4. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng phiếu anket Phỏng vấn trực tiếp Tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thống kê Nghiên cứu tham khảo tài liệu liên quan đến đề tài 2/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ thông tin đến việc đọc sách Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhoà.Vậy tại sao chúng ta có thể biết được xã hội, con người cuộc sống ngày xưa như thế nào. Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần đến sách. Sách đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ đã nói:“thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích cho con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Chúng ta không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình… đã làm cho họ không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay. Nhiều người mất hàng giờ ngồi trong quán Game – Internet trong khi dành thời gian cho việc học thì rất ít. Nhờ tính cập nhật, nhanh và giao diện bắt mắt kèm theo những hình ảnh minh họa độc đáo mà các phương tin thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa chuộng. 3/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cơ một lần nêu lên câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không? Và ông đã tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoáng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Ngày nay, sách rất nhiều, nhưng sự thờ ơ của người đọc hôm nay là điều đáng quan tâm. Nhiều bạn trẻ cho rằng đọc sách là tốn thời gian, không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, thiếu gạo, thiếu thiếu tiền thì chết chứ thiếu sách thì không thể chết được. Đó là một quan niệm sai lầm, nếu không có sách thì làm sao con người có thể biết được tổ tiên mình như thế nào, những tri thức kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có kiến thức mà chúng ta học đây. Cũng bởi do ít đọc, ít tìm hiểu, cập nhật thông tin qua sách báo, nên vốn văn chương của lớp trẻ bây giờ “cạn” lắm. Khi chấm những bài thi tốt nghiệp và bài thi đại học mới càng thấy rõ điều này. Những câu văn ngô nghê, những cột mốc lịch sử bị sai lệch, rồi lấy râu ông nọ cắm cắm bà kia... đang gióng lên hồi chuông về văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ. Vậy làm thế nào để thu hút các em vào say mê đọc sách, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là nỗi trăn trở của những người làm công tác thư viện. Học sinh đọc sách, báo ở thư viện ngày càng nhiều, số lượt sách luân chuyển càng lớn, lượng kiến thức của học sinh ngày được nâng cao, đó chính là yêu cầu cần có ở một thư viện trường học. 1.2. Ý nghĩa của việc đọc sách Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cần được khai thác hiệu quả để mở ra cánh cửa tri thức nhân loại, nhằm phát hiện thế giới mới. Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn 4/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. 1.2.1. Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi? Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, có đầu có đũa gọn gàng, dễ hiểu. 1.2.2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Thí dụ nói đến “tĩnh vật” chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, hoặc nói đến “hoa mai” chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng. 1.2.3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hãy viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, không đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. … Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. 1.2.4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người 5/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách. Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu… Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại. 6/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾT HỌC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THCS 2.1 Đặc điểm vốn tài liệu của thư viện trường THCS Vốn tài liệu là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, và là cơ sở để thư viện thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Vốn tài liệu của thư viện trường THCS bao gồm: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo và báo, tạp chí. Đối với loại sách tham khảo theo tiêu chuẩn thư viện trường học quy định: Thư viện phải đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo, có đủ tên sách và số lượng bản theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, được tính bằng số bản/ học sinh như sau: Quy định về tiêu chuẩn sách tham khảo của TVTH Các mức đặt Đạt chuẩn Tiên tiến Xuất sắc Loại trường 2 2.5 3 Thành phố, đồng bằng Tiểu học 0.5 1 1.5 Miền núi, vùng sâu 3 3.5 4 Trung học Thành phố, đồng bằng Cơ sở 1 1.5 2 Miền núi, vùng sâu 4 4.5 5 Trung học Thành phô, đồng bằng Phổ thông 2 2.5 3 Miền núi, vùng sâu Ngoài ra, thư viện phải có 12 đầu báo tạp chí như: báo Nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, báo Thiếu niên tiền phong, tạp chí Văn học tuổi trẻ, Toán học tuổi thơ... Bên cạnh số lượng, chất lượng tài liệu đã được chú trọng nâng cao . Khi nói đến đặc điểm vốn tài liệu của thư viện chúng ta không thể không nhắc đến chính sách bổ sung vốn tài liệu. Vốn tài liệu của thư viện 7/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. được bổ sung thông qua các hình thức: Mua, quyên góp, biếu tặng, trao đổi. Hàng năm, nhà trường dành kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2 3% tổng ngân sách giáo dục địa phương để mua sắm sách, báo, thiết bị sửa chữa, nâng cấp thư viện thực hiện theo Thông tư liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo số 30/TTLB ngày 26/7/1990. Để hình thành thói quen đọc sách, bồi đắp cho học sinh niềm yêu thích sách, báo, bên cạnh việc đầu tư kinh phí mua sách, nhà trường còn huy động các nguồn lực xã hội đóng góp ủng hộ. Đặc biệt, thư viện đã phát động các phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay" trong toàn giáo viên và học sinh. Hoạt động này được tổ chức hàng năm, được xem là hoạt động truyền thống của thư viện cũng như của nhà trường, được các em học sinh và các thầy cô giáo trong trường hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ đó thư viện luôn luôn được bổ sung nguồn tài liệu phong phú, đa dạng. Chính vì hoạt động này mà nhiều học sinh đã trở thành những cộng tác viên đắc lực hỗ trợ thư viện trong công tác xử lý nghiệp vụ, phục vụ tuyên truyền một cách nhiệt tình. Cụ thể trong đợt 1 năm học 2015 – 2016, thư viện đã nhận được 180 cuốn sách do các em quyên góp, đợt 2 được 167 cuốn. Phong trào đọc và làm 8/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. theo sách, báo đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. Một điểm sáng của thư viện đó là đã xây dựng được tủ sách góc lớp giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu, hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học và tăng cường tính tự quản của học sinh. Tổ chức hoạt động: + Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi,trước giờ đi ngủ trưa để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo. + Tổ chức quyên góp sách. Tổ chức quản lí : + Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động. Hình ảnh minh học từ thư viện góc lớp: Qua các hoạt động này tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện tình yêu đối với sách và ý thức chia sẻ nguồn tri thức với mọi người. Ngoài ra, thư viện đã xây dựng được tủ sách trao đổi với các thư viện khác trên cùng địa bàn như: thư viện trường THCS Gia Thụy, thư viện trường THCS Ngọc Lâm, thư viện trường Tiểu học Bồ Đề... Có thể nói đối với việc xây dựng và tổ chức vốn tài liệu trong thư viện trường học, vai trò của người cán bộ thư viện là cực kỳ quan trọng. Để xây 9/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. dựng được một vốn tài liệu đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được đặc điểm của thư viện và biết xây dựng một kế hoạch bổ sung hợp lý. 10/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. 2.2 Thực trạng tiết học thư viện của học sinh trường THCS Thư viện nhà trường được xây dựng kiên cố, cao ráo, sách báo được bảo quản tốt, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và khoa học. Với tổng diện tích 120m2 chia làm ba phòng: phòng kho, phòng đọc học sinh và phòng đọc giáo viên. Trang thiết bị chuyên dùng đầy đủ và được bố trí hợp lý theo nghiệp vụ quản lý thư viện (giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn,...) từng bước được hiện đại hoá theo xu thế phát triển chung. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ, cac phong đêu đ ́ ̀ ̀ ược bô tri ́ ́ ́ ̣ ngăn năp, sach se, thoang mat va đây đu anh sang, th ̃ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ́ ư viện có thể đảm bảo phục vụ 100% GV và học sinh nhà trường. Vơi vôn tai liêu phong phu, đa d ́ ́ ̀ ̣ ́ ạng lam sao đê lôi keo, thu hut b ̀ ̉ ́ ́ ạn đọc, từ chô ch ̃ ưa thich đên chô thich va co y th ́ ́ ̃ ́ ̀ ́ ́ ưc đoc sach. Điêu đo đoi hoi th ́ ̣ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ư viên ̉ phai biêt tham m ́ ưu cung Ban Giam hiêu tim ra nh ̀ ́ ̣ ̀ ưng giai phap h ̃ ̉ ́ ưu hiêu, lâp ̃ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̃ ̀ kê hoach hoat đông cu thê, ro rang, co kiêm tra đanh gia. ́ ̉ ́ ́ Ngay từ đâu năm hoc, th ̀ ̣ ư viên xây d ̣ ựng kê hoach va đa đ ́ ̣ ̀ ̃ ược sự đông y ̀ ́ ̉ ̣ cua Ban Giam hiêu. Tiên hanh phat đông phong trao đ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ọc sách đên toan thê giáo ́ ̀ ̉ ̣ viên và hoc sinh trong nha tr ̀ ương cung h̀ ̀ ưởng ưng. ́ ́ ̀ ́ ượng hoc sinh tham gia ch Luc đâu sô l ̣ ưa nhiêu, rai rac ̀ ̃ ́ ở cac l ́ ơp, thâm ́ ̣ ́ ́ ơp ch chi co l ́ ưa co hoc sinh tham gia. Do cac em con ngai, không biêt m ́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ượn sach gi, ch ́ ̀ ưa biêt cach tra c ́ ́ ưu muc luc, tim kiêm con châm, mât nhiêu th ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ời gian. Thây đ ́ ược kho khăn đo, th́ ́ ư viên tiên hanh h ̣ ́ ̀ ướng dân s ̃ ử dung tu muc ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ luc. Điêm sach tham khao ́ ̉ ở cac bô môn theo t ́ ̣ ưng khôi l ̀ ́ ớp, đê khi cân tham ̉ ̀ ̉ khao, cac em dê tim va it mât th ́ ̃ ̀ ̀ ́ ́ ời gian. Dân vê sau, sô l ̀ ̀ ́ ượng hoc sinh đên đoc ̣ ́ ̣ sach, m ́ ượn sach ngay môt nhiêu h ́ ̀ ̣ ̀ ơn. Sô l ́ ượng sach luân chuyên cung cao ́ ̉ ̃ hơn. Ngoai s ̀ ự quan tâm cua Ban Giam hiêu, th̉ ́ ̣ ư viên con đ ̣ ̀ ược sự hô tr ̃ ợ ̣ ̀ ̉ nhiêt tinh cua cac đoan thê, tâp thê giao viên, la nh ́ ̀ ̉ ̣ ̉ ́ ̀ ững người luôn khuyên ́ ̉ ̃ ̣ khich, cô vu, đông viên hoc sinh đên th ́ ̣ ́ ư viên đoc sach, bao, tim hiêu trao dôi ̣ ̣ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ́ ức. kiên th Thư viện nhà trường phục vụ bạn đọc theo các hình thức: đọc tại chỗ, mượn về nhà, giới thiệu sách và các hoạt động ngoại khóa do thư viện tổ 11/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. chức. Hiện nay hình thức phục vụ chủ yếu vẫn là đọc tại chỗ và mượn về nhà. Thư viện trường học cũng là một lớp học. Ở đó các em được tổ chức hướng dẫn đọc sách, báo. Thư viện trường học là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Đây là cơ sở giúp học sinh tu dưỡng và rèn luyện bản thân về nhiều mặt cả năng lực lẫn đạo đức. Đọc sách là phương thức hữu hiệu giúp các em tiếp cận tri thức để có thể vận dụng tri thức vào thực tế hoạt động của mình và làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Thư viện có lịch đọc cố định theo thời khóa biểu dành cho học sinh khối 6,7: Thứ Lớp Tiết (Chiều) Hai 6A2 3 Ba 7A2 2 7A3 3 Năm 6A1 1 7A1 3 Đến với thư viện, các em sẽ đọc sách theo chủ đề hàng tháng. Sau mỗi buổi đọc sách, những sản phẩm độc đáo trong buổi đọc sách của các em sẽ được trưng bày tại thư viện như: viết cảm nhận của mình sau khi đọc xong một cuốn sách yêu thích, vẽ tranh, gấp hoa... Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường phụ thuộc vào hoạt động của họ. Hoạt động chủ đạo ở đây là hoạt động học tập, vui chơi . Đối với học sinh THCS: đây là thời điểm nhu cầu khám phá thế giới của các em rất lớn. Học sinh đã quan tâm sâu hơn tới các lĩnh vực khoa học. Thời kỳ này, các em có thể đọc được các loại tài liệu có nhiều chữ. Tuy nhiên, loại tài liệu có nhiều hình ảnh trực quan vẫn sẽ có tác động tích cực đến hứng thú đọc của các em. Đối với cấp học này, ngoài các loại truyện, thư viện cần tăng cường bổ sung tài liệu liên quan đến các môn học và tài liệu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác để đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới đang rất cao của học sinh. Dạng tài liệu truyền thống bằng tiếng Việt vẫn là sự lựa chọn số một của đa số các em. 12/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. Danh sách bạn đọc tích cực nhất của thư viện: STT HỌ TÊN LỚP 1 Đặng T. Minh Xu 9A 2 Nguyễn Quang Huy 9A 3 Nguyễn Diệu Linh 8A 4 Lã Thu Huyền 8A 5 Đào Quang Huy 8B 6 Nguyễn Lê Khánh Chi 7A1 7 Lê Đức Thiện 7A1 8 Nguyễn Hồng Nhung 7A2 9 Ngô Thị Tú 7A2 10 Nguyễn Thị Vũ Long 7A2 11 Trương Diệu Linh 6A1 12 Nguyễn Cẩm Tú 6A1 13 Vũ Hữu Hà Thành 6A2 14 Lại Hữu Toàn 6A2 15 Nguyễn Thị Huyền 6A2 Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự xuất hiện của Internet đã lôi kéo nhiều học sinh mê Game hơn là đọc sách. Có nhiều em bỏ học để đi chơi game, hoặc tiền bố mẹ cho ăn sáng, đóng học nhưng các em lại mang đi chơi điện tử. Khi thiếu nợ, nhiều trường hợp xảy ra: có em gọi bạn đến cứu Net, sau cứu Net thì phải trả ơn người cứu hộ. Bên cạnh là một lớp học, một môi trường giáo dục, một cơ quan thông tin, một trung tâm văn hóa thì thư viện trường học còn là một trung tâm giải trí cho các bạn đọc đặc biệt là cho các em học sinh. Tất cả mọi người đều có nhu cầu giải trí, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phổ thông thì nhu cầu này lại càng cao. Ngoài thời gian lên lớp hàng ngày và tiết học đã được quy định bắt buộc phải đến thư viện, thư viện còn là nơi lý tưởng cho học sinh đến đọc tài liệu để giải trí. Hoạt động chủ đạo của học sinh là học tập và vui chơi. Học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì hoạt động vui chơi càng lớn. Thư viện trường học giúp các em có thể giải trí một cách hiệu quả nhất thông qua hoạt động đọc sách. Ở đây các em được tiếp xúc với các loại truyện: truyện tranh, truyện cổ tích,… và các loại sách, báo thưởng thức khác. 13/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. Thư viện chính là môi trường lý tưởng để các em tận hưởng những giây phút bổ ích trong những thời gian rảnh rỗi sau giờ học. Thư viện chính là nơi “học mà chơi, chơi mà học”. Cán bộ thư viện có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thư viện một cách thân thiện với các hoạt động và nguồn tài liệu phong phú, phù hợp với lứa tuổi tạo một môi trường vui chơi bổ ích cho học sinh. Thông qua việc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cho bạn đọc, thư viện đã thực hiện chức năng thông tin của mình. Thư viện trường học là nơi quản trị và tổ chức thông tin để thỏa mãn nhu cầu thông tin của học sinh, giáo viên nhà trường. Các thông tin từ tài liệu đã được chuyển giao cho bạn đọc. Thư viện là nơi lý tưởng để học sinh có thể thỏa mãn những mong muốn tìm hiểu của mình về khoa học và về thế giới. Chính vì vậy chức năng thông tin là một chức năng quan trọng trong hoạt động thư viện trường học. Người cán bộ thư viện được coi là nhà quản lý thông tin có vai trò quan trọng trọng việc tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận các nguồn thông tin. Làm thế nào để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết thư viện tôi đã có một số giải pháp được đề cập trong chương 3 của sáng kiến kinh nghiệm. 14/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THCS 3.1 Thỏa mãn và phát triển nhu cầu hứng thú đọc sách Muốn việc phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả, cần phải nghiên cứu xem người đọc muốn và thích đọc vấn đề gì. Mục đích của việc nghiên cứu nhu cầu đọc là làm cho mọi hoạt động của thư viện có cơ sở khoa học và hiệu quả cao. Hiểu rõ ý nghĩa đó nên ngay từ đầu năm học, thư viện cũng tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đọc của học sinh để từ đó đề ra kế hoạch bổ sung cho phù hợp. Căn cứ vào kết quả điều tra ngẫu nhiên được thực hiện trong tháng 9/ 2015 cho học sinh trong trường. Số phiếu phát ra là 290, số phiếu thu về là 265. Thể loại Số lượng(phiếu) Tỷ lệ (%) Truyện cổ tích 120 45.3 Sách kĩ năng sống 225 85.0 Sách danh nhân 85 32.1 Sách em yêu khoa học 203 76.7 Truyện tranh 52 19.7 Kết quả điều tra cho thấy: tỉ lệ học sinh thích đọc sách về kĩ năng sống chiếm tỉ lệ cao nhất. Thông qua việc điều tra nhu cầu tin này, cán bộ thư viện sẽ có chính sách bổ sung hợp lí. Bên cạnh đó nhiệm vụ quan trọng của cán bộ thư viện là hướng dẫn đọc cho các em.Trong quá trình hướng dẫn đọc, cần định hướng cho các em lựa chọn những cuốn sách có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật đồng thời phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như trình độ hiểu biết của các em. Đặc biệt