intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp Văn học vào dạy-học môn Lịch sử lớp 9-phần lịch sử Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Tích hợp Văn học vào dạy-học môn Lịch sử lớp 9-phần lịch sử Việt Nam: nhằm nghiên cứu quá trình sử dụng tài liệu văn học để dạy - học phần Lịch sử Việt Nam lớp 9 THCS (Tức là phần Lịch Sử Viêt nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay) nhằm tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp Văn học vào dạy-học môn Lịch sử lớp 9-phần lịch sử Việt Nam

  1. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    TÊN ĐỀ TÀI “ TÍCH HỢP VĂN HỌC VÀO DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ ­ PHẦN LỊCH  SỬ VIỆT NAM” A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ: 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: PGS.TS Vũ Quang Hiển nhận định: “Không có học trò dốt sử, mà chỉ có  những người thầy chưa giỏi về dạy sử”. Không phải học sinh không yêu thích   môn học Lịch sử  mà vì sách giáo khoa, chương trình và đặc biệt là phương  pháp dạy – học Lịch sử chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai, khoá tám đã  đặt ra nhiều vấn đề quan trọng như: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai  trò quyết định đối với sự  tồn vong, hưng thịnh của đất nước. Riêng bộ  môn  Lịch sử phải xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, cấu trúc như thế  nào để khắc phục được quan niệm chỉ chú trọng Lịch sử chính trị quân sự, đấu   tranh giai cấp coi nhẹ Lịch sử văn hoá, Lịch sử nghệ thuật… Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tượng dạy học là con người,  đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức về  bộ môn và phương pháp dạy học.  Phương pháp dạy học Lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và   trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy giáo viên và học tập của học   sinh, nhằm truyền thụ  và tiếp thu kiến thức Lịch sử  (cả  lý thuyết và thực  hành).  1
  2. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Trong dạy ­ học Lịch sử không phải chỉ có một phương pháp đơn nhất  mà có cả  một hệ  thống phương pháp. Người giáo viên bên cạnh sử  dụng  phương pháp lời nói sinh động, sử  dụng đồ  dùng trực quan mềm dẻo, linh  hoạt…thì việc sử  dụng tài liệu văn học để  bổ  sung vào bài học là không thể  thiếu được. Qua việc  sử  dụng tài liệu văn học giáo viên sẽ  giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về kiến   thức Lịch sử, từ đó làm nảy sinh những tình cảm đúng đắn và hình thành những   kỹ  năng học tập, làm việc tương  ứng,  đặc biệt rèn luyện cho học sinh có   phương pháp học tập Lịch sử, phát huy năng lực tự học và trình độ tư duy của  bản thân. Vì thế, việc sử dụng tài liệu văn học đặc biệt là việc sử dụng thơ ca   trong dạy học sẽ phần nào khắc phục được quan niệm trên.  Trong những  năm gần  đây,  định  hướng  đổi  mới  phương pháp dạy   học  đã  được thống nhất theo tư  tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của   học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.           Những định hướng này được thể  hiện đồng bộ  trong việc đổi mới nội  dung chương trình sách giáo khoa các bộ  môn, các bậc học từ  tiểu học đến   trung học cơ  sở  và trung học phổ  thông, các phương pháp dạy học mới được  các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Trong các giờ học đã   được trang bị những đồ dùng dạy học hiện đại: máy chiếu, tranh ảnh... cho các   bài học. Các thầy, cô đã áp dụng thêm nhiều phương pháp dạy học mới trong   giờ  học:  thảo luận nhóm, dạy học theo dự án,... Sử  dụng đồ  dùng trực quan,  ứng dụng công nghệ thông tin, Powe point phong phú sinh động,... Thế nhưng   làm thế nào để cho học sinh có hứng thú trong học tập Lịch sử vẫn là câu hỏi  trăn trở với thầy cô khi lên lớp.  2
  3. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Xuất phát từ quan điểm  đó tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm tòi và thực hiện  đề tài  “ Tích hợp Văn học vào dạy – học môn Lịch sử  lớp 9 – phần lịch sử   Việt Nam” 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  :  1.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng tài liệu văn học   để dạy học phần Lịch sử Việt Nam thuộc Lịch sử lớp 9 THCS. 2. Phạm vị  nghiên cứu: Đề  tài được thực hiện trong  năm học 2019  –  2020 và năm học 2020 – 2021. Nội dung đề tài chỉ giới hạn trong chương trình  lịch sử lớp 9 ­ phần Lịch sử Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ  NGHIÊN CỨU : 1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình sử dụng tài liệu văn học để  dạy  ­  học phần Lịch   sử  Việt Nam lớp 9 THCS ( Tức là phần Lịch Sử  Viêt nam từ  sau Chiến tranh  thế giới thứ nhất đến nay) nhằm tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực  cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu:  ­ Điều tra cơ bản để tìm hiểu nhận thức và thực tiễn của việc sử dụng  tài liệu văn học trong dạy – học phần Lịch sử Viêt Nam lớp 9 ở trường THCS. ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy   học lịch sử Việt Nam ở trường THCS. ­ Xác định nội dung cơ  bản của lịch sử  Việt Nam giai  đoạn từ  sau   Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay ở trường THCS. ­ Đề  xuất nguyên tắc lựa chọn tài liệu văn học để  dạy học phần Lịch  sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay . ­ Xây dựng hệ thống tài liệu văn học để  dạy – học phần Lịch sử  Việt  Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay ở trường THCS. 3
  4. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    ­ Đề  xuất nguyên tắc và biện pháp sử  dụng tài liệu văn học để  dạy –   học phần  Lịch sử Việt  Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay ở  trường THCS. 3. Phương pháp nghiên cứu :  Để  thực hiện đề  tài tác giả  sử  dụng phương pháp lý luận tâm lý, giáo  dục học, phương pháp dạy học lịch sử  của các nhà giáo dục, giáo dục lịch   sử…để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. ­ Sử dụng phương pháp điều tra. ­ Phương pháp quan sát.           ­ Phương pháp thực nghiệm.  ­ Phương pháp khảo sát trước và sau khi áp dụng các biện pháp mà tôi đã   đưa ra trong đề tài sáng kiến kinh nghiêm... ̣ 4. DỰ BÁO ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: + Cung cấp hệ thống tư liệu về sử dụng tài liệu văn học  tích hợp Văn  học vào dạy – học môn Lịch sử  lớp 9 – phần Lịch sử Việt Nam  + Kết quả nghiên cứu của đề  tài là nguồn tư liệu tham khảo cho những   nhà khoa học và những ai quan tâm về  vấn đề  này. Giúp người đọc có cảm   nhận và hiểu biết sâu sắc hơn về  việc  “ Tích hợp Văn học vào dạy  – học   môn Lịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt Nam ” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Quan điểm của Đảng ta. 4
  5. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Đại hội toàn quốc lần thứ  VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đã mở  ra  một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện trên   tất cả các mặt. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học và công nghệ được  đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng  lần thứ VI, VII, VIII, IX, X lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi   mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề  cao “Chiến lược con   người”. Để  thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể  xem nhẹ  việc   giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ  của lớp trẻ  đối với lịch sử, đối với cội nguồn, để  xây dựng một nước Việt   Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà  trước hết là thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”. Như Bác Hồ cũng đã từng nói : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 1.2. Văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống   Văn học là nhân học (Mac­xim Goóc­ky); Văn học là một loại hình  sáng tác, tái hiện những vấn đề  của đời sống xã hội con người. Phương thức  sáng tạo của văn học thông qua sự  hư  cấu, cách thể  hiện nội dung các đề  tài   được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự  như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Theo từ điển tiếng Việt,   văn học là “nghệ thuật dung ngôn ngữ và hình tượng để  thể  hiện đời sống xã   hội và con người”. Như  vậy, dù là định nghĩa nào thì đối tượng của văn học   đều là con người và xã hội trong một không gian và thời gian cụ thể. Tài liệu là   văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề  nào đó. Như  vậy, khái niệm tài   liệu có nội hàm rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống   5
  6. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    xã hội. Tài liệu văn học là những công trình, những tác phẩm văn học được nhà  văn sáng tác nên dưới nhiều hình thức, thể loại khác nhau.   Tri thức lịch sử  là những hiểu biết của con người về  quá trình phát  triển của xã hội loài người cũng như  dân tộc. Tri thức lịch sử gồm nhiều yếu  tố như sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh, nhân vật, biểu tượng, khái niệm,  quy luật lịch sử…                                                (Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn  Thị Côi ­ Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 1, Nxb ĐHQG, Hà Nội; tr. 138).  Trong dạy học lịch sử, tri thức lịch sử chính là những yếu tố quan trọng  nhất để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa học cho học   sinh. 1.3. Đặc điểm bộ môn Lịch sử. Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những   kiến thức cơ  bản của lịch sử  nhân loại nói chung cũng như  những kiến thức  của lịch sử  dân tộc nhằm phục vụ  cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn  diện. lịch sử  nó vốn tồn tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ  cho nên   muốn học sinh tiếp thu  được vấn  đề  đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các   phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao. Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh  chủ động lĩnh hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để  các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh.  Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự kiện với những mốc Lịch   sử khác nhau nên khó ghi nhớ. 6
  7. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    1. 4. Mối quan hệ giữa tài liệu văn học với tri thức Lịch sử. Tài liệu văn học với tri thức lịch sử có mối quan hệ  chặt chẽ  với nhau.   Tuy chức năng nhiệm vụ của mỗi bên là khác nhau nhưng cả hai đều có chung  đối tượng là con người, cả  hai đều phản ánh mọi hoạt động của xã hội loài   người trong lao động, sinh hoạt và cả  trong việc chống thiên tai, ngoại xâm.  Tài liệu văn học bao gồm nhiều tác phẩm, tác giả và nội dung khác nhau nhưng  trong đó mỗi tác giả  đều viết lên nó với những tâm tư  của chính bản thân   mình. Để có được những tác phẩm này, các nhà thơ nhà văn đã phải xâm nhập  tìm hiểu thực tế, nghiên cứu các tri thức lịch sử  liên quan để  rồi tìm ra nguồn   cảm hứng hay mạch cảm xúc để viết nên tác phẩm của mình. Tuy mỗi tác giả  có một phong cách và cách cảm nhận riêng nhưng lại giống nhau  ở  chỗ  đó là  đã mang được hơi thở, tâm hồn thời đại, tinh thần chiến đấu… Những   gì họ  nhìn thấy, cảm giác được đều ghi lại thông qua các tác phẩm của mình. Vì thế,   tài liệu văn học cũng là một trong những tri thức lịch sử cụ thể nhất, sinh động  nhất. Hơn thế nữa, bản thân các bài thơ, bài văn chính là những tư liệu lịch sử  rất hùng hồn, có giá trị, minh  chứng cho từng chặng đường mà lịch sử đã đi qua. Chẳng hạn như: Bản tuyên  ngôn độc lập của Hồ  Chí Minh, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Vợ  nhặt của Kim  Lân, Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ… Ở những tác phẩm này thì   giá trị Lịch sử và giá trị nghệ thuật đã hòa quyện vào nhau. Tuy nhiên, vì phản  ánh lịch sử thông qua nghệ thuật ngôn từ, nên ngoài việc phản ánh sự thật lịch  sử  nó còn chứa đựng những yếu tố chủ  quan, nghệ thuật hư  cấu của tác giả.   Do đó, khi sử dụng tài liệu văn học vào giảng dạy lịch sử, GV cần có sự sàng   lọc để  lựa chọn những tác phẩm có nội dung phản ánh lịch sử  cao nhất. Bên   cạnh đó, đặc trưng của lịch sử  là tìm hiểu các sự  kiện, hình tượng đã diễn ra   trong quá khứ. Muốn tái hiện lại các tri thức lịch sử phải cần đến các nguồn tư  7
  8. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    liệu có liên quan, trong đó có tài liệu văn học. Giáo viên có thể sử dụng thơ ca   cách mạng để tiến hành bài giảng nội khóa, ngoại khóa, củng cố kiến thức hay   để kiểm tra đánh giá… Như vậy, việc sử dụng tài liệu văn học để DHLS nói chung , LSVN giai  đoạn 1930 ­ 1945 ở trường THCS  (Chương trình Chuẩn) nói riêng đã làm cho  việc truyền tải tri thức đến HS mềm mại hơn, tạo hứng thú học tập cho các   em, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. 1.5. Vị trí của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử   Ở trường THCS trong chiến lược phát triển giáo dục hiện nay thì việc  dạy học liên môn để  phát huy tính tích cực cho học sinh được chú trọng. Nhờ  vậy mà vị  trí của tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng   ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong dạy học ở trường TH CS. Xét theo  nghĩa đó việc sử  dụng tài liệu văn học chiếm một vị  trí quan trọng và không  thể  thiếu được trong dạy học lịch sử   ở  trường TH CS. Bởi vì lịch sử  không  phải là một chuổi sự  kiện mà người viết sử  ghi lại, rồi người dạy sử  đọc và  người học sử  thuộc lòng (Phạm Văn Đồng). Bài giảng của giáo viên không  phải là chỉ trình bày những vấn đề  chủ  yếu then chốt, gợi mở  cho người học   những vấn đề để hiểu rõ và vận dụng. Bởi vậy giáo viên phải đọc nhiều, hiểu   rộng. Giáo viên và học sinh ngoài  bài giảng  ở sách giáo khoa thì phải đọc thêm các tài liệu tham khảo nói chung   và tài liệu văn học nói riêng. 1.6. Ý nghĩa của việc sử  dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử   ở trường THCS 8
  9. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Quy luật chung của loài người là “trực quan sinh động đến tư  duy trừu   tượng, từ  tư  duy trừu tượng đến thực tiển đó là con đường nhận thức biện  chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Do đặc trưng của môn Lịch sử là nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã  diễn ra trong quá khứ, vì thế  giáo viên khó có thể  tái hiện lại những sự  kiện,   hiện tượng lịch sử  một cách chính xác như  những gì nó đã diễn ra trong quá   khứ  như  những môn khoa   học khác. Chính vì vậy, trong dạy học, giáo viên  phải dựa vào những tài liệu. Tài liệu càng đầy đủ, có giá trị  bao nhiêu thì tri   thức lịch sử  càng chính xác, sinh động bấy nhiêu. Nguồn tài liệu có thể  sử  dụng trong dạy học lịch sử  rất đa dạng và phong phú. Nó có thể  là tài liệu   thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu văn học… Vì vậy, việc sử  dụng tài liệu   văn học trong dạy học lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp góp   phần tái hiện lịch sử mà còn giúp cho học sinh tiếp thu những kiến thức lịch sử  một cách sâu sắc và chân thực nhất; bồi dưỡng tư  tưởng tình cảm cũng như  phát triển kĩ năng cho các em. Đồng thời, trong dạy học lịch sử giáo viên luôn  băn khoăn giải cho được bài toán giữa khối lượng kiến thức và thời giờ  lên  lớp. Với thời lượng một tiết học, dù muốn nhưng giáo viên không thể  đi sâu   để  trình bày hay giải thích một vấn đề, nội dung lịch sử  cụ  thể  hay những   phần có liên quan đến nội dung bài học; Vậy làm sao để  đảm bảo truyền đạt  đủ  kiến thức mà thời gian một tiết học quy  định? Đó là một vấn đề  khó.  Nhưng với phương pháp này, việc sử dụng các nguồn tài liệu cũng như tài liệu  văn học sẽ  giúp cho giáo viên không chỉ  giải được bài toán này mà còn góp   phần đa dạng phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp   thu các kiến thức, HS sẽ cảm không thấy nhàm chán khi học sử,… 2. Cơ sở thực tiễn 9
  10. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Bản thân là một giáo viên có nhiều  năm tham gia giảng dạy môn Lịch   sử  9 nên nắm bắt rõ đặc điểm của bộ  môn, mục đích, yêu cầu của chương  trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến   thức lịch sử.  Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ  bộ  môn Lịch sử  và coi Lịch sử  là môn   phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức  độ  học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ  môn Lịch sử  vốn khô   khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em  không ưa thích, không hứng thú. Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy  đa số  học sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử  dân tộc, tỉ  lệ  điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta   không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp  dạy học. Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã  giúp các em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức  Lịch sử một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử  cũng theo chiều hướng tích cực hơn. Học sinh trường  trung  học  cơ  sở  nơi tôi công tác   hầu hết là con em  vùng miền núi, đời sống vật chất khó khăn, trình độ  không đồng đều nên chất  lượng bộ môn thấp. Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn  thiếu, xuống cấp. Đa số  các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để  nâng cao hiệu   quả lĩnh hội kiến thức Lịch sử. 10
  11. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên giảng  dạy phải am hiểu văn học Việt Nam và chịu khó tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm  văn học cách mạng. Là giáo viên đã công tác được 19 năm trong ngành trong quá trình được  tham gia tập huấn, dự  giờ  đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp  giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn  của mình. Tâm lí môn phụ đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho  xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không  chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. mặt khác, chương trình lịch sử  lớp 9 vẫn còn dài, nặng về kiến thức làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh  hội kiến thức . Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên  ngành lịch sử chỉ có ở  bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử ­ Giáo dục công  dân, Sử ­ Địa, Văn ­  Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao. Từ những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử 9 tôi  muốn chia sẻ  với đồng nghiệp những kinh nghiệm  “ Tích hợp Văn học vào   nội dung giảng dạy môn lịch sử lớp 9 – phần lịch sử Việt Nam”  II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Nội dung cơ bản: “ Tích hợp Văn học vào nội dung giảng dạy   môn lịch sử lớp 9 – phần lịch sử Việt Nam”  Văn học và sử  học có mối quan hệ  mật thiết với nhau. Trước  đây  người ta cho rằng “ Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết  học chưa trở  thành những môn khoa học độc lập. Còn ngày nay chúng đã trở  thành các môn khoa học độc lập nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ  mật   thiết với nhau. Văn học bổ  trợ  cho Sử  học ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn   11
  12. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    học. Nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố  Văn học trong dạy học Lịch sử  thì   hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên. Trước hết giáo viên dạy – học môn Lịch sử đều biết tr ong giai đoạn từ  sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay văn học Việt Nam phát  triển mạnh  mẽ. Giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám có 3 dòng văn học lớn với nhiều  nhà văn, nhà thơ  lớn, nhiều tác phẩm văn học đặc biệt là dòng văn học hiện  thực phê phán và  dòng văn học cách mạng. Từ  sau cách mạng Tháng Tám văn học lại có bước  phát triển mạnh mẽ  hơn bao giờ hết. Nhiều tác phẩm văn học đã được chọn  lựa đưa vào chương trinh môn ngữ văn bậc THCS. ­  Lớp 6 có văn bản: + “ Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ ­  Lớp 7 có các văn bản: + “ Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn + “Những trò lố hay là Va­ren và PBC” – Nguyễn Ái Quốc ­  Lớp 8 có các văn bản : + “Trong lòng mẹ” trích tác phẩm “ Những ngày thơ   ấu”   ­ Nguyên  Hồng + “ Tắt đèn “ – Ngô Tất Tố + “ lão hạc “ – Nam Cao + Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh + Bài thơ : “ Ngắm trăng ,Đi Đường” – Nguyễn Ái Quốc. ­  Lớp 9 có các văn bản: + Bài thơ : “ Đồng chí”  ­ Chính Hữu + Bài thơ : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật + Bài thơ :  “Đoàn thuyền đánh cá;” – Huy Cận 12
  13. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    + Bài thơ : “Bếp lửa” – Bằng Viêt. + Tác Phẩm : “ Làng” – kim lân + “Chiếc lược ngà” – Quang Sáng…. Để  tạo nên những cảm xúc thực sự  trước những sự  kiện thì việc vận  dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử  là điều cần thiết, nó góp phần   làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của  học   sinh.             Văn Học và Lịch Sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ  hỗ trợ  cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ  đó học  sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm …  Trong quá trinh dạy học môn Lịch sử giáo viên có thể cho học sinh nắm   được   hoàn cảnh ra đời các tác phẩm. Để  từ  đó học sinh khắc s âu hơn kiến  thức về tác phẩm đó. Và chính những từ hình tượng văn học mà các tác phẩm   xây dựng học sinh sẽ tái hiện được hiện thực xã hội đương thơi và từ đó n ắm  chắc kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hấp dẫn. Khi dạy về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta giáo viên có thể  vận dụng triệt để  kiến thức văn thơ  kháng chiến của nhà thơ  Tố  Hữu vào  những bài dạy ở các chương này. Ví dụ như khi dạy về nguyên nhân thắng lợi của hai cuộc kháng chiến  chống Mĩ giáo viên có thể vận dụng đoạn thơ sau để gây ấn tượng cho học  sinh “ ...31 triệu dân Tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ hiện đại, thô sơ của ngày xưa và của bây giờ với cách mạng đều là vũ khí tên lửa, tên tre, lưỡi lê, lưỡi mác 13
  14. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    và thuyền và xe chân đi vai vác qua núi qua khe mạnh hơn thác trùng trùng vô tận...” Với những lời thơ  ấy, kết hợp với giọng đọc truyền cảm của giáo viên  dạy sẽ khắc sâu được nguyên nhân góp phần làm nên thắng lợi cho cuộc kháng  chiến chống Mỹ hào hùng của nhân dân ta. Học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng  nhận xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự  kiện mình đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ. Đồng thời còn giúp các  em  đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử ­  Là động lực chính đưa cách mạng đến thành công. Không chỉ mô tả về diễn biến của các trận đánh của từng chiến dịch mà  còn hướng cho học sinh đi tìm   hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng  chiến hào hùng của dân tộc ta, để  thấy rằng các em rất xúc động về  những   hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối  với công lao của các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức   bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em. Khi nói về  ý nghĩa “Chiến thắng của Điện Biên phủ”, giáo viên trích  câu thơ: “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” 14
  15. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”                  Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng văn học trong giảng   dạy bộ  môn Lịch sử. Ta có thể  đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn  hay một trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ  thể hóa một vấn đề hay một sự kiện lịch sử đã được học. Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng   dạy Lịch sử không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học  mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh   hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình. Ngoài  ra trong kho tàng văn học Việt  Nam giai đoạn từ sau chiến tranh  thế giới thứ nhất đến nay còn  vô số tác phẩm văn học để  giáo viên có thể sử  dụng nhằm tạo nên sự  hấp dẫn…. giúp học sinh tái  hiện sự  kiện một cách  đầy đủ và sinh động . 2. Một số nội dung tích hợp văn học trong một số bài cụ thể Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất.  Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.  Khi giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp  và khai mỏ, giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ: “ Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh đi vào đất đỏ làm phu Đổi thân được mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” Hoặc: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bụng beo” 15
  16. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Hay: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi mất vợ, khi về mất con” Hoặc: Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu   thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên   liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và   dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân  vô cùng tàn nhẫn…”                                                                          (Trích: Tuyên ngôn độc   lập” Các câu thơ  này và đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập giúp cho học  sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và  giáo dục  lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ  thương yêu những người lao động   chân chính. Ở mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. Khi giảng giáo  viên có thể trích dẫn : “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết  những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa   của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu  dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…” 16
  17. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”                                                                    ( Trích: Tuyên ngôn độc lập) Đây là dẫn chứng chứng tỏ  chính sách bóc lột thâm độc của thực dân   Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ  luận điệu “ Khai phá văn minh” của mẫu  quốc. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh. Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những   năm 1919­ 1925. Ở mục I . Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917­ 1923).   Khi giảng giáo viên có thể  trích dẫn Bản yêu sách của nhân dân An   Nam gồm 8 điểm: 1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị. 2.Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để  người bản xứ  cũng  được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như  người châu âu. Xóa bỏ  hoàn  toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận   trung thực nhất trong nhân dân An Nam 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận. 4. Tự do lập hội và hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. 6. Tự  do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả  các tỉnh cho  người bản xứ. 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. 8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra   tại Nghị viện Pháp để  giúp cho Nghị  viện biết được nguyện vọng của người   bản xứ. ( Trích: Bản yêu sách của nhân dân An Nam) Hoặc:  Khi đọc luận cương của Lê­nin: 17
  18. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    “…Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước “Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi” Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…” Tại mục II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923­1924). Tuyết Mát cơ va sáng ấy lạnh trăm lần Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt Lê Nin mất rồi nhưng Bác chẳng dừng chân Luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đá Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai                                    (Trích: Người đi tìm hình của nước­ Chế Lan   Viên) Hoặc: Tháng giêng, Mạc Tư Khoa tuyết trắng Một người đi quên rét buốt xương Anh tìm ai? Lê­nin vĩ đại Tinh hoa trên đất chất kim cương”                                          ( Trích: Theo chân Bác­ Tố Hữu) Trên đây là dẫn chứng nhằm cung cấp thêm tư liệu cho học sinh “Bản  yêu sách của nhân dân An Nam” của Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị  Véc­ 18
  19. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    xai. Qua các dẫn chứng này chúng ta còn giúp học sinh dễ  nhớ  được các mốc  lịch sử và giáo dục cho học sinh tình cảm của mình dành cho Bác Hồ. Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời.  Mục III. Việt nam quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) Khi nói về  chủ  nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn giáo viên có thể  trích dẫn câu : “ Độc Lập­ Tự Do­ Hạnh Phúc” trong quốc hiệu của nước ta và  liên hệ cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam. a. Dân tộc : Độc lập b. Dân quyền : Tự do. c. Dân sinh : Hạnh phúc. Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám   năm 1945 Mục I. Mặt Trận Việt Minh ra đời.  Khi nói đến sự  kiện Nguyễn Ái Quốc về  nước ngày 28/1/1941 giáo  viên liên hệ : “ Ôi sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn nơ Bác đã về đây . Tổ quốc ơi ! Nhớ thương hòn đất ấm hơi người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi”.                                        ( Trích: Theo chân Bác­ Tố Hữu) 19
  20. “ Tích h   ợp Văn học vào  d   ạy – học  môn     L     ịch sử  lớp 9 – phần lịch sử Việt    Nam ”    Qua  bài thơ này học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác Hồ  về  nước là mùa xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911 ( ba   mươi năm ấy…) Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước   Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Trong mục này giáo viên  cần trích đoạn: Việt Nam độc lập đồng minh Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. Quyết làm cho nước non này,  Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền:  Làm cho con cháu Rồng, Tiên,  Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta. Có mười chính sách bày ra,  Một là ích nước, hai là lợi dân.  Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân, Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền.  Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, Họp hành, đi lại, có quyền tự do.  Nông dân có ruộng, có bò  Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn.  Công nhân làm lụng gian nan,  Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ.  Gặp khi tai nạn bất ngờ,  Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho.  Thương nhân buôn nhỏ, bán to  Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2