intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: UBND huyện Ba Vì - TP. Hà Nội Trình Ngày Nơi Chức độ Họ và tên tháng năm công Tên sáng kiến danh chuyên sinh tác môn “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Trường trong bài 19: THCS Giáo Đào Thị Thao 06/06/1993 Đại học Các yếu tố ảnh Minh viên hưởng đến Châu quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học tự nhiên - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2022 - 2023 Bản chất của sáng kiến: - Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Khoa học tự nhiên nhằm mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. - Bên cạnh đó các em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối với giáo viên: Chủ động tìm tòi những kiến thức, những kĩ năng, gần gũi với học sinh. Giao các bài tập, hoạt động ở nhà cụ thể, có tiêu chí đánh giá rõ ràng.
  2. Đối với học sinh: Có tinh thần vươn lên trong học tập và tự tin hơn khi trình bày trước lớp. Chủ động hơn trong các hoạt động tập thể. Nhận thức được tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường sống của chính mình. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Sau khi thực hiện đề tài, tôi thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt trong nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống. Các em tích cực hoạt động , chịu khó suy nghĩ , có trách nhiệm hơn với việc học tập, không cong thờ ơ với vấn đề đang diễn ra này nữa. Chủ động vệ sinh sạch sẽ chỗ mình ngồi, không bày rác ra lớp. Có ý thức trách nhiệm hơn trong các hoạt động tập thể. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Minh Châu, ngày tháng năm 2023 Người nộp đơn Đào Thị Thao
  3. UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MINH CHÂU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ - Họ tên tác giả: ĐÀO THỊ THAO - Tên đề tài: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7” STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây Nhận xét: 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị có cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 3.4 Không có hiệu quả cụ thể Nhận xét: 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý Nhận xét: Tổng cộng: Đánh giá: □Đạt (>70 điểm) □Không đạt CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ … Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường. Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Khoa học tự nhiên là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Thực hiện chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục” Thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; hưởng ứng phong trào : “ Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” của UBND huyện Ba Vì; phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường
  5. phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên là vấn đề cần thiết không thể thiếu được vì vậy tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7” 2. Mục đích nghiên cứu: Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Khoa học tự nhiên nhằm mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này áp trong phạm vi trường trung học cơ sở, với đối tượng là học sinh khối 7 trường THCS Minh Châu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất một số giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 đạt hiệu quả cao Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh thông qua các bài học. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các bài học ở nhà trường. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học ở trường trung học cơ sở. Thời gian nghiên cứu trong năm học 2022-2023. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng. - Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí. - Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
  6. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005. Căn cứ quyết định 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông. Định nghĩa môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005) * Các chức năng cơ bản của môi trường - Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. - Khái niệm về dạy học tích hợp: Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà trường. * Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường Trung học cơ sở: - Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường …. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học tự nhiên 7 ở trường Trung học cơ sở. * Nguyên tắc: - Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp vào các
  7. môn học và các hoạt động. - Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. - Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. - Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. * Phương thức giáo dục: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong phân môn Sinh học thông qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic. * Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học: Hoạt động tham quan theo chủ đề: khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh … Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lí. Hoạt động trồng cây, xanh hóa trường học: tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày môi trường thế giới 5/6 … Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: thi điều tra, sáng tác, văn nghệ về chủ đề môi trường. Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường, lớp, bản làng, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương. * Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. Phương pháp thí nghiệm. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. Phương pháp hoạt động thực tiễn. Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. Phương pháp học tập theo dự án. Phương pháp nêu gương. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, Minh Châu là một xã có rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Vấn đề xử xý phân và chất thải từ chăn nuôi của nhiều hộ dân con chưa hợp lý. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi
  8. trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em. Trong quá trình dạy học Khoa học tự nhiên, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Khoa học tự nhiên, cụ thể là phân môn sinh học là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. Thực tế tại trường THCS Minh Châu và qua tìm hiểu các đồng nghiệp giảng dạy Sinh học trên địa bàn huyện nói chung hiện tại chưa có một tài liệu cụ thể nào hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học tự nhiên một cách cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Hầu hết giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu và tự đưa ra nội dung giáo dục môi trường cần tích hợp vì vậy không có sự thống nhất về nội dung, chương trình và phương pháp. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường. Đa số giáo viên chỉ dạy học có tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề, thao giảng. Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Khoa học tự nhiên của khối 7 trường THCS Minh Châu, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút năm học 2022- 2023 (dựa vào hiểu biết thực tế và sau khi học sinh đã được học Chủ đề: Oxygen trong môn Khoa học tự nhiên 6 ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau: Câu hỏi: Trong quá trình sử lý rác thải chúng ta mang rác đi đốt, bụi khí và khói bụi. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật? Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó? Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau: khi chưa áp dụng đề tài ở năm học: Tổng Kêt quả số Có trả lời nhưng Không có câu trả Lớp Trả lời đúng học chưa đầy đủ lời hoặc trả lời sai sinh SL TL% SL TL% SL TL% 7A 40 8 20 12 30 20 50 7B 39 7 17,9 7 17,9 25 64,2 7C 41 10 24,4 8 19,5 23 56,1 Tổn 120 25 20,8 27 22,5 68 56,7 g Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn chế, có hơn 50% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức
  9. môi trường liên quan trong môn Sinh học. Trước thực trạng trên, trong năm học 2022-2023 tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7”nhằm: - Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Khoa học tự nhiên 7 - Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học tự nhiên đạt hiệu quả cao. 3. Nội dung và các biện pháp thực hiện: 3.1. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học tự nhiên 7. - Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội dung bài học. - Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em. Đối với phân môn Sinh học, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học Phương pháp 1: Thông qua từng tiết học của môn Khoa học tự nhiên 7 Khi dạy học tích hợp giáo dục môi trường theo phương pháp này cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học Khoa học tự nhiên thành bài học giáo dục môi trường. Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện. Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường Nội dung giáo dục môi trường cần gần gũi, thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương, đất nước. Phương pháp 2: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua một hoạt động ngoại khóa . Để tổ chức hoạt động ngoại khóa về môi trường đòi hỏi giáo viên cần có kế hoạch tổ chức hoạt động khoa học, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. Kế hoạch hoạt động ngoại khóa có thể xây dựng theo mẫu gợi ý sau: Trong năm học 2022-2023, dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên đã xây dựng kế hoạch ngoại khóa về môi trường đối với môn Khoa học tự nhiên chủ đề 8. Sau khi xây dựng tôi thực hiện trong tháng 02 năm 2023 với đối tượng là học sinh khối 7 trường THCS Minh Châu . Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch ngoại khóa về môi trường đã xây dựng từ đầu năm học 2022-2023 đối với môn Khoa học tự nhiên 7: * Chọn chủ đề môi trường: Việc chọn chủ đề môi trường cần dựa trên các căn cứ sau: - Căn cứ vào đặc điểm học sinh: Về lứa tuổi, về đặc điểm vùng miền
  10. - Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường * Hình thức hoạt động: Hội thi về môi trường, tuần lễ môi trường, tái chế các sản phẩm từ rác thải ... * Thiết kế hoạt động: - Mục tiêu hoạt động: Về nhận thức, về hành động. - Các nội dung: Cần tránh những nội dung mang tính hàn lâm, giáo điều mà cần căn cứ trình độ nhận thức và tâm lí học sinh. Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh có thể trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ, nguyện vọng của mình. - Nhân sự: Gồm nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn ... - Cách thức thực hiện hoạt động: + Công bố kế hoạch hoạt động tới lớp học sinh và các bộ phận liên quan. + Họp lớp và những cá nhân liên quan để phân công nhiệm vụ và các công việc chuẩn bị. + Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính: Người lập kế hoạch cần dự toán kinh phí tổ chức, cũng như huy động cơ sở vật chất cần thiết. + Thời gian, địa điểm tổ chức: Cần căn cứ kế hoạch nhà trường. + Thực hiện hoạt động: Tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá... 3.2 . Giáo án dạy thực nghiệm BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp - Vận dụng được hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, vai trò cây xanh, tác hại việc phá rừng - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: từ xác định được yếu tố ngoại cảnh giúp giải thích cơ sở khoa học của việc trồng, bảo vệ cây xanh, biện pháp kĩ thuật tăng năng suất cây trồng 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Nhận biết được cây ưa sáng và cây ưa bóng, cây ưa ẩm và cây ưa hạn, cây chịu nhiệt và cây chịu rét - Xác định được ý nghĩa của việc trồng vào bảo vệ cây xanh, các biện pháp kĩ thuật trong nông nghiệp để tăng năng suất - Xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường sống. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
  11. - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận - Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh. - Trung thực, cẩn thận ghi chép kết quả thảo luận. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh về cây ưa sáng, ưa bóng, cây cần nhiều nước, cây cần ít nước, hình ảnh hậu quả cháy rừng… - Phiếu học tập theo các trạm - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Giấy A0, bút, PHT - Đoạn video tác hại của phá rừng , ô nhiễm môi trường III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Mở đầu Nội dung: Trả lời câu hỏi tình huống để từ đó xác đinh yếu tố ảnh hưởng quang hợp c) Sản phẩm: câu trả lời học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh cây hoa giấy -Yêu cầu Hs hoàn thành câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
  12. Hoạt động 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp a) Mục tiêu: - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp b) Nội dung: - Hs hoạt động nhóm theo kĩ thuật trạm góc để hoàn thành PHT trạm 1,2,3,4 để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp c) Sản phẩm: - HS qua hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong PHT d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I.Các yếu tố ảnh hưởng - GV giao nhiệm vụ học tập theo các nhóm, đến quang hợp tìm hiểu thông tin về trong SGK trả lời câu hỏi 1. Ánh sáng trong PHT theo các nhóm - GV phát cho mỗi nhóm HS PHT tìm hiểu về 2. Nồng độ cacrbondioxied yếu tố ánh sáng, nước, cacrbon dioxide, nhiệt 3. Nước độ, yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành 4. Nhiệt độ PHT. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo các nhóm để tìm tiểu các yếu tố, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập trong thời gian 4 phút ở mỗi trạm Sau khi hoàn thành từng trạm thì Hs chuyển sang các góc tiếp theo để thảo luận và trả lời câu hỏi *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung các yếu tố ảnh hưởng quang hợp Hoạt động 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của trồng và bảo vệ cây xanh a) Mục tiêu: - Nêu được vai trò của cây xanh
  13. - Vận dụng được hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh - Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh nơi em sinh sống. b) Nội dung: - Hs hoạt động nhóm theo PP dạy học dự án để tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của trồng và bảo vệ cây xanh c) Sản phẩm: - HS qua hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong PHT d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Hoạt động 2.2: Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Ý nghĩa thực tiễn của - GV giao nhiệm vụ các nhóm lên trình bày việc trồng và bảo vệ cây phần chuẩn bị của nhóm mình xanh *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Phần trình bày HStrình bày phần chuẩn bị của các nhóm của học sinh N1: Tác hại cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn N2: Vai trò cây xanh và ý nghĩa trồng cây xanh N3: Các biện pháp bảo vệ cây xanh N4 : Đề ra biện pháp chống ô nhiễm môi trường ở địa phương. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung ý nghĩa về việc trồng và bảo vệ cây xanh sau đó liên hệ thực tế học sinh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. - Vận dụng trả lời câu hỏi thông qua trò chơi thử tài hiểu biết.
  14. b) Nội dung: - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. - Tham gia trả lời câu hỏi 1. Vì sao nhiều giống cây muốn thu năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày ? cho ví dụ 2. Vì sao giống cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Nêu ví dụ? 3. Người ta trồng cây ăn quqr, cây rau trong nhà kính cải thiện hiệu quả quang hợp của cây với đèn led với màu sắc và cường độ thích hợp? Giải thích tại sao 4. Nêu ý nghĩa của bài thờ “Bác Hồ” Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân c) Sản phẩm: Câu trả lời Hs d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi dưới dạng trò chơi *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. Gv yêu lớp tham gia trò chơi *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu ý nghĩa trồng vào và bảo vệ cây xanh b. Nội dung: Viết đoạn văn ngắn hoặc vẽ bức tranh về phong trào trồng và bảo vệ cây xanh c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Giao hs về nhà hoàn thành Biện pháp: + Tại nhà ở, nhà máy, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng (bằng các ống khói, cửa thông gió...).
  15. + Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông. + Trồng và bảo vệ cây xanh + Thường xuyên thu gom và phân loại rác + Là một học sinh em sẽ không bày rác ra lớp cũng như sân trường, bảo vệ cảnh quan chung. + Tuyên truyền với mọi người trong gia đình cũng như hàng xóm có ý thức cải tạo và bảo vệ môi trường như: xây dựng khu trữ phân cách xa khu nhà ở, xây hầm bioga, xây dựng hệ thống thoát nước thải hợp lý…. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả thực hiện Do đã ấp ủ ý định tìm những giải pháp để việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Khoa học tự nhiên đạt hiệu quả cao nên từ đầu năm học 2022 – 2023, khi được nhà trường phân công tiếp tục giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên tôi đã mạnh dạn đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn Khoa học tự nhiên 7” đạt hiệu quả. Qua một quá trình vừa nghiên cứu lí luận vừa đề xuất giải pháp vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Để thấy được kết quả mà sáng kiến mang lại, từ đầu năm học tôi đã chủ động lồng ghép vào các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì các câu hỏi liên quan đến kiến thức về môi trường trong môn Khoa học tự nhiên 7. Kết quả thu được qua bài thu hoạch và kiểm tra thường xuyên Kết quả Tổng Không có câu Đợt số Có trả lời nhưng Lớp Trả lời đúng trả lời hoặc trả kiểm tra học chưa đầy đủ lời sai sinh SL TL% SL TL% SL TL% 7A 40 19 47,5 17 42,5 4 10 15 phút 7B 39 23 59 10 25,6 6 15,4 HKII 7C 41 25 60,1 10 24,4 6 14,5 Tổng 120 67 55,8 37 30,8 16 13,4 Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường đã tăng một cách rõ rệt. Qua iểm tra đánh giá thực tế tỷ lệ học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời sai chiếm tỷ lệ 50%. Đến khi khảo sát ở bài kiểm tra 15 phút trong học kì II thì tỷ lệ học sinh hiểu và vận dụng kiến thức đã học trong chương trình để giải thích, trả lời các câu hỏi có kiến thức liên quan đến môi trường. Số học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời sai giảm xuống còn 13.4%. 2. Kết luận Trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh các biện pháp bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy, việc học sinh được tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi,
  16. chủ động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và một điều quan trọng mà tôi nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn. 3. Khuyến nghị: 3.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục (Bộ, Sở, Phòng) - Có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí phù hợp với huyện nhà và mở các lớp tập huấn giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học tích hợp đạt hiệu quả. 3.2. Đối với nhà trường - Xây dựng kế hoạch tổ chức những buổi ngoại khóa, hội thi về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em học sinh từ đầu năm học. - Trang bị máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc một khu vực nào đó. 3.3. Đối với GV - Đối với các kiến thức môi trường cần tích hợp nếu gần gủi thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương thì nên hướng dẫn giúp các em tự đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với các kiến thức môi trường chưa thể áp dụng (không có điều kiện áp dụng) tại địa phương thì giáo viên nên cung cấp thông tin và hình ảnh đầy đủ giúp các em mở rộng hiểu biết của mình Tôi xin cam đoan đề tài này tôi thực hiện ở trường THCS, không sao chép của tổ chức hay cá nhân nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Ba Vì, ngày 10 tháng 4 năm 2023 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tác giả Đào Thị Thao
  17. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ( Nhà xuất bản giáo dục ) 2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Sinh học (Nhà xuất bản giáo dục ) 3. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh ( Nhà xuất bản giáo dục ) 4. Phương pháp dạy học Sinh học ( Nhà xuất bản giáo dục ) 5. Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6( Nhà xuất bản đại học sư phạm ) 6. Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7( Nhà xuất bản đại học sư phạm )
  18. MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh THCS : Trung học Cơ sở NXB : Nhà xuất bản TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng SGK : Sách giáo khoa PPDH : Phương pháp dạy học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2