intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề 6: Hành động vì một môi trường đẹp, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, bộ sách cánh diều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu thực trạng về hiểu biết và ý thức của học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 đối với môi trường, rác thải, hiểu biết về phân loại rác, để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp để nâng cao ý thức về môi trường cho học sinh, qua đó tuyên truyền đến người dân. Từ đó sẽ góp phần giảm thiểu rác thải, phân loại rác thải phù hợp, tìm hướng xử lý rác thải để có được môi trường sống xanh – sạch – đẹp hơn nữa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề 6: Hành động vì một môi trường đẹp, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, bộ sách cánh diều

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ĐA DẠNG HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 6: HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG ĐẸP MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ĐA DẠNG HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 6: HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG ĐẸP MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm Nhóm tác giả: Hồ Thị Thúy Hưng Đinh Thị Lan Lê Thị Hải Yến Trường : THPT Quỳnh Lưu 4 Số điện thoại: 0979771430 Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng 2 3.2 Phạm vi 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 5.1 Nghiên cứu lí luận 2 5.2 Quan sát trao đổi 3 5.3 Thực nghiệm sư phạm 3 6 Tính mới của đề tài 3 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở lí luận 3 1.1 Rác thải 4 1.2 Các loại rác thải 5 2 Cơ sở thực tiễn 6 3 Một số thực trạng hiện nay về ý thức bảo vệ môi 6 trường của học sinh, người dân, việc giảng dạy các bộ môn đặc thù mới 4 Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục chủ đề “ 6 hành động vì môi trường” 4.1 Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động tự tìm hiểu về thực 7 trạng rác thải ở môi trường sống của địa phương và nhận thức của con người về rác thải.
  4. 4.1.1 Thiết kế hoạt động khởi động cho chủ đề 6 bằng 7 hình thức: Làm câu hỏi khảo sát nhận thức về rác gửi cho toàn bộ học sinh trả lời, thu thập kết quả khảo sát 4.1.1.1 Mục tiêu 7 4.1.1.2 Cách thức tiến hành 7 4.1.1.3 Kết quả 7 4.1.2 Thiết kế hoạt động chuẩn bị cho hoạt động 1 của 11 chủ đề 6 – ‘Tìm hiểu, phân tích thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người tới môi trường tự nhiên’’ bằng hình thức tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm môi trường sống xung quanh các trường học mẫu giáo, cấp 2, cấp 3 tại xã Quỳnh Châu 4.1.2.1 Mục tiêu 11 4.1.2.2 Cách thức tiến hành 11 4.1.2.3 Kết quả các hoạt động 11 4.1.3 Thiết kế các bước tổ chức hoạt động 2,3 chủ đề 14 6 – “Đánh giá việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cuả các tổ chức, cá nhân, Đánh giá thực trạng và đề xuất giửi pháp bảo vệ môi trường” bằng hình thức: Giao nhiệm vụ về nhà cho các em tìm hiểu về môi trường ở địa phương 4.1.3.1 Mục tiêu 14 4.1.3.2 Cách thức tiến hành 14 4.1.3.3 Kết quả 15 4.2 Giải pháp 2: Lập page tuyên truyền về bảo vệ 16 môi trường 4.2.1 Mục tiêu 16 4.2.2 Cách thức tiến hành 16 4.2.3 Kết quả 16 4.3 Giải pháp 3: Kêu gọi gom sách cũ và quần áo cũ 17 để tái sử dụng
  5. 4.3.1 Mục tiêu 17 4.3.2 Cách thức tiến hành 17 4.3.3 Kết quả 18 4.4 Giải pháp 4: Tổ chức làm IMO – men vi sinh xử 19 lí rác thải hữu cơ 4.4.1 Mục tiêu 19 4.4.2 Cách thức tiến hành 19 4.4.3 Kết quả 20 4.5 Giải pháp 5: Tổ chức chương trình” Chủ nhật 21 xanh” cho học sinh ra quân làm sạch môi trường sống xung quanh 4.5.1 Mục tiêu 21 4.5.2 Cách thức tiến hành 21 4.5.3 Kết quả 22 4.6 Giải pháp 6: Tổ chức chương trình đổi rác lấy 25 cây 4.6.1 Mục tiêu 25 4.6.2 Cách thức tiến hành 25 4.6.3 Kết quả 26 4.7 Giải pháp 7. Nhân rộng mô hình trồng cây xanh 26 thông qua các hoạt động trồng cây chuộc tội, trồng cây tri ân, Trồng hoa đường làng 4.7.1 Mục tiêu 26 4.7.2 Cách thức tiến hành 27 4.7.3 Kết quả 27 4.8 Giải pháp 8: Phát động phong trào hạn chế sử 28 dụng đồ dùng 1 lần, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường 4.8.1 Mục tiêu 29 4.8.2 Cách thức tiến hành 29
  6. 4.8.3 Kết quả 29 5 Kết quả, hiệu quả của đề tài trong việc nâng cao 31 chất lượng giảng dạy, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở cơ sở 5.1 Đối với giáo viên 31 5.2 Đối với học sinh 31 5.3 Đối với nhà trường 31 6 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải 31 pháp đề xuất 6.1 Mục đích khảo sát 31 6.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 32 6.2.1 Nội dung khảo sát 32 6.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 32 6.3 Đối tượng khảo sát 32 6.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của 32 các giải pháp 6.4.1 Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 32 6.4.1.1 Biểu đồ khảo sát 32 6.4.1.2 Bảng tổng hợp điểm đánh giá về sự cấp thiết của các 34 giải pháp đã đề xuất 6.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 35 6.4.2.1 Biểu đồ khảo sát 35 6.4.2.2 Bảng tổng hợp điểm đánh giá về tính khả thi của các 37 giải pháp đã đề xuất PHẦN III. KẾT LUẬN 1 Kết luận 38 2. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. “Chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường”, đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại lễ phát động quốc gia hưởng ứng ngày đa dạng sinh học (22/5) và ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2022 diễn ra sáng 28/5 tại Quảng Ninh. Nhưng trên thực tế, rác tràn ngập từ đường phố, công viên cho đến bệnh viện hay cả những nơi linh thiêng như đền chùa, và rác được vứt ngay bên cạnh những chiếc thùng rác công cộng. Những khẩu hiệu “Cấm xả rác, vứt rác bừa bãi”, “Hãy bỏ rác vào thùng rác” nơi đâu cũng thấy nhan nhản, những biển báo cấm đỏ rác mọc lên như nấm, nhưng có mấy ai thèm để tâm? Hiện tượng vứt rác ra đường đã trở nên quá phổ biến đặc biệt là đối với lớp trẻ hiện nay. Thói "tiện đâu vứt đấy" đã trở thành thói quen của hầu hết người dân Việt Nam. Cũng không khó để tìm được hình ảnh học sinh đi học sớm, cầm theo gói xôi, gói bánh ăn xong quẳng luôn vào gốc cây, không một chút áy náy, có khi còn mang lên lớp ăn và tiện tay nhét luôn vào hộc bàn. Bên cạnh đó, rất nhiều chai nhựa bị vứt một cách bừa bãi nhiều làm xấu cảnh quan trường học mặc dù đã có thùng rác tái chế. Sau các kì thi, giấy loại xuất hiện khắp các phòng học, sân trường…“Rác ý thức” là từ chính xác nhất để nói về nguyên nhân của hiện tượng này. Là do tư tưởng sai lệch. Các em nghĩ “Có phải nhà mình đâu mà mình giữ, mình không vứt người khác cũng vứt’ đã khiến chúng dễ dàng vứt rác một cách không suy nghĩ, thậm chí vứt rác ngay cạnh thùng rác, vì các em lại cho rằng “đằng nào cũng có tổ trực nhật dọn rồi”. Nếu muốn dọn sạch rác ở trường học, những nơi công cộng, đầu tiên, phải dọn sạch “rác” trong tư tưởng mọi người, phải dọn sạch “rác ý thức’. Muốn người dân Việt Nam trở nên văn minh, lịch sự, điều quan trọng nhất là phải ngay từ bây giờ, giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó, nhà trường sẽ phải thật cố gắng tổ chức những tiết học về môi trường cho các em, giúp các em hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, đã có thêm môn học trải nghiệm hướng nghiệp. Đây là môn học hoàn toàn mới ở bậc THPT, cụ thể hóa mục tiêu chương trình GDPT 2018 của bộ GD&ĐT, với chủ đề 6: Hành động vì môi trường” sẽ giúp giáo viên và nhà trường làm được những điều này dễ dàng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, cùng với sự sáng tạo, tâm huyết trong quá trình giảng dạy, nhóm chúng tôi đã lên kế hoạch giáo dục cho chủ đề này với mục tiêu Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề 6: Hành động vì một môi trường đẹp, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, bộ sách cánh diều 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng về hiểu biết và ý thức của học sinh THPT Quỳnh Lưu 1
  8. 4 đối với môi trường, rác thải, hiểu biết về phân loại rác, để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp để nâng cao ý thức về môi trường cho học sinh, qua đó tuyên truyền đến người dân. Từ đó sẽ góp phần giảm thiểu rác thải, phân loại rác thải phù hợp, tìm hướng xử lý rác thải để có được môi trường sống xanh – sạch – đẹp hơn nữa. - Nhằm tạo hứng thú và tăng hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng - Môi trường tự nhiên tại địa phương, tác động của con người tới môi trường tự nhiên - Các giải pháp bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại địa phương - Các hoạt động giáo dục phát huy tối đa phẩm chất, năng lực học sinh 3.2. Phạm vi Học sinh khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 -Chuyên đề giáo dục số 6 sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 bộ sách cánh diều: HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG - Chuyên đề giáo dục số 6 sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 bộ sách cánh diều: HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG - Môi trường tại các địa phương nơi học sinh sinh sống: Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Châu, Nghĩa Thuận 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề về khoa học môi trường tự nhiên, rác thải,… - Tìm ra các phương thức để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề Môi trường cho học sinh trong trường THPT thông qua các tiết học . - Các giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Các hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu về môi trường và các tác động của con người đến môi trường, phân loại rác và các giải pháp hạn chế rác thải. Các tài liệu về lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn kĩ năng sống .Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. 2
  9. 5.2. Quan sát trao đổi Quan sát các biểu hiện của học sinh, người dân về nhận thức và cách xử lí rác thải. Trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 5.3. Thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng học sinh cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài, Khảo sát mức độ phù hợp và nhận thức của học sinh đối vấn đề rác thải, đối với các hoạt động giáo dục đưa ra thông qua phiếu khảo sát. 6. Tính mới của đề tài. Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã có rất nhiều, tuy nhiên, để được đưa vào môn học với các tiết học cụ thể, với nhiều hoạt động giáo dục thiết thực tại trường học thì đây là lần đầu tiên. Đây là đề tài mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến trước đó. Giáo viên được phân công đảm trách bộ môn hầu hết chưa được đào tạo một cách bài bản, nên rất lúng túng trong việc thiết kế tiến trình dạy học. Đề tài này mong mỏi được đóng góp một số ý tưởng mới cho đồng nghiệp. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.” “Giáo dục trải nghiệm” có cơ sở lý thuyết dựa trên một nghiên cứu (Edgar Dale 1946) chỉ ra rằng: 3
  10. Các đặc điểm nổi bật của “Giáo dục trải nghiệm”: • Quá trình học qua trải nghiệm diễn ra khi trải nghiệm được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát hoá và áp dụng. • Người học được sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia. • Trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được. • Qua “Giáo dục trải nghiệm”, người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm • Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó. • Kết quả đạt được là của cá nhân, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai. • Các mối quan hệ được hình thành và hoàn thiện: người học với bản thân mình, người học với những người khác, và người học với thế giới xung quanh. QUY TRÌNH 5 BƯỚC KHÉP KÍN Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” thể hiện theo mô hình 5 bước khép kín như dưới đây: Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1 Rác thải Hay còn gọi là chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa 4
  11. với người này nhưng lại là lợi ích của người khác, điển hình như đồ ăn thừa, quần áo cũ, giấy, phế liệu, túi nilon, chai lọ, nội thất không sử dụng nữa,... 1.2. Các loại rác thải - Rác thải phân theo nguồn gốc phát sinh: + Rác thải sinh hoạt: Được hiểu là vật và chất của con người hay động vật được thải ra bên ngoài môi trường lúc sinh hoạt hoặc sản xuất. Đây là nhóm chiếm tỉ lệ cao, xuất phát khắp mọi nơi. Trong rác thải sinh hoạt lại chia ra 03 loại nhỏ hơn là rác thải tái chế, vô cơ và hữu cơ. + Rác thải công nghiệp: Loại này nếu được hình thành mà không xử lý ngay sẽ gây ảnh hưởng cực nghiêm trọng. Đặc biệt còn chứa nhiều chất độc cho sức khỏe người dân sinh sống xung quanh. Theo đó, rác thải công nghiệp sẽ bao gồm khí thải, chất tẩy rửa, chất hóa học,... Ngoài ra có một số nơi chất thải còn chưa xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường khiến ô nhiễm đất, nguồn nước, người dân dễ bị đột biến gen, ung thư,... + Rác thải xây dựng: Khi triển khai xây dựng nhà ở, công trình cao tầng thì đương nhiên các vật liệu không còn sử dụng được nữa sẽ được quy hết vào tác thải xây dựng, đó là giấy vụn, gạch đá, cát sỏi,... + Rác thải nông nghiệp: Thường sẽ là vỏ thuốc, túi thuốc trừ sâu,.. được những người làm nông thải ra trong quá trình làm việc, cải tạo đất, chăm sóc cây,... Khi không được xử lý hay loại bỏ đúng cách thì chắc chắn gây ra ảnh hưởng đến môi trường đất và nước,... + Rác thải y tế: Nghe tên là hiểu rác thải y tế sẽ được thải nhiều tại bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế với cả dạng lỏng, rắn và khí. Trong loại rác này lại chia ra thành 05 loại nhỏ hơn là dược phẩm, bệnh phẩm, vật sắc nhọn, chất thải thí nghiệm và chất thải lây nhiễm. + Rác thải văn phòng: Bao gồm một số thứ phát sinh trong quá trình làm việc tại các văn phòng như bút hỏng, hộp thức ăn, giấy in lỗi bỏ đi, giấy vụn, đồ dùng văn phòng,... - Rác thải phân theo mức độ nguy hiểm: + Rác thải gây nguy hại: Chúng được định nghĩa là các loại rác mang nhiều chất độc hại hay dễ tương tác cùng một số loại chất khác làm phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người xung quanh như ngộ độc, lây nhiễm, ăn mòn, cháy nổ. + Rác thải không gây nguy hại: Đúng như tên gọi thì đây chính là loại rác thải chứa ít độc tố hoặc là không có độc tố. Theo đó sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe người dân. 5
  12. + Xử lý chất thải: dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế 2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng về công tác giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục khi thực hiện chủ đề 6: Bộ môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là bộ môn hoàn toàn mới trong chương trình THPT, năm học này mới được áp dụng với học sinh lớp 10. 3. Thực trạng hiện nay về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, người dân, việc giảng dạy các bộ môn đặc thù mới - Hầu như rất ít buổi hoạt động tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường được tổ chức cho học sinh một cách bài bản. Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút được sự tự giác, tích cực tham gia của học sinh - Học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và tình trạng thờ ơ với rác thải còn diễn ra phổ biến. Hàng ngày, bên cạnh cảnh sắc xanh sạch của sân trường, thì cũng không khó để bắt gặp hình ảnh các học sinh trong trường và các em ở các trường lận cận đi học sớm, cầm theo gói xôi, cái bánh mì được đựng trong túi bóng, hộp xốp, các loại thức uống đóng chai… ăn uống xong các bạn vô tư quẳng luôn vào gốc cây, không một chút áy náy, có khi còn mang lên lớp ăn và tiện tay nhét luôn vào hộc bàn. Trưa khi tan học, sân trường, sân vận động đã bắt đầu xuất hiện rất nhiều rác. Và nhất là những khu vực xung quanh trường thì rác thải được vứt rất nhiều, cả rác hữu cơ, vô cơ và kể cả rác tái chế, mặc dù đã có thùng rác tái chế của nhà trường. Sau các kì thi, giấy loại xuất hiện khắp các phòng học, sân trường, có khi ra đến cổng trường… - Lượng rác thải của cả trường trước đây trung bình 720kg, tương đương mỗi lớp 20kg/ tuần. Học sinh để lẫn lộn cả rác thải vô cơ, hữu cơ và rác tái chế nên vào trời mưa bốc mùi hôi thối lan ra cả khu vực các lớp học. Lượng rác thải tái chế không được tận dụng - Phần lớn học sinh đang hiểu biết rất hạn hẹp về rác, phân loại rác và các phương pháp xử lý rác. - Môn học trải nghiệm – Hướng nghiệp là môn học mới, lần đầu tiên đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa trên từng đơn vị lớp học, giáo viên còn rất lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động dạy học. 4. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục chủ đề “ hành động vì môi trường” Là chủ đề thứ 6 trong chương trình học, nhưng vì môi trường là vấn đề cấp thiết của trường cũng như toàn xã hội, nhận thấy điều đó nên chúng tôi đã lên kế hoạch dạy học chủ đề này từ rất sớm và thông qua ban giám hiệu, ban lao động vệ sinh và 6
  13. đoàn trường để có sự phối hợp chỉ đạo hoạt động nhất quán toàn khối chứ không chỉ riêng những lớp mình dạy. 4.1: Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động tự tìm hiểu về thực trạng rác thải ở môi trường sống của địa phương và nhận thức của con người về rác thải. 4.1.1: Thiết kế hoạt động khởi động cho chủ đề 6 bằng hình thức: Làm câu hỏi khảo sát nhận thức về rác gửi cho toàn bộ học sinh trả lời, thu thập kết quả khảo sát 4.1.1.1. Mục tiêu Thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát, Giáo viên có số liệu đánh giá nhận thức về vấn đề rác thải, một trong những vấn đề cấp bách, nhức nhối nhất trong toàn cộng đồng của các em học sinh. Qua đó sẽ tìm được hướng đi cho các tiết dạy chủ đề môi trường, và thông qua trả lời các câu hổi khảo sát, các em sẽ có cơ hội suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề xử lí rác cũng như nhìn nhận lại thói quen sinh hoạt cần điều chỉnh. 4.1.1.2. Cách thức tiến hành Lập mẫu khảo sát qua google form, gửi cho các lớp điền vào Link. Thu thập kết quả, phân tích số liệu, kết luận. 4.1.1.3. Kết quả a) Kết quả khảo sát Câu 1: Bạn có biết rõ về các loại rác: Rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ không? A. Biết rất rõ B. Có biết nhưng chưa cụ thể lắm C. Không biết. Biết rất rõ Có biết nhưng chưa cụ thể lắm Câu 2: Bạn có thường xuyên tham gia phân loại rác trong trường học không? A. Thường xuyên B. Luôn cố gắng nhưng vẫn có lúc không C. Thỉnh thoảng, khi nào tiện D. Không quan tâm 7
  14. SALES Luôn cố gáng nhưng vẫn có Thường xuyên lúc không Không bao giờ Thỉnh thoảng, khi nào tiện Câu 3: Bạn có nắm rõ thời gian phân hủy của một số rác thải thông dụng không? a. Biết rõ b. Biết một số nhưng không chắc c. Không để ý SALES Biết rõ Biết một số nhưng không chắc Không để ý Câu 4: Bạn đã khi nào nghĩ về phương án để giảm thiểu rác thải quanh mình chưa? a. Suy nghĩ rất nhiều b. Có nghĩ đến c. Chưa bao giờ 8
  15. SALES Suy nghĩ rất nhiều Có nghĩ đến Chưa bao giờ Câu 5: Bạn có hay sử dụng các loại nhựa dùng 1 lần hay hộp xốp để đựng thức ăn không? A. Hàng ngày B. Dùng khá nhiều C. Thỉnh thoảng. D. Không bao giờ SALES Thỉnh thoảng Hàng ngày Dùng khá nhiều Câu 6: Bạn có biết rác của gia đình, nhà trường và các xưởng sản xuất quanh khu vực mình sau khi thải ra sẽ đi về đâu không? a .Biết rất rõ. b. Biết nhưng không chắc lắm. c. Không để ý. 9
  16. SALES Biết rất rõ Không để ý Biết nhưng không chắc lắm Câu 7: Theo bạn dùng cốc nhựa, hộp xốp dùng một lần có độc hại không? a. Rất độc b. Không tốt lắm c. Không độc SALES Không độc Rất độc Không tốt lắm Câu 8. Có phải tất cả rác hữu cơ đều rất dễ phân hủy không? a. Có b. Không 10
  17. Sales Có Không 4th Qtr b) Kết luận qua phân tích số liệu: Nhận thức việc bảo vệ môi trường của đại đa số học sinh còn rất thấp. Cần cấp thiết có các giải pháp giáo dục thay đổi ý thức của các em bằng việc cho trải nghiệm, quan sát thực tế để nhìn nhận hậu quả hành động mỗi cá nhân góp lại gấy tác hại đến môi trường như thế nào. 4.1.2. Thiết kế hoạt động chuẩn bị cho Hoạt động 1 của chủ đề 6 – ‘Tìm hiểu, phân tích thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người tới môi trường tự nhiên’’ bằng hình thức tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm môi trường sống xung quanh các trường học mẫu giáo, cấp 2, cấp 3 tại xã Quỳnh Châu 4.1.2.1. Mục tiêu “ Trăm nghe không bằng một thấy”: Học sinh sau khi tự mình được nhìn thấy hiện trạng các con đường, bờ mương, sân bóng, quán ăn vặt…xung quanh nơi tập trung mật độ cao sinh hoạt của học sinh và phụ huynh, sẽ nhìn nhận ra mỗi hành động nhỏ của từng cá nhân để lại vết tích như thế nào cho môi trường cộng đồng. 4.1.2.2. Cách thức tiến hành Trong tiết hoạt động trải nghiệm định kì, kết hợp BGH nhà trường tổ chức cho học sinh từng lớp đi trải nghiệm, Quay video, chụp ảnh, biên tập và thuyết trình trên lớp trong tiết học tiếp theo theo nhóm. Có phản biện từ các nhóm khác. Chấm điểm, đánh giá sau hoạt động 4.1.2.3 Kết quả các hoạt động 11
  18. Tổ chức cho học sinh đi khảo sát tập thể môi trường sống quanh trường học *Ảnh: Học sinh làm báo cáo tại lớp sản phẩm thu được sau buổi trải nghiệm, nhận xét, phản biện 12
  19. *Video: Phần trình bày của học sinh Phần báo cáo của 10A1 Đóng vai tái hiện hành động xấu 13
  20. 4.1.3. Thiết kế các bước tổ chức hoạt động 2,3 chủ đề 6 – “Đánh giá việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cuả các tổ chức, cá nhân, Đánh giá thực trạng và đề xuất giửi pháp bảo vệ môi trường” bằng hình thức: Giao nhiệm vụ về nhà cho các em tìm hiểu về môi trường ở địa phương 4.1.3.1. Mục tiêu Giúp học sinh tự phân tích , đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương, tác động của con người tới môi trường, Từ đó làm tăng sự nhận thức về tầm quan trọng của ý thức giữ gìn môi trường sống trong mỗi cá nhân, gia đình. Thông qua đó, rèn luyện kĩ năng tự vạch kế hoạch, trải nghiệm, thu thập dữ liệu, quay video, biên tập video, báo cáo sản phẩm, học sinh được rèn luyện phẩm chất vì cộng đồng, kĩ năng mềm về công nghệ thông tin và kĩ năng thuyết trình, phản biện được rèn luyện. 4.1.3.2. Cách thức tiến hành Giao học sinh theo nhóm là những em nhà ở gần nhau, mỗi nhóm một địa điểm tìm hiểu thực trạng môi trường sống quanh địa phương em. Quay video, làm file powpoin, thuyết trình trên canva… về thực trạng, đề xuất giải pháp….đưa sản phẩm các nhóm lên nhóm chung, giáo viên tạo nhóm riêng cho học sinh nạp sản phẩm, học sinh chấm chéo sản phẩm của nhóm khác, chấm điểm các nhóm theo tiêu chí đưa ra, Thưởng cho 3 nhóm có sản phẩm điểm cao nhất, nhì, ba. Tiêu chí chấm điểm các sản phẩm của các nhóm: Tiêu chí Các nôi dung chấm điểm Điểm tối đa 1 Hình ảnh đặc sắc, phản ánh rõ nét thực trạng 5 điểm môi trường tự nhiên địa phương 2 Chỉ ra được tác động của con người 5 điểm 3 Đề xuất được các giải pháp khả thi cải thi bảo 5 điểm vệ môi trường tự nhiên 4 Kế hoạch tuyên truyền mọi người 5 điểm 5 Minh chứng việc làm cụ thể của nhóm để bảo 5 điểm vệ môi trường tự nhiên tại địa phương 6 Chất lượng video, bản thuyết trình, lời dẫn 5 điểm 7 Tổng điểm ( Trung bình cộng điểm chấm của các nhóm) 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2