intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí ở trường THPT. Đó cũng là hướng tiếp cận giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập, là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Với yêu cầu của xã hội thời kì hội nhập, học sinh không chỉ cần kiến thức mà còn  cần có năng lực vận dụng các kiến thức đó trong thực tế. Kiến thức và thông tin liên tục  thay đổi và được cập nhật theo từng giờ, các tình huống trong cuộc sống thì vô cùng đa   dạng. Do vậy quá trình dạy và học trong nhà trường cũng đòi hỏi phải có những thay đổi  để  đào tạo ra những con người phù hợp với sự  phát triển của thời đại mới. Trong hoạt  động giáo dục hiện nay, có một vấn đề khiến những người làm công tác giáo dục cần suy   ngẫm: học sinh thường cảm thấy mệt mỏi, áp lực khi bắt đầu bước vào các tiết học. Tâm   lí căng thẳng đó sẽ   ảnh hưởng đến hiệu quả  của quá trình học tập. Quá trình dạy học   trước kia coi trọng nội dung kiến thức nên năng lực học sinh nhiều khi chưa được chú  trọng phát triển đúng mức, khả năng vận dụng kiến thức để  giải quyết một vấn đề  trong   thực tiễn còn nhiều hạn chế, hoạt động khởi động trong mỗi bài học chưa được chú trọng   đúng mức nên chưa tạo được tâm lí hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ  yêu cầu thực tế  đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ  đạo  công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục:  Nghị quyết số 29 – NQ/TW  ngày 4/11/2013  hội   nghị   lần   VIII   Ban   Chấp   hành   Trung   ương   Đảng   khóa   XI,  Nghị   quyết   số  88/2014/QH13  của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam về  đổi mới   chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ  thông. Những chỉ  đạo này đều thể  hiện: hoạt   động giáo dục và đào tạo cần phải đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy   học. Một trong những khâu quan trọng cần chú ý trong quá trình đổi mới là đổi mới hoạt   động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học.  Với học sinh lớp 10 vừa bước vào cấp 3, cần hướng các em tiếp cận với  phương   pháp học và hình thức kiểm tra phát huy được năng lực của mình, tạo tiền đề cho việc học   tập những năm tiếp theo trong nhà trường và khẳng định được bản thân trong cuộc sống  sau này.          Tại trường THPT   Nguyễn Viết Xuân, quá trình đổi mới hoạt động dạy học  cũng đang được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Nhà trường đã áp dụng nhiều biện   pháp thiết thực để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.  Việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học cần thiết và cần được bàn đến một   cách hết sức nghiêm túc. Chúng ta cần đổi mới hoạt động dạy học và bước đầu là thực   1
  2. hiện đa dạng hóa hoạt động khởi động, tạo hứng thú học tập cho học sinh sẽ  tạo tâm lí   học tập để đạt kết quả cao.  So với các nghiên cứu trước đây về đổi mới hoạt động khởi động, trong khuôn khổ  sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, tôi hướng đến việc thực hiện đa dạng hóa các hình  thức tổ chức hoạt động khởi động đối với đối tượng học sinh lớp 10 THPT Nguyễn Viết   Xuân trong môn Địa lí. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm  ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG MÔN ĐỊA LÍ 10  TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên:  Trương Thị Thanh Tâm  ­ Địa chỉ : Giáo viên Địa Lí ­ Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ­ Huyện Vĩnh Tường ­ Số điện thoại: 0976.669.563     E ­ mail: truongthithanhtam    .gvnguyenvietxuan    @    vinhphuc.edu.vn     4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dùng để giảng dạy môn Địa lí 10. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  Ngày 8 tháng 10 năm 2018, tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân 7. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm 7.1. Nội dung  7.1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐA DẠNG HÓA HOẠT  ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 7.1.1.1. Cơ sở lí luận Hoạt động khởi động là giai đoạn chuẩn bị  giúp học sinh cảm thấy thư  giãn và   tạo tâm trạng tích cực cho việc học (theo Rushidi, 2013). Theo Robertson & Acklam (2000),  khởi động là một hoạt động ngắn cho phần mở  đầu của bài học  (tr.30). Tác giả  Kay  (1995) tuyên bố rằng khởi động là các loại hoạt động khác nhau giúp học sinh bắt đầu suy   nghĩ, xem lại các tài liệu được giới thiệu trước đó và quan tâm đến bài học.   Lassche  2
  3. (2005) định nghĩa rằng đối với bài học học ngôn ngữ, giai đoạn khởi động là định hướng   ban đầu của bài học. Còn  theo từ  điển tiếng Việt, khởi động được hiểu là  “thực hiện   những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một   hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện  một công việc cụ thể nào đó. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc  hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh  thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào  cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.            Như vây co thê hiêu, hoat đông nay ch ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ ưa đoi hoi s ̀ ̉ ự tư duy cao, không qua coi trong  ́ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ức ma chu yêu la tao tâm thê tôt nhât cho cac em nhâp cuôc, lôi keo cac em  vê vân đê kiên th ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ứng thu v co h ́ ới cac hoat đông phia sau đo. ́ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ức tôt hoat đông nay se tao ra môt tâm  ́ Nêu tô ch ́ ̣ ̣ ̀ ̃ ̣ ̣ ́ ưng phân, t ly h ́ ự nhiên đê lôi keo hoc sinh vao gi ̉ ́ ̣ ̀ ờ hoc. H ̣ ơn nữa, nêu cang đa dang thi se  ́ ̀ ̣ ̀ ̃ ̣ luôn tao nên nhưng bât ng ̃ ́ ơ thu vi cho hoc sinh. Vi thê ng ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ười hoc se không con cam giac mêt ̣ ̃ ̀ ̉ ́ ̣  ̉ ̣ moi, nham chan, năng nê, lo lăng nh ̀ ́ ̀ ́ ư khi giao viên kiêm tra bai cu. Cac em se đ ́ ̉ ̀ ̃ ́ ̃ ược thoai  ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ mai tham gia vao hoat đông hoc tâp ma không hê hay biêt. ̀ ̀ ́   * Mục đích của hoạt động khởi động Mục đích của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài mới,  gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí học tập tích  cực, sôi nổi ở học sinh. Bởi như Khổng Tử đã từng nói  “ Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” . Từ  nội  dung của câu nói và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy niềm vui và sự  ham thích sẽ  là một   động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Có thể nói hoạt  động khởi động có vai trò như  trải nệm để  dẫn dắt học sinh bước vào bài học một cách   hứng thú, say mê. Hoạt động khởi động giúp chấm dứt các hoạt động của giờ học trước hoặc những  trò chơi, cuộc nói chuyện trong lúc nghỉ giữa giờ  để đảm bảo rằng học sinh toàn tâm, toàn  ý, nhập thân, hiện diện với giáo viên ngay từ khoảnh khắc đầu tiên của giờ học. Nếu như  không có sự tập trung chú ý thì quá trình học tập nói riêng và quá trình nhận thức nói chung  sẽ không có hiệu quả. Hoạt động khởi động còn là công cụ  để kiểm tra bài cũ. Nếu giáo viên tổ  chức  hoạt động khởi động hiệu quả  với các trò chơi kiểm tra bài cũ như  đuổi hình bắt chữ,   tình yêu Địa lí..., khuyến khích các em hứng thú tham gia trải nghiệm sáng tạo đầu giờ  học, không khí của 5 phút khởi động kiểm tra bài cũ sẽ rất sôi nổi và ấn tượng. 3
  4.           Những hoạt động khởi động giúp thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh  và giữa học sinh với nhau. Cả lớp sẽ giao tiếp gần gũi, gắn kết nhau hơn thông qua các  trò chơi, các hoạt động trải nghiệm. Ngoài ra việc sáng tạo trong hoạt động khởi động cũng để tìm ra biện pháp nhằm  đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí ở trường THPT. Đó cũng là  hướng tiếp cận giúp học sinh mạnh dạn, tự  tin trong học tập, là cơ  sở  thực tiễn, là nền   tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.  Như vậy, hoạt động khởi động chỉ là khâu nhỏ, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có  tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không   thể bỏ qua. * Yêu cầu của hoạt động khởi động Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng như tiến   trình lên lớp người dạy thường không đặt sự chú ý và công phu ở bước này. Thông thường,  người dạy chỉ  dành khoảng 5 phút để  dẫn vào bài mới (bằng nhiều cách). Vậy nên, yêu  cầu đầu tiên của hoạt động khởi động là cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lấy ít dẫn  nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Nội dung hoạt động khởi động cần khái quát, cô đọng   nhưng phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh tế, súc tích.  Thứ hai, tùy vào từng bài dạy mà giáo viên  có thể vận dụng và chú ý từng yêu cầu   riêng. Trong đó, có những yêu cầu sau mà người dạy cần lưu ý:  Làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy. Vì vậy, giáo viên khi thiết kế hoạt động   khởi động phải có chọn lọc về ngôn ngữ, làm sao để  lời gọn mà ý sâu chứ  không nên dài   dòng, vòng vo tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn,   hiệu quả.  Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học.  Làm nổi bật tính thú vị của hoạt động dạy học.  Làm nổi bật tính đơn giản, dễ hiểu của ngôn ngữ.  Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý. 4
  5. Bởi vậy, hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy không   được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý   tưởng sáng tạo. 7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn a.Thực trạng hoạt động khởi động trong dạy học Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học  phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Nguyễn  Viết Xuân nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy  học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em.  Tuy nhiên sự  quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự  đi vào chiều  sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức. Hiện nay nhiều giờ học trên lớp giáo viên  còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động khởi động, cụ thể là:          ­ Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động bài học mà   đi  thẳng vào nội dung bài.       ­ Giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức   giới thiệu qua một chút để  vào bài, như  vậy sẽ  tiết kiệm được nhiều thời  gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn   đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về  lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự  hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ  bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ  động chờ  giáo viên dẫn dắt nội dung  và truyền thụ  một chiều, từ  đó sẽ  khó tạo tâm lý để  các em sẵn sàng thực   hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.       ­ Chưa lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng của học sinh.       ­ Học sinh chưa tích cực hăng hái trong học tập.  Tâm lý của học sinh nhìn  chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn Địa lí; khi vào tiết học thì  quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn khô khan, chưa tạo  được sự  hứng thú để  thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ  kiến thức  5
  6. của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên   càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn này hơn.        ­ Học sinh còn lo sợ do áp lực kiểm tra bài cũ.        ­ Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng bộ.        ­ Không khí trong giờ học còn căng thẳng. Để đạt được hiệu quả học tập, bước đầu tiên cần tạo cho các em hứng  thú học tập. Giáo viên cần tạo ra một không khí thuận lợi cả  về mặt tâm lí,   khơi dậy sự sự tò mò, muốn tìm hiểu khám phá kiến thức của học sinh.          Tại Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, đối với môn Địa lí nói chung và  Địa lí 10 nói riêng, tôi đã áp dụng nhiều hình thức khởi động bài học nhằm   tạo hứng thú học tập cho học sinh, bước đầu thu được kết quả  nhất định.  Tuy nhiên, trong quá trình tổ  chức vẫn còn gặp một số  khó khăn: mức độ  nhận thức của học sinh khác nhau, nhiều hoạt động khởi động còn có những  điểm chưa hợp lí, có đôi khi hoạt động khởi động còn rời rạc, nặng về kiến   thức...  Kết quả khảo sát đầu năm 2018 ­ 2019 của học sinh khối 10 tại trường   THPT Nguyễn Viết Xuân cho thấy mức độ hứng thú của học sinh khi bắt đầu  bài học: * Với bài học không có hoạt động khởi động Tổng  Rất  Hứng  Bình  Không hứng thú số   học  hứng  thú thường sinh  thú Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ lớp  lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 10A4,  A5, A6 129 1 0,8 13 10,1 51 39,5 64 49,6 *Với bài học có hoạt động khởi động Tổng  Rất  Hứng  Bình  Không hứng thú số   học  hứng  thú thường 6
  7. sinh  thú lớp  Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ 10A1,  lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) A2, A3 123 41 33,3 62 50,4 17 13,8 3 2,5           Thông qua kết quả trên có thể thấy học sinh sẽ có tâm lí học tập tốt  hơn nếu giáo viên tổ  chức các hoạt động khởi động một cách hiệu quả, phù  hợp với từng bài học cụ  thể. Xuất phát từ  thực tế trên, vấn đề  đa dạng hóa   hoạt động khởi động càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. b. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đa dạng hóa hoạt động   khởi động. Theo tôi thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một  số nguyên nhân cơ bản sau: ­ Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải đổi mới phương  pháp dạy học theo năng lực học sinh.  Việc  ứng dụng công nghệ  thông tin của giáo viên   trong một số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và  thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động. ­ Chỉ chú trọng đến nội dung bài học mà chưa chú trọng việc tổ  chức hoạt động khởi   động để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến  thức bài học mới, còn sợ  nếu  dành nhiều thời gian cho hoạt động khởi động có thể  bị  “cháy giáo án” hoặc không đủ thời gian dành cho việc khai thác kiến thức mới. ­ Việc áp dụng các hình thức khởi động hiện tại còn hạn chế vì cơ sở vật chất, thiết bị  dạy học, hạ  tầng công nghệ  thông tin ­ truyền thông trong các nhà trường còn chưa đáp   ứng được yêu cầu. ­ Chương trình môn Địa lí THPT hiện tại  ở  các môn học còn tương đối dài, giáo viên  còn gặp khó khăn trong việc xây dựng phân phối chương trình, phân phối thời gian cho phù   hợp để dành nhiều thời gian cho hoạt động khởi động.  ­  Chương trình kiểm tra, thi hiện nay còn phân bố số điểm tương đối nhiều cho việc  ghi nhớ, do đó giáo viên khi dạy còn áp lực nhiều về việc cung cấp đủ  kiến thức cho học   sinh, để  học sinh có đủ  kiến thức cơ  bản đáp  ứng cho việc kiểm tra kiến thức thường   xuyên và định kì. 7
  8. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới   phương pháp dạy  học, tôi thấy rằng cần trang bị nhận thức đúng đắn cho giáo viên, học sinh, phụ huynh về  đổi mới hoạt động khởi động. Khi có nhận thức đúng, quá trình thực hiện đổi mới hoạt   động dạy học sẽ đạt hiệu quả cao.  7.1.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG MÔN ĐỊA LÍ 10 TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN   7.1.2.1. Cơ sở để  tiến hành đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa  lí lớp 10 Để   tiến   hành   đổi   mới   hoạt   động   khởi   động   môn   Địa   lí   lớp   10   tại  trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tôi đã thực hiện một số nội dung sau: ­ Nghiên cứu học tập các nội dung liên quan đến đổi mới PPDH, KTĐG theo định   hướng phát triển năng lực người học của Bộ  Giáo dục và Sở  Giáo dục và Đào tạo Vĩnh   Phúc. ­ Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng trường và ở các trường khác.  ­ Xây dựng các biện pháp đổi mới hoạt động khởi động theo định hướng năng lực   phù hợp điều kiện thực tế tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân. ­ Tiến hành thực nghiệm, thu thập thông tin đánh giá kết quả ­ Tiến hành rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm còn hạn chế. 7.1.2.2. Các biện pháp đã  thực hiện  để  đa dạng hóa  hoạt động khởi  động môn Địa lí 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân         Trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 10 tại trường , tôi đã thực hiện các biện pháp  sau để đa dạng hóa hoạt động khởi động bài học: a. Khởi động bằng các câu hỏi gắn với tình huống thực tiễn  Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp thực tế giữa học sinh ­ giáo viên ­ phụ huynh,  là kết hợp giữa thực tế  học tập ­ cuộc sống ­ xã hội. Kết hợp thực tế  sẽ  giúp cho hoạt  động dạy học thân thiết hơn, gần gũi và khoáng đạt hơn. Dùng phương pháp này chỉ là cái   “cớ” để dẫn vào bài học, vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực  ở học sinh và tính chỉ dẫn của người dạy.   Trong quá trình dạy học tôi chú trọng các câu hỏi gắn với thực tiễn để phát huy khả  năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh giải quyết các vấn đề thực tế. Mặt khác, tôi   8
  9. đã sử dụng hệ thống các câu hỏi, bài tập gắn với tình huống thực tế để khởi động bài học   tạo sự hứng thú cho học sinh.          Các tình huống thực tiễn luôn gần gũi, tạo sự tò mò để học sinh tìm cách giải quyết,   đó cũng là cách thu hút các em tìm hiểu nội dung bài mới để  giải quyết tình huống hiệu   quả. Ví dụ 1: Khi dạy bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG,  để tiến hành hoạt động khởi động, tôi sẽ lần lượt tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Vận dụng kiến thức đã học về bản đồ và kiến thức của bản thân, trao đổi và thảo  luận nhanh theo từng nhóm nhỏ trong thời gian 4 phút để trả lời các câu hỏi sau: + Em đã sử dụng bản đồ vào những tình huống cụ thể nào? + Nếu em là một chủ đầu tư và xây dựng, trước khi tiến hành thi công xây dựng cây  cầu bắc qua Sông Phó Đáy thì em cần nghiên cứu những loại bản đồ nào? Vì sao? Bước 2: Học sinh trao đổi nhanh với bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát,  định hướng của giáo viên. Bước 3: GV chia bảng làm 6 phần, mời đại diện của các nhóm ở mỗi dãy lên ghi trên  bảng. ­ Mời đại diện các nhóm giải thích vì sao lựa chọn như vậy. ­ Các nhóm khác nhận xét và phản biện.  Bước 4: Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh để dẫn  dắt tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào bài.   Ví  dụ   2:  Đối   với   bài   5:  VŨ   TRỤ.   HỆ   MẶT  TRỜI   VÀ   TRÁI  ĐẤT.   HỆ   QUẢ  CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT, bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN   ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT, tôi sử dụng một số câu hỏi bài tập   gắn với thực tiễn để thay thế các câu hỏi tái hiện kiến thức thông thường. Bố em rất thích xem đá bóng, một trận đấu giữa đội tuyển Manchester và Chelsea  diễn ra   lúc 14 giờ ngày 1/9/2018 tại thủ đô Luân Đôn (Anh).Nhà em ở tỉnh Vĩnh Phúc, hãy tính giờ   tại Vĩnh Phúc để bố em có thể xem được trận đấu đó được truyền hình trực tiếp trên tivi? Đáp án:   Thủ đô Luân Đôn (Anh) nằm ở múi giờ số 0                  Tỉnh Vĩnh Phúc (Việt Nam) nằm ở múi giờ số +7 Giờ tại Vĩnh Phúc sớm hơn giờ tại Luân Đôn 7 tiếng, do đó trận đấu sẽ được truyền hình   trực tiếp trên ti vi tại Vĩnh Phúc vào thời gian: 14 + 7= 21 giờ ngày 1/9/2018.        Ví dụ  3: Khi dạy bài 12: SỰ  PHÂN BỐ  KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ   CHÍNH, GV nêu ra tình huống:  9
  10.  Thời tiết mấy ngày nay chuyển lạnh. Bà nội và em bé nhà em bị ho, ốm. Em   bé hỏi: Chị   ơi, sao tự  nhiên em thấy rét, mũi em khô quá. Em hãy giải thích   cho em bé hiểu nguyên nhân của điều này? HS trả lời câu hỏi. GV dựa vào câu trả lời của HS để hướng dẫn vào bài học.  Khi áp dụng các câu hỏi gắn với thực tiễn, học sinh chăm chú hơn vào  việc  vận dụng các kiến thức lí thuyết để  giải quyết vấn đề  nảy sinh trong  thực tế. Học sinh sẽ chủ động, sáng tạo hơn trong học tập và đời sống.  b. Khởi động bằng phương pháp liên tưởng loại suy Loại suy là thuật ngữ lôgic, có nghĩa là căn cứ vào điểm tương đồng về thuộc tính  nào đó của hai đối tượng để suy ra những thuộc tính khác của chúng cũng có thể là tương   đồng  ở những suy lí gián tiếp. Phương pháp liên tưởng loại suy phù hợp với dòng ý thức   thông thường của con  người, hợp lôgic, dễ  được tiếp nhận. Bởi vì, phương pháp này  không chỉ  gợi cho học sinh tư  duy mà còn dễ  dàng khởi động vào nội dung bài mới. Đây   chính là chiếc cầu nối liên tưởng rất hiệu quả. Ví dụ 1: GV hỏi: Đó là một dạng vật chất tồn tại trên Trái Đất từ  rất lâu đời, con   người sống ở trên nó, sản xuất trên nó. Mỗi loại của vật chất này có những tính chất khác  nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Con người khai thác nó và có những tác động làm nó trở  nên tốt hơn hay xấu đi. Đến thời điểm bây giờ, con người vẫn chưa hoàn toàn sản xuất  nông nghiệp thiếu nó được. Đó là dạng vật chất nào?   HS : Đất ạ. GV: Đúng vậy. Đó chính là đất, và đất tồn tại tạo thành một lớp vỏ thành phần của  Trái Đất. Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu thành phần thứ tư của lớp vỏ Trái Đất trong  bài học ngày hôm nay. Đó là bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ HÌNH  THÀNH THỔ NHƯỠNG. Ví dụ  2:    GV hỏi: Đây là một ngành kinh tế  không trực tiếp tham gia sản xuất,   nhưng lại không thể thiếu được để tạo ra sản phẩm và đưa hàng hóa ra thị trường. Ngành  kinh tế  này tham gia cung cấp nguyên liệu, đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Nó còn  ảnh   hưởng to lớn đến đời sống người dân ở mọi quốc gia. Đó là ngành kinh tế nào? HS: Giao thông vận tải ạ. 10
  11. GV: Đúng vậy. Đây là một ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ. Nó không tạo ra sản  phẩm hữu hình, sản phẩm của nó con người chỉ có thể sử dụng, đánh giá chất lượng. Vậy,   chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vai trò và đặc điểm của ngành kinh tế này trong bài 36: VAI   TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ   ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ  NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI. c. Khởi động bằng việc tổ chức các trò chơi ̀ ơi la hoat đông đ Tro ch ̀ ̣ ̣ ược cac hoc sinh thich thu tham gia. Vi vây no co  ́ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ́ ự chu y va kh kha năng lôi keo s ́ ́ ̀ ơi dây đ ̣ ược hứng thu hoc tâp. Rât nhiêu tro  ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ chơi ngoai muc đich đo con co thê ôn tâp kiên th ̀ ̣ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̣ ́ ức cu hoăc dân dăt cac em vao  ̃ ̣ ̃ ́ ́ ̀ ̣ ̣ hoat đông tim kiêm tri th ̀ ́ ưc m ́ ơi môt cach t ́ ̣ ́ ự nhiên, nhe nhang, co nh ̣ ̀ ́ ững tro ̀ chơi  ̣ ̣ giup cac em vân đông tay chân khiên cho c ́ ́ ́ ơ thê tinh tao, giam b ̉ ̉ ́ ̉ ớt nhưng ap  ̃ ́ lực tâm ly do tiêt hoc tr ́ ́ ̣ ươc gây ra. ́ ̣ ̉ ưc “tro ch Viêc tô ch ́ ̀ ơi” trong cac gi ́ ơ day Đ ̀ ̣ ịa lí không chỉ nhăm muc  ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ơi se tao  đich     giai tri cho hoc sinh ma điêu quan trong là thông qua cac tro ch ́ ̀ ̀ ̃ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̉ nên môt không khi hăng say hoc tâp, môt không khi lam viêc nghiêm tuc đê đi  tim nh ̀ ững kiên th ́ ức Địa lí. Qua cac tro ch ́ ̀ ơi cac em v ́ ừa co thê đôc lâp suy  ́ ̉ ̣ ̣ nghi, tim toi tri th ̃ ̀ ̀ ức, đông th ̀ ời vừa ren luyên ky năng hoat đông nhom cho cac  ̀ ̣ ̃ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ́ ́ ́ ừa  nhanh vừa chinh xac. Vi vây, khi cac em hoc Đ em đê co đap an v ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ịa lí thông  ́ ̀ ơi  se tao s qua cac tro ch ̃ ̣ ự thoai mai h ̉ ́ ơn, hưng thu h ́ ́ ơn. Tư đo cac em ghi nh ̀ ́ ́ ớ  ́ ơn nhưng kiên th tôt h ̃ ́ ức cơ ban c ̉ ần đạt. Ví dụ 1: Khi dạy bài 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI, giáo viên tổ chức cho học  sinh chơi trò chơi: chia lớp thành 2 dãy, gọi là 2 đội và đặt tên (Đội 1:  ngành trồng trọt; đội  2: ngành chăn nuôi). Mỗi đội chia thành 3 nhóm nhỏ, tiến hành thảo luận trong thời gian 5   phút để giới thiệu về những thế mạnh và hạn chế  của  ngành nông nghiệp mà nhóm mình  phụ  trách để  thu hút nhà đầu tư, đồng thời chỉ  ra những khó khăn về  ngành nông nghiệp  của đội bạn. ­ Đại diện của 2 đội trình bày, góp ý và phản biện nội dung của đội bạn. Qua phần trình bày của HS, GV nhận xét chỗ đúng và chưa đúng, từ đó GV dẫn dắt vào  nội dung của ngành chăn nuôi. 11
  12. Ví dụ  2:   Khi dạy bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP, GV  sẽ  yêu cầu học sinh kể  tên các ngành công nghiệp mà học sinh biết. Sau đó   lựa chọn một số ngành công nghiệp chủ yếu như: năng lượng, cơ khí, điện tử  ­ tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm. GV chia lớp thành 5 đội chơi,  đóng vai các ngành công nghiệp để  chứng minh đây là ngành có vai trò quan  trọng nhất. Lần lượt thành viên từng đội chơi liệt kê vai trò, đội nào kể  được  nhiều nhất là đội thắng. GV sử dụng kết quả để dẫn vào bài. Các phần kiểm tra bài cũ đầu giờ  thường làm học sinh lo lắng, căng  thẳng. Hình thức kiểm tra bài cũ thường là tái hiện kiến thức bài trước không  chú trọng nhiều đến năng lực học sinh. Để học sinh không coi kiểm tra bài cũ   là áp lực, tôi đã tổ chức các trò chơi Địa lí với thời gian ngắn. Các trò chơi đó  sẽ giúp tôi kiểm tra đánh giá kiến thức, năng lực được hình thành ở học sinh,  mặt khác sẽ tạo không khí sôi nổi để bước vào bài học tiếp theo.    Ví dụ 1 : Trò chơi “Tình yêu Địa lí”               Các em học sinh sẽ lựa chọn một vấn đề  Địa lí cảm thấy tâm đắc  nhất của bài trước để thuyết trình cho cả lớp nghe trong thời gian 5 phút. Sau  khi thuyết trình, cả lớp sẽ đóng góp ý kiến cho phần thuyết trình về nội dung,   cách trình bày...cuối cùng giáo viên sẽ đưa ra những nhận xét.                 Hình thức này được học sinh đón nhận rất nhiệt tình, giảm áp lực  học thuộc lòng bài cũ máy móc. Thông qua phần thuyết trình của học sinh có  thể  đánh giá được kiến thức, năng lực chung, năng lực chuyên biệt và quan  điểm riêng đối với mỗi vấn đề của các em. 12
  13. Học sinh 10A4­ THPT Nguyễn Viết Xuân  tham gia kiểm tra bài cũ với “Tình yêu Địa lí”  ­  Ví dụ 2: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ Địa lí”.         Giáo viên đưa ra từ  khóa là các nội dung kiến thức trong môn Địa lí cho  một học sinh, chỉ học sinh đó biết nội dung từ khóa (thường 1 đến 2 từ). Học  sinh đó có nhiệm vụ sử dụng kiến thức Địa lí vẽ  hình mô tả  từ  khóa (không   sử dụng chữ) trong thời gian 3 phút / từ. Sau khi đã hoàn thành, học sinh khác  thông qua hình vẽ  để  tìm đáp án. Các học sinh  ở dưới lớp có thể  đưa ra các  thắc mắc liên quan để các bạn trả lời. Học sinh 10A5 THPT Nguyễn Viết Xuân  tham gia kiểm tra bài cũ với  trò chơi  “Đuổi hình bắt chữ Địa lí” 13
  14.   Khi tham gia trò chơi này, học sinh có thể  thể  hiện khả  năng sáng tạo  trí tưởng tượng của mình thông qua các hình vẽ  và khắc sâu được kiến thức  của bài học trước, phát triển năng lực của học sinh   Ví dụ 3:  Trò chơi “Sắc màu Địa lí”  Học sinh sẽ tham gia theo từng cặp (2 học sinh/ lượt).      Giáo viên đưa ra một số từ khóa là các thuật ngữ Địa lí có liên quan đến nội  dung bài đã học (thường từ 5 đến 10 từ).  Học sinh 10A5 THPT Nguyễn Viết Xuân tham gia kiểm tra bài cũ với trò chơi  “Sắc màu Địa lí” Trong hai học sinh có một học sinh được giao từ khóa và sử dụng kiến  thức Địa lí để  mô tả  các thuật ngữ  đó (không được nhắc đến bất cứ  từ  nào  trong từ khóa, không sử dụng tiếng Anh, đánh vần, hay dùng tiếng lóng). Học  sinh còn lại không được biết đáp án và phải thông qua phần mô tả của bạn để  tìm từ khóa. Học sinh dưới lớp sẽ lắng nghe và đánh giá phần mô tả, các kiến  thức của học sinh trên bảng và ghi nhớ luôn kiến thức. Có lẽ đây là một trong những trò chơi được học sinh hưởng ứng nhiệt   tình nhất, không khí lớp sôi nổi, hào hứng. Giờ  học sau, học sinh còn chủ  động nhắc giáo viên kiểm tra bài cũ, học sinh nào cũng muốn lên bảng. Ví dụ 4: Trò chơi “Tìm từ khóa”.  14
  15.               Giáo viên đưa ra một bảng chữ cái, học sinh sẽ phải tìm các từ  khóa theo các  hàng ngang, hàng dọc... Học sinh tìm càng nhiều càng tốt các từ khóa sẽ xuất hiện trong   bài học ngày hôm nay.                     Trước khi dạy bài 5, VŨ TRỤ, HỆ  MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ  QUẢ  CHUYỂN ĐỘNG QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT, giáo viên đưa ra bảng ô chữ  và yêu  cầu học sinh trong 1 phút tìm ra 5 từ khóa về Vũ Trụ, Trái Đất là: Dải Ngân Hà, Hệ Mặt   Trời, hành tinh, thiên thể, sao chổi. D T K H G U O H S A H H E L N A I S I A H I J N M C A N K D S H A U O G G Z T N N V C C A F I X Q P T O H N N K H I L N H O H E M A T T R O I A T H I E N T H E S A O K I M T H E T N J I T R V R I ĐÁP ÁN D T K H G U O H S A H H E L N A I S I A H I J N M C A N K D S H A U O G G Z T N N V C C A F I X Q P T O H N N K H I L N H O H E M A T T R O I A T H I E N T H E 15
  16. S A O K I M T H E T N J I T R V R I         Với các hình thức kiểm tra như trên, học sinh vừa củng cố được kiến thức mặt khác còn phát triển được   năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ...các em sẽ tự tin hơn khi trình bày một vấn đề trước   đám đông.  d. Khởi động bằng sử  dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn,   câu đối... Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí hàm  nghĩa sâu sắc, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống hoặc là tâm huyết của  danh nhân. Trích dẫn những loại câu trên để vận dụng vào hoạt động khởi động khi dạy  học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích  và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh. Qua đó GV có thể giáo dục thực tiễn cho học  sinh nhiều bài học bổ ích. Với bước này GV yêu cầu HS tìm các câu thơ, ca dao...có chủ  đề liên quan đến bài học. GV đặt vấn đề và đi vào bài học. Ví dụ 1: Khi dạy bài 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG  TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT,  GV có thể nói:  Trong bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà, ông đã viết: “ Non xanh đã biết hay chưa Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”                 Em hiểu hai câu thơ này như thế nào? Sau đó giáo viên hướng dẫn vào bài và giới thiệu cụ thể hơn ở phần “ Tuần hoàn của  nước trên Trái Đất” Ví dụ 2: Khi dạy bài 16: SÓNG.THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN Trong phần khởi động, GV có thể đọc một số câu thơ trong bài “Sóng” của Xuân  Quỳnh                    “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu” Vậy qua những câu thơ trên, em cho biết hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu hiện  tượng Địa lí tự nhiên nào? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này?          Học sinh trả lời: Sóng, nguyên nhân do gió.         GV: Đúng là bài hôm nay cô và các em tìm hiểu về sóng, nhưng nguyên nhân không chỉ  do gió. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm, các nguyên nhân gây ra trong bài ngày hôm  nay để thấy rõ điều này nhé. 16
  17. e. Khởi động bằng phương pháp thảo luận có chủ đề Phương pháp khởi động  thảo luận có chủ  đề  là lúc giáo viên vừa bước vào lớp,  đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp chưa ổn định, chưa chú ý   thì lúc này giáo viên có thể áp dụng. Ví dụ  1: Khi GV dạy  Bài 6: HỆ  QUẢ  CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUAY QUANH  MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT, GV yêu cầu HS thảo luận và trả  lời câu hỏi: Tại sao thời   tiết các mùa có sự khác nhau theo thời gian? Tại sao vào mỗi mùa ngày đêm lại không dài  bằng nhau? Tại sao "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã   tối"?  HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.  GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.  GV sử dụng nội dung HS trả  lời để  tạo ra tình huống có vấn đề  và dắt dẫn vào   nội dung bài học. Học sinh 10A5 THPT Nguyễn Viết Xuân tiến hành thảo luận chủ đề Ví dụ  2:  Trong phần khởi động bài 25: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ  PHÂN BỐ  DÂN CƯ  THẾ  GIỚI, GV đặt câu hỏi:  Nếu được lựa chọn nơi để  sinh sống,   em sẽ chọn như thế nào? Vì sao em lại lựa chọn nơi đó  HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.  Lần lượt HS lên trình bày, nêu những ưu điểm của nơi mình muốn sống.  GV sử dụng nội dung HS trả  lời để  tạo ra tình huống có vấn đề  và dắt dẫn vào   nội dung bài học: Như vậy, đa phần các em đều muốn sống ở các thành phố, các khu vực   17
  18. đồng bằng.....Những khu vực này tập trung những yếu tố  gì thích hợp để  cư  trú và làm  việc? Chúng ta cùng tìm hiểu xem dân số thế giới có cùng ý tưởng với các em không? f. Khởi động bằng cách sử dụng tranh ảnh minh họa Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các môn   khoa học tự  nhiên và các môn Địa lí, Sinh học, Lịch sử,… Vì thế, khi sử  dụng tranh  ảnh   minh họa học sinh sẽ  có được những cảm nhận mới mẻ  khi tiếp cận nội dung bài học.   Đây là một biện pháp hỗ  trợ  dạy học không thể  thiếu trong giảng dạy nói chung. Biện   pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảm giác chân thực, tăng thêm tính rõ ràng, tính   sinh động khi thuyết giảng.          Ví dụ 1: Khi dạy Bài 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT, GV  sẽ chuẩn bị cho học sinh hình ảnh hai kiểu thảm thực vật trên Trái Đất GV đặt ra câu hỏi:  ­ Em hãy miêu tả đặc điểm các loại cây xuất hiện ở đây? ­ Theo em, hình ảnh này ở khu vực nào trên Trái Đất?  Rõ ràng, các em thấy ở những vùng khác nhau sẽ xuất hiện các loại cây khác nhau.  Vậy trên Trái Đất có những vùng thực vật khác nhau như thế nào, nguyên nhân của sự  phân hóa đó là gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu điều đó trong bài học ngày hôm nay. Ví dụ 2: Khi dạy bài 28:  ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT, GV đưa ra các hình ảnh  về một số cây trồng. 18
  19. GV đặt câu hỏi: Đây là một số cây trồng chính ở nước ta. Các em hãy cho biết đây  là những cây gì, thường trồng ở đâu? Em hãy liệt kê thêm những loại cây trồng khác, kể  nơi phân bố của chúng. GV sử dụng câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài học g. Khởi động bằng cách sử dụng máy chiếu, video Sử  dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử dụng tranh  ảnh minh   họa, băng ghi hình,… Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả  tích cực  trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng. Tiêu đề, các mục đề, tóm   tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong bài, hiệu  ứng,… đều có thể  chiếu. Sử  dụng máy   chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm th ời gian, s ức lực và học tập có phần   hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI, GV chiếu   một video có một số loại hình giao thông và đặt ra câu hỏi: ­ Có những loại hình giao thông nào trong video này? ­ Loại hình giao thông đó có ưu điểm, nhược điểm gì? ­ Theo em, còn có loại hình giao thông nào chưa xuất hiện trong video này? GV chốt lại và hướng dẫn vào bài: Như  vậy, các em vừa thấy có rất nhiều loại   hình giao thông, khác nhau về  thời gian xuất hiện,  ưu điểm, nhược điểm và sự  phân bố.   Nội dung bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại hình giao   thông này. Ví dụ 2: Khi dạy bài 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC  VÀNH ĐAI ĐỘNG  ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ, GV có  19
  20. thể chiếu trước hình ảnh một số núi lửa, vùng núi trẻ, một số trận động đất lớn ở các địa  điểm khác nhau trên Trái Đất. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: Những trận động đất, núi lửa  thường xảy ra ở đâu, các vùng núi trẻ phân bố ở những địa phương nào? Tại sao chúng lại  tập trung ở một số vị trí nhất định trên Trái Đất? Giữa chúng có mối liên quan nào không? Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi, GV chuẩn lại kiến thức đồng thời hướng dẫn  vào bài thực hành. 7.1.3. NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI  ĐỘNG 7.1.3.1. Đảm bảo tính khoa học:          Các hoạt động khởi động đầu giờ học khi được thiết kế và sử dụng phải phục vụ  nội dung thiết thực của bài học, đảm bảo nội dung SGK, góp phần đổi mới phương pháp  dạy học, khi sử dụng phải đảm bảo thời gian hợp lý cho bài học. Các hình ảnh, hiện vật  phải thật logic, hợp lý và đúng với sự thật lịch sử. 7.1.3.2. Đảm bảo tính giáo dục           Nội dung hình  ảnh được lựa chọn để  xây dựng hoạt động khởi động phải ngắn  gọn, dễ  hiểu, gợi mở, giáo dục được tình yêu quê hương, đất nước, con người, yêu lao   động, kích thích sự  sáng tạo, ham hiểu biết của học sinh, phải thể  hiện được nội dung  kiến thức cơ bản của bài học và góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh. 7.1.3.3. Đảm bảo tính đại trà             Đảm bảo tất cả các học sinh đều tham gia hoạt động khởi động. Nếu giáo viên tổ  chức các hoạt động khởi động mà trong lớp có bạn tham gia, có bạn không, nghĩa là giáo   viên đã không lôi cuốn được học sinh vào hoạt động khởi động, không nắm được quyền   kiểm soát lớp học. Học sinh cảm thấy không thích thú những gì giáo viên làm. Những gì  ngay từ đầu giáo viên không thành không thì các bước sau sẽ dễ thất bại. 7.1.3.4. Xác định mục tiêu khởi động      Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài  thay bằng việc tổ  chức khởi động thành một hoạt động để  học sinh được tham gia trực  tiếp giải quyết vấn đề  khởi động. Khi xây dựng hoạt động khởi động giáo viên phải xác   định rõ những mục tiêu cần đạt sau khi thực hiện, phương pháp và kỹ  thuật tổ  chức,  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2