intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến này nhằm tìm ra những giải pháp hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập đối với bộ môn, giúp học sinh chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8

  1. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 I. PHẦN MỞ ĐẦU  1. Đặt vấn đề Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra phương hướng: Đầu tư  phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân  trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến  thức sang phát triển nhân lực và phẩm chất người học, phát triển giáo dục đào tạo phải gắn   với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong đó, phát triển giáo  dục và đào tạo phải tuân theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao   động sản xuất, lí luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải kết hợp với  giáo dục xã hội. Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên có nhiệm vụ nghiên cứu các đặc điểm cấu   tạo, hoạt động sống và các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các  sinh vật với nhau và với môi trường. Ở Sinh học 8 các em được tìm hiểu sâu về đặc điểm   cấu tạo và sinh lí của con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em. Trong thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học cấp trung học cơ sở, tôi nhận thấy phần lớn  học sinh đều không thích học bộ  môn Sinh học vì cho rằng môn học này thường khô khan,  khó hiểu. Nên dẫn đến nhiều em còn có thái độ  chưa quan tâm, chưa chú ý vào bài học.  Điều này đã gây ra  ảnh hưởng không nhỏ  đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ  môn. Mặt khác, ở lứa tuổi học sinh lớp 8 các em đang bước vào giai đoạn dậy thì nên cơ thể  phát triển mạnh. Tuy nhiên, mức độ  phát triển của hệ  thần kinh chưa đạt đến độ  hoàn   thiện, do đó các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn song cũng dễ chuyển sang trạng thái ức   chế khi phải tiếp thu bài một cách thụ động, kém hào hứng. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi   giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi các phương pháp cũng như cách thức giảng  dạy để có thể khơi dậy sự hứng thú cũng như sự chủ động trong  học tập của học sinh, nếu   không sẽ dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán, khó thành công.  Các tình huống có trong thực tiễn rất gần gũi và thân quen đối với chúng ta cũng như  đối với các em học sinh. Việc vận dụng các tình huống thực tiễn vào trong giảng dạy bộ  môn tạo cho các em cảm thấy môn Sinh học trở  nên gần gũi và thiết thực. Đặc biệt trong  phần vào bài trước khi học bài mới giáo viên sử  dụng những tình huống thực tiễn, những  câu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục, các câu ca dao, tục ngữ ... sẽ tạo cho các em một tâm   thế  học tập tốt, sự thích thú, muốn khám phá ra những kiến thức để  lí giải những vấn đề  đó. Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất lượng bộ môn được nâng cao hơn.  Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng  dạy tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm  mà mình đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề  tài   “   Một số  kinh   nghiệm tổ  chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn   Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 1 ường THCS Nguyễn Trãi
  2. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Sinh học 8”.  Rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng   nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu  Tìm ra những giải pháp hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập đối với bộ  môn, giúp học  sinh chủ  động, tích cực, tự  giác trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp   phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tìm hiểu các thông tin từ các nguồn tư liệu về những vấn đề  thực tiễn liên quan đến  bộ môn, để  lựa chọn và đưa ra các tình huống vào bài phù hợp với nội dung bài học nhằm   gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đưa ra được các giải pháp, biện pháp cần thiết và hiệu quả  cho việc áp dụng nhằm  nâng cao chất lượng học tập đối với bộ môn Sinh học 8. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Tại Đại hội Đảng lần thứ  XII Đảng ta đã xác định đổi mới giáo dục và đào tạo theo  hướng phải phù hợp, thiết thực với từng cấp học, từng đối tượng, đảm bảo tính khoa học,  cơ bản, hiện đại; lựa chọn những kiến thức có tính ứng dụng cao. Chuyển từ nặng về trang   bị  kiến thức lí thuyết trừu tượng sang nội dung gắn với thực tiễn đời sống, chú trọng vận  dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống….nội dung các   môn học cần lựa chọn những gì cần thiết cho việc phát triển phẩm chất năng lực người  học, những tri thức thiết thực, gần gũi, gắn với đời sống có thể vận dụng tốt trong thực tế. Trong công văn hướng dẫn nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện trong năm học 2018­ 2019 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana đã chỉ rỏ: “Tiếp tục đổi mới phương   pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự  học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải  quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực  ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp  đặt một chiều, ghi nhớ  máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự  học;  đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi   cho học sinh…”. Theo các chuyên gia tâm lí học thì cùng với sự tự giác thì hứng thú học tập tạo nên tính  tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả  năng khơi dậy được sự  sáng tạo, là động lực để người học có thể say mê, tự giác nghiên cứu và đạt được hiệu quả  cao trong chương trình giáo dục. Ở lứa tuổi trung học cơ sở, các em có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em rất  tò mò, muốn tìm hiểu cũng như giải đáp được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng  ngày. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên còn quá coi trọng các kiến thức lí   Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 2 ường THCS Nguyễn Trãi
  3. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 thuyết nên tổ chức các hoạt động học còn thiên về cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa,  ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào giảng dạy. Điều này làm cho các em cảm   thấy kiến thức của các  môn học trở nên xa lạ và khô khan, từ đó các em ít hứng thú đối với   môn học hơn. Qua thực tế  giảng dạy tại trường trung học cơ  sở  Nguyễn Trãi, tôi nhận thấy rằng   trong mỗi tiết học mà giáo viên chỉ  đưa ra những câu hỏi, những kiến thức đơn thuần có  trong sách giáo khoa thì tiết học sẽ  trở  nên khô khan, nhàm chán, không tạo được tâm thế  học tập tốt cho các em, các em không hứng thú với học tập, tiếp thu bài một cách bị  động,  nên  dẫn các em học mang tính chất học vẹt, không nắm được kiến thức trọng tâm, khả  năng tổng hợp cũng như vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế đã dẫn đến kết quả  học tập bộ  môn còn thấp. Điều này đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều, làm thế  nào để  có tạo  được hứng thú học tập cho các em? Làm thế nào để các em có thể chủ động trong học tập?  Làm thế nào để có thể các em yêu thích môn Sinh học hơn? Làm thế nào để các em có thể  vận dụng những kiến thức môn học vào xử  lí các tình huống có trong thực tiễn?.... Từ  những suy nghĩ này, tôi đã tìm tòi, sưu tầm những tình huống thực tế, các câu chuyện ngắn,   các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.… liên quan đến kiến thức bộ môn để áp dụng tổ  chức   các tình huống vào bài ở một số tiết dạy và tôi tự nhận thấy rằng nếu giáo viên biết cách tổ  chức các tình huống vào bài đặc biệt là các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy sẽ tạo   cho học sinh một tâm thế  tốt, kích thích được hứng thú học tập của các em,  làm nảy sinh   trong các em suy nghĩ muốn khám phá ra những kiến thức và có thể  áp dụng những kiến  thức đã học vào giải quyết những vấn đề  trong thực tiễn, từ  đó các em yêu thích môn học   hơn, chất lượng bộ môn cũng được nâng cao.  2. Thực trạng Hiện nay, để  đáp  ứng với sự phát triển của nền kinh tế  xã hội, ngành giáo dục đã và   đang thực hiện đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện với mục tiêu đào tạo nên những con  người Việt Nam Xã hội chủ  nghĩa phát triển một cách toàn diện về  “ đạo đức­ trí tuệ  ­   thẩm mỹ”. Để  làm được điều này cần phải đổi mới một cách mạnh mẽ  các phương pháp   dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường rèn  luyện các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết các vấn đề  thực  tiễn. Vậy vấn đề đặt ra là giáo viên phải có biện pháp gì để góp phần giáo dục nên những   thế hệ trẻ vừa chủ động, vừa sáng tạo,vừa có kỹ năng thực hành tốt, biết vận dụng những  kiến thức môn học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.  Trong thực tế, tôi thấy rằng đa số  giáo viên thường hay sử  dụng Phương pháp dạy   học truyền thống trong giảng dạy.  Ở phương pháp này chủ yếu là hoạt động của giáo viên  nhằm truyền đạt các kiến thức có trong sách giáo khoa cho học sinh. Phương pháp này có ưu   điểm là học sinh nắm được nội dung kiến thức của bài ngay trong tiết học, các em có thể  trả  lời được những câu hỏi liên quan có trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi dạy học theo  phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế như: Học sinh học bài còn mang tính chất học vẹt,   Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 3 ường THCS Nguyễn Trãi
  4. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 tiếp thu bài một cách thụ  động, không nắm được kiến thức trọng tâm nên dẫn đến rất  nhanh quên, khả  năng tư  duy còn hạn chế, khả  năng vận dụng kiến thức bộ môn vào giải   quyết các vấn đề thực tiễn còn kém…điều này thể hiện qua kết quả ở các bài kiểm tra của   các em còn thấp, khi gặp các vấn đề  thực tiễn có liên quan đến kiến thức bộ  môn các em   còn lúng túng hoặc không giải đáp được.  Ở lứa tuổi trung học cơ sở đặc biệt là học sinh lớp 8, các em đang bước vào giai đoạn   dậy thì nên cơ thể có sự phát triển mạnh về kích thước và thể lực. Đồng thời các em có sự  phát triển mạnh mẽ  về  tâm sinh lí, các em rất tò mò, ham hiểu biết, muốn tìm hiểu cũng   như giải đáp được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Những câu hỏi: “Tại   sao?” Hay “Do đâu?” thường xuất hiện trong đầu các em. Các em tự cho mình là người lớn  và cũng muốn được coi là người lớn, muốn được tham gia học tập một cách độc lập, muốn  thử sức mình…Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên chưa lựa chọn được các   phương pháp dạy học phù hợp nên chưa tích cực hóa được hoạt động học tập của học sinh,  ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào trong giảng dạy. Điều này đã làm cho các   em cảm thấy các kiến thức của môn học trở nên khô khan, xa lạ …từ đó các em ít hứng thú   hơn đối với môn học. Mặt khác, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin các em có rất  nhiều sân chơi khác như: Facebook, Zing me, Game online, Zalo…điều này đã làm phân tán   sự tập trung của các em, hứng thú học tập của các em ngày càng giảm sút, các em tiếp thu   bài một cách thụ động nên không nắm được kiến thức trọng tâm. Do đó, chất lượng học tập   bộ môn chưa cao.  Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng phó mặc việc giáo dục con em họ cho   nhà trường, nên bỏ bê việc quan tâm đến học tập của con cái. Ngoài ra, kinh tế của một số  gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, bố mẹ mãi lo làm ăn kinh tế nên ít quan tâm đến việc   học tập, không giám sát việc học  ở  nhà của con em mình, đến lớp các em lại không chú ý  nghe giảng, không nắm được kiến thức trọng tâm của bài nên dần dần sinh ra tâm lí chán  nản, không thích học, không tập trung trong học tập…dẫn đến chất lượng học tập không   cao.          Kết quả bài kiểm tra định kì lần 1 học kì I môn  Sinh học lớp 8 trường THCS Nguyễn  Trãi khi chưa thực hiện đề tài trong 2 năm học 2017 – 2018 và năm học 2018­ 2019 như sau:  Năm học Trung  Lớp Tổng số Giỏi Khá bình Yếu Kém 8A3 28 0 6 14 7 1 8a4 30 2 6 15 6 1 8a5 28 3 5 12 7 1 2017 – 2018 8a6 32 4 7 13 8 0 Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 4 ường THCS Nguyễn Trãi
  5. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Tổng  cộng 118 9 24 54 28 3 Tỉ lệ 7,6% 20,3% 45,8% 23,7% 2,6% 8A1 30 0 7 15 8 0 8a2 34 3 8 14 8 1 8a3 27 2 5 12 7 1 2018 – 2019 8a5 28 3 6 11 7 1 Tổng  cộng 119 8 26 52 30 3 Tỉ lệ 6,7% 21,8% 43,8% 25,2% 2,5% Qua kết quả kiểm tra trên, tôi thấy rằng kết quả học tập môn Sinh học 8 của các em  còn thấp, tỉ lệ bài kiểm tra bị điểm yếu và kém vẫn còn cao, tỉ lệ các bài đạt loại khá và giỏi   còn ít.  Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng nếu trong quá trình dạy hocjgiaos viên tổ  chức các tình huống vào bài trước khi học bài mới, đặc biệt là sử  dụng các tình huống có  liên quan đến các vấn đề  có trong thực tế  hoặc một tình huống giả  định, các câu chuyện  ngắn hay các câu ca dao, tục ngữ mang tính chất giáo dục… và yêu cầu học sinh cùng tìm   hiểu và giải thích qua bài học, sẽ  tạo cho các em một tâm thế  học tập tốt, các em sẽ  chủ  động trong việc lĩnh hội kiến thức. Từ đó, kích thích được hứng thú học tập của học sinh,   chất lượng bộ môn cũng được nâng cao. Ngoài ra, thông qua các tình huống vào bài giáo viên   còn có thể  lồng ghép các nội dung khác nhau chẳng hạn như: giáo dục ý thức bảo vệ  cơ  thể, biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe và giáo dục đạo đức lối sống cho các em. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp Trước những thực trạng trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số  giải pháp, biện   pháp mà tôi đã đúc rút được qua nhiều năm giảng dạy tại trường trung học cơ sở Nguyễn   Trãi. Nhằm mục đích trao đổi với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để  cùng nhau   tháo gỡ  những khó khăn, hạn chế  của công tác giảng dạy bộ  môn Sinh học nói chung và   môn Sinh học 8 nói riêng trong nhà trường. Từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.  Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 8  ở trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi tôi   đã tìm tòi, sưu tầm và đúc kết được một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài và  Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 5 ường THCS Nguyễn Trãi
  6. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 đã sử dụng, trải nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 8 và bước đầu đã mang lại   hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.   ­ Giải pháp 1: Sử dụng các câu chuyện ngắn có trong thực tế vào giảng dạy Các câu chuyện ngắn có nội dung liên quan đến thực tế  là những câu chuyện kể  về  những sự việc diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, mang tính chất thời sự, làm cho các em  cảm thấy môn Sinh học trở nên gần gũi và thiết thực. Cách thức thực hiện: Đối với giải pháp sử  dụng các câu chuyện ngắn vào giảng dạy   giáo viên có thể sử dụng ở các bài như: Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương; bài 13: Máu  và môi trường trong cơ thể; bài 18: Vận chuyển máu qua hệ  mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn;  bài 22: Vệ sinh hô hấp; bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày; bài 34: Vitamin và muối khoáng; bài 52:  Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện…. Một số ví dụ cụ thể: Khi dạy bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương  Trước khi vào học bài mới giáo viên kể cho lớp nghe một câu truyện ngắn về tập tục   chữa bệnh lạc hậu ở một số vùng nông thôn.  “Thầy mo” chữa bệnh…. Ở  một bản làng nọ, có một thầy lang nổi tiếng là chữa bệnh giỏi, bất cứ  ai bị   bệnh gì đến gặp, thầy đều chữa khỏi. Một hôm bà Na có người con trai 10 tuổi chẳng   may bị ngã nên gãy chân. Bà liền mang con trai đến gặp thầy, ông liền lấy hai thanh gỗ   nẹp chân cậu con trai lại rồi đưa cho bà mẹ ba mươi tờ tiền vàng mà thầy đã làm phép.   Thầy căn dặn mỗi ngày bà hãy đốt một tờ tiền vàng và hòa với nước cho con trai uống,   ắt sẽ  khỏi bệnh. Quả  thật sau ba mươi ngày, chân cậu con trai này đã lành. Em nghĩ   sao về  cách chữa bệnh của ‘thầy mo” này? Có phải thuốc của thầy quá hay nên chân   cậu con trai đã lành?  Sau khi học xong phần II­ Sự  to ra và dài ra của xương, giáo viên   nhắc lại câu chuyện ở đầu bài và yêu cầu học sinh nói ra quan điểm của mình. Sau khi học  sinh phát biểu giáo viên chốt kiến thức: Ở xương có lớp màng xương gồm những tế bào có   khả năng phân chia tạo ra những tế bào mới, đẩy vào trong và hóa xương. Do đó khi bị gãy   xương chỉ cần cố định xương sau một thời gian lớp màng xương sẽ sinh ra lớp xương mới   hàn gắn lại chỗ xương bị gãy nên xương sẽ lành lại. Qua đây giáo viên chỉ ra cho học sinh   thấy việc “thầy mo” sử dụng tiền vàng làm thuốc chữa bệnh là sai khoa học, qua đó giáo  dục ý thức bảo vệ cơ thể cho các em tránh các tập tục chữa bệnh lạc hậu.  Khi dạy bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 6 ường THCS Nguyễn Trãi
  7. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Cuộc thi chạy Maratông Để tạo hứng thú trước khi vào bài giáo viên kể cho các em một câu chuyện: “Nguồn gốc cuộc thi chạy Maratông” Năm 490 trước công nguyên, tại làng Maratông trong vùng Attic, quân đội Hi Lạp  đã đánh tan quân xâm lược Ba Tư, một người lính nhận lệnh chạy từ làng Maratông về   thủ đô Aten để báo tin chiến thắng. Anh đã chạy một mạch 42,195 km và chết ngay sau  khi báo tin chiến thắng. Để kỉ niệm sự kiện đáng nhớ đó, từ 1896 người ta đã tổ chức  cuộc thi chạy hằng năm từ Maratông đến Aten và vô số vận động viên đã vượt qua  quảng đường này an toàn với  thời gian ngày càng rút ngắn. Tại sao các vận động viên  có thể chạy một quảng đường dài như vậy nhưng vẫn an toàn? Qua câu chuyện này sẽ  tạo cho các em sự tò mò, muốn tìm hiểu kiến thức để có thể  giải thích được sự phi thường mà các vận động viên đã làm được khi phải chạy qua một  quảng đường rất dài như vậy. Qua đó giáo dục cho các em ý thức tự giác rèn luyện để có  một cơ thể khỏe mạnh.   Khi dạy bài 22: Vệ sinh hô hấp Trước khi học bài mới, giáo viên có thể mở bài bằng một câu chuyện “Đốt than để sưởi ấm…” Ngày 27 tháng 11 năm 2018 do thời tiết quá lạnh nên một gia đình ở thành phố  Vinh thuộc tỉnh Nghệ An đã đốt than trong nhà để sưởi ấm. Cả gia đình đã phải nhập  viên cấp cứu trong tình trạng khó thở, tức ngực và 1 người đã bị tử vong. Vậy tại sao lại   có hiện tượng này? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 22: Vệ sinh hô  hấp. Khi học phần I­ Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại, giáo viên nhắc lại câu  chuyện và yêu cầu học sinh lí giải hiện tượng đó. Qua việc chủ động tìm hiểu kiến thức  Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 7 ường THCS Nguyễn Trãi
  8. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 học sinh chỉ ra được: Đốt than sưởi ấm trong nhà đã thải ra khí cacbon ôxit, khí cacbon ôxit  này sẽ chiếm chỗ của ôxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể dẫn đến tử vong. Khi dạy bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, trước khi học bài mới giáo viên kể cho các em  một câu chuyện  “Dạ dày biết nói…” Một vụ án mạng xảy ra tại một khu trung cư, nạn nhân là một cô gái khoảng 25  tuổi. Sau khi tiếp nhận vụ án, bác sĩ pháp y tiến hành lấy dịch của dạ dày rồi phân tích  chúng và đã xác định được giờ chết của nạn nhân. Từ đặc điểm này các chiến sĩ công  an đã lần ra các đầu mối và tìm ra được thủ phạm. Vậy tại sao khi kiểm tra dịch ở dạ  dày bác sĩ pháp y có thể xác định được giờ chết của nạn nhân? Liệu có phải chính dạ  dày đã nói lên điều gì với bác sĩ pháp y?  Để giải đáp được câu hỏi này chúng ta cùng tìm  hiểu qua bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày. Khi học phần II­ Tiêu hóa ở dạ dày, giáo viên yêu cầu  học sinh giải thích câu hỏi trong tình huống ở đầu bài. Sau khi các em trình bày suy nghĩ của  mình, giáo viên chốt kiến thức và cung cấp thêm một số thông tin cho học sinh: Dạ dày giữ  thức ăn một thời gian, dài hay ngắn tùy thuộc vào bản chất và trạng thái thức ăn. Đối với  thức ăn lỏng như cháo hoặc sữa qua dạ dày và được đẩy xuống ruột ngay. Thức ăn gluxit  như cơm tẻ lưu lại khoảng 2 giờ, cơm nếp khoảng 4 giờ. Thức ăn chứa nhiều mỡ như thịt  chiên, cá chiên…lưu lại trong dạ dày rất lâu khoảng 9 giờ hoặc  hơn một chút… Bác sĩ pháp  y dựa vào đặc điểm này để xác địnhgiờ chết của nạn nhân. Chẳng hạn, tử thi được phát  hiện lúc 5 giờ sáng. Bác sĩ mổ khám nghiệm và phát hiện cơm đang rời dạ dày qua ruột thì  ngừng lại. Như vậy nạn nhân chết khoảng 2 giờ sau khi ăn. Lúc này chỉ cần điều tra xem  nạn nhân ăn tối lúc mấy giờ thì sẽ xác định được giờ chết của nạn nhân. * Khi dạy bài 34: Vitamin và muối khoáng   Giáo viên có thể mở bài bằng một câu chuyện ngắn: Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 8 ường THCS Nguyễn Trãi
  9. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 “Chuyến thám hiểm của tàu Cartier” Năm 1536, các thủy thủ  và đoàn viên tàu Cartier tiến hành chuyến thám hiểm đi   Canađa, chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, lượng thức ăn rau, củ, quả tươi mang từ đất   liền đã hết, mọi người trong đoàn chủ  yếu ăn thịt cá suốt một thời gian dài. Nhiều   thủy thủ và đoàn viên trên tàu đã mắc một căn bệnh nghiêm trọng, đó là bệnh Xcorbut,   người bệnh bị  chảy máu lợi, chảy máu dưới da, viêm khớp, đau cơ….và nhiều người   đã bị  chết. Vậy tại sao họ  lại bị  mắc căn bệnh này?  Để  giải đáp câu hỏi này chúng ta  cùng tìm hiểu trong bài 34: Vitamin và muối khoáng. Điều này sẽ tạo cho học sinh sự tò mò,   muốn tìm hiểu kiến thức để lí giải được nguyên nhân gây bệnh trên. Sau khi tìm hiểu phần  I­ Vitamin, giáo viên nhắc lại tình huống vào bài và yêu cầu học sinh trình bày quan điểm   của mình. Học sinh sẽ  chỉ  ra được nguyên nhân chính của căn bệnh này là do trong khẩu  phần ăn thiếu rau, củ, quả  tươi nên cơ  thể  bị  thiếu vitamin C làm cho mạch máu giòn, dễ  vỡ, gây chảy máu. Đồng thời qua đây giáo dục các em kỹ năng thiết lập khẩu phần ăn chứa   đầy đủ các chất, đặc biệt phải đủ các loại vitamin và muối khoáng.  Khi dạy bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Để tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên mở bài bằng câu chuyện “ Tào tháo với rừng mơ” Trong một lần hành quân qua một chặng đường dài, trời vừa nắng và nóng, quân  sĩ của Tào Tháo vừa đói lại vừa khát, mọi người đều mệt lã tưởng chừng không thể đi  nổi nữa. Tình hình khá là nguy cấp vì còn phải hành quân qua một đoạn đường rất dài  nữa mới đến nơi đóng quân. Thấy vậy, Tào Tháo liền thông báo cho quân sĩ rằng: Các  quân sĩ hãy cố gắng lên một chút nữa, ở phía trước có một khu rừng mơ chín mọng,  mọi người tha hồ mà ăn. Cuối cùng quân sĩ của Tào Tháo cũng đến được nơi đóng  quân. Vậy tại sao quân sĩ lại hết khát ? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu  trong bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Khi học phần II­ Sự hình  thành phản xạ có điều kiện, giáo viên nhắc lại câu hỏi ở đầu bài và yêu cầu học sinh đưa ra  quan điểm của mình, sau khi học sinh đưa ra các ý kiến, giáo viên chốt kiến thức, từ đó giúp  các em khắc sâu kiến thức về sự hình thành phản xạ có điều kiện. Cũng trong bài này giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện khác vào phần mở bài  như câu chuyện  “ Mèo của Trạng Quỳnh ” Một vị chúa nọ có một con mèo rất đẹp, chúa rất yêu quý con mèo. Suốt ngày chúa  chăm bẵm, chơi đùa với mèo mà không quan tâm gì đến việc triều chính. Thấy vậy,  Trạng Quỳnh liền bắt trộm mèo của chúa và mang về nhà nuôi. Chúa cho quân lính tìm  kiếm khắp nơi, mãi một thời gian sau chúa thấy nhà Trạng Quỳnh có một con mèo  giống của mình liền đến đòi mèo lại. Trạng quỳnh liền nói: Đây là mèo của thần và để  Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 9 ường THCS Nguyễn Trãi
  10. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 chứng minh là mèo của mình, Trạng Quỳnh liền mang ra hai bát cơm, một bát bỏ đầy  thịt, cá còn một bát chỉ có cơm chan nước canh. Con mèo liền tiến lại gần bát cơm chan   nước canh và ăn một cách ngon lành. Lúc này, Trạng Quỳnh liền nói: Chúa thấy đấy,  nhà thần nghèo, không có tiền mua cá, thịt nên chỉ toàn ăn cơm chan với canh nên mèo  nhà thần chỉ quen ăn món này mà thôi. Mèo nhà chúa sống sung sướng , chỉ quen ăn  cơm với cá và thịt, nên đây chính là mèo của thần. Lúc này chúa đành mất mèo và ấm ức   đi về. Vậy tại sao chúa chịu mất mèo? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu  trong bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Qua tìm hiểu kiến thức để  giải đáp câu hỏi này học sinh chỉ ra được: Chính Trạng Quỳnh đã tập cho mèo một thói quen  mới, đó là chỉ được ăn cơm chan với nước canh mà thôi. Từ đó, học sinh sẽ khắc sâu được  kiến thức về sự hình thành phản xạ có điều kiện. Đồng thời qua đây giáo viên lồng ghép  giáo dục học sinh rèn luyện các thói quen học tập tốt, các nếp sống văn minh…. ­ Giải pháp 2: Sử dụng các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều những tình huống nảy sinh làm xuất hiện   trong đầu các em rất nhiều thắc mắc, các em rất muốn tìm ra lời giải đáp cho những thắc   mắc đó. Trong giảng dạy, giáo viên sử dụng những tình huống có thể  là những tình huống   có sẵn trong thực tế hoặc là những tình huống giả định mà giáo viên tạo ra có nội dung liên   quan đến bài học, nhằm mục đích yêu cầu học sinh hãy suy nghĩ và tìm ra cách xử  lí tình   huống đó, điều này đã đặt ra cho các em một câu hỏi lớn buộc các em phải huy động trí não,   sự  tập trung trí tuệ  để  giải quyết vấn đề, từ  đó tạo cho các em tâm thế  học tập tốt, chủ  động trong việc tìm tòi và  lĩnh hội kiến thức, nâng cao chất lượng bộ môn. + Biện pháp 1: Sử dụng các tình huống có sẵn Các tình huống có sẵn là những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày, rất   quen thuộc với học sinh. Việc sử dụng các tình huống này trong giảng dạy, tạo cho học sinh   sự hứng thú, muốn tìm hiểu kiến thức để có thể giải quyết các tình huống đó. Cách thức thực hiện: Đối với giải pháp sử  dụng các tình huống có trong thực tế  vào   giảng dạy giáo viên có thể  sử  dụng  ở  các bài như: Bài 6: Phản xạ; bài 13: Máu và môi   trường trong cơ  thể; bài 14: Bạch cầu­ miễn dịch; bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền  máu; bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết; bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp;   bài 21: Hoạt động hô hấp…. Một số ví dụ cụ thể: Khi dạy bài 6: Phản xạ Giáo viên có thể  mở  bài bằng một tình huống: Khi tay ta chạm phải vật nóng, liền  rụt tay lại. Tại sao lại có hiện tượng này? Để  giải đáp câu hỏi nàychúng ta cùng tìm hiểu   trong bài 6: Phản xạ. Từ tình huống này, sẽ tạo cho các em sự tò mò, muốn tìm ra kiến thức   để  lí giải hiện tượng trên. Qua tìm hiểu kiến thức các em sẽ  chỉ  ra được đây chính là một  Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 10 ường THCS Nguyễn Trãi
  11. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 phản xạ  của cơ thể để  trả  lời kích thích từ  môi trường. Đồng thời các em cũng giải thích  được cơ chế của phản xạ trên. Từ  đó các em có thể giải thích được các hiện tương tự mà  các em gặp trong cuộc sống hằng ngày. Khi dạy bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể  Khi vào phần mở  bài giáo viên đưa ra một tình huống có trong thực tế  :  Gia đình bác   Nam ở thôn Tân Lập có cô con gái đang bị bệnh tiêu chảy, sau khi lấy thuốc về cho con   uống, bác còn bắt con gái phải uống nhiều nước, bác bảo: phải uống nhiều nước để   bổ sung lượng nước bị thiếu. Theo em việc bắt con gái uống nhiều nước khi bị  bệnh   tiêu chảy của bác Nam như  vậy có đúng không? Tại sao? Từ  câu chuyện này sẽ tạo cho  các em hứng thú muốn tìm hiểu những kiến thức để lí giải cho các dự đoán của mình …sau   khi học phần I­ Máu. Giáo viên yêu cầu học sinh nói ra quan điểm của mình. Sau đó giáo  viên chốt kiến thức: 90% huyết tương là nước nên khi bị  tiêu chảy hay bị  sốt cơ  thể  mất   nước nhiều, máu trở nên đặc và khó lưu thông trong hệ mạch. Vì vậy người bệnh cần phải   uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị hao hụt. Từ đó giáo viên giáo dục kỹ năng sống   cho các em, để các em có thể xử lí được khi gặp các tình huống tương tự trong cuộc sống.  Khi dạy bài 14: Bạch cầu­ miễn dịch  Giáo viên mở bài bằng cách đưa ra một tình huống: Khi em dẫm phải gai, tại vết trầy   xước mới đầu bị  tấy đỏ, sưng đau thậm chí có thể  bị  cống mủ, sau vài hôm thì khỏi.   Vậy chân khỏi là do đâu? Cơ  thể  đã tự  bảo vệ  mình như  thế  nào?  Để  giải đáp những  câu hỏi này các em cùng tìm hiểu qua bài 14: Bạch cầu – miễn dịch. Sau khi học xong phần   I­ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. Giáo viên nhắc lại câu hỏi trong tình huống ở đầu  bài và yêu cầu học sinh nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức: Tại   vết trầy xước bị  tấy đỏ, sưng đau là do các vi khuẩn tập trung tấn công tạo thành ổ  sưng   viêm. Sau vài hôm chân khỏi là do hoạt động của các bạch cầu đã tiêu diệt được vi khuẩn,   bảo vệ cơ thể. Cũng trong bài này giáo viên có thể  sử  dụng một tình huống vào bài khác như:  Có   người nói rằng: “Tiêm vacxin là tiêm vi khuẩn đã được làm yếu vào cơ thể, giúp cơ thể   không bị  mắc bệnh” Theo em điều này có đúng hay không? Tại sao ? Sau khi học xong  phần II. Miễn dịch. Giáo viên nhắc lại câu hỏi trong tình huống  ở  đầu bài và yêu cầu học  sinh trả lời, sau đó chốt kiến thức: Thực tế tiêm vacxin chính là tiêm các vi khuẩn đã được  làm yếu, không còn khả năng gây bệnh vào cơ thể, để cơ thể tiết ra kháng thể chống lại căn  bệnh. Do đó sau khi tiêm vacxin một bệnh nào đó, cơ thể sẽ cơ thể sẽ không mắc bệnh đó  nữa.  Khi dạy bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 11 ường THCS Nguyễn Trãi
  12. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Trước khi vào bài mới giáo viên có đưa ra tình huống:  Ở người bình thường, khi làm   việc chẳng may bị đứt tay, mới đầu tại vết đứt máu chảy nhiều, sau đó ít lại và không   chảy nữa. Nhưng  ở  một số  người khác chỉ  cần một vết thương nhỏ, máu cứ  chảy   miết, chảy miết…nếu không cấp cứu kịp thời có thể  gây nguy hiểm đến tính mạng.   Tại sao lại có những hiện tượng trên? Để giải đáp những câu hỏi này chúng ta cùng tìm   hiểu bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu. Từ  tình huống này sẽ  tạo động lực cho  các em tìm hiểu kiến thức để giải đáp thắc mắc của mình. Sau khi học xong phần I­ Đông  máu, giáo viên nhắc lại tình huống vào bài và yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng  trên. Sau khi học sinh trình bày suy nghĩ của mình giáo viên chốt kiến thức và mở rộng thêm  kiến thức liên quan cho các em. Ở người bình thường, khi bị đứt tay các tế bào tiểu cầu va  chạm với vết rách của thành mạch máu ở vết thương nên bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim   này kết hợp với chất sinh tơ máu có trong huyết tương tạo thành các tơ máu, các tơ máu này   ôm giữ  các tế  bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết thương nên máu không chảy   nữa. Đối với những người bị bệnh máu khó đông do số lượng tế bào tiểu cầu trong máu quá  ít nên chỉ cần một vết thương nhỏ, máu cứ thế chảy miết, chảy miết… thậm chí người bị  bệnh nặng, mặc dù không bị  trầy xước cũng có thể  bị  chảy máu trong các khớp chân, tay.  Nếu không cấp cứu kịp thời có thể  dẫn đến phải tháo các khớp ở  chân hoặc tay, gây nguy   hiểm đến tính mạng.  Khi dạy bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 12 ường THCS Nguyễn Trãi
  13. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Để  tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào học bài mới giáo viên đưa ra tình huống:  Có người nói rằng “Trong khẩu phần ăn mà thức ăn chứa nhiều chất côlesterôn (có   trong thịt, cá, trứng, sữa…) có nguy cơ bị mắc bệnh sơ vữa động mạch” Em có suy nghĩ   gì về câu nói này? Bệnh sơ vữa động mạch gây ra tác hại gì? Sau khi học phần I­ Tuần  hoàn máu, giáo viên yêu cầu học sinh nói lên quan điểm của mình về tình huống ở đầu bài.  Qua tìm hiểu kiến thức bài học kết hợp với hiểu biết về thực tế học sinh có thể đưa ra câu   suy nghĩ của mình, giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: Trong khẩu phần ăn mà chứa  nhiều chất côlesterôn sẽ  có nguy cơ  bị  bệnh xơ  vữa động mạch.  Ở  bệnh này, côlesterôn  ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn  nhẵn như  trước, gây xơ  vữa. Động mạch xơ  vữa làm cho sự  vận chuyển máu trong mạch   gặp khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Đặc biệt nguy  hiểm  ở động mạch vành nuôi tim gây các cơn đau tim,  ở động mạch não gây đột quỵ. Bên   cạnh đó động mạch xơ  vữa gây ra các tai biến trầm trọng như  xuất huyết dạ  dày, xuất   huyết não, thậm chí gây tử vong. Qua tình huống này, giáo viên định hướng cho các em biết  cách xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí, tốt cho sức khỏe.  Khi dạy bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Giáo viên có thể mở bài bằng một tin tức có trên thời sự: Một em bé ở Gia Lai đã tử   vong do bị nghẹt thở sau khi ăn thạch rau câu. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?  Để  giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp . Khi  học phần II­ Các cơ  quan trong hệ  hô hấp của người và chức năng của chúng, giáo viên  nhắc lại tình huống  ở  đầu bài và yêu cầu học sinh giải thích. Sau đó giáo viên chốt kiến  Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 13 ường THCS Nguyễn Trãi
  14. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 thức: Ở thanh quản có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi chúng  ta nuốt thức ăn. Trong trường hợp trên khi em bé khi ăn thạch rau câu đã mút mạnh để  lấy   thạch vào miệng. Khi mút mạnh thì nắp thanh quản sẽ mở to, cùng với độ  trơn của miếng   thạch đã chạy tọt vào cổ và lọt vào đường thở, chắn ngang gây nghẹt thở  và tử  vong. Qua   tình huống giáo viên có thể  lồng ghép cách sơ  cứu khi trẻ  bị hóc dị  vật hoặc khi ăn không   nên cười đùa có thể dẫn đến bị sặc…  Khi dạy bài 21: Hoạt động hô hấp Để  kích thích sự  tò mò, hứng thú học tập của học sinh, giáo viên có đưa ra một tình  huống: Khi phát hiện một em bé mới sinh bị  chết, làm thế  nào để  biết được chính xác   em bé đó chết trước hay sau khi lọt lòng? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu   bài 21: Hoạt động hô hấp. Khi học phần I­ Thông khí ở phổi, giáo viên nhắc lại tình huống  vào bài và yêu cầu học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, sau đó giáo viên chốt lại kiến thức:   Trẻ  mới sinh đã cắt rốn mà vẫn còn sống sẽ  có động tác hít vào thở  ra lần đầu làm bật   tiếng khóc chào đời. Trước khi có tiếng khóc chào đời phổi trẻ  chưa hề có không khí. Nên  nếu trẻ chết từ trong bụng mẹ thì mô phổi còn đặc do đó nặng hơn nước, còn nếu trẻ  lọt  lòng mà còn sống dù chỉ  cất tiếng khóc một lần thôi, khi  không khí tràn vào phổi có một  phần sẽ ở lại mãi trong đó nên mô phổi trở nên xốp và nhẹ hơn nước. Vì vậy trong pháp y,  khi cần xác định một trẻ sơ sinh chết từ khi còn nằm trong bụng mẹ hay sau khi lọt lòng, chỉ  cần cắt một miếng phổi, bỏ vào một cốc nước rồi theo dõi xem nó chìm hay nổi. Nếu phổi  chìm thì em bé đó bị  chết trong bụng mẹ, còn nếu phổi nổi thì em bé đó chết sau khi lọt   lòng. Cũng trong bài này giáo có thể đặt ra câu hỏi “  Vì sao có tiếng khóc chào đời” trước  khi vào bài mới. + Biện pháp 2: Tạo ra các tình huống giả định Bên cạnh các tình huống có sẵn trong thực tế, giáo viên có thể sáng tạo ra các tình  huống  giả định để kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Từ các tình huống đó buộc học  sinh phải  tự tìm hiểu kiến thức nền và đưa ra cách giải quyết tình huống đó, giúp các em  khắc sâu kiến thức. Cách thức thực hiện: Giáo viên có thể áp dụng biện pháp này vào các bài cụ thể như:  bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương; bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể; bài 15: Đông  máu và nguyên tắc truyền máu; bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu; bài 40: Vệ  sinh hệ bài tiết nước tiểu Một số ví dụ cụ thể: Khi dạy bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Khi vào phần mở  bài giáo viên đưa ra tình huống:  Bạn Nam và bạn Hải đang tranh   luận với nhau về một vấn đề như sau: Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 14 ường THCS Nguyễn Trãi
  15. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Bạn Nam: Theo tớ thì xương của người già sẽ cứng và chắc nên sẽ ít bị  gãy hơn   so với trẻ em. Bạn Hải: Tớ lại nghĩ xương của trẻ em sẽ ít bị gãy hơn so với xương của người   già vì xương trẻ em có sự dẻo dai hơn. Theo em ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng  tìm hiểu trong bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương. Từ tình huống này sẽ tạo cho các em  hứng thú muốn tìm hiểu những kiến thức để lí giải cho các dự đoán của mình …Sau khi học   xong phần III­ Thành phần hóa học và tính chất của xương. Giáo viên nhắc lại tình huống ở  đầu bài và yêu cầu học sinh trình bày và giải thích quan điểm của mình. Sau khi học sinh  phát biểu giáo viên chốt kiến thức: Tỉ lệ cốt giao và muối khoáng trong xương thay đổi theo   lứa tuổi, ở trẻ em thành phần cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em sẽ dẻo dai và   ít bị gãy hơn. Còn ở người già tỉ lệ cốt giao giảm vì vậy xương xốp, giòn và dễ gãy, khi bị  gãy lại lâu hồi phục hơn so với xương trẻ em. Khi dạy bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể  Trước khi vào học bài mới giáo viên có thể  đưa ra một tình huống : Bạn Hà và bạn   Hải đang tranh luận với nhau về bệnh thiếu máu. Bạn Hà: Theo tớ nghĩ người bị bệnh thiếu máu là do thiếu số lượng máu trong cơ   thể nên mới hay bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Bạn Hải: Tớ lại nghĩ khác, người bị thiếu máu có thể do thiếu ôxi trong máu. Em nghĩ như  thế  nào về  quan điểm của hai bạn trên? Vì sao? Từ  tình huống này sẽ  kích thích sự tò mò, của các em muốn tìm hiểu những kiến thức để lí giải cho các dự đoán  của mình. Sau khi học phần I­ Máu. Giáo viên yêu cầu học sinh nói ra quan điểm của mình.  Sau đó giáo viên chốt kiến thức: Ở người, trung bình có khoảng 7,5ml máu/kg cơ thể. Như  vậy  ở  người trưởng thành có trung bình khoảng từ  4,5 ­5,5 lít máu. Những người bị  bệnh   thiếu máu thường không phải do thiếu số lượng máu mà do thiếu số  lượng hồng cầu trên  đơn vị thể tích máu, làm cho khả  năng trao đổi khí của máu kém đi, cơ  thể  không nhận đủ  máu giàu ôxi nên hay bị mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt… Khi dạy bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Để kích thích hứng thú học tập của học sinh, giáo viên đưa ra một tình huống:  Nam và   Tuấn đi chơi, chẳng may bị  tai nạn giao thông, cả  hai được đưa vào bệnh viện cấp   cứu. Tuấn chỉ bị trầy xước sơ sơ, còn Nam bị mất máu rất nhiều. Qua xét nghiệm Nam   thuộc nhóm máu O. Bác sĩ chỉ  định phải truyền máu gấp cho Nam. Nhưng không may   lượng máu dự trữ của bệnh viện về nhóm máu O đã hết. Bác sĩ đang lo lắng tìm người   có nhóm máu phù hợp để  truyền cho Nam. Thấy vậy Tuấn liền nói: Bác sĩ  ơi! Cháu   nhóm máu có B, hãy lấy máu của cháu để truyền cho Nam. Theo em bác sĩ sẽ trả lời thế   Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 15 ường THCS Nguyễn Trãi
  16. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 nào? Vì sao? Để  giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài 15: Đông máu và nguyên  tắc truyền máu. Sau khi học xong phần II­ Các nguyên tắc truyền máu, giáo viên yêu cầu   học sinh giải đáp tình huống này. Qua tìm hiểu các em sẽ  chỉ  ra được: Tuấn nhóm máu B  không thể  truyền máu cho bạn Nam được vì: Người có nhóm máu B trong hồng cầu có   kháng nguyên B sẽ gây kết dính với kháng thể   có trong huyết tương của người nhóm máu  O, gây hiện tượng đông máu dẫn đến tử  vong. Chỉ  máu của người có nhóm máu O mới   truyền cho người có nhóm máu O được mà thôi. Qua tình huống này các em sẽ  khắc sâu  được kiến thức để có thể vận dụng được trong thực tiễn. Khi dạy bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Ghép thận   Giáo viên mở  bài bằng một tình huống:  Nam và Hà đang tranh luận với nhau về   một vấn đề. Nam: Theo tớ  nghĩ, mỗi người chúng ta đều có hai quả  thận nên nếu tặng một   quả thận cho người bị suy thận để cứu sống họ, thì cơ thể chúng ta vẫn bình thường. Hà: Tớ lại nghĩ khác, hai quả thận trong cơ thể mỗi người đều phải phối hợp với   nhau trong việc lọc và thải các chất thừa, các chất độc hại. Nên nếu cho đi một quả thì   cơ thể sẽ bị yếu đi rất nhiều, thậm chí có thể bị chết. Em đồng ý với quan điểm của bạn nào? Tại sao? Để  giải đáp câu hỏi này chúng ta   cùng tìm hiểu trong bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. Khi học phấn II­ Cấu   tạo của hệ bài tiết nước tiểu, giáo viên nhắc lại tình huống ở  đầu bài và yêu cầu học sinh   Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 16 ường THCS Nguyễn Trãi
  17. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 trình bày quan điểm của mình. Sau đó, giáo viên chốt kiến thức: Ở người, mỗi quả thận có   khoảng hơn một triệu đơn vị chức năng. Nên khi cơ thể chỉ còn một quả thận, nó sẽ tự điều   chỉnh công suất để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ lọc như khi còn hai quả thận. Khi đó, để  bù đắp quá trình xử lí chất thải thừa của quả thận đã mất, các đơn vị  thận trong quả  thận   còn lại sẽ tăng kích thước lên. Vì thế sức khỏe của người hiến thận vẫn bình thường. Đây   là một nghĩa cử cao đẹp của con người đang được xã hội quan tâm và ủng hộ. Khi dạy bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu Trước khi học bài mới, giáo viên đưa ra một tình huống: Ban đêm Lan thường hay đi   tiểu nhiều lần mà trời lại rất lạnh. Lan băn khoăn không dám nói với bố  mẹ, may có   Linh là bạn thân hay chơi với nhau, Lan liền tâm sự  và được Linh mách cho một mẹo   nhỏ  đó là ít uống nước và nhịn đi tiểu. Vậy theo em, Linh nói như  vậy là đúng hay sai?  Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 39: Bài tiết nước tiểu. Sau khi học   phần II­ Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để  bảo vệ  hệ  bài tiết nước tiểu tránh   các tác nhân có hại, giáo viên nhắc lại tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh đưa ra suy   nghĩ của mình. Qua việc chủ động tìm hiểu kiến thức các em sẽ dễ dàng chỉ ra được, cách  mà Linh chỉ cho bạn Lan là sai khoa học vì nếu uống ít nước sẽ dẫn đến gây khó khăn cho  cho quá trình bài tiết nước tiểu, bên cạnh đó nếu nhịn đi tiểu lâu làm tăng nguy cơ  bị  sỏi  thận gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Từ đó giúp các em hình thành được các thói quen   sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. ­ Giải pháp 3: Sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế vào trong giảng dạy Các câu hỏi nảy sinh trong thực tế rất gần gũi với các em học sinh. Việc sử dụng các   câu hỏi liên quan đến thực tế trong giảng dạy sẽ tạo cho các em hứng thú muốn tìm hiểu   kiến thức bộ  môn để  có thể  lí giải những vấn đề  mà các em thường gặp, qua đó các em   thấy môn học trở nên gần gũi và thiết thực và yêu thích môn học hơn. Cách thức thực hiện: Đối với giải pháp sử dụng các câu câu hỏi liên quan đến thực tế  vào giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng ở các bài như: Bài 7: Bộ xương; bài 9: Cấu tạo và   tính chất của cơ; bài 10: Hoạt động của cơ; bài 14: Bạch cầu­ miễn dịch; bài 17: Tim và  mạch máu; bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp; bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa;   bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày; bài 28: Tiêu hóa ở ruột non…. Một số ví dụ cụ thể: Khi dạy bài 7: Bộ xương Trước khi học bài mới, giáo viên đưa ra câu hỏi:  Tại sao khi bị  chết đuối,  xác của   người phụ  nữ  khi nổi trên mặt nước thường nằm ngửa, còn xác của người đàn ông   thường nằm sấp? Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 17 ường THCS Nguyễn Trãi
  18. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8     Xác người phụ nữ thường nằm ngửa         Xác người đàn ông thường nầm sấp Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 7: Bộ xương, khi học phần I­  Các thành phần chính của xương, giáo viên nhắc lại câu hỏi ở phần mở bài và yêu cầu học  sinh trình bày quan điểm của mình. Sau khi học sinh đưa ra các ý kiến, giáo viên chốt kiến   thức: Ở phụ nữ, trọng tâm cơ thể thấp hơn so với đàn ông là do cấu tạo của khung xương  chậu phát triển mạnh nên trọng lượng dồn về  phía hông, mông và đùi. Vì vậy, phần thân   dưới phía sau sẽ  nặng hơn, do đó xác của phụ  nữ  bị  chết đuối khi nổi trên mặt nước   thường hay nằm ngửa. Còn  ở  đàn ông, có bộ  ngực nở  hơn, vai rộng hơn nên trọng tâm cơ  thể dồn nhiều về phía trước của phần trên cơ thể. Vì thế, xác của người đàn ông chết đuối   khi nổi trên mặt nước thường hay nằm sấp. Cũng từ  đặc điểm này học sinh có thể  giải  thích được thắc mắc có trong thực tế  như:  Tại sao phụ  nữ  có thể  đi giày cao gót được   trong khi nam giới thì lại không?... Cũng trong bài này giáo viên có thể mở bài bằng câu hỏi khác: Tại sao một số người   có thể thực hiện được các động tác uốn dẻo? Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 18 ường THCS Nguyễn Trãi
  19. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Từ câu hỏi này sẽ tạo cho các em hứng thú muốn tìm ra kiến thức để trả lời thắc mắc  của mình. Khi học phần III­ Các khớp xương, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày quan  điểm của mình. Sau khi học sinh đưa ra các ý kiến, giáo viên chốt kiến thức: Ở người bình  thường, các dây chằng có khả năng nối các khớp xương lại với nhau, những sợi dây chằng  co giãn nhẹ giúp khớp xương vận động. Nhưng ở một số ít người chẳng hạn như các nghệ  sĩ uốn dẻo, dây chằng của họ qua luyện tập có khả năng co giãn tốt, cơ thể họ trở nên mềm  dẻo, có thể thực hiện được các động tác uốn dẻo mà người bình thường không làm được. Khi dạy bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Trước khi học bài mới, giáo viên đưa ra câu hỏi: Tại sao khi cơ co, bắp cơ ngắn lại   và phình to ra? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 9: Cấu tạo và tính   chất của cơ. Từ câu hỏi này sẽ khơi dậy hứng thú học tập cho các em, kích thích các em tìm   hiểu kiến thức để tìm ra câu trả lời, các em sẽ chỉ ra được: Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên   sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho bắp cơ ngắn lại và phình to ra. Khi dạy bài 10: Hoạt động của cơ Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 19 ường THCS Nguyễn Trãi
  20. Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho  học sinh trong môn Sinh học 8 Bị “chuột rút” khi vận động nhiều Trước khi học bài mới, giáo viên đưa ra câu hỏi: Tại sao có hiện tượng “chuột rút”   khi vận động nhiều? Khi học phần II­ Sự  mỏi cơ, giáo viên nhắc lại câu hỏi và yêu cầu  học sinh giải thích, sau dó giáo viên chốt kiến thức: “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co   cứng, không hoạt động được. Nguyên nhân là do khi vận động quá nhiều, cơ  thể ra nhiều  mồ  hôi, bị mất nước, thiếu ôxi, các tế  bào cơ  hoạt động trong điều kiện thiếu ôxi sẽ  giải  phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ gây đầu độc cơ, làm ảnh hưởng đến hiện tượng co   duỗi của cơ. Để hạn chế hiện tượng “chuột rút” chúng ta cần khởi động kỹ  trước khi vận  động. Khi dạy bài 14: Bạch cầu­ miễn dịch Giáo viên: Trịnh Thị Hiền                                                       Tr 20 ường THCS Nguyễn Trãi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2