intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hoá các hình thức quảng bá nhằm phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Đa dạng hoá các hình thức quảng bá nhằm phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật" được hoàn thành với mục tiêu nhằm thiết kế các nội dung đa dạng hoá các hình thức quảng bá gắn liền nhu cầu thực tiễn phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hoá các hình thức quảng bá nhằm phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC QUẢNG BÁ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hằng - Cao Thị Kim Anh - Nguyễn Phi Hải Số điện thoại: 094.8238.486-0913.355.270 Năm học: 2023- 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC QUẢNG BÁ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hằng - Cao Thị Kim Anh - Nguyễn Phi Hải Số điện thoại: 094.8238.486-0913.355.270 Năm học: 2023- 2024
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.................................................... 2 4. Tính mới, đóng góp của đề tài................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận ……………………………… .......................................................... 3 1.1. Một số khái niệm trong đề tài ........................................................................................... 3 1.2. Tầm quan trọng của việc quảng bá du lịch...................................... .......... ..........3 1.3. Các phương tiện quảng bá và đa dạng hoá hình thức quảng bá .................................... 3 1.4. Vai trò, vị trí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...........................................5 1.5. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp........................5 1.6. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp..................9 2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 11 2.1. Thực trạng về của việc quảng bá gắn liền nhu cầu phát triển du lịch Nghệ An.11 2.2. Thực trạng của việc quảng bá gắn liền nhu cầu phát triển du lịch Nghệ An ở trường THPT nói chung trên địa bàn thành phố Vinh và trường THPT Lê Viết Thuật nói riêng ............................................................................................................. .......11 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.................................... ..................... .......13 3. Đa dạng hoá các hình thức quảng bá nhằm phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường THPT............................................14 3.1. Tổ chức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về việc quảng bá phát triển du lịch Nghệ An .... .......................................................................... …14 3.2. Khai thác mã QR để tra cứu một số giá trị văn hoá xứ Nghệ.... .................... …19 3.3. Thành lập “Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm xứ Nghệ” và “ Câu lạc bộ truyền thông” góp phần lan toả giá trị âm nhạc và các giá trị khác của xứ Nghệ........................... .20 3.4.Tổ chức cuộc thi “Thành vinh trong em” và “ Khám phá con đường tôi yêu”..22 3.5.Tích hợp quảng bá du lịch Nghệ An trong một số môn học và giờ sinh hoạt chủ nhiệm………………………………………………………………………….. 29 4. Kết quả đạt được ................................................................................................... 35 4.1. Kết quả đánh giá ............................................................................................... 35 4.2. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.... ....... 36 4.3. Hiệu quả đóng góp và ý nghĩa của đề tài.................................................... ...... .41 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 42 1. Phạm vi và mức độ ứng dụng của đề tài ............................................................... 42 2. Kết luận và kiến nghị. ........................................................................................... 42
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. .............. ......................................................................... Phụ lục 1. Một số hình ảnh trong thực tiễn dạy học, kế hoạch bài dạy tích hợp.....PL1 Phụ lục 2. Một số mẫu phiếu……………………………………………………..PL2
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT 1. GV: Giáo viên 2. HS: Học sinh 3. KN: Kỹ năng 4. THPT: Trung học phổ thông 5. THPT DL: Trung học phổ thông dân lập 6. GQVĐ: Giải quyết vấn đề 7. HĐ TNHN: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8. CLB: Câu lạc bộ
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Nghệ An được ví như nước Việt Nam thu nhỏ: có rừng, biển, núi non hùng vĩ, có những địa hình đa dạng với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những hang động, thác nước kì thú, có đường biên giới rất dài. Nghệ An còn là mảnh đất địa linh nhân kiệt có nhiều danh nhân hào kiệt, di tích lịch sử cấp quốc gia, có nét riêng về bản sắc văn hoá. Nơi đây có đầy đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch đa dạng như du lịch biển, du lịch khám phá, du lịch tâm linh,… Ngoài những địa danh nổi tiếng như biển Cửa Lò, khu di tích Kim Liên, rừng quốc gia Pù Mát thì mỗi vùng, huyện, thành đều có những danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, ẩm thực, âm nhạc, làng nghề… để mời gọi du khách. Tỉnh nghệ An đã rất quan tâm trong việc quảng bá nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, người ta chỉ biết đến những địa danh tiêu biểu, nổi tiếng có đầy đủ tiện nghi đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch mà chưa biết nhiều những địa điểm nhỏ lẻ nhưng thú vị phù hợp với du lịch khám phá, trải nghiệm vốn đang là xu thế hiện nay. Xu hướng dạy học ngày nay cần gắn với đào tạo nghề và giáo dục địa phương nhằm khơi dậy niềm tự hào, tự tôn về xứ Nghệ quê mình đồng thời khích lệ tuổi trẻ cống hiến bằng những hành động thiết thực, có ý nghĩa để góp phần làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Quảng bá du lịch không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch và chính quyền, đó còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, công dân. Học sinh nói chung và cấp THPT nói riêng có số lượng đông đảo, vừa có thể là du khách cũng có thể là người quảng bá, có cách nhìn và cách làm rất mới vì thế chúng tôi hướng đến độ tuổi này để đáp ứng thêm một số mục đích như trên. Đề tài này nhằm hướng dẫn học sinh cách thức quảng bá các danh lam thắng cảnh của địa phương, từng loại hình du lịch đáp ứng phân khúc thị trường của khách du lịch qua đề tài“ Đa dạng hoá các hình thức quảng bá nhằm phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật”. Sáng kiến này dựa trên một số kinh nghiệm và trải nghiệm của chúng tôi trong thời gian qua được thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Đây là một đề tài hoàn toàn mới, chưa có công trình nào nghiên cứu. 1
  7. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Thiết kế các nội dung đa dạng hoá các hình thức quảng bá gắn liền nhu cầu thực tiễn phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đưa ra các giải pháp về đa dạng các hình thức quảng bá gắn liền nhu cầu phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm. 2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp về thực hiện quảng bá gắn với nhu cầu phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Khách thể: + Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật. + Áp dụng thực hiện ở một số trường như: THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, THPT Diễn Châu 2, THPT DL Nguyễn Trường Tộ, THPT Nghi Lộc 4… -Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2020 - 2021 và tiến hành thực nghiệm sư phạm rộng rãi tại các trường từ năm học 2022 đến nay. Quá trình hoàn thiện xử lý số liệu và hoàn thành đề tài vào năm học 2023- 2024. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy là phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp thực tiễn như phương pháp điều tra; phương pháp phỏng vấn, hỏi chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp xử lý toán thống kê và phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2
  8. 3. Tính mới của đề tài - Là đề tài đầu tiên của nhóm tác giả và cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. - Đề tài đã xây dựng được các nội dung và các giải pháp để góp phần quảng bá phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 4. Đóng góp của đề tài Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn góp phần phát triển du lịch Nghệ An. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các khái niệm trong đề tài Quảng bá: theo Từ điển Tiếng Việt là: phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin [tr.802]. Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó bằng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý. Trong xu thế hội nhập quốc tế càng càng sâu rộng, việc thực hiện chính sách về quảng bá là hoạt động cần thiết quan trọng ở phạm vi vĩ mô lẫn vi mô. Vì thông qua quảng bá có thể làm thay đổi nhận thức, hiểu biết trong các tầng lớp xã hội. Du lịch: Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, du lịch là "đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở". Quảng bá du lịch được hiểu là: hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp khuếch trương rộng khắp các ưu thế vốn có và sẽ có nhằm khai thác tối đa tiềm năng của ngành du lịch để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất theo mục tiêu chiến lược đề ra. Mục tiêu của quảng bá du lịch thể hiện ở việc nâng cao được hình ảnh của một quốc gia, một vùng miền, một khu vực, hay nói cách khác là hình ảnh của một điểm đến nhất định nào đó và đóng vai trò trong việc thu hút khách du lịch. Đa dạng hoá được hiểu là làm cho trở nên đa dạng (theo Từ điển Tiếng Việt) Hình thức là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động nhằm một mục đích cụ thể (theo Từ điển Tiếng Việt) Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. 1.2. Tầm quan trọng của việc quảng bá du lịch - Xây dựng một hình ảnh đẹp về sản phẩm du lịch bằng các thông tin đầy đủ, cụ thể, chân thực; 4
  10. - Thu hút sự chú ý của khách du lịch tạo dựng niềm tin với địa điểm đó, tự hào khi được đến điểm mình lựa chọn; - Thúc đẩy phát triển du lịch để góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương. 1.3. Các phương tiện dùng để quảng bá và đa dạng hoá hình thức quảng bá - Phương tiện thị giác: báo chí, mạng bưu điện, mạng internet, phươg tiện vận chuyển, pa- nô, áp phích, băng rôn, biểu ngữ, hộp đèn, mặt phẳng có sẵn, biểu tượng, tháp biểu tượng, truyền đơn, tờ gấp... Các phương tiện này sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ như chữ viết, tranh, ảnh, sơ đồ, hình vẽ, màu sắc... - Phương tiện thính giác: đài phát thanh, điện thoại, băng âm thanh, loa điện, loa tay “ các phươg tiện này sử dụng âm thanh là ngôn ngữ nói”. - Phương tiện phối hợp giữa thị giác với thính giác: đài truyền hình, mạng máy tính, màn hình lớn, phim, băng hình, đĩa hình, sân khấu, sàn diễn thời trang... - Phương tiện phối hợp thính giác, thị giác với các giác quan khác: âm nhạc, thơ ca, truyện kể, thước phim... Qua tìm hiểu thì phương tiện truyền thông đại chúng vẫn luôn chiếm thứ hạng hàng đầu và phổ biến nhất vẫn là báo mạng, truyền hình, phát thanh, quảng cáo ngoài trời. Có nhiều hình thức quảng bá như trên các phương tiện: mạng Internet, truyền hình, truyền thanh, bảng biểu, pano, sân khấu... 1.4. Vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp - Góp phần đẩy mạnh hoạt động nhận thức của HS: Giúp HS phát triển kỹ năng học tập tự chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời kích thích hứng thú nhận thức của HS, phát triển trí tuệ và nhân cách HS. - Góp phần hình thành một số kỹ năng mềm cho HS như KN giao tiếp, lắng nghe tích cực và trình bày được suy nghĩ, ý tưởng của mình. KN hợp tác cũng không thể thiếu trong các hoạt động trải nghiệm, đảm nhận trách nhiệm và đặt mục tiêu, tìm kiếm và xử lỹ thông tin để hoàn thành nội dung bài học được giao. 1.5. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp * Tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn nhất đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi 5
  11. thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo… * Hội thi, cuộc thi: Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST. Mục đích tổ chức hội thi, cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh, thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi, cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn. * Câu lạc bộ:Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà 6
  12. giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin. * Tổ chức trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn. * Tổ chức diễn đàn: Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, 7
  13. phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. * Sân khấu tương tác: Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,… * Tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng… * Hoạt động giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau: 8
  14. -Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh. -Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng. - Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST theo chủ đề. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường. 1.6. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp * Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, KN và phương pháp. Trong tổ chức HĐ TNST, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ GV phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục HS. Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Bước 2: Tìm phương án giải quyết Bước 3: Quyết định phương án giải quyết và kết luận vấn đề. * Phương pháp tổ chức trò chơi Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Đặc thù của trò chơi: 9
  15. -Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù hợp…). Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng. - Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi. - Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật. -Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. -Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực. -Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị trò chơi Bước 2: Tiến hành trò chơi Bước 3: Kết thúc trò chơi. * Phương pháp hoạt động nhóm: Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc: -Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. -Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: KN tổ chức, quản lí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. 10
  16. -Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,... 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của việc quảng bá gắn liền nhu cầu phát triển du lịch Nghệ An nói chung Nghệ An là tỉnh được đánh giá cao về tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch nhưng chưa thể bứt phá tăng trưởng. Đó là do xuất phát điểm thấp cả trong tư duy lẫn hành động. Trên thực tế, du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có nội dung văn hoá và nhân văn sâu sắc, mang lại hiệu quả cả về kinh tế, văn hoá, giáo dục, môi trường, chính trị, quốc phòng…Tuy nhiên các cấp lãnh đạo và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị thế của du lịch và chưa đầu tư thích đáng như một số tỉnh có cùng tiềm năng với địa phương ta. Muốn du lịch chuyển mình thành công và tạo ra “đường băng” rộng mở cho ngành du lịch “cất cánh”, ngoài các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhà chỉ đạo ngành du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 thì mỗi ban ngành trong tỉnh cần có sự đóng góp trên một số phương diện phù hợp. Ngành Giáo dục đã có nhiều sáng kiến liên quan đến lĩnh vực này và ở sáng kiến của chúng tôi tiếp tục đưa ra giải pháp khi tìm đến đối tượng học sinh THPT để có được những kiểu tư duy mới hơn “xanh hơn” góp phần vào mục tiêu trên. 2.2. Thực trạng của việc quảng bá gắn liền nhu cầu phát triển du lịch Nghệ An nói ở trường THPT nói chung trên địa bàn thành phố Vinh và trường THPT Lê Viết Thuật nói riêng * Khách thể khảo sát: Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cũng như hình thức của việc quảng bá góp phần phát triển du lịch Nghệ An, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 38 cán bộ giáo viên và 262 học sinh ở các trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, THPT Huỳnh Thúc Kháng… Khách thể nghiên cứu Số lượng Đơn vị CB – GV 38 -Trường THPT Lê Viết Thuật Học sinh 262 -Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Trường THPT Hà Huy Tập - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Trường Dân lập Nguyễn Trường Tộ - Trường Dân tộc nội trú tỉnh số 2 11
  17. * Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi: Chúng tôi đã sử dụng phiếu bảng hỏi với những câu hỏi sau: Câu 1: Mức độ quan tâm của GV- HS đối với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Nghệ An trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường học? Câu 2: Lí do nào dẫn đến sự chưa quan tâm đến quảng bá phát triển du lịch trong trường học? Câu 3: Ở trường học của bạn đã thực hiện những hình thức nào để quảng bá du lịch xứ Nghệ trong các hoạt động? Và thu được kết quả như sau: Bảng mức độ quan tâm về việc quảng bá Mức độ Quan tâm Số lượng Tỉ lệ % Rất thường xuyên 20 6,8 Thường xuyên 98 32,6 Không thường xuyên 182 60,6 Bảng về lí do dẫn đến sự chưa quan tâm đến quảng bá phát triển du lịch trong trường học TT Lí do Số lượng Tỉ lệ % 1 Nhà trường chưa chú trọng việc quảng bá 120 40,0 2 Giáo viên chỉ chú trọng chuyên môn 195 65,0 3 Học sinh thụ động trong việc quảng bá 165 55,0 4 Học sinh thờ ơ, không muốn khám phá với 97 32,3 các giá trị văn hoá xứ Nghệ 5 Học sinh bận học môn văn hoá 219 73,0 6 Khác… 12
  18. Bảng về các hình thức quảng bá du lịch xứ Nghệ trong các hoạt động ở trường học TT Hình thức Số lượng Tỉ lệ % 1 Tuyên truyền 216 72,0 2 Tích hợp trong dạy học một số môn liên 228 76,0 quan 3 Tổ chức các cuộc thi 68 22,6 4 Thành lập câu lạc bộ 53 17,6 5 Hoạt động trải nghiệm 239 79,6 6 Khai thác mã QR 108 36,0 7 Tổ chức trò chơi 156 52,0 8 Kể chuyện 75 25,0 9 Tổ chức sự kiện 32 10,6 10 Ý kiến khác…. * Nhận xét kết quả chung: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, về mức độ quan tâm của GV- HS đối với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Nghệ An trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường học chưa thật sự cao, chỉ có 32,6% thường xuyên quan tâm, còn có 60,6% không quan tâm; tỉ lệ rất quan tâm quá thấp chỉ có 6,8%. Đồng thời, có rất nhiều lí do dẫn đến sự không quan tâm đó như hầu hết học sinh lo học môn văn hoá chiếm 73%, đa số giáo viên lo chuyên môn bộ môn của mình chiếm tỉ lệ 65%, tỉ lệ học sinh thờ ơ, không muốn khám phá thụ động chiếm tỉ lệ trên 30% đến 55%. Tuy nhiên, khi khảo sát về các hình thức quảng bá trong nhà trường cho thấy dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ, mặc dù lo bộ môn nhưng việc tích hợp chiếm tỉ lệ cao 76%, hay công tác tuyên truyền chiếm 72%; đặc biệt với hoạt động trải nghiệm chiẻm đến 79,6%, cách tiếp cận mới khai thác mã QR cũng được quan tâm chiếm tới 36,0%... 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên * Về phía giáo viên Đội ngũ GV mới chỉ chú trọng vào nội dung, phạm vi kiến thức chuyên môn hoặc đã có liên kết liên môn nhưng chưa chú trọng nhiều vào việc quảng bá. 13
  19. * Về phía học sinh - Phần lớn HS vẫn quen một lối nghĩ, lối hành động là GV dạy, HS tuân thủ làm theo một cách thụ động, chưa thực sự chủ động, đổi mới, sáng tạo trong quá trình tham gia học tập để đặt ra nhu cầu tìm hiểu, khám phá các giá trị - Nhiều HS có thái độ thờ ơ đối với môi trường văn hóa, các DSVH xung quanh để có nhu cầu khám phá, biết giá trị của các DSVH có những hành động thiết thực đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị đó. - HS phải học nhiều môn, phải chịu áp lực bài vở nhiều nên ít có thời gian tham gia trải nghiệm, tìm hiểu môi trường văn hóa xung quanh. Thêm vào đó, ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn chi phối, HS bị phân tán thời gian rất nhiều. - Các em còn ít có sự liên hệ trực tiếp để rút ra bài học (thiếu khả năng tích hợp kiến thức, kỹ năng nội môn, liên môn). Từ đó, biết ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học này vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn địa phương, phát huy ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc quảng bá.. 3. Đa dạng hoá các hình thức quảng bá góp phần phát triển du lịch Nghệ An thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT Lê Viết Thuật 3.1. Tổ chức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về việc quảng bá phát triển du lịch Nghệ An 3.1.1 Mục tiêu Thông qua truyền thông để kích thích sự tò mò khám phá, qua đó thu hút sự quan tâm của học sinh, cư dân, du khách trong việc tìm hiểu các đặc trưng, địa điểm du lịch Nghệ An. 3.1.2. Cách thức tiến hành * Tổ chức truyền thông thông qua phát thanh - Phát thanh theo chủ đề/ nội dung - Thời gian: + Định kì hàng tuần, hàng tháng + Phát: đầu buổi và giữa giờ ra chơi sau tiết 2 - Thành viên/ cộng tác viên: HS từ các chi đoàn/ trong CLB truyền thông có giọng nói ấm áp, truyền cảm 14
  20. + Kết hợp Đoàn thanh niên: Có nhiều hình thức tuyên truyền như tuyên truyền thông qua các chương trình phát thanh, pano, áp phích, kể chuyện, nêu gương theo chuyên đề, các bài hát liên quan môi trường. Cụ thể: - Ví dụ: Phát thanh chủ đề về Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh + Mục tiêu: Đưa dân ca vào chương trình phát thanh không chỉ giúp HS thư giản sau những tiết học văn hoá căng thẳng mà giúp HS gần hơn với dân ca ví, gặm Nghệ Tĩnh. Đây cũng là một cơ hội tốt để các bạn HS có điều kiện tìm hiểu, quảng bá về dân ca ví, giặm xứ Nghệ góp phần phát triển du lịch Nghệ An. + Thời gian: trong 4 buổi của 1 tháng + Cộng tác viên: HS trong câu lạc bộ Dân ca ví, giặm + Nội dung: Buổi 1: Giới thiệu về điệu ví, sau đó là 2 bài hát ví để HS toàn trường nghe Buổi 2: Giới thiệu chung về giặm, sau đó là 2 bài hát giặm Buổi 3: Giới thiệu chung về điệu hò, sau đó mở đĩa 2 bài hò Buổi 4: Giới thiệu chung về các làn điệu Chúng tôi xin trích một nội dung của bài phát thanh: “Nghệ An và Hà Tĩnh cùng uống chung một dòng nước sông Lam, dựa lưng chung vách Núi Hồng, nói chung giọng nói, ăn chung miếng ăn, cùng chung một mảng màu quánh đặc bản sắc riêng trong một khối không thể tách rời, mà ta gọi là “ Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” … Câu dân ca xứ Nghệ mang đầy đủ tính dung hoà nhiều thể loại dân ca khác, để rồi thể hiện một dáng dấp riêng trong bản sắc mình… Lẫn vào đó chút lẳng lơ của chiếu chèo đất Bắc, thêm một chút đa tình của quan họ Bắc Ninh và cũng không thể thiếu chút ngậm ngùi của điệu lý Hoài Nam xứ Quảng (Quảng Đức) Âm nhạc cổ truyển Nghệ Tĩnh hình thành từ lao động sản xuất nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ trí tuệ uyên thâm của các đồ nho, khiến cho người nghe thường cảm nhận rằng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lắng đọng và sâu đằm. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESSO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm tìm hiểu, duy trì, quảng bá và tôn vinh mạch sống tâm hồn của quê hương xứ Nghệ…” 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2