Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Lê Lợi đối phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm thực hiện đề tài này, người viết hướng tới việc: chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tình trạng bắt nạt trực tuyến. Từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực giúp học sinh đối phó với tình trạng này. Đề tài cũng hướng đến việc xây dựng một không gian mạng lành mạnh,bổ ích; một môi trường học đường văn hóa, nhân văn hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Lê Lợi đối phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả: Lê Thị Hoa Trang Tổ bộ môn: Ngữ văn Năm thực hiện: 2022 - 2023 Số điện thoại: 0975.111.137 Tân Kỳ, năm 2022
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………….. 1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….. 1 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………... 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……………………………………………. 2 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 2 5. Tính mới của đề tài…………………………………………………………... 3 6. Bố cục của đề tài…………………………………………………………….. 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………… 4 Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn…………………………………….. 4 1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………. 7 2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………. Chương II: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Trường THPT Lê Lợi đối 10 phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến …………………………………………... 1. Nâng cao trách nhiệm của gia đình đối với tình trạng bắt nạt trực 10 tuyến………………………………………………………………………… 2. Phát huy vai trò của nhà trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh về việc sử dụng mạng xã hội…………………………………………….… 13 2.1. Tích hợp lồng ghép giáo dục cách sử dụng internet an toàn trong chương 13 trình giảng dạy……………………………………………………….……….… 2.2. Chính sách ngăn chặn, giải quyết bạo lực bắt nạt tại chỗ………………….. 16 2.3. Thành lập hội đồng học sinh giải quyết vấn đề bắt nạt trực tuyến………… 19 2.4. Tổ chức các câu lạc bộ để phát triển kỹ năng cho học sinh……………….. 20 3. Tăng cường kỹ năng ứng phó và tự bảo vệ của học sinh trước tình trạng bắt 22 nạt trực tuyến …………………………………………………………………... 3.1. Ứng xử trên mạng…………………………………………………………… 22 3.2. Chia sẻ với gia đình và nhà trường………………………………………… 22 3.3. Báo cáo nội dung xấu, chặn tài khoản…………………………………….. 23 3.4. Hạn chế tiếp cận công nghệ, mạng xã hội………………………………… 24 3.5. Trình báo cơ quan chức năng để ngăn chặn hậu quả của bắt nạt trực 24 tuyến……………………………………………………………………………. 25 4. Thiết lập hệ thống bảo mật cho các tài khoản ứng dụng…………………….. 26 Chương III: Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất….
- 1. Mục đích khảo sát……………………………………………………………. 26 2. Nội dung và phương pháp khảo sát…………………………………………. 26 3. Đối tượng khảo sát…………………………………………………………… 27 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất…………………………………………………………………………….. 28 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp được đề xuất………………………………. 28 4.2. Tính khả thi của giải pháp được đề xuất…………………………………... 29 Chương IV: Kết quả thực nghiệm sư phạm……………………………………. 31 1. Kết quả điều tra khảo sát…………………………………………………….. 31 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm…………………………………………….. 33 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………... 36 1. Kết luận……………………………………………………………………… 36 2. Định hướng………………………………………………………………….. 36 3. Đề xuất, kiến nghị…………………………………………………………… 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………... 38 PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 39
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mạng xã hội có thể ví như là một cánh cửa thần kỳ, nơi chúng ta có thể giao lưu, kết bạn trực tuyến với mọi người trên thế giới. Đó còn là nơi để mình giải trí, học hỏi và dễ dàng lan tỏa những điều tích cực, những kiến thức, hiểu biết cho nhiều người khác. Những cái tên như Facebook, Zalo, Instagram…dần trở nên phổ biến. Với vô số tính năng đa dạng, các ứng dụng này cho phép người dùng kết nối, tiếp nhận, chia sẻ thông tin một cánh nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, các nền tảng mạng xã hội cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại. Một bộ phận không nhỏ người sử dụng đã “thuận tay” mượn mạng xã hội làm công cụ cho những hành vi xâm hại tới cá nhân, tổ chức vì những lí do trên trời dưới biển của bản thân mình. Việc mượn các môi trường mở như mạng xã hội để lạm dụng quyền tự do ngôn luận quá mức đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nạn nhân, cả về thể xác lẫn tinh thần. Khiến cho không gian mạng trở nên thiếu lành mạnh và văn minh. Bắt nạt luôn là một vấn nạn trong trường học. Vấn đề này đã trở thành trung tâm của nhiều nghiên cứu từ năm 1970. Tuy nhiên, một hình thức mới của bắt nạt là bắt nạt trực tuyến hiện đang trở thành mối lo ngại của học sinh trong thế kỷ XXI. Thay vì chỉ bắt nạt tại trường, học sinh bắt đầu sử dụng công nghệ như máy tính và điện thoại để bắt nạt lẫn nhau. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhiều trường hợp học sinh bị bắt nạt trực tuyến đã xảy ra, để lại hậu quả là những vụ tự sát thương tâm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể thấy đây là hình thức bắt nạt vô cùng nguy hiểm, bởi hậu quả mà nó để lại không chỉ là những vết thương trên thân thể như bắt nạt thông thường, mà còn tác động đến mối quan hệ xã hội, học tập, gây ra tổn thương tâm lý, tinh thần, thậm chí là cả tính mạng. Địa phương Tân Kỳ là một trong những huyện có điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy, nhiều học sinh Trường THPT Lê Lợi cũng được gia đình trang bị cho những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính. Hơn nữa, nắm bắt tâm lý lứa tuổi thích thể hiện bản thân, thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ nên một số hộ kinh doanh đã mở các tiệm Internet tương đối gần trường. Việc được tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính là điều kiện thuận lợi để các bạn trao dổi, tìm kiếm thông tin, liên lạc và mở rộng kết nối ra bên ngoài. Tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng các ứng dụng mạng không đúng mục đích cũng đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng học sinh sử dụng mạng xã hội để làm công cụ bắt nạt đang dần trở nên phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình học tập, sức khỏe giảm sút, tâm lý thay đổi tiêu cực, mà các mối quan hệ bạn bè, người thân cũng ngày càng xa cách. 1
- Từ thực trạng đáng lo ngại trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Lê Lợi đối phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến”. Với mong muốn phần nào giúp tất cả các bạn học sinh nói chung và học sinh trường THPT Lê Lợi nói riêng có kỹ năng ứng phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến. Từ đó xây dựng một không gian mạng lành mạnh, bổ ích; một môi trường học đường văn hóa, nhân văn hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết hướng tới việc: chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tình trạng bắt nạt trực tuyến. Từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực giúp học sinh đối phó với tình trạng này. Đề tài cũng hướng đến việc xây dựng một không gian mạng lành mạnh, bổ ích; một môi trường học đường văn hóa, nhân văn hơn. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: học sinh Trường THPT Lê Lợi. Phạm vị khảo sát: Tại Trường THPT Lê Lợi. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài trên, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng tổng hợp các phương pháp: tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá, so sánh. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát trực tiếp những hiện tượng, những biểu hiện của học sinh bị bắt nạt trực tuyến tại Trường THPT Lê Lợi. Từ đó có ghi chép, thống kê cụ thể kết quả quan sát được. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: có phần mở đầu và kết thúc, sử dụng các câu văn ngắn gọn, súc tính, hợp lý. Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra bằng phiếu khảo sát ý kiến của các bạn học sinh Trường THPT Lê Lợi. + Phương pháp nghiên cứu thống kê: Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu khảo sát và qua quan sát một cách khách quan để đưa ra những con số chính xác nhất. - Phương pháp xử lý số liệu: Với kết quả phỏng vấn và các dữ liệu lí thuyết thu thập được, nhóm tác giả xem xét kỹ lưỡng, phân tích, tổng hợp theo từng chủ đề. Sau đó thống kê các số liệu thu thập được. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2
- 5. Tính mới của đề tài Đề tài đã làm rõ hơn khái niệm bắt nạt trực tuyến, mạnh dạn chỉ ra thực trạng của tình trạng bắt nạt trực tuyến – một trong những vấn nạn trong đời sống xã hội hiên nay. Từ đó, nêu cao nhận thức về hậu quả của việc bị bắt nạt trực tuyến. Đồng thời giúp học sinh có những kỹ năng, biện pháp để đối phó với tình trạng này. Lần đầu tiên có đề tài nghiên cứu về nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp đối phó tình trạng bắt nạt trực tuyến ở lứa tuổi học sinh THPT tại Trường THPT Lê Lợi – huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Đề tài đã đề xuất ra những biện pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm đối phó tình trạng bắt nạt trực tuyến tại Trường THPT Lê Lợi nói riêng và các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói chung. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo; đề tài được trình bày trong ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương II: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Lê Lợi đối phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến. Chương III: Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của những giải pháp được đề xuất Chương IV: Kết quả thực nghiệm sư phạm 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm Theo Cambridge Dictionary, Bắt nạt trực tuyến (bắt nạt qua mạng) hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Cyberbullying. Đây là từ dùng để chỉ những hành động sử dụng Internet nhằm hãm hại hoặc đe dọa người khác. Hoặc Cyberbullying (bắt nạt hoặc đe dọa trực tuyến) là những hành động làm tổn hại, quấy rầy người khác bằng công nghệ thông tin (mạng internet, trang mạng xã hội, thiết bị điện tử,…) được biểu hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, kẻ bắt nạt qua mạng thường gửi cho nạn nhân những tin nhắn khiếm nhã, gây ảnh hưởng tâm lý. Từ điển Merriam-Webster cũng chỉ ra rằng, thuật ngữ Cyberbullying được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1998 và được lý giải là hành động đăng tải lên mạng những thông tin ác ý về một người khác. Hầu hết những hành động này được thực hiện dưới hình thức ẩn danh. Họ sợ danh tính của họ bị, lộ họ chỉ thích chĩa mũi dìu về phía nạn nhận cười cợt và không có ý tốt gì đối với nạn nhân cả. 1.2. Những dạng cơ bản của bắt nạt bắt truyến Bắt nạt trực tuyến (cyber bullying) đang là một vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu, gây ra những tác động tiêu cực đến thành tích học tập, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của học sinh. Đây là hành vi cố ý sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để gây tổn thương hoặc khó chịu cho người khác. Đối tượng bắt nạt có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để quấy rối, hãm hại người khác… Theo UNESCO, bắt nạt qua Internet thường được thể hiện qua những hành vi sau đây: Đầu tiên là quấy rối: Đây là một dạng thức phổ biển của bắt nạt trực tuyến. Đối tượng bắt nạt sử dụng những hành động công kích như: nhắn tin, gửi các thông điệp thô lỗ nhằm mục đích xúc phạm, lạm dụng hoặc bạo hành người khác. Thậm chí, họ còn chửi bới, viết những bình luận tiêu cực, chia sẻ những bức hình gây khó chịu, xấu hổ ở trên mạng xã hội hoặc trong các trò chơi điện tử trực tuyến. Điều này khiến nạn nhân tủi hổ, trầm cảm và có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực. Gây đau khổ: Cố tình sử dụng các ngôn ngữ công kích để tiến hành các cuộc tranh luận ở trên mạng xã hội. Mục đích là thu hút nhiều người vào cuộc tấn công gây đau khổ cho người khác. Phỉ báng: Gửi các thông tin giả mạo, không đúng sự thật và gây tổn hại cho người khác. Có thể là chia sẻ hình ảnh của người khác với mục đích lan truyền tin xấu và lời thị phi để chế giễu. Mạo danh: Tình trạng đột nhập vào các tài khoản email hay mạng xã hội hoặc lập các trang giả mạo người khác để đăng gửi các tin khiêu dâm hoặc tài liệu đáng xấu hổ của người bị bắt nạt. 4
- Phát tán và lừa đảo: Chia sẻ các thông tin cá nhân hay lừa đảo nhằm lấy các thông tin bí mật của một người để chuyển tiếp cho người khác bao gồm cả hình ảnh, video, đoạn tin nhắn,… Cô lập: Hành động cố tình loại bỏ một ai đó ra khỏi nhóm tin nhắn hoặc các nhóm khác trên mạng xã hội, trang mạng chơi game,… Bám theo trên mạng: Đề cập đến sự lặp đi lặp lại các hành động như gửi tin nhắn, thông điệp đe dọa, quấy rối để làm tổn thương một người nào đó qua mạng xã hội và các kênh trực tuyến. 1.3. Nguyên nhân Sự gia tăng trong quyền truy cập vào nền tảng số cũng như trong thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ em và thanh thiếu niên khiến nhóm người này có nguy cơ bị đe dọa trực tuyến cao hơn. Một số lượng lớn học sinh không nhận thức được những rủi ro mà chúng có thể gặp phải khi tiếp cận với Internet. Vấn nạn bắt nạt trực tuyến có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: a. Hình thức trả thù gián tiếp Một số người do các sức ép đến từ cuộc sống đời thường, họ liên tục phải đối diện với những căng thẳng, mệt mỏi, vất vả hoặc bản thân đã từng là nạn nhân của tình trạng bắt nạt làm ảnh hưởng đến tâm lý thì sẽ có nhiều xu hướng muốn trút giận lên người khác. Họ có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để trả đòn đối với những người đã từng bắt nạt hoặc gián tiếp bắt nạt họ. Họ muốn người khác cũng phải trải qua những điều giống mình. b. Do không sợ bị phát hiện Thông thường, những người thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến sẽ cố tình che giấu danh tính, họ tạo lập nhiều tài khoản ảo để hạn chế nguy cơ bị phát hiện. Đồng thời, các hành vi bạo hành qua mạng rất khó để xác định danh tính thủ phạm bởi các đối tượng xấu không bao giờ sử dụng thông tin chính xác của bản thân. Do đó, thủ phạm sẽ luôn cảm thấy an toàn bởi bản thân khó có thể bị bại lộ, họ có thể thoải mái thực hiện làm những điều mà bản thân mong muốn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính mình. c. Do khao khát quyền lực Những đối tượng bắt nạt người khác qua mạng xã hội luôn có suy nghĩ rằng bản thân luôn đúng, họ tự cho mình cái quyền được phán xét, chỉ trích, lăng mạ người khác. Họ cho rằng mình có quyền lực để đánh giá đúng sai hoặc họ cho rằng bản thân của nạn nhân đáng phải gánh chịu những sự tổn thương. Ngoài ra, một số trường hợp khác, người bắt nạt trực tuyến còn mang tâm lý rằng, nếu bản thân không làm thì cũng sẽ có người khác làm như vậy và họ tự cho mình cái quyền ngang nhiên xúc phạm, mắng chửi người khác. 5
- d. Khao khát thể hiện bản thân Theo khảo sát, những thủ phạm bắt nạt trực tuyến đều thuộc độ tuổi vị thành niên, những người trẻ tuổi. Ở lứa tuổi này, họ luôn có mong muốn được trở thành người trưởng thành, khao khát khẳng định bản thân qua các hành vi bạo hành, ức hiếp người khác. Đặc biệt hơn, khi những hành vi bắt nạt của mình được tung hô, ca ngợi họ sẽ càng trở nên tự mãn hơn. e. Xem như trò tiêu khiển mạng Nhiều người thực hiện hành vi khiêu khích người khác nhưng không thể ý thức được những điều sai trái mà mình đang làm sẽ gây tổn thương đến người khác. Họ cho rằng đây chỉ là một trò đùa, một trò chơi vô hại để tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống của mình. Có thể do cuộc sống của họ quá tẻ nhạt, vô vị và không nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của những người xung quanh nên họ có xu hướng mắng chửi người khác và xem đó là một “thành công” của riêng mình. Cyberbullying được nhiều bạn trẻ xem như một thú vui giải trí trong cuộc sống f. Do thù ghét, ganh tỵ Các hành vi bắt nạt trực tuyến đôi lúc xuất phát từ cảm giác ganh ghét, đố kỵ với những điều mà người khác có được. Họ thường nhắm vào các đối tượng có sắc đẹp, tiền bạc, địa vị cao nhằm hạ nhục, đạp đổ họ. Thông thường là đe dọa tung các đoạn tin nhắn, ảnh nóng hoặc uy hiếp tống tiền. 1.4. Một số dấu hiệu để nhận biết nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến Luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, tuyệt vọng khi sử dụng mạng xã hội hoặc cảm giác này sẽ kéo dài sau đó. Tức giận, khó chịu hoặc hoảng loạn, mất kiểm soát sau khi nhìn thấy các nội dung đe dọa, hạ nhục, chửi bới trên mạng. Có xu hướng né tránh, không muốn tụ tập với bạn bè, gia đình. Thay đổi tâm trạng bất thường, khó kiểm soát suy nghĩ của bản thân. Mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống. Có cảm giác lo lắng, bất an, kích động khi có thông báo tin nhắn, email mới. Có nhiều xu hướng không muốn tiếp tục sử dụng điện thoại, máy tính hoặc liên tục theo dõi các nền tảng xã hội để biết được các tin tức công kích, xúc phạm bản thân. Né tránh các cuộc thảo luận có liên quan đến mạng xã hội. Các cảm xúc tiêu cực liên tục xuất hiện khiến cho nạn nhân cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt sức lực, stress, trầm cảm. 1.5. Hậu quả của bắt nạt trực tuyến Các vấn đề về cảm xúc: Một trong những tác hại to lớn mà nạn bắt nạt trực tuyến có thể gây ra đó chính là sự thiếu hụt về mặt cảm xúc. Nạn nhân sẽ không có được cảm giác an toàn, luôn cảm thấy bản thân bị dò xét, theo dõi. Thậm chí nhiều 6
- người còn rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng quá mức. Chỉ cần một tiếng báo tin nhắn, thông báo email, cuộc gọi mới cũng khiến họ bị kích động, lo sợ. Rối loạn liên quan đến stress: Những người là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến sẽ luôn cảm thấy bất an, suy sụp, chán nản. Nhưng đối tượng này dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, phiền muộn, lạc lõng, trầm cảm, kèm theo các triệu chứng căng thẳng thần kinh như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt,… Gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống: Những thông tin bôi nhọ, sỉ nhục, lăng mạ trên các trang mạng xã hội rất dễ lan rộng và làm ảnh hưởng đến đời sống bình thường của nạn nhân. Họ có thể đứng trước nguy cơ bị thôi học, cho nghỉ việc hoặc gặp phải nhiều khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ. Tự tử: Khi phải liên tục gánh chịu và đối mặt với vô vàn các sức ép từ mạng xã hội, nạn nhân sẽ dễ hình thành các suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ thực hiện hành vi tự sát càng tăng cao. Theo số liệu thống kê nhận thấy, những người bị bắt nạt trên mạng xã hội sẽ có xu hướng nghĩ đến cái chết gấp 2 đến 9 lần so với người bình thường. 2. Cơ sở thực tiễn Bắt nạt trực tuyến hiện đang là vấn đề gây nhức nhối tại bất cứ quốc gia nào trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Hiện nay, song song với sự phát triển của việc sử dụng mạng xã hội trên khắp thế giới, những kẻ bắt nạt đã tinh vi và biết tận dụng internet để thực hiện các hành vi xấu xa của mình. Theo như số liệu thống kê của UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund) cùng với đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc (SRSG) về nạn bạo lực trẻ em. Tháng 6 năm 2019, trong một cuộc thăm dò và khảo sát những với hơn 170.000 đối tượng trẻ vị thành niên là nạn nhân của Cyberbullying đã cho thấy: 1/3 những người trẻ cho rằng họ là nạn nhân của nạn bắt nạt trực tuyến, trên tổng số 1/5 người tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ đã nghỉ học do áp lực của việc bắt nạt qua mạng xã hội và bạo lực. Tổ chức chống nạn bắt nạt Ditch The Label cũng đã làm một cuộc khảo sát trên hơn 1000 bạn trẻ ở độ tuổi từ 12 - 20 tuổi, vào tháng 7 năm 2017. Kết quả cho thấy: 42 % bị bắt nạt bằng lời nói qua mạng xã hội Instagram, 37 % bị bắt nạt qua Facebook, số còn lại 31 % thì bị bắt nạt qua Snapchat. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát quy mô rộng với 1609 học sinh THPT tại 6 trường học tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ về vấn đề Cyberbullying (bắt nạt qua mạng) và Social Isolation (cô lập xã hội). Bảng khảo sát thông qua hệ thống câu hỏi tự điền hoặc ẩn danh. Khảo sát cho thấy, số học sinh nữ có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nam, học sinh thành phố có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn học sinh ở nông thôn. 24% học sinh (tham gia khảo sát) bị bắt nạt trên mạng. Rất nhiều sự việc đau lòng đã xảy ra từ vấn nạn này. Nó là hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội về tình trạng bắt nạt trực tuyến. 7
