intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kích thích hứng thú học tập, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:49

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Kích thích hứng thú học tập, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông" nhằm xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng tích hợp vấn đề bảo vệ sức khỏe cho học sinh để các em có kĩ năng xử lí tốt những tình huống sẽ gặp trong cuộc sống và từ đó tiếp thu những kiến thức mới đầy bổ ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kích thích hứng thú học tập, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

  1.                          SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN                         TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI                                                                            ===***===                    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                 TÊN ĐỀ TÀI “KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC  BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC HÓA HỌC  Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”                                                       Lĩnh vực: Hóa học              1
  2.                                 Năm thực hiện: 2021­2022                                          MỤC LỤC A.   PHẦN   MỞ  ĐẦU………………………………………………………………...2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………2 II.   MỤC   ĐÍCH   NGHIÊN  CỨU……………………………………………………..3 III.   ĐỐI   TƯỢNG,   THỜI   GIAN   VÀ   PHẠM   VI   NGHIÊN  CỨU……………………3  1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………… 3   2.   Thời   gian   nghiên  cứu…………………………………………………………….3   3.   Phạm   vi   nghiên  cứu……………………………………………………………...3 IV.   PHƯƠNG   PHÁP   NGHIÊN  CỨU………………………………………………4 B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………… 5 I.   CƠ   SỞ   KHOA  HỌC……………………………………………………………...5   1.   Cơ   sở   lí  luận……………………………………………………………………..5   2.   Cơ   sở   thực  tiễn…………………………………………………………………..9 II. THỰC TRẠNG VẤN  ĐỀ……………………………………………………… 10  1. Thực trạng vấn đề……………………………………………………………… 10   2.   Phân   tích   thực  trạng…………………………………………………………….12   2.1.   Thuận  lợi……………………………………………………………………..12  2.2. Khó khăn……………………………………………………………………..13 2
  3. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẰM GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ  Ý THỨC  BẢO   VỆ   SỨC   KHỎE   VÀ   VẤN   ĐỀ   ẢNH   HƯỞNG   SỨC   KHỎE   TỪ   CÁC  CHẤT   HÓA   HỌC   HIỆN  NAY……………………………………………………………13  1. Các phương pháp nhằm kích thích hứng thú học tập và giáo dục cho học sinh   về   ú   thức   bảo   vệ   sức   khỏe…………………………………………………………….13   2.   Vấn   đề   ảnh   hưởng   sức   khỏe   từ   các   chất   hóa   học   hiện   nay……………………..14 IV.   ÁP   DỤNG   VÀO   DẠY  HỌC…………………………………………………..15 V.   TỔ   CHỨC   THỰC  HIỆN……………………………………………………….44 VI.   HIỆU   QUẢ   CỦA   ĐỀ  TÀI…………………………………………………….44 C.   PHẦN   KẾT   LUẬN   VÀ   KIẾN  NGHỊ…………………………………………..46   1.   Kết  luận………………………………………………………………………...46   2.   Kiến  nghị……………………………………………………………………….46 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...48  PHỤ LỤC…………………………………………………………………………                                         A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ    Học sinh ngày càng không có nhiều hứng thú với môn hóa học nhất là với   chương trình giáo dục phổ  thông tổng thể hiện nay môn hóa học được đưa vào  cho học sinh lựa chọn theo định hướng nghề  nghệp, sở  thích và năng lực của   bản thân. Nên nếu giáo viên không tạo được hứng thú cho các em với môn hóa  thì sẽ là một bất lợi.    Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Tình trạng   sức khỏe đã trở thành vấn đề nóng mà dư luận và mọi người đặc biệt quan tâm.  “ Ăn gì để  tồn tại” ngày càng khó trả  lời khi mà có quá nhiều chất độc hại,  thuốc cấm được tìm thấy trong các loại thực phẩm. Nhất là những năm gần đây  thì vấn đề  sức khỏe càng phải được quan tâm và chú ý hơn khi mà đại dịch  Covid­19 đang hoành hành trên toàn quốc cũng như trên toàn Thế Giới. 3
  4.   Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung, học sinh nói riêng đã  có những điều kiện thuận lợi  để  thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế  trường   THPT việc đưa vấn đề  giáo dục sức khỏe cho học sinh vào chương trình môn   học còn ít, chưa được chú trọng nhiều, cơ  sở  vật chất nhà trường chưa đảm  bảo, thư viện còn thiếu tài liệu và phương tiện phục vụ cho giảng dạy về giáo  dục sức khỏe. Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn bài bản, giáo viên chưa có  được nhiều các biện pháp phù hợp để  thực hiện nội dung giáo dục sức khỏe.   Chính vì điều đó dẫn đến hiểu biết của các em về  vấn đề  này còn hạn chế  và   chưa thực sự mang lại hiệu quả trong cuộc sống.   Học sinh THPT là lứa tuổi cần phải giáo dục nhiều về việc có ý thức với sức   khỏe của mình và các em có thể  là những tuyên truyền viên tích cực để  tuyên  truyền vấn đề  này đến những người xung quanh để  từ  đó góp phần thay đổi ý  thức về việc bảo vệ sức khỏe của mọi người trong xã hội.    Môn hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan nhiều đến các  kiến thức thực tiễn trong cuộc sống nên giảng dạy hóa học rất thuận lợi cho   việc giáo dục học sinh về vấn đề  sức khỏe. Tuy nhiên, chương trình sách giáo  khoa vẫn còn nặng về lí thuyết nên để đảm bảo dạy đúng, kịp chương trình hầu  hết giáo viên vẫn chủ yếu truyền thụ kiến thức trong nội dung bài học mà quên   đi việc cập nhật những kiến thức đã dạy vào cuộc sống, để  giáo dục cho học   sinh những kiến thức như  bảo vệ sức khỏe…Vì vây, trong quá trình giảng dạy   hóa học, giáo viên nên lồng ghép nội dung này vào trong các bài học, bài kiểm   tra hay các hoạt động trải nghiệm …để làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp  hẫn và có ý nghĩa thực tiễn hơn.    Ai là người giúp học sinh có thể  tích lũy được các kiến thức để  bảo vệ  sức  khỏe bản thân, ngăn chặn các loại bệnh nhất là các loại bệnh được gọi là kẻ  giết người thầm lặng và để từ đó các em có thể tuyên truyền cho những người  trong gia đình, người xung quanh cùng biết cách bảo vệ  sức khỏe. Là những   giáo viên giảng dạy hóa học, nhiệm vụ  của chúng tôi là truyền tải kiến thức  đến cho học sinh, đặc biệt là những kiến thức thực tế  có ảnh hưởng trực tiếp   đến sức khỏe và tương lai các em. Tuy nhiên, thực tế  giảng dạy  ở  các trường   hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề  này, giảng dạy còn   quá coi trọng kiến thức lí thuyết, dạy học còn cứng nhắc khiến cho một tiết học   trở nên nhàm chán, học sinh trở nên thụ động khi tiếp nhận kiến thức và khi gặp  các tình huống trong cuộc sống thì lúng túng và có lúc không biết xử lý.   Với mong muốn trang bị thật tốt cho các em học sinh những kiến thức về chăm  sóc, bảo vệ sức khỏe và từ đó lôi cuốn, kích thích các em có nhiều hứng thú với   môn hóa học nên chúng tôi đã chọn đề tài: “ Kích thích hứng thú học tập, giáo   dục ý thức bảo vệ  sức khỏe cho học sinh khi dạy học hóa học  ở  trường   trung học phổ thông”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
  5.   Kiến thức hóa học tương đối khô khan, là những giáo viên môn Hóa chúng tôi   luôn trăn trở làm sao để mang lại một giờ học thật hiệu quả, học sinh tiếp thu   bài tốt mà vẫn đảm bảo chương trình. Thế nên trong quá trình giảng dạy chúng  tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nhằm thu hút sự  chú ý của học sinh và lồng   ghép nhiều kiến thức thực tế cuộc sống như vấn đề  bảo vệ sức khỏe giúp các   em thấy bài học có ý nghĩa thiết thực như sau:   Chúng tôi nghiên cứu những nội dung hóa học nhất là nội dung trong chương   trình THPT có liên quan đến vấn đề  bảo vệ  sức khỏe cho học sinh để  đưa vào  trong chương trình dạy học, trong các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý   thức bảo vệ sức khỏe học sinh.    Xây dựng hệ  thống câu hỏi, bài tập theo hướng tích hợp vấn đề  bảo vệ  sức   khỏe cho học sinh để các em có kĩ năng xử lí tốt những tình huống sẽ gặp trong  cuộc sống và từ đó tiếp thu những kiến thức mới đầy bổ ích. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh ba khối 10, 11 và 12  2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020­ 2021 và 2021­ 2022  3. Phạm vi nghiên cứu: Các bài học, các chương có các chất, vấn đề  liên quan  đến việc giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong chương trình hóa  học của khối 10, 11 và 12 và kết hợp cùng với một số môn học có nội dung liên  quan như sinh học…. Hóa học 10: Chương Halogen, chương Oxi­ lưu huỳnh, Chương Tốc độ  phản  ứng Hóa học 11: Chương Nitơ­ photpho, chương Cacbon­ silic, Chương hidrocacbon   không no, Chương andehit… Hóa học 12: Chương Este­ lipit, chương Cacbohiđat, chương Amin­ aminoaxit­   peptit­ protein, Chương Vật liệu polime, Chương đại cương kim loại, Chương  Hóa học với môi trường… IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chất hóa học gây ảnh hưởng   tới sức khỏe và phương pháp sử  dụng các chất này một cách hợp lí trong thực   tiễn.  Phương pháp khảo sát: Khảo sát về tình hình nắm bắt các kiến thức, kĩ năng về  bảo vệ sức khỏe bản thân của các học sinh.  Phương pháp dạy học: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các bài  dạy. Trao đổi với những giáo viên có nhiều kinh nghiệm để  bổ  sung góp ý cho   các phương pháp, các hoạt động để tổ chức triển khai được tốt hơn. 5
  6.  Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành lồng ghép vào các bài dạy trong   chương trình hóa học THPT hoặc tổ  chức các chuyên đề, các hoạt động trải   nghiệm cho học sinh về vấn đề sức khỏe.  Phương pháp tổng hợp đánh giá: Trên cơ  sở  thu thập tài liệu, thông tin từ  học   sinh, giáo viên và người dân trên địa bàn chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh   giá.                                         B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC  1. Cơ sở lí luận      Dựa trên nghị  quyết 401/2009/QĐ­TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của thủ  tướng chính phủ  về  phê duyệt chương trình phòng chống bệnh tật học đường   trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.  6
  7.   Dựa trên quyết định số 1660/QĐ­TTg ngày 2 tháng 10 năm 2021 của chính phủ  về  phê duyệt chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021­ 2025 nhằm   đảm bảo chăm sóc toàn diện về  thể  chất, tinh thần cho trẻ em thông qua việc   duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ  và quản lý sức khỏe  trẻ  em, học sinh trong các cơ  sở  giáo dục. Trong đó chú ý một số  nhóm giải  pháp như  “ Tuyên truyền­ giáo dục sức khỏe học đường trong trường học”… Với thông điệp “ Trường học an toàn­  học sinh khỏe mạnh”  kỳ vọng sẽ mang  đến những thay đổi tích cực cho trường học để chăm sóc và nuôi dưỡng một thế  hệ Việt Nam khỏe mạnh, năng động và trưởng thành.   Dựa vào chương trình giáo dục tổng thể 2018 thực hiện đổi mới chương trình,  nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với mục tiêu giáo dục toàn  diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Ngay trong chương   trình Hóa học khi các em mới được tiếp cận ở trung học cở sở đã được học Hóa  học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Khi học môn Hóa   học, cần thực hiện các hoạt động như  thu thập và tìm kiếm thông tin, xử  lí   thông tin, vận dụng và ghi nhớ. Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả  năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Nên việc lồng ghép kiến thức   thực tế  thông qua môn Hóa học trong các giờ  dạy cho học sinh là vô cùng cần  thiết.   Dựa vào những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện   công tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong đó yêu cầu ngành giáo  dục   đưa   nội   dung   giáo   dục   sức   khỏe   vào   chương   trình   chính   khóa   của   các  trường phổ  thông để  giáo dục học sinh về  nếp sống văn minh, nếp sống vệ  sinh, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động giữ  gìn sức khỏe cho  bản thân và gia đình mình. Nếu các kiến thức thực tiễn hóa học được sử  dụng  đúng mục đích sẽ là nguồn khai thác kiến thức vô cùng phong phú cho học sinh.   Dựa vào các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học…của ba khối  10,   11 và 12.     Dựa vào các khái niệm sức khỏe, giáo dục sức khỏe, giá trị  của sức khỏe,  những yếu tố   ảnh hưởng đến sức khỏe, các biện pháp góp phần bảo vệ  sức   khỏe a. Khái niệm sức khỏe (WHO): Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về  thể  chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. b. Giáo dục sức khỏe:  là quá trình tác động có mục đích , có kế hoạch đến suy   nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ  và  thực hành các hành vi lành mạnh để  bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân,   gia đình và cộng đồng. c.  Giá trị của sức khỏe: + Đối với con người:là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc,   là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của  7
  8. cuộc đời mình. Sức khỏe chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhất mở  ra cánh   cửa hạnh phúc cho mỗi người. + Đối với sự  phát triển kinh tế­ xã hội của đất nước: một quốc gia không thể  phát triển nếu người dân không có sức khỏe, không được học hành với những   kiến thức và kỹ năng cần thiết. d. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: + Các yếu tố  di truyền: Các yếu tố  sinh học quyết định cấu trúc cơ  thể  và các   hoạt động chức năng của cơ thể. + Yếu tố môi trường: yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết   sức quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm không khí đang đáng báo động nhất là  ở  các thành  phố lớn là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn  trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế  quản,  thậm chí ung thư phổi. + Hệ  thống chăm sóc sức khỏe: Chất lượng điều trị  và chăm sóc, tình trạng   thuốc men, khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân, thái độ của cán bộ  y tế, trình độ  chuyên môn của cán bộ  y tế…có  ảnh hưởng đáng kể  đến trạng  thái sức khỏe của người dân. + Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi của con người có liên quan  đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe hoặc liên quan đến một   vấn đề sức khỏe nhất định. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là  nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ: Người thường xuyên uống rượu bia dễ  có nguy cơ  mắc các bệnh mãn  tính như viêm loét dạ dày­ tá tràng, xơ  gan, cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí   các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan. e. Các phương pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe: +  Trang bị kiến thức:  ­ Tham gia các chương trình tư vấn sức khỏe ­ Thường xuyên tìm hiểu các vấn đề  sức khỏe từ  sách, phương tiện truyền   thông  (báo, đài, internet, truyền hình) ­ Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh + Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh: ­ Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất   bảo quản, chất kích thích sinh trưởng, chất tăng trọng, chất phụ gia… 8
  9. ­ Hạn chế bia rượu, chất kích thích, nước ngọt, nước có gas và đồ cay nóng, các  món nướng, chiên, xào ­ Tránh dùng thực phẩm chế  biến sẵn vì chứa nhiều muối, đường, chất bảo   quản ­ Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Đường và muối được coi là hai “ chất trắng” có  hại cho sức khỏe con người nếu chúng ta quá lạm dụng ­ Làm phong phú thực phẩm, thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ  chất dinh dưỡng, nên có những chế độ ăn khoa học ­ Không hút thuốc lá ­ Ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại hạt + Uống đủ nước: ­ Bổ sung nước thường xuyên, uống từ từ và tường ngụm nhỏ; không để cơ thể  có cảm giác “khát” mới uống ­ Đảm bảo vệ sinh nguồn nước và dụng cụ  đựng nước, uống nước đun sôi để  nguội và trong một ngày là tốt nhất ­ Uống một cố nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho sự tuần hoàn mạch máu  và một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho lưu thông  máu và hệ tiêu hóa. ­ Hạn chế tối đa các loại nước ngọt có đường và có gas 9
  10. + Vận động khoa học:  ­ Chon hình thức tập luyên phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp, thời gian  và điều kiện sức khỏe. ­ Tập vừa sức, phải luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ, khỏe khoắn với cách vận   động của mình ­ Phải kiên trì và đều đặn. Tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện + Giảm stess: 10
  11. ­ Vận động thường xuyên, kết hợp với ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh ­ Gần gũi với môi trương thiên nhiên, tham gia các hoạt động ngoài trời, các   hoạt động tập thể ­ Suy nghĩ tích cực: chấp nhận bản thân mình, không cầu toàn, dành thời gian   cho bản thân để thực hiện các sở thích, nghỉ ngơi, giải trí… + Bảo vệ môi trường sống xung quanh: ­ Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông   cá nhân, tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết  khi không có trong phòng ­ Không hút thuốc lá ­ Hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon mà sử dụng các túi tái chế thân thiện với   môi trường, các đồ có chất liệu từ thiên nhiên ­ Trồng nhiều cây xanh, không xả  rác bừa bãi, cần phân loại rác trước khi thải  ra môi trường, luôn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xử lý ô nhiễm nước…   2. Cơ sở thực tiễn    Dựa vào tình hình thực tế  khi thấy học sinh ngày càng không để  ý đến sức   khỏe của bản thân. Các em ăn uống các đồ  ăn nhanh rất nhiều, sử  dụng rượu   bia, thuốc lá ngày một nhiều, thiếu ý thức bảo vệ  môi trường và sức khỏe khi  xả  rác bừa bãi, sử  dụng các hóa chất không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, việc  tích  hợp  các   kiến   thức  có   nội  dung   về   bảo   vệ   sức   khỏe   cho  các   em   trong   chương trình dạy học nhằm giúp các em có cái nhìn đúng đắn với cách sống và  có thói quen vận dụng các kiến thức này vào phục vụ  đời sống hàng ngày của   bản thân. 11
  12.   Dựa vào tình hình thực tiễn các trường THPT và các địa phương. Nhiều trường   học, không phải trường học nào cũng đầy đủ  cơ  sở  vật chất để  giáo viên thực  hiện các phương pháp giáo dục mới vào chương trình dạy học. Cùng với đó,  không nhiều giáo viên chú trọng việc lồng ghép kiến thức thực tế vào bài dạy.   Mặt khác, không phải kiến thức nào giáo viên cũng có thể lồng ghép vào bài học  được mà giáo viên phải nghiên cứu kĩ, có chuyên môn mới nhuần nhuyễn lồng   ghép khi dạy học    Dựa vào việc học sinh ngày càng không có nhiều hứng thú với môn hóa học.  Nhiều học sinh đã đặt ra câu hỏi: “ Học Hóa để làm gì vậy thầy (cô)”. Nhất là  nhiều học sinh không chọn tổ hợp tự nhiên, các em rất hờ hững với môn Hóa mà  không biết được rằng học môn này không chỉ để thi mà nó còn giúp các em biết   rất nhiều thứ  quan trọng để  vận dụng vào trong cuộc sống. Và nhất là các em  không nắm rõ được các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các em mà hằng  ngày các em đang sử  dụng. Với cách dạy học mới này sẽ  giúp các em tò mò,  hiếu kì và ham học hơn nhiều và từ  đó môn hóa sẽ  trở  nên hấp dẫn hơn nhiều  trong mắt học sinh. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ  1. Thực trạng vấn đề   Vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, hình thành kĩ năng sống khoa   học và lành mạnh cho học sinh là vấn đề  rất quan trọng. Bên cạnh nắm bắt   kiến thức khoa học cơ  bản thì cần biết vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống  để  giảm thiểu các bệnh tật nguy hiểm, hiểu biết các bệnh tật để  phòng ngừa  các biến chứng…  Trong thực tế, học sinh thiếu hiểu biết chính xác về nguyên nhân và tác hại của  các loại bệnh tật. Ở các nhà trường các vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đã  được đưa vào chương trình dạy học tuy nhiên vẫn còn chung chung chưa cụ thể.  Nên khi chúng tôi đề  cập đến đề tài giáo dục ý thức bảo vệ  sức khỏe này cho   học sinh thì thấy các em rất hào hứng nhưng khi hỏi cụ thể thì nhiều em không  có nhiều kiến thức thực tiễn và kỹ  năng vận dụng kiến thức đã học vào thực   tiễn chưa cao. Chúng tôi đã tiến hành lấy phiếu thăm dò từ các học sinh . Phiếu số 1: Đánh dấu X vào ô lựa chọn của các em                                 Câu hỏi    Có Ít   Rất  Hầu  ít như  không Có nhiều giờ Hóa học gây hứng thú học tập cho  các em không? Vấn đề lồng ghép bảo vệ sức khỏe vào bài học  có hấp dẫn các em không? Các em có đủ  kiến thức, kỹ  năng để  chăm sóc  12
  13. và bảo vệ sức khỏe bản thân không? Có nhiều môn học giáo viên tập trung giáo dục  ý thức bảo vệ sức khỏe cho các em? Có nhiều giáo viên Hóa học quan tâm, lưu ý học  sinh khi tiếp cận hằng ngày với những hóa chất  hóa học?  Phiếu số  2:   Đánh dấu X vào những việc em đã làm được trong thời gian   qua 1. Tập thể dục hằng ngày 2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 3. Ăn uống vệ sinh, phù hợp, đảm bảo sức khỏe 4. Có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý 5. Phân bổ  thời gian hợp lý cho học tập, lao động giúp gia đình, rèn  luyện sức khỏe và vui chơi giải trí 6. Lạc quan, suy nghĩ tích cực   Sau đây là số liệu điều tra đầu năm học 2021­ 2022 với 240 học sinh tại 6 lớp   của ba khối gồm 10H, 11B, 11H, 12B, 12E, 12I khi chưa áp dụng các phương   pháp của đề tài này vào giảng dạy Phiếu số 1: Đánh dấu X vào ô lựa chọn của các em                                 Câu hỏi    Có Ít  Rất ít Hầu  như  không Có nhiều giờ Hóa học gây hứng thú học  16,67% 20,83% 41,67% 20,83% tập cho các em không? Vấn đề lồng ghép bảo vệ  sức khỏe vào  50,00% 20,83% 16,67% 12,50% bài học có hấp dẫn các em không? Các   em   có   đủ   kiến   thức,   kỹ   năng   để  31,25% 35,58% 17,50% 16.67% chăm sóc và bảo vệ  sức khỏe bản thân  không? Có   nhiều môn  học  giáo  viên tập trung  26,25% 22,50% 37,50% 13,75% giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho các  em? Có nhiều giáo viên Hóa học quan tâm,  28,75% 30,42% 35,83% 5,00% lưu ý học sinh khi tiếp cận hằng ngày  với những hóa chất hóa học?  13
  14. Phiếu số  2:   Đánh dấu X vào những việc em đã làm được trong thời gian   qua 1. Tập thể dục hằng ngày 125/24 52,08% 0 2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 134/24 55,83% 0 3. Ăn uống vệ sinh, phù hợp, đảm bảo sức khỏe 89/240 37,08% 4. Có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý 76/240 31,67% 5. Phân bổ thời gian hợp lý cho học tập, lao động giúp gia  64/240 26,67% đình, rèn luyện sức khỏe và vui chơi giải trí 6. Lạc quan, suy nghĩ tích cực 82/240 34,17%    Qua khảo sát thấy rất nhiều học sinh rất có hứng thú, tò mò và mong muốn   được đưa đề tài liên quan đến cuộc sống trong đó có vấn đề sức khỏe vào trong   chương trình học. Tuy nhiên, qua đây cũng thấy được mức độ hiểu biết của các  em về vấn đề này còn hạn hẹp, chưa có nhiều kiến thức thực tế, còn mơ hồ khi  được hỏi tới, còn nhiều em chưa có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ khoa học. Vì vậy,  chúng tôi đã trăn trở  và tìm ra các giảo pháp để  lồng vào chương trình học để  học sinh có cái nhìn đúng đắn về  việc bảo vệ  sức khỏe thông qua thay đổi lối  sống hằng ngày và từ đó các em yêu thích môn hóa học hơn.  2. Phân tích thực trạng   2.1. Thuận lợi   Được sự  quan tâm và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường. Cùng với   đó có sự phối hợp nhiệt tình của các giáo viên trong nhà trường, sự giúp đỡ ủng  hộ  nhiệt tình của phụ  huynh và đặc biệt là sự  phối hợp của các em học sinh  trong trường.   Việc thay đổi phương pháp dạy học có tích hợp các vấn đề  bảo vệ  sức khỏe   cho học sinh thông qua dạy học Hóa học đang là vấn đề  được quan tâm hiện   nay. Nó giúp cho các em được trải nghiệm nhiều hơn, được hoạt động nhiều  hơn và nhất là giúp cho các em có thêm nhiều kiến thức thực tế và có hứng thú   hơn đối với việc học.   Nhiều thông tin về  các loại bệnh đã được phổ  biến rộng rãi trên các phương   tiện thông tin đại chúng như  báo, đài, ti vi, internet…Công nghệ  thông tin ngày  càng phát triển nên học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm được nhiều thông tin. Bên   cạnh đó, rất nhiều học sinh có tài năng và năng khiếu như  vẽ  tranh, đóng kịch,   làm video, viết kịch bản….nên giáo viên có thể giao nhiều nhiệm vụ cho các em   để các em phát huy được các tài năng của mình. 14
  15.   Môn Hóa học có rất nhiều các kiến thức, các vấn đề có liên quan đến vấn đề  giáo dục sức khỏe cho học sinh do đó với những giáo viên tâm huyết có thể  dễ  dàng lồng ghép đưa vào chương trình dạy học một cách linh hoạt, phù hợp để  học sinh nắm thêm được nhiều kiến thức cũng như  làm cho giờ  học Hóa bớt   nhàm chán, khô khan và kích thích hứng thú học của học sinh.   Học sinh của trường chủ yếu là con nông dân nên khi giáo viên đưa đề tài này   cho các em thì các em rất có hứng thú. Đồng thời với đó, các em cũng đã nhận   thức được vai trò của sức khỏe đối với bản thân, gia đình khi mà xung quanh các   em có biết bao cá nhân, gia đình bị  ảnh hưởng lớn khi bị  bệnh nhất là với một  số căn bệnh nguy hiểm.   2.2. Khó khăn     Có nhiều giáo viên có chuyên môn nhưng khả  năng lồng ghép các kiến thức   thực tế còn chưa cao, chưa thật sự hiểu sâu về các loại bệnh nên việc tích hợp  các vấn đề  giáo dục sức khỏe vào bài học còn chưa nhuần nhuyễn, chưa đồng  bộ. Điều này dẫn đến việc nhiều giáo viên còn gặp lúng túng trong việc phối   hợp các hoạt động nên chất lượng và hiệu quả chưa cao.    Thời gian dành cho một tiết học còn ít trong khi đó các kiến thức trong sách   giáo khoa còn nặng về  lí thuyết nên chưa đủ  thời gian để  giáo viên lồng ghép  các kiến thức thực tế liên quan.   Kiến thức về giáo dục sức khỏe cho học sinh liên quan đến các hóa chất còn ít  được đề cập đến trong nội dung dạy học của các môn học trong đó có môn Hóa  học.   Vùng trường đóng là vùng nông thôn còn nhiều khó khăn nên vấn đề sức khỏe  nhiều khi chưa được quan tâm một cách đúng đắn.   Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn nhiều thiếu thốn.   Việc triển khai các chương trình hoạt động ngoại khóa, giao lưu, tuyên truyền  đến các em học sinh và phụ huynh trong nhà trường chưa được thường xuyên. III.   CÁC   PHƯƠNG   PHÁP   NHẰM   GIÁO   DỤC   CHO   HỌC   SINH   VỀ   Ý  THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ VẤN ĐỀ  ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE TỪ  CÁC CHẤT HÓA HỌC HIỆN NAY   1. Các phương pháp nhằm kích thích hứng thú học tập và giáo dục cho  học sinh về ý thức bảo vệ sức khỏe.    Để  triển khai đề  tài này tôi đã lựa chọn một số  phương pháp giảng dạy để  lồng ghép các vấn đề có liên quan đến vấn đề giáo dục cho học sinh ý thức bảo  vệ  sức khỏe và kích thích hứng thú học cho học sinh. Qua đó để  học sinh biết  cách tự  chăm sóc sức khỏe bản thân và nhất là làm sao để  các em có thể  trở  thành những tuyên truyền viên để  lan tỏa ý thức bảo vệ  sức khỏe đến tất cả  15
  16. những người xung quanh các em. Dưới đây là một số  phương pháp mà trong  những năm học qua chúng tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy: + Phương pháp dạy học thông qua các tình huống: Khi dạy học những bài học   có các chất hóa học co ảnh hưởng đến sức khỏe mà các em thường tiếp xúc, ăn  phải nhưng không biết chúng tôi sẽ  đưa cho học sinh một số  tình huống để  nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho các em. + Phương pháp dạy học thông qua hình thức đóng vai:  Khi dạy xong một bài,  một chương hay  ở  một số  tiết ôn tập giáo viên có thể  giao nhiệm vụ  cho học   sinh chuẩn bị trước sau đó tiến hành đóng vai. + Phương pháp dạy học thông qua các dự án: Giáo viên đưa các dự án có vấn đề  giáo dục sức khỏe cho các nhóm học sinh với các câu hỏi đề  xuất để  học sinh  thảo luận, tìm hiểu, hoàn thiện và báo cáo trước lớp. + Phương pháp dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại  khóa cho học sinh: Kết hợp cùng các tổ chức trong nhà trường tổ chức cho học   sinh tham gia một số hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để  phổ  biến các vấn   đề sức khỏe cho các em.   + Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe: Xây dựng ban truyền thông  giáo dục sức khỏe trong trường với nhiều hoạt động ý nghĩa.   + Phương pháp giáo dục thông qua các câu lạc bộ  sức khỏe: Câu lạc bộ  sức  khỏe là nơi trao đổi, thảo luận và phát hiện được nhiều tài năng của học sinh.  2. Vấn đề ảnh hưởng sức khỏe từ các chất hóa học hiện nay   Vai trò của các chất hóa học là tương đối to lớn và đã được khẳng định với các  ngành như  nông nghiệp, công nghiệp. Nhìn chung, các chất hóa học nếu được  sử  dụng hợp lí, đúng mục đích, đúng loại, đúng liều lượng thì có những tác   động to lớn đối với cây trồng và một số ngành. Tuy nhiên, các chất hóa học lại   hầu như  đều độc hại và gây  ảnh hưởng rất lớn  đối với sức khỏe của con  người. Nhất là nhiều người dân vì lợi nhuận đã không ngần ngại sử  dụng các  hóa chất độc hại cho vào trong các loại thực phẩm…   2.1. Ảnh hưởng của phân bón hóa học và chất kích thích sinh trưởng    Phân bón hóa học và chất kích thích sinh trưởng ở thực vật có tác dụng rất kỳ  diệu giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển theo ý muốn con người. Tuy nhiên,  chúng lại  ảnh hưởng rất lớn đên sức khỏe con người. Khi dùng những nông  phẩm có chứa các chất này lâu ngày sẽ  tích tụ  gây rối loạn và ung thư. Nếu   lượng dư thừa quá cao sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng sẽ có thể gây ra tử  vong. 2.2. Ảnh hưởng của các chất bảo quản thực phẩm  ­ Chất bảo quản thực phẩm là các hóa chất tự  nhiên hay nhân tạo được thêm  vào thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi  16
  17. sự phát triển của các vi sinh vật hay do thay đổi không mong muốn về mặt hóa   học giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và có màu sắc bắt mắt hơn. ­ Ảnh hưởng: Khi sử dụng chất bảo quản thường xuyên trong một thời gian dài  sẽ  làm suy yếu các mô tim, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế  quản. Trong   các chất bảo quản có chứa BHA, BHT. Đây là chất được sử  dụng khá nhiều  trong các loại thực phẩm trên toàn Thế  Giới. Chất này có thể  gây ung thư, dị  ứng hô hấp, là chất độc gây ảnh hưởng tới gan và hệ thần kinh. Ngoài ra, trong   đó còn có Sodium benzoat có thể gây nên một số phản ứng phụ như dị ứng, làm   hạ huyết áp, gây ra chứng tiêu chảy, đau bụng... 2.3. Ảnh hưởng của các chất gây nghiện, chất kích thích   Chất kích thích thần kinh nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể  của một người có thể  làm thay đổi chức năng bình thường của cơ  thể  theo   hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng,   nghiện  ở  các mức độ  khác nhau. Khi sử  dụng các chất này sẽ  gây  ảnh hưởng  rất lớn đến sức khỏe như:  + Thay đổi nhịp tim, huyết áp, giãn đồng tử, đổ mồ hôi, ớn lạnh, nôn ói.  + Tăng hoạt động, nhận xét sai lệch, dễ bị kích động.  + Lạm dụng kéo dài sẽ  thay đổi hành vi: hung hăng, liều lĩnh, nóng giận, nghi   ngờ. Trường hợp nặng bị loạn thần, hoang tưởng kịch phát  + Ngừng thuốc sau một thời gian sử dụng với liều cao sẽ bị hội chứng cai: c ơ  thể mệt mỏi, ủ rũ, mất ngủ, có thể dẫn đến mê sảng.  Có thể  xuất hiện rối loạn tâm thần kích thích, hoang tưởng và ý tưởng tự  tử.   Có thể xuất hiện những bệnh lý như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tăng thân   nhiệt và có thể  dẫn đến tiêu cơ  vân, đột quỵ, ngừng tim hoặc co giật và thậm   chí có thể dẫn đến tử vong. 2.4. Ảnh hưởng của các hợp chất hóa học khác Tiếp xúc với các chất Hóa học khác nhau xảy ra hàng ngày và thông qua nhiều   cách khác nhau như  hít phải, tiếp xúc qua da, qua ăn uống…Trong những hóa   chất này có nhiều hóa chất vô hại nhưng cũng có rất nhiều hóa chất là mối đe  dọa với sức khỏe con người và môi trường.  IV. ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC    Giữ  gìn và nâng cao sức khỏe của học sinh là một vấn đề  lớn phải có kế  hoạch giải quyết toàn diện và trong một thời gian lâu dài. Xã hội chúng ta đang  ngày càng phát triển thì nhiệm vụ giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho học sinh là  một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi sự chung tay của nhà trường, gia đình và   xã hội. Tuy nhiên,  ở  một số  trường học chưa thực sự  đầu tư  cơ  sở  vật chất,  cũng như  giáo dục cho học sinh nhiều về  việc bảo vệ  sức khỏe bản thân. Là  17
  18. những giáo viên lại đảm nhận môn Hóa học  ở  vùng tương đối khó khăn nên  chúng tôi luôn trăn trở làm sao phải giáo dục cho học sinh có kiến thức, ý thức  cở bản để bảo vệ sức khỏe bản thân từ đó lôi cuốn được học sinh hứng thú học  tập hơn nhất là với môn hóa học. Dưới đây là một số phương pháp chúng tôi đã và đang áp dụng : 1. Phương pháp thứ nhất: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực. Trong thiết kế  các tiết dạy nhất là những tiết dạy có nội dung liên quan đến   vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh chúng tôi sẽ nghiên cứu kĩ các thông tin,  cập nhật các kiến thức về  bệnh tật có liên quan để  lồng ghép vào bài học để  tiết học sinh động hơn bằng cách sử  dụng một số  phương pháp dạy học tích  cực trong các tiết dạy hóa học có liên quan đến vấn đề  như  phương pháp dạy  học nhóm, phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học thông qua  các hình  ảnh trực quan, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương  pháp dạy học theo dự án làm sao phải lấy học sinh làm trung tâm để các em phát   huy các năng lực cá nhân và lôi cuốn được nhiều em tham gia. Yêu cầu:  ­ Cập nhật những tin tức mới, ít người quan tâm có liên quan đến bài học mà  ảnh hưởng đến sức khỏe khi mà những hóa chất được sử  dụng tràn lan không  kiểm soát được. ­ Giáo viên phải thường xuyên theo dõi thông tin mới qua đài truyền hình, mạng  internet, báo đài…để có được kiến thức sâu rộng, chính xác, khoa học. ­ Giáo viên phải lọc ra những nội dung, kiến thức phù hợp với từng bài học, đặc  biệt chú ý mặt trái của việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng chất hóa  học nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất mà ảnh hưởng đến sức khỏe của  người sử dụng. ­ Tiến hành lồng ghép nhuần nhuyễn các nội dung thích hợp vào bài học thông  qua nhiều phương pháp dạy học khác nhau để kích thích hứng thú cho học sinh   nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm không làm lệch đi mục tiêu bài dạy. 1.1. Phương pháp dạy học tình huống Mục đích: Làm tăng hứng thú học tập, phát huy năng lực tư duy của học sinh và   gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn làm cho các em có động cơ  học tập đúng  đắn và đạt hiệu quả cao. Yêu cầu: Tìm được các tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu bài học, sát với  thực tế  để  tạo hứng thú và có tác dụng giáo dục ý thức về  sức khỏe cho học   sinh. Hình thức của tình huống đa dạng. Ví dụ 1: Khi day phần iot ở hóa học 10 giáo viên đưa ra tình huống: 18
  19. Ngày nay lượng người mắc các bệnh lý về tuyến giáp ngày càng nhiều nhất là  đối với phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến là do đâu? Chúng ta cần làm gì để phòng  các bệnh về tuyến giáp? Trả lời: Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tuyến giáp trong đó nguyên  nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa tuyến giáp là thiếu  iode. Ở phụ nữ do hormone của nữ kích thích hình thành u bướu tuyến giáp  mạnh hơn so với hormone nam nên tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5  lần so với nam giới cùng độ tuổi. ­ Để phòng các bệnh về tuyến giáp chúng ta cần chú ý: Ăn uống đúng cách  không để tình trạng thiếu hoặc dư thừa iode trong khẩu phần ăn hằng ngày. Ăn  các thực phẩm như hải sản ( tôm, cua, rong biển…), bổ sung vitamin A, ăn  nhiều trái cây (đu dủ, xoài, cam quýt…), ăn nhiều thực phẩm chứa magie như  rau có lá màu xanh ( mồng tơi, diếp cá…) Bên cạnh đó cần có chế độ tập luyện  thể dục khoa học. Ví dụ 2: Khi dạy bài Lưu huỳnh ở hóa học 10 giáo viên đưa ra tình huống  Trong đời sống để bảo quản thực phẩm của mình người ta lợi dụng tính chất  diệt nấm mốc mà xông lưu huỳnh vào măng khô, thuốc đông y, đũa tre, khô các  loại…một cách công khai. Theo các em làm như thế có đúng không?Tại sao? Trả  lời: Sai. Vì lưu huỳnh không được bộ  y tế  cho phép bảo quản thực phẩm,   sử  dụng lưu huỳnh bừa bãi và quá mức cho phép sẽ  gây suy thận, bệnh phổi,   ảnh hưởng đến sự phát triển não… Ví dụ 3: Khi dạy về muối ở bài axit­ bazơ­ muối hóa học 11 giáo viên nêu  câu hỏi:  Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa muối trong thời  gian dài? Đưa ra những giải pháp để có chế độ ăn uống khoa học hạn chế  lượng muối nạp vào cơ thể ? Trả lời: Ăn quá mặn trong thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe  như bênh cao huyết áp, đột quỵ, làm hại thận, các bệnh đau dạ dày… Để có một sức khỏe tốt chúng ta cần có một chế độ ăn uống khoa học hạn chế  lượng muối nạp vào cơ thể như ưu tiên những thực phẩm tươi, hạn chế sử  dụng các đồ ăn nhanh, các loại đồ muối. Trong chế biến hạn chế các món chiên,  xào, kho…mà ưu tiên các món như hấp, luộc, hạn chế những gia vị mặn và  không tốt khi cho vào thức ăn. Ví dụ 4: Khi dạy về nitơ hóa học 11 đưa ra tình huống: 19
  20. Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư của WHO cảnh báo các loại thịt xông khói,  giăm bông, xúc xích…là mối đe dọa ung thư  lớn nhất cho sức khỏe con người,  ngang   với   các   tác   nhân   khác   như   amiang,   asen,   thuốc   lá…Em   hãy   cho   biết  nguyên nhân tại sao? Từ đó rút ra được bài học gì cho bản thân? Trả lời: Nguyên nhân dẫn tới việc này là do các loại thực phẩm chế biến đó sử  dụng một số chất phụ gia và chất bảo quản có khả năng gây ung thư. Một trong   số  đó là natri nitrit ( muối diêm), chất này vốn có tác dụng làm cho thịt có màu  hồng­ đỏ  và ngăn chặn sự  phát triển của một số  loại vi khuẩn gây ngộ  độc.   Nhưng bên cạnh đó, natri nitrit có thể  tác dụng với các amin tồn tại tự  nhiên  trong thực phẩm tạo thành chất có khả  năng gây ung thư  rất mạnh. Qua đây   chúng ta thấy cần hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh không rõ nguồn gốc. Ví dụ 5: Khi dạy bài phân bón hóa học ở hóa học 11 giáo viên đưa ra tình  huống: Nhà cô Hà có một luống rau gần đến thời kì thu hoạch. Một hôm Nga thấy cô  Hà bón đạm cho rau để cho rau xanh tươi hơn. Tuy nhiên, được 4 ngày sau Nga  lại thấy cô hái rau đưa ra chợ bán. Nga liền hỏi sao cô mới bón đạm cho cây  được mấy ngày đã đem bán. Cô Hà liền nói cô chỉ bón đạm cho cây chứ có dùng  thuốc gì đâu mà sợ cháu. Nếu gặp tình huống này em sẽ làm như thế nào? Khi  sử dụng các loại phân bón hóa học chúng ta cần lưu ý gì? Trả lời: Chúng ta nên khuyên cô Hà dừng việc bán rau lại vì những loại phân  bón hóa học này khi mới bón thì cây hấp thụ chưa chuyển hóa hết nên còn dư  lượng nitrat tích lũy nhiều trong rau nên người sử dụng ăn vào sẽ ảnh hưởng  đến gan, thận và dùng lâu ngày có thể sẽ dẫn đến ung thư. Khi sử dụng các loại phân bón hóa học cho rau cũng như các loại cây trồng  chúng ta cần chú ý dùng lượng vừa đủ, và phải để từ 7­> 10 ngày trở đi mới đưa  vào sử dụng. Ví dụ 6: Khi dạy bài phân bón hóa học – hóa học 11giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng phân urê để bảo quản thịt cá tươi lâu là phương pháp được sử  dụng phổ biến hiện nay. Em hãy cho biết việc làm này có đúng không? Nó ảnh  hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Trả lời: Việc làm này là không nên vì khi ăn các loại thịt cá có chứa dư lượng  phân urê, người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng dữ  dội, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần…rất nguy hiểm. Còn nếu ăn phải thường  xuyên về lâu dài sẽ bị ngộ độc mãn tính với các triệu chứng như đau đầu, nhức  mỏi cơ thể, giảm trí nhớ, mất ngủ kéo dài… Ví dụ 7: Khi dạy phần ankin hóa học 11 giáo viên đưa ra tình huống sau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2