Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lập dự án dạy học phần 3 - Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Lập dự án dạy học phần 3 - Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm điều tra thực trạng về sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở trường THPT; Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh học vi sinh vật; Sinh học 10 để xác định các dự án cần thực hiện; Xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo dự án nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lập dự án dạy học phần 3 - Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT C2-3 VĨNH PHÚC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Lập dự án dạy học phần 3- Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh. Tác giả sáng kiến: Vũ Thu Trang * Mã sáng kiến: 04.56.02 NĂM HỌC: 2020 - 2021
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Lập dự án dạy học phần 3- Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh. Tác giả sáng kiến: Vũ Thu Trang * Mã sáng kiến: 04.56.02 NĂM HỌC: 2020 - 2021 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu : Trong bối cảnh xã hội đang vận động không ngừng đòi hỏi con người phải chủ động, sáng tạo, có kiến thức, kỹ năng và năng lực tự học suốt đời. Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.”. Vì vậy, người thầy trong thời đại ngày nay phải biết lựa chọn những phương pháp dạy học tích cực, đổi mới nhằm phát huy năng lực của người học, gắn hoạt động học tập với đời sống thực tế trong xã hội. Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong nhà trường giúp học sinh sử dụng những tư duy bậc cao trong bối cảnh thực tế, gắn liền lý thuyết và thực hành, gắn nhà trường với xã hội. Trong quá trình dạy học Sinh học 10, thông qua những dự án học tập, bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp các em tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và tích cực phát huy năng lực tự học cho HS. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Lập dự án dạy học phần 3- Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh.” 2. Tên sáng kiến: Lập dự án dạy học phần 3- Sinh học 10: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Vũ Thu Trang - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT C2-3 Tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 039 848 7585 E_mail: vuthutrang.dtnt@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Vũ Thu Trang – Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc 2
- 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 5.1 Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến: Sinh học 10 5.2 Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: - Nghiên cứu tổng quan, cơ sở lí luận về dạy học dự án, tự học và năng lực tự học - Điều tra thực trạng về sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở trường THPT - Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 để xác định các dự án cần thực hiện - Xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo dự án nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS - Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của dạy học dự án đến phát triển năng lực tự học của HS 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 3/2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: LẬP DỰ ÁN DẠY HỌC PHẦN 3- SINH HỌC 10: SINH HỌC VI SINH VẬT NHẰM HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH. 1. Cấu trúc nội dung chương trình sinh học 10 1.1. Cấu trúc nội dung chương trình sinh học phổ thông Chương trình sinh học 10 được xây dựng trong mạch lí thuyết phát triển đồng tâm khái niệm. Do đó có những khái niệm đã được tìm hiểu ở lớp 6, 7, 8, 9 lên lớp 10 lại được bổ sung dấu hiệu để hoàn thiện hơn, thậm chí nó còn được phát triển tiếp lên lớp 11, 12. Chương trình sinh học 10 được chia làm 3 phần: Phần một – Giới thiệu chung về thế giới sống như một bức tranh tổng thể khái quát hóa các đặc điểm của thế giới sống. Phần hai “Sinh học tế bào”, xem xét tế bào là đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật, phần này giúp HS nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tế bào làm bộc lộ những đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản. Phần ba “Sinh học vi sinh vật” , thông qua nghiên cứu hoạt động sống của đối tượng VSV như một mốc tổ chức chuyển tiếp từ cấp độ tế bào lên cấp độ cơ thể của sự sống. Những nội dung kiến thức thuộc phần Vi sinh vật trong sách giáo khoa lớp 10 và mục tiêu dạy học phần này không quá đi sâu về cơ chế hoạt động mà chủ yếu là ứng dụng các dạng hoạt động sống trong tự 3
- nhiên, mang lại lợi ích cho con người và tìm hiểu nhóm VSV ảnh hưởng có hại đến con người, từ đó giúp cho HS nhận thức hợp lí, hiểu được sự tồn tại tự nhiên của thế giới sống và xác định được vai trò tự nhiên, vai trò xã hội của con người. Nội dung học tập phần VSV lớp 10 chủ yếu đề cập đến sự tồn tại của tế bào VSV ở cấp độ cơ thể, nó là cầu nối giữa tế bào với cơ thể đa bào, là phần được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn cuộc sống như việc chế biến thức ăn, nuôi cấy VSV có ích, nhận biết VSV có hại trên cơ thể người, xác định nguồn gốc bệnh truyền nhiễm, các biện pháp phòng tránh. Đây là những kiến thức không xa lạ với HS và HS có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn tư liệu, hòa nhập được vào cuộc sống thực nên toàn bộ nội dung trong phần 3 có thể xây dựng và tổ chức ạy học theo dự án. 1.2. Nội dung học tập có thể triển khai dạy học theo dự án Tôi đề xuất một số nội dung có thể triển khai phương pháp DHTDA như sau: Bảng 2.2. Nội dung học tập có thể triển khai dạy học theo dự án Chương 1. Chuyển hóa - Xác định hệ vi sinh vật khoang vật chất và năng lượng miệng của vi sinh vật Phần 3. Sinh - Nuôi cấy VSV để tạo thành Chương 2. Sinh trưởng và học vi sinh vật sản phẩm ứng dụng của kĩ thuật sinh sản của lên men Chương 3. Virut và các - Sản xuất các sản phẩm lên men bệnh truyền nhiễm 2. Tổ chức dạy học theo dự án 2.1. Các giai đoạn dạy học theo dự án Giai đoạn chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị hồ sơ bài dạy Bước 1: Xác định các chủ đề và mục tiêu của dự án: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình môn học để tìm ra nội dung có các hoạt động thí nghiệm và liên hệ thực tế → Xác định chủ đề của dự án. - Mục tiêu của dự án: gắn liền với mục tiêu cần đạt được của môn học về các chuẩn nội dung kiến thức, kỹ năng nhất là tư duy bậc cao cần đạt được, lựa chọn các dự án hướng tới sự kết nối lý thuyết với thực hành, thí nghiệm, liên hệ với thực tế đời sống. Bước 2. Thiết lập bộ câu hỏi khung: Bộ câu hỏi khung là bộ câu hỏi giúp định hướng xuyên suốt dự án, phát triển tư duy ở các cấp độ. Bộ câu hỏi là những câu hỏi mở khuyến khích HS suy nghĩ sâu để tìm câu trả lời, từ đó tạo hứng thú học tập cho các em. Bộ câu hỏi 4
- này giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề không bị lan man, chệch hướng và hướng vào mục tiêu chung của dự án. Bộ câu hỏi khung bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát: giới thiệu ý tưởng xuyên suốt dự án, là cầu nối giữa các bài, các chương trong môn học hay tích hợp giữa các môn học khác nhau. Câu hỏi khái quát được đưa ra đầu tiên và có tính hấp dẫn và thách thức người học, thường là những câu hỏi lớn của nhân loại. Câu hỏi này kích thích người học phải tư duy bậc cao, áp dụng những kinh nghiệm thực tế của mình để phân tích vấn đề và tìm câu trả lời. Câu hỏi bài học: là những câu hỏi bó hẹp trong một chủ đề, nội dung môn học cụ thể. Câu hỏi bài học kích thích thảo luận hỗ trợ cho câu hỏi khái quát, khuyến khích khám phá, duy trì hứng thú của HS. Câu hỏi nội dung: là những câu hỏi có câu trả lời rõ ràng, giúp HS xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu” và “khi nào” sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học cụ thể. Bước 3. Lập kế hoạch đánh giá: Xác định phương pháp đánh giá những hoạt động của HS trước, trong và sau khi thực hiện dự án . - Trước khi thực hiện dự án: đưa ra những câu hỏi nhằm đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS, từ đó lên kế hoạch dự án. - Trong quá trình thực hiện dự án: Tập trung đánh giá những yếu tố sau: + HS hướng đến các mục tiêu như thế nào + Tiến trình thực hiện: đánh giá khả năng tư duy, sử dụng các thông tin hiệu quả, tiến hành các điều tra, phỏng vấn hay làm thí nghiệm,… + Sự tiếp thu kiến thức từ những hoạt động của dự án + Sự hợp tác nhóm và sự thực hiện công việc của từng cá nhân - Sau khi thực hiện dự án: + Đánh giá các sản phẩm của HS + Đánh giá những kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS đạt được sau khi thực hiện dự án. Lưu ý trong quá trình đánh giá giáo viên nên đưa ra những tiêu chí đánh giá rõ ràng và tạo cơ hội cho HS tham gia vào quá trình đánh giá. Tự đánh giá giúp HS tự kiểm soát được việc học của mình, biết mình đang ở đâu trên con đường thực hiện mục tiêu học tập của mình. Và trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên phải thường xuyên đưa ra những phản hồi cho HS để có thể kịp thời điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. 5
- Bước 4: Thiết kế các hoạt động Giáo viên sẽ xây dựng các tình huống để tạo cơ hội học tập phong phú cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu học tập. Giáo viên phải làm thế nào để cuốn hút học sinh tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ học tập khác để trả lời các câu hỏi khung, liên hệ được với cuộc sống bên ngoài lớp học và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống thực. Giai đoạn 2: Giai đoạn lên lớp + Giáo viên nêu vấn đề để HS hình thành ý tưởng dự án, sau đó xác định các chủ đề của dự án. + Phân công chủ đề cho từng nhóm (số người trong nhóm tùy theo dự án lớn hay nhỏ). Định hướng sự hợp tác nhóm và phân công công việc trong nhóm. + Gợi ý hướng giải quyết vấn đề cho từng nhóm: cơ sở để giải quyết vấn đề này là gì? Muốn giải quyết vấn đề này thì ta phải làm gì? (thu thập thông tin, điều tra, khảo sát, thực hành thí nghiệm,…),… + Giới thiệu các tiêu chí đánh giá trong bản đánh giá được giáo viên chuẩn bị trước. Với bản đánh giá này, HS có thể tự đánh giá, theo dõi được những hoạt động của nhóm mình, giúp các nhóm bám sát mục tiêu của dự án, không chệch hướng và biết mình phải làm gì. Giáo viên cũng sẽ sử dụng bản đánh giá này để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự án của HS. Giai đoạn 3: Giai đoạn thực hiện dự án Các nhóm lập kế hoạch phân chia công việc cho từng thành viên: - Thực hiện các nhiệm vụ trong dự án - Thảo luận nhóm trong quá trình thực hiện: những khó khăn và giải pháp - Trao đổi với giáo viên khi cần thiết Giai đoạn 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm Từng nhóm trình bày về dự án của mình và giới thiệu sản phẩm thu được. Sản phẩm thường là: 1 tờ rơi, 1 bài trình chiếu, 1 trang web và các sản phẩm khác… Giai đoạn 5: Đánh giá - Các nhóm tự đánh giá - Các nhóm đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 2.2. Quy trình xây dựng một dự án học tập cụ thể. 2.2.1. Quy trình Quy trình xây dựng một dự án học tập cụ thể gồm 6 bước sau: 6
- 2.2.2. Phân tích quy trình Bước 1. Xác định tên chủ đề Giáo viên căn cứ vào nội dung tri thức phần VSV trong sách giáo khoa sinh học 10. Bài 22, 23, 24, 25, 27, 28 có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu để HS thực hiện hoạt động nuôi cấy VSV thì tri thức lí thuyết sẽ được tường minh. Vì thông qua hoạt động này học sinh sẽ dễ dàng nhận ra yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ cần tỉ lệ nguyên liệu bị sai hoặc thay đổi nhiệt độ thì sản phẩm sẽ bị hỏng. Khi xác định được thời gian để hoàn thành một sản phẩm thì HS phải tìm cách giải thích được tốc độ và các giai đoạn sinh trưởng của VSV, tùy theo sản phẩm lên men HS tự tìm hiểu nguyên liệu và quá trình chuyển hóa vật chất (tổng hợp, phân giải) mà VSV đó tham gia. Kết hợp với thực tiễn địa phương, khả năng nhận thức của HS để thiết lập chủ đề. Chủ đề : Sản xuất một số sản phẩm ứng dụng của kĩ thuật lên men (sản phẩm có thể là sữa chua, dưa chưa, kim chi, tương..........) ( Dự án này nhằm hiện thực hóa nội dung bài 22,23,24,25,27, 28 trong sách giáo khoa sinh học 10). Bước 2. Xác định những nội dung liên quan Lấy tên chủ đề làm từ khóa, vẽ sơ đồ tư duy hay bản đồ khái niệm về những nội dung kiến thức liên quan đến chủ đề 7
- Sơ đồ 2.1. Nội dung kiến thức liên quan đến chủ đề sản phẩm lên men Bước 3. Dự kiến nguồn tài liệu Những tài liệu có liên quan đến quá trình chế biến những sản phẩm lên men. - Trang Web http://idoc.vn/tai-lieu/bai-bao-cao-quy-trinh-len-men-sua-chua.html http://tailieu.vn/tag/quy-trinh-len-men-sua-chua.html - Sách tham khảo + Mai Sỹ Tuấn (Chủ biên) (2013), Thực hành sinh học trong trường phổ thông, NXB Giáo Dục Việt Nam. + Lê Gia Huy (Chủ biên) (2010), Cơ sở công nghệ vi sinh vật và ứng dụng, NXB Giáo Dục. Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi Bảng 2.3. Bộ câu hỏi của chủ đề sản phẩm lên men T Mục tiêu Câu hỏi TT 1Xác định được đặc điểm (hình Làm thế nào để xác định được tên, 1 thái, cấu tạo) cơ bản của VSV hình thái, cấu tạo tế bào của VSV được được nuôi cấy nuôi cấy? 2Xác định được yếu tố ảnh Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình 2 hưởng đến quá trình nuôi cấy nuôi cấy và ảnh hưởng như thế nào? 3Nêu được sự sinh trưởng và Trong nuôi cấy không liên tục quần 3 phát triển của quần thể VSV thể VSV trải qua quá trình sinh trưởng, 8
- trong nuôi cấy không liên tục? phát triển như thế nào? 4Xác định được cơ chế chuyển Quá trình chuyển hóa hóa học cơ bản hóa hóa học diễn ra trong quá nào được diễn ra để tạo thành sản trình nuôi cấy VSV phẩm? 4 (Cơ sở khoa học của quá trình phân giải đường cacbonhidrat, protein) 5Sản phẩm phải sử dụng được Làm thế nào để sản phẩm thơm, ngon, 5 đẹp mắt, giá thành hợp lí 6Giải thích hiện tượng thực tế - Sữa chua mua ở siêu thị là sản phẩm lên men tương ứng với giai đoạn nào trong quá trình nuôi cấy VSV. Vì sao 6 hạn sử dụng sữa chua Vinamilk có thể đến 45 ngày trong điều kiện bảo quản là 6 – 80C - Muốn dưa cải chóng chua thì nên làm thế nào? Vì sao có các cách làm đó ? - Dưa khú là hiện tượng gì? Để dưa không khú thì làm thế nào ? 7 kĩ năng báo cáo trong quá Các kĩ năng để tạo ra một báo cáo có chất Có 7 trình học tập lượng và mang tính khoa học là gì ? Bước 5: Kế hoạch hoạt động Tổng thời gian là 5 tuần để thực hiện dự án. Theo phân phối chương trình sẽ có 5 tiết học trên lớp (môn sinh: mỗi tuần 1 tiết) . Tiết học trên lớp có nội dung và các hoạt động cụ thể như sau: Tiết 1: Giới thiệu dự án học tập, yêu cầu về sản phẩm cuối cùng (một tập san hiển thị nội dung học tập, 1 bài báo cáo powerpiont hoặc poster, 1 loại sản phẩm len men cho mỗi nhóm), xây dựng nhóm học tập, thống nhất cách liên lạc giữa GV với HS, giữa HS và HS. Phát tiêu chí đánh giá, bộ câu hỏi cho từng nhóm HS. Tiết 2: Kiểm tra sự phân công hoạt động học tập của nhóm trưởng. Đôn đốc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập của từng cá nhân. Giải đáp thắc mắc. Nội dung học tập HS cần đạt được: - Biết và thực hiện được qui trình làm sữa chua - Xác định được đặc điểm (hình thái, cấu tạo) của VSV được nuôi cấy - Liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy. - Xác định được cơ chế chuyển hóa hóa học diễn ra trong quá trình nuôi cấy VSV * Bản chất của quá trình lên men và đông tụ của sữa chua - Lên men lactic là quá trình quan trọng nhất trong sản xuất sữa chua. 9
- C12H22O11+ H2O C6H12O6 + C6H12O6 Lactoza Glucoza fructoza C6H12O6 CH3-CO-COOH Glucoza axit pyruvic CH3-CO-COOH CH3-CHOH-COOH Axit piruvic Enzim lactodehydrogenaza axit lactic - Các vi khuẩn lactic ngoài việc tạo thành axit lactic còn tạo thành chất thơm. Thường khi kết thúc quá trình lên men, pH đạt 4,2-4,3 là điểm đẳng điện của protein sữa làm cazein bị đông tụ. Các cazein canxi phân tán đều trong dịch sữa. Sự có mặt của acid lactic sẽ gây ra phản ứng tạo acid cazeinic không hoà tan, nhờ đó sữa từ dạng lỏng chuyển thành dạng đông tụ. NH2–R(COO)2Ca + 2CH3–CHOH–COOH NH2–R(COOH) 2 + (CH3–CHOH–COO)2Ca Trong các sản phẩm lên men có thể tìm thấy nhiều hỗn hợp giống men khác nhau tuỳ theo thời tiết, mùa vụ mà làm thay đổi tính chất của sản phẩm. Do đó để điều khiển quá trình lên men cần cấy vào sữa giống men sử dụng đặc trưng cho sản phẩm. Tiết 3: Giải đáp thắc mắc, đăng kí thời điểm báo cáo, nộp nội dung báo cáo bản Word cho giáo viên trước tiết 4. Nội dung học tập HS cần đạt được: - Phân tích được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của VSV trong nuôi cấy không liên tục - Giải thích được hiện tượng thực tế (Những câu hỏi ở số thứ tự 6, bước 4- Xây dựng câu hỏi) Tiết 4: Báo cáo phần nội dung dự án bằng Power Point và mang sản phẩm đến lớp Tiết 5: Báo cáo (tiếp) sau đó tổng kết đánh giá. Khoảng thời gian giữa các tiết học trên lớp HS chủ động thực hiện các hoạt động học tập theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo kế hoạch thực hiện mà HS đã được phân công từ tiết 1. Bước 6: Dự kiến đánh giá - Xây dựng phiếu đánh giá phù hợp với quá trình học tập theo dự án - Hình thức thực hiện: phát cho HS các phiếu để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng - Kết quả đánh giá mà từng nhóm HS nhận được sẽ là Điểm số (A) = (Điểm do GV chấm + Điểm do HS chấm) /2 + điểm thưởng 2.3. Các dự án học tập được xây dựng Tôi đã xây dựng được một số dự án học tập trong phần ba: Sinh học vi sinh vật như sau: 10
- Bảng 2.4. Các dự án học tập được xây dựng Tiết Bài trong sách thực Tên dự án giáo khoa hiện Dự án 1: Sản xuất một số sản phẩm ứng 22,23,24, 5 dụng của kĩ thuật lên men (sữa chua, dưa chưa, 25,27 kim chi, nem chua, tương....) 22, 26, 28 3 Dự án 2: Xác định hệ vi sinh vật khoang miệng để đưa ra khuyến cáo về nguy cơ viêm họng, sâu răng của học sinh. Ví dụ: Dự án sản xuất một số sản phẩm ứng dụng của kĩ thuật lên men (sữa chua, dưa chưa, kim chi, nem chua, tương....) Hoạt động 1: Tổ chức, giới thiệu (tuần 1) 1. Giáo viên giới thiệu dự án - GV giới thiệu chủ đề của dự án và mục tiêu HS phải đạt được sau khi thực hiện dự án. - Hàng tuần, các nhóm phải họp và đánh giá hoạt động và ghi vào biên bản làm việc nhóm - Phát kế hoạch học tập và tiêu chí đánh giá - Giới thiệu nguồn tài liệu. 2. Phân công nhiệm vụ 2.1 Nhiệm vụ chung HS trong lớp được chủ động tham gia vào các Ban thực hiện dự án: - Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị máy chiếu, máy tính, dẫn chương trình. - Thiết kế, thực hiện các sản phẩm học tập như báo cáo (Powerpoint) hoặc poster, tập san, sản phẩm sữa chua hoặc dưa chua. - Giới thiệu (công bố) kết quả của dự án 2.2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm học tập - Một lớp được chia thành nhiều nhóm học tập, mỗi nhóm có 4 đến 6 thành viên. - Từng thành viên của nhóm học tập ngoài việc thực hiện nhiệm vụ học tập còn phải thực hiện các nhiệm vụ chung. -Ví dụ: Phân công nhiệm vụ trong nhóm học tập lớp 10A1 Người chịu trách nhiệm Nội dung công việc chính - Thống nhất với nhóm về kế hoạch hoạt động. - Xác định được cơ chế chuyển hóa hóa học diễn ra trong quá trình nuôi cấy VSV - Hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu của dự án. - Tìm hiểu và phổ biến trong nhóm qui trình làm sữa chua 11
- - Nêu được sự sinh trưởng và phát triển của quần thể VSV trong quá trình làm sữa chua. - Thực hành làm sản phẩm - Thuyết trình báo cáo. - Trả lời được sữa chua mua ở siêu thị là sản phẩm lên men tương ứng với giai đoạn nào trong quá trình nuôi cấy VSV. Vì sao hạn sử dụng sữa chua Vinamilk có thể đến 45 ngày trong điều kiện bảo quản là 6 – 80C - Thực hành làm sản phẩm - Xác định đượcđặc điểm (hình thái, cấu tạo) cơ bản của VSV được nuôi cấy - Thực hành làm sản phẩm - Xác định được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy - Thực hành làm sản phẩm - Báo cáo kết quả thực hiện - Thực hành làm sản phẩm 3. GV hướng dẫn HS lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án. - Các nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án: Kế hoạch chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của GV. - GV giải đáp những thắc mắc từ phía HS về các vấn đề của dự án và hẹn lịch làm việc tiếp theo với HS. - GV đánh giá việc lập kế hoạch của HS vào phiếu đánh giá Hoạt động 2: Triển khai dự án (tuần 2, 3, 4) 1. Học sinh làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với các nhiệm vụ đã đặt ra: - Tìm hiểu qui trình làm sữa chua, thực hành làm sữa chua - Liệt kê điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển VSV trong quá trình nuôi cấy - Giải thích được cơ sở khoa học của quá trình làm sữa chua - Giải thích được hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình nuôi cấy VSV - Trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi 2. Phân tích, xử lí dữ liệu: - Tập hợp tài liệu đã thu thập về qui trình làm sữa chua, cơ sở khoa học của quá trình lên men Lactic để đưa ra nhận xét định tính, định lượng liên quan đến nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm,hình thức chế biến, …cũng như ảnh hưởng của các yếu tố đến sự sinh trưởng và phát triển của VSV khi nuôi cấy. - Đưa ra được những giải pháp tốt để làm được sữa chua ngon, đẹp mắt. 12
- - Sử dụng phần mềm word để xử lí thông tin, phần mềm Power point để làm tập san, bài thuyết trình và báo cáo. 3. Thiết kế, thực hiện sản phẩm dự án: Thiết kế, biên tập tập san, bài báo cáo. Thực hành làm sữa chua để có sản phẩm. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dự án: - GV theo dõi, đôn đốc HS, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện. (2 lần /1 tuần) - Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc (kết quả) trung gian đã thực hiện được. - GV gặp HS theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ HS về công nghệ, hướng dẫn HS viết báo cáo, trình bày báo cáo. - GV và HS có thể trao đổi thông tin qua nhiều hình thức: qua email, điện thoại, facebook, .. - Trong quá trình diễn ra hoạt động ngoài trường học, GV sẽ đóng vai người quan sát, người hỗ trợ và chuyên gia cố vấn hoạt động học tập. Trong quá trình thực hiện dự án HS đã đặt ra các câu hỏi sau: - Trong các nguyên liệu làm sữa chua, nguyên liệu nào làm tốt nhất? - Phân biệt 3 loại sản phẩm siro, sữa chua, rượu vang? - Để dưa cải nhanh chua thì làm như thế nào? - Vi khuẩn Lactic còn có thể chuyển hóa những loại cơ chất nào? Các câu hỏi này được thảo luận ở trên lớp rồi đi đến câu trả lời. Hoạt động 3: Kết thúc, đánh giá và tổng kết dự án (tuần 5) 1. Báo cáo kết quả thực hiện dự án - Thời gian và địa điểm báo cáo: Tại lớp (Bố trí 2 tiết liền kề) - Các nhóm trình bày nội dung hoạt động dự án trong buổi báo cáo với vai trò là ban tổ chức, báo cáo viên, người phản biện. 2. Đánh giá - HS các nhóm tham gia đánh giá, nhận xét, góp ý kết quả, sản phẩm của các nhóm khác thông qua các phiếu đánh giá - GV tổng hợp kết đánh giá quá trình thực hiện dự án của từng nhóm và dự kiến công bố kết quả cuối cùng. 3. Tổng kết dự án - Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp tích cực. - GV tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung, đánh giá quá trình làm việc thực hiện dự án của từng nhóm, đánh giá kết quả học tập theo các sản phẩm sau: + Tập san: Dưới dạng file (Word) , bản in trên giấy khổ A4 không quá 20 trang (bao gồm cả hình ảnh) + Báo cáo trình chiếu bằng phần mềm Power Point hoặc poster + Sản phẩm sữa chua 13
- Công bố kết quả hoạt động của từng nhóm (Điểm trung bình theo phiếu đánh giá và nhận xét) Ví dụ: Nhóm 1- Hoa hướng dương, 10 A1 Điểm (Điểm GV chấm + Điểm HS chấm) /2 + điểm thưởng = (8.5 + 8.5) /2 + 1= 9.5 Nhận xét Trình bày thiếu phần nuôi cấy không liên tục nhưng có nội dung trình bày miệng. Bốn thành viên trong nhóm cùng đứng lên mô tả và trả lời các câu hỏi của các bạn nhóm khác. Hoạt động này biểu hiện sự đoàn kết, thống nhất, hợp tác ăn ý trong học tập. Sáng tạo trong báo cáo. Trả lời câu hỏi tự tin, đúng. Sản phẩm lên men đúng tiến độ, chất lượng, hấp dẫn. 3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh khi tổ chức dạy học theo dự án 3.1. Câu hỏi bài tập Để đánh giá mức độ tiếp thu tri thức, kĩ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo của người học, tôi thiết kế các bài tập định tính để học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà phải sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, giải đáp được vấn đề đặt ra một cách có căn cứ khoa học chặt chẽ và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể. Trong mỗi bài kiểm tra có những câu hỏi để đánh giá sự ghi nhớ nội dung kiến thức vừa trải qua, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo của người học thông qua quá trình HS chủ động thực hiện các phép suy luận lôgic mới có thể tự lực tìm ra những phương án tốt nhất để giải quyết yêu cầu của đề bài. Ví dụ: bài kiểm tra có nội dung kiến thức thuộc chủ đề “Sản xuất một số sản phẩm ứng dụng của kĩ thuật lên men”: Câu hỏi Đánh giá năng lực của người học Câu 1 (2 điểm): Em hãy gọi tên, chú Khả năng ghi nhớ của HS. thích đầy đủ hình thái, cấu tạo của vi (Thông qua quan sát tranh ảnh, thực khuẩn lactic. hành hoặc đã từng vẽ) Câu 2(6 điểm): Làm sữa chua có phải Biết suy đoán để lựa chọn nội dung là quá trình nuôi cấy VSV (Vi khuẩn đúng, khi hiểu rõ bản chất khái niệm lactic) không liên tục không ? Vì sao? nuôi cấy không liên tục thì sẽ trả lời được câu hỏi vì sao. Hãy vẽ đường cong sinh trưởng của Khả năng ghi nhớ của HS hình thức nuôi cấy này? Em hãy dự đoán nếu bổ sung thêm Suy luận logic để giải quyết vấn đề, 14
- sữa vào thời điểm cuối pha cân bằng có thể xuất hiện ý tưởng mới của thì pha này có thể chuyển thành pha người học. lũy thừa không? Vì sao? Câu 3 (2 điểm): Em hãy liệt kê, phân Suy luận để dự đoán vấn đề, có thể tích những điều kiện thuận lợi ảnh nảy sinh sáng tạo trong quá trình suy hưởng trực tiếp đến sản phẩm lên luận. Nhưng nếu HS đã từng thực men của vi khuẩn lactic. Để cho sản hành nhiều lần thì câu hỏi này chỉ là phẩm có màu, thêm mùi thơm em có ghi lại kết quả trong thực tế và vấn đề thể bổ sung thêm chất gì? Nêu ví dụ? đã được giải quyết, sáng tạo trong thực tiễn. 3.2. Hồ sơ học tập Hồ sơ học tập trong nghiên cứu này là tập hợp các bảng, biểu, phiếu đánh giá ghi chép của GV và HS được thực hiện trong suốt tiến trình học tập của HS với mục đích làm minh chứng để đánh giá toàn bộ quá trình học tập, sự tiến bộ bằng những hoạt động đã làm và những sản phẩm cụ thể. Hồ sơ học tập bổ sung cho sự đánh giá những thuộc tính khó như khả năng sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp hay kĩ năng tự điều chỉnh trong học tập. Căn cứ vào những minh chứng đó để tôi đánh giá sự thay đổi về biểu hiện của năng lực của học sinh. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học dự án, tự học và năng lực tự học - Điều tra thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy Sinh học ở trường THPT - Xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo dự án - Xây dựng một số dự án phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - Sáng kiến còn có khả năng áp dụng cho toàn bộ học sinh khối 10 các trường THPT trên địa bàn tỉnh 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 9.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, các buổi hội thảo đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: Máy tính, máy chiếu, quay phim, chụp ảnh… 15
- 9.2. Đối với giáo viên: Không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho học sinh. 9.3. Đối với học sinh: Có ý thức trách nhiệm, tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: * Nội dung thực nghiệm Bảng 10.1. Danh sách các dự án được thực nghiệm Bài trong SGK Tiết thực hiện Tên dự án Dự án 1: Sản xuất một số sản phẩm ứng 22,23,24, dụng của kĩ thuật lên men (sữa chua, dưa 25,27 5 chua, kim chi, nem chua, tương ....... ) Dự án 2: Xác định hệ vi sinh vật khoang miệng để đưa ra khuyến cáo về nguy cơ 22,26,28 3 viêm họng, sâu răng của học sinh. * Phương pháp thực nghiệm Tôi chọn 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng. Sau đó, tiến hành kiểm tra, điều tra qua phiếu hỏi và so sánh kết quả đạt được của 2 lớp. Bảng 10.2. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng STT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 10 A1 10 A3 10 A2 10 A4 * Kết quả thực nghiệm Để xác định sự phân bố kết quả học tập theo từng điểm Xi, tôi trình bày số liệu trong bảng 3.5, biểu đồ 3.1 Bảng 10.3: Tỉ lệ % HS đạt điểm Xi của các bài kiểm tra ở lớp ĐC và lớp TN 16
- Bài kiểm tra số 1(%) Bài kiểm tra số 2(%) Điểm Xi ĐC TN ĐC TN 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 0 0 0 0 6 9,09 5,63 7,84 2,82 7 27,3 14,1 23,5 11,3 8 30,9 39,4 37,3 38 9 30,9 36,6 35,3 42,3 10 1,82 4,23 3,92 5,63 Biểu đồ 10.1: Biểu đồ tần xuất phân phối điểm Xi của từng bài kiểm tra Kết quả bảng 10.3 đã phản ánh qua mỗi bài kiểm tra thì tỉ lệ HS ở cả lớp ĐC và lớp TN đạt mức khá giỏi đã tăng lên và tỉ lệ HS ở mức TB, yếu đã giảm xuống. Điều này có thể giải thích là do HS lớp 10 đã dần quen với phong cách học của cấp học mới và các em đã chủ động, tự giác hơn trong quá trình học tập. Và nhìn biểu đồ 10.1, ta nhận thấy cả ở 2 lần kiểm tra thì điểm ở nhóm thực nghiệm đều cao hơn so với nhóm đối chứng. Sau một quá trình học tập theo phương pháp dự án thì biểu hiện về: khả năng điều chỉnh trong học tập, kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng đánh giá theo đánh giá của HS không thay đổi lớn còn những biểu hiện khác là: Lập kế hoạch, sáng tạo, kĩ năng thực hành là thay đổi tích cực. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức, sáng kiến còn giúp các em học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống có ý nghĩa và làm việc hiệu quả. 17
- Cần phát huy, mở rộng và xây dựng nhiều loại trò chơi học tập để áp dụng trong dạy học. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Trường THPT DTNT Đồng Tâm, Vĩnh Yên, Sinh học 10 tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc ......., ngày.....tháng......năm...... ........, ngày.....tháng......năm...... Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 02 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG năm 2021 Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Vũ Thu Trang 18
- Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ/cụm từ viết tắt Chữ/cụm từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 THPT Trung học phổ thông 4 DHTDA Dạy học theo dự án 5 PPDH Phương pháp dạy học 6 DAHT Dự án học tập 7 NL Năng lực 8 NLTH Năng lực tự học 9 VSV Vi sinh vật 10 SGK Sách giáo khoa 11 SH Sinh học 12 TN Thực nghiệm 13 ĐC Đối chứng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và phương pháp giải bài tập nhiệt Vật lý 10 về chất khí
33 p | 576 | 92
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử
22 p | 102 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 30 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông
12 p | 124 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ bằng phương pháp tranh biện nhằm phát huy năng lực học sinh
27 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số biện pháp giúp học sinh THPT Thành Phố Điện Biên Phủ yêu thích và phát triển tư duy lập trình Python - Tin học 10, sách kết nối tri thức với cuộc sống
46 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng giảng dạy giải thuật và lập trình về quay lui và quy hoạch động cơ bản
58 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số công cụ công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á- Lịch sử 11 ở trường THPT Đô Lương 1
71 p | 3 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng PPDH nghiên cứu điển hình nâng cao chất lượng dạy học Lập trình cho học sinh tham gia đội dự tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học
35 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng lập trình Môn Tin học 11 cho học sinh qua cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp
25 p | 1 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lập công thức liên hệ giữa hiệu suất và công suất để giải bài toán truyền tải điện
21 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn