intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số bài toán trong sách giáo khoa Toán 10 để tạo dụng cụ học tập, ứng dụng lí thuyết toán học vào thực tế nhằm tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khắc phục những hạn chế của các em khi thực hành đo đạc trong thực tiễn. Giúp các em biết vận dụng toán học để giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống thường ngày. Qua đó hình thành ở các em những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và trong cuộc sống. Ngoài ra đề tài còn giúp tạo ra các đồ dùng dạy học cần thiết làm phương tiện dạy học cho các giáo viên trên lớp, qua đó giúp tiết học gắn liền với thực tiễn nhằm tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số bài toán trong sách giáo khoa Toán 10 để tạo dụng cụ học tập, ứng dụng lí thuyết toán học vào thực tế nhằm tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ _______________________________ ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: KHAI THÁC MỘT SỐ BÀI TOÁN TRONG SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 10 ĐỂ CHẾ TẠO DỤNG CỤ HỌC TẬP, ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TOÁN HỌC VÀO THỰC TẾ NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, GÓP PHẦN HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Tác giả 1: Lê Duy Hân ĐT: 0988698112 Tác giả 2: Phan Văn Đại ĐT: 0981950682 Tác giả 3: Lê Thanh Hòa ĐT: 0383517323 Tổ bộ môn: Toán - Tin Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hình thành và phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán 10 đã đưa vào rất nhiều ví dụ thực tế để các em có thêm hứng thú và nhận ra được ý nghĩa của việc học môn Toán trong thực tiễn. Theo Kharlamop.I.F. “Học tập là một quá trình nhận thức tích cực”. Theo từ điển Tiếng Việt: Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển . Trong hoạt động học tập nó diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau: Tri giác tài liệu, thông hiểu tài liệu, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng, khái quát... và được thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Các nhà lí luận dạy học P.I. Pitcaxixtưi,B.I. Côrôtiaiev khẳng định: tương ứng với hai loại hoạt động nhận thức tái tạo và tìm tòi, sáng tạo của HS thì có hai loại thông tin tái hiện và dự đoán. Thông tin tái hiện là những tri thức HS lĩnh hội ở dạng có sẵn, thông qua việc ghi nhận và tái hiện lại. Thông tin dự đoán là các tri thức học tập được HS khôi phục lại bằng cách thiết kế, tìm kiếm và kiểm tra tính đúng đắn của điều dự đoán. Trong khi hoạt động tái hiện chỉ có một phương án và việc thực hiện nó chính xác luôn dẫn đến kết quả, thì hoạt động tìm tòi sáng tạo lại dựa vào những thông tin ẩn tàng, chưa tường minh. HS kiểm tra dự đoán trên cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương án có khả năng nhất trong hệ thống kiến thức đã có của mình. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, trong nhà trường phổ thông nhiều giáo viên vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy, vì thế chưa phát huy được nhiều ở học sinh sự chủ động, tính tích cực, tự giác, học sinh ít được tham gia vào quá trình hình thành kiến thức, tri thức. Để giải các bài tập thực tế cần có những kiến thức và kĩ năng mà chỉ có học sinh khá, giỏi mới đáp ứng được. Các ví dụ cũng không gần gũi với đời sống hàng ngày của các em nên đối với học sinh trung bình, yếu thì chưa tạo ra được sự hứng thú trong khi học. Từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Khai thác một số bài toán trong sách giáo khoa Toán 10 để tạo dụng cụ học tập, ứng dụng lí thuyết toán học vào thực tế nhằm tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình học tập môn Toán, khi bắt gặp một bài toán thực tế. Qua đó đưa ra giải pháp để khắc phục khó khăn của học sinh trong quá trình học tập và để hình thành cho các em những phẩm chất năng lực cần thiết. 1
  3. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu dựa trên thực tiễn giảng dạy các lớp nguồn, ý kiến khảo sát của các em có học lực yếu, trung bình, khá và giỏi lớp 10. Qua đó tôi tập trung vào giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các em học sinh. Giải pháp tôi đưa ra chủ yếu ở hai phần chính: Tạo ra những bài Toán thực tế mà các em được trực tiếp tham gia. Qua đó tạo hứng thú, hướng dẫn các em cách phân tích và xử lí số liệu điều tra, cách giải quyết một vấn đề thực tiễn để tạo niềm say mê học toán ở các em. Sử dụng các bài tập, ví dụ trong sách giáo khoa mà các em có thể làm được ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Qua đó đưa các kiến thức trên để giải quyết một trường hợp trong thực tế mà các em trải nghiệm. Từ đó hình thành ở các em những phẩm chất và năng lực cần có của học sinh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khắc phục những hạn chế của các em khi thực hành đo đạc trog thực tiễn. Giúp các em biết vận dụng toán học để giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống thường ngày. Qua đó hình thành ở các em những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và trong cuộc sống. Ngoài ra đề tài còn giúp tạo ra các đồ dùng dạy học cần thiết làm phương tiện dạy học cho các giáo viên trên lớp, qua đó giúp tiết học gắn liền với thực tiễn nhằm tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát khả năng đo đạc, của các em trong thực tế ở địa phương. Tìm hiểu về khă năng ứng dụng toán học của học sinh trong thực tế buôn bán, lao động của địa phương. Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy từ đó hình thành lên phương pháp giải quyết khó khăn cho các em học sinh trong khi học tập ở trường trung học phổ thông. Ghi chép và tổng hợp các kết quả thực nghiệm thu được từ việc áp dụng đề tài vào giảng dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: - Nghiên cứu lý luận - Điều tra quan sát thực tiễn - Thực nghiệm sư phạm. 5. Tính mới của đề tài Đề tài tôi nghiên cứu có những cải tiến, tính mới như sau: 2
  4. Thứ nhất: Làm sản phẩm đồ dùng dạy học gắn với bài toán về đo đạc để học sinh có thể tự đo đạc một đối tượng bất kì về chiều cao, chiều rộng, khoảng cách. Bằng các chỉ số đo được học sinh cần vận dụng Toán học để tính được chiều cao, chiều rộng, khoảng cách giữa các đối tượng bất kì. Thứ hai: Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế có áp dụng toán học để hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Thứ ba: Trong các buổi học trên lớp các em có thể tự tính được góc, xác định được dạng của một tam giác bất kì thông qua đo đạc đồ dùng dạy học mà nhóm tạo ra. Thứ tư: Thông qua đề tài học sinh hình thành và phát triển khả năng phân tích, tư duy sáng tạo và logic. 3
  5. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học - Dựa vào Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học...” - Dựa vào kết quả nghiên cứu của P.I. Pitcaxixtưi, B.I. Côrôtiaiev có hai cách chiếm lĩnh kiến thức: 1. Tái hiện kiến thức: định hướng đến hoạt động tái tạo, được xây dựng trên cơ sở HS lĩnh hội các tiêu chuẩn, hình mẫu có sẵn. 2. Tìm kiếm kiến thức: định hướng đến hoạt động cải tạo tích cực, dẫn đến việc “phát minh” kiến thức và kinh nghiệm hoạt động . Như vậy, PPDH nào đảm bảo phối hợp giữa cách dạy tái hiện kiến thức và tìm kiếm kiến thức, trong đó tận dụng cơ hội và điều kiện để cách dạy tìm kiếm kiến thức chiếm ưu thế, đồng thời kết hợp hài hoà với tính sẵn sàng học tập của HS, thì về cơ bản PPDH đó có khả năng tích cực hoá hoạt động học tập của HS - Dựa vào kết quả khảo sát tình hình đo đạc của học sinh trong thực tiễn và khả năng áp dụng Toán học của học sinh lớp 10 năm học 2022-2023. - Dựa vào các kiến thức cơ sở, các khái niệm cơ bản. - Dựa vào các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Trên đây là những cơ sở khoa học để định hướng và là lí luận quan trọng để nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này. 2. Nội dung Chia lớp thành 3 nhóm làm độc lập thu thập dữ liệu, phân tích đưa ra hướng giải quyết cho các nội dung như sau: 2.1. Phân tích tình huống sản phẩm rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt trên thị trường, đưa ra ưu và khuyết điểm. Qua đó chế tạo “ Máy rửa tay sát khuẩn đa năng”. 2.1.1. Tình hình sử dụng các máy rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt tự động ở địa phương Trong quá trình đi tìm hiểu thực tế về việc sử dụng máy đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn tự động nhóm chúng tôi đã rút ra một số nhược điểm sau: + Sử dụng bằng công nghệ cao nên khi mua máy để có độ bền cao thì giá rất đắt. + Làm bằng công nghệ tự động nên khi sử dụng ngoài trời sẽ nhanh hỏng, tuổi thọ thấp. + Phần đa chỉ có người lớn mới sử dụng được. 4
  6. + Giá thành cao nên chỉ mới đưa vào sử dụng ở các doanh nghiệp, cửa hàng lớn. Do dó chưa được sử dụng rộng rãi trong xã hội. + Đặc biệt khi sử dụng trong trường học thì học sinh có tính hiếu động nên dễ hỏng. + Ở hầu hết các trường học và cơ quan đều sử dụng tay ấn vào bình sát khuẩn nên đầu bình sẽ có nhiều vi khuẩn dễ lây cho người khác. Đặc biệt phải có người đứng đo thân nhiệt nên vi rút dễ lây cho người đo. + Ở trường học người bị khuyết tật, gãy một tay phải bó bột thì không sử dụng được nên cần có người ấn giúp bình sát khuẩn. 2.1.2. Phân tích và đưa ra phương án chế tạo máy máy rửa tay và đo thân nhiệt đa năng Từ yêu cầu thực tiễn mà nhóm nghiên cứu đã tổng hợp trên nhận thấy việc chế tạo máy rửa tay sát khuẩn kết hợp với đo thân nhiệt đảm bảo các tính năng sau: - Giá thành thấp, dễ dàng chế tạo nên mọi người dân khi có máy hàn và máy cắt đều chế tạo được. - Tính năng sử dụng rộng rãi phù hợp với mọi cơ quan nhà nước cũng như các của hàng, doanh nghiệp. - Sử dụng được với mọi lứa tuổi, mọi cấp học. - Sử dụng được cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng khi để ngoài trời. Do đó có thể áp dụng trong các chốt kiểm dịch lưu động. - Người khuyết tật có thể sử dụng dễ dàng, có thể áp dụng rỗng rãi cho các trường học dành cho người khuyết tật. - Có tính tuyên truyền cao. 2.1.3. Quy trình chế tạo máy rửa tay và đo thân nhiệt đa năng 2.1.3.4. Quy trình tạo giá chứa bình sát khuẩn Bước 1: Lấy chiều cao trung bình của em học sinh lớp 1 để xác định khoảng cách tối thiểu của bình so với mặt sàn. Khoảng cách đó bằng một nửa chiều cao trung bình. Theo thống kê học sinh lớp 1 có chiều cao trung bình là 104cm. Do đó khoảng cách thấp nhất của bình rửa tay sát khuẩn với mặt sàn là 62cm. Lấy chiều cao trung bình của học sinh lớp 12 để xác định chiều cao tối đa của bình so với mặt sàn. Khoảng cách đó bằng một nửa chiều cao trung bình (nên lấy dư lên khoảng 5cm). Theo thống kê chiều cao trung bình của học sinh lớp 12 là 168cm. Do đó lấy khoảng cách lớn nhất của bình rửa tay và mặt sàn là 89cm. Bước 2: Làm giá đựng bình sát khuẩn bằng cách sử dụng vòng sắt tròn có bán kính tuỳ chỉnh dựa vào độ to, nhỏ của bình. 5
  7. 2.1.3.5. Quy trình tạo giá chứa máy đo thân nhiệt Bước 1: Lấy chiều cao trung bình của em học sinh lớp 1 để xác định khoảng cách tối thiểu của máy đo so với mặt sàn. Khoảng cách đó chiều cao trung bình trừ đi 10cm( vì khi rửa tay ta có xu hướng cúi xuống và vùng đo là vùng trán). Lấy chiều cao trung bình của học sinh lớp 12 để xác định chiều cao tối đa của máy đo so với mặt sàn. Khoảng cách đó chiều cao trung bình trừ đi 10cm (vì khi rửa tay ta có xu hướng cúi xuống , vùng đo là vùng trán). Bước 2: Làm giá đựng máy đo bằng cách sử dụng vòng sắt ép vào máy đo có bán kính tuỳ chỉnh dựa vào độ to, nhỏ của máy. 2.1.3.6. Quy trình tạo hệ thống bàn đạp để tác động vào bình sát khuẩn và máy đo thân nhiệt Sử dụng hệ thống dây cáp nối với trục tác động vì khoảng cách có sự thay đổi nên độ dài dây cáp sẽ thay đổi theo. Dùng bàn đạp bằng chân để tác động vào dây cáp, trên đầu trục vào chỗ cuối dây cáp có gắn lò xo đàn hồi để lực tác động nhẹ nhàng và làm cho bàn đạp trở về vị trí ban đầu sau khi tác động lực bằng chân( tương tự như chúng ta dùng phanh tay xe đạp). Trên trục tác động ta gắn vào đó hai thanh tác động vào bình sát khuẩn và máy đo thân nhiệt cùng một lúc. Bộ phận bàn đạp, bộ phận tăng, giảm kích thước của giá đựng bình sát khuẩn và máy đo thân nhiệt 2.1.3.7. Quy trình tạo hệ thống gương phẳng để đọc kết quả đo Khi thực nghiệm đo thân nhiệt của một người thì xuất hiện khó khăn là các máy đo thân nhiệt trên thị trường đều áp dụng cho người trực tiếp cầm máy đo mới đọc được kết quả. Do đó khi gắn vào máy đo thân nhiệt vào sản phẩm thì người bản thân người sử dụng máy không đọc được kết quả. Đưa vấn đề này để học sinh giải quyết thì có ý kiến cho rằng sử dụng gương phẳng chiếu vào kết quả đo thì người sử dụng máy đo sẽ đọc được kết quả. Cả nhóm đã thống nhất với ý kiến trên, việc dùng gương phẳng chi phí thấp, dễ chế tạo. Nhưng khi thực nghiệm đọc kết quả bằng gương phẳng thì nhóm phát hiện ra là hình ảnh bị ngược nên không đọc được chính xác nhiệt độ. Cả nhóm lại phân chia các bạn về nghiên cứu tính năng của gương phẳng trong sách Vật Lý 9 và trong các nguồn tài liệu khác. Khi đó các em đã đưa 6
  8. ra giải pháp là cho chiều qua gương phẳng hai lần thì sẽ có được ảnh không bị ngược chiều. Nhóm đã thực nhiệm hai gương phẳng tạo với nhau một góc có thể thay đổi và đi đến kết luận khi góc tạo thành bởi hai gương phẳng nằm từ 800  1200 thì sẽ cho ảnh dễ đọc nhất. Và nhóm đã quyết định tạo góc của hai gương cố định là 1000 . Hệ thống gương phẳng 2.1.3.8. Trang trí máy rửa tay sát khuẩn đa năng, nâng cấp các tính năng - Sử dụng hình ảnh tuyên truyền về covid 19 để trang trí cho thân máy. - Sử dụng loa phát Bluetooth gắn trên đầu máy để tuyên truyền bằng âm thanh. - Do đó máy ngoài tác dụng chính là rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt thì nó còn có tác dụng tuyên truyền nâng cao ý thức cho học sinh, góp phần đẩy lùi dịch bệnh covid 19. 7
  9. Máy rửa tay sát khuẩn đa năng 2.1.4. Kết luận về việc tác động của quá trình tạo ra “Máy rửa tay sát khuẩn đa năng” đến sự hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh 2.1.4.1. Tác động đến sự hình thành phẩm chất của học sinh Quá trình nghiên cứu và chế tạo sản phẩm đã hình thành ở các em những phẩm chất như sau: - Phẩm chất yêu nước: Thể hiện ở chỗ các em đã nhận ra nhu cầu cấp thiết cần phải giải quyết cho cộng đồng và xã hội. Các em đã quan tâm đến đối tượng khuyết tật và các em nhỏ thông qua việc hình thành sản phẩm. - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện ở chỗ các em đã quan tâm đến đối tượng khuyết tật và các em nhỏ thông qua việc sử dụng chân để rửa tay sát khuẩn. - Phẩm chất trách nhiệm: Các em đã tự tạo cho mình là phải chế tạo được sản phẩm để giải quyết nhu cầu cấp bách hiện tại khi tình hình dịch bệnh covit 19 bùng phát trên toàn nước. 8
  10. - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện ở việc chế tạo bàn đạp tác động vào bình rửa tay sát khuẩn và máy đo thân nhiệt, ý tưởng dùng chân tác động đã làm được nhưng khi tác động xong thì lại xảy ra khó khăn là mỗi đối tượng học sinh thì khoảng cách giữ máy đo thân nhiệt và mặt đất khác nhau nên làm thế nào mà một máy có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng. Không từ bỏ các em đã kiên trì nghiên cứu và liên hệ được với kết cấu giống phanh xe đạp đều sử dụng được khi khoảng cách giữa má phanh và lốp bị mòn. Từ đó các em đã chế tạo ra hệ thống có thể làm thay đổi khoảng cách từ máy đo thân nhiệt với mặt đất để sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau. 2.1.4.2. Tác động đến sự hình thành năng lực của học sinh Quá trình nghiên cứu và chế tạo sản phẩm đã hình thành ở các em những năng lực như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: Thể hiện ở chỗ các em biết phân tích tình hình thực tế độc lập đưa ra phương án giải quyết và tự nghiên cứu chế tạo ra “Máy rửa tay sát khuẩn đa năng” - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các em đã cùng nhau thảo luận đưa ra phương án giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình chế tạo làm sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện ở chỗ sản phẩm đã khắc phục được những vấn đề mà máy rửa tay sát khuẩn trên thị trường gặp phải như: Giá thành đắt, tính ổn định thấp, cần người trực tiếp đứng đo thân nhiệt (máy đo thân nhiệt cầm tay), bình rửa tay đặt ở các cửa ra vào thì người khuyết tật về tay không sử dụng được... Sự sáng tạo của học sinh thể hiện ở chỗ: Máy sử dụng chân để tác động vào bình rửa tay nên mọi đối tượng đều sử dụng được kể cả người khuyết tật. Sáng tạo ra hệ thống gương phẳng đọc kết quả đo. - Năng lực tính toán, tìm hiểu tự nhiên xã hội: Thể hiện ở chỗ các em trực tiếp đến trường tiểu học, trường trung học cơ sở để lấy số liệu điều tra về chiều cao của các em theo lứa tuổi. Các em đã tự lập bảng phân bố tần số, tần suất qua đó tính chiều cao trung bình của các em học sinh theo từng độ tuổi. Để tính toán ra các khoảng cách giữa máy đo thân nhiệt với mặt đất để mọi lứa tuổi đều tự đo được. 2.2. Nghiên cứu về tình hình ứng dụng Toán học trong thực tiễn đo đạc của học sinh trường THPT Cờ Đỏ. 2.2.1. Khảo sát về tình hình ứng dụng Toán học trong thực tiễn đo đạc của học sinh trường THPT Cờ Đỏ. Sau khi tìm hiểu về tình hình ứng dụng Toán học trong thực tiễn đo đạc của học sinh THPT Cờ Đỏ thu được một số kết quả sau: 9
  11. - Theo tìm hiểu ở địa phương các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT hầu như kĩ năng đo đạc, tính toán trong thực tiễn rất kém. Các em không biết kẻ một sân bóng đá, không biết đo diện tích, chiều cao trong thực tế. - Một thực tế là những em học giỏi môn Toán ở nhà trường nhưng khi phải đo đạc thực tế thì lại tỏ ra lúng túng không biết cách đo, không biết đọc kết quả đo. - Khi gặp một trường hợp thực tế cần vận dụng Toán học để giải quyết thì các em lại thiếu tự tin để thể hiện những kiến thức mà mình đã được học. Trước tình hình thực tiễn của học sinh trường THPT Cờ Đỏ còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc đo đạc thì nhu cầu tạo ra “Dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể” là rất cần thiết. Việc được thực hành đo đạc bằng dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể sẽ làm cho các em biết cách sử dụng các công cụ đo đạc trong thực tế. Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2.2.2. Quy trình chế tạo “Dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể ” . 2.2.2.1. Quy trình tạo giá “Dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể ” . Hình ảnh tạo chân đế và bộ phận Bu - loong làm cân bằng giá dụng * Tạo ra một giá để dụng cụ đo với hai chức năng: Thứ nhất để dụng cụ đo song song với mặt đất, có hai chỗ lắp bu - loong để cố định dụng cụ đo trên giá. Sử dụng Ni Vô để xác định dụng cụ đo song song với mặt đất. Trường hợp dụng cụ đo không song song thì dưới ba chân của giá có lắp 3 bu - loong để có thể thay đổi độ dài chân giá sao cho dụng cụ đo song song. Thứ hai để dụng cụ đo vuông góc với mặt đất. Trên giá đo gắn hai rãnh để đặt dụng cụ đo và cũng có hai bu - loong để cố định dụng cụ đo. 10
  12. 2.2.2.2. Quy trình tạo dụng cụ đo. Bước 1: Sử dụng hai thanh song song được đặt trên thanh ngang có khoảng cách giữa hai thanh là 50cm. Hai thanh được gắn sao cho có thể xoay quanh thanh ngang và ở đầu có thể gắn đèn Laser. Bước 2: Trên thanh ngang có gắn thước đo độ để xác định góc giữa thanh chứa đèn Laser và thanh ngang. Dụng cụ đo 2.2.2.3. Cách sử dụng “Dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể ”. 2.2.2.3.1. Cách đo chiều rộng của vật thể. 11
  13. Bước 1: Xác định hai điểm ngoài cùng (C,D) trên vật thể cần đo, đặt dụng cụ đo song song với mặt đất và hướng về phía vật thể. Dùng Ni Vo để xác định song song. Bước 2: Quay thanh đo 1 và 2 sao cho điểm cuối của tia Laser ở hai thanh đo   trùng vào điểm D. Xác định góc BAD và ABD là hai góc tạo bởi thanh 1, 2 và thanh ngang 3. Quay thanh đo 1 và 2 sao cho điểm cuối của tia Laser ở hai thanh đo trùng vào   điểm C. Xác định góc ABC và CAB là hai góc tạo bởi thanh 1, 2 và thanh ngang 3. Bước 3: Sử dụng kiến thức hệ thức lượng trong tam giác, định lí cosx, định lí sinx để xác định khoảng cách của hai điểm C,D. Khi đó độ dài của CD là chiều rộng của vật thể cần đo. Khi đó cách tính độ dài đoạn CD theo cách sau: Bài toán: Cho đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, cho 2 điểm C, D. Biết số đo  ,  , BAD, CAB . Tính độ dài đoạn thẳng ABC ABD   CD. Giải:       Ta có: ABC  BAC  ACB  1800  ACB  1800  ABC  BAC    Chứng minh tương tự, ta có: ADB  1800  BAD  ABD Áp dụng định lí hàm số sin vào tam giác ABD, ta có:  AD AB sin ABD   AD  AB.    sin ABD sin ADB sin ADB  sin ABC Chứng minh tương tự với tam giác ABC, ta có: AC  AB.  sin ACB       Ta có: BAD  BAC  CAD  CAD  BAD  BAC 12
  14. Áp dụng định lí hàm số cosin vào tam giác ACD, ta có:  CD 2  AD 2  AC 2  2AD.AC . cosCAD   CD  AD2  AC 2  2AD.AC . cos CAD Đo chiều rộng của cổng trường 2.2.2.3.2. Cách đo chiều cao của vật thể. Bước 1: Xác định điểm C ở dưới chân vật thể, điểm D ở trên đỉnh vật thể cần đo, đặt dụng cụ đo vuông góc với mặt đất và hướng về phía vật thể. Dùng Ni Vo để xác định vuông góc. 13
  15. Bước 2: Quay thanh đo 1 và 2 sao cho điểm cuối của tia Laser ở hai thanh đo trùng vào điểm C. Xác định góc 1 và 1 là hai góc tạo bởi thanh 1, 2 và thanh ngang 3. Quay thanh đo 1 và 2 sao cho điểm cuối của tia Laser ở hai thanh đo trùng vào điểm D. Xác định góc 2 và 2 là hai góc tạo bởi thanh 1, 2 và thanh ngang 3. Bước 3: Sử dụng kiến thức hệ thức lượng trong tam giác, định lí cosx, định lí sinx để xác định khoảng cách của hai điểm C, D. Khi đó độ dài của CD là chiều cao của vật thể cần đo. Cách tính độ dài đoạn CD hoàn toàn giống cách tính chiều dài đoạn CD ở trong phần đo chiều rộng. C A B D 2.2.2.3.3. Cách đo khoảng cách từ dụng cụ đo đến vật thể. Bước 1: Đặt dụng cụ đo vuông góc với mặt đất và hướng về phía vật thể. Dùng Ni Vô để xác định vuông góc. Bước 2: Quay thanh đo 1 sao cho góc tạo bởi thanh 1 và thanh ngang 3 là 900 và quay thanh sao cho điểm cuối của tia Laser ở hai thanh đo trùng nhau tại điểm C. Xác định góc  là hai góc tạo bởi thanh 2 và thanh ngang 3. Điểm nằm ở thanh ABC đo 1 ta gọi là điểm A, điểm nằm ở thanh đo 2 ta gọi là điểm B. Lưu ý độ dài của AB cố định là 50cm. Bước 3: Sử dụng kiến thức hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A để tính độ dài AC. Khi đó độ dài của AC là khoảng cách từ dụng cụ đo đến vật thể cần đo. Độ dài AC được tính như sau: Bài toán: Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 50cm. Tính độ dài đoạn AC theo góc  của tam giác ABC. ABC B A C 14
  16. Giải: Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC ta có: AC  AB.tan  ABC Đo chiều cao của hàng rào trường 2.2.3. Kết luận về việc tác động của quá trình tạo ra “Dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể ” đến sự hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh 2.2.3.1. Tác động đến sự hình thành phẩm chất của học sinh 15
  17. Quá trình nghiên cứu và chế tạo sản phẩm đã hình thành ở các em những phẩm chất như sau: - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện qua quá trình làm việc nhóm các em luôn đoàn kết, biết lắng nghe các ý kiến xây dựng, các ý tưởng của các thành viên để cùng nhau thảo luận đưa ra phương án tối ưu nhất. - Phẩm chất trách nhiệm: Được thể hiện thông qua việc các em trong nhóm luôn báo cáo, hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn. Trong quá trình thảo luận không tranh cãi, tôn trọng ý kiến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Quá trình giải quyết những khó khăn gặp phải trong khi làm sản phẩm thể hiện được đức tính chăm chỉ của các em học sinh. Khó khăn gặp phải như khi hoàn thiện sản phẩm phần thực hành đo đạc ở trên sàn nhà có mặt nền bằng phẳng nên việc dùng NiVo lấy mặt bằng dễ dàng. Nhưng khi ra thực tế đo ở cổng trường thì mặt sân trường không bằng phẳng do đó việc dùng NiVo để lấy mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, các em đã khắc phục bằng cách dùng các tấm bìa để kê dưới chân giá để tạo mặt bằng. Về nhà các em đã cố gắng suy nghĩ tìm cách khắc phục hạn chế trên. Từ đó đưa ra giải pháp gắn vào chân các bu - loong để có thể dễ dàng thay đổi chiều dài các chân đế. - Phẩm chất trung thực: Thể hiện ở chỗ những bạn nhóm trưởng đưa ra ý kiến hay nhưng vẫn có nhiều chỗ chưa hoàn thiện các em đã biết lắng nghe ý kiến xây dựng, các ý tưởng của bạn bè để sửa đổi không bảo thủ, cố chấp để bảo vệ ý kiến bản thân. Khi thầy giáo chốt phương án mà có chỗ chưa hợp lí, các em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến phản hồi để hoàn thiện phương án. 2.2.3.2. Tác động đến sự hình thành năng lực của học sinh Quá trình nghiên cứu và chế tạo sản phẩm đã hình thành ở các em những năng lực như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: Thể hiện ở chỗ các em biết phân tích tình hình thực tế độc lập đưa ra phương án giải quyết và tự nghiên cứu chế tạo ra “Dụng cụ đo chiều cao, chiều rộng, khoảng cách của một vật thể ” - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các em đã cùng nhau thảo luận đưa ra phương án giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình chế tạo làm sản phẩm. Biết cách kết hợp với phụ huynh để cùng hoàn thiện sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện ở chỗ các em đã khắc phục được những khó khăn gặp phải trong quá trình làm sản phẩm. Đặc biệt sự sáng tạo của học sinh thể hiện ở chỗ: Sử dụng bu – loong với một tính năng hoàn toàn khác với chức năng của nó. Bu – loong là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, phép nối các chi tiết lại thành một khối, là chi tiết kẹp chặt, thường có dạng thanh trụ, một dầu có mũ 6 cạnh ngoài hoặc trong, một đầu có ren để vặn với đai ốc. Nhưng ở đây các em học sinh đã sử dụng nó là một bộ phận làm thay đổi độ dài của chân đế. 16
  18. - Năng lực tính toán, tìm hiểu tự nhiên xã hội: Thể hiện ở chỗ các em trực tiếp đo đạc và áp dụng định lí hàm số cos, định lí PiTaGo để tính toán chiều cao, chiều rộng và khoảng cách giữa hai vật thể. 2.3. Khảo sát tính hình buôn bán một mặt hàng gia dụng ở địa phương. Qua đó đưa ra phương án buôn bán mặt hàng đó sao cho số tiền lãi là lớn nhất. Từ bài toán 6.20 trang 15 sách bài tập Toán 10 bộ sách kết nối tri thức với đời sống như sau: Một rạp chiếu phim có sức chứa 1000 người. Với giá vé là 40.000đ, trung bình sẽ có khoảng 300 đến rạp xem phim mỗi ngày. Để tăng số lượng vé bán ra, rạp chiếu phim đã khảo sát thị trường và thấy rằng nếu giá vé cứ giảm 10.000đ thì sẽ có thêm 100 người đến rạp xem mỗi ngày. a) Tìm công thức của hàm số R(x) mô tả doanh thu từ tiền bán vé mỗi ngày của rạp chiếu phim khi giá vé là x nghìn đồng. b) Tìm mức giá bán vé để doanh thu từ tiền bán vé mỗi ngày của rạp là lớn nhất. Ta áp dụng bài toán vào thực tiễn đời sống qua việc khảo sát tình hình buôn bán ở địa phương. 2.3.1. Khảo sát tính hình buôn bán một mặt hàng gia dụng ở địa phương Nhiệm vụ: Phân chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nhu cầu mua, bán ti vi của 3 cửa hàng ở địa phương, thu thập số liệu, phân tích việc mua và bán ti vi của 3 cửa hàng. Sau khi tìm hiểu về nhu cầu mua, bán ti vi của 3 cửa hàng ở địa phương trong 6 tháng đầu năm và thu thập số liệu mua, bán ti vi của 3 cửa hàng. Các nhóm có một số kết luận chung như sau: - Mặt hàng ti vi bán chạy nhất của các cửa hàng là ti vi SamSung 55ing. - Số liệu mua bán củ thể ở các cửa hàng là: Tên Giá mua vào Giá bán ra Số lượng bán Lợi Nhuận 15.000.000đ 75.000.000đ Cửa hàng 1 12.000.000đ 25 Cửa hàng 2 12.000.000đ 14.000.000đ 60.000.000đ 30 Cửa hàng 3 12.000.000đ 18.000.000đ 10 60.000.000đ - Như vậy với giá bán 15.000.000đ/ 1 chiếc thì cửa hàng 1 thu về số lãi lớn hơn hai cửa hàng còn lại. Qua điều tra số liệu ở những cửa hàng còn lại nhận thấy nếu giá bán giảm thì số lượng mua càng nhiều. Vậy bài toán đặt ra là bán ti vi SamSung 55ing với giá bao nhiêu để thu được lãi cao nhất. 17
  19. 2.3.2. Phương án buôn bán mặt hàng đó sao cho số tiền lãi là lớn nhất. Nhiệm vụ: Đưa ra giá bán ti vi để số tiền lãi là lớn nhất. Thông qua cách giải bài toán 6.20 trang 15 sách bài tập Toán 10 bộ sách kết nối tri thức với đời sống. Ta nhận thấy để xác định được mức giá vé bán để doanh thu của một ngày là lớn nhất thì cần tìm công thức của hàm số R(x) mô tả doanh thu từ tiền bán vé mỗi ngày của rạp chiếu phim khi giá vé là x nghìn đồng. Do đó để đưa ra giá bán ti vi để số tiền lãi là lớn nhất.Ta cần tìm được mối quan hệ về hàm số của giá bán và số lượng ti vi bán được. Gọi x ( triệu) là giá bán và y là số lượng ti vi bán được của mỗi cửa hàng. Ta có điểm biểu diễn của các cửa hàng như sau: Cửa hàng 1: A(15;25) Cửa hàng 2: B(14;30) Cửa hàng 3: C (18;10) Gọi hàm số thể hiện mối quan hệ giữa giá bán và số lượng bán của mỗi cửa hàng có dạng: y  ax  b Thay tọa độ A, B vào hàm số ta có hệ phương trình: 1 5 a  b  2 5   a  5     1 4 a  b  3 0  b  100  Vậy ta có: y  5 x  100 dễ thấy điểm C (18;10) cũng thuộc hàm số trên. Từ đó ta có mối quan hệ giữa giá bán và số lượng bán của một cửa hàng là hàm số y  5 x  100 . Gọi A( x) là lợi nhuận của cửa hàng khi bán ti vi với giá x (triệu) ta có: A( x)  ( x 12)(5 x  100)  5 x 2  160 x  1200 Nhận thấy A( x) lớn nhất tại là giá trị của tung độ đỉnh bằng 80.000.000đ khi x  16 (triệu). Vậy khi bán ti vi với giá 16.000.000đ thì số lãi thu về là lớn nhất. 2.3.3. Kết luận về việc tác động của quá trình khảo sát và phân tích tình hình buôn bán của địa phương đến sự hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh 2.3.3.1. Tác động đến sự hình thành phẩm chất của học sinh Quá trình khảo sát và phân tích tình hình buôn bán của địa phương đã hình thành ở các em những phẩm chất như sau: 18
  20. - Phẩm chất nhân ái: Việc các em trực tiếp thu tập số liệu ở địa phương theo nhóm là một sự trải nghiệm hữu ích để các em thêm tình đoàn kết, yêu quê hương, đất nước. - Phẩm chất trách nhiệm: Được thể hiện thông qua việc các em luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn báo cáo, hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn. Trong quá trình thảo luận không tranh cãi, tôn trọng ý kiến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện qua việc các em ghi chép số liệu, phân tích số liệu cận thận, chính xác. - Phẩm chất trung thực: Thể hiện ở chỗ các em biết học hỏi từ bạn bè, thầy cô thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 2.3.3.2. Tác động đến sự hình thành năng lực của học sinh Quá trình thu thập số liệu, phân tích số liệu và giải bài toán thực tế đã hình thành ở các em những năng lực sau: - Năng lực tự chủ và tự học: Thể hiện ở chỗ các em đã tự thu thập số liệu đưa ra bảng số liệu, phân tích và giải bài toán để tìm giá bán tối ưu. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Việc trực tiếp khảo sát thực tế đã tạo cho các em cơ hội giao tiếp người ngoài và trong nhóm hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện ở chỗ các từ bài toán thực tế bài 6.20 trang 15 sách bài tập Toán 10 bộ sách kết nối tri thức với đời sống. Các em đã liên hệ và giải quyết vấn đề gặp phải là tìm giá bán của ti vi để thu được lãi suất tối ưu. - Năng lực tính toán, tìm hiểu tự nhiên xã hội: Thể hiện ở chỗ các em trực tiếp đưa ra bảng số liệu qua đó tìm được hàm số liên hệ giữa giá bán ti vi và số lượng ti vi bán ra. 2.4. Khảo sát tính hình nuôi cá ở 3 ao cá có điều kiện chăm sóc và điều kiện tự nhiên giống nhau của địa phương. Qua đó đưa ra phương án về mật độ cá sao cho năng suất là lớn nhất. 2.4.1. Khảo sát tính hình nuôi cá ở 3 ao cá có điều kiện chăm sóc và điều kiện tự nhiên giống nhau của địa phương. Nhiệm vụ: Phân chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu về quy trình nuôi cá ở địa phương, quan sát cân nặng trung bình của 100 con cá trắm cỏ được nuôi ở 3 ao cá có điều kiện chăm sóc và điều kiện tự nhiên giống nhau nhưng mật độ cá khác nhau của địa phương. Sau hai tháng bắt 100 con bắt kì và lập bảng số liệu. Kết quả thu được của các nhóm như sau: Mục đích: Nuôi cá nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2