Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh thư giãn sau những tiết học văn hóa căng thẳng. Thông qua tranh ảnh và những câu chuyện của hội họa để các em tiếp thu kiến thức căn bản của mĩ thuật một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hướng học sinh rèn luyện tính tập trung, biết quan sát kĩ, biết khám phá, vận dụng, tạo ra và thưởng thức các đẹp xung quanh mình một cách đúng đắn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU VÀ YÊU THÍCH MÔN MỸ THUẬT A. PHẦN MỞ ĐẦU I. lí do chọn đề tài Trong thời gian qua, bộ môn Mĩ thuật ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp các nghành, không chỉ riêng giới chuyên môn mà còn cả các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh chú trọng phát triển. Nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi được tổ chức để các em có cơ hội thể hiện năng khiếu và tư duy với bộ môn Mĩ thuật. Mĩ thuật nói riêng là môn học có tính sáng tạo, tư duy khá cao, nhằm giáo dục nhận thức thẩm mĩ cho học sinh, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Trong giáo dục, môn Mĩ thuật cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc cùng với các môn học khác giáo dục hình thành nhân cách hoàn chỉnh cho học sinh. Chính vì vậy, bộ môn mĩ thuật sẽ làm dung hòa, cân bằng và kéo giãn nhưng suy tư nặng nề, căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống của các em để các em có cảm giác thoải mái, thư giãn hơn sau những giờ học văn hóa. Trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS), việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật giúp nâng cao hiểu biết về cái đẹp trong cuộc sống qua cái nhìn của hội họa. Vì thế mục tiêu khi giảng dạy môn Mĩ thuật ở THCS chính là giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ, những kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, vươn tới sự hoàn thiện Chân – Thiện – Mỹ. Ngoài ra, còn là cơ sở định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho những học sinh năng khiếu. Với nhiệm vụ được phân công là một giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng năng khiếu môn Mĩ thuật tại trường THCS Minh Châu trong suốt thời gian qua, tôi đã cùng với đồng nghiệp luôn tìm tòi, vận dụng các biện pháp nhằm phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp và đạt được nhiều kết quả rất cao ở các cấp, kể cả cấp quốc gia. Trên sơ sở đó, được sự hỗ trợ của đồng nghiệp tôi thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả” 1
- nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của mình, đồng thời mong muốn nhận được sự góp ý của các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn; góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường THCS Minh Châu nói riêng và huyện Ba Vì nói chung. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Với mong muốn Mĩ thuật sẽ thật sự trở thành môn học có hiệu quả trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, hoàn thiện dần nhân cách mỗi cá thể, tạo sự yêu thích, hứng thú, say mê thật sự khiến các em chủ động tiếp cận kiến thức của môn học và chuyển hóa thành các tác phẩm đẹp trong các tiết học cũng như nhận thức “Đẹp” về ‘Chân – Thiện – Mỹ” trong cuộc sống. - Giúp học sinh thư giãn sau những tiết học văn hóa căng thẳng. Thông qua tranh ảnh và những câu chuyện của hội họa để các em tiếp thu kiến thức căn bản của mĩ thuật một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hướng học sinh rèn luyện tính tập trung, biết quan sát kĩ, biết khám phá, vận dụng, tạo ra và thưởng thức các đẹp xung quanh mình một cách đúng đắn. - Bước đầu đào tạo, bồi dưỡng được những năng khiếu, những thiên tài trong tương lai về hội họa, giúp các em tham gia các cuộc thi vẽ tranh đạt chất lượng và kết quả tốt. Thông qua các cuộc thi, góp phần cùng xã hội phản ánh được những thực trạng tiêu điểm của xã hội cũng như thể hiện mong muốn ước mơ của mình bằng ngôn ngữ của hội họa. Kết nối và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của các em. - Tranh đề tài là một phân môn tổng hợp các kiến thức kĩ năng vẽ từ các phân môn còn lại như vẽ hình chuẩn, nhận biết được màu sắc và phối màu hài hòa, biết sắp xếp bố cục, biết chuyển hóa những đề tài trong cuộc sống vào tranh vẽ một cách hoàn chỉnh nhất. Vì thế tôi mong muốn qua đề tài này học sinh sẽ nắm vững hơn về phân môn vẽ tranh, áp dụng tốt trong trong các cuộc thi vẽ tranh các cấp nói riêng và trong môn mĩ thuật nói chung. - Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mỹ thuật của trường THCS và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước trong tương lai. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Học sinh khối Trung học cơ sở (lớp 6,lớp 7, lớp 8, lớp 9), cụ thể là trường THCS Minh Châu 2
- - Thời gian: Năm học 2020-2021, năm học 2021 – 2022, năm học 2022 – 2023. IV. NỘI DUNG, TÍNH KHẲNG ĐỊNH CỦA SÁNG KIẾN: - Với đề tài này, chủ yếu tôi muốn giới thiệu những kĩ năng cơ bản trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong thời gian qua đạt được hiệu quả thông qua chất lượng học tập của bộ môn và các giải của những kì thi vẽ tranh các cấp trong những năm vừa qua: + Áp dụng linh hoạt một số phương pháp giảng dạy mới tăng khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh. + Lồng ghép việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu vào các tiết học mĩ thuật trên lớp. + Cung cấp và rèn luyện kiến thức cơ bản phân môn vẽ tranh cho học sinh + Cung cấp các kỹ năng cơ bản cho học sinh ở nhiều chất liệu khác nhau + Bồi dưỡng vẽ tranh đề tài qua các cuộc thi - Tính mới và sáng tạo của sáng kiến: Nếu trước đây việc dạy và học của giáo viên và học sinh chỉ trong khuôn khổ giới hạn của chương trình, thầy cô chỉ lên lớp theo đúng trình tự và quy định chuẩn của một giáo án, thì ở sáng kiến này học sinh được tiếp xúc với nhiều phương pháp vẽ mới từ sự thay đổi về không gian, cách tiếp cận, sự kết hợp của các loại hình nghệ thuật khác, cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để khai thác khả năng sáng tạo, sự tưởng tượng phong phú của học sinh nhằm tạo ra những tác phẩm mĩ thuật đẹp, có ý nghĩa. - Khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Đối với sáng kiến kinh nghiêm này có thể áp dụng với nhiều đối tượng học sinh ở các cấp, đặc biệt với học sinh cấp 2 vì tính thiết thực cao. Thông qua việc cho học sinh được quan sát, trải nghiệm thực tế nhiều, cộng với việc áp dụng công nghệ thông tin trong môn mĩ thuật, giúp học sinh tích lũy thêm nhiều hình ảnh về thực tế, trau dồi khả năng tưởng tượng và liên hệ để áp dụng vào tranh vẽ phong phú, vẽ ra những tác phẩm như ý. - Lợi ích thiết thực của sáng kiến: HS được tham gia ngoại khóa vẽ thực tế ngoài trời nhiều hơn, được thỏa trí tưởng tượng và tham gia vẽ tranh bằng nhiều chất liệu, nhiều hình ảnh trong cuộc sống, mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật. 3
- - Qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng và áp dụng các biện pháp nghiên cứu cũng như tham khảo ý kiến đồng nghiệp, quá trình khảo nghiệm thực tế, tôi đã thấy được hiệu quả của việc tăng cường “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả”. Bản thân tôi đã tìm hiểu những khó khăn cũng như đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết những vướng mắc mà học sinh hay gặp phải trong quá trình vẽ tranh. Nếu các biện pháp trên được thường xuyên áp dụng sẽ mang lại kết quả vô cùng tốt. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS, trong 6 năm qua, tôi nhận thấy nhiều học sinh khá hứng thú với môn học này, đặc biệt đối với học sinh độ tuổi càng nhỏ thì sự hứng thú với bộ môn mĩ thuật càng cao. Năng khiếu mĩ thuật trong học sinh rất nhiều. Khả năng tư duy, trí tưởng tượng, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận về cuộc sống, thế giới quan trong mắt trẻ thơ thông qua ngôn ngữ của hội họa rất phong phú. Thành phố, Sở giáo dục, Phòng giáo dục, các tổ chức cũng ngày càng quan tâm đến bộ môn này và tạo ra nhiều sân chơi thông qua các cuộc thi vẽ tranh ở các cấp từ Quốc gia, tỉnh thành đến các quận huyện. Để đạt hiệu quả như mong muốn trong môn học Mĩ thuật ở nhà trường cũng như chất lượng ở các cuộc thi của học sinh đòi hỏi giáo viên Mĩ thuật phải có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, liên hệ thực tế để tìm hiểu rõ đối tượng, nắm bắt khả năng, năng khiếu nổi trội của từng cá nhân nhằm phát huy niềm đam mê, tính sáng tạo của mỗi em; từ đó lựa chọn và bồi dưỡng chuyên sâu hơn để phát huy tối đa nhất năng khiếu của học sinh trong các cuộc thi đạt kết quả tốt. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng HS năng khiếu tôi đã tìm hiểu và nhận ra một số vấn đề sau: 1.THUẬN LỢI: - Trước hết phải nói đến sự chú trọng của giáo dục, nhà trường đối với môn học này dần được quan tâm hơn. Ngày càng có nhiều sân chơi cho mĩ thuật thông qua các cuộc thi vẽ tranh. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên thực hiện đảm bảo việc dạy và học cũng như cơ sở vật chất để tham gia tốt các cuộc thi. 4
- - Phía gia đình học sinh cũng đang chú trọng đến các môn năng khiếu trong việc giáo dục học sinh ngày nay. Nhiều gia đình cũng cho con em tham gia các lớp học năng khiếu ngoài giờ cũng như tạo điều kiện để các em tham gia các cuộc thi vẽ tranh. - Nhiều học sinh có năng khiếu, có niềm đam mê và hứng thú với bộ môn nghệ thuật này. Khả năng sáng tạo trong thế giới trẻ thơ là vô hạn, sự hồn nhiên, cách nhìn thế giới quan mới mẻ mà người lớn chúng ta đôi khi không thể có được. 2. KHÓ KHĂN: - Do điều kiện hoàn cảnh học sinh trường THCS Minh Châu –Huyện Ba Vì còn nhiều khó khăn, việc chuẩn bị dụng cụ học tập theo yêu cầu bộ môn còn nhiều hạn chế. Việc đi lại, quan sát thực tế cuộc sống bên ngoài của các em so với những học sinh vùng trung tâm cũng khá hạn chế nên việc sáng tạo và đưa ra những ý tưởng khi vẽ tranh cũng còn bị giới hạn. - Trong mỗi lớp học chỉ có một vài em là có khả năng, năng