intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề ra những giải pháp thích hợp để khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu nói riêng và nhà trường nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu

  1. SÔÛ GD & ÑT NGHEÄ AN TRÖÔØNG THPT ÑOÂNG HIEÁU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM KHAI THÁC CÔNG NGHỆ SỐ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG ÑEÀ TAØI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU ÖÙNG DUÏNG SÔ ÑOÀ TÖ DUY NHAÈM PHAÙT HUYĐoàn TÍCH Lĩnh vực: Công TÍNH CÖÏC TRONG DAÏY HOÏC MOÂN TOAÙN LÔÙP 10 VAØ LÔÙP 11 Hoï vaø teân: Traàn Ngoïc Tuyeán Toå: Toaùn - Tin Giaùo vieân: Tröôøng THPT Ñoâng Hieáu Naêm hoïc: 2015 – 2016
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC CÔNG NGHỆ SỐ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU Lĩnh vực: Công Đoàn Nhóm tác giả: STT Họ Và Tên Số điện thoại 1 Trần Ngọc Tuyến 0989 227 948 2 Hồ Văn Thủy 0904 999 525 Đơn vị: Trường THPT Đông Hiếu Năm thực hiện: 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 4 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 4 Phạm vi nghiên cứu 4 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6 Phương pháp nghiên cứu 4 7 Những đóng góp mới của đề tài 4 Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 I Cơ sở lý luận và thực tiễn 6 1 Lý luận về chuyển đổi số. 6 2 Cơ sở lí luận về công tác truyền thông. 8 II Cơ sở thực tiễn 15 Thực trạng về việc khai thác công nghệ số nhằm nâng cao 1 công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường 15 THPT Đông Hiếu 2 Nguyên nhân 17 Một số giải pháp khai thác chuyển đổi số nhằm nâng III cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường 18 THPT Đông Hiếu IV Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. 43 1 Mục đích khảo sát 43 2 Nội dung và phương pháp khảo sát 44 3 Đối tượng khảo sát 44 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải 4 45 pháp đã đề xuất. V Kết quả thực nghiệm 49 1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 49 2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 49 3 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 49 Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 1 Kết luận 52 2 Kiến nghị 52
  4. CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết thường Chữ viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Trung học phổ thông THPT 4 Nhà xuất bản NBX 5 Sách giáo khoa SGK 6 Thực nghiệm TN 7 Đối chứng ĐC 8 Sở giáo dục và đào tạo SGD&ĐT 9 Kỹ năng KN 10 Hoạt động HĐ 11 Chương trình CT 12 Giáo dục phổ thông GDPT 13 Năng lực NL
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Hiện tại, chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới 3 hình thức chính là: ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý: công cụ vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học: công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất. Bước sang nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ 2023 - 2028, trong bối cảnh truyền thông, thông tin không ngừng đổi mới và chuyển động, để sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức, phương thức truyền thông, lan tỏa mạnh mẽ đến đoàn viên, người lao động và toàn xã hội về hoạt động của mình, Công đoàn Việt Nam tiếp tục thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn 2023 – 2028”. Trong bối cảnh mới, nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa chiều, dân chủ xã hội tiếp tục được mở rộng, dân trí không ngừng nâng cao, sự bùng nổ của công nghệ và các hình thức truyền thông gắn với công nghệ đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi Công đoàn Việt Nam cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt trong giai đoạn 2023 - 2028. Công tác truyền thông của các cấp công đoàn đã có những bước tiến nhất định, nội dung được chọn lọc và ngày càng phong phú, đối tượng mở rộng và hướng mạnh về cơ sở, phương thức đa dạng và tập trung ứng dụng công nghệ số, đổi mới từng ngày. Đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm của đoàn viên, người lao động và hình ảnh Công đoàn Việt Nam được tuyên truyền và lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân đối với tổ chức Công đoàn và người lao động, góp phần quan trọng vào kết quả chung của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ này. Đề tài sáng kiến xuất phát từ một thực tế khó khăn của công tác truyền thông trong tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu: công tác truyền thông tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực hiện tại trường nhiều lúc vẫn làm chưa tốt vì: việc triển khai các văn bản liên quan đến truyền thông chưa cụ thể hóa hóa phù hợp với tình 3
  6. hình của đơn vị; chưa chú trọng việc xây dựng và nhân rộng mô hình, đặc biệt là chưa ứng dụng công nghệ số trong việc nắm bắt nguyện vọng của cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh để thực hành dân chủ, xử lí mâu thuẫn góp phần tạo sự đồng thuận và đoàn kết trong tình hình mới… Trước những khó khăn trên, chúng tôi tìm giải pháp nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn. Với những lí do trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu”. Rất mong được chia sẻ của đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng quản lí tổ chức công đoàn trong phạm vi nhà trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Đề ra những giải pháp thích hợp để khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu nói riêng và nhà trường nói chung. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT. - Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên, người lao động THPT Đông Hiếu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề xuất một số giải pháp khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT. - Về thời gian: Đề tài này chúng tôi hình thành ý tưởng từ năm 2022; khảo sát, phát triển, đánh giá năm 2023; đúc rút sáng kiến và áp dụng năm 2023. - Về không gian: đề tài triển khai nghiên cứu tại trường THPT Đông Hiếu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ làm rõ các vấn đề sau: - Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác truyền thông. - Các hình thức tổ chức của công tác truyền thông. - Để làm tốt công tác truyền thông ta cần phải thực hiện những biện pháp nào? - Kết quả công tác truyền thông ra sao ? 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu về công tác truyền thông. - Thực hiện việc trao đổi với các đoàn viên công đoàn, tham khảo các tài liệu để đề xuất các giải pháp để làm tốt công tác truyền thông. - Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng đoàn viên công đoàn nhằm 4
  7. đánh giá hiệu quả của đề tài. 7. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài đã xây dựng được các hình thức của công tác truyền thông nhằm phát huy tổ chức công đoàn trong công tác truyền thông. Đề tài đề xuất các biện pháp nhằm kết hợp tốt tổ chức công đoàn và nhà trường để làm tốt công tác truyền thông trong trường học phổ thông. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức công đoàn trong công tác truyền thông ở trường học phổ thông. 5
  8. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Lý luận về chuyển đổi số 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức hoạt động dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, nó có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình hoạt động, tạo ra những cơ hội, hiệu quả và giá trị mới. Nhìn chung, các định nghĩa trên đều có điểm chung, chuyển đổi số thực chất là chuyển các hoạt động của con người từ thế giới thực, từ phương pháp, cách thức truyền thống sang phương pháp, cách thức mới ở trên môi trường mạng dựa trên công nghệ số. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi tư duy, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,... của một lĩnh vực nào đó. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. 1.2. Tại sao phải chuyển đổi số ? Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Chuyển đổi số là việc của ai ? 6
  9. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân. Nên Chuyển đổi số khi nào? Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số như thế nào? Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Chính quyền số: Là Chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn. Xã hội số: là xã hội có công dân số tham gia vào vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số… 1.3. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong công hoạt động Công đoàn hiện nay. Ngày 27/9/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, trong đó xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là "thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, 7
  10. lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số". Đặc biệt, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những khái niệm như chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số đã được nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược. Về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ "đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo". Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển cũng như các nguồn lực và thế mạnh của Việt Nam. Phát triển kinh tế số, xã hội số sẽ là con đường tạo ra những bứt phá quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn các cấp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự thịnh vượng của một quốc gia. Tổ chức Công đoàn các cấp đã cùng các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương lan tỏa nhận thức và tinh thần này đến các đoàn viên và toàn xã hội. Việt Nam muốn trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì bắt buộc phải chuyển đổi số. Chuyển đổi số là phát triển bền vững vì tiêu tốn ít tài nguyên, lại sinh ra tài nguyên mới là dữ liệu. Chuyển đổi số làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế vì môi trường số thì không khoảng cách, không tiếp xúc. Chuyển đổi số là phát triển bao trùm vì bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, nếu có sóng di động và điện thoại thông minh thì đều có thể tiếp cận được mọi dịch vụ số, không ai bị bỏ lại phía sau. Chính vì vậy, việc xây dựng “Đề án chuyển đổi số của Tổng Liên đoàn giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và xác định việc ban hành “Chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn” là chuyên đề để triển khai các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2023-2028 trong Văn kiện Đại hội đã thể hiện quyết tâm của các cấp Công đoàn cũng như của hơn 11 triệu đoàn viên đối với Chương trình chuyển đổi số Quốc gia. Đây được xem là một trong những giải pháp mới, tối ưu; không những chăm lo mà còn phục vụ tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động. 2. Cơ sở lý luận về công tác truyền thông 2.1. Khái quát về công tác truyền thông. Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, tin tức,... giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm giao tiếp, kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức. Truyền thông được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, truyền thông trực tuyến,... Đây là công cụ quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, tạo dựng tình cảm, uy tín từ khách hàng, đối tác của các doanh nghiệp. Ngoài ra, truyền thông còn có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin về các sự kiện, vấn đề xã hội và chính trị, đóng vai trò giúp người dân có được những 8
  11. thông tin cần thiết để đưa ra quyết định và hành động phù hợp. Mục đích của truyền thông là để truyền tải thông tin, ý tưởng và giá trị từ một người hoặc nhóm người đến một người hoặc nhóm người khác. Truyền thông có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm lời nói, viết, hình ảnh, video, âm thanh,... Các chức năng của truyền thông: • Chức năng truyền tải thông tin • Chức năng giao tiếp • Chức năng giáo dục • Chức năng giải trí • Chức năng kết nối và tạo cộng đồng • Chức năng thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị Các yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông Quá trình truyền thông bao gồm 9 yếu tố cơ bản: • Người gửi (sender): Là phía gửi thông điệp cho bên còn lại (thuật ngữ này còn được gọi là nguồn truyền thông) • Người nhận (receiver): Là bên nhận thông tin do sender gửi đến • Mã hóa (encoding): Là quá trình để chuyển các ý tưởng thành các biểu tượng • Giải mã (decoding): Quá trình mà người nhận giải nghĩa cho các biểu tượng mà người gửi truyền đến • Nhiễu (noise): Là các yếu tố khiến thông tin bị sai lệch trong quá trình truyền thông, khiến người nhận tiếp nhận một thông điệp không giống với ý nghĩa 9
  12. ban đầu • Thông điệp (message): Là tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi • Phương tiện truyền thông (media): Bao gồm các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận • Đáp ứng (response): Bao gồm những phản ứng khi người nhận tiếp nhận thông điệp • Phản hồi (feedback): Là những phản hồi của người nhận sau khi tiếp nhận thông điệp 2.2. Các hình thức tổ chức triển khai công tác truyền thông. 2.2.1. Livestream Phương tiện truyền thông livestream (phát trực tiếp) ngày càng trở nên phổ biến, đây là một cách tuyệt vời để tương tác với khách hàng, bao gồm các trang truyền thông mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram,... Khi có một chiến lược phát triển cụ thể, các tổ chức, Công đoàn có thể thường xuyên tương tác, thu hút đoàn viên đăng ký kênh truyền thông của mình. Điều này giúp đoàn viên cập nhật thông tin mới nhất và giải quyết các nhu cầu hiện tại. Đồng thời giúp Công đoàn phát triển mối quan hệ tốt hơn với đoàn viên. 2.2.2. Social Media Phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) là một công cụ quan trọng giúp Công đoàn chia sẻ thông tin, sở thích,... thông qua các cộng đồng. Với lượng người dùng mạng xã hội lớn như hiện nay, Công đoàn có thể sử dụng Social Media để tăng nhận diện thương hiệu, tiếp cận và thu hút đoàn viên. Công đoàn có thể phân phối quảng cáo đến các đoàn viên mục tiêu trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm tối ưu chi phí cũng như dành được lợi thế trên Social Media. Thông qua Social Media, Công đoàn cũng có thể cung cấp thông tin cho người dùng, đồng thời thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường, xu hướng đoàn viên, xây dựng cộng đồng. Sử dụng Social Media cho Công đoàn tương tác trực tiếp với đoàn viên, tạo dựng niềm tin, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời thông qua đó để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ và chương trình khuyến mãi, tạo sự chú ý. Social Media cũng giúp theo dõi và đo lường kết quả của các chiến dịch, từ đó cải thiện, tối ưu các chiến dịch sao cho hiệu quả. 2.2.3. Điện thoại Phương tiện truyền thông bằng điện thoại là một phương tiện truyền thông cực kỳ phổ biến hiện nay. Điện thoại di động đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Thông qua điện thoại, người dùng 10
  13. có thể truy cập vào các ứng dụng như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,... từ đó tiếp cận được nhiều thông tin, xu hướng trong xã hội,... 2.2.4. Truyền hình Truyền hình là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ với tính trực quan và sinh động, thu hút sự chú ý của đoàn viên và tăng nhận thức về thương hiệu của Công đoàn. Với lượng người xem truyền hình tại Việt Nam chiếm tới 90% dân số, truyền hình có tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng khác nhau và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, Công tác truyền thông bằng truyền hình có chi phí đắt đỏ hơn so với các phương tiện truyền thông khác và đôi khi gây cảm giác phiền phức cho người xem. Để tối ưu hiệu quả chi phí, Công đoàn cần định hướng đúng đối tượng đoàn viên và lựa chọn đúng thời gian để mang thông tin được hiển thị cho đúng đối tượng. Hơn nữa, Công đoàn cũng cần tạo ra nội dung hấp dẫn, độc đáo để thu hút sự chú ý của đoàn viên và tránh gây cảm giác khó chịu. 2.2.5. Diễn đàn Diễn đàn là một trong những phương tiện truyền thông phổ biến giúp chia sẻ tin tức, thông tin và tương tác với các đoàn viên. Các diễn đàn cung cấp cho Công đoàn một nơi để đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của đoàn viên liên quan đến lĩnh vực của mình. Bằng cách hoạt động trên các diễn đàn này, Công đoàn có thể chủ động giải quyết các vấn đề của khách hàng thay vì phải chờ đợi một cách thụ động. Với phương tiện này, sự hiện diện của Công đoàn càng dày đặc hơn, từ đó xây dựng sự tin tưởng, tăng khả năng thu hút lưu lượng đoàn viên tham gia truy cập website của Công đoàn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ diễn đàn, Công đoàn cần đảm bảo đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề đoàn viên đặt ra một cách khéo léo. Nên nhớ, bất kỳ một nhận xét chủ quan hay ý kiến đưa ra không có sự suy xét kỹ lưỡng cũng đều có thể làm mất uy tín hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh Công đoàn. 2.2.6. Blog Blog là một phương tiện truyền thông quan trọng mà Công đoàn nên cân nhắc sử dụng. Với blog, Công đoàn có thể tạo ra một cộng đồng độc giả lớn mạnh, cho phép độc giả kết nối, bình luận, chia sẻ hoặc gửi tin nhắn nhanh chóng. Ngoài ra, blog cũng là một cách để Công đoàn tương tác với đoàn viên tiềm năng một cách nhanh chóng. Bằng cách cung cấp các bài viết chất lượng và hữu ích, Công đoàn có thể thu hút sự quan tâm của đoàn viên và tăng cơ hội chuyển đổi đoàn viên tiềm năng thành đoàn viên thực sự. Một điểm mạnh khác của blog là khả năng quản lý nội dung. Công đoàn có thể tự do tạo và quản lý nội dung trên blog của mình mà không cần phải phụ thuộc vào bên thứ ba nào. Bên cạnh đó, đoàn viên cũng có thể dễ dàng truy cập và đọc các bài viết mới nhất trên blog. 11
  14. 2.2.7. Báo chí Mặc dù đã có từ lâu đời, báo chí vẫn là một phương tiện truyền thông phổ biến với hiệu quả cao và chi phí quảng bá rẻ so với các phương tiện khác. Mức độ phủ sóng của báo chí đối với công chúng là rất lớn, làm cho nó trở thành một phương tiện quảng bá hấp dẫn cho nhiều Công đoàn, có độ uy tín cao. Tuy nhiên, số lượng trên báo chí ngày nay thường rất đông, dẫn đến nguy cơ người đọc bỏ qua những phần nội dung quan trọng trong bài viết. Do đó, để sử dụng báo chí một cách hiệu quả, Công đoàn cần đảm bảo rằng hình thức và nội dung được cân bằng. Nội dung bài viết cần được thiết kế sao cho hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của độc giả, trong khi hình thức cần được đặt ở vị trí phù hợp và không quá nhiều để không làm mất đi giá trị của bài viết. 2.3. Vai trò công tác truyền thông. 2.3.1. Đối với chính quyền Nhà nước • Giúp chính phủ đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp và thuyết phục công chúng thay đổi nhận thức chưa đúng, hành xử đúng pháp luật • Hỗ trợ chính phủ trong việc thăm dò ý kiến của người dân trước khi ban hành các văn bản pháp lý, giúp điều chỉnh các chính sách quản lý của nhà nước và tạo ra sự đồng thuận của dân chúng • Tạo điều kiện để các đối tượng dân chúng trong xã hội có thể phản biện và đưa ra thông tin phản đối, giúp các chính trị gia, người thừa hành pháp luật trong sạch và minh bạch hơn. 12
  15. 2.3.2. Đối với công chúng • Giúp người dân cập nhật thông tin về kinh tế, văn hóa xã hội và pháp luật ở cả trong và ngoài nước • Cung cấp cho người dân các thông tin giải trí và học tập về phong cách sống, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, tăng nhận thức • Ủng hộ các giá trị tích cực và bài trừ những hành vi xấu, xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và hòa bình • Cho phép người dân phản hồi và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình thông qua các phương tiện truyền thông. 2.3.3. Đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế • Là công cụ quan trọng để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp. Giúp tạo ra nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó tăng doanh số bán hàng • Truyền thông tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, đóng góp tích cực vào nền kinh tế • Giúp người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của người tiêu dùng • Xây dựng hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp, tổ chức. Nó cung cấp các kênh để tạo ra nhận thức về thương hiệu, đồng thời xây dựng tình cảm và sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác. 13
  16. 2.3.4. Đối tượng truyền thông và cách xác định Đối tượng truyền thông là những người hoặc nhóm người có sự tương đồng về một hoặc nhiều mặt nào đó (như độ tuổi, mối quan tâm, hành vi,...). Đối tượng truyền thông có thể là cá nhân, nhóm người, hoặc cả một cộng đồng. Đối tượng truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và chiến lược truyền thông. Việc xác định đối tượng truyền thông chính xác sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp hiệu quả hơn, thu hút được sự chú ý và quan tâm của đối tượng mục tiêu. Có nhiều cách để xác định đối tượng truyền thông, bao gồm: • Phân tích dữ liệu: Công đoàn có thể sử dụng dữ liệu về các đoàn viên để xác định đối tượng truyền thông. • Khảo sát đoàn viên: Công đoàn có thể tiến hành khảo sát nhu cầu của đoàn viên Công đoàn để thu thập thông tin về nhân khẩu học, hành vi, sở thích của đoàn viên tiềm năng. • Phân tích thị hiếu của đoàn viên: Công đoàn có thể phân tích thị hiếu của đoàn viên để xác định đối tượng truyền thông mà họ đang nhắm đến. Sau khi xác định đối tượng truyền thông, Công đoàn cần nghiên cứu kỹ về họ để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và sở thích của họ, giúp Công đoàn tạo ra nội dung và thông điệp truyền thông phù hợp với đối tượng mục tiêu. Lưu ý khi xác định đối tượng truyền thông cần dựa trên các yếu tố: • Độ tuổi: Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét khi xác định đối tượng truyền thông. • Giới tính: Giới tính cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi xác định đối tượng truyền thông. • Nơi ở: Nơi ở của đối tượng truyền thông cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức và kênh truyền thông mà Công đoàn sử dụng để tiếp cận họ. • Mối quan tâm: Mối quan tâm của đối tượng truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi xác định đối tượng truyền thông. • Hành vi: Hành vi của đối tượng truyền thông cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức và kênh truyền thông mà Công đoàn sử dụng để tiếp cận họ. Việc xác định đối tượng truyền thông chính xác là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. 14
  17. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng về việc khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu 1.1. Thực trạng về việc đội ngũ giáo viên Trường THPT Đông Hiếu khai thác công nghệ số. Tổng cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường: 72. Trong đó cán bộ quản lí: 04. Ủy viên BCH Công đoàn: 05. Số đoàn viên tham gia khảo sát 70. Sau đây là kết quả khảo sát về việc khai thác công nghệ số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu. 15
  18. 1.2. Thuận lợi Hiện nay, việc sử dụng công nghệ số trong công tác truyền thông của Công đoàn đã trở thành một xu hướng tất yếu. Các công đoàn đã bắt đầu áp dụng công nghệ số vào các hoạt động của mình như: tuyên truyền thông tin, tư vấn chính sách, giải quyết khiếu nại, đăng ký và quản lý hội viên, tổ chức cuộc thi trực tuyến, đào tạo trực tuyến, tổ chức các cuộc họp trực tuyến và nhiều hoạt động khác. Cở sở vật chất, trang thiết bị trong các cơ quan đơn vị được lắp đặt, đầu tư ngày càng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trình độ sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ làm công tác công đoàn cũng như cán bộ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao...Yêu cầu của công việc đòi hỏi mọi cán bộ công chức, viên chức phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin... 16
  19. 1.3. Khó khăn Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động công đoàn có thể đem lại nhiều lợi ích như tăng tính minh bạch, tăng sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc quản lý, trao đổi thông tin và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ số cũng đặt ra một số khó khăn nhất định, bao gồm: Khả năng sử dụng công nghệ của một số thành viên trong tổ chức công đoàn có thể không đồng đều. Một số người có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng các công nghệ mới nhất hoặc các thiết bị di động thông minh. Vấn đề về bảo mật thông tin cũng là một trong những thách thức đối với ứng dụng công nghệ số trong hoạt động công đoàn. Các thông tin về các thành viên, hoạt động và chiến lược của tổ chức công đoàn có thể bị đánh cắp hoặc xâm nhập bởi các hacker hoặc kẻ tấn công khác. Để triển khai thành công công nghệ số trong hoạt động công đoàn, cần có sự hợp tác và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức. Việc này có thể gặp khó khăn nếu không có sự hỗ trợ, đào tạo và khuyến khích đầy đủ. Sự phụ thuộc vào công nghệ số cũng có thể gây khó khăn cho các thành viên trong tổ chức công đoàn nếu hệ thống bị sự cố hoặc mất kết nối. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng trao đổi thông tin và giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức. 2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động công đoàn, bao gồm: Thiếu năng lực và kiến thức kỹ thuật của các thành viên trong tổ chức công đoàn: Một số thành viên trong tổ chức có thể không được đào tạo hoặc có kiến thức kỹ thuật hạn chế về công nghệ số, gây khó khăn trong việc sử dụng các công cụ và ứng dụng công nghệ mới. Sự phát triển chậm của hệ thống công nghệ số: Một số hệ thống công nghệ số có thể phát triển chậm hoặc không đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức công đoàn, dẫn đến việc sử dụng các công cụ và ứng dụng không hiệu quả. Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư: Những vấn đề liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư có thể gây ra những khó khăn cho việc triển khai và sử dụng các công nghệ số trong hoạt động công đoàn. Việc bảo vệ thông tin cá nhân của các thành viên trong tổ chức và tránh sự tấn công của các hacker là rất quan trọng. Thiếu tinh thần hợp tác và đổi mới: Thiếu sự hợp tác và tinh thần đổi mới trong tổ chức có thể gây ra những khó khăn trong việc triển khai các công nghệ số mới. Các thành viên trong tổ chức cần phải có tinh thần đổi mới và sẵn sàng học hỏi để có thể sử dụng các công nghệ số mới hiệu quả. 17
  20. III. Một số giải pháp khai thác chuyển đổi số nhằm nâng cao công tác truyền thông của tổ chức công đoàn trường THPT Đông Hiếu Giải pháp 1: Tăng cường khai thác công nghệ số trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đoàn viên công đoàn. Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An yêu cầu các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác truyền thông trong các cấp Công đoàn Giáo dục nhiệm kỳ 2023 – 2028 nhằm nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn về vai trò của công tác truyền thông công đoàn; xây dựng và bảo vệ hình ảnh Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An. Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An cho biết, bám sát Nghị quyết Đại hội XIX Liên đoàn lao động Tỉnh Nghệ An, Nghị quyết Đại hội XX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An và chương trình công tác hàng năm, công tác truyền thông công đoàn tại các công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cụ thể hóa nội dung, phản ánh thực tiễn cơ sở để làm nổi bật thông điệp “Đổi mới - sáng tạo - hiệu quả trong hoạt động công đoàn”. Để thực hiện tốt các nội dung trên chúng tôi đã khai thác công nghệ số trong việc truyền thông nâng cao nhận thức trách nhiệm của các đoàn viên Công đoàn bằng cách sử dụng một số phần mềm trong hoạt động truyền thông. * Với ứng dụng Capcut. Nếu như trước đây việc truyền thông công đoàn gặp rất nhiều khó khăn để có thể tìm kiếm những hình ảnh, tư liệu phù hợp để phục vụ cho việc truyền thông thì hiện nay với ứng dụng Capcut giáo viên có thể dễ dàng sử dụng để tạo lên các video, hình ảnh...phù hợp với yêu cầu của hoạt động. Một số tư liệu được tìm kiếm trên mạng có thời lượng còn quá dài, nội dung không cần thiết hay những tài liệu từ nhà trường hay từ đồng nghiệp cũng được chỉnh sửa và cắt, ghép một cánh dễ dàng qua trình duyệt Capcut. Ví dụ: Với chủ đề trong hoạt động Công đoàn xem video, hình ảnh về các hoạt động. Nhưng thời lượng video quá dài tôi dùng ứng dụng Capcut để cắt bớt nội dụng không cần thiết hoặc ghép các nội dụng theo ý muốn vào với nhau. Các bước cắt - ghép video hình ảnh trong Capcut: Bước 1: Đầu tiên, chúng ta sẽ mở ứng dụng CapCut trên điện thoại của mình lên. Bước 2: Tại giao diện chính của ứng dụng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu cộng ở mục Dự án mới. Bước 3: Ấn mục Hình ảnh, lúc này toàn bộ ảnh trên điện thoại của mình sẽ được hiểu thị lên màn hình. Sau đó, chọn những tấm hình nào mà bạn muốn ghép thành một video, rồi chạm vào nút Thêm ở góc bên phải phía dưới màn hình. Bước 4: Lúc này, giao diện chính sửa video được hiển thị ra, hãy nhấn vào một bức ảnh bất kỳ trong video mà chúng ta muốn chỉnh sửa lại. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2