![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác tranh biếm họa vào dạy học chương I: các nước châu Á ,châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh - Lịch sử 11 trung học phổ thông
lượt xem 6
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài đã nghiên cứu về thực trạng vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra các giải pháp vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong dạy học , thiết kế các hình thức dạy học bằng khai thác tranh biếm họa học trong dạy học bộ môn Lịch sử lớp 11 bậc THPT theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh một cách cụ thể. Mặt khác, thông qua tổ chức dạy học theo định hướng mới thông qua phương pháp làm cho học sinh yêu thích học bộ môn Lịch sử hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác tranh biếm họa vào dạy học chương I: các nước châu Á ,châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh - Lịch sử 11 trung học phổ thông
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức, kĩ năng sang phát triền năng lực người học, nên giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa bổ sung , ngày 25-26/12/2018, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử đã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu, yêu cầu cốt lõi là phát triển năng lực. Để năng lực được hình thành và phát triển ở người học thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là cần thiết. Bởi như Lênin đã chỉ rõ, con đường nhận thức bắt nguồn từ trực quan sinh động. Hơn nữa, kiến thức lịch sử với tính không lặp lại và tính quá khứ, đòi hỏi việc sử dụng đồ dùng trực quan lại càng không thể thiếu. Trong thời gian qua, nhiều chuyên khảo viết về sử dụng đồ dùng trực quan, nhất là các kênh hình ở các cấp THCS và THPT, cả lịch sử Việt Nam lẫn lịch sử thế giới đã được xuất bản. Trong sáng kiến này, tác giả đã đi vào một nhóm tranh ảnh lịch sử có phạm vi hẹp hơn đó là tranh biếm họa. Tranh biếm họa là tranh châm biếm, chế giễu, đả kích thông qua sự phóng đại một hoặc vài yếu tố đặc trưng của đối tượng bị châm biếm. Giống các loại tranh khác được sử dụng trong dạy học Lịch sử, tranh biếm họa mạng đầy đủ nhưng ưu điểm của đồ dùng trực quan, góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng cao năng lực tái hiện kiến thức, phát triển óc quan sát và tư duy cho học sinh. Ngoài ra, tranh biếm họa còn nâng cao sự hứng thú, giúp giáo dục tư tưởng và óc thẩm mĩ. Tranh biếm họa có đặc trưng là tính biểu tượng và logic vấn đề cao, luôn có một lớp nghĩa ẩn dưới hình vẽ. Nên để hiểu được tranh biếm họa thì HS cần có kiến thức nền tảng tốt, cộng thêm tư duy logic và tư duy phản biện cao. Do vậy, sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử còn giúp thúc đẩy tư duy phản biện,chính kiến và sự logic trong nhận thức của HS. Bên cạnh đó, sử dụng đồ dung trực quan nói chung, tranh biếm họa nói riêng còn giúp giáo dục tư tưởng và óc thẩm mĩ cho HS. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, đạt mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông áp dụng sau năm 2020 và từ thực trạng của bộ môn Lịch sử bậc THPT tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: KHAI THÁC TRANH BIẾM HỌA VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á ,CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH- LỊCH SỬ 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân và bước đầu thực hiện vì vậy không tránh khỏi những sai sót mong sự giúp đỡ góp ý của đồng nghiệp 1
- 2. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài Hiện nay, xây dựng và tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực trong môn lịch sử hiện nay rất mới, đa số giáo viên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng và thực hiện.Trong đó qua khảo sát thực tế nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn đang lúng túng khi vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử ở bậc THPT. Đề tài đã nghiên cứu về thực trạng vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra các giải pháp vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong dạy học , thiết kế các hình thức dạy học bằng khai thác tranh biếm họa học trong dạy học bộ môn Lịch sử lớp 11 bậc THPT theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh một cách cụ thể. Mặt khác, thông qua tổ chức dạy học theo định hướng mới thông qua phương pháp làm cho học sinh yêu thích học bộ môn Lịch sử hơn. Thông qua thiết kế và soạn giảng bài 3 “ Trung Quốc ”–Lịch Sử 11 bậc THPT theo định hướng mới, để hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua rèn luyện kĩ năng khai thác đồ dùng trực quan cho học sinh.Việc vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa vào dạy học Lịch sử có thể xem một điều kiện, kết quả góp phần vào sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Đề tài cũng đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện và đồng bộ trong phương pháp dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, xác định rõ những yêu cầu cơ bản của phương pháp tự học như: nội dung phương pháp tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cận nó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu ra sao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng. Mặt khác, đề tài sáng kiến đáp ứng được một trong những mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT hiện đại mà trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ ra. Qua đề tài nghiên cứu nhằm giúp người dạy và người học tiếp cận với xu thế dạy học trong chương trình giáo dục THPT mới áp dụng sau năm 2020, đó là phát triển con người mới có năng lực và phẩm chất đáp ứng sự phát triển của xã hội. 2
- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC TRANH BIẾM HỌA VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG I:CÁC NƯỚC CHÂU Á,CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH –LỊCH SỬ 11-THPT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm về tranh biếm họa và khai thác tranh biếm họa - Khái niệm về tranh biếm họa Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Nhứ Ý, biếm có nghĩa là chê, biếm họa là tranh châm biếm. Theo Từ điển en.oxforddictionaries.com, “caricature” (tranh biếm họa được định nghĩa là: “ A picture, description, or imitation of a person in which certain striking characteristics are exaggerated in order to create a comic or grotesque effect”, định nghĩa là một bức tranh, một mô tả hoặc một sự bắt chước một người mà trong đó đặc điểm nổi bật được phóng đại để tạo ra một hiệu ứng hài hước hoặc gây cười. Theo Từ điển Lạc Việt, “biếm họa” trong tiếng Anh gọi là “ caricature” có nghĩa là tranh gây cười để chế giễu nhưng tật xấu. Theo Vdict.com, Informatik.uni-leipzig.de, tratu.soha.vn và vi.wiktionary.org, tranh biếm họa là tranh châm biếm gây cười. Tác giả Baran Sarigul trong công trình The Significance of Caricature in Visual Cammunication (Ý nghĩa của tranh biếm họa trong giao tiếp trực quan) quan niệm: Tranh biếm họa là một loại đồ dùng trực quan chứa đựng những thông điệp thông qua những bản vẽ phóng đại. Đó là cách ngắn gọn và sắc bén nhất để phát ra một lời chỉ trích. Bởi vậy, ban đầu nó được một số người sử dụng để đáp trả sự thiếu hiểu biết và khiêm nhã của một bộ phận xã hội. Bất kể điều gì liên quan đến con người đều có thể trở thành chủ đề của tranh biếm họa. Barbara Brooks trong cuốn Caricature as the record of Medical History in eighteenth century London đã khẳng định: “ Tranh biếm họa là phượng tiện cho phép bình luận trực quan về những điều ngớ ngẩn và mâu thuẫn của thời đại…Kĩ năng của hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa cũng giống như kĩ năng của người viết truyện châm biếm: họ quan sát xã hội và “chưng cất” sự lệch tâm của hành vi con người. Nhìn chung, tranh biếm họa có các đặc điểm cơ bản sau: - Về hình thức, đó là một loại tranh ( phân biệt với ảnh chụp) - Về nội dung, là loại tranh trong đó có yếu tố được phóng đại chi tiết nào đó của đối tượng bị châm biếm, đả kích. Cũng chính vì thế, hầu hết tranh biếm họa thường gây cười. - Về mục đích, tranh được vẽ nhằm chấm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu trong xã hội. - Về chủ đề, bất kể chủ đề gì liên quan đến con người, quan hệ giữa con người với con người trong đời sống đều có thể trở thành đề tài của tranh biếm họa. 3
- Tóm lại, tranh biếm họa là tranh châm biếm, chế giễu, đả kích thông qua sự phóng đại một hoặc vài yếu tố đặc trưng của đối tượng bị châm biếm. Khai thác tranh biếm họa Một phương pháp dạy học có hiệu quả trong việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh là khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT 1.1.2. Vị trí vai trò khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử. Khai thác tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa quan trọng,ngoài những ưu thế của một loại đồ dùng trực quan mở đầu cho quá trình nhận thức,khả năng quan sát ,năng lực tái hiện kiến thức ,khắc sâu kiến thức khả năng tư duy ,tranh biếm họa còn có ưu thế riêng là kích thích được hững thú cho người học là nền tảng quan trọng của việc tạo động cơ,cũng như tích cực hóa động cơ học tập cho học sinh thông qua yếu tố hài hước châm biếm Thứ nhất, giống các loại tranh khác được sử dụng trong dạy học Lịch sử, tranh biếm họa mang đầy đủ những ưu điểm của đồ dùng trực quan. Theo con đường nhận thức nổi tiếng mà Lênin đã chỉ ra trong tác phẩm Bút ký triết học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan”, tranh biếm họa thực chất cũng là một loại đồ dùng trực quan, có vai trò quan trọng trong việc mở đầu quá trình nhận thức – giai đoạn “ trực quan sinh động”. Theo kết quả thực nghiệm giáo dục học: Việc ghi nhớ kiến thức qua hoạt động nhìn có thể đạt được đến 30%, vừa nghe vừa nhìn đạt 50% sau 2 tuần. Komenxki (1582-1670) – Ông tổ của nền giáo dục cận đại, xem trực quan là “ nguyên tắc vàng ngọc” trong dạy học nói chung. Các mức độ ghi nhớ kiến thức sau hai tuần học 4