khiếu tốt, còn lại do không có năng khiếu nên học sinh chưa thật sự quan tâm đến bộ môn Mĩ thuật, Các em vẽ với suy nghĩ đối phó dẫn đến hiệu quả của bài vẽ thực hành tại lớp còn yếu. - Đặc biệt, hầu hết các em vẽ giỏi, lại toàn là các em hoc giỏi của lớp, luôn chú trọng đến các môn toán, văn, anh…. Nên các em cũng chưa chuyên tâm vào môn học này, số học sinh còn lại chỉ đạt chất lượng ở mức độ trung bình. Do đó việc tuyển chọn học sinh và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Mỹ thuật là một vấn đề còn nhiều khó khăn và nan giải. - Kiến thức thực tế, cũng như thông tin về vấn đề của xã hội của các em còn chưa cập nhật đúng hướng. Khả năng nhận thức, chuyển hóa và phản ánh các vấn đề thực tiễn của xã hội vào tranh vẽ trong các cuộc thi vẽ tranh theo đề tài còn giới hạn. - Nhiều gia đình ít quan tâm đến các con em do những điều kiện khác nhau như: lo làm ăn mưu sinh cuộc sống, coi môn mỹ thuật là một môn phụ… - Từ những thực tế trên lại càng yêu cầu người giáo viên phải biết chuyển hóa phù hợp những kiến thức chuyên môn của mình thành những bài dạy hiệu quả thông qua các phương pháp truyền đạt khác nhau, nhằm nâng cao chất lượng của tranh vẽ học sinh trong điều kiện khó khăn chung. Qua 6 năm đứng lớp giảng dạy bộ môn, với hơn ba năm làm công tác bồi dưỡng học sinh năng 5
- khiếu, chút kinh nghiệm ít ỏi của mình cộng với sự hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả” III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trong phạm vi đề tài này tôi xin được đề cập đến những giải pháp cơ bản sau: - Áp dụng linh hoạt một số phương pháp giảng dạy mới tăng khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh. - Lồng ghép việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu vào các tiết học mĩ thuật trên lớp. - Cung cấp và rèn luyện kiến thức cơ bản phân môn vẽ tranh cho học sinh. - Cung cấp các kỹ năng cho học sinh vẽ màu ở các chất liệu thông dụng: màu sáp, màu nước. - Bồi dưỡng tập vẽ tranh đề tài. IV. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. ÁP DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI TĂNG KHẢ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH. Đối với phân môn vẽ tranh, là một phân môn thể hiện cá tính, cảm xúc cách nhìn nhận cuộc sống của từng học sinh về thế giới thông qua tranh vẽ. Vì vậy, người giáo viên phải có nhiều phương pháp hướng dẫn học sinh vân động tư duy hình ảnh mà không bị gò bó để các em thoải mái sáng tác tranh theo ý nghĩ của bản thân. Thông qua một thời gian giảng dạy, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau đây đạt hiệu quả: * Hoạt động nhóm. Đối với môn học Mĩ thuật khi thực hành theo nhóm tại lớp sẽ tạo ra một số hiệu quả tích cực trong tiết học, các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận. - Để đạt được hiệu quả tốt ở bước thực hành, giáo viên phải cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh mặt khác học sinh phải nắm cơ bản về kiến thức, vận dụng tối đa sự hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo trong môn học nghệ thuật. Đồng thời giáo viên phải tạo cho học sinh niềm tin và lý tưởng một cách vững vàng, từ đó các em sẽ càng thích thú và đam mê trông chờ vào tiết học mĩ thuật để các em vận dụng những khả năng, hiểu biết của mình vào bài mới. 6
- - Thông thường khi đưa ra một đề tài các em thường chọn vẽ những nội dung và hình ảnh giống nhau, chỉ thay đổi một vài sự sắp xếp hoặc để nguyên nên tranh vẽ của các em thường bị giống nhau. Nên trước khi vào hoạt động nhóm, giáo viên phân nhóm, đưa ra yêu cầu cụ thể đối với từng nhóm như khoanh vùng nội dung tùy vào từng bài (Ví dụ bài vẽ tranh Đề tài cuộc sống quanh em: Lớp7, GV phân nhóm và đặt ra yêu cầu hoặc cho các nhóm bốc thăm về nội dung của nhóm mình sẽ vẽ: nhóm 1 vẽ những nội dung về gia đình, nhóm 2 vẽ nội dung về các hoạt động trong nhà trường, v v …) mục đích hướng các em đi sâu hơn vào các nội dung và hình ảnh bên trong của cuộc sống. Ngoài ra còn có thể thay đổi hoạt động nhóm phong phú hơn bằng việc chọn chất liệu thể hiện như nhóm vẽ màu nước, nhóm vẽ màu sáp thường, nhóm vẽ màu sáp dầu, dán giấy màu…. Cũng có thể cho nhóm vẽ trên giấy A3,A2, A1 để các em biết cách thể hiện bố cục đẹp và hợp lý trên nhiều kích thước giấy khác nhau. - Học sinh thực hành theo nhóm còn giúp các em sẽ phát huy tính tự lập và khả năng làm việc nhóm, khả năng phân tích, lựa chọn cũng như thống nhất một nội dung nào đó của nhóm. Tăng khả năng sáng tạo cái mới, cái đẹp vào bài vẽ, không phải lệ thuộc bởi khuôn khổ rập khuôn như trước kia mà học sinh được chủ động, tự sáng tác theo cảm hứng. - Hoạt động nhóm còn tăng khả năng thi đua, đoàn kết trong tập thể. Các nhóm học sinh phải có sự so sánh thi đua giữa nhóm này với nhóm khác để khích lệ tính sáng tạo. Đồng thời phát hiện cũng như bồi dưỡng được những trưởng nhóm có khả năng phân phối và điều hành hoạt động nhóm tốt.Thông thường, những trưởng nhóm sẽ là những học sinh có năng khiếu tốt, thông qua đó rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, nhận xét cho học sinh năng khiếu đó. Cuối mỗi buổi học sẽ cho các cá thể của từng nhóm chủ động nhận xét bài, cũng như nhận xét thái độ học tập của mỗi cá thể trong các nhóm khác nhau, từ đó kích thích hoạt động nhóm làm việc có hiệu quả hơn. Nhóm thuyết trình bài vẽ, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét 7
- - Tôi đưa ra thang điểm mang tính thi đua để khích lệ tinh thần các nhóm như: bài vẽ nhóm nào đạt yêu cầu về nội dung, bố cục, hình vẽ, ý tưởng được các nhóm khác đánh giá cao sẽ được tuyên dương; tranh đẹp của các nhóm sẽ được gom lại và làm một cuộc triểm lãm nhỏ vào cuối mỗi năm học ở lớp. - Tuy nhiên vẫn còn những bài vẽ của các nhóm còn hạn chế về bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc. Tôi động viên khích lệ và đưa ra một số gợi ý để các em hoàn thành trên bài vẽ tốt nhất trong khả năng của nhóm. - Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần bao quát lớp, động viên và nhắc nhở các nhóm tích cực làm việc, có thể đặt vấn đề khơi gợi dẫn dắt để các em nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo viên vẫn phải có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với những em không có năng khiếu tốt để các em yêu thích môn học hơn, đủ tự tin hơn khi cùng các bạn trong nhóm thwucj hiện bài vẽ. Ngoài giáo viên, ở mỗi nhóm những em có năng khiếu vẽ khá, tốt có thể giúp đỡ bạn, nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của nhóm. * Tăng cường hoạt động vẽ ngoài trời. Hoạt động vẽ thực tế ngoài trời cũng là một trải nghiệm khác thú vị, mang lại nhiều tác dụng cho học sinh khi học môn Mĩ thuật. Thay vì ngồi học trong bốn bức tường của lớp học khiến các em nhàm chán, đối với một số tiết học phù hợp (như: đề tài Quê hương em (lớp 6), đề tài Cuộc sống quanh em (lớp 7), đề tài Học tập (lớp 6), đề tài Tranh phong cảnh (lớp 7), đề tài An toàn giao thông (lớp 7), , đề tài Ước mơ của em (lớp 8), đề tài Tự chọn (lớp 8), đề tài Phong cảnh quê hương (lớp9),…) giáo viên có thể cho các em ra ngoài để vẽ nhằm thay đổi không gian, không khí của tiết học, tạo sự thoải mái nhẹ nhàng với phân môn vẽ tranh, tăng thêm hứng thú mới để khơi gợi ý tưởng cho học sinh. Giúp các em quan sát nhiều hơn đến cuộc sống và thế giới xung quanh, tạo chất xúc tác kích thích quá trình tư duy sáng tạo của trẻ. 8
- Học sinh lớp 8 vẽ ngoài trời Học sinh lớp 7 vẽ thực tế trên sân trường * Xem trực quan tranh ảnh. Cho học sinh xem tranh của các họa sĩ đương đại và các bài tham khảo tranh thiếu nhi có giải cũng như tranh vẽ của các anh chị khóa trước. Học sinh rất thích xem tranh. Xem tranh cũng là một cách hiệu quả tăng khả năng sáng tạo và có nhiều ý tưởng mới để vẽ tranh nếu giáo viên định hướng đúng cho học sinh. Quan sát tranh minh hoạ của giáo viên và bài của học sinh khoá trước để các em tìm ý tưởng mới và học tập, rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình tốt hơn về hình mảng, đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng. Cảm thụ vẽ đẹp của tranh hoặc tìm ra những nhược điểm để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Sau khi đã nắm được kiến thức lý thuyết cụ thể thì bất cứ bài vẽ nào cũng áp dụng phương pháp thực hành. Đó là thông tin hai chiều đánh giá khả năng tiếp thu bài của trò và hiệu quả lao động của thầy. Hiện nay có rất nhiều trường phái mĩ thuật mới, nhiều cách vẽ tranh sáng tạo của nhiều họa sĩ trẻ để chúng ta tham khảo và học hỏi. Nhiều khi suy nghĩ của các em bị trống rỗng khi nhận được một đề tài, Không biết vẽ cái gì? Không biết vẽ như thế nào? Không biết vẽ màu ra sao?... Khi xem tranh tham khảo của họa sĩ cũng như của các bạn học sinh khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ góp phần rất lớn trong việc nhận thức về cách tư duy hình ảnh, nội dung, ý tưởng cũng như bố cục của các em. Gợi mở nhiều hướng giải quyết cho các em trong vẽ tranh đề tài. Học sinh thường bị hạn chế và chưa biết cách xem tranh, chưa biết nhận xét cũng như chưa biết cách cập nhật những thông tin mới về mĩ thuật đương đại. Giáo viên chính là cầu nối giúp các em đến và nhận thức với thế giới hội họa, biết đánh giá và nhận thức đúng về các đẹp. Thông qua các tiết học vẽ tranh, giáo viên áp dụng việc soạn giảng powerpoint để bài dạy được phong phú và hiệu quả hơn. Ngoài ra, giáo viên cho xem hình hảnh thực tế về 9
- cuộc sống liên quan đến đề tài được dạy để các em có thêm tư liệu sống cho quá trình vẽ ra những bức tranh với nội dung phong phú hơn. 2. LỒNG GHÉP VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU VÀO CÁC TIẾT HỌC MĨ THUẬT TRÊN LỚP. - Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải xác định được nhiệm vụ bồi dưỡng những học sinh năng khiếu là nhiệm vụ quan trọng không kém việc dạy học. Vì thế, trong các buổi họp nhóm từ đầu năm học, thông qua 1 tháng học đầu tiên, giáo viên phải lựa chọn ra những học sinh năng khiếu để lên kế hoạch bồi dưỡng từ đầu. Thực tế đối tượng học sinh ở lứa tuổi cấp 2 các em đã được môn Mĩ thuật từ các năm trước, nên các em đã có kiến thức cũng như kĩ năng vẽ tranh căn bản. Trong giáo án, người giáo viên phải phân loại và thể hiện được HS có năng khiếu để đưa ra những yêu cầu, nội dung, cũng như những khả năng sáng tạo ở mức độ cao hơn so với học sinh trong lớp. - Vì thời gian của môn mĩ thuật mỗi tuần chỉ có một tiết học 45 phút, nên giáo viên khi cho học sinh thực hành cần chú ý nâng cao yêu cầu và chất lượng bài vẽ đối với học sinh năng khiếu của các lớp. Ví dụ: Cũng một đề tài đó, đối với học sinh bình thường có thể làm một bài phác thảo nét trong một tiết học. Nhưng với đối tượng học sinh năng khiếu thì giáo viên yêu cầu các em khai thác nhiều nội dung dung của đề tài đó bằng 2 hoặc 3 bài phác thảo trong một tiết học, yêu cầu các em vẽ nhanh, chủ yếu vẽ được các nội dung hay, bố cục và ý tưởng lạ và đẹp. Sau đó, giáo viên chọn lựa bài vẽ đẹp nhất chỉnh sửa lại cho các em, sau tiết học các em về nhà thực hiện lại bài vẽ cho hoàn chỉnh để tiết sau lên lớp vẽ màu. Với phương pháp như vậy sẽ kích thích các em tư duy và suy nghĩ nhanh, vẽ nhanh, tập thói quen cho các em biết làm nhiều phác thảo khi nhận được một đề tài để lựa chọn ra một phác thảo đẹp nhất. Đối với vẽ màu, giáo viên cũng yêu cầu các em có năng khiếu thực hiện bài vẽ với các chất liệu khác nhau như sáp màu, màu nước để tìm ra một chất liệu phù hợp nhất với bản thân và với bài vẽ đó, giúp các em có thêm nhiều kĩ thuật khi vẽ màu. 3. CUNG CẤP VÀ RÈN LUYỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN PHÂN MÔN VẼ TRANH CHO HỌC SINH Học sinh là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, mọi tâm tư tình cảm đều được thể hiện qua nét vẽ và màu sắc. Các em có một sự đam mê, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đặc biệt là không có giới hạn. Đây là lý do mà người ta ví trẻ con và thiên tài đều có chung một tư duy, có chung những bức tranh khó ai hiểu 10
- được nếu nhìn qua. Học sinh càng nhỏ, tư duy càng phong phú. Đó cũng là một việc khó để người giáo viên mĩ thuật khai thác được hết những trí tưởng tượng trong các thiên tài ấy, tuy nhiên kiến thức về vẽ tranh, cách để chuyển hóa những nhận thức xã hội vào tranh vẽ không nhiều. Bởi những lí do trên nên qua sáng kiến kinh nghiệm này mong các em hiểu rõ hơn về vẽ tranh và cách để vẽ được những bức tranh đẹp. * Biết chọn được nội dung phù hợp với đề tài đã cho. Khi nhận được thông tin về một đề tài, học sinh phải biết phân tích lựa chọn những nội dung chính, nội dung liên quan đến đề tài. Những nội dung đó có trong cuộc sống mà các em từng xem ở đâu đó, đã thấy, đã nghe đến hoặc chính các em đã trải qua. Qua đó giáo viên giúp học sinh biết cách quan sát sự vật sự việc từ tổng quát đến chi tiết, nắm được đặc điểm, hình ảnh chính hình ảnh phụ, nội dung nào nổi bật để đưa vào tranh vẽ đạt hiệu quả cảm xúc và hiệu quả thẩm mĩ tới người xem. Góp phần hình thành thị hiếu thẫm mỹ và thói quen quan sát nhận ra vẽ đẹp của mọi vật xung quanh, thích sáng tạo và trân trọng cái đẹp. * Kĩ năng xác định bố cục. Bố cục trong khái niệm chung là sự sắp đặt hợp lí nhằm nêu bật được nội dung chủ đề mà tác giả cần truyền đạt đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc,… sắp xếp chúng trong khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người họa sĩ để tạo ra một giải pháp hợp lí, nêu bật được nội dung chủ đề của một bức tranh. Đối với bố cục cơ bản trong một bức tranh của học sinh tức là biết sắp xếp các hình mảng trên giấy cân đối, thuận mắt, có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính thường nằm ở trọng tâm của bức tranh, chứa hình ảnh, nội dung chính của bức tranh và phải lớn hơn mảng phụ để tạo được sự cân đối, thuận mắt 11
- Bố cục cân đối đẹp mắt không chỉ được thể hiện ở kỹ năng sắp xếp hình tượng mà nó còn tổng hòa bởi sự sắp xếp các mảng đậm, nhạt và màu sắc. * Kĩ năng vẽ hình. Đây là một kĩ năng đòi hỏi phải có quá trình quan sát, biết được đặc điểm và cách vẽ một đối tượng hình ảnh trong tưởng tượng theo ý muốn từ bao quát đến chi tiết. Vì vậy phân môn vẽ theo mẫu sẽ bổ trợ rất nhiều cho phân môn vẽ tranh khi vẽ hình. Trên cơ sở kết quả quan sát nắm bắt được đặc điểm hình dáng của hình ảnh đã được lựa chọn; sử dụng trí nhớ hoặc tư liệu các em vẽ lại hình trên giấy cho đúng hình ảnh đó từ khái quát, tổng thể đến chi tiết. Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Khi hình vẽ đã được xác định, học sinh biết cách so sánh, đối chiếu, chỉnh sửa lại hình cho cân đối về tỷ lệ và đặc điểm của hình chính và hình phụ. * Kĩ năng vẽ màu Muốn vẽ màu tốt, cần xác định các mảng đậm, nhạt trên tổng thể bài vẽ thể hiện được trọng tâm của bố cục. Mảng đậm nhất và sáng nhất thường tập trung ở mảng chính để thu hút mắt người xem. Các mảng đậm nhạt ở mảng phụ thường nhẹ hơn để tạo không gian xa gần. Các mảng đậm nhạt cần được sắp xếp xen kẽ liên hoàn để tạo sự cân bằng thuận mắt, không nên dồn vào một góc làm lệch bố cục. Sau khi xác định đậm nhạt, học sinh chọn màu theo sắc độ đậm nhạt đã định sẵn.Thông thường các màu tươi đẹp thường đặt ở mảng chính. Các màu đậm nhạt, nóng lạnh, cần được chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự cân bằng cho bố cục. Để nhấn mạnh trọng tâm có thể dùng thêm nét để nhấn vào các hình tượng ở mảng chính. 12
- Học sinh có thể sử dụng các chất liệu màu nước, màu sáp, màu dầu,… để thực hiện bài vẽ màu 4. CUNG CẤP CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH Ở CÁC CHẤT LIỆU THÔNG DỤNG: MÀU SÁP, MÀU NƯỚC. Có rất nhiều chất liệu vẽ tranh khác nhau như màu nước, màu sáp, bút chì màu, phấn màu ,bút dạ, acrylic, sơn dầu,… nhưng ở đây tôi chia sẻ cách sử dụng 2 chất liệu thông dụng đối với học sinh là bút chì, màu sáp và màu nước. * Bút chì màu, màu sáp : Đây là loại màu thông dụng mà học sinh thường sử dụng. Màu pha với sáp làm thành thỏi đóng vào hộp, cầm từng thỏi vẽ như phấn, sáp màu trơn, dễ vẽ. Có 2 cách vẽ màu bằng sáp màu: Tô màu này chồng lên màu kia: Hay còn gọi là pha trộn màu để có được nhiều màu đẹp, ví dụ: tô màu đỏ lê màu vàng sẽ có màu da cam Đặt màu này cạnh màu kia: đặt vàng giữa màu đỏ sẽ có ảo giác màu da cam… Khi tô màu tôi hướng dẫn các em nên cầm cây sáp màu hơi nghiêng và tô phải tuân thủ theo nguyên tắc chung: Tô từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái, tô từ trên xuống dưới theo một chiều thì màu của bài vẽ mới đẹp. Cách tô màu cụ thể như sau: Khi tô màu vào các họa tiết, hình khối hoặc các mảng thì chúng ta cần tô màu xung quanh hình trước rồi mới tô vào chính giữa hình, thì màu khỏi lem ra ngoài, nhưng khi tô cần tô theo một chiều. Khi chúng ta chọn màu sắc để tô vào các mảng trong tranh thì các em phải định hướng (hình dung) màu sẽ tô vào từng mảng rồi bắt đầu tô vào các mảng cùng màu xong mới bỏ cây màu đó xuống và chọn cây màu tiếp theo để tô thì sẽ không mất thời gian. Nhắc các em rằng trong lúc vẽ tranh chúng ta cần tô màu kín hết các mảng không nên bỏ mảng nào trắng. Cần tô đều màu cho bài vẽ, nếu tô không đều màu bị sọc, dẫn đến bài vẽ thô không đẹp. Màu đen sử dụng sau cùng để tránh bị bẩn màu khi vẽ các màu khác. Ở đây, tôi xin giới thiệu một số cách vẽ sáp màu đã được học sinh áp dụng hiệu quả: Kỹ thuật 1: Vẽ lớp Kỹ thuật đầu tiên là vẽ lớp. Hiểu được các thuộc tính khác nhau của từng lớp sẽ cho các em thêm nhiều lựa chọn sáng tạo hơn việc làm kín các vùng bằng 13
- một khối màu. Các lớp chồng lên nhau sẽ tạo chiều sâu, đặc điểm, kết cấu, sắc thái và một loạt các chi tiết mà chúng ta không thể có với việc tô màu tảng. Khi thực hiện các lớp, đánh bóng nhạt và nhẹ nhàng, chồng nhiều lớp như vậy cho đến khi bạn có một lớp màu phủ đủ dày và đậm như ý Kỹ thuật 2: Nắm vững vòng màu Đây là mảng kiến thức rất rộng nên trong bài Màu sắc (lớp 6) và trong quá trình vẽ màu, học sinh phải rèn luyện và nắm bắt những lý thuyết cơ bản về màu sắc, các kĩ năng pha trộn màu để tạo được nhiều sắc độ phong phú và chiều sâu của một bức tranh. Nắm bắt, kết hợp màu nóng và lạnh trong việc phối màu để tạo sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ (màu nền lạnh, cảnh gần thì nóng hoặc ngược lại). Ví dụ chúng ta xem qua các lớp màu vàng bên dưới màu đỏ để thấy được rực rõ và ấm áp khi đặt và phối hợp hai màu đó với nhau. Kỹ thuật 3: Làm việc với màu trắng Dùng màu trắng như một màu trộn trung tính để tạo tông màu nhạt và làm mềm các lớp màu sẵn có mà không cần tô thêm sắc tố nào khác. Nó cũng được dùng để tạo kết cấu cho những màu tối và tạo nên các hiệu ứng màu đẹp. * Cách sử dụng màu nước cơ bản: Màu nước là một chất liệu vẽ trong suốt như nước, thường được dùng với nhiều bút pháp khác nhau, tạo cảm giác lung linh khi xem tranh màu nước. - Để tiếp xúc tốt với màu nước, giáo viên giới thiệu và nêu được tính chất của màu để học sinh hiểu và thực hiện hiệu quả chất liệu này. Trong các tiết học trên lớp, giáo viên cho học sinh bồi dưỡng năng khiếu sử dụng màu nước ngay khi các em vào lớp 6. Những buổi đầu tiên có thể cho các em thử làm quen màu, cách cầm cọ, cách pha màu với nước, pha màu với màu, vẽ màu lên giấy như thế nào là vừa phải và phù hợp. Để học sinh tự do khám phá, từ đó dần cảm nhận và có cảm giác với chất liệu này, sau này vẽ tranh các em có thể thực hiện thuần thục màu nước. - Cách dùng màu nước trong bước đầu tiên đó là pha loãng màu với nhiều nước, dùng cách chồng màu từ nhạt lên đậm để giữ được sự trong trẻo của màu.Có hai cách pha màu cơ bản: Nếu vẽ theo truyền thống màu nước cổ điển, tức là theo kỹ thuật chồng màu, thì nên bắt đầu từ những sắc sáng nhất rồi dần dần phủ lên chúng những sắc mạnh. Ví dụ: Trái cam chín có màu cam thì tô 14
- màu vàng trước, rồi tô chồng màu đỏ lên sẽ cho ra màu cam. Cách thứ hai là pha sẵn màu cam trên đĩa pha màu rồi tô vào hình. Phải nắm vững phương pháp màu nước cơ bản, như một sắc này lên một sắc khác sáng hơn. Có thể vẽ bằng cọ đẫm màu hoặc vẽ bằng nhát cọ hơi khô để kỹ thuật vẽ thêm phong phú hơn. 5. BỒI DƯỠNG VẼ TRANH ĐỀ TÀI QUA CÁC CUỘC THI: Trải các cuộc thi năng khiếu mĩ thuật quốc gia, thành phố, quận, ngành giáo dục… nội dung chủ yếu vẫn là tranh đề tài. Tranh đề tài là môn thực hành tổng hợp tất cả các kiến thức và kỹ năng hội hoạ. Tranh đề tài phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Muốn vẽ tranh đề tài tốt học sinh phải thành thạo tất cả các kiến thức, kỹ năng: Chọn nội dung của chủ đề, xác định bố cục vẽ hình, vẽ màu và sáng tạo trong tranh. Chính vì vậy, tập vẽ tranh đề tài một lần nữa khắc sâu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thao tác trên cho các em. Vẽ tranh giúp học sinh thể hiện nhận thức và cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, phát triển trí nhớ, hình thành thêm kỹ năng quan sát, lựa chọn hình tượng tiêu biểu điển hình thể hiện nội dung đề tài. Vẽ tranh có vị trí quan trọng, qua nhiều lần tập vẽ tranh đề tài, luyện tập thường xuyên, các kỹ năng trên được nâng cao phát triển nhuần nhuyễn thành kỷ xảo. Vẽ và vẽ - những học sinh có sở thích vẽ đều có thể vẽ bất cứ lúc nào. Những nét vẽ ngây thơ đáng yêu, những mảng màu táo bạo hồn nhiên tươi vui, bừng sáng, những bố cục không bị lệ thuộc bởi lý tính, những hình ảnh không tuân thủ quy luật tự nhiên. Thế giới trong mắt các em trở nên lung linh đến lạ. Khi tổ chức bồi dưỡng học sinh tập vẽ tranh giáo viên phải lưu ý bồi dưỡng theo từng mảng kiến thức, được mảng nào chắc mảng đó. Cho học sinh vẽ nâng dần từ dễ đến khó, vẽ nhiều phác thảo, và cuối cùng tập trung vào các mảng đề tài trong chủ đề của cuộc thi. Tùy theo những chủ đề của các cuộc thi, giáo viên liên hệ đến cuộc sống thực tế của để tài đó, tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan thực tế hoặc thông qua mạng internet để tìm hiểu thêm những nội dung của chủ đề cuộc thi, hướng dẫn các em phản ánh được những nội dung nổi bật của chủ đề theo cách nhìn của thế giới trẻ thơ. Từ đó lựa chọn hình ảnh phù hợp, bố cục sáng tạo, màu sắc hài hòa cho ra một tác phẩm như ý. Học sinh chủ động làm bài ở nhà, giáo viên có thể sắp xếp thêm thời gian tập trung học sinh lại để hướng dẫn hoàn thành bài vẽ thêm một số buổi để các em tự tin khi bước ra các cuộc thi. 15
- Ngoài ra, việc rèn luyện các em thường xuyên vẽ tranh ở nhà như là một trò chơi cũng là cách giúp các em tăng cường khả năng vẽ và sáng tạo của mình. Khoảng một tháng một lần, giáo viên tập trung những bài vẽ đó lại và nhận xét, đánh giá, hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh bài vẽ, để các em đóng khung và treo lên thành bộ sưu tập tranh của mình. Mượn lời của hoạ sĩ Nguyễn Nghĩa Duyệt - Trưởng khoa đồ hoạ Đại học Mỹ thuật Hà Nội : Đào tạo Mĩ thuật chính là nghề truyền nghề, thực hành giỏi mới có lý luận tốt!”Bồi dưỡng tập vẽ tranh đề tài cho học sinh chính là: “Nghề truyền nghề.” Vì vậy, với mỗi bài dạy, mỗi học sinh năng khiếu chúng ta cần tìm ra phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Tạo cho các em không khí thoải mái, không bị gò ép, kích thích tinh thần học tập, say mê sáng tạo, lý thú với bộ môn vẽ. * Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Bố trí phòng học cho đội tuyển nơi thoáng mát, đủ điều kiện về ánh sáng, bàn ghế và tương đối yên tĩnh. - Dụng cụ vẽ: Mua sắm đầy đủ màu sáp, màu nước, bút chì, tẩy, giấy vẽ, cọ vẽ các loại, bảng pha màu, tranh của học sinh khoá trước, các phương tiện kỹ thuật, phục vụ cho công tác bồi dưỡng. * Lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng đội tuyển về con người, thời gian cụ thể, chi tiết. - Lập danh sách học sinh năng khiếu chi tiết từ đầu năm học. - Tùy theo công văn cuộc thi các cấp để tổ chức cuộc thi ở trường theo chủ đề cuộc thi. Nhằm mục đích chọn lọc những tác phẩm đẹp, có ý nghĩa và nội dung hay, những học sinh có năng khiếu thực lực, có ý tưởng sáng tạo tốt. - Cho học sinh đi thực tế 1 buổi để quan sát và lấy cảm hứng, ý tưởng vẽ bài. - Trên cơ sở những tác phẩm đạt giải ở trường, giáo viên chọn lựa tác phẩm và học sinh đó để hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh bài vẽ tử nội dung, ý tưởng đến màu sắc đậm nhạt cho hoàn chỉnh hơn. - Lên kế hoạch thời gian luyện tập cho phù hợp với thời gian học tập và thời gian rảnh của học sinh để các em có điều kiện luyện tập bài vẽ tốt hơn. Mỗi tuần tối thiểu một buổi, từ phác thảo A4, đến bài vẽ A3,A2; từ bài vẽ đen trắng đến bài vẽ màu. 16
- IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH: Qua quá trình dạy – học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thực hiện “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và hướng dẫn học sinh thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả” trong những năm học qua, chúng tôi đã thấy rất rõ ràng chất lượng chuyên môn ngày càng phát triển, từ lý thuyết đến thực hành, đặc biệt là thể hiện trong những tác phẩm vẽ tranh đề tài. Học sinh có hứng thú hơn khi học vẽ tranh, cụ thể chất lượng môn trong những năm qua đạt 99%- 100% học sinh xếp loại Đạt. Điều đó đã khẳng “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và hướng dẫn học sinh thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả” đạt hiệu quả rất tốt, minh chứng là khi chúng tôi đưa các em tham gia các cuộc thi cấp trường các em đã đạt giải và được tuyển chọn để trưng bày trong cảnh quan của trường với đề tài về “ Môi trường và phòng chống covid 19” 17
- C. KẾT LUẬN 1. Trong những năm qua, học sinh của tôi năm nào cũng đạt kết quả tốt trong cuộc thi các cấp. Kết quả này có được do sự chỉ đạo của đội ngủ quản lý nhà trường và sự phấn đấu không mệt mỏi của giáo viên và học sinh, sự hỗ trợ hết mình của phụ huynh học sinh trong mỗi cuộc thi. 2. Theo tôi, việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thông qua phân môn Vẽ tranh ở trường THCS là một việc làm cần thiết. Chất lượng dạy và học phân môn Vẽ trang tranh có cao thì chất lượng môn Mĩ thuật mới đạt kết quả tốt. Môn Mĩ thuật cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức, sự đam mê ham thích. Để học tốt được bộ môn này không chỉ sự phụ thuộc vào những năng khiếu bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Đứng trên cương vị là một người giáo viên dạy môn Mĩ thuật, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này. Tận tâm với nghề giúp tôi có những phương pháp hay, tìm ra những giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu giảng dạy cũng như việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng. 3. Bồi dưỡng tài năng là công việc đòi hỏi sự tâm huyết, bền bỉ, sáng tạo. Biết chọn lựa học sinh, nuôi dưỡng từ lúc mầm còn non, chồi còn biếc. Lên danh sách học sinh năng khiếu và lập kế bồi dưỡng ngay đầu cấp. Trong quá trình bồi dưỡng phải toàn diện và sáng tạo. Chỉ bồi dưỡng kiến thức thôi chưa đủ, phải rất chú ý bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, nề nếp học tập để các em chủ động tiếp thu kiến thức, đồng thời dưỡng bồi dưỡng niềm đam mê, tình cảm, và khả năng sáng tạo với mĩ thuật. Qua đó phát huy tài năng, sở trường của mỗi học sinh, phát huy sức mạnh tổng hợp của trí tuệ tập thể. Tạo nguồn, bồi dưỡng, chọn lọc là một quy trình tự nhiên trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 4. Để có phương pháp hướng dẫn học sinh năng khiếu tốt, bản thân người giáo viên phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ. Có kiến thức sâu rộng về cả chuyên môn và các vấn đề chung của xã hội trong từng giai đoạn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng học hỏi, tích luỹ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đúc rút kinh nghiệm hàng năm trong công tác bồi dưỡng của mình. 18
- Trên đây là một số ý kiến, quan điểm của tôi về bộ môn, với nội dung “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả” của bản thân trong nhà trường THCS. Tôi mong sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp có kinh nghiệm để công tác này ngày càng được phát triển hơn nữa, đáp ứng với yêu cầu dạy học, yêu cầu của các cuộc thi, yêu cầu đổi mới của quê hương, đất nước. D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, phòng bộ môn rộng và đầy đủ ánh sáng. - Phương tiện (bàn, ghế, giá vẽ, mẫu vẽ, giấy vẽ, màu vẽ, máy chiếu , tranh phiên bản, các tài liệu tham khảo …) phải đảm bảo theo đặc thù của bộ môn. *Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn mĩ thuật, đồng thời phát triển tối đa được tính sáng tạo của HS trong môn học và đạt kết quả cao hơn nữa trong học tập. - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi Mỹ thuật phải chú trọng cả việc bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng, nề nếp tự học, nhân cách. - Cung cấp thêm một số mẫu vật mẫu các khối cơ bản bằng thạch cao (khối hộp, khối cầu, khối trụ, khối chóp, khối tam giác, khối lục giác). XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Minh Châu, ngày 9 tháng 4 năm 2024 Người thực hiện Phùng Thị Thơm 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn mĩ thuật Nhiệm vụ năm học các năm từ 2012 đến 2016 của Bộ GD - ĐT 2. THCS 3. Sách giáo khoa, sách giáo viên 6, 7, 8, 9 4. Các tài liệu tham khảo về vẽ tranh 5. Màu sắc và phương pháp vẽ màu (Tác giả: Nguyễn Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân) 6. Giáo trình bố cục (Tác giả: Đàm Luyện) 7. Bí quyết vẽ màu nước (Tác giả: Huỳnh Phạm Hương Trang) 8. Giáo trình phương pháp dạy – học Mĩ thuật (Tác giả: Nguyễn Quốc Toản- chủ biên) 9. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Mĩ thuật (Bộ Giáo dục và Đào tạo) 10.Vai trò của nghệ thuật trong đời sống dưới góc nhìn tâm lý học nghệ thuật (ThS. Đỗ Ánh Tuyết Trường ĐHSP Nghệ thuật TW MỤC LỤC 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 326 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 90 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 83 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn