intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số nguyên tắc và giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý thiết bị thực hành ở trường trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường trung học cơ sở nói riêng và các nhà trường phổ thông nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số nguyên tắc và giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý thiết bị thực hành ở trường trung học cơ sở

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Văn Định NHIỆM VỤ: Phụ trách Thiết bị-Phòng thực hành Mã số: ……………….............. (Hội đồng chấm ghi) Tên sáng kiến: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGÀY CÀNG NHIỀU HƠN”. 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………............................................... (Hội đồng chấm ghi) Tên sáng kiến: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGÀY CÀNG NHIỀU HƠN 1. . Lĩnh vực áp dụng: Thiết Bị, Phòng Thí nghiệm-Thực hành 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: Tình trạng giải pháp đã biết: Thiết bị dạy học là trang thiết bị trọng yếu trong vấn đề dạy và học của nhà trường. Thiết bị dạy học góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy – học của giáo viên giúp học sinh nắm bắt và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đồng thời tham gia tích cực vào việc tự làm đồ dùng dạy học. - Những năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học mà Sở Giáo dục đã phát động thì việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì thế để khuyến khích giáo viên bộ môn xem việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học là cần thiết và thường xuyên thì việc giới thiệu cũng như trưng bày các thiết bị dạy học sao cho giáo viên dễ nhìn thấy và tiện lợi trong việc sử dụng là yêu cầu đặt ra hàng đầu. Ngoài ra việc bảo quản tốt thiết bị giáo dục để giáo viên có thể sử dụng được lâu dài cũng là vấn đề then chốt. Hiện nay Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc giảng dạy có hiệu quả. các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học. Vấn đề cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đã được quan tâm, song vẫn còn có nhiều bất cập và khó khăn. Việc đánh giá thực trạng những vấn đề đã làm được và những khó khăn đặt ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để các nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thời phát huy có hiệu quả về Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện có ở các nhà trường, thúc đẩy phần nào đó tự học và tự sáng tạo cho bản thân. chính là lý do chọn đề tài: “Làm thế nào để giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều hơn”. Trong bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế do điều kiện thời gian và năng lực cá nhân. Trong quá trình hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cần sự ủng hộ của các giáo viên bộ môn và sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. 2
  3. Là giáo viên phụ trách công tác thiết bị thực hành, với những thiết bị dạy được cấp việc quan tâm nhiều nhất là việc sử dụng thiết bị giáo dục đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: - Xây dựng kế hoạch: thống kê, mua sắm, kiểm tra, bảo quản, sử dụng việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị đủ theo yêu cầu của tổ chuyên môn; - Lập kế hoạch cần phải chi tiết, phù hợp với thực trạng của trường, nhằm thực hiện đạt hiệu quả , đồng thời thể hiện đầy đủ những yêu cầu sử dụng các thiết bị giáo dục trong từng giai đoạn qua từng bài học, từng thí nghiệm cụ thể. * Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị: Dạy học có sử dụng thiết bị dạy học đem lại hiệu quả cao về nhiều mặt: tổ chức dạy học, nhận thức, rèn luyện kĩ năng, mặc khác có sử dụng thiết bị dạy học tạo ra sự linh hoạt cho các hình thức dạy học khác nhau sẽ tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt, tạo được niềm vui, hứng thú của học sinh với nội dung bài học. Qua đó giúp cho giáo viên dễ dàng triển khai cho học sinh học tập theo nhóm dưới sự giám sát của giáo viên, học sinh vừa có thể học lý thuyết lại có thể thực hành thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học. + Ưu điểm: Nhà trường được ngành đầu tư và đưa vào sử dụng 03 Phòng học bộ môn Hóa – Sinh - Vật lý trang bị một bộ đồ dùng từ lớp 6 đến lớp 9 tương đối đủ và đồng bộ. Hiệu trưởng trường đã cố gắng đầu tư nhiều về cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng thiết bị thực hành;  Đa số giáo viên và học sinh đã nhiều năm tiếp xúc và có thói quen sử dụng thiết bị giáo dục trong các tiết học, giáo viên bộ môn cũng không ngừng trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng thực hành, làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm sinh động và đa dạng kiến thức.  + Khuyết điểm:  Cơ sở vật chất nhà trường chỉ có 3 phòng thí nghiệm thực hành lấy từ phòng học. Không có kho chứa thiết bị giáo dục, chứa hoá chất. Thiếu các loại tủ, giá 3
  4. chứa thiết bị giáo dục chuyên dụng; nên việc sắp xếp thiết bị chung với phòng thực hành ít nhiều củng ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy của giáo viên;  Trình độ sử dụng thiết bị giáo dục của giáo viên có nâng lên một bước tuy nhiên chưa đáp ứng được với thiết bị hiện đại;  Thiết bị giáo dục củ, một số đồ dùng có độ chính xác không cao ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, dẫn đến số thiết bị dạy học tuy được sử dụng triệt để nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn.  Làm thế nào giải quyết thực trạng trên? Qua thực tế phụ trách thiết bị, tôi xin đưa ra: “Một số nguyên tắc và giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý thiết bị thực hành ở trường trung học cơ sở” để các bạn tham khảo. 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2.2.1. Mục đích của giải pháp: Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướng mắc mà giáo viên, nhân viên trường trung học cơ sở thường gặp phải nhằm phát triển nghiệp vụ quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường Trung học cơ sở đạt chất lượng cao. Đề xuất và lý giải các giải pháp quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường trung học cơ sở – Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu: - Nâng cao nghiệp vụ cho bản thân; -Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường trung học cơ sở nói riêng và các nhà trường phổ thông nói chung. 2.2.2 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: - Tổng hợp, khái quát và phân tích rõ thực trạng công tác quản lý thiết bị giáo dục của nhà trường, để từ đó đề xuất giải pháp biện pháp phát triển nghiệp vụ nâng cao chất lượng công tác quản lý của giáo viên phụ trách thiết bị và việc sử dụng thiết bị giáo dục của giáo viên bộ môn, đồng thời phấn đấu đạt các tiêu chuẩn về phòng thí nghiệm, thực hành đạt chuẩn; 4
  5. - Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quản lý thiết bị, phát triển kỷ năng quản lý của giáo viên phụ trách thiết bị và kỷ năng sử dụng thiết bị giáo dục của giáo viên bộ môn; - Định hướng cụ thể phương pháp, cách thức tiến hành, nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng quản lý thiết bị giáo dục. Có biện pháp để nâng cao nhận thức cả về lý luận và thực tiễn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường về trách nhiệm của từng đối tượng đối với việc sử dụng, bảo quản và bổ xung thiết bị giáo dục của nhà trường. 2.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: a. Những giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý thiết bị giáo dục: Tất cả thiết bị giáo dục phải được sắp đặt có sơ đồ khoa học, dễ lấy khi sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Có thể lập sơ đồ sắp xếp, phân loại theo cấu trúc thiết bị dạy học theo hướng sau: Thiết bị giáo dục lớp Môn Môn Dụng cụ Vật liệu Thí Tranh, bản Dụng cụ Vật liệu Thí Tranh, bản Thí nghiệm nghiệm đồ Thí nghiệm nghiệm đồ Sắp xếp trong phạm vi phòng thiết bị giáo dục: 5
  6. Thực tế trường chỉ có tối thiểu các phòng như sau: Phòng bộ môn: Sinh, Phòng bộ môn: Hoá, Phòng bộ môn: Vật lý- Công nghệ nên tôi sắp xếp theo nguyên tắc sau: - Sắp xếp theo phòng, theo môn và theo thứ tự. - Trong từng môn, sắp xếp theo loại: Đồ dùng thí nghiệm; Vật liệu thí nghiệm; Tranh ảnh, bản đồ (tranh ảnh, bản đồ có vị trí riêng). - Trong mỗi loại phân theo khối lớp: lần lượt khối 6, 7, 8, 9. - Trong từng khối lớp sắp xếp theo thứ tự bài dạy, chương (phần). * Với tranh, ảnh, bản đồ: tôi đưa vào các kệ tủ và bố trí theo sơ đồ. Tên tranh, Bản đồ Tủ số Kệ số Cuộn số Mỗi ngăn là 1 môn / khối lớp, mỗi cuộn là tranh, Bản đồ của 1 chương (phần). (Nếu 1 ngăn chứa nhiều môn, ghi rõ từng môn, đánh số và sắp xếp theo thứ tự. * Với hoá chất: Cũng sắp xếp như trên, chỉ chú ý thêm: Các ngăn tủ, giá phải vừa tầm tay có gờ và không quá cao, sắp xếp hoá chất độc hại để ngăn dưới cùng. * Theo đó trong quá trình sắp xếp hoàn thành bảng ghi đủ thiết bị giáo dục đó nằm ở tủ nào, ngăn nào, số bao nhiêu… Sau khi việc sắp xếp hoàn tất: Giáo viên phụ trách thiết bị lưu 1 bản ghi và theo dõi theo mã số của từng dụng cụ và lưu vào sổ mượn để quản lý và cho mượn, cho giáo viên ký mượn. Giáo viên quản lý thiết bị thường xuyên theo dõi chương trình giảng dạy nhắc giáo viên bộ môn mượn thiết bị giáo dục như vậy thiết bị mới sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Thiết bị giáo dục phải được lau chùi, làm sạch ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ xung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 6
  7. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản. Ngoài các giải pháp trên trong công tác quản lý thiết bị giáo dục, giáo viên quản lý cần nắm vững: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý; - Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục ở tất cả các môn và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình; - Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:  Sử dụng đúng mục đích: khi sử dụng thiết bị dạy học, giáo viên cần xác định rõ mục đích sử dụng thiết bị đó.  Sử dụng đúng lúc: Xác định thiết bị dạy học đó được sử dụng vào lúc nào, lúc đó thực sự cần thiết cho bài học không. Sử dụng có hiệu quả là thiết bị dạy học được đưa ra đúng lúc mà nội dung và phương pháp đó cần đến. Khi đưa ra cần yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét, phán đoán. Thường thì khi nào sử dụng đến giáo viên mới đưa ra để tránh thu hút chú ý vào thiết bị mà phân tán chú ý trong khi chưa đến nội dung có liên quan đến thiết bị đó.  Sử dụng đúng chỗ: là tìm các vị trí hợp lí để trình bày thiết bị. Để vị trí mà tất cả học sinh ở trong lớp đều nhìn rõ các chi tiết hoặc có thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ thiết bị đó. Đặt thiết bị ở vị trí an toàn cho học sinh và giáo viên (ví dụ thí nghiệm hoá học có chất độc, dây điện). Vị trí đặt các thiết bị trong lớp học cần đảm bảo đủ ánh sáng, thông gió, gần ổ cắm điện (nếu thiết bị có sử dụng nguồn điện).  Sử dụng đúng liều lượng: Sử dụng thiết bị cần quan tâm đến số lần sử dụng thiết bị trong một tiết học. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm rối và thậm chí loãng những kiến thức cần tập trung. Nhưng nếu dùng quá ít thì giờ học không hứng thú, không khai thác được tính tích cực của học sinh. Như vậy sử dụng thiết bị trong một giờ học cần đảm bảo hợp lí không nhiều và cũng không quá ít. 7
  8. - Xây dựng phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn. Tổ chức bảo quản, bố trí hợp lý thiết bị giáo dục trong phòng thực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn; - Trang bị đầy đủ và đồng bộ các thiết bị giáo dục. Mua sắm trang thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của trường. Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản để ưu tiên trang bị trước; Cần bổ sung, trang bị phương tiện nghe - nhìn, đưa công nghệ thông tin vào quá trình dạy – học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận các phương tiện dạy – học hiện đại, hiệu quả cao; - Cần phát động phong trào sưu tầm, tự làm thiết bị giáo dục để giáo viên tăng thêm ý thức bảo quản và thêm quý trọng những thiết bị giáo dục được cung cấp; - Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng chế độ kiểm tra, giám sát thật cụ thể về việc sử dụng thiết bị giáo dục. Đưa công tác sử dụng thiết bị giáo dục thành nội dung tham gia đánh giá giáo viên, xét danh hiệu thi đua hàng năm, động viên khuyến khích một cách thích hợp: thưởng tiền, vật chất, … b. Những giải pháp bảo quản, sử dụng thiết bị giáo dục: b.1 Giải pháp bảo quản tốt thiết bị giáo dục: - Việc bảo quản phải thực hiện theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước; chế độ kiểm tra, kiểm kê theo quy chế quản lý tài sản; … - Bảo quản theo chế độ riêng đối với các loại thiết bị như dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật, hóa chất, các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền như: Dụng cụ quang học, điện tử, máy tính …; Đồng thời cần quan tâm đến sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ … và phải có kế hoạch đầu tư kinh phí để mua các trang thiết bị, vật tư … phục vụ cho việc bảo quản; - Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản thiết bị giáo dục theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản tài sản. b.2 Giải pháp sử dụng tốt thiết bị giáo dục: Để sử dụng tốt thiết bị giáo dục cần phải tuân thủ một số điều kiện cơ bản sau: 8
  9. - Từ đầu năm học giáo viên quản lý thiết bị giáo dục tham mưu với Hiệu trưởng nhắc nhở giáo viên, nhắc nhở học sinh nội dung các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục, các quy định nội bộ của nhà trường, thu thập các ý kiến đề nghị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục…; - Định kỳ nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng thiết bị, kiểm tra qua các giờ dạy trên lớp, các giờ thực hành; - Tăng cường các cuộc thi sử dụng thiết bị giáo dục, thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng góp của giáo viên về chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục; - Thiết bị giáo dục phải được bổ sung đủ về số lượng, chú trọng tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và đặc biệt phải được quản lý và tổ chức sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đúng yêu cầu kỹ thuật. Giáo viên quản lý thiết bị cần phải quản lý tốt việc cho mượn, sử dụng thiết bị giáo dục nhằm phát huy tác dụng của hệ thống thiết bị giáo dục góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; - Việc sử dụng thiết bị giáo dục có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người quản lý, sử dụng. Do vậy, để sử dụng tốt thiết bị giáo dục giáo viên quản lý thiết bị giáo dục cần phải tham mưu tốt với Hiệu trưởng giải quyết một số vấn đề về công tác quản lý như: Đầu tư, trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn …; - Căn cứ vào thời khoá biểu của nhà trường và dựa vào phân phối chương trình của giáo viên bộ môn, yêu cầu của các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị dạy học tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động công tác thiết bị dạy học, kế hoạch sử dụng phòng thí nghiệm/ phòng thực hành/ phòng học bộ môn hàng tuần; - Giáo viên, Viên chức làm công tác thiết bị dạy học tự xây dựng kế hoạch hỗ trợ, phục vụ cho giáo viên khi họ sử dụng thiết bị dạy học trên lớp, đặc biệt là các tiết thực hành trong chương trình. 9
  10. - Xây dựng kế hoạch một cách phù hợp cho giáo viên, các tổ chuyên môn, cho học sinh sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị trong công tác dạy – học, lập sổ hoặc phiếu đăng ký cho mượn, giao, nhận thiết bị giáo dục đúng thời gian; có thể thực hiện theo mẫu sau: MẨU SỔ HOẶC PHIẾU ĐĂNG KÝ MƯỢN THIẾT BỊ GIÁO DỤC Giáo viên sử dụng, đăng ký mượn thiết bị giáo dục vào thứ 6, 7 tuần trước đó. + Mẫu M1 (dành cho mọi giáo viên): Họ tên Ngày Môn/ Tên TB cần Số Ngày Chử TT Tiết dạy Tên bài dạy GV mượn Lớp dạy mượn lượng trả ký … … … … … … Hoặc trong 1 tuần" có thể dùng mẫu sau: Họ tên Ngày Môn/ Lớp Tiết Tên thí Số Ngày Chử TT Tên TB cần mượn GV mượn dạy dạy nghiệm lượng trả ký … … … … … … … … -Với vật liệu, hoá chất… cần được đăng kỹ rõ khối lượng cần sử dụng. + Mẫu M2 (dành cho giáo viên sử dụng phòng bộ môn). Thứ Ba ....../….../201… 01…….../2../Hai ....Thứ NGÀYTHỨ PHÒN HỌ VÀ TÊN CHỬ MÔN LỚP G SỬ TÊN BÀI DẠY GIÁO VIÊN KÝ TIẾT Buổi DỤNG … … … … … ….. …. … - Xây dựng nội quy đối với việc sử dụng thiết bị giáo dục. Xây dựng quy định cụ thể cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và bổ xung thiết 10
  11. bị giáo dục. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên, học sinh đối với việc bảo quản thiết bị giáo dục. - Thường xuyên nâng cao trình độ, tăng cường kỹ năng sử dụng thiết bị giảng dạy cho giáo viên và giáo dục kỹ năng sử dụng thiết bị thực hành cho học sinh thông qua tổ mạng lưới; - Hàng tháng, hàng năm kiểm tra thường xuyên đối với việc sử dụng hệ thống thiết bị giáo dục và đánh giá về công tác thiết bị giáo dục theo qui định. MẪU ĐÁNH GIÁ Kiểm tra định kỳ hàng tháng theo quy định: “Về việc ban hành quy định tạm thời về trang bị thiết bị giáo dục, phòng thực hành bộ môn”. Kết quả được ghi văn bản và lưu sổ theo dõi theo mẫu: Nội dung đánh Điểm tối Kết quả-xếp loại T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 giá đa Tiêu chuẩn I… ………….. Tiêu chuẩn II… …………. c. Giải pháp nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của thiết bị giáo dục với chương trình và nội dung sách giáo khoa trung học cơ sở. Về lí luận và thực tiễn đã cho thấy: Giáo viên mãi mãi là người trực tiếp sắp xếp, lắp đặt thiết bị, là người trực tiếp tổ chức cho học sinh sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục. Muốn vậy, giáo viên cần phải nắm chắc vai trò của thiết bị giáo dục với việc đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ nếu không có thiết bị giáo dục thì không thể chuyển tải được kiến thức mới đặt biệt là những môn khoa học thực nghiệm. Khi đã có thiết bị giáo dục thì vấn đề tiếp theo là giáo viên cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về thiết bị giáo dục: Nội dung thiết bị, cấu tạo, chức năng của từng thiết bị, kĩ thuật sử dụng thiết bị, hiểu biết sâu về phương pháp dạy học, nắm được tâm lí của học sinh...để sử dụng thiết bị có hiệu quả. + Giáo viên phải thực hành sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục khi nhận thiết bị giáo dục. + Giáo viên thường xuyên tự học tự bồi dưỡng sử dụng thiết bị giáo dục. 11
  12. Tóm lại trong các giải pháp về quản lí và sử dụng thiết bị giáo dục thì giải pháp sử dụng thiết bị giáo dục là quan trọng nhất và cần tiến hành. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường Trung học cơ sở mới được nâng cao. 2 Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường trung học cơ sở đang trình bày nói chung chủ yếu rút kinh nghiệm từ thực tế công tác. Do đó, mọi giáo viên làm công tác quản lý việc sử dụng thiết bị giáo dục ở trường trung học cơ sở hầu như đều có thể áp dụng ngay trong công việc của bản thân tại bất kì đơn vị nào, hoặc rút tỉa trong đó một vài điểm mà mình tâm đắc để thực hiện. Trong quá trình thực hiện công tác, từng tháng, từng học kì, từng năm học, giáo viên bằng kinh nghiệm thực tế của mình, có thể khái quát thành những vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, cụ thể hơn để thực hiện. 3 Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Nâng cao phát triển thêm một bước kỹ năng quản lý thiết bị giáo dục của giáo viên phụ trách: - Nắm vững hơn nữa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về công tác thiết bị giáo dục (hiểu nhớ bảng danh mục thiết bị giáo dục do các cấp quản lý giáo dục ban hành; nắm vững Điều lệ trường Trung học). - Có kỹ năng phân tích các nội dung về tác thiết bị giáo dục. Nội dung về thiết bị giáo dục mà giáo viên phụ trách lý cần quan tâm rất rộng. Cụ thể như: Chất lượng, quy cách, sự đồng bộ của các thiết bị dạy học của trường, tình hình bảo dưỡng, sửa chữa của nhà trường, Phân tích tổng hợp các thiết bị giảng dạy: máy móc, dụng cụ thí nghiệm thực hành, mô hình, mẫu vật, tranh ảnh, phục vụ giáo dục thể chất, các dụng cụ kèm theo cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Qua quá trình thực hiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị theo những kinh nghiệm nêu trên, bản thân người viết đã thu được một số hiệu quả tích cực như: 12
  13. _ Đa số cán bộ giáo viên, học sinh đã có nhận thức tốt về vai trò và tác dụng của việc sử dụng thiết bị giáo dụctrong các tiết dạy từ đó có ý thức tốt trong việc quản lý và sử dụng tác thiết bị giáo dục. _ Việc sử dụng thiết bị giáo dục tăng lên và có hiệu quả tốt, 100% tiết thực hành đều thực hiện có hiệu quả, 100% giáo viên đều thực hiện tốt tiết dạy trình chiếu, kỷ năng sử dụng thiết bị tin học của giáo viên thành thạo hơn. Các thiết bị được quản lý và bảo quản tốt hạn chế tối thiểu những hỏng hóc và hao hụt. _ Học sinh có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng sinh động trong học tập. Đã tạo được hứng thú và thói quen sử dụng các thiết bị giáo dục ở tất cả các lớp đạt 100% các tiết dạy có sử dụng thiết bị giáo dục. _ Khả năng học tập của học sinh được nâng lên một bước, kiến thức của phần lớn học sinh trở nên rộng rãi và toàn diện, không xơ cứng mà trở nên mềm mại, mang tính thực tiển, ứng dụng cao. Qua cách thức thực hiện như trên, từ năm học 2012-2013 (năm đầu tiên bản thân người viết nhận nhiệm vụ) đến nay kết quả như sau: _ Năm học 2013 – 2014: có 3458 lượt sử dụng thiết bị giáo dục, thực hành: 449 tiết, thực hiện dạy giáo án điện tử: 627 tiết, _ So với Năm học 2012-2013: có 1869 lượt sử dụng thiết bị giáo dục, thực hành: 170 tiết, thực hiện dạy giáo án điện tử: 349 tiết . Tài liệu kèm theo: Không Bến Tre, ngày 10 tháng 04 năm 2015 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2