- Đối với việc dạy học Lịch sử, đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng bởi hai trong những đặc trưng của kiến thức là tính quá khứ và tính không lặp lại, trong khi nhận thức của học sinh lại diễn ra theo hướng từ hiện tại nhìn về quá khứ, rất dễ xảy ra tình trạng “ hiện đại hóa lịch sử”. Sử dụng đồ dùng trực quan góp phần đưa HS trở lại không khí lịch sử như hiện thực đã xảy ra. Tuy nhiên, khác với các loại tranh khác, hầu hết tranh biếm họa gây hứng thú cao ở người đọc thông qua những chi tiết phóng đại. Theo lí luận giáo dục học và tâm lí học, hứng thú có vai trò quan trọng trong việc làm cho con người trở nên vui tươi, phấn chấn hơn. Hứng thú làm cho qua trình học tập trở nên hấp dẫn hơn và duy trì được nhận thức một cách bền bỉ. Theo Alecxêep: “chỉ có hưng thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy được tích cực”. Thứ hai, tranh biếm họa góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng cao năng lực tái hiện kiến thức. Tranh biếm họa với những chi tiết phóng đại sẽ gây ấn tượng với người xem, duy trì sự chú ý và làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Theo quy luật ưu tiên của trí nhớ, sự ghi nhớ sẽ có chọn lọc với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm thông tin. Cụ thể, sự ghi nhớ sẽ ưu tiên cho những điều cụ thể, hình ảnh trực quan (sẽ dễ ghi nhớ hơn ngôn ngữ trừu tượng), sự vật hiện tượng càng sinh động, hấp dẫn, càng gây hứng thú càng dễ ghi nhớ, những điều quan trọng, bổ ích hoặc gây tranh cãi…Những đặc điểm đó sẽ góp phần giúp học sinh tái hiện kiến thức khi cần thiết, khắc sâu sự kiện lịch sử hơn, tạo biểu tượng lịch sử ở HS. Các nước đế quốc xâu xé “ chiếc bánh ngọt” Trung Quốc 5
- Ví dụ: khi dạy Bài 3. Trung Quốc (Lịch sử lớp 11 – chương trình chuẩn) tiểu mục 1.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, nói đến sự kiện các nước đế quốc “ xâu xé” Trung Quốc giữa thế kỉ XIX, HS sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh “ chiếc bánh ngọt Trung Quốc”. Giáo viên có thể chiếu hỉnh ảnh trực quan này (hoặc cho HS tự theo dõi trong sách giáo khoa- trang 13) kết hợp với việc đặt câu hỏi: “Tại sao các nước không độc chiếm cái bánh này ?” như một tình huống có vấn đề dành cho HS. Sau khi HS thảo luận, trả lời, GV có thể chốt ý, đồng thời mở rộng kiến thức: trong bài viết với nhan đề “ Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc”, đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 67, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “ Mặc dù Trung Quốc rất suy nhược, mặc dù nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ, nhưng dẫu sao, con số 11.139.000 km2 của nó vẫn là một miếng mồi quá to mà chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể trôi ngay một lúc được. Và cũng không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489.500.000 người Trung Quốc vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên, người ta cắt vụn Trung Quốc ra. Cách này chậm hơn nhưng khôn. Và thực tế thì sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc: đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông, Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang), Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Nga và Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc…. Bức tranh nổi tiếng này có nhiều phiên bản khác nhau. Dù là phiên bản nào đi nữa thì nội dung chính phản ánh cũng bao gồm hình ảnh chiếc bánh ngọt ghi chữ “China”, “Chine” ( đều có nghĩa là Trung Quốc) và nhiều đại diện của các nước đế quốc xung quanh. Các nhân vật trong bức tranh biếm họa với nét mặt căng thẳng, mỗi người trên tay cầm chiếc dĩa hoặc dao nhọn chuẩn bị xiên vào để cắt chiếc banh. Các nhân vật này bao gồm Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Thủ tướng Anh đương thời… Cùng cách thể hiện như bức tranh này có bức biếm họa về Hội nghị Viên năm 1875 (Bài 5. Châu Âu từ chiến tranh Na-pô-lê-ông đến hội nghị Viên, lịch sử 11- Chương trình nâng cao). Tranh biếm họa “ Congres de Vienne” 6
- Thứ ba, tranh biếm họa góp phần phát triền óc quan sát và tư duy cho HS. X.Vêcle trong công trình Phát triển tư duy biện chứng chỉ ra bước đầu tiên của việc phát triển tư duy nói chung là “ óc quan sát và kĩ năng biết đặt ra những vấn đề trước các hiện tượng”. Giải thích ý này ông lấy ví dụ: Trước thời Newton táo trên cây vẫn rụng nhưng chỉ có Newton quan sát và đặt vấn đề để rồi phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Từ luận điểm này, sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển năng lực quan sát, tư duy là điều cần thiết. Tuy nhiên, để tư duy phát triển, dĩ nhiên không thể dừng lại ở đó, “ phải biết phân tích, đối chiếu, nhìn thấy nhưng dấu hiệu và mối liên hệ bản chất, khái quát hóa, biết đánh giá hiện tượng”. Sử dụng đồ dùng trực quan không những giúp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức lịch sử “ trăm nghe không bằng mắt thấy”, từ đó giúp tạo biểu tượng hình thành khái niệm, quy luật và bài học lịch sử (theo đúng quá trình tri thức lịch sử), mà còn giúp phát triển kĩ năng quan sát, óc tưởng tượng và ngôn ngữ của HS. Tranh biếm họa có đặc trưng là tính biểu tượng và logic vấn đề cao, luôn có một lớp nghĩa ẩn dưới hình vẽ. Nên để hiểu được tranh biếm họa thì HS cần có kiến thức nền tảng tốt, cộng thêm tư duy logic và tư duy phản biện cao. Do vậy, sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử còn giúp thúc đẩy tư duy phản biện,chính kiến và sự logic trong nhận thức của HS. Bên cạnh đó, sử dụng đồ dung trực quan nói chung, tranh biếm họa nói riêng còn giúp giáo dục tư tưởng và óc thẩm mĩ cho HS. Bởi vậy, để phát huy hiệu quả việc dạy học lịch sử tại trường THPT ,chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng khai thác tranh biếm họa vào dạy học CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á ,CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH- LỊCH SỬ 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1.2. Hiện trạng khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử tại trường THPT 1.2.1. Hiện trạng hướng dẫn học sinh khai thác tranh biếm họa vào dạy học mon Lịch sử Để hiểu rõ việc hướng dẫn học sinh khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch sử nói chung và hướng dẫn học sinh khai thác tranh biếm họa vào dạy học Chương 1:Các nước Châu Á,Châu phi và Khu vực Mĩ La Tinh nói riêng, một cuộc khảo sát đã được diễn ra (thời gian 09/2020 – 2/2021). Nội dung cuộc khảo sát tập chung vào nhận thức của giáo viên về bản chất, vai trò, ý nghĩa của việc tranh biếm họa ; hệ thống các kĩ năng khai thác tranh biếm họa cần hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình học bộ môn Lịch Sử ở trường phổ thông, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kĩ năng khai thác, tranh biếm họa. Về phương pháp, hai mẫu phiếu điều tra đã được xây dựng (dành cho giáo viên và học sinh) rồi gửi về một số trường phổ thông, kết quả thu được 158 phiếu giáo viên và 980 phiếu học sinh. Ngoài ra việc phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học sinh về các vấn đề liên quan đến khai thác tranh biếm họa và dự giờ, thăm lớp cũng 7
- được tiến hành. Đồng thời tập hợp các nguồn tin tức thời sự qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng để có sự đánh giá chính xác hơn về thực trạng dạy học và phát triển kĩ năng khai thác tranh biếm họa cho học sinh . Khi được hỏi về bản chất của việc khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử , khảo sát ý kiến của giáo viên, cụ thể: Số phiếu phát ra là 158 phiếu đã thu được kết quả như sau: - 68,9% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử là quá trình học sinh tích cực, chủ động, độc lập nhận thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - 24% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử là để bổ sung cho kiến thức trên lớp. - 6,9% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử học sinh là tự mình tìm ra kiến thức mà không cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo viên. Về sự cần thiết của khai thác tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử - 56,9% giáo viên đồng ý: Khai thác tranh biếm họa không chỉ giúp học sinh mở rộng củng cố mà còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản. - 22,7% giáo viên cho rằng :Khai thác tranh biếm họa giáo dục đạo đức, nhân cách tốt cho học sinh và rèn luyện thói quen tốt trong học tập. - 21,4% giáo viên đồng ý: Khai thác tranh biếm họa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn ở trường phổ thông. 8
- BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT CỦA TRANH BIẾM HỌA Ở HỌC SINH Tựnh Tra họcbikhông ếm họachỉkhông giúp họcchỉ gisinh úp mở rộng học củng s i nh mở cố mà rộng củngcòncố giúp ki ến học sinh thức mà cònkhắc sâuhọc gi úp kiếns ithức nh khắ cơc 21,40% sbản â u ki ến thức cơ bả n 56,90% Tự nh Tra họcbigiáo dục đạo ếm họa gi á ođức, dục nhân đạ o cáchnhâ đức, tốt ncho học cá ch tốtsinh chovà rèn học sluyện i nh vàthói rènquen l uyệntốt trong thói quenhọctốt tập. học tập trong 22,70% Tự nh Tra họcbigóp ếm phần nâng họa góp phầcao chất n nâ ng lượng ca o chấđào tạo bộ t l ượng đàmôn o tạoởbộ trường môn phổ ở thông trường THPT. Về phương pháp: - 33,27% giáo viên nhất trí giúp phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh. - 40.92% giáo viên đồng ý với phát triển kĩ năng học sinh - 25.81% giáo viên nhấn mạnh kĩ năng phát hiện kiến thức qua đồ dùng trực quan. BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA CỦA HỌC SINH Tra Tự nh họcbikhông ếm họachỉ gi úp học giúp phásinh t tri ển mở 25,81% 33,27% rộng kĩ củng nă ng tưcốduy mà lcòn ị ch giúp họchọc s ử cho sinh skhắc i nh sâu kiến thức cơ bản Tự nh Tra họcbigiáo ếmdụchọađạo đức, gi úp nhân phá t tricách ển kĩ tốtng nă chocủa họchọc sinhs ivà nhrèn luyện thói quen tốt trong học tập. Tự nh Tra họcbigóp ếmphần họa nâng gi úpcao pháchất t trilượng ển kĩ đào tạo bộ môn ở trường phổ thông nă ng phá t hi ện ki ến thức qua đồ dùng trực qua n 40,92% Như vậy, ở mức độ và lựa chọn khác nhau của giáo viên đã phản ánh tính phong phú của phương pháp khai thác tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Mặc dù nhận thức của giáo viên về khai thác tranh biếm họa và phát triển kĩ năng khai thác tranh biếm họa đúng đắn, nhưng khi được hỏi về phương pháp hình 9
- thành và phát triển một số kĩ năng khai thác tranh biếm họa cơ bản cho học sinh trong dạy học bộ môn Lịch Sử ở trường phổ thông, còn nhiều bất cập: chủ yếu giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh đọc SGK trên lớp và gạch chân những nội dung quan trọng, ít quan tâm đến việc rèn luyện học sinh kết hợp SGK với nghe giảng và ghi chép chủ động. Các kĩ năng cơ bản khác như: kĩ năng tư duy, khai thác đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo, làm việc nhóm,... chưa được chú trọng rèn luyện. Đối với học sinh, khi nhận thức về vấn đề khai thác tranh biếm họa giáo viên làm cuộc khảo sát nhanh với số phiếu phát ra là 980 phiếu, thu được kết quả như sau: - 52,04% học sinh cho rằng: Khai thác tranh biếm họa giúp HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - 39.79% học sinh cho rằng: Khai thác tranh biếm họa là tự mình đọc SGK, tài liệu tham khảo ở nhà để chuẩn bị bài mới. - 8,17% học sinh khẳng định: Khai thác tranh biếm họa là học ngoài giờ lên lớp. BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA 8,17% Tự học tranh là tựhọa biếm mình giúptích họccực, sinhchủtích động cực chủchiếm đônglĩnh chiếmkiếnlĩnh thức kiếndưới thứcsự hướng dưới sựdẫn hướngcủa dẫn giáocủaviên. GV. Tự khaihọc làtranh thác tự mìnhbiếmđọchọaSGK, là tựtàimình liệu tham khảogiáo đọc sách ở nhà khoađểvàchuẩn bị bài tài liệu tham 52,04% mới. khảo 39,79% sinh khẳng học sinh khẳngđịnh định:Tự khai học tháclà học ngoài biếm tranh giờ lênhọalớp là hoạt động ngoài giờ lên lớp Như vậy các em đã hiểu được ở mức độ nhất định các hình thức tự học khác nhau, nhưng về bản chất tự học các em còn mơ hồ. Thông qua kết quả điều tra cho thấy, việc Khai thác tranh biếm họa để phát triển kĩ năng Lịch sử cho học sinh còn nhiều hạn chế. 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử Qua số liệu khảo sát thì cho thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đên đến hạn chế trong phương pháp khai thác tranh biếm họa vào dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT như sau 10
- Thứ 1: Một số giáo viên chưa nhận thức đúng bản chất, vai trò của khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử, chưa xác định được hệ thống kĩ năng t cơ bản và các biện pháp thích hợp rèn luyện và phát triển kĩ năng khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử cho học sinh. Một số giáo viên còn dạy học theo lối đọc – chép, chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức, ít dạy học sinh cách học và khuyến khích học sinh tự học. Thứ 2: Về phía học sinh, tình trạng học tập thụ động đã hạn chế rất nhiều khĩ năng và hứng thú của học sinh. Tâm lí coi nhẹ môn phụ khiến cho việc tự học môn Lịch sử càng yếu hơn (cả về hình thức, thời gian, mức độ hiệu quả). Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường cũng làm cho chất lượng dạy học Lịch sử nói chung, chưa tốt. Hiện nay, đa số học sinh và cha mẹ đều định hướng cho con mình học khối A, B, D rất ít hướng theo khối C. Bởi vì các trường có tuyển sinh khối C số lượng ít, sau khi ra trường, cơ hội có việc làm đúng chuyên ngành thấp hơn các khối khác. Vì thế trong tình trạng học tập bộ môn Lịch Sử mang tính hình thức mới xuất hiện và việc tự học của học sinh càng hạn chế hơn. Chương trình đào tạo ở nhiều trường cao đẳng và đại học sư phạm còn nặng về kiến thức hàn lâm, chưa đầu tư đúng mức cho công tác rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ cho sinh viên. Việc khai thác đồ dùng trực quan của sinh viên sư phạm còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc hướng dẫn học sinh ở trường phổ thông khi họ trở thành giáo viên thực sự đứng trên bục giảng. Nên thực tế không ít giáo viên bộ môn Lịch sử còn non yếu cả về chuyên môn và năng lực sư phạm. Từ đó có thể khẳng định, việc đề xuất các biện pháp phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết. Để giải quyết được những hạn chế trên cần có biện pháp đồng bộ từ các cấp quản lí giáo dục, đến giáo viên và học sinh, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. CHƯƠNG II : KHAI THÁC TRANH BIẾM HỌA VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á ,CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH- LỊCH SỬ 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 2.1.Một số gợi ý về phương pháp khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 2.1.1.Định hướng phương pháp chung đối với giáo viên Cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018,và Chương trình THPT các môn học là hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.Cách tiếp cận năng lực là lấy khả năng làm được việc làm đích đến ,khác bản chất so với cách tiếp cận nội dung với việc lấy ít hay nhiều kiến thức làm thước đo. Đặc biệt với môm Lịch sử ,điều này càng thể hiện rõ ràng hơn khi kiến thức nặng nề mà thời gian phân phối chương trình lại ít.Với định hướng tiếp cận năng 11
- lực,buộc người học phải làm được việc trong tương lai,chức năng ,nhiệm vụ cần phải được quan tâm đúng mức.Bởi lẽ,phẩm chất và năng lực chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động .Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và tranh biếm họa nói riêng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với việc giảng dạy Lịch sử .Với việc định hướng tiếp cận năng lực,GV cần phải tổ chức ,hưỡng dẫn học sinh cách khai thác tranh ảnh trực quan.Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng trong công trình:Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học,có đề xuất định hướng cách khai thác biếm họa như sau: Bảng 1.Cách đặt câu hỏi và tiêu chí đánh giá kĩ năng khai thác tranh biếm họa Loại tranh ảnh Định hướng cách đặt câu hỏi Tiêu chí đánh giá kĩ tương ướng năng khai thác tranh ảnh minh họa Tranh ảnh biếm -Bức tranh biếm họa /châm biếm -HS biết quan sát ,nhận họa châm biếm gửi cho chúng ta thông điệp lịch diện đúng loại tranh ảnh mang chủ đề lịch sử gì? lịch sử. sử -Những yếu tố lịch sử nào được -HS khai thác được thể hiện qua sự biếm họa /châm nhưng yếu tố lịch sử biếm của bức tranh -Em có suy nghĩ,nhận xét gì về -HS biết nhân xét đánh lịch sử bấy giờ được phản ánh giá sự kiện ,hiện tượng qua bức tranh? lịch sử qua bức tranh -Kể tên những bức tranh biếm ,liên hệ thức tiễn. họa/châm biếm có chủ đề lịch sử mà e biết ... ... ... Bảng trên chỉ mamg tính định hướng chung cho việc khai thác tranh biếm họa.Song việc khai thác tranh biếm họa cũng như bất kì loại tranh ảnh đồ dùng trực quan nào khác cũng phải bắt đầu từ việc mô tả những chi tiết được thể hiện trong bức tranh,rồi sau đó lí giải các đường nét ,các chi tiết được thể hiện.Cơ sở lí giải chính là nội dung bài học. Một cách thức khai thác tranh biếm họa cũng như tranh ảnh nói chung mà GV có thể áp dụng là cho HS phát biểu về quan điểm quan tâm nhất trên bức tranh rồi GV cùng cả lớp sẽ theo mạch đó để khai thác toàn bộ bức tranh. Định hướng phát triển năng lực buộc người học phải làm được việc.Mà để làm được việc thì HS phải được GV tổ chức ,hưỡng dẫn cho làm .Vai trò của chức năng ,nhiệm vụ quan trọng là vì thế.Song điều đó không làm cho vai trò và trách nhiệm của học GV nhẹ hơn ,mà ngược lại,người GV phải thật am tường vấn đề mà mình tổ chức,hưỡng dẫn cho HS bởi thông qua việc lăn vào hoạt động,nhiều tình huống sư phạm phát sinh,buộc GV phải giảng giải ,giải thích cho HS hiểu. 12
- 2.1.2 Một số phương pháp cụ thể khai thác tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử t trường THPT Thứ nhất, sử dụng tranh biếm họa để tạo động cơ học tập, thu hút sự chú ý của HS. Việc tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS là vấn đề cực kì quan trọng song chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của GV. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào HS chuẩn bị sẵn sàng và có tâm thế tiếp nhận kiến thức, có hứng thú với vấn đề đang và sẽ được học thì việc tổ chức hoạt động nhận thức đó của GV mới được hiệu quả. Tính tích cực học tập - động cơ - hứng thú có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Tạo ra sự hứng thú, động cơ học tập và tính tích cực ở HS chính là ưu thế của tranh biếm họa so với các loại tranh khác. Những nội dung học tập có liên quan đến nhu cầu, sở thích, gây hứng thú đối với HS sẽ kích thích HS hành động tích cực, vượt qua khó khăn trở ngại để đạt mục đích đề ra. Theo lý luận dạy học, động cơ có hai loại: động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ bên ngoài hay động cơ xã hội là nghĩa vụ, là sự hãnh diện của bản thân đối với kì vọng của gia đình, dòng họ, đối với bạn bè (như sợ bị trừng phạt, làm vui lòng cha mẹ, thầy cô, làm bạn bè nể nang...) không mang tính bền vững. Động cơ bên trong là sự ham thích, sự hứng thú, khát vọng chinh phục, hoàn thiện tri thức, mang tính bền vững hơn. Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử cần kích thích, hướng tới việc tạo động cơ bên trong, sự khao khát, mong mỏi khám phá những điều ẩn chứa đằng sau sự “phóng đại” mà bức tranh thể hiện. Ví dụ, khi dạy học Bài 2. Ấn Độ, Lịch sử 11- chương trình chuẩn, bức tranh biếm họa nổi tiếng thường được GV sử dụng là “Colonial India Cartoons - Ấn Độ thời kì thuộc địa qua các bức tranh”. Colonial India Cartoons - Ấn Độ thời kì thuộc địa qua các bức tranh 13
- Việc đưa hình ảnh này lên trước hoạt động dạy học sẽ có tác dụng kích thích sự chú ý của HS, làm cơ sở quan trọng để tạo động cơ học tập, muốn tìm hiểu những ý nghĩa thể hiện trên bức tranh. Thứ hai, sử dụng tranh biếm họa để minh họa, giải quyết nội dung kiến thức cơ bản. Bức tranh thực dân Anh và Pháp đạt thỏa hiệp tách đôi lục địa châu Phi Châu Phi là một lục địa rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên và là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Từ sau khi kênh đào Xuy-ê được hoàn thành, các nước đế quốc cùng nhau xâu xé châu Phi với Anh chiếm Ai Cập, Nam Phi, Tây Nigiêra, Xômali, Bờ Biển Vàng…; Pháp đứng thứ hai (sau Anh chiếm một phần Tây Phi, Angiêri, Mađagaxaca, Tuynidi,…; Đức chiếm Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi,...; Bồ Đào Nha chiếm Môdămbích, Ănggôla,…Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia châu Phi của các nước đế quốc căn bản đã hoàn thành. Đầu thế kỉ XX, Anh vốn tự hào là lãnh thổ mà mặt trời không bao giờ lặn nhưng giờ lại đang mất đần các phần thuộc địa. Cùng với đó là sự vươn lên không ngừng của Đức, Mĩ, Nhật,… trong lĩnh vực hàng hải đang thách thức uy quyền làm chủ địa dương của Anh. Về phía Pháp, Pháp không muốn sự can thiệp của Anh vào thuộc địa ở châu Phi. Chính sách xâm thực của Pháp ở Moroco khiến Anh lo lắng về con đường giao thông trên biển qua eo biển Gibralta vào Địa Trung Hải sẽ bị chặn đứng. Pháp lại coi những cứ điểm quân sự của Anh vốn là một phần của thuộc địa Pháp là chướng ngại vật trên đường ra vào Ai Cập và cả Bắc Phi nói chung. 14
- Sau hàng tháng trời thương thảo, thoả hiệp hữu nghị “Entente Cordiale” là biện pháp giải toả “ẩn tức” quyền lợi cho đôi bên trên cơ sở cam kết hữu nghị, tương kính trên những phần đất thuộc địa kể trên. Entente Cordiale là một loạt các thoả thuận được ký ngày 8 tháng 4 năm 1904 giữa Vương quốc Anh và Cộng hoà Pháp đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong quan hệ Anh – Pháp. Vượt lên trên những lo ngại trước mắt về việc mở rộng thuộc địa được giải quyết theo thoả thuận, việc ký kết Entente Cordiale đã đánh dấu sự kết thúc của gần một ngàn năm xung đột giữa hai quốc gia và những người tiền nhiệm của họ, và thay thế cho chế độ vivendi tồn tại kể từ khi kết thúc Chiến tranh Napoleon năm 1898 với một thoả thuận chính thức hơn. Entente Cordiale là đỉnh cao của chính sách ngoại giao của Pháp từ năm 1898, người tin rằng một sự hiểu biết của Pháp – Anh sẽ mang lại cho Pháp một số an ninh chống lại bất kì hệ thống liên minh nào của Đức ở Tây Âu. Thứ ba, sử dụng tranh biếm họa để củng cố bài học và kiểm tra đánh giá. * Với việc củng cố bài học Bài giảng dù hay đến đâu nếu không có củng cố thì cũng chưa thật tròn vẹn. Việc củng cố sẽ góp phần giúp HS khắc sâu kiến thức, nắm chắc được kiến thức trọng tâm cũng như hệ thống hóa kiến thức. Củng cố có nhiều loại: củng cố từng phần, củng cố toàn bài chiếm chủ yếu. ngoài ra, còn có củng cố bước đầu và củng cố bước tiếp theo (tức là củng cố trong bài và bài sau), củng cố đơn giản và củng cố có phát triển (trong mỗi bài học). Dù củng cố theo loại nào đi nữa, nếu sử dụng được tranh biếm họa trong đó sẽ là một lợi thế cho sự nắm vững, khắc sâu kiến thức ở người học bởi những ưu điểm như trên đã trình bày. Ví dụ: Bức tranh biếm họa bên dưới có thể sử dụng cho bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (lịch sử lớp 11- Chương trình chuẩn). Chiến tranh thế giới thứ hai là bài học khá phức tạp, vì thế GV nên tận dụng mọi hình thức để có thể gúp HS lĩnh hội vững kiến thức, có thể sử dụng sơ đồ lẫn tranh biếm họa. 15
- Biếm họa của họa sĩ Kukrynisky (Liên Xô) Bức tranh sẽ gây ấn tượng và giúp cho HS sẵn sàng ghi nhớ các sự kiện: Ngày 29/9/1938, trong hội nghị Muy-ních, Anh, Pháp, Italia đã trao vùng Sudetenland (màu đỏ như miếng thịt trên địa giống hình dạng vòng cung của vung Sudetenland trên bản đồ) của Tiệp Khắc cho Đức (con chó hung hăng trên cổ có đeo giá chữ thập) để đổi lấy sự cam kết của Hitler về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Anh, Pháp, Italia muốn đẩy họng súng chiến tranh về phía Liên Xô. Và diễn biến sau đó thì trái với dự tính của các nước này, phát xít Đức quyết định tấn công châu Âu trước rồi mới đến Liên Xô. *Với việc kiểm tra đánh giá “Cách thi” quyết định “ cách học”. Kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng nhưng người ta chỉ thực sự quan tâm đến vấn đề này trong khoảng vài năm trở lại đây. Kiểm tra đánh giá giúp GV nhìn nhận lại hoạt động giảng dạy của mình, phát huy nhưng ưu điểm, khắc phục hạn chế, thiếu sót. HS cũng có dịp để nhìn nhận lại quá trình lĩnh hội và vận dụng kiến thức để điều chỉnh việc học tập. Kiểm tra đánh giá lâu nay vẫn là nỗi “lo sợ” với HS. Sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra đánh giá sẽ góp phần làm cho đề kiểm tra trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, giảm bớt phần nào sự nhàm chán đơn điệu về mặt hình thức 2.1.3 Đối với học sinh các kĩ năng các em cần phải có. Kỹ năng định hướng Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập. 16
- Kỹ năng lập kế hoạch học tập Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số điểm sau: - Thứ nhất, người học phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần. Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. - Thứ hai, khi lập kế hoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Kỹ năng thực hiện kế hoạch Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một số kỹ năng sau: - Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt.Khai thác đồ dùng trực quan nói chung và tranh biếm họa nói riêng là một hình thức giúp học sinh tiếp cận thông tin kênh hình trong học tập. - Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh,kĩ năng khai thác đồ dùng trực quan sinh động..... - Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch… 17
- - Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần: Để có được kĩ năng định hướng việc biết vận dụng khai thác tranh biếm họa vào học môn Lịch sử là một trong những phương pháp góp phần tích cực vào mục đích đó. Chúng tôi xin dẫn nguồn từ kết quả khảo90 sát về hoạt động tự học của HS THPT tại trường THPT để nêu lên thực trạng về80phương pháp khai thác tranh biếm họa vào học môn Lịch sử của HS. Chúng tôi tiến 70 hành phát phiếu khảo sát 100 em học sinh. 60 Theo kết quả khảo sát, có 72,0% HS chọn 50 hình thức chỉ học môn lịch East sử dựa vào kênh chữ SGK, 21,0% HS chọn theo vở 40 ghi của GV và chỉ có 7,0%West HS chọn hình thức học kết hợp kênh chữ kết hợp với 30 đồ dùng trực quan trong đó có tranh North biếm họa và các nguồn tư liệu khác. 20 Kết quả khảo sát cũng cho thấy, về kỹ năng 10 khai thác tranh biếm họa: Mức độ sử dụng không thành thạo các kỹ năng của 0 HS còn quá thấp chiếm 32,0%, có 60,0% HS còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng 1st Qtr, chỉ có 3rd 2nd Qtr 8,0% sửQtr Qtr 4th dụng thành thạo các kĩ năng khai thác đồ dùng trực quan. 18
- BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT KỸ NĂNG SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA Ở HỌC SINH 8,00% 32,00% Mức Mứcđộđộsửsửdụng dụngkhông khôngthành thạo cácthạo thành kỹ năng các kỹtựnăng học của sử HS 60,00% HS Mứccònđộlúng túnglúng sử dụng khi túng sử dụng các các kỹ năng kĩ năng tự học sử dụng tranh biếm họa Về ý kiến của GV đối với kĩ năng khai thác tranh ảnh của HS chúng tôi tiến hành khảo sát 100 GV, có 68% ý kiến GVcho rằng HS chỉ đọc SGK và có 32% ý kiến GV cho rằng HS có kĩ năng khai thác kênh chữa và kênh hình trong SGK. Ý kiến của các HS về kĩ năng khai thác tranh ảnh đồ dùng trực quan cũng tương đối tương tự với các ý kiến của các GV về vấn đề này khi có 65% cho rằng các em chỉ học theo SGK và có 35% HS cho biết đã biết khai thác kênh chữ và kênh hình khi lĩnh hội kiến thức môn Lịch sử. Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong việc khai thác đồ dùng trực quan để phục vụ cho việc lĩnh hội tri thức. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định hướng một cách cụ thể trong phương pháp học của bản thân. Do vậy, vai trò của người GV trong việc phát triển kỹ năng học tập nói chung và kĩ năng kai thác đồ dùng trực quan của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là hết sức quan trọng. 2.2 Các biện pháp hưỡng dẫn khai thác tranh biếm họa trong dạy học Chương I:Các nước Châu á ,Châu phi và Khu vực Mĩ latinh - Lịch Sử 11 - THPT 2.2.1. Khai thác tranh biếm họa vào hoạt động khởi động tạo tình huống 1.Mục tiêu Nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan tới bài học,từ đó học sinh phải xác định nhiệm vụ học tập của bài học cần phải giải quyết ,thông qua đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới,lần lượt giải quyết được nhiệm vụ học tập ở hoạt động sau.Khai thác tranh biếm họa là hoạt động nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mới. 19
- 2.Ví dụ Ví dụ 1: Khi GV dạy các Bài 2:Ấn Độ ,Bài 3:Trung Quốc,Bài 4 :Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong hoạt động khởi động để nhằm gây hứng thú và kích thích trí tò mò của HS trước khi tìm hiểu hình thành kiến thức mới ,GV sử dụng Bức tranh các nước đế quốc bành trướng Châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ,để khởi động cho bài mới: Bức tranh các nước đế quốc bành trướng Châu Á *.Nội dung: Đây là bức tranh biếm hoạ về các nước đế quốc mở rộng quá trình xâm chiếm châu Á. Bức tranh miêu tả một góc của quả địa cầu, cụ thể đó là châu Á. Trên quả địa cầu là một số người cầm kiếm, trang phục của quân đội và cờ của nước mình, đúng với tư thế của những người chiến thắng. Trên đó, có cờ của Anh,Pháp và một số nước nữa. Người lính đứng đầu và gần nhất là người cầm cờ nước Pháp và cũng là người đứng ở tư thế rất chủ động, điều đó lí giải rằng thời điểm đó châu Á là nơi có nhiều thuộc địa của Pháp nhất. Vào thế kỉ XIX, các nước đế quốc đẩy mạnh quá trình xâm lược, các nước thuộc địa. Các thuộc địa trải dài khắp thế giới. Các nước có nhiều thuộc địa nhất lúc bấy giờ là Anh, Pháp. *.Phương pháp sử dụng Bước 1:GV hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh,vận dụng những hiểu biết của bản thânđể thực hiện nhiệm vụ sau Bước 2:GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý + Em hãy mô tả bối cảnh và hành động của các nhân vật trong tranh. + Những nước đi đầu trong cuộc xâm lăng châu Á là những nước nào? Vì sao? + Vì sao châu Á trở thành điểm thu hút các nước đế quốc? 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác hình ảnh trực quan vận dụng vào giảng dạy tiết 3 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - GDCD 12 THPT
23 p |
281 |
55
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số bài toán về mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp vào dạy học
19 p |
157 |
34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p |
149 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p |
129 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p |
56 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p |
124 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p |
71 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác bất đẳng thức Cauchy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10
32 p |
41 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p |
55 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
37 p |
62 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác ứng dụng một số tính chất hình học để giải quyết các bài toán tọa độ trong phẳng
50 p |
39 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p |
56 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p |
46 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác hai tính chất của hàm số trong chứng minh bất đẳng thức
30 p |
33 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai dạy bộ môn Yoga tại TTGDTXHN - Nghệ An
37 p |
21 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p |
63 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p |
55 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác thế mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh
24 p |
37 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)