intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh có nền tảng lí luận văn học, có năng lực phân tích, để hiểu sâu sắc giá trị tác phẩm văn học nói chung và khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi tự sự nói riêng. Giúp các em có kĩ năng làm bài văn cảm thụ chi tiết, đáp ứng được yêu cầu của kì thi THPT quốc gia theo tinh thần đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Chi tiết nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của tác phẩm  tự sự. Tài năng của nhà văn thường bộc lộ qua việc sử dụng chi tiết. Nhà văn  có thể “bịa” ra cốt truyện nhưng chi tiết phải có từ đời sống, ở khả năng ghi  nhận, từng trải của bản thân. Những tác phẩm văn xuôi tự  sự  được đưa vào  giảng dạy trong chương trình THPT là những sáng tạo tinh thần độc đáo của  người nghệ  sĩ. Mỗi tác phẩm mang sắc thái riêng như  một kho báu vừa lộ  thiên, vừa bí mật. Nhiệm vụ  của người giáo viên là giúp học sinh biết cách   mở  và khám phá kho báu đó, nhất là phần chìm. “Một tác phẩm được ví như  bóng   đèn   điện   thì   những   chi   tiết   hay   như   những   sợi   dây   tóc   phát   sáng” (Nguyễn Thanh Tú). Phải làm sao để  dây tóc nghệ  thuật  ấy bật sáng.  Nhưng bắt đầu từ  đâu, như  thế nào? thì đòi hỏi sự  khéo léo tìm tòi, sáng tạo  của người giáo viên.  Trước đây, khi đọc hiểu văn bản văn học, chúng ta chỉ tìm hiểu khái quát  đặc sắc về  nội dung và nghệ  thuật của tác phẩm. Vì vậy, những lớp trầm   tích ý nghĩa và nhiều phương diện nghệ thuật của tác phẩm chưa được phát  lộ. Cùng với bước tiến của lý luận, khi phân tích tác phẩm tự  sự  hiện đại  theo đặc trưng thể  loại, chúng ta đã đi sâu tìm hiểu nhân vật, tình huống   truyện, kết cấu, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ… mà chưa chú ý đúng mức  đến chi tiết nghệ  thuật. Vì vậy, bài giảng nhiều khi rơi vào khô khan, thiếu  sinh động, hấp dẫn. Đối với giáo viên, việc giảng dạy tác phẩm tự  sự  chưa  thực sự có nhiều cải tiến, đổi mới phương pháp. Khi khai thác tác phẩm còn   lúng túng, bởi phải chạy đua với lượng thời gian quy định. Mặt khác, theo thói   quen của nhiều người, trong tác phẩm tự  sự  chỉ  quan tâm đến cốt truyện,  nhân vật, tình huống và những đề  kiểm tra của học sinh cũng thường xoay  quanh các vấn đề trên, đó cũng là nguyên nhân làm cho bài viết  của học sinh  trở  nên ít mới mẻ  và sâu sắc. Trong khi đó  các chi tiết  trong mỗi tác phẩm  1
  2. mới   thực   sự   là   tế   bào,   là   mạch   máu   tạo   nên   sức   sống   và   vẻ   đẹp   của  từng thiên truyện. Vậy làm sao để  giáo viên và học sinh cùng khai thác được   hết vẻ đẹp của thiên truyện?   Từ  những  trăn trở  đó,  người viết  lựa chọn  hướng  nghiên cứu  vấn đề  khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, tác phẩm tự sự  trong chương trình phổ  thông khá nhiều, lượng chi tiết nghệ  thuật khá lớn.  Mặt khác hai năm trở lại đây, Bộ GD & ĐT đã định hướng thi THPT Quốc gia   tập trung  ở lớp 12. Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến này, người viết chỉ  giới   hạn Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12.  2. Tên sáng kiến:   Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12 3. Tác  giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Trần Thị Diễm Hằng ­ Địa chỉ: Trường THPT Hai Bà Trưng, P. Hùng Vương, TP Phúc Yên, tỉnh  Vĩnh Phúc. ­ Email: diemhanghbt@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến ­ Tác giả: Trần Thị Diễm HằngTrTrtRẦN ThỊ Diễm Hằngần Thị Diễm Hằng .­ Chức vụ: Giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ­ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn ngữ văn THPT(trọng tâm: Ngữ văn   12) ­ Vấn đề  mà sáng kiến giải quyết là  Khai thác chi tiết nghệ  thuật   trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12 ­ Xác lập các hoạt động, các bước dạy và làm kiểu bài nghị luận về chi  tiết trong tác phẩm tự sự. ­ Giúp học sinh có nền tảng lí luận văn học, có năng lực phân tích, để  hiểu sâu sắc giá trị  tác phẩm văn học nói chung và khai thác chi tiết nghệ  thuật trong tác phẩm văn xuôi tự sự nói riêng. 2
  3. ­ Giúp các em có kĩ năng làm bài văn cảm thụ chi tiết, đáp ứng được yêu   cầu của kì thi THPT quốc gia theo tinh thần đổi mới.  6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  ­ Năm học 2018 ­ 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 7.1.1. Cơ sở lí luận  Xuất phát từ  đường lối, quan điểm của Đảng về  giáo dục và đào tạo:  “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp  ứng yêu cầu công   nghiệp hóa , hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị  trường định hướng xã   hội chủ  nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để  thực hiện thắng lợi quan điểm đó,  Bộ GD & ĐT đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chỉ đạo các Sở, ban, ngành,  các nhà trường tích cực, chủ động nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức và  phương pháp giảng dạy để: “Mỗi học sinh không phải là cái hũ để  chúng ta   đổ đầy nước, mà mỗi học sinh là một bó đuốc mà ta phải thắp cho sáng rực”. Dạy văn cũng không nằm ngoài qui luật của việc dạy học nói chung đó.   Nó nhất thiết phải đổi mới theo hướng phát huy được tính chủ động, tự giác,  sáng tạo, đem lại niềm say mê với môn học của học sinh.  Mặt khác, với đặc  trưng của bộ  môn, tiếp nhận và cảm thụ  văn bản văn học là điều vô cùng  quan trọng với người học văn cũng như người dạy văn. Bởi lẽ tác phẩm văn  chương giống như  “tảng băng trôi”, phần nổi thì ít mà phần chìm thì nhiều.  Mỗi người học văn như một người thợ mỏ, đào từng lớp quặng ẩn sâu dưới  từng vỉa đá cứng và thô nhám để  tìm ra “hợp chất Radium” cho riêng mình.  Trong đó, việc khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự  sự là một thao  tác vô cùng cần thiết.  Ai đó đã ví mỗi chi tiết nghệ thuật như một viên gạch nhỏ góp xây nên  tòa thành vĩ đại, lộng lẫy của ngôn từ  – những tác phẩm văn học. Phân tích,   cảm nhận về  chi tiết nghệ  thuật trong tác phẩm tự  sự, vì thế, đã trở  thành  một việc làm cần thiết, thậm chí là một thử thách với nhiều giáo viên và học   3
  4. sinh. Chính  ở  đây người viết, người nói có thể  chứng minh khả  năng phát  hiện, cảm thụ văn chương, bộc lộ  tư duy sáng tạo. Khi con đường dạy, học  văn đang có nguy cơ  đứng trước lối mòn, sự  khuôn sáo thì việc đào sâu vào   những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là một thoa tác cần thực hiện   trong mỗi giờ giảng văn. Ở đó, mỗi khám phá lại giúp ta mở thêm ra thế giới  văn chương đa hình muôn sắc.      Xuất phát từ sự  trăn trở  ấy, sáng kiến kinh nghiệm hướng tới giải quyết  thực  trạng việc học văn thụ  động của học sinh hiện nay. Đây là một hướng tiếp  nhận tác phẩm xuất phát từ đặc trưng thể loại vì vậy sẽ cung cấp kĩ năng để  học sinh tiếp cận nhiều tác phẩm khác cùng thể loại trong chương trình Ngữ  văn ở trường phổ thông. 7.1.2. Cơ sử thực tiễn Nhà văn M.Gorki từng nói: "Văn học là nhân học". Vậy mà một thực  trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ  không còn hứng thú với môn văn. Qua  công tác giảng dạy cũng như  chấm, trả  các bài kiểm tra của học sinh, tôi  nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện của tâm lý chán học văn. Vì không có  hứng thú học văn nên hầu hết học sinh không đọc trước tác phẩm ở nhà, hoặc  chỉ  đọc qua loa, dẫn đến việc không nhớ  các chi tiết nghệ  thuật nên   chưa  nắm được cái  “cốt”,  cái  “thần”  của tác phẩm. Đồng thời, học sinh cũng  không biết cách khai thác chi tiết nghệ tuật trong tác phẩm tự sự khi tiếp cận   kiểu bài này. Cụ thể, học sinh thường rơi vào cảm nhận chung chung, xa rời   văn bản và những chi tiết cụ thể, đặc sắc của tác phẩm. Hay vẫn còn có em   thuật lại hoặc tóm tắt tác phẩm, thậm chí có trường hợp hiểu sai lệch ý đồ  của nhà văn. Có lẽ  nguyên nhân là do  học sinh chưa được trang bị  đầy đủ  kiến thức lí thuyết cơ  bản về  chi tiết nghệ thuật từ các bài học lí luận văn  học.  Về phía giáo viên, hầu hết ai cũng thấy thời lượng dành cho tác phẩm tự  sự ít, trong khi đó các tác phẩm tự sự thường có dung lượng khá dài, không có  4
  5. thời gian đọc hết  ở  trên lớp, không thể  nhớ  hết chi tiết đặc sắc trong tác  phẩm. Mặt khác, trong quá trình phân tích tác phẩm, giáo viên còn phân tích  chung chung chưa đi sâu và chi tiết, hoặc chỉ  phân tích ý nghĩa của chi tiết,  chưa đưa ra trình tự khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Vì vây,  khi giáo viên  ra đề về khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự, học sinh thường  lúng lúng. Về  kì thi THPT quốc gia, trong năm học 2018­ 2019,   sau khi Bộ  Giáo  dục và Đào tạo ban hành đề minh họa môn Ngữ văn, chúng ta đều nhận thấy  ở  phần câu hỏi làm văn (câu 5,0 điểm) đã có sự  thay đổi so với những năm   trước. Kiến thức đã đi vào chiều sâu khi yêu cầu học sinh khai thác, cảm  nhận được vẻ  đẹp, ý nghĩa của những chi tiết nghệ  thuật đặc sắc từ  đó để  làm nổi bật những khía cạnh nội dung của tác phẩm. Năm học 2019­2020,  theo thông tin mới nhất của Bộ GD & ĐT chưa có đề minh họa, mà vẫn dựa   trên tinh thần đề minh họa và đề thi năm học 2018­2019. Vì vậy, việc hướng  dẫn cho học sinh phát hiện và phân tích các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm   tự sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh tìm được một  con đường đi hiệu quả, để khám phá thế giới nghệ thuật phong phú trong tác  phẩm mà còn làm tốt bài thi THPT quốc gia đang đến gần.  Chọn đề  tài khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự  sự  Ngữ   văn 12 là một hướng đi mới trong nỗ lực đổi mới căn bản và toàn diện theo   yêu cầu của hội nghị Trung ương 8 khóa IX và cũng là của nền giáo dục nước   nhà. Đồng thời, người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn muốn hướng tới   việc hình thành, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học  văn  nói riêng và trong cuộc sống nói chung.  Đó là kĩ năng tiếp cận vấn đề  trên  nền tảng kiến thức lí luận, hình thành thói quen tư duy sáng tạo, tích cực, chủ  động trong học tập tạo tiền đề  kiến thức để  học sinh giải quyết các vấn đề  trong học tập và thực tiễn. Từ đó, hướng học sinh tới những giá trị  sâu rộng   hơn, phục vụ thiết thực, hữu ích đối với việc hình thành năng lực, phẩm chất  người học trong yêu cầu về công dân thời đại mới. 5
  6. 7.2. Các biện pháp giải quyết vấn đề 7.2.1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Chi  tiết  là một  từ  ngữ  quen thuộc trong giao  tiếp  hàng ngày. Theo   Từ  điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội Hà Nội,1988) thì chi tiết là: Phần rất  nhỏ, điểm nhỏ  trong nội dung sự  việc hoặc hiện tượng (Ví dụ: Kể  rành rọt  từng chi tiết). Như  vậy trong đời sống hàng ngày từ  “chi tiết” được hiểu và  dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể.  Trong văn học, thì “Chi tiết là những biểu hiện cụ  thể, lắm khi nhỏ   nhặt, nhưng lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng,   đồng thời cũng thể hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Do   đó, chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra sức hấp dẫn, thú vị   vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng” (Ngữ văn 11 Nâng cao – Nxb Giáo dục, 2011,  tr.197). Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình  Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000) thì chi tiết nghệ  thuật được hiểu là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm   xúc và tư tưởng”. Ở đây cần phân biệt hai thuật ngữ: Chi tiết thuộc về nghệ   thuật và chi tiết có tính nghệ thuật: Chi tiết thuộc về nghệ thuật: Những chi tiết có mặt trong tác phẩm nghệ  thuật song chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát  triển thuận lợi và hợp lý, chẳng hạn như các chi tiết về kinh tế, vật giá trong  tiểu thuyết Của Banzac. Chi tiết có tính nghệ thuật: Tính nghệ thuật  ở khả năng nói được nhiều  điều, ở  sức chứa lớn,  ở khả năng tác động và khơi gợi ở độc giả  những suy   ngẫm, những xúc cảm đầy tính nghệ thuật như chiết tiết bát cháo hành trong  truyện ngắn “Chí phèo”  của Nam Cao, chi tiết  nồi chè khoán  trong truyện  ngắn “Vợ  nhặt”  của Kim Lân, hay chi  tiết tiếng sáo đêm xuân  trong  “Vợ  chồng A Phủ” của Tô Hoài… Chi tiết có tính nghệ  thuật thể  hiện tập trung  cho cấu tứ  của tác giả, thường được tác giả  nhấn mạnh, tô đậm lại bằng  6
  7. nhiều biện pháp khác nhau… Hiển nhiên khi đến với tác phẩm tự sự chúng ta   dành sự quan tâm đặc biệt cho chi tiết có tính nghệ thuật.   Như  vậy, chi tiết nghệ  thuật gắn với quan niệm nghệ  thuật và quan  niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi   tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình   tượng nghệ  thuật, tư  tưởng chủ  đề  của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ  sáng tạo  của nhà văn.  7.2.2. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 7.2.2.1. Chi tiết nghệ  thuật góp phần tạo dựng và thúc đẩy sự  phát triển   của cốt truyện Tác phẩm nghệ  thuật là một chỉnh thể  thống nhất và chi tiết chính là  một yếu tố  gần như  nhỏ  nhất trong các yếu tố  cấu thành tác phẩm. Heghen  gọi các chi tiết trong tác phẩm là những “con mắt” bởi qua nó, ta không chỉ  thấy được thế giới tinh thần, mà còn thấy được “một tâm hồn tự do trong cái   vô hạn của nó” ở tác giả. Đối với nhà văn, việc tạo nên cốt truyện là yếu tố  đầu tiên của quá trình sáng tạo. Làm nên cốt truyện là các sự  kiện. Làm nên   sự kiện là các chi tiết. Chi tiết nghệ thuật “đóng vai trò vật liệu xây dựng làm   tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí”.  Bằng việc sắp xếp các chi tiết theo trình tự  như  đã có, các chi tiết giúp  nhà văn tạo dựng, triển khai cốt truyện, dẫn dắt câu chuyện từ  bắt đầu đến  kết thúc mà không có một chỗ nào cong vênh, không một chi tiết rườm rà hay  một chi tiết thừa, chi tiết  ở vị trí nào sẽ  vào vị  trí đó không thể  thay thế. Giá   trị của chi tiết nghệ thuật sẽ luôn luôn tỷ  lệ  thuận với giá trị  tác phẩm. Một  truyện ngắn, một tiểu thuyết… càng có nhiều chi tiết đắt càng neo đậu vững  chắc trong lòng độc giả.  Ví dụ: Trong “Vợ  chồng A Phủ” của Tô Hoài, để  tạo dựng và thúc đẩy  sự phát triển của cốt truyện tác giả đã lựa chọn rất nhiều những chi tiết nghệ  thuật đặc sắc, như  chi tiết Mị  cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, rồi cùng   APhủ  trốn khỏi Hồng Ngài. Nếu Mị  không chạy theo APhủ  chắc chắn Mị  7
  8. phải chết và như vậy câu chuyện sẽ kết thúc. Điều này đồng nghĩa với ý đồ  tư  tưởng là ca ngợi công lao trời biển của Đảng mà Tô Hoài muốn gửi gắm   vào tác phẩm sẽ  không thành. Như  vậy chi tiết có vai trò quan trọng cho sự  phát triển của cốt truyện. 7.2.2.2.  Chi   tiết   nghệ  thuật góp  phần  xây  dựng,  khắc  họa  hình  tượng   nhân vật  Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm  tự sự, là phương  tiện cơ bản để  nhà văn khái quát hiện thực và “gửi gắm tư tưởng tình cảm,   quan niệm của mình về  cuộc đời”. Nhân vật là  “con đẻ  tinh thần của nhà   văn”. Hình tượng nhân vật trở  nên sinh động, gợi cảm nhờ  chi tiết. Heghen   xem   chi   tiết   như   “những   con   mắt mở   những   cửa   sổ” để   người   ta   nhìn  vào “linh hồn” của tác phẩm – nhân vật. Những đường nét dần hình thành  một bức họa, những chi tiết dần dựng dậy sống động một hoặc một vài bức   chân dung. “Chi tiết cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ  của   chúng. Do đó chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra sức hấp   dẫn, thú vị, vừa bộc lộ ý nghĩa.”     Nhờ  các chi tiết mà hình tượng nhân vật hiện lên cụ  thể, rõ nét như  những  con người thật ngoài đời từ  ngoại hình, dáng vẻ  đến số  phận, tính cách, tâm  hồn. Có chi tiết diễn tả một nỗi đau tinh thần rõ nét như hình ảnh “một viên   đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà,   làm rỏ  xuống những dòng nước mắt”  (“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn  Minh Châu). Có chi tiết gợi lên số phận đầy bất hạnh, cuộc sống tối tăm, khổ  cực, sống mà như  đã chết “Ở  cái buồng Mị  nằm, kín mít, chỉ  có một chiếc   cửa sổ  lỗ  vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ  thấy trăng trắng,   không biết là sương hay là nắng” (“Vợ chồng A Phủ” ­ Tô Hoài)… Đọc truyện ngắn Vợ  nhặt của Kim Lân, người đọc đặc biệt  ấn tượng   về nhân vật người “Vợ nhặt” mà tác giả dồn bao nhiêu tinh hoa và tinh huyết  để xây dựng nên. Thị  là nạn nhân khốn khổ nhất của nạn đói. Thân phận bất  8
  9. hạnh đó được gợi lên từ một loạt các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Chi tiết về  tên gọi, người đàn bà này thậm chí cái tên riêng cũng không có, nhà văn gọi thị  là “thị” hoặc  “người đàn bà”. Không phải nhà văn không thể  đặt cho nhân  vật một cái tên, mà dụng ý  rằng: đằng sau cuộc đời của chị còn thấp thoáng  bóng dáng của bao người phụ nữ khốn cùng khác. Thương cảm hơn cả là chi   tiết về  ngoại hình. Cái đói đã tàn phá dung nhan của thị, có mấy ngày không  gặp mà Tràng thấy thị gầy guộc “trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ có   hai con mắt”, xấu xí, rách rưới “quần áo tả  tơi như  tổ  đỉa”. Nạn đói giống  như  một cơn lũ lớn đã cuốn phăng đi tất cả, không chỉ  đe dọa, cướp đi cuộc  sống về mặt sinh học, mà nó còn làm cho tính cách của thị cũng thay đổi. Cái  nữ  tính, tính người, nhân phẩm của thị  có nguy cơ  bị  mai một. Biết bao trăn   trở, xót xa của nhà văn được dồn tụ trong những chi tiết miêu tả về lời nói và   hành động của thị lúc này. Thị trở nên trơ tráo ăn nói “chao chát, chỏng  lỏn”,  mất hết ý tứ  và lòng tự  trọng. Tiếng nói khẩn thiết nhất của cô vợ  nhặt lúc   này là phải duy trì được sự  sống. Cô như  người sắp chết đuối đang nguy   khốn giữa dòng nước xoáy khủng khiếp, cô đang cố gắng túm lấy bất cứ cái   gì có thể  bấu víu để  tồn tại. Câu hò trở  thành cái cớ  để  thị  bám vào Tràng.   Rồi “thị cong cớn … Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”.  “Thị” không còn biêt xấu hổ khi trách móc một người không quen biết :  “Thị  sầm sập chạy đến … sưng sỉa nói … Điêu … Hôm  ấy leo lẻo cái mồm hẹn   xuống thế  mà mắt mặt”. Rồi Thị  còn trắng trợn “gạ  ăn”: “Có ăn gì thì ăn,   chả  ăn giầu”.  Khi Tràng tỏ  ra ga lăng  “đấy muốn ăn gì thì ăn”, thì lập tức  “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên… Thị cắm đầu ăn một chặp   bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Cái đói đã làm cho con người trở  nên thảm hại, đáng thương và cũng đáng được cảm thông và cha sẻ. Những điều đáng quý đã làm nên chất thơ cho hiện thực cay đắng này đó  là, sau khi nguy cơ  chết đói đã qua, cô gái đã trở  lại với con người thật của   mình, và nữ tính cũng hồi sinh, cô chợt e lệ và xấu hổ. Chi tiết cô ăn xong thị  “cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: hà, ngon !”  là chi tiết thể hiện nữ  9
  10. tính của người vợ nhặt. Đó là cách cô gái đánh trống lảng về ngượng và che   giấu sự  xấu hổ  bên trong. Đặc biệt trên đường về  nhà chồng người vợ  đã   thay đổi hẳn, trở  thành một cô dâu rất đáng yêu, không còn chao chát, chỏng   lỏn nữa. Điều đó được thể hiện rõ nét qua những chi tiết về dáng vẻ, lời nói   của thị: vì xấu hổ  nên nói chuyện trống không với chồng, bước chân  “rón   rén”, “e thẹn”, “ngượng nghịu, chân nọ bước díu và cả chân kia”, “đầu hơi   cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”, đúng là  dáng vẻ  của một cô dâu đầy nữ  tính. Tấm lòng nhân đạo của Kim Lân thể  hiện qua cách ông đã miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết dáng vẻ của người đàn bà trên  đường về  nhà chồng, từ  dáng đi e thẹn cho đến nỗi hờn tủi cho thân phận  mình. Khi về  đến nhà, thị  “ngượng nghịu” , “ngồi mớm  ở  mép giường, hai   tay ôm khư  khư  cái thúng, mặt bần thần”. Sáng hôm sau, thị  dậy sớm quét  tước nhà cửa,. Người đàn bà đã thực sự  trở  thành một người vợ  “hiền hậu   đúng mực” đảm đang, tảo tần, chịu khó. “Thị” đã đem đến cho ngôi nhà của  Tràng một sinh khí mới, một nhịp sống mới. Trong bữa cơm đầu tiên, thị  đã  “điềm nhiên và vào miệng càm đắng chát và nghẹn bứ  trong cổ”. Đây là chi  tiết thể hiện sự ý tứ và thái độ đồng cảm, chia sẻ với gia đình nhà chồng của  người vợ nhặt. Thông qua một loạt các chi tiết biết nói, nhà văn muốn nhắn  gửi tới chúng ta một điều : Hóa ra chính cái đói đã đẻ ra sự liều lĩnh, táo bạo,   thô thiển, trắng trợn, nhưng nó không thể làm mất đi bản chất hiền hậu, tốt   đẹp trong tâm hồn con người. Nạn đói đã làm mất đi phần nào tư  cách  ấy,  biến dạng một phần tâm hồn cô, nhưng cuối cùng cô vẫn vươn lên giữ vững   tư  cách con người. Dù bị  đẩy đến đường cùng,  “thị”  vẫn khao khát được  sống, khao khát hạnh phúc. Hành động theo Tràng về  làm vợ  của người đàn  bà, chứng tỏ “thị” luôn tìm mọi cách để vượt lên cái đói, tìm đến sự sống, kể  cả  phải hành động liều lĩnh. Nhà Văn đã mở  ra con đường sống cho những  kiếp đời khổ  cực. Nhân vật vợ  Tràng để  thể  hiện niềm tin bền vững của   Kim Lân vào bản chất tốt đẹp của người lao động.    10
  11. Như  vậy, chi tiết nghệ  thuật không bao giờ  đứng ngoài, đứng độc lập   với tính cách, tâm hồn của nhân vật. Nhân vật này phân biệt với nhân vật  khác cũng là bởi những chi tiết. Khi phân tích một nhân vật, chúng ta phải  tuân thủ  tính hệ  thống của các chi tiết nghệ  thuật làm nên hình tượng đó.  Nhưng mặt khác, giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh phát hiện và   xoáy sâu vào những chi tiết độc đáo, là điểm sáng mà nhà văn đã dụng công  khi xây dựng hình tượng. Có  thể  khẳng  định không thể  có nhân vật nếu  không có những chi tiết nghệ thuật. Mặt khác, lựa chọn những chi tiết đắt giá  sẽ quyết định thành công của tác phẩm, bởi chúng được chưng cất lên từ tấm  lòng và tài năng của người cầm bút. 7.2.2.3. Chi tiết nghệ  thuật góp phần thể  hiện chủ  đề  tư  tưởng của tác   phẩm  Chủ  đề  tư  tưởng, những thông điệp trong tác phẩm thường là  khoảng   trống, điểm trắng mà nhà văn để chi tiết nghệ thuật tự nói. Chi tiết là điểm   sáng nhất trong tác phẩm tự sự, nó giúp nhà văn thể hiện ý đồ nghệ thuật mà  mình muốn biểu đạt. Chi tiết cũng là là cơ  sở  để  từ  đó độc giả  tiếp nhận,  giải mã được thế  giới nghệ thuật, ý đồ  sáng tạo của tác giả. Nhà văn muốn   tạo được sức sống cho tác phẩm của mình phải chọn chi tiết cô đọng, ngắn  gọn nhưng lại chứa đựng tầng sâu khôn cùng mà dường như  khơi mãi cũng  không hết ý nghĩa. Qua chi tiết chúng ta lắng nghe được điều nhà văn nhắn  nhủ… Lẽ  đương nhiên chi tiết trong một tác phẩm dù phong phú, đa dạng  đến mấy đi chăng nữa cũng phải tập trung làm sáng lên chủ đề tư tưởng. Chi   tiết dù hay đến cỡ  nào đi chăng nữa mà không phục vụ chủ  đề  cũng trở  nên  vô ích. Bởi nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh  “ở truyện ngắn, mỗi chi tiết   có vị trí quan trọng như một chữ trong bài thơ tứ tuyệt, trong đó có những chi   tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”.  Trong truyện ngắn “Vợ  nhặt” của Kim Lân, chi tiết anh cu Tràng mua   hai  11
  12. hào   dầu cũng   là   chi   tiết   chứa   đầy   sức   nặng.   Nếu   trong   hoàn   cảnh   bình  thường thì  không có gì đáng nói, nhưng trong thời buổi đói khát, người chết như ngả rạ,  một bữa ăn no chỉ  tính bằng xu, mà anh dám bỏ  hai hào để  mua dầu, đủ  để  thấy sự  thấu hiểu, trân trọng của Kim Lân với những người dân nghèo lớn   đến chừng nào. Hay chi tiết bát bánh đúc cũng là một chi tiết đặc sắc qua đó  người đọc thấy được số phận thảm thương, tội nghiệp của người được ăn ­  thị  và vẻ  đẹp của tình người hào hiệp  ở  người cho ăn ­ Tràng. Chi tiết nhỏ  nhưng lại có vai trò lớn để soi sáng chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận   của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời còn làm  sáng lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động trước Cách mạng.    Kết thúc truyện ngắn  “Chiếc thuyền ngoài xa”  của nhà văn Nguyễn  Minh Châu là chi tiết về tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng được chọn trong bộ lịch   năm  ấy. Đó là một bức  ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, Phùng vẫn   thấy hiện lên cái “màu hồng hồng của ánh sương mai”, nhìn lâu hơn là hình  ảnh  “người đàn bà đang bước ra khỏi tấm  ảnh với những bước chậm rãi,   bàn chân giẫm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”… Không  khó khăn mấy, người đọc cũng nhận thấy  ở  đây dường như  có hai bức  ảnh  trong một khuân hình. Một bức  ảnh thuần nghệ  thuật dành cho những nhà  sành nghệ thuật: Một bức ảnh mang vẻ đẹp toàn mĩ, vốn là một cảnh đắt trời   cho, kết tinh công phu và sự  may mắn của người nghệ sĩ sau hàng tuần mai   phục, Phùng đã chộp được. Đằng sau bức ảnh nghệ thuật đó là một bức ảnh  cuộc sống hiện thực trần trụi, lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà   vùng biển cao lớn với dáng người thô kệch…bước những bước chậm rãi, bàn   chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Một hình  ảnh  không còn thơ nữa mà rất đời. Nhưng không phải ai cũng nhìn thấy. Phải nhìn  bằng trải nghiệm, không chỉ  nhìn mà còn phải sống trong cuộc đời, đau đáu  nỗi đau của người đàn bà hàng chài, lắng nghe câu chuyện của chị như nghệ  sĩ Phùng. Dùng nghệ  thuật tương phản kết hợp với một chút phi lí(bức ảnh   12
  13. đen trắng lại nhìn ra màu hồng) Nguyễn Minh Châu đã truyền tải nhiều thông  điệp thể hiện chủ đề của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi tới người đọc. Thứ  nhất: Nghệ  thuật phải cất lên từ  cuộc sống nhưng giữa cái đẹp của nghệ  thuật và cuộc sống luôn có khoảng cách. Đôi khi đằng sau cái đẹp mơ  màng  và tư tưởng như hoàn bích kia lại chứa đựng trong đó những hiện thực cuộc  sống còn đầy khiếm khuyết, nhức nhối. Không cẩn thận cái đẹp thuần túy  nghệ  thuật lại trở  thành cái đẹp giả  dối…Thứ  hai, cần phải nhìn thẳng vào  cuộc đời dù nó không thơ  mộng như  chúng ta nghĩ. Thứ  ba, cần kéo khoảng  cách giữa nghệ  thuật và cuộc sống, muốn phản ánh trung thực cuộc sống   người nghệ  sĩ phải đi đến cuộc đời, cúi xuống thật gần những số  phận cá  nhân vốn nhiều bi kịch, lắng nghe câu chuyện của họ… Như vậy, chính những chi tiết nghệ thuật có dung lượng lớn về ý nghĩa  đã tạo cho tác phẩm  “những  điều chưa nói hết”.  Cái  tài của người viết  truyện ngắn là phải tạo được những chi tiết đắt giá để  kí thác những tâm  niệm của mình đối với cuộc đời và con người. Đó đều là những chi tiết có  sức chứa lớn về nội dung, tư tưởng của tác phẩm. 7.2.2.4. Chi tiết nghệ thuật góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của   nhà văn.   Chi tiết được tạo thành phải qua quá trình thai nghén của nhà văn. Để  làm nên một chi tiết nhỏ đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm xúc và  tài năng nghệ  thuật chân chính. Thực tế  đã chứng minh những bậc thầy về  truyện ngắn bao giờ  cũng là những bậc thầy về  chi tiết và nói như  Macxim   Gorki “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Nhà văn có khả năng tạo ra những   chi tiết nhỏ có giá trị góp phần đắc lực trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề  tác phẩm. Do vậy, để tạo nên những chi tiết đắc địa đòi hỏi nhà văn phải có   đủ ba yếu tố: tài, tâm và tầm. Một chi tiết hay không phải chỉ hay ở xác chữ  mà là cái “đẹp” trong hồn văn. Đó phải là sự  trăn trở  không ngừng của nhà  văn trước cuộc đời, là tư  tưởng, tình cảm của tác giả, là vốn sống, vốn văn   hóa… Có thể thấy, chi tiết nghệ thuật không chỉ thể hiện tư tưởng mà còn in  13
  14. dấu  ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, khẳng định tầm nhìn của mình. Xây  dựng chi tiết nghệ thuật không phải là điều dễ  dàng, để  chi tiết tồn tại theo  thời gian còn là điều rất khó. Bởi mỗi chi tiết nghệ  thuật là một sáng tạo  riêng của nhà văn nhưng đồng thời cũng kết tinh từ những gì thu lượm được  trong đời sống sâu và rộng của người viết. Như  giọt nước kết tinh cái mặn  mòi của biển, chi tiết đồng thời cho thấy vốn sống của người cầm bút: liệu  anh đã thực sự sống hết mình, sống sâu sắc “mở hồn ra đón lấy những vang   động của đời”? Do đó, nhà văn chắc chăn phải dụng công, dụng tâm lắm nhà  văn mới làm nên một đứa con tinh thần trường cửu với thời gian. Rõ ràng, chi tiết nghệ  thuật không chỉ  thể  hiện tư  tưởng của tác phẩm  mà còn  góp phần làm nên phong cách nhà văn, in đậm dấu  ấn tài năng sáng  tạo của người nghệ sĩ. Xây dựng chi tiết nhỏ không phải là điều dễ dàng, để  chi tiết tồn tại theo thời gian còn là điều rất khó. Chi tiết nhỏ nhưng làm nên  nhà văn lớn là vì thế. Khi nghiên cứu chi tiết người đọc sẽ  hiểu đúng và hay   hơn về  tác phẩm, đồng thời nhận ra phong cách nghệ  thuật, thấy được tài   năng của nhà văn: tài quan sát, tưởng tượng, hư cấu, tài sáng tạo hình ảnh, tài  miêu tả, kiến tạo câu văn… Tóm lại, chi tiết nghệ thuật làm nên sự sống cho tác phẩm. Đối với chủ  thể  sáng tạo chi tiết nghệ  thuật giúp nhà văn nói  điều muốn nói, bộc lộ  những tình cảm ấp ủ trong lòng… Chi tiết nghệ thuật ghi nhận sáng tạo của   người cầm bút. Còn đối với chủ  thể  tiếp nhận chi tiết nghệ  thuật giúp soi   đường chỉ lối… 7.2.3. Phát hiện và khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 7.2.3.1. Các bước phát hiện các chi tiết nghệ thuật Bước 1: Đọc kĩ văn bản để nắm cốt truyện, ý đồ  sáng tạo của nhà văn  cùng với tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bước 2: Phát hiện những chi tiết nghệ thuật quan trọng có vai trò: thúc  đẩy cốt  truyện; thể  hiện phẩm chất, số  phận của nhân vật; thể  hiện tư  tưởng, chủ  đề  của tác phẩm…. Mỗi nhà văn đều có cách xây dựng chi tiết   14
  15. trong tác phẩm tự sự của mình khác nhau, song có thể nhận thấy một vài biểu  hiện cơ bản thường được sử dụng trong tác phẩm, như sau:  + Tần số xuất hiện nhiều lần, liên tục hoặc ngắt quãng: ví dụ  như  chi  tiết  “tiếng sáo” trong đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài), chi  tiết “cuốn sổ gia đình” (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi)… + Lặp đi lặp lại ở những vị trí đặc biệt, đáng chú ý (mở, kết): rừng xà nu  bị  tàn phá song vẫn sinh sôi nảy nở ở phần mở đầu và kết thúc truyện “Rừng xà   nu” (Nguyễn Trung Thành)… + Xuất hiện trong những thời điểm, thời gian đặc biệt trong cuộc đời  của nhân vật hoặc trong diễn biến cốt truyện. Như chi tiết  “Mị  cắt dây trói   cứu A Phủ” (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài), hay chi tiết hai chị em Chiến và  Việt khiêng bàn thờ  má sang gửi chú Năm trong buổi sáng trước hôm đi tòng  quân, sau khi đã làm cơm cúng má (“Những đứa con trong gia đình”– Nguyễn  Thi)… Loại chi tiết này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm tự sự. + Có thể không xuất hiện nhiều lần, nhưng có mối liên hệ  gắn kết với  nhân vật trong nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời của nhân vật, như  chi tiết bàn tay Tnú trong “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), chi tiết “dòng   nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ  (“Vợ  chồng A Phủ” ­ Tô Hoài)… + Có những chi tiết nhỏ, nhiều khi không mang những dấu hiệu cụ  thể  trên, song vẫn có thể  là những chi tiết nghệ  thuật có ý nghĩa quan trọng, tuy   không dễ nhận biết, nhưng cần được phát hiện nhờ sự nhạy cảm, tinh tế của   từng người đọc. Ví dụ lời nói của bà cụ Tứ: “Ừ thôi các con phải duyên phải   kiếp   với   nhau,   u   cũng mừng   lòng” khi   đón   nàng   dâu   mới   trong “Vợ  nhặt” (Kim Lân), hay lời độc thoại trong tâm tưởng của Việt khi cùng chị  khiêng bàn thờ  má sang gửi chú Năm: “…chừng nào độc lập chúng con lại   đưa má về” (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi)… 7.2.3.2. Khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự 15
  16.   Khi khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự giáo viên cần lưu  ý học sinh tìm hiểu theo các bước sau : Bước 1: Tìm hiểu từ ngữ : Có những từ khó đã có chú thích, giáo viên có  thể  đặt câu hỏi cho HS nhắc lại. Khai thác nghĩa tường minh (nghĩa đen),   nghĩa hàm  ẩn (nghĩa bóng). Đồng thời ta cần khai thác thủ  pháp nghệ  thuật   mà tác giả sử dụng.  Ví dụ: Khi khai thác chi tiết cây xà nu (“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung  Thành)  ở  đầu tác phẩm, trước hết chúng ta hướng dẫn học sinh tìm hiểu  nghĩa   tả  thực. Cây xà nu là một cây họ thông, lá xanh ngắt, nhựa thơm mọc rất nhiều   ở Tây Nguyên. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa tả  thực, giáo viên  đi sâu vào khai thác các chi tiết để  làm nổi bật nghĩa tượng trưng. Nguyễn  Trung Thành rất tài tình khi sử  dụng thủ  pháp nhân hóa trong suốt trang văn  để  đặc tả  cây xà nu. Đó là các chi tiết “Cả  rừng xà nu hàng vạn cây không   cây nào là không bị thương”, “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm   ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện   thành từng cục máu lớn” đã thể hiện sự cùng chung gian khổ, cùng chung số  phận với con người Tây Nguyên bất khuất. Những chi tiết “Trong rừng ít có   loại cây sinh sôi nảy nở  khoẻ  như  vậy ”, “Cũng có ít loài cây ham ánh sáng   mặt trời đến thế” đã tượng trưng cho niềm khao khát tự  do, lòng tin vào lý  tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong   cuộc kháng chống Mỹ  xâm lược. Chi tiết “Có những cây vượt lên được cao   hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ.   Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành  như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những   cây đã ngã” đã thể  hiện sự  tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành   động huỷ diệt của kẻ thù, cũng đồng thời là biểu trưng cho sức sống bất diệt,   sự   bất khuất,   kiên   cường   và   sự   vươn   lên   mạnh   mẽ   của   con   người   Tây  Nguyên trong cuộc chiến một, mất một còn với bè lũ cướp nước và bán nước. 16
  17.   Bước 2: Tìm hiểu mối liên hệ về  ý nghĩa của chi tiết với chủ đề  của   tác phẩm:   Ví dụ: Chi tiết  lá cờ  đỏ  bay phấp phới trong đầu Tràng ở  cuối truyện  “Vợ nhặt” (Kim Lân) gắn với ý nghĩa sự chiến thắng của ánh sáng ­ bóng tối,   của sự sống ­   cái chết. Nó là biểu tượng của cách mạng, của con đường  tương lai tươi sáng mà nhà văn bằng tấm lòng nhân đạo cao cả đã soi đường  chỉ  lối cho nhân vật của mình. Những con người như  bà cụ  Tứ, đặc biệt là   đôi vợ  chồng trẻ  với tình yêu thương đùm bọc, với sức sống mãnh liệt và  niềm tin vào ngày mai tốt đẹp sẽ  rất dễ  dàng bắt gặp ánh sáng cách mạng   của Đảng. Với ý nghĩa đó, “Vợ nhặt” có thể coi là bài ca ­ ca ngợi sự sống, đã  thể hiện niềm tin bất diệt của Kim Lân vào con người, đặc biệt là người lao   động.  Bước 3:   Mở  rộng ý nghĩa của chi tiết trong tương quan với chi tiết   khác: Chi tiết về giọt nước mắt và nụ  cười của người đàn bà làng chài trong   truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, mặc  dù bị chồng đánh dã man chị không hề chạy trốn, kêu van, khóc lóc, nhưng khi  đứa con chứng kiến được toàn bộ tấn bi kịch gia đình, chị  đã không cầm nổi   những giọt nước mắt đau đớn. Bên cạnh chi tiết buồn về  thân phận của  người đàn bà, trong cả thiên truyện chỉ duy nhất một lần nhà văn miêu tả nụ  cười của chị: “Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên   như một nụ cười” khi chị kể về những giây phút vợ chồng con cái được hòa  thuận vui vẻ, là “lúc ngồi nhìn đàn con… được ăn no”. Đó là niềm vui, niềm  hạnh phúc rất đời thường, bình dị  mà đáng thương, đáng trân trọng. Chị  đã  phải đánh đổi hạnh phúc  ấy bằng bao nỗi đau khổ. Sự  yên lành no  ấm của   đàn con chính là mục đích sống, là nguồn sống của chị  – người đàn bà luôn   sống cho con. Đó chính là sức mạnh tinh thần kì diệu đã giúp chị vượt qua bao  đắng cay của cuộc đời, để  giữ  lửa cho gia đình bé nhỏ  của mình. Trong con   người chị, có sự  kết tinh vẻ  đẹp truyền thống của người phụ  nữ  Việt Nam  17
  18. với trái tim chứa chan tình cảm vị  tha, thánh thiện, lấy niềm vui, hạnh phúc  của chồng con làm hạnh phúc của chính mình. Chỉ  có tác giả  là người thấu   hiểu, người đàn bà làng chài mới là vẻ  đẹp đích thực của “Chiếc thuyền   ngoài xa”, đẹp trong đau khổ, nhọc nhằn và nhục nhằn – một vẻ  đẹp hình  như chưa từng thấy trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.  Bước 4: Tìm hiểu chi tiết xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau   để thấy được sự chuyển biến, thay đổi trong tính cách của nhân vật: Trong truyện ngắn “Vợ  nhặt”, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả  cung  cách ăn uống của người vợ  nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý  đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn   một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” và sáng hôm sau, khi  nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên   mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”   Như vậy, từ  chỗ  thô thiển, trơ  trẽn, khao khát   được   sống, được tồn tại nên thị  đã bất  chấp tất cả. Chính cái đói đã che lấp phần tốt đẹp vốn có của “thị”. Để  rồi,   khi được Tràng và bà cụ Tứ cưu mang, người vợ nhặt đã thay đổi về tâm lý,  suy nghĩ tích cực, có cái nhìn và  ứng xử  nhân văn hướng đến cuộc sống tốt  đẹp. Qua hai chi tiết, Kim Lân đã bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với số phận và   vẻ đẹp của tình người trong nạn đói. Chi tiết nghệ thuật không tách rời các yếu tố nghệ thuật khác, vì vậy khi  tìm hiểu chi tiết, vẫn cần phải đặt chi tiết trong chỉnh thể,  trong sự liên kết  cả  về  mặt nội dung và hình thức với các yếu tố  đó. Dựa vào nội dung diễn  biến của sự  việc, hành động trong chi tiết, dựa vào cách miêu tả, khắc họa,  ngôn ngữ  tái hiện của tác giả, tìm ra ý nghĩa của chi tiết, đặt trong mối liên  hệ với các yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với chi tiết. Chú ý không  chỉ  phát hiện ý nghĩa của chi tiết về  mặt nội dung mà còn cả  về  mặt nghệ  thuật của nó trong việc thể hiện nhân vật, tư tưởng, chủ đề… của tác phẩm.  Trên đây là những bước cơ  bản khi khai thác chi tiết trong văn xuôi tự  sự. Song thực tế giảng dạy không nên câu nệ theo đầy đủ các các bước, thao   18
  19. tác trên vì nó còn phụ  thuộc vào thời gian cho một bài giảng, phụ  thuộc vào  mức độ đậm nhạt trong từng chi tiết. Phải biến phương pháp thành sự thuần  thục nghề nghiệp. Trước một tác phẩm nên chọn chi tiết nào để  khai thác có  hiệu quả.  7.2.4. Cách làm các dạng đề thi về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự  Ngữ văn 12 7.2.4.1. Dạng đề cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm tự  sự, từ đó nhận xét về một vấn đề nào đó. a) Phương pháp làm bài Mở bài: ­ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. ­ Giới thiệu chi tiết nghệ  thuật đặc sắc cần phân tích. Từ  đó nêu nhận   xét theo yêu cầu của đề. Thân bài: * Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự. * Phân tích ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật ­ Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của chi tiết và vị trí của chi tiết trong  tác phẩm. ­ Đặc điểm và tần số xuất hiện của chi tiết. ­ Ý nghĩa của chi tiết. + Về nội dung:  . Thể hiện số phận, tính cách, phẩm chất nhân vật, thể hiện chủ đề, tư  tưởng của nhà văn.  . Giá trị tư tưởng: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm + Về  nghệ  thuật: ngôn ngữ, giọng điệu khi kể  về  chi tiết, chi tiết góp  phần thúc đẩy cốt truyện, thể hiện tính cách nhân vật và tiếng nói nghệ thuật   độc đáo của nhà văn… ­ Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật. * Nhận xét: theo yêu cầu của từng đề cụ thể 19
  20. Kết bài: ­ Khẳng định vai trò của chi tiết trong tác phẩm. ­ Khẳng định sức sống của chi tiết nghệ thuật. b. Đề minh họa Trong tác phẩm Vợ  chồng A Phủ  của Tô Hoài (Ngữ  Văn 12, Tập hai,   NXB Giáo dục Việt Nam, 2018), giữa đêm mùa đông, nhân vật Mị  đã nhìn   thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A   Phủ. Hãy phân tích ý nghĩa hình  ảnh  dòng nước mắt  trên của A Phủ. Từ  đó  nhận xét về tư tưởng của nhà văn. Hướng dẫn làm bài: Mở bài:  ­ Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ­ Giới thiệu chi tiết nghệ thuật “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai   hõm má đã xám đen lại”. Từ  đó nhận xét, tư  tưởng của Tô Hoài được thể  hiện rõ nét trong chi tiết này. Thân bài: * Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự. ­ Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và  tư tưởng.          ­ Chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự, đặc biệt   góp  phần xây dựng, khắc họa hình tượng nhân vật. * Phân tích ý nghĩa của chi tiết dòng nước mắt của A Phủ ­ Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết dòng nước mắt của A Phủ: + Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc  cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài,  còn Mị  sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở  nên chai lì. Những đêm  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0