- Cách đây gần 7 năm những người dân xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn còn xót xa trước cái chết đầy tức tưởi, oan uổng của một nữ sinh tên L. trường THPT Hai Bà Trưng vừa học hết lớp 12 đã uống thuốc diệt cỏ tự tử. Câu chuyện xuất phát từ việc một số bạn nam trong lớp ghép ảnh chân dung của L. vào hình nhạy cảm rồi đưa lên mạng Facebook nên cả lớp cùng xem được. Thấy vậy, một số bạn đã trêu đùa, chọc ghẹo. Không chịu được những lời trêu chọc ác ý của bạn bè, L. đã uống thuốc diệt cỏ. Mặc dù được các bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai đã hết lòng cứu chữa, nhưng do lượng thuốc diệt cỏ vào cơ thể quá nhiều nên L. đã ra đi trong sự đau đớn, xót xa của gia đình. Vào tháng 3 năm 2018, dư luận xã hội cũng không khỏi bàng hoàng về vụ việc nữ sinh H.T.L. (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) tự tử dưới ao trong nhà, để lại bức thư với nội dung “con xin lỗi bố mẹ”. Đáng chú ý, nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng của H.T.L. được cho là vì clip ghi lại cảnh L. và một bạn trai trong lớp hôn nhau bị phát tán trên mạng xã hội đã thu hút hàng triệu lượt xem kèm theo nhiều bình luận ác ý. Một tình huống khác là học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Khánh Hòa) châm lửa đốt trường. Nữ sinh này từng đăng lên Facebook rằng nếu đủ 1.000 like sẽ tới đốt trường với mục đích gây sự chú ý. Khi đủ 1.000 like, bạn bè trên Facebook đã ép em đốt trường nếu không sẽ bị đánh. Nữ sinh này đã hành động dại dột khiến em bị bỏng hai chân, may không gây hậu quả nghiêm trọng cho ngôi trường. Đây là một trong 3 câu chuyện đáng buồn nhưng điển hình cho tình trạng học sinh bị bắt nạt qua mạng xã hội. ( Hình ảnh sưu tầm: nữ sinh châm lửa đốt trường vì câu like trên Facebook) Thực tế tại Trường THPT Lê Lợi - Huyện Tân Kỳ: theo số liệu thống kê cứ 10 em thì có khoảng 4 em là nạn nhân của tình trạng bắt nạt trực tuyến. Trước khi áp dụng các biện pháp, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ ở các trường THPT: Trường THPT Lê Lợi; Trường THPT Tân Kỳ; Trường THPT Tân Kỳ 3. 8
- Câu hỏi khảo sát: Bạn hiểu gì về bắt nạt trực tuyến (Chỉ trả lời: hiểu hoặc chưa hiểu). Mỗi trường phát ngẫu nhiên cho 100 bạn (cả nam và nữ) Kết quả thu được như sau: Trường THPT Số lượng Hiểu Chưa hiểu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % THPT Lê Lợi 100 32 32% 68 68% THPT Tân Kỳ 100 38 38% 62 62% THPT Tân Kỳ 3 100 30 30% 70 70% (Bảng: Kết quả thống kê học sinh có kiến thức về tình trạng bắt nạt trực tuyến) Nhận xét: Qua bảng khảo sát trên, chúng ta nhận thấy: số học sinh có hiểu biết về tình trạng bắt nạt trực tuyến vấn còn chiếm số lượng ít. Phải chăng là do đặc thù của vùng miền núi Tân Kỳ? Hay các bạn chưa nhận thức đầy đủ những hậu quả của bắt nạt trực tuyến? (Hình ảnh tin nhắn: học sinh bị bắt nạt trực tuyến tại trường THPT Lê Lợi) Ngoài việc thực hiên khảo sát, tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp học sinh tại Trường THPT Lê Lợi. Một số câu hỏi quen thuộc như: Bắt nạt trực tuyến là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bắt nạt trực tuyến? Học sinh bị bắt nạt trực tuyến dẫn đến những hậu quả như thế nào? Những biện pháp hướng dẫn học sinh đối phó với tình trạng bắt nạt trực tuyến tại Trường THPT? Là một học sinh, bạn sẽ làm gì để phòng tránh tình trạng bắt nạt trực tuyến? Kết quả cho thấy, học sinh khi bị bắt nạt trực tuyến sẽ lựa chọn những cách ứng phó khác nhau như: - Ứng phó bằng cách chia sẻ: + Em kể về việc mình bị bắt nạt với bố mẹ em để tìm cách ngăn chặn. + Em tìm kiếm lời khuyên ở trên mạng. + Em tìm lời khuyên từ bạn bè/ người lớn. + Em kể về việc mình bị bắt nạt với thầy cô giáo để tìm cách ngăn chặn. 9
- + Em báo việc này với người quản lí trang mạng đó. + Em báo công an. - Ứng phó bằng suy nghĩ, nhận thức: + Em coi đó là chuyện bình thường. + Em nghĩ là những sự việc như vậy là những điều bình thường hay xảy ra trên mạng internet. + Em nghĩ là những thứ như thế không thể làm em bị tổn thương. + Em nghĩ rằng chuyện đó không có gì là nghiêm trọng. + Em không chú ý đến nó + Em quyết định bỏ qua việc này + Em nghĩ việc đó chỉ xảy ra trên mạng, nó không phải là thật. - Ứng phó bằng cách trả đũa: + Em làm điều giống thế hoặc tương tự với người đó qua mạng hoặc qua điện thoại (bắt nạt lại qua mạng hoặc điện thoại) + Em làm điều gì đó tương tự với người đó trong cuộc sống thực (bắt nạt lại trong đời thực) + Em lưu lại bằng chứng của việc bắt nạt để trả thù sau này. - Ứng phó bằng cách né tránh: + Em xóa tên người bắt nạt mình trong danh sách liên lạc. + Em xóa hồ sơ cá nhân trên trang web nơi em bị bắt nạt. + Em chặn tài khoản để người bắt nạt em không liên lạc với em được. Từ những trao đổi trên, tôi đã tìm hiểu, tổng hợp nguyên nhân, hậu quả và đưa ra những giải pháp phù hợp giúp học sinh đối phó với tình trạng này. Với mong muốn, rèn luyện cho các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những trò đùa ảo. Qua đó, giảm thiểu những tổn thương, những ám ảnh tâm lý mà vấn nạn này gây ra. CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG BẮT NẠT TRỰC TUYẾN 1. Nâng cao trách nhiệm của gia đình đối với tình trạng bắt nạt trực tuyến Jose Carreras đã từng nói: “Tôi có một nơi ẩn náu tuyệt vời, đó là gia đình. Tôi có mối quan hệ tuyệt vời với anh chị em của tôi. Điều này khiến tôi cảm thấy mình luôn biết mình thuộc về nơi đâu”. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có một gia đình. Đó là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên, nơi tiếp thêm cho ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trên đường đời, nơi chào đón ta mỗi lần trở về. Trong 10
- quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và cha mẹ chính là chỗ dựa tinh thần tốt nhất để bạn có thể mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Trong việc phòng chống tình trạng bắt nạt trực tuyến, mỗi chúng ta luôn cần sự trợ giúp, hỗ trợ từ chính những người thân của mình. Phụ huynh hãy là một người bạn luôn bên cạnh con, liên tục theo dõi thiết bị di động và các hành vi trực tuyến của con để luôn chuẩn bị tốt cho mọi mối đe dọa tiềm ẩn đến với con mình. Trước tiên, mỗi gia đình cần lắp đặt máy tính ở khu vực chung trong nhà để có thể giám sát việc sử dụng mạng xã hội của con. Bố mẹ cũng nên tìm hiểu về các trang mạng xã hội, dần làm quen với facebook, zalo, tiktop, twitter… hiểu thêm về những tiện ích mà con đang sử dụng. Đồng thời có thể đề nghị con cho xem trang cá nhân của chúng. Đây là việc làm cần thiết giúp phụ huynh quản lý việc sử dụng mạng xã hội. Từ đó, có định hướng đúng đắn cho con em mình trong việc tham gia vào các trang mạng. Hơn nữa, mỗi gia đình cần đặt giới hạn thời gian sử dụng sử dụng Internet, giải thích lý do vì sao lại làm như vậy và thảo luận với các con những quy tắc để cả nhà cùng dùng Internet an toàn. Việc cài đặt công cụ hỗ trợ lọc nội dung online trong mỗi gia đình cũng vô cùng cần thiết. Việc làm này có thể giúp ẩn đi những nội dung độc hại trên Internet bao gồm: nội dung khiêu dâm, nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố…, nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý…, nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech. Phụ huynh cũng cần thường xuyên trò chuyện với con về các vấn đề liên quan trực tuyến. Phát hiện những dấu hiệu bất ổn mà con đang gặp phải. Một số dấu hiệu cho thấy con là nạn nhân của bắt nạt trên mạng như: - Trốn học - Thành tích học tập giảm sút không rõ nguyên nhân - Xấu hổ, lo lắng, chán nản, căng thẳng - Thay đổi cảm xúc bất chợt - Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích - Thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống - Ngừng sử dụng máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào - Cố gắng tự làm hại bản thân hoặc đe dọa tự tử, v.v. Hãy cho con biết, chúng có thể tìm bạn để giúp đỡ nếu thấy điều gì đó khác lạ, gây khó chịu hoặc nguy hiểm. Tư vấn cho con, đưa ra những lời khuyên hữu ích và các giải pháp thiết thực để con có kỹ năng ứng phó khi gặp phải tình trạng bắt nạt trên mạng. Cụ thể như: 11
- Giáo dục con về hành vi bắt nạt: Một khi các con biết bắt nạt là gì, con sẽ có thể dễ dàng xác định nó hơn, cho dù nó đang xảy ra với các con hay ai khác. Đừng thờ ơ, hãy nói chuyện cởi mở và thường xuyên với con cái của bạn: Cha mẹ càng nói nhiều với con mình về hành vi bắt nạt, các con sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn nếu các con nhìn thấy hoặc là nạn nhân của nó. Kiểm tra con hàng ngày và hỏi han về thời gian của các con ở trường, các hoạt động của các con trên mạng, không chỉ hỏi về các lớp học và hoạt động của các con mà còn về cảm xúc của các con. Tuy nhiên, việc hỏi han, quan tâm con cần đúng cách, cần cân bằng giữa giữa bảo vệ và giám sát, tránh trường hợp các con cảm thấy mình bị giám sát và quản lý quá nhiều. Hơn nữa, nếu con là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, phụ huynh khuyên con không nên che dấu hay chịu đựng một mình khi bị bắt nạt. Hãy tìm người thân để chia sẻ và tìm hướng giải quyết đúng đắn. Không nên phản ứng theo kiểu đổ lỗi hay bỏ qua hoặc chỉ đối phó với những kẻ bắt nạt. Bởi nỗi đau về mặt cảm xúc khi bị bắt nạt có thể tác động lâu dài, trở thành nỗi ám ảnh đối với mỗi đứa trẻ. Giúp con bạn trở thành một tấm gương tích cực: Thông thường sẽ có ba bên liên quan tới hành vi bắt nạt: nạn nhân, thủ phạm và người đứng ngoài cuộc. Ngay cả khi đứa trẻ không phải là nạn nhân của bắt nạt, các con cũng có thể ngăn chặn bắt nạt bằng cách hòa nhập, tôn trọng và tử tế với bạn bè của mình. Nếu chứng kiến hành vi bắt nạt, họ có thể ủng hộ nạn nhân, hỗ trợ hoặc đặt câu hỏi về các hành vi bắt nạt. Đồng thời giúp bạn mình tìm kiếm sự trợ giúp từ những người có kiến thức và kinh nghiệm. Xây dựng sự tự tin cho con: Khuyến khích con ghi danh vào các lớp học hoặc tham gia các hoạt động mà các con yêu thích trong cộng đồng. Hãy là một hình mẫu: Trẻ em coi cha mẹ như những tấm gương về cách cư xử, kể cả những gì đăng trực tuyến. Vì vậy, hãy chỉ cho con cách đối xử tử tế và tôn trọng với những người xung quanh mình. Đặc biệt là thông qua những hành động hành ngày của mình. Hãy là một phần của trải nghiệm trực tuyến của các con: Làm quen với các nền tảng mà con bạn sử dụng, giải thích cho con bạn cách thế giới trực tuyến và ngoại tuyến được kết nối và cảnh báo các con về những rủi ro khác nhau mà các con sẽ gặp phải khi trực tuyến. Khuyên con không phản ứng hay trả đũa với bất kỳ mối đe dọa hoặc bình luận mang tính đe dọa, bắt nạt nào và cũng không nên xóa bất kỳ tin nhắn nào. Bằng cách chống trả, bản thân con sẽ trở thành kẻ bắt nạt. Thay vào đó, hãy in chúng ra, bao gồm cả địa chỉ email, tên người gửi... Bạn sẽ cần các tin nhắn để xác minh và chứng minh đã bị đe dọa trực tuyến. Ngoài ra, mỗi phụ huynh hãy là một người cha người mẹ thông thái khi phán xét sự việc. Đừng đổ lỗi và cũng đừng đe dọa sẽ lấy đi máy tính của con nếu chúng bị bắt nạt trên mạng. Điều này chỉ khiến trẻ trở nên khép kín và giữ bí mật với 12
- mình. Trong quá trình con học tập và tham gia các hoạt động, cần nhờ nhân viên tư vấn của trường theo dõi xem liệu con có bị bắt nạt trong khi học ở trường hay không. Nếu có các mối đe dọa bạo lực thể xác hoặc bắt nạt trực tiếp, hãy thông báo đến cơ quan chức năng và nhờ sự can thiệp của pháp luật. Tất cả những giải pháp này từ gia đình sẽ phần nào tạo nên một chỗ dựa an toàn cho các bạn trẻ, giúp cho chúng có thể an tâm học tập. Từ đó, những mặc cảm tâm lý, những suy nghĩ tiêu cực cũng dần thay đổi. Đứa trẻ sẽ có cảm giác an toàn ngay chính trong ngôi nhà của mình, dù có thể ngoài kia nhiều cạm bẫy, khó khăn. 2. Phát huy vai trò của nhà trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh về việc sử dụng mạng xã hội 2.1. Tích hợp lồng ghép giáo dục cách sử dụng internet an toàn trong chương trình giảng dạy Hiện nay với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão, việc sử dụng internet luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường bên cạnh những cơ hội thúc đẩy. Những nguy cơ có thể ảnh hưởng lớn đến trẻ em khi tham gia sử dụng internet như: Thứ nhất, trẻ em bị mất cân bằng giữa thế giới thực và các hoạt động trên mạng xã hội, internet. Trẻ có thể bị dụ dỗ, lôi kéo vào các trò chơi, cờ bạc và lạm dụng quá mức dẫn đến tình trạng nghiện internet. Thứ hai, các thông tin cá nhân, riêng tư vô tình bị kích hoạt bởi những trải nghiệm thiếu suy nghĩ của trẻ em. Tính bảo mật của các tài khoản, thông tin dễ dàng bị kẻ xấu theo dõi, xâm nhập và trục lợi. Thứ ba, những trường hợp bạo lực, quấy rối… được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội cũng sẽ tác động đến tâm lý, khiến trẻ trở nên sợ sệt, nhút nhát. Trẻ có thể sẽ trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm. Thứ tư, với hệ thống thông tin khổng lồ có sẵn trên nền tảng internet, trẻ em rất khó để có thể tránh khỏi những thông tin giả, sai lệch, xuyên tạc… Từ đó, ảnh hưởng đến nhận thức và tâm sinh lý của trẻ. Cuối cùng, chỉ với những cú click truy cập vào những phần mềm độc hại, các đường link, file được cài đặt sẵn, virus sẽ xâm nhập vào các thiết bị và đánh cắp những thông tin bảo mật, tài khoản cá nhân của người dùng. Theo một khảo sát của Google và Qualtrics về ý kiến của cha mẹ đối với sự an toàn trên mạng trong đầu năm 2022, mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh là: thói quên lành mạnh trên môi trường số, quyền riêng tư - bảo mật và nội dung không phù hợp. Tuy nhiên, cứ 3 phụ huynh thì có 1 người cảm thấy con mình không hiểu rõ các vấn đề về sự an toàn trên mạng; khi độ tưởi trung bình của trẻ sở hữu điện thoại di động là 9, nhưng độ tuổi trung bình của trể được trò chuyện về sự an toàn trên mạng lại là 13, nghĩa là có 4 năm thiếu sự trao đổi về an toàn mạng với trẻ. 13
- Theo quyết định số 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” cũng đưa ra một số nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như: chủ trì xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “Bộ kỹ năng số”; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thúc đẩy trao đổi hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho trẻ em tại trường học. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tại các trường học nói chung và Trường THPT Lê Lợi nói riêng đã tích hợp lồng ghép giảng dạy về Internet an toàn trong các giờ học. Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường mong muốn hỗ trợ và giúp học sinh được tương tác và sáng tạo trên không gian mạng lành mạnh. Đặc biệt, giáo dục cho các em kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng kiên định và khả năng ứng phó trước tình trạng bắt nạt trực tuyến. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, định hướng và hình thành ở học sinh kỹ năng ứng xử có văn hóa trên mạng. Các hoạt động giáo dục có thể được đa dạng hóa như: phỏng vấn, thuyết trình, vẽ tranh truyên tuyền, giờ sinh hoạt theo chủ đề, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, tổ chức thi trực tuyến… mục đích khơi dậy hứng thú tham gia của học sinh. Đồng thời thay đổi khả năng và hiệu quả tiếp cận thông tin cho học sinh đối với vấn đề bắt nạt trực tuyến. Ví dụ: Giờ sinh hoạt chủ đề: Học sinh THPT với tình trạng bắt nạt trực tuyến. Giáo viên sẽ tổ chức giờ sinh hoạt với nhiều hoạt động trò chơi đa dạng như: - Trò chơi mảnh ghép thông minh: Có một bức tranh ẩn dưới 6 mảnh ghép. Mỗi đội chơi có quyền lựa chọn một mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với một câu hỏi. Trả lời đúng, mảnh ghép được lật ra. Từ mảnh ghép thứ 4, các đội được quyền giơ tay để xin trả lời chủ đề liên quan đến bức tranh bí ẩn. Đội nào giải nhanh hơn, đúng nhiều hơn, sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Các đội sẽ lần lượt giải đáp 6 câu hỏi kiến thức và hình ảnh để tìm ra đáp án cuối cùng. + Câu hỏi 1: Đây là khái niệm dùng để chỉ một nền tảng trực tuyến với nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối bất cứ đâu? (mạng xã hội) + Câu hỏi 2: Hình ảnh này gợi cho em biết về vấn nạn gì? (bạo lực) + Câu hỏi 3: Điền từ còn thiếu vào đoạn thơ sau? (học trò) 14
- “Xin cho tôi trở lại tuổi………. Mười tám đôi mươi với nhiều mơ ước Được cùng chúng bạn mỗi ngày đến lớp Sống hồn nhiên, tư lự chẳng âu lo?” + Câu hỏi 4: Rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, stress, suy nghĩ bi quan, tiêu cực …. Đây là những dấu hiệu của dạng tổn thương nào? (tổn thương tâm lý) + Câu hỏi 5: Tổng đài 113 là đường dây nóng được dùng trong trường hợp khẩn cấp nào? (công an) + Câu hỏi 6: Khi chứng kiến những sự việc, những hành vi trái với pháp luật, với chuẩn mực đạo đức xã hội, em sẽ có thái độ như thế nào? (lên án/ phê phán) - Trò chơi: hỏi nhanh, đáp đúng (Bức tranh bí ẩn: bắt nạt trực tuyến) + Câu 1: Bắt nạt trực tuyến” còn có tên gọi khác là gì? (bắt nạt qua mạng) + Câu 2: Theo Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, bắt nạt trực tuyến có được xem là hành vi vi phạm pháp luật hay ko? A. Không B. Có + Câu 3: Những hành vi nào sau đây được xem là bắt nạt trực tuyến? A. Cố tình sử dụng các ngôn ngữ công kích để tiến hành các cuộc tranh luận ở trên mạng xã hội. Mục đích là thu hút nhiều người vào cuộc tấn công gây đau khổ cho người khác. B. Gửi tin nhắn đe dọa, gửi thông điệp, thô lỗ, ác ý gây tổn thương trên các nền tảng mạng xã hội cho người khác. C. Đột nhập vào các tài khoản email hay mạng xã hội hoặc lập các trang giả mạo người khác để đăng gửi các tin xấu hoặc tài liệu đáng xấu hổ của người bị bắt nạt.. D. Tất cả các phương án trên + Câu 4: Dấu hiệu để nhận biết nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến là gì? A. Bị bạo hành; xuất hiện những thương tích trên thân thể. 15
- B. Theo dõi điện thoại liên tục; thường chú ý vào màn hình khi có thông báo, tin nhắn. Thỉnh thoảng lại tự nói, tự cười một mình. C. Có cảm giác lo lắng, bất an, kích động khi có thông báo tin nhắn, email mới. Các cảm xúc tiêu cực liên tục xuất hiện khiến cho nạn nhân cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt sức lực, stress, trầm cảm.. D. Tất cả các phương án trên. + Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bắt nạt trực tuyến? A. Do thù ghét, ganh tị B. Do khao khát quyền lực; khao khát thể hiện bản thân. C. Xem bắt nạt trực tuyến như một trò tiêu khiển trên mạng D. Tất cả các phương án trên + Câu 6: Hậu quả thường gặp của tình trạng bắt nạt trực tuyến là gì? A. Xuất hiện những vết thương như: trầy xước, bầm tím trên cơ thể B. Rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm, stress, tự tử C. Khô mắt, đau cổ, đau lưng, suy giảm trí nhớ và thị lực D. Bị mất một số tài sản của cá nhân, như: sách vở, bút, ví tiền, phương tiện đi lại… - Đặt câu hỏi xử lý tình huống cuối bài: Nếu em là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, hoặc chứng kiến những người xung quanh mình bị bắt nạt trực tuyến thì em sẽ xử lý như thế nào? Hình ảnh: giờ sinh hoạt theo chủ đề: “Học sinh THPT với tình trạng bắt nạt trực tuyến” Đường link Video giờ sinh hoạt theo chủ đề: “Học sinh THPT với tình trạng bắt nạt trực tuyến” https://drive.google.com/file/d/1eAQpdUBRqo3aDfSufik81GoQD- eYBj7u/view?usp=share_link 16
- 2.2. Chính sách ngăn chặn, giải quyết bạo lực bắt nạt tại chỗ Bắt nạt trực tuyến là hành vi bạo lực trên mạng có ảnh hưởng đến đời sống, học tập của mọi người, đặc biệt là học sinh. Đây là hành vi không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục. Chỉ khi tất cả các vấn đề bắt nạt được giải quyết, các em mới có cơ hội được phát triển toàn diện tại trường học. Với mong muốn tất cả mọi người trong trường học - bao gồm học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên đều được đối xử công bằng cũng như thực hiện việc đối xử công bằng với mọi người xung quanh, Nhà trường thành lập Hội đồng an toàn học đường vào mỗi năm học. Đồng thời, thảo luận, ban hành các chính sách phòng chống và ngăn chặn bạo lực, bắt nạt tại chỗ ngay từ đầu năm học. * Mục đích: Tạo ra một môi trường hạnh phúc, khuyến khích hành vi tử tế, tôn trọng với học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên và mọi người xung quanh. Đảm bảo rằng học sinh được học tập và phát triển trong một môi trường giáo dục an toàn, không bạo lực, có đủ sự hỗ trợ, quan tâm về mọi mặt. Nâng cao nhận thức về bắt nạt trực tuyến cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân. Trang bị kiến thức và kỹ năng cho mọi chủ thể trong trường học về bắt nạt trực tuyến và bắt nạt học đường để khuyến khích sự lên tiếng đối với hành vi bắt nạt trong mọi trường hợp, mọi tình huống. Nêu cao tinh thần cộng đồng và sự chung tay của tất cả mọi người đối với việc phòng chống hành vi bắt nạt, cũng như xây dựng một cộng đồng trường học an toàn, văn minh. Nâng cao ý thức của mỗi cá nhân về quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào giải quyết, ngăn chặn và phòng chống mọi hành vi liên quan đến bắt nạt trực tuyến cũng như ý thức thúc đẩy văn hóa tử tế với mọi người xung quanh. * Phạm vi và đối tượng áp dụng: Các hoạt động dưới sự quản lý của nhà trường, bao gồm cả những hoạt động ngoài giờ học và các hoạt động dã ngoại/ tham quan cách xa địa điểm trường. Toàn thể cán bộ nhân viên (CBNV) Nhà trường, bao gồm: Ban giám hiệu, tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh làm việc tại trường. * Cách thức giải quyết các sự cố bắt nạt: - Kỷ luật không khoan nhượng đối với hành vi bắt nạt: Nhà trường cam kết kỷ luật hành vi bắt nạt một cách không khoan nhượng. Dựa theo độ tuổi phát triển và hành vi, phản ứng đối với tất cả sự việc. Các biện pháp trừng phạt sẽ phản ánh mức độ nghiêm trọng của sự việc bắt nạt. Trong trường hợp vi phạm pháp luật, nhà trường sẽ trình báo và phối hợp giải quyết cùng các cơ quan có thẩm quyền. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 33 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
28 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn