Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học phần lập trình THPT
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xây dựng hệ thống đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ học sinh trong học lập trình ở bậc THPT. Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, để hỗ trợ, giáo dục học sinh tiến bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học phần lập trình THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN LẬP TRÌNH THPT Lĩnh vực: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN LẬP TRÌNH THPT Lĩnh vực: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN Người thực hiện: HỒ ĐÌNH THƯỜNG Tổ: TOÁN - TIN – VP Điện thoại: 0976465759 Nghệ An, 3/2021
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1 3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2 4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2 5 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 2 PHẦN II: NỘI DUNG I Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp sáng kiến......................... 3 II Nghiên cứu về hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phẩm chất năng lực môn tin học phần lập trình .................. 5 1. Nghiên cứu về hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá học tập giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. ........................ 5 1.1 Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh THPT ..................................................................................... 5 1.2 Hình thức đánh giá thường xuyên ......................................................... 5 1.3 Hình thức đánh giá định kỳ ................................................................... 5 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh. .................................................................................. 6 2.1 Phương pháp kiểm tra viết .................................................................... 6 2.2 Phương pháp quan sát ........................................................................... 6 2.3 Phương pháp hỏi đáp ............................................................................ 6 2.4 Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập..................................................... 6 III. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh................................................ 7 1. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá học sinh theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh......................................... 7 1.1 Khái niệm về đường phát triển năng lực ............................................. 7 1.2 Xác định đường phát triển năng lực chung .......................................... 7 2. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua đánh giá kết quả hình thành các năng lực đặc thù ................... 7 3. Xác định đường phát triển năng lực đặc thù môn tin học ...................... 8 3.1 Xác định chủ đề của phần học lập trình, xác định yêu cầu chung cần đạt mỗi chủ đề .................................................................................. 8
- 3.2 Tạo bảng xác định yêu cầu cần đạt phân chia theo mức độ biểu hiện của mỗi năng lực đặc thù trong mỗi chủ đề ..................................... 8 3.3 Phân tích công cụ đánh giá, hướng thu thập minh chứng đánh giá cho từng chủ đề....................................................................................... 9 4. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................. 10 4.1 Xác định các tiêu chí, cách đánh giá từng tiêu chí trong hồ sơ theo dõi đánh giá năng lực học sinh .............................................................. 10 4.2 Tiến hành thực nghiệm, khảo sát trên học sinh khối 10, khối 11, tại trường THPT Quỳnh Lưu 4, thu thập các nguồn minh chứng thực nghiệm .................................................................................................. 11 IV. Kết quả sau khi thực hiện sáng kiến ..................................................... 21 PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Một số kết luận: .......................................................................................... 25 2 Một số kiến nghị: ....................................................................................... 25 Tài liệu tham khảo: ...................................................................................... 26
- PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục có mục đích cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của học sinh và vì sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Hiện nay, bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư số 32/2020/TT-BDĐT ngày 15/9/2020 ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường có nhiều cấp học, trong đó có điều 22 quy định về Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Đặc biệt, thông tư số 26/2020/TT-BDĐT ngày 26/8/2020 sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá xếp loại học sinh cơ sở và học sinh THPT kèm theo thông tư 58/2011/TT-BDĐT. Trong đó điểm chuyển biến mới ở cấp THPT là chuyển từ đánh giá bằng cho điểm sang đánh giá bằng kết hợp giữa đánh giá cho điểm và đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ của học sinh, nghĩa là các đánh giá nhận xét phải mang tính định lượng. Trong quá trình thực hiện, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong các cách thức triển khai đánh giá, thu thập minh chứng để đánh giá học sinh, cũng như đưa ra các phương pháp giáo dục thích hợp để hỗ trợ học sinh tiến bộ. Ngoài ra, do cách bố trí chuyên môn giáo viên/lớp ở cấp THPT thường không cố định, nên đòi hỏi cần có quá trình đánh giá mang tính định lượng, giúp giáo viên mới tiếp nhận làm căn cứ đánh giá đúng. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn thực hiện đề tài: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học phần lập trình THPT. II. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu 1. Mục tiêu - Xây dựng hệ thống đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ học sinh trong học lập trình ở bậc THPT. - Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, để hỗ trợ, giáo dục học sinh tiến bộ. 2. Phạm vi Đề tài áp dụng nghiên cứu và thực nghiệm trên học sinh tại một số lớp thuộc khối 11. 1
- 3. Đối tượng nghiên cứu - Sách giáo khoa tin học 11. - Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tin học trung học phổ thông _ NXB Giáo dục. - Tài liệu tập huấn về dạy học theo chương trình mới, modunle1, modunle2, modunle3. - Học sinh khối 10, khối 11 năm học 2020-2021. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên theo chương trình mới 2018, Mô đun 2: Phương pháp dạy học tích cực, theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn tin học. - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên theo chương trình mới 2018, mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn tin học. - Nghiên cứu về Sử dụng và phân tích cách xây dựng ma trận đề kiểm tra tham chiếu Rubric đánh giá năng lực. 4.2 Nghiên cứu thực nghiệm - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá học tập và sự tiến bộ của học sinh khối 11. - Xây dựng các biểu mẫu, phiếu học tập, hồ sơ theo dõi thu thập các minh chứng để đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh qua từng chủ đề. 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá học tập giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. - Nghiên cứu về hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá học tập giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. - Nghiên cứu về xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá học tập và sự tiến bộ học sinh THPT về hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Tin học. - Nghiên cứu về Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN Việc thực hiện đánh giá bằng cách cho điểm, đang biểu hiện sự bất cập trong quá trình áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cách đánh giá này thường được thực hiện sau quá trình hoạt động dạy học, chưa đánh giá toàn diện năng lực học sinh. Khi thực hiện các biện pháp dạy học tích cực chúng ta phải đánh giá toàn diện năng lực học sinh, và thấy được sự tiến bộ của học sinh trong từng năng lực cụ thể. Tôi đã tiến hành khảo sát tại 3 lớp 11A3, 11A5, 10A1 với 130 học sinh được khảo sát với 3 nội dung như sau: Đánh giá MỨC ĐỘ Đánh giá được Đánh giá được một TT toàn diện các được cơ bản phần các NỘI DUNG năng lực các năng lực năng lực Em hãy chọn mức độ đánh giá ND1 bằng điểm so với các năng lực hiện có của bản thân? MỨC ĐỘ Sau khi kết Thường xuyên, TT thúc một quá liên tục NỘI DUNG trình học tập Theo em, việc đánh giá cho ND2 điểm thường diễn ra vào thời điểm nào? Nhận thấy Không nhận Nhận thấy rõ MỨC ĐỘ một phần thấy hướng nét hướng phát TT hướng phát phát trển triển năng lực NỘI DUNG triển năng lực năng lực bản bản thân bản thân thân Em có nhận thấy hướng phát triển năng lực bản thân thông ND3 qua kết quả đánh giá bằng điểm? 3
- Kết quả khảo sát với từng nội dung như sau: NỘI DUNG 1 5% 37% 58% Đánh giá toàn diện năng lực Đánh giá cơ bản năng lực Đánh giá một phần các năng lực NỘI DUNG 2 38% 62% Thường xuyên, liên tục Sau khi kết thúc quá trình học tập NỘI DUNG 3 16% 8% 76% Nhận thấy rõ nét hướng phát triển năng lực bản thân Nhận thấy một phần hướng phát triển năng lực bản thân Không nhận thấy hướng phát triển năng lực bản thân 4
- Kết quả trên thể hiện phương pháp đánh giá bằng điểm chưa bao phủ được hiết năng lực hiện có của học sinh. Trển khai đánh giá chưa thường xuyên (62%), chưa cung cấp được hướng phát triển năng lực bản thân mỗi học sinh (76%). Do đó, học sinh chưa nhận thấy được vị trí của mình và có những thay đổi về phương pháp để tiến bộ hơn. Đề tài tôi thực hiện với mục đích song hành cùng với cách đánh giá bằng điểm, các em được cung cấp các thông tin để định hướng phát triển năng lực. II. NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHẨM CHẤT NĂNG LỰC MÔN TIN HỌC PHẦN LẬP TRÌNH 1. Nghiên cứu về hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá học tập giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 1.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh THPT. Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) còn gọi là đánh giá quá trình và đánh giá định kỳ (ĐGĐK) còn gọi là đánh giá tổng kết là hai hình thức cơ bản được vận dụng hiện nay. Đặc trưng của quan điểm đánh giá (đánh giá như một hoạt động học, đánh giá vì sự phát triển học tập, đánh giá kết quả học tập) được thể hiện và gắn kết chặt chẽ với mục đích đánh giá trong từng hình thức. 1.2. Hình thức đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình) Đánh giá thường xuyên là hoạt động diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tâp. Đánh giá thường xuyên nhằm thu thập minh chứng liên quan đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học để cho học sinh biết những gì mình đã làm được so với mục tiêu, để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ, xem xét học sinh có hoàn thành hay không, mà phải xem xét từng học sinh hoàn thành như thế nào, thường xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của học sinh hướng đến việc đạt được các mục tiêu học tập theo từng chủ đề. Đánh giá sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm trong hoạt động học tập cá nhân và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác theo nhóm. Đánh giá thường xuyên có thể được thực hiện thông qua kiểm tra viết, quan sát, thực hành, sản phẩm học tập. có thể dùng các phiếu quan sát, thang đo, bảng kiểm, câu hỏi vấn đáp… Trong quá trình đánh giá giáo viên không so sánh học sinh này với học sinh khác, hạn chế những nhận xét tiêu cực, trước sự chứng kiến của các học sinh. Giáo viên không chỉ đánh giá kiến thức kỷ năng mà phải chú trọng đến đánh giá năng lực, phẩm chất. 5
- 1.3. Hình thức đánh giá định kỳ (ĐGĐK) ĐGĐK là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Mục đích chính của đánh giá định kỳ là thu thập thông tin từ học sinh để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của học sinh, xếp loại học sinh và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng. Nội dung của ĐGĐK là đánh giá mức độ thành thạo của học sinh ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kỳ hoặc cuối kỳ). ĐGĐK thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập. Phương pháp đánh giá định kỳ có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính, thực hành, vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập… 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh. 2.1. Phương pháp kiểm tra viết Kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều học sinh cùng một một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong một phần của chương, một chương hay nhiều chương, hoặc sau khi học xong toàn bộ chương trình môn học, nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn có tính chất tổng hợp đến vấn đề nhỏ, học sinh phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết. Xét theo dạng thức của bài kiểm tra có hai loại là kiểm tra viết dạng tự luận và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan. 2.2. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp đề cập đến việc theo dõi HS thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm). 2.3. Phương pháp hỏi đáp Hỏi – đáp (còn gọi là vấn đáp) là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học. Các dạng phương pháp này có thể là: Hỏi đáp gợi mở, hỏi đáp cũng cố, hỏi đáp tổng kết, hỏi đáp kiểm tra… 2.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập Đây là phương pháp đánh giá thông qua tài liệu minh chứng (hồ sơ) cho sự tiến 6
- bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá bản thân mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. Các loại hồ sơ học tập gồm có: Hồ sơ tiến bộ, hồ sơ quá trình, hồ sơ mục tiêu, hồ sơ thành tích. III. SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH 1. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá học sinh theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. 1.1. Khái niệm về đường phát triển năng lực Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà học sinh cần hoặc đã đạt được. Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác họa khi thực hiện đánh giá năng lực học sinh. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ: Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân học sinh. Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân học sinh. 1.2. Xác định đường phát triển năng lực chung Để xác định đường phát triển năng lực chung, giáo viên cần căn cứ vào mỗi thành tố của từng năng lực và yêu cầu cần đạt của mỗi thành tố năng lực trong từng chủ đề. Sau đó, giáo viên cần thiết lập các mức độ đạt được của năng lực với những tiêu chí cụ thể để thu thập minh chứng xác định điểm đạt được của học sinh trong đường phát triển năng lực để ghi nhận và có những tác động điều chỉnh hoặc thúc đẩy. 2. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua đánh giá kết quả hình thành các năng lực đặc thù. Xây dựng các biểu hiện tương ứng với từng năng lực đặc thù trong môn tin học, đối chiếu với từng năng lực thành tố của năng lực chung (phụ lục 1). Bằng cách so sánh sự tương đồng trong các biểu hiện năng lực chung và các năng lực đặc thù, ta có thể xây dựng bảng đánh giá năng lực chung thông qua các năng lực đặc thù sau: 7
- TT Năng lực chung Thông qua các năng lực đặc thù Nlb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số 1 Năng lực tự chủ, tự học Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học Năng lực giao tiếp, hợp 2 Nle: Hợp tác trong môi trường số tác Nla: Sử dụng và quản lí các phương tiện Năng lực giải quyết vấn thông tin truyền thông 3 đề, sáng tạo Nlc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông Có thể khẳng định việc đánh giá các năng lực đặc thù sẽ giúp đánh giá các năng lực chung. 3. Xác định đường phát triển năng lực đặc thù môn tin học 3.1. Xác định chủ đề của phần học lập trình, xác định yêu cầu chung cần đạt mỗi chủ đề. Trong phần lập trình bậc THPT, tôi chia thành 7 chủ đề tương ứng với từng giai đoạn học tập, gồm: TT Tên chủ đề Ghi chú CĐ1 Phép toán, biểu thức CĐ2 Cấu trúc rẽ nhánh CĐ3 Cấu trúc lặp CĐ4 Mảng và kiểu chỉ số CĐ5 Xâu kí tự CĐ6 Kiểu dữ liệu tệp CĐ7 Chương trình con và phân loại 3.2. Tạo bảng xác định yêu cầu cần đạt phân chia theo mức độ biểu hiện của mỗi năng lực đặc thù trong mỗi chủ đề. Tại mỗi chủ đề, tôi xây dựng bảng tham chiếu xác định vị trí của các yêu cầu cần đạt. Dựa trên bảng tham chiếu để xây dựng các biểu hiện của mỗi yêu cầu cần đạt. 8
- Ví dụ: Xây dựng bảng tham chiếu và bảng biểu hiện của yêu cầu cần đạt tại chủ đề Phép toán, biểu thức như sau: 1. Xác định vị trí, yêu cầu Bảng tham chiếu yêu cầu đạt được Mã Biểu hiện Sử dụng được các biến, biểu thức phù hợp (i) Nhận biết cấu trúc, các thành phần cơ bản của chương trình (ii) Biết khai báo biến phù hợp với các kiểu dữ liệu chuẩn. (iii) Biết cách diễn đạt, thực hiện biểu thức trong ngôn ngữ lập trình. 2. Mô tả biểu hiện chung của yêu cầu cần đạt Mã Yêu cầu cần đạt Biểu hiện của yêu cầu cần đạt Nhận biết cấu trúc, các - Biết được khái niệm lập trình và ngôn thành phần cơ bản của ngữ lập trình chương trình - Biết được thành phần ngôn ngữ lập (i) trình C++ - Biết được cấu trúc của chương trình bằng ngôn ngữ C++ Biết khai báo biến phù - Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn (ii) hợp với các kiểu dữ liệu trong C++ chuẩn. - Biết cách khai báo biến Biết cách diễn đạt, thực - Biết được các phép toán thông dụng và hiện biểu thức trong ngôn một số hàm chuẩn trong ngôn ngữ lập trình ngữ lập trình. C++ (iii) - Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình. - Biết được chức năng của các toán tử gán hợp nhất và toán tử tăng, giảm Xác định vị trí, yêu cầu và xây dựng bảng biểu hiện các yêu cầu cần đạt của các chủ đề, thể hiện trong phần phụ lục 2. 3.3. Phân tích công cụ đánh giá, hướng thu thập minh chứng đánh giá cho từng chủ đề. 9
- Trên cơ sở xây dựn bảng biểu hiện các yêu cầu cần đạt, tôi sẽ xây dựng bảng chi tiết các mức độ biểu hiện của các yêu cầu cần đạt tương ứng với từng năng lực mà chuyên đề hướng tới. Từ đó, lập kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng biểu hiện của các chủ đề (Phụ lục 2). 4. Tổ chức thực nghiệm 4.1. Xác định các tiêu chí, cách đánh giá từng tiêu chí trong hồ sơ theo dõi đánh giá năng lực học sinh. Dựa trên bảng mô tả chi tiết mức độ cần đạt (Phụ lục 2), song hành cùng với sổ điểm theo thông tư 26, tôi xây dựng hồ sơ theo dõi các mức độ biểu hiện của học sinh. Bảng theo dõi mức độ biểu hiện của học sinh * Mã hóa các tiêu chí thành điểm (theo thang điểm 10) như sau: - Điểm phát biểu: + Mỗi học sinh sẽ được cộng 6 điểm cho mỗi chủ đề. + Mỗi dấu (-) thể hiện cho một lần trả lời nội dung chưa hoàn thiện được cộng 1 điểm. 10
- + Mỗi dấu (+) thể hiện cho một lần trả lời đúng được cộng 2 điểm Số điểm tối đa là 10 điểm. - Điểm thuyết trình: Nếu học sinh đại diện nhóm lên thuyết trình sẽ được cộng 10 điểm/lần. Học sinh hỗ trợ (nếu có) được cộng 8 điểm/lần. - Điểm hoạt động nhóm: Giáo viên đánh giá hoạt động nhóm dựa vào điểm chung cả nhóm và thái độ tham gia xây dựng của thành viên trong nhóm theo phương pháp của webPA. Từ hồ sơ theo dõi và cách mã hóa các tiêu chí, tôi xây dựng bảng các tiêu chí đánh giá với từng chủ đề (điểm các tiêu chí được quy về thang điểm 10). Bảng tiêu chí đánh giá mỗi chủ để được quy thành điểm 4.2. Tiến hành thực nghiệm, khảo sát trên học sinh khối 10, khối 11, tại trường THPT Quỳnh Lưu 4, thu thập các nguồn minh chứng thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết dạy, nhằm tăng hứng thú học tập của các em, đồng thời tạo cơ hội cho các em thể hiện được năng lực bản thân, giúp đánh giá chính xác hơn. 4.2.1. Phương pháp dạy học theo dự án Phương pháp này tôi đã áp dụng cho chủ đề Kiểu mảng và kiểu chỉ số - tin học 11, Bài toán – thuật toán – tin học 10 11
- Hình ảnh hoạt động nhóm chủ đề mảng và chỉ số - lớp 11A3 12
- Học sinh thuyết trình dự án chủ đề mảng, kiểu chỉ số - lớp 11A3 13
- Một số hình ảnh dạy học dự án chủ đề: Bài toán – thuật toán, lớp 10A1 Kế hoạch dạy học theo dự án của 2 chủ đề được thể hiện phần phụ lục 3. 14
- 4.2.2. Áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn Giáo viên phân lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ học tập. Học sinh sẽ có 2 hoặc 3 phút đầu để ghi ý kiến cá nhân, sau đó có khoảng thời gian khoảng 2 phút để tổng hợp thành sản phẩm chung của nhóm. Giáo viên treo sản phẩm của nhóm lên bảng và mời nhóm có nhiều ý trả lời lên thuyết trình, các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung. Kỹ thuật khăn trải bàn được thể hiện trên giấy A0 các ý kiến cá nhân ghi xung quanh, ý kiến tập thể ghi ở giữa. Trong quá trình triển khai tôi đã triển khai cho các em dùng giấy node để ghi ý kiến cá nhân, sau đó các ý kiến cá nhân được dán trên mẫu giấy A4 các ý kiến cá nhân được tổng hợp thành ý kiến chung, kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật bể cá. Kỹ thuật này có ưu điểm là bắt buộc em nào cũng phải hoạt động. Từ sản phẩm của các em giáo viên dễ dàng đánh giá từng cá nhân bằng kết hợp mức độ hoàn thành của nhóm với mức độ hoàn thành từng cá nhân. Hình ảnh đại diện cho sản phẩm hoạt động chủ đề Phép toán – biểu thức Hình ảnh đại diện cho sản phẩm hoạt động chủ đề Bài toán – thuật toán 15
- 4.2.3. Áp dụng kỹ thuật hoạt động trò chơi Trong bài dạy Cấu trúc lặp, giáo viên có thể hoạt động khởi động bằng trò chơi như sau: Chia lớp thành 4 nhóm, phát động trò chơi. Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên tham gia. Nhiệm vụ: Hãy dùng đũa và gắp các hòn bi vào bình của nhóm mình. Gv: Cho học sinh hoạt động trong 2 phút. Đội chiến thắng lọt vào vòng phát vấn. Giáo viên: phát vấn 3 câu hỏi: CH 1: Qua trò chơi vừa rồi em thấy mình làm đi làm lại nhóm thao tác nào? CH2: kích thước bi trong các lần có khác nhau không? CH3: Thao tác trên lặp đến khi nào thì dừng Thông qua trò chơi, học sinh sẽ hình dung được thao tác lặp và những tình huống lặp trong cuộc sống. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hoạt động làm phim, lồng tiếng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
60 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn