intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác công nghệ và chuyển đổi số trong dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học lớp 10 tại Trường THPT Đông Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Khai thác công nghệ và chuyển đổi số trong dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học lớp 10 tại Trường THPT Đông Hiếu" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng các thành tố của năng lực huy động kiến thức và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực huy động kiến thức cho học sinh khi học hoạt động trải nghiệm toán học lớp 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác công nghệ và chuyển đổi số trong dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học lớp 10 tại Trường THPT Đông Hiếu

  1. SÔÛ GD & ÑT NGHEÄ AN TRÖÔØNG THPT ÑOÂNG HIEÁU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN ĐỔI SAÙNG KIEÁN KINH SỐ TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT NGHIEÄM ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU ÑEÀ TAØI ÖÙNG DUÏNG SÔ ÑOÀ TÖ DUY NHAÈM PHAÙT HUY TÍNH TÍCH Lĩnh vực: Toán Học CÖÏC TRONG DAÏY HOÏC MOÂN TOAÙN LÔÙP 10 VAØ LÔÙP 11 Hoï vaø teân: Traàn Ngoïc Tuyeán Toå: Toaùn - Tin Năm thực hiện: 2023 – 2024 Giaùo vieân: Tröôøng THPT Ñoâng Hieáu Naêm hoïc: 2015 – 2016
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU Lĩnh vực: Toán Học Nhóm tác giả: 1. Trần Ngọc Tuyến Số điện thoại: 0989227948 2. Lê Thị Hải Anh Số điện thoại: 0978060966 3. Phan Hữu Phúc Số điện thoại: 0966488181 Năm thực hiện: 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 4 3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4 Phương pháp nghiên cứu 5 5 Dự báo những đóng góp mới của đề tài 5 Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 I Cơ sở lý luận và thực tiễn 6 1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài. 6 Thực trạng về việc dạy học ứng dụng chuyển đổi số các tiết 2 11 hoạt động trải nghiệm của môn Toán học 10 hiện nay. Các biện pháp nhằm khai thác công nghệ và chuyển đổi II số trong dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán 13 học lớp 10. Giải pháp 1: Ứng dụng phần mềm Geogebra trong dạy 1 học và hoạt động trải nghiệm các yếu tố của ba đường 13 Conic. Giải pháp 2: Ứng dụng các phần mềm Zoom, Ms Team, 2 Padlet, Azota, Quizizz,… nhằm tăng tính tương tác kết hợp 24 với kiểm tra hoạt động học tập học sinh Giải pháp 3: Ứng dụng phần mềm Excel trong hoạt động 3 trải nghiệm nhằm giúp học sinh hoàn thiện nhanh các bài 32 toán về thống kê. Giải pháp 4: Ứng dụng một số phần mềm để tổ chức hoạt 4 động dạy học đồ thị hàm số và giải một số bài toán thực 38 tế. III Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 45 1 Mục đích khảo sát 45 2 Nội dung và phương pháp khảo sát 45 3 Đối tượng khảo sát 46 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 4 46 pháp. Phần III KẾT LUẬN 51 1 Kết luận 51
  4. CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết thường Chữ viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Trung học phổ thông THPT 4 Nhà xuất bản NBX 5 Sách giáo khoa SGK 6 Thực nghiệm TN 7 Đối chứng ĐC 8 Sở giáo dục và đào tạo SGD&ĐT 9 Kỹ năng KN 10 Hoạt động HĐ 11 Chương trình CT 12 Giáo dục phổ thông GDPT 13 Năng lực NL
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học. Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Dịch bệnh chuyển biến phức tạp chính là điều kiện để trường học và ngành giáo dục nhận thấy tầm quan trọng lớn của chuyển đổi số với giáo dục đào tạo. Chính phủ tại nhiều nước bao gồm Việt Nam đã áp dụng phương pháp dạy trực tuyến để có thể đảm bảo được sự trở lại bình thường mới. Đồng thời, nhiều nước cũng xác định chuyển đổi số trong giáo dục sẽ không chỉ giới hạn tại thời kỳ dịch bệnh mà nó sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai. Mặc dù áp dụng chưa được thực hiện một cách xuyên suốt, tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng từ công nghệ và việc đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số giáo dục, thì chắc chắn rằng hầu hết khó khăn sẽ được giải quyết. Điều quan trọng đó là ngành giáo dục cùng người học phải hiểu rõ tầm quan trọng trong chuyển đổi số tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Hiện tại, chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới 3 hình thức chính là: ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý: công cụ vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học: công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất. Tuy nhiên việc chuyển đổi số ở các trường phổ thông hiện nay còn nhiều mới mẻ, thách thức và khó khăn. Tư duy về chuyển đổi số vẫn còn khá xa lạ với phần đông các nhà quản trị nhà trường, cơ sở vật chất, nền tảng kỹ thuật số không đồng bộ, điều kiện kinh tế của các gia đình học sinh và các trường học thuộc vùng nông thôn, miền núi gặp rất nhiều khó khăn, một số giáo viên chưa thực sự nhanh nhạy và 3
  6. không có điều kiện tiếp xúc nhiều về công nghệ, một số nhà quản lý giáo dục không thực sự quan tâm đến vấn đề này... Những khó khăn đó là lực cản lớn khiến cho việc chuyển đổi số ở các trường phổ thông, nhất là vùng nông thôn và miền núi khó theo kịp chỉ đạo chung của ngành và khó đạt hiệu quả như mong muốn. Những năm học gần đây là những năm học đầy khó khăn với ngành giáo dục Việt Nam và giáo dục Nghệ An nói riêng. Sau lễ khai giảng đặc biệt năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và đào tạo đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp chuyển đổi số phù hợp, kịp thời ứng phó với đại dịch Covid-19 để công tác dạy và học được triển khai theo kế hoạch, thực hiện phương châm: “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, “Không để em học sinh nào bị bỏ lại phía sau”. Đến năm học 2022 – 2023 việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đã từng bước đi vào chiều sâu. Sở cùng các Trường THPT cơ bản đã xây dựng được cơ sở học liệu phục vụ cho việc dạy và học nhất là học liệu phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Xuất phát từ việc đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông cũng như yêu cầu về đổi mới về phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh học tốt hơn, nắm bắt các kiến thức một cách dễ dàng hơn nên chúng tôi chọn đề tài::" Khai thác công nghệ và chuyển đổi số trong dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học lớp 10 tại Trường THPT Đông Hiếu". 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng các thành tố của năng lực huy động kiến thức và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực huy động kiến thức cho học sinh khi học hoạt động trải nghiệm toán học lớp 10. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Học sinh khối 10 học chương trình 2018 cấp trung học phổ thông. - Các bài toán ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để giải quyết vấn đề của bài toán hoạt động trải nghiệm Toán học lớp 10. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ làm rõ các vấn đề sau: - Cơ sở lí luận và thực tiễn của ứng dụng công nghệ số. - Các thành tố của công nghệ số. - Để ứng dụng được công nghệ số vào các hoạt động trải nghiệm của Toán học 10 ta cần phải thực hiện những biện pháp nào? - Kết quả thực nghiệm ra sao? 4
  7. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về chuyển đổi số, tại sao cần chuyển đổi số, các tài liệu tầm quan trọng của chuyển đổi số ở Việt Nam để đề xuất các biện pháp nhằm ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động trải nghiệm của Toán học 10. 4.2. Quan sát, trao đổi: Thực hiện việc trao đổi với giáo viên và học sinh, tham khảo các tài liệu để đề xuất các thành tố của năng lực huy động kiến thức về chuyển đổi số cho học sinh. 4.3. Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng học sinh cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài. 5. Dự báo những đóng góp mới của đề tài Đề tài đã xây dựng được các thành tố của năng lực huy động kiến thức nhằm giúp học sinh kiến tạo kiến thức. Đề tài đề xuất các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học hoạt động trải nghiệm môn Toán học khối 10. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trung học phổ thông trong việc dạy học hoạt động trải nghiệm môn Toán học khối 10. 5
  8. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài. 1.1. Công nghệ số là gì? Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghê mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data,… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa. Ở mức công nghệ số này thì ứng dụng sẽ mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”. 1.2. Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Còn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, hiểu theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn, là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. Còn hiểu theo nghĩa rộng, công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 6
  9. tư, với đại diện là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo… Cách hiểu theo nghĩa rộng phổ biến hơn. 1.3. Tại sao phải chuyển đổi số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Chuyển đổi số là việc của ai ? Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân. Nên Chuyển đổi số khi nào? Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số như thế nào? Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Chính quyền số : Là Chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, 7
  10. để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn. Xã hội số : là xã hội có công dân số tham gia vào vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số… 1.4. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong dạy học hiện nay. Có thể nói chuyển đổi số trong giáo dục là bước đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tương lai. Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực như: Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong phương thức giảng dạy và học mang đến cơ hội học tập linh động cho người học. Lúc này không gian lớp học sẽ không còn bị giới hạn bởi bốn bức tường của lớp học truyền thống do vậy mà người học có thể học tập bất cứ nơi nào miễn là có sự trang bị của các thiết bị học tập công nghệ như máy tính, laptop, smartphone,… Việc loại bỏ rào cản về sự cố định của không gian học tập, thời gian học tập của lớp học truyền thống sẽ mang lại nhiều cơ hội học tập cho người học. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa là người học có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Học liệu điện tử sẽ thay thế dần học liệu truyền thống giúp giảm thiểu chi phí học tập. Hiện nay, việc số hóa học liệu (học liệu điện tử) giúp người học có thể khai thác một cách nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bởi năng lực tài chính. Người dạy cũng có thể dễ dàng chia sẻ học liệu với người học trên các nền tảng trực tuyến mà không phải tốn thời gian in ấn cũng như gặp gỡ để trao trực tiếp. 8
  11. Thứ hai, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo sẽ tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế. Sẽ là sai lầm nếu quan niệm học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Bằng những ứng dụng mới trong triển khai dạy học trực tuyến đã cho thấy việc tương tác giữa người học và người dạy đang dần cải thiện một cách nhanh chóng thậm chí ở một số hình thức còn tỏ ra ưu trội hơn dạy học truyền thống. Cách thức dạy học trực tuyến giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian. Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến cũng là môi trường thuận lợi để giáo viên có thể ứng dụng những công cụ công nghệ thông tin mới nhằm sinh động hóa tiết dạy. Những phần mềm "thực tế ảo" đã và đang phát huy hiệu quả trong dạy học trực tuyến. Những công cụ mới trong kiểm tra đánh giá cũng đã phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy và học. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy. Thứ ba, việc chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ. Trong công tác quản lý giáo dục, hệ thống trực tuyến sẽ giúp người dạy lưu trữ thông tin của người học một cách khoa học, thuận tiện trong quá trình truy xuất dữ liệu. Người học cũng có thể dễ dàng tiếp cận với hồ sơ, lịch sử học tập, bảng điểm của bản thân. Đây là việc vô cùng quan trọng trong việc đồng nhất cũng như minh bách hóa thông tin học tập của người học. Ngoài ra các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng giúp người học có thể nhanh chóng tiếp cận với tư liệu học tập Thứ tư, việc chuyển đối số ngành giáo dục giảm chi phí đào tạo. Với việc người học có thể tham gia học trực tuyến sẽ tiết giảm rất nhiều chi phí cho việc kiến tạo 9
  12. không gian học tập truyền thống qua việc mua hoặc thuê mướn các mặt bằng cho cơ sở giáo dục đào tạo. Người học bằng việc linh động thời gian học tập, không gian học tập của bản thân nên cũng giảm chi phí di chuyển đến các cơ sở đào tạo. Việc lựa chọn các khóa học trực tuyến phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân cũng là cách thức người học có thể giảm chi phí học tập. Từ đó có thể gia tăng cơ hội học tập cho người học. Ngoài ra với việc lưu trữ thông tin trên môi trường internet sẽ giúp người học giảm thiểu chi phí cho việc mua sắm các học liệu cần thiết. 1.5. Dạy học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Công nghệ kĩ thuật số đã tạo những khác biệt quan trọng trong dạy. Học tập trên trực tuyến đang ngày càng có ảnh hưởng lớn tới việc dạy học dựa vào trường học, trong phòng học, quan trọng hơn nó đang dẫn tới các mô hình hoặc thiết kế mới cho việc dạy và học. Sự bùng nổ của CNTT, mạng Internet và thiết bị kĩ thuật số trong vài thập kỉ gần đây đã làm thay đổi cách con người giao tiếp, làm việc và chia sẻ thông tin. Công nghệ kỹ thuật số đang nhanh chóng xâm nhập vào dạy học. Sự thay đổi của Người học ở thế kỉ 21 Người tiếp nhận thông tin, tri Người chủ động tìm kiếm, chia sẻ thức thụ động thông tin. Người tạo ra (tham gia, cùng kiến Người tái tạo lại thông tin tạo) tri thức mới Thực hiện hoạt động học tập Thực hiện hoạt động học tập hợp đơn lẻ, rời rạc tác 1.6. Chuyển đổi số trong dạy học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp. Chuyển đổi số tạo ra các mô hình giáo dục, dạy học mới theo hướng mở, linh hoạt và luôn được cập nhật, người học dần dần hình thành một phong cách học tập mới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân với cơ hội học tập phong phú và đa dạng. Các hạ tầng của Giáo dục số (Digital Education) trong bối cảnh ứng dụng mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, công nghệ số hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội và khả năng to lớn giúp cho việc tái tạo, sản sinh tri thức, chia sẻ thông tin, “san 10
  13. bằng” các rào cản trong việc tiếp cận thông tin. Mô hình dạy học chuyển hệ hình từ trên xuống (Top - Down) hoặc dưới lên (Bottom - Up) sang hệ hình ngang, mang tính chia sẻ xã hội (Social sharing) trong đó người học sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới học tập mang tính xã hội. Mô hình ứng dụng công nghệ này tạo điều kiện thúc đẩy quá trình dạy học phân hóa (differentiation), cá thể hóa (individualization)và cá nhân hóa (personalization) trong học tập). Sơ đồ: Mô hình giáo dục thế kỷ 21 2. Thực trạng về việc dạy học ứng dụng chuyển đổi số các tiết hoạt động trải nghiệm của môn Toán học 10 hiện nay. 2.1. Mục đích điều tra. Điều tra thực trạng dạy học ứng dụng chuyển đổi số các tiết hoạt động tải nghiệm của học sinh hiện nay như thế nào. 2.2. Nội dung điều tra. Điều tra về việc dạy học các tiết hoạt động trải nghiệm Toán 10. 2.3. Đối tượng điều tra. Học sinh khối 10 THPT. 2.4. Phương pháp điều tra. 11
  14. Tiến hành phát phiếu điều tra HS cho 130 học sinh khối 10 của THPT Đông Hiếu( gồm các lớp 10C7,10C9,10C10): STT Lớp Số phiếu phát ra Số phiếu thu về 1 10C7 44 44 2 10C9 46 46 3 10C10 40 40 Phiếu điều tra gồm 2 câu hỏi, được soạn dưới hình thức trắc nghiệm cho học sinh đánh dấu. 2.5. Tập hợp số liệu điều tra. 12
  15. * Nhận xét: Từ kết quả trên, ta thấy đa số học sinh các lớp khảo sát cho rằng các tiết dạy khai thác công nghệ số trong dạy học và hoạt động trải nghiệm hiện nay đều dễ hiểu, học sinh dễ tiếp thu và hấp dẫn. Do đó mong muốn của các em đều thích được học và trải nghiệm dựa trên công nghệ và chuyển đổi số. 2.6. Nguyên nhân của những thực trạng - Chương trình sách giáo khoa 2018 được thiết kế với hình thức đẹp, nội dung phong phú gắn với thực tiễn nên việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số giúp học sinh dễ tiếp thu hơn. - Đây là lần đầu tiên chương trình được thiết kế có các tiết dạy hoạt động trải nghiệm nên học sinh và người dạy còn có bỡ ngỡ, chưa quen nên khi áp dụng cộng nghệ và chuyển đổi số sẽ làm cho giáo viên tự tin hơn, học sinh thích thú hơn trong việc học các tiết hoạt động trải nghiệm. II. Các biện pháp nhằm khai thác công nghệ và chuyển đổi số trong dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học lớp 10. 1. Giải pháp 1: Ứng dụng phần mềm Geogebra trong dạy học và hoạt động trải nghiệm các yếu tố của ba đường Conic. * Mục tiêu của biện pháp: Giải pháp ứng dụng phần mềm Geogebra trong hoạt động trải nghiệm đo đạc và xác định các yếu tố của ba đường Conic được thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về các đường Conic, cách xác định các yếu tố của chúng thông qua hoạt động trải nghiệm và cách sử dụng phần mềm Geogebra. Phần mềm Geogebra là một công cụ hỗ trợ giảng dạy toán học mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc giải quyết các bài toán liên quan đến ba đường Conic. Điều này sẽ giúp học sinh thấy được ý nghĩa của việc học ba đường Conic và tính ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Thông qua hoạt động trải nghiệm và sử dụng phần mềm Geogebra, học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm và hiểu rõ hơn về tính chất và đặc điểm của ba đường Conic. Đồng thời, giải pháp này cũng hướng đến tăng sự hứng thú học tập và phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán của học sinh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng phần mềm Geogebra trong hoạt động trải nghiệm cũng giúp học sinh hiểu rõ hơn về quá trình xác định các yếu tố của ba đường Conic, bao gồm độ dài trục, độ lệch tâm, hệ số tiếp tuyến và các đường tiệm cận. Từ đó giúp học sinh trau dồi và phát triển các kỹ năng tư duy phân tích và giải quyết bài toán một cách chính xác và hiệu quả hơn. 13
  16. * Nội dung và cách thực hiện: Geogebra là một phần mềm toán học đa nền tảng được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và nghiên cứu toán học trên toàn thế giới. Với tính năng kết hợp giữa phần mềm đồ họa và đại số, Geogebra cho phép người dùng tạo ra các đồ thị, biểu đồ và các phép tính toán đơn giản đến phức tạp. Nó cung cấp cho người dùng một cách thức tiếp cận mới mẻ và thú vị đối với toán học và giúp người dùng hiểu rõ hơn về các khái niệm toán học. Trong bài toán liên quan đến ba đường Conic, Geogebra là một công cụ hữu ích giúp học sinh dễ dàng trực quan hóa và định vị các đường Conic trên mặt phẳng hai chiều. Với Geogebra, học sinh có thể dễ dàng tạo ra các hình ảnh minh họa cho ba đường Conic, nhờ tính năng vẽ đồ thị chính xác và đáng tin cậy của phần mềm. Hơn nữa, Geogebra còn cho phép học sinh thực hiện các phép toán trên các đường Conic, giúp các em hiểu rõ hơn về tính chất và đặc điểm của ba đường Conic. Geogebra có tính ứng dụng đối với các bài toán về ba đường Conic rất lớn. Nó giúp học sinh hình dung và trực quan hóa các bài toán, từ đó giúp học sinh giải quyết các bài toán một cách chính xác và hiệu quả hơn. Hơn nữa, Geogebra còn cho phép học sinh thực hiện các thao tác như di chuyển, xoay, phóng to hay thu nhỏ các đường Conic, giúp các em quan sát và nhận biết các đặc điểm và tính chất của chúng một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, Geogebra còn giúp học sinh trực quan hóa các đường Conic và thực hiện các phép toán trên chúng một cách chính xác và nhanh chóng. Sử dụng Geogebra trong giải quyết các bài toán liên quan đến ba đường Conic giúp học sinh tăng sự hiểu biết về các đường Conic và tính ứng dụng của chúng trong thực tế. Ba đường Conic là những đường được tạo ra từ cắt một tổ hợp của hai mặt phẳng, mỗi mặt phẳng có thể cắt qua một đường thẳng hoặc không. Ba đường Conic bao gồm: Elip, Parabol, Hyperbol. Ba đường này được sử dụng rộng rãi trong toán học, vật lý, cơ học và nhiều lĩnh vực khác trong khoa học. Đường Elip là một trong ba đường Conic, được tạo ra bởi sự cắt của hai mặt phẳng song song nhau, cắt qua một đường thẳng và một hình tròn. Đường Elip có hình dáng giống như hình dáng của quỹ đạo của các hành tinh khi xoay quanh mặt trời. Đường Elip có hai tâm đối xứng, một trục chính và một trục phụ. Đường Elip có nhiều ứng dụng trong thực tế, chẳng hạn như trong thiết kế máy bay, thiết kế đồ trang sức, trong khoa học thống kê,... 14
  17. Đường Parabol cũng là một trong ba đường Conic, được tạo ra bởi sự cắt của một mặt phẳng và một đường thẳng song song với mặt phẳng đó. Đường Parabol có hình dáng của một chiếc đĩa chắn, với một đỉnh và một trục đối xứng. Đường Parabol có nhiều ứng dụng trong thực tế, chẳng hạn như trong thiết kế các ống kính máy ảnh, thiết kế đường băng sân bay và trong khoa học vật lý. Đường Hyperbol cũng là một trong ba đường Conic, được tạo ra bởi sự cắt của hai mặt phẳng không song song. Đường Hyperbol có hình dáng của hai đường cong đối xứng qua hai trục đối xứng. Đường Hyperbol có nhiều ứng dụng trong thực tế, chẳng hạn như trong thiết kế các thiết bị vô tuyến, trong khoa học vật lý và trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Bằng việc ứng dụng phần mềm Geogebra, để tổ chức hoạt động trải nghiệm đo đạc và xác định các yếu tố của ba đường Conic cho học sinh chúng tôi đã tiến hành cho các em thực hành trên phần mềm qua các hoạt động cụ thể như sau: Hoạt động 1: Sử dụng phần mềm GeoGebra để hoạt động trong giờ thực hành trải nghiệm. Hình ảnh minh họa thầy Tuyến thực nghiệm thực hành trải nghiệm cùng phần mềm GeoGebra 15
  18. Hình ảnh minh họa thầy Tuyến thực nghiệm thực hành trải nghiệm cùng phần mềm GeoGebra Hình ảnh minh họa thực hành trải nghiệm cùng phần mềm GeoGebra 16
  19. Hình ảnh minh họa thực nghiệm thực hành trải nghiệm cùng phần mềm GeoGebra Hình ảnh minh họa thực hành trải nghiệm cùng phần mềm GeoGebra 17
  20. Dưới đây là mã QR các lớp thực hiện dưới sự hướng dẫn của tác giả làm thực tế trong dạy học. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2