chú trọng giới thiệu cho các em những tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc của Việt Nam và nước ngoài, những cuốn sách vừa có giá trị nội dung tư tưởng tốt vừa có giá trị nghệ thuật cao, những tác phẩm đã vượt thời gian và 15/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. không gian đến với lứa tuổi thiếu nhi của nhiều thế hệ ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, chương trình học tập của học sinh có xu hướng chú trọng các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong từng môn học. Do đó, cán bộ thư viện phối hợp với các giáo viên bộ môn để nắm sát yêu cầu về bổ sung cũng như phục vụ nhu cầu đọc cho học sinh giúp các em biết cách đọc sách và làm việc với sách, coi sách như người thầy thứ hai của mình. 3.2. Mở rộng mô hình thư viện đa chức năng Để tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho các em trong các giờ đọc sách, thư viện xây dựng các góc giúp các em hình thành các kĩ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân như: góc đọc, góc viết, góc sáng tạo nghệ thuật… * Góc đọc: Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích: + Hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh + Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh + Bổ sung kiến thức vào bài học của của các em + Học sinh được giải trí Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là: + Đọc cá nhân, đọc theo nhóm. . + Thi đọc nhiều sách. + Tóm tắt sách. Bài trí góc đọc: + Nên sử dụng bàn ghế đơn để kê được nhiều kiểu khác nhau + Màu sơn tươi sáng. * Góc viết: Góc viết trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích: + Phát triển năng khiếu viết + Thúc đẩy tư duy sáng tạo + Cung cấp thông tin + Rèn chữ đẹp + Hình thành và phát triển kĩ năng viết( đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại) 16/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là: + Viết thư + Làm thơ, viết văn + Viết báo + Viết bảng tin + Sáng tác truyện + Làm sách + Viết đẹp Bài trí góc viết: + Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh + Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh ngồi viết thoải mái + Bảng ghi rõ “góc viết” * Góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện hướng tới mục đích: + Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về nghệ thuật. + Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng tượng. + Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa, tạo hình. + Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp Các hoạt động: + Vẽ tranh + Làm thẻ đánh dấu sách + Làm đồ chơi + Nặn tượng + Nghe nhạc, đóng kịch, múa, hát….. Bài trí góc nghệ thuật: + Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em. 3.3. Sử dụng giỏ sách mini theo chủ đề Theo phương pháp truyền thống, thư viện tổ chức phòng đọc theo hình thức kho đóng và kho mở. Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều không có mấy tác dụng tích cực với việc tìm tài liệu của học sinh. Chọn sách ở kho đóng: học sinh không được 17/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. chọn sách trực tiếp mà phải thông qua hệ thống mục lục, gây nhiều lúng túng, mất thời gian. Còn chọn sách ở kho mở : Vì kho quá nhiều sách nên học sinh khó tìm được cuốn sách sát đúng yêu cầu. Việc lựa chọn sách vì vậy gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự chán nản. Do đó, cán bộ thư viện sắp sách theo từng giỏ riêng, gắn với từng chủ đề cụ thể. Sau hàng tuần, cán bộ thư viện sẽ thay đổi sách ở các giỏ sao cho phù hợp với chương trình học và nhu cầu của các em. Với hình thức này các em được chọn sách theo đề tài cụ thể, rút ngắn thời gian tìm sách và dễ dàng tìm kiếm sách theo nhu cầu. 18/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. 3.4. Tổ chức các trò chơi hái hoa dân chủ Bên cạnh thời gian đọc sách, cán bộ thư viện cũng nên sáng tạo tổ chức cho các em những trò chơi giải trí như sưu tầm một số câu hỏi liên quan đến các chủ đề của tháng như: chào mừng ngày lễ 8/3 với các câu hỏi như sau: 1. Ai là nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam? Trả lời: Danh hiệu này dành cho hai chị em Bà Trưng : Trưng Trắc và Trưng Nhị. 2. Kể tên 5 nữ anh hùng dân tộc mà bạn biết? Trả lời: Nguyễn Thị Định, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Chị Út Tịch, Lê Thị Bạch Cát, Lê Thị Riêng.. 3. Người mẹ có nhiều con hy sinh trong kháng chiến nhất là ai? Trả lời : Đó là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, sinh năm 1904 tại Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ có 10 con ( 9 con trai, 01 con rể ) và 02 cháu nội hi sinh trong chiến tranh. 4. Kể tên 5 bài hát về phụ nữ mà bạn biết? Trả lời: Huyền thoại mẹ, Nội tôi, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Chị tôi, Mẹ, Bà tôi, Mẹ Việt Nam,… 5. Người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn là ai? Vì sao? 6. Theo bạn thế nào là một người phụ nữ hiện đại? 7. Bạn thích nhận được quà gì nhất trong ngày 8/3? Vì sao? 8. Theo bạn, món quà ý nghĩa nhất trong ngày 8/3 là gì? Vì sao? Việc tổ chức các trò chơi hái hoa dân chủ không chỉ là một sân chơi giải trí mà còn mang lại cho học sinh chúng ta nhiều kiến thức phong phú về thiên nhiên, về xã hội… Mỗi câu đố là một cách trình bày trí nhớ, giáo dục cho các em nhiều điều hay lẽ phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi và tư duy của các em. Với hoạt động này, sẽ làm cho các em thích thú và yêu thích các tiết học thư viện. 3.5. Tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách, giới thiệu sách. Sau mỗi cuốn sách đã được đọc trong giờ thư viện, cán bộ thư viện có thể tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách cho các em. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa nhằm khuyến khích phong trào đọc sách, báo trong học sinh, tạo môi trường phát triển năng khiếu kể chuyện, từ đó giáo dục cho các em về truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tính 19/23
- Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS .................................................................................................. nhân văn cao cả… được thể hiện qua những trang sách. Đây cũng chính là một trong những sân chơi lành mạnh tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, vui chơi bổ ích. Ngoài giọng kể truyền cảm, mỗi thí sinh còn chọn cho mình một cách minh họa khác nhau để tạo thêm sức hấp dẫn, sự sinh động cho câu chuyện, để người nghe cảm thụ tốt hơn, cảm nhận sâu sắc hơn về những bài học, thông điệp mà câu chuyện các em muốn nói. 3.6. Viết bài thu hoạch Hàng tháng, cán bộ thư viện hướng dẫn các em viết bài thu hoạch. Đó có thể là cảm nhận của em sau khi đọc xong một cuốn sách mà em yêu thích, một nhân vật em ngưỡng mộ. Đó cũng có thể là một bức tranh, một bài thơ….: Em Trang lớp 7A2 chia sẻ: “ Em rất thích quyển sách Hoàng Sa Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc. Em đã rất xúc động khi đọc cuốn sách ấy và càng thêm yêu biển đảo, quê hương đất nước Việt Nam hơn”. Rất nhiều em tích cực muốn chia sẻ về quyển truyện mình đã từng đọc. Trong lớp 6A1 có em Xuân Minh cả bố mẹ đều đi làm ăn xa ở nước ngoài, em ở nhà với ông bà, thường ngày đến lớp em rất tự ti, nhút nhát, ít khi nói chuyện với bạn bè, thầy cô. Trong bài thu hoạch của mình, em chia sẻ: “Các bạn ơi! Khi đến thư viện mình đã tìm đọc được câu chuyện rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện: Những chú cún con thích ốm”. Câu chuyện đó nói về ba chú cún con rất nghịch ngợm không nghe lời mẹ, lúc nào cũng muốn được mẹ cưng chiều, chăm sóc nên đã đi dầm mưa để được ốm như bạn Cún Trắng và ba chú ốm thật. Các chú tranh nhau vòi vĩnh mẹ, mẹ thì hết lòng chăm sóc, chiều theo ý của chúng. Thế rồi mẹ chúng lăn ra ốm. Khi đó chúng mới thấm thía được tình cảm của mẹ dành cho mình. Qua lời chia sẻ của em Minh, em đã phần nào bày tỏ được tâm tư, tình cảm của mình bấy lâu nay khi em phải ở xa bố mẹ. Thông qua tiết đọc thư viện, tôi thấy sự cởi mở giữa giáo viên với học sinh, sự gắn bó giữa các em với thư viện của nhà trường ngày càng khăng khít và chặt chẽ hơn. 3.7. Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện. Cán bộ thư viện là cầu nối giữa bạn đọc và vốn tài liệu, giữ vai trò then chốt để mối quan hệ qua lại giữa hai thực thể này được thông suốt. Nhiệm vụ của người cán bộ thư viện đa dạng, phức tạp. Chính họ là người tổ chức thu thập, xử lý, sắp xếp và giới 20/23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 42 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn