intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng; Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh; Giáo dục tinh thần, trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo tồn di sản của dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “GÓP PHẦN BẢO TỒN TUỒNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN” MÔN/LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “GÓP PHẦN BẢO TỒN TUỒNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN” MÔN/LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Môn/Lĩnh vực : Ngữ văn Người thực hiện : Nguyễn Thị Lương Tổ : Ngữ văn Điện thoại : 0985 974 798 Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác NĂM HỌC: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 3 8. Đóng góp mới của đề tài 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5 1.2. Cơ sở lý luận 6 1.2.1. Nghệ thuật tuồng - giá trị di sản cần gìn giữ 6 1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn 10 Ngữ văn trong trường THPT. CHƯƠNG 2. CỞ SỞ THỰC TIỄN 10 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy 10 học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 2.1.1. Thuận Lợi 10 2.1.2. Khó khăn 11 2.2. Thực trạng bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học trong trường THPT 11 2.2.1. Thực trạng bảo tồn tuồng qua hoạt động học tập môn Ngữ văn 11 của học sinh. 2.2.2. Thực trạng bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn của 13 giáo viên 2.3. Nguyên nhân của thực trạng 14 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN 16 TUỒNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Một số nguyên tắc khi đề xuất các biện pháp góp phần bảo tồn tuồng 16 qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT. 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục 16 3.1.2. Đảm bảo tính khả thi 16 3.1.3. Đảm bảo tính đông bộ 16
  4. 3.1.4. Đảm bảo sự hoạt động và cùng tham gia của học sinh 17 3.2. Các biện pháp bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn 17 trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 3.2.1. Bảo tồn tuồng qua dạy học bài “Tích trò sân khấu dân gian”, 17 SGK Ngữ văn 10, tập 1- Bộ kết nối tri thức với cuộc sống. 3.2.2. Bảo tồn tuồng qua dạy học chuyên đề “Sân khấu hóa tác phẩm văn 29 học”- Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống. 3.2.3. Bảo tồn tuồng qua dạy học dự án: “Tuồng và những biện pháp 32 bảo tồn trong trường học.” 3.2.4. Bảo tồn tuồng qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm 36 3.3. Kết quả bảo tồn tuồng trong trường học 44 3.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 46 3.4.1. Mục đích khảo sát 46 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát. 46 3.4.3. Đối tượng khảo sát 47 3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 47 đã đề xuất PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 3.1. Kết luận 51 3.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Viết tắt Nội dung THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh CLB Câu lạc bộ SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể PP Phương pháp NXB Nhà xuất bản
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kì đổi mới, điều này đã một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là bảo tồn, giữ gìn thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhằm nâng cao sức mạnh nội sinh của dân tộc, tạo động lực để phát triển đất nước bền vững. Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa giúp giữ được tính độc đáo, bảo đảm tính thống nhất, khơi dậy, phát triển niềm tự hào dân tộc. Sự kết nối quá khứ và hiện tại chính là cơ sở, nền tảng, hành trang cho tương lai của đất nước. Hướng dẫn số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ rõ: Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ và ngành Giáo dục, việc dạy học gắn với bảo tồn và gìn giữ di sản là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống giáo dục. Thông qua giáo dục, những chủ trương chính sách, cũng như giá trị nhân văn của tư tưởng được triển khai một cách hệ thống bài bản. Quan trọng hơn là qua giáo dục thế hệ trẻ sẽ được đánh thức tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với các di sản văn hóa quý báu của ông cha. Tuồng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam, có từ rất lâu đời, kết tinh những giá trị tinh thần văn hóa và lịch sử của dân tộc, được xem là hồn phách dân tộc. Tuồng phát triển thịnh vượng vào thế kỉ XVIII, XIX tại các tỉnh từ miền Nam ra miền Bắc : Bình Định, Quảng Nam, Gia Định, Mỹ Tho, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội ... Nghệ An cũng là một trong các tỉnh có sự hiện diện của nghệ thuật tuồng. Dưới triều Nguyễn tuồng phát triển mạnh ra các huyện trong vùng như: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu... từng được đi lưu diễn khắp nơi, kể cả biểu diễn phục vụ cung đình Huế. Nhưng hiện nay do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nghệ thuật tuồng đang dần bị mai một, xa rời khán giả trẻ, việc bảo tồn và gìn giữ di sản này của cha ông vẫn chưa xứng tầm của nó. Nhất là trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Yên Thành nói riêng. Việc dạy 1
  7. học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng gắn với bảo tồn nghệ thuật tuồng vẫn chưa được chú trọng trong nhà trường. Từ năm học 2022 – 2023, chương trình SGK Ngữ văn 10 đã chú trọng đưa các kịch bản tuồng vào dạy học, đây chính là lợi thế để thực hiện việc dạy học Ngữ văn gắn với bảo tồn nghệ thuật tuồng. Hơn nữa, học sinh chính là thế hệ tương lai của đất nước, đây là đối tượng đầu tiên cần được giáo dục truyền thống dân tộc, tìm hiểu và bảo tồn nghệ thuật tuồng – di sản quý báu của ông cha là một phần trách nhiệm của các em, thế nhưng đa số các em học sinh không hiểu biết gì nhiều về nghệ thuật tuồng, thậm chí không biết nỗi tên một vở tuồng nào. Vì vậy, dạy học môn Ngữ văn gắn với việc bảo tồn nghệ thuật tuồng đã trở thành điều rất cần thiết. Sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Yên Thành, là người có cơ duyên được biết đến tuồng, được xem những màn biểu diễn tuồng đặc sắc của các nghệ nhân quê hương nhưng buồn đến nao lòng khi số lượng khán giả rất ít và chủ yếu những cụ ông, cụ bà đã luống tuổi. Đặc biệt khi nghe một nghệ nhân tuồng trăn trở: Để diễn một vở tuồng rất công phu từ tập luyện đến hóa trang nhưng người đến xem rất ít và chủ yếu những người già, rồi nghệ thuật tuồng sẽ đi về đâu...(cười buồn, ngậm ngùi) - Ông Nguyễn Văn Sự, CLB tuồng Tăng Thành, Yên Thành. Bản thân thấy mình cần phải làm một điều gì đó để góp phần bảo tồn và gìn giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc và của quê hương Yên Thành. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu + Đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng + Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. + Giáo dục tinh thần, trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo tồn di sản của dân tộc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu và các trường THPT khác trên huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp góp phần bảo tồn tuồng thông qua hoạt động dạy học Ngữ văn trong trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học Đề tài nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ 2
  8. An. Các giải pháp được đề xuất có tính khoa học và tính khả thi nếu được thực hiện một cách đồng bộ thì sẽ góp phần bảo tồn tuồng – di sản quý báu của dân tộc. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng bảo tồn tuồng trong trường học hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn tuồng thông qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng bảo tồn tuồng trong trường học. Gồm các giải pháp như sau: + Bảo tồn tuồng qua dạy học bài “Tích trò sân khấu dân gian”, SGK Ngữ văn 10, tập 1- Bộ kết nối tri thức với cuộc sống. + Bảo tồn tuồng qua dạy học chuyên đề “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”- Sách chuyên đề học tập Ngữ văn - Bộ kết nối tri thức với cuộc sống. + Bảo tồn tuồng qua dạy học dự án:“Tuồng và những biện pháp bảo tồn trong trường học.” + Bảo tồn tuồng qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. – Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng bảo tồn tuồng trong trường học và đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở 2 năm học 2021 – 2022 và 2022- 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp thông kê bằng biểu mẫu - Phương pháp thực nghiệm khoa học 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Các giải pháp đề tài đề xuất là rất cần thiết. Tuồng là di sản quý báu của dân tộc nhưng hiện nay đang xa dần giới trẻ và mai một theo thời gian. Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước nên đây là đối tượng đầu tiên cần được giáo dục truyền thống dân tộc. Bảo tồn di sản chính là một phần trách nhiệm của các em. Dạy học môn Ngữ văn gắn với bảo tồn tuồng là một điều rất cần thiết. 3
  9. - Các giải pháp đề tài đề xuất đều rất phù hợp. Từ lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu đề tài đưa ra các giải pháp bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn phù hợp chương trình giảng dạy, phù hợp định hướng đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với mục đích dạy học (phát huy năng lực chung và riêng của HS) và phù hợp sở thích, mong muốn của HS (học lý thuyết gắn với thực hành, trải nghiệm.) 8. Đóng góp mới của đề tài Đề tài được triển khai lần đầu tiên ở trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, nhằm giúp giáo viên hướng đến giải quyết các vấn đề dạy học gắn với bảo tồn các di sản văn hóa ở địa phương. Đề tài được thực hiện có giá trị về lý thuyết và thực tiễn. Giúp học sinh tiếp cận giá trị độc đáo của tuồng - di sản văn hóa của dân tộc, nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn di sản. Đồng thời tạo niềm đam mê, bồi dưỡng các nhân tố có năng khiếu, sở trường tham gia vào quá trình gìn giữ tuồng. Đề tài cũng hướng đến sự đổi mới trong phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn. 4
  10. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dạy học gắn với bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể nhằm thực hiện các mục tiêu: Hình thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy, tôn trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Dạy học gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề dạy học gắn với bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh qua môn Ngữ văn như: SKKN “Dạy học tự chọn môn Ngữ văn 12 gắn liền bảo tồn di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” của tác giả Lê Thị Bích Thủy nghiên cứu năm 2020 – 2021... Tuy nhiên, các đề tài thường hướng đến giáo dục ý thức qua các di sản vật thể, hoặc nói đến các vấn đề chung của dạy học gắn với bảo tồn chứ chưa đi sâu vào văn hóa phi vật thể có giá trị của dân tộc có mặt ở Nghệ An như tuồng. Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tầm được, như 2 cuốn “ Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam – Tìm hiểu nghệ thuật tuồng” của tác giả Mịch Quang; “Nghệ thuật sân khấu hát bội” của tác giả Lê Văn Chiêu”; những bài viết, công trình nghiên cứu của GS Hoàng Châu Ký như: Sơ khảo lịch sử nghệ thuật Tuồng (1993), Tuồng cổ, Nghiên cứu và hiệu đính văn bản (1978), Tuồng - Hát bội và bản sắc sân khấu truyền thống Việt Nam, Nghệ thuật biểu diễn Tuồng, Nghệ thuật Tuồng cung đình, Tuồng Quảng Nam, Mấy điều cơ bản trong biên dịch Tuồng ...chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tuồng và tuồng trong đời sống của nhân dân. Tuồng trong nhà trường và nhất là trên địa bàn Nghệ An chưa được nói tới. Tuồng đang ngày càng mai một và xa thế hệ trẻ. Tuồng cần được bảo tồn và gìn giữ vì đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại. Trách nhiệm không riêng một ai. Đặc biệt giáo dục ý thức bảo tồn di sản, các giá trị tinh thần của đất nước, của nhân loại là việc làm của tuổi trẻ và của cả nền giáo dục. Biết rằng để bảo tồn và trả lại thời kì vẻ vang cho tuồng không thể chỉ dựa vào đội ngũ giáo viên và học sinh, của dạy học môn Ngữ văn mà nó đòi hỏi sự đồng lòng cả hệ thống chính trị, văn hóa, cả xã hội mới có thể nhanh chóng đưa tuồng thoát khỏi tình trạng phai mờ dần. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng 5
  11. góp về mặt lí luận và thực tiễn cho hành trình bảo tồn các giá trị của tuồng Việt Nam nói chung và nhất là trên quê hương xứ Nghệ nói riêng. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Nghệ thuật tuồng - giá trị di sản cần gìn giữ 1.2.1.1. Khái niệm Tuồng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu tổng hợp có các yếu tố văn học, âm nhạc, mỹ thuật, múa...tham gia. Để phân biệt với các loại kịch nói, kịch múa, kịch câm. Opera,...nghệ thuật biểu diễn này được xếp vào loại kịch hát dân tộc. Vì cũng như nghệ thuật sân khấu chèo, cải lương...tỉ lệ ca hát theo kiểu dân tộc ở đây chiếm phần đáng kể. Tuồng còn được gọi là hát bộ hoặc hát bội. “Bộ” trong hát bộ được bắt nguồn từ việc hát có điệu bộ, có trò trống, được hình thành từ cách gọi của dân gian. Về từ “bội” có ý kiến cho rằng từ này xuất phát trong từ “bội độc”, nghĩa là “ôn bài mà không cần sách”. Miễn Trung, Nam phổ biến gọi là “bội” hoặc “bộ”, miền Bắc gọi là “Tuồng”. 1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Như hầu hết các loại hình sân khấu cổ truyền khác, thời điểm ra đời chính xác của tuồng vẫn luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và cần thêm những nghiên cứu lâu dài. Tuy nhiên, có 3 nhận định và giả thuyết chính nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhận định 1: Tuồng ra đời từ thời Trần thế kỉ XII trên cơ sở kép hát tù binh Trung Quốc Lý Nguyên Cát truyền dạy cho Việt Nam; Nhận định 2: Tuồng ra đời từ thế kỷ XVII tại Bình Định do Đào Duy Từ dạy cho người dân nơi đây và sau đó được lan truyền khắp cả nước; Nhận định 3: Tuồng ra đời vào khoảng thế kỉ XVI và XVII từ các trò diễn sân khấu phát triển. Từ các nhận định trên cho thấy tuồng có mặt từ rất sớm trên đất Việt với lịch sử phát triển lâu đời. Trong thời kì phong kiến từ thế kỉ XV, nhà Lê quan niệm nghệ thuật sân khấu là trò du hí tiểu nhân. Đến thời nhà Nguyễn tuồng là một công cụ tuyên truyền đầy hấp dẫn cho hệ thống chính trị và đạo đức.Triều đại Tây Sơn cũng ưa chuộng tuồng. Bản thân hoàng đế Quang Trung và nhiều tướng sĩ cũng xuất thân từ đào kép tuồng. Tuồng càng phát triển cực thịnh dưới thời vương triều Nguyễn. Các công trình, cơ quan cung đình chỉ dành riêng cho tuồng được xây dựng và thành lập: Thanh Bình từ đường (1825), Duyệt Thị Đường (1826)...Khi vua Tự Đức lên ngôi, tuồng lại được nâng cao hơn và hoàn bị về nhiều phương diện. Trong thời kì cận đại, bước sang thế kỉ XX, tuồng vẫn giữ vai trò “quốc kịch”, những năm đầu của thế kỉ này hát bội gần như chiếm độc quyền trên toàn bộ sân khấu biểu diễn ở nước ta. Song song với tuồng cung đình/tuồng ngự, tuồng dân gian vẫn tiếp tục nãy nở tạo vẽ đẹp thú vị và phù hợp thị hiếu đại đa số quần chúng. Trong giai đoạn 1930-1945 tuổng ảnh hưởng khá nhiều bởi các tác phẩm văn học lãng mạn. Những vở gọi là “tuồng tiểu thuyết” mang cốt truyện tình yêu nam nữ thị dân éo 6
  12. le,mùi mẫn trở thành gu thời thượng. Từ năm 1954, nghệ thuật tuồng thịnh suy. Ở miền Bắc, sau một số năm cấm diễn tuồng vì xem đấy là “sản phẩm phong kiến”, nhà nước đã chủ trương phát huy văn hóa dân tộc và quan tâm tới các bộ môn hát bội. Nhà hát tuồng Việt Nam được thành lập năm 1959 tại Hà Nội sau đổi thành nhà hát tuồng trung ương. Tuồng được giảng huấn trong trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Sau kháng chiến chỗng Mỹ, nghệ thuật sân khấu tuồng vẫn có những bước phát triển nhất định. Vào năm 1976, ngay sau khi hai miền thống nhất, hội diễn tuồng toàn quốc đã được tổ chức tại Bình Định. Hàng chục đoàn tuồng từ nhiều tỉnh thành khắp ba miền đất nước lần đầu tiên hân hoan gặp gỡ, giao lưu. Năm 1979, băng ghi âm trích đoạn vở Phi Long tiễn chồng do NSND Năm Đồ diễn cùng NSƯT Châu Kí đem đễn thành công vang dội: đạt giải thưởng hội đồng âm nhạc thế giới thuộc UNESCO. Trong thời kì hiện đại, tuồng vẫn được coi là một trong những nghệ thuật sân khấu cổ truyền bác học và đặc sắc nhất của Việt Nam cũng như vẫn nhận được những sự chú ý của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, nghệ thuật tuồng ngày càng có nguy cơ mai một do thiếu đi sự quan tâm của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng . 1.2.1.3. Đặc điểm của tuồng. Tuồng là một môn nghệ thuật sân khấu tổng hợp có các yếu tố văn học, âm nhạc, mỹ thuật, múa...tham gia. Tuồng mang những đặc trưng riêng. Cấu trúc kịch bản hát tuồng: Cấu trúc kịch bản tuồng thường được xây dựng theo dòng tự sự phương Đông tức các câu chuyện được trình bày có đầu, đuôi và theo trật tự phát triển của thời gian. Về cơ bản thì một vở tuồng sẽ có 3 hồi: Hồi I: Nói về hoàn cảnh, nhân vật chính và nguyên nhân của các mâu thuẫn trong vở kịch; Hồi II: Xung đột xảy ra một cách quyết liệt, phe đối lập (phe phản diện) và phe chính diện, phe phản diện chiếm ưu thế tạm thời; Hồi III: Xung đột lên tới cao trào, đấu tranh quyết liệt giữa hai phe và được giải quyết, chiến thắng thuộc về phe chính nghĩa. Múa tuồng: Múa tuồng được hình thành từ những động tác sinh hoạt và hành động tấm lý trong cuộc sống xã hội của con người. Múa tuồng có những nguyên tắc nghiêm ngặt: nội ngoại tương quan, tả hữu tương ứng, thượng hạ tương phù. Nghĩa là hành động bên trong, hành động bên ngoài phải tương ứng; phải trái phải cân đối; trên, dưới, phải phù hợp trong hoàn cảnh quy định. Múa tuồng có chức năng minh hoạ, chức năng bài cảnh. Trong một vài hoàn cảnh nào đó, múa tuồng có khả năng độc lập; nó có thể thay thế cho lời nói, điệu hát để diễn đạt tâm trạng, tính cách của nhân vật. Hát tuồng: Hát tuồng xuất phát trên cơ sở tế lễ, tụng niệm trong nhà chùa, trong lối kể chuyện, hát xướng dân gian; được viết theo các thể thơ lục bát, tứ tuyệt, song thất lục bát...Hát tuồng có một hệ thống như sau: Nói lối, hát nam, hát khách, 7
  13. xướng, bạch, ngâm, thán, oán, quân ban, hát bài. Múa và hát tuồng là hai phương tiện quan trọng nhất để người diễn viên tuồng xây dựng hình tượng nhân vật. Hóa trang: Trong nghệ thuật tuồng, hóa trang là vô cùng cần thiết, thậm chí là nhiều nhân vật sử dụng mặt nạ với tạo hình riêng gây ấn tượng với người xem. Dù là hóa trang hay sử dụng mặt nạ thì các đường nét đều được tô đậm, rõ ràng. Hầu hết các nghệ sĩ biểu diễn đều có khả năng tự vẽ mặt cho mình. Mặt màu đỏ, ngân: Anh hùng, người nghĩa khí, trung liệt; Mặt trắng mốc, xám, hồng lợt: Gian thần, nịnh thần; Mặt vằn đen trắng: Người trung thực, tính nóng thường là vai tướng võ. Ngoài ra còn có các yếu tố như tóc, lông màu, cách để râu của các nhân vật cũng nói lên tính cách của họ. Trang phục và đạo cụ: Y phục trong tuồng gồm đầy đủ từ xiêm áo, giáp, khăn, nón, thắt lưng, mũ. Mỗi nhân vật sẽ được trang bị cách bộ y phục riêng chẳng hạn như vua sẽ mặc long bào, quan văn đội mão văn công, hoàng hậu đội mão cửu phụng...Đạo cụ trong hát tuồng khá đa dạng như roi mây, gậy, lệnh bài, binh khí mỗi nhân vật và hoàn cảnh sẽ sử dụng đạo cụ tương ứng. Ví dụ khi ra trận tướng sẽ cầm theo binh khí như đao, kiếm, thanh long đao. Sân khấu và biểu diễn hát tuồng: Nghệ thuật tuồng cổ có sân khấu biểu diễn rất đơn giản chỉ có một chiếc chiếu trắng để trải chính giữa, phía sau là màn thêu. Tuy nhiên cho tới nay thì biểu diễn tuồng đã được chuyên nghiệp hóa hơn rất nhiều khi có sân khấu với ánh sáng đầy đủ. Bối cảnh trên sân khấu được bày trí y như thật, hạ màn chuyển cảnh chỉ trong nháy mắt chứ không phải đợi lâu như trước kia. Về phân loại tuồng: có lúc người ta phân loại thành tuông thầy (mẫu mực), tuồng ngự (cho vua xem), tuồng cung đình (diễn trong hoàng cung), tuồng pho (nhiều hồi, diễn nhiều đêm), tuồng đồ (phóng tác, không có trong sử sách), tuồng tân thời (chuyển thể từ các tiểu thuyết). Nhưng tựu chung có thể chia làm hai loại tuồng là tuồng cung đình và tuồng dân gian. Ngày nay có ba lưu phái tuồng: Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ. Tuồng có mặt ở khắp mọi nơi trên Tổ quốc. Tuồng Trung Bộ phong phú và mang màu sắc dân tộc hơn cả. Tuồng Trung Bộ có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong đó có tỉnh Nghệ An. Các làng tuồng nổi tiếng vùng đất xứ nghệ như : 1. Kẻ Gám, Xuân Thành, Yên Thành 2. Diễn Thịnh, Diễn Châu 3. Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu Ngày nay, Yên Thành có các CLB tuồng ở các xã như Xuân Thành, Tăng Thành, Bắc Thành, Hậu Thành...tổ chức các buổi liên hoan và biểu diễn tuồng vào các dịp lễ, tết. Tuồng Yên Thành đã đi vào đời sống tâm hồn của nhân dân nới đây và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân quanh vùng. Ngày 23 tháng 12 năm 2022 ông Phan Văn Lạng ở Xuân Thành, yên Thành vinh dự đón nhận danh hiệu nghệ nhân ưu tú của nghệ thuật tuồng cổ. Đó chính là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến bền bỉ của ông với nghệ thuật tuồng trong suốt những thập kĩ qua. 8
  14. Và sự kiện này cũng chính là nguồn động viên lớn lao cho các diên viên đã và đang gắn bó với tuồng ở xã nhà. 1.2.1.4 Giá trị của nghệ thuật tuồng - Giá trị văn học, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, giải trí Giá trị văn học: Mỗi kịch bản tuồng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc được xây dựng với bố cục chặt chẽ, bài bản có đầu có đuôi với ngôn ngữ bác học được trau chuốt, chọn lọc trong tuồng cung đình hoặc ngôn ngữ bình dân, giản dị nhưng không kém phần đặc sắc trong tuồng dân gian. Tuồng thường kể về những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xã thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc...Những tác phẩm tuồng chính là những sản phẩm tinh thần nhân dân gửi gắm cả tâm hồn, ước vọng của mình qua hàng thế kỉ truyền lại cho con cháu đời sau. Hiện nay, SGK với chương trình mới đã lưu tâm tới thể loại tuồng và các nhà biên soạn sách đã đưa kịch bản tuồng vào chương trình học đó là bước khởi đầu cho các thế hệ trẻ hiểu được giá trị văn học văn bản tuồng. Giá trị hội họa: Hội họa trong nghệ thuật tuồng thể hiện qua những mặt nạ hóa trang. Tùy theo tính cách của nhân vật hay nội dung vở diễn mà tương ứng với các mặt nạ khác nhau cho nên mỗi màu sắc được sử dụng hay mỗi đường nét đều thể hiện tài năng, tâm hồn và tính cách của nhân vật cũng như của nhân dân. Sắc mặt nạ tuồng còn được nghệ sĩ thể hiện theo lối âm dương, quy luật vận động của vũ trụ, tính chất đối xứng. Như vậy, tuồng hấp dẫn người xem còn bởi ngôn ngữ nghệ thuật của hội họa- những kiệt tác công phu của người nghệ sĩ. Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn: Âm nhạc tuồng được hình thành và phát triển trên nền tảng của âm nhạc dân gian, được hình thành do sự đòi hỏi, kết hợp giữa âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên trên sân khấu tuồng. Âm nhạc trong tuồng là loại hình âm nhạc sân khấu, đa dạng, phong phú, kết cấu mở và có sự co giãn đặc biệt. Chính vì vậy âm nhạc trong tuồng có sức hút kì lạ, thôi thúc mọi người đến xem. Và xem tuồng không chỉ xem múa,hát, diễn xuất của diễn viên mà còn nghe các phần tấu lên của dàn nhạc tuồng. Phải chăng, giá trị của âm nhạc và biểu diễn trong tuồng chính là ở đó. Giá trị giải trí: Tuồng xuất hiện trong cung như một loại hình nghệ thuật giải trí đặc sắc cho vua quan xem nên còn được gọi là tuồng ngự (tuồng cung đình). Tuồng được các triều vua ưa chuộng và đặc biệt phát triển cực thịnh dưới triều Nguyễn. Các công trình xây dựng riêng cho tuồng trong cung như Thanh Bình từ đường , Duyệt Thị đường... Dần dần không chỉ trong cung, nhân dân khắp các tỉnh thành tỏng cả nước thi nhau lập gánh tuồng. Mỗi lần đến dịp hội hè, tế lễ đều dựng rạp mời nghệ nhân đế diễn. Tuồng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Diễn tuồng là dịp để nhân dân gặp mặt, giao lưu và giải tõa những khó khăn, mệt nhọc trong đời sống của họ. - Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội 9
  15. Tuồng xuất hiện trong thời kì phong kiến từ khoảng thế kỉ XII – XIII, hoàn thiện và phát triển ở thế kỉ XVI – XVIII. Tuồng các loại với các tên gọi khác nhau như tuồng thầy, tuồng ngự, tuồng cung đình, tuồng pho, tuồng đồ, tuồng tân thời, với những tên gọi này đã cho thấy những giai đoạn lịch sử và những không gian văn hóa khác nhau của xã hội Việt Nam. Trong thời kì phong kiến tuồng chủ yếu được diễn trong cung cho vua quan xem nên nội dung thường nói về các tấm gương tận trung báo quốc hay những câu chuyện về sự hưng vong của những triều đại. Càng về sau tuồng lan tỏa ra công chúng và tuồng dân gian phát triển với những câu chuyện đời thường, phê phán những thói hư tật xấu của bọn tham quan, phản ánh đời sống thống khổ của nhân dân... Ngoài ra, tuồng còn có giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc trong những giai đoạn lịch sử thông qua những tích truyện của các vở tuồng. 1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT. Bảo tồn tuồng thông qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn đem đến một số giải pháp giúp bảo tồn tuồng - di sản quý báu của dân tộc. Đồng thời nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập. Từ đó đưa các giá trị tinh thần, văn hóa của dân tộc, quê hương gần hơn trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo tồn và gìn giữ các DSVHPVT của nhân loại. Tạo cơ hội cho học sinh được đi sâu tìm hiểu, khám phá về một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Giúp phát triển năng lực tư duy nghệ thuật. Phát hiện những nhân tố có sở trường đam mê với hoạt động sáng tạo nghệ thuật văn chương, âm nhạc. Góp phần bảo tồn loại hình nghệ thuật tuồng- hồn phách của dân tộc. Mặt khác hình thành và phát triển một số kĩ năng mềm cho HS: Kỹ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe, hợp tác, biểu diễn, truyền thông... CHƯƠNG 2. CỞ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 2.1.1 Thuận lợi - Về nội dung chương trình: Chương trình SGK mới đã đưa tuồng vào chương trình học ở nội dung đọc hiểu văn bản. Bên cạnh đó các nội dung khác như viết báo cáo nghiên cứu (về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam), lắng nghe và phản hồi về kết quả thuyết trình một bài nghiên cứu, thực hành đọc đoạn trích 10
  16. tuồng, học chuyên đề“ Sân khấu hóa tác phẩm văn học” đều là những lợi thế để GV có thể lồng ghép hoạt động bảo tồn tuồng vào. - Về thực tiễn dạy học: Hiện nay, do yêu cầu của việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS, đánh giá học sinh cũng đổi mới bằng nhiều hình thức nên bên cạnh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung theo định hướng SGK thì GV còn định hướng và đánh giá HS qua nhiều hoạt động trải nghiệm phù hợp khác. Các hoạt động này GV đều có thể lồng ghép vấn đề bảo tồn tuồng vào và tạo môi trường để HS hiểu thêm về tuồng. 2.1.2. Khó khăn - Về nội dung chương trình: Tuy có đưa tuồng vào chương trình học của Ngữ văn 10 nhưng thời lượng dành cho thể loại này còn rất khiêm tốn (1 tiết đọc hiểu văn bản Huyện đường). Đây quả thực là khó khăn, vì thời gian tìm hiểu quá ít nên HS chưa kịp thấm nhuần văn bản và đặc trưng thể loại, chưa có thời gian để nghiên cứu kĩ hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống vốn dĩ không dễ đón nhận với giới trẻ này. - Về thực tiễn dạy học: + Về phía giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học để kích thích hứng thú học tập của HS đó là yêu cầu tất yếu của mỗi GV. Hết thảy mọi GV đã không ngừng học hỏi để thay đổi phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Nhưng trong quá trình dạy học gắn với bảo tồn di sản văn hóa đòi hỏi người GV càng phải chuẩn bị công phu hơn, kĩ lưỡng và mất thời gian hơn nên nhiều GV ngại chuẩn bị. Bên cạnh đó , năm học 2023 là năm đầu tiên học chương trình mới, tuồng cũng là thể loại trước nay GV chưa từng dạy nên cũng sẽ có nhiều GV còn lúng túng, bỡ ngỡ để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp vừa đảm bảo nội dung bài học vừa góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. + Về phía học sinh: Nhiều em HS chưa quen với cách học của chương trình mới hoặc còn bỡ ngỡ nên chưa thực sự tham gia nhiệt tình các hoạt động trong giờ học, các hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, trên thực tế các em là giới trẻ, thích nghe, xem và tìm hiểu các thể loại nhạc hiện đại hơn là yêu thích và tìm hiểu các nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Và tuồng cũng là nghệ thuật khó cảm nhận nếu các em không bỏ chút thời gian để tìm hiểu. 2.2. Thực trạng bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học trong trường THPT 2.2.1. Thực trạng bảo tồn tuồng qua hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh. - Đối tượng khảo sát: 200 HS của các trường THPT Phan Đăng Lưu và trường THPT Bắc Yên Thành ở các khối lớp khác nhau. 11
  17. - Phương pháp khảo sát: gửi phiếu điều tra qua gmail, facebook, trao đổi trực tiếp để khảo sát mức độ nhận thức của HS về vấn đề bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT và mức độ quan tâm, tìm hiểu của HS về thể loại tuồng cũng như cảm nhận của các em về tuồng. (Phiếu khảo sát phụ lục 1) - Xử lý số liệu khảo sát: Số liệu thu được từ phiếu hỏi tôi tiến hành tổng hợp theo số lượng từng câu và tính % để biết được mức độ của thực trạng. - Kết quả khảo sát : + Thực trạng mức độ nhận thức của HS về việc góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT. TT Mức độ nhận thức Số câu trả lời Tỉ lệ % 1 Không quan trọng 48/200 24 % 2 Ít quan trọng 71/200 35,5 % 3 Quan trọng 56/200 28 % 4 Rất quan trọng 25/200 12,5 % + Thực trạng mức độ quan tâm tìm hiểu của HS về thể loại tuồng TT Mức độ quan tâm, tìm hiểu Số câu trả lời Tỉ lệ % 1 Chưa bao giờ tìm hiểu 56/200 28 % 2 Đã tìm hiểu 33/200 16,5 % 3 Có tìm hiểu nhưng còn sơ qua 111/200 55,5 % + Thực trạng cảm nhận chung về tuồng: có 163 phiếu/200 cho rằng tuồng khó cảm nhận, khó hiểu còn 37 phiếu còn lại cho rằng tuồng thú vị, độc đáo, đặc biệt, hay. 12
  18. - Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số học sinh cho rằng bảo tồn tuồng thông qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT là không quan trọng và ít quan trọng lên đến 59,5 % ( có 119/200 em trả lời). Số học sinh chưa bao giờ tìm hiểu hoặc có tìm hiểu nhưng còn sơ qua là 83,5% (167/200 em). Phần đa các em cảm nhận tuồng khó hiểu và khó cảm nhận chứ không phải ai cũng dễ dàng nghe, hiểu như các loại hình nghệ thuật khác. Còn lại một con số ít ỏi nhận thấy bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT là quan trọng, rất quan trọng (81/ 200 HS được khảo sát) và một số ít bạn đã nghiêm túc tìm hiểu về tuồng (33 /200 em được khảo sát). Những con số đã cụ thể hóa một vấn đề đáng lưu tâm đó là các em HS chưa chú ý tới việc bảo tồn tuồng, cũng chưa chú ý tới việc tìm hiểu loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mang những giá trị tuyệt vời mà ông cha đã để lại. 2.2.2. Thực trạng bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn của giáo viên Khảo sát mức độ quan tâm của GV trong việc dạy học gắn với bảo tồn tuồng là cơ sở quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo tồn tuồng trong trường học. - Đối tượng khảo sát: 20 GV dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Phan Đăng Lưu và trường THPT Bắc Yên Thành - Phương pháp khảo sát: gửi phiếu điều tra qua gmail, facebook, trao đổi trực tiếp để khảo sát mức độ nhận thức của GV về vấn đề bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT và mức độ quan tâm dạy học gắn với biện pháp bảo tồn tuồng của GV. (Phiếu khảo sát phụ lục 1) - Xử lý số liệu khảo sát: Số liệu thu được từ phiếu hỏi tôi tiến hành tổng hợp theo số lượng từng câu và tính % để biết được mức độ của thực trạng. - Kết quả khảo sát : + Thực trạng mức độ nhận thức của GV về việc góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT. Số câu trả TT Mức độ nhận thức Tỉ lệ % lời 1 Không quan trọng 0/20 0% 2 Ít quan trọng 11/20 55 % 3 Quan trọng 6/20 30 % 4 Rất quan trọng 3/20 15 % 13
  19. + Thực trạng mức độ chú trọng việc dạy học gắn với bảo tồn tuồng và phát triển thể loại tuồng trong nhà trường của GV Mức độ chú trọng dạy học gắn với bảo tồn Số câu TT tuồng và phát triển thể loại tuồng trong nhà Tỉ lệ % trả lời trường 1 Chưa tìm hiểu 6/20 30 % 2 Đã tìm hiểu 5/20 25 % 3 Đã tìm hiểu nhưng chưa đúng mức 9/20 45 % - Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy có đến 55 % GV (11/20 GV được khả sát) cho rằng bảo tồn tuồng thông qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT là ít quan trọng, một con số khá nhiều, có 45 % (9/ 20 GV được khảo sát) cho rằng bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn là quan trọng và rất quan trọng. Bên cạnh đó có tận 75 % GV chưa tìm hiểu hoặc tìm hiểu chưa đúng mức về các giải pháp bảo tồn tuồng qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn. Một con số rất ít khác 25 % (5/ 20 GV được khả sát) đã tìm hiểu về các giải pháp góp phần bảo tồn tuồng qua hoạt đọng dạy học môn Ngữ văn. Và 95% GV được khảo sát cho rằng, HS sẽ ưa thích các loại hình nghệ thuật, âm nhạc hiện đại hơn là các loại hình nghệ thuật sân khấu như tuồng. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng Tuồng là loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, là di sản quý giá mà ông cha đã để lại. Hàng trăm năm qua tuồng vẫn luôn tồn tại và gắng sức vươn lên dù gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng tuồng vẫn đang dần bị mai một theo thời gian. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể nói cả yếu tố tự thân và những tác động của thời đại xã hội. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các ban ngành từ trung ương đến địa phương nhằm bảo tồn các giá trị di sản của dân tộc gắn với các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên việc bảo tồn tuồng trong các nhà trường chưa được quan tâm, chú trọng. 14
  20. Trong các hoạt động giao lưu văn hóa, các hội thi văn nghệ chào mừng ngày lễ lớn của nhà trường, các loại hình nghệ thuật ca nhạc hiện đại được học sinh và giáo viên quan tâm thể hiện, còn các loại hình nghệ thuật truyền thống ít được nhắc đến, đặc biệt tuồng hoàn toàn vắng bóng. Trong hoạt động dạy và học: Từ trước đến nay tuồng chưa được quan tâm, chú ý hay nói một cách khác là bị lãng quên trong chương trình của các cấp học. Chỉ bắt đầu từ năm 2022 với chương trình SGK mới, các nhà biên soạn sách bắt đầu lưu ý tới thể loại truyền thống này khi đưa kịch bản vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” vào chương trình Ngữ văn 10. Tuy nhiên, là năm đầu học đầu tiên thực hiện chương trình mới, cùng là năm đầu tiên tiếp cận thể loại tuồng cả GV và HS đều còn bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận tuồng, dường như mới chú trọng phương pháp tiếp cận chứ chưa để ý tới môi trường diễn xướng của nó. Nguyên nhân trực tiếp nữa dẫn đến thực trạng trên là: tuồng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, để hiểu được tuồng cần những hiểu biết chuyên sâu, không quần chúng hóa giống như dân ca ví dặm. Tuồng kén người hát và kén cả người nghe. Người biểu diễn và thưởng thức phải có kiến thức về văn học, nghệ thuật âm nhạc. Ngày nay các dòng nhạc trẻ, hiện đại, gây sốt trên các cộng động mạng, khả năng lăng - xê, đánh bóng bằng ngôn từ, kỹ xảo và cả những scandal để gây thu hút, chưa nói đến các dòng “nhạc chợ”, “nhạc đạo...ngôn từ rất hợp “gu” với giới trẻ là một rào cản đối với quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống. Giáo viên dạy Ngữ văn trong các nhà trường hiện nay chủ yếu ở độ tuổi 30 - 45 tức sinh từ những năm 1975 trở lại đây, thời điểm này tuồng đã không còn thịnh hành, các hoạt động truyền bá, giao lưu ít xuất hiện. Chỉ những ai thật sự có mối quan hệ với tuồng (sinh ra gia đình có truyền thống) mới có những hiểu biết nhất định với loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên với vị trí, vai trò và giá trị của nghệ thuật tuồng đối với lịch sử văn hóa tinh thần và đời sống tâm hồn dân tộc; đặc biệt trên mảnh đất quê lúa Yên Thành giàu truyền thống, một di sản văn hóa phi vật thể vẫn chưa được chú trọng quan tâm là điều hết sức đáng tiếc. Các cơ sở giáo dục vẫn luôn nêu cao khẩu hiệu dạy học gắn với phát triển toàn diện, xây dựng trường học thân thiện gắn với các di tích, di sản của dân tộc. Trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, một trong những nhóm nhiệm vụ trọng tâm được đề cập là “bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc” với giải pháp cụ thể là bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Vậy mà buồn thay sự quan tâm đầu tư để bảo tồn các di sản của các cấp chính quyền, các trường học vẫn chưa thật sự đúng mức. Một sự trăn trở lớn không chỉ có của các nghệ nhân tuồng. Nó là mối bận tâm của tất thảy những ai tha thiết với các giá trị di sản của dân tộc nói chung và nghệ thuật tuồng nói riêng. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2