Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh để áp dụng, nhân rộng trong trường cũng như các trường khác; Góp phần giải quyết những khó khăn, bế tắc của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG I ……………………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KĨ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THPT Lĩnh vực: Chủ nhiệm Người thực hiện : PHẠM THỊ QUYÊN Tổ : KHXH Điện thoại: 0971.161.833 Năm học 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................................................... 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................................................... 3 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................................................................ 3 4. ĐIỂM MỚI DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI. ...................................................................................................... 3 5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI. .......................................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 I.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề........................................................................................................ 4 I.2. Khái niệm về cảm xúc..................................................................................................................... 4 I.3. Kỹ năng kiềm soát cảm xúc là gì? .................................................................................................. 6 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .............................................................. 6 2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng. ............................................................................................... 6 2.2. Tổ chức khảo sát và kết quả khảo sát thực tế ở trường THPT Thanh Chương 1 ............................... 7 2.2.2. Kết quả khảo sát .......................................................................................................................... 8 2.3. Đánh giá chung về thực trạng...........................................................................................................10 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ...............................................................................................11 3.1. Mục đích, yêu cầu của giải pháp ......................................................................................................11 3.2. Kế hoạch thực hiện ...........................................................................................................................12 3.3. Một số giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả. ...............................................................................13 3.3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là cảm xúc, và tác động của cảm xúc trong giao tiếp và hành vi của mỗi con người. ..........................................................................................................................13 3.3.2. Hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và hiểu được những ưu, nhược điểm trong diễn biến cảm xúc của bản thân. .................................................................................................................................14 3.3.3. Giáo viên chủ nhiệm phải là người làm tốt kỹ năng kiềm chế cảm xúc trước học sinh. ...........15 3.3.4. Phân loại các cảm xúc thường gặp ở học trò để đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. ..............................................................................................................................................17 3.3.4.1.Đối với loại cảm xúc của tình cảm nam nữ như: sự xao xuyến, rung động, sự đê mê... .........17 3.3.4.2.Đối với loại cảm xúc rụt rè, thiếu tự tin, mất bình tĩnh… khi đứng trước tập thể, đám đông. 18 3.3.4.3. Đối với loại cảm xúc nóng nảy, bức xúc, chán nản khi gặp phải những tình huống, sự việc không hài lòng, gây ức chế. .......................................................................................................20 3. 4. Một số kết quả đạt được trong quá trình áp dụng các giải pháp trên ..............................................23 3.4.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả .....................................................23 3.4.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:..................................................................................................................................24
- 3.5. Khả năng áp dụng và nhân rộng .......................................................................................................27 PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................................................28 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................................30 KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................38
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết con người chúng ta là sự hòa hợp từ hai yếu tố cơ bản là thể xác và tinh thần. Trong đó thể xác là yếu tố vật chất hiện hữu chúng ta có thể nhìn thấy, còn tinh thần là yếu tố phi vật chất mà chúng ta không thể nhìn thấy hoặc không thể sờ mó được. Tinh thần của mỗi con người lại được tạo nên từ hai yếu tố cơ bản là trí tuệ và cảm xúc, mà trí tuệ, cảm xúc của mỗi con người lại được biểu hiện trong những việc làm, lời nói và hành động của chính người đó, nên chúng ta có thể nói: Việc làm, lời nói, hành động của mỗi con người là thước đo trí tuệ và xúc cảm của người đó. Một con người bình thường bao giờ cũng có những xúc cảm nhất định nào đó trước các tình huống diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Các xúc cảm của con người có thể là vui, rất vui, buồn, rất buồn, hạnh phúc, lo lắng, thất vọng, chán nản… điều đó tùy thuộc vào nội dung, mỗi quan hệ, và mức độ của vấn đề xảy ra đối với bản thân người chứng kiến. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó lí trí của chúng ta có thể điều khiển được cảm xúc, tạo nên sự thăng bằng cho cơ thể, từ đó điều chỉnh những việc làm, hành động và lời nói của bản thân một cách hợp lí, tích cực nhất. Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập, làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, đối với loại cảm xúc tích cực là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt đông học tập, làm việc có hiệu quả. Mặt khác đối với những cảm xúc tiêu cực nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng kiểm soát, quản lí được cảm xúc của mình, không phải ai cũng có cách ứng xử phù hợp khi gặp vấn đề khó khăn. Đặc biệt là đối với học sinh THPT, bởi đây là độ tuổi mà tâm sinh lý đang có sự thay đổi rõ rệt do sự giao thoa giữa sự phát triển, sự chuyển giao giữa một đứa trẻ sang một con người dần trưởng thành. Ở độ tuổi này, các em thường có những cảm xúc nông nổi bất chợt, sự mong muốn vươn lên làm người lớn đối nghịch với khả năng của bản thân luôn kìm hãm hành động của các em và gây ra những cảm xúc khó chịu tiềm ẩn trong các em. Bên cạnh đó, những tác động mang tính cấm cản từ phía gia đình, sự lôi kéo của những nhóm bạn không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc không tích cực cho các em. Song song đó, việc tiếp xúc với những hình ảnh, clip mang tính bạo lực tràn lan trên mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cảm xúc và hành vi lệch lạc, tiêu cực ở lứa tuổi học sinh THPT. Bởi vì chính các em cũng không thể nào kiềm chế ngay lúc đó hoặc quản lí nó một cách tốt nhất. Cũng chính vì nhiều em học sinh không thể kiểm soát, không 1
- quản lí được cảm xúc của bản thân lúc tức giận nên không ít những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra như các em sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đến mức phải nhập viện thậm chí thiệt mạng. Hay bản thân có những suy nghĩ tiêu cực ngày càng nhiều mà bản thân không biết cách giải tỏa cũng là tác nhân dẫn đến cảm xúc mỗi lúc mỗi leo thang và rồi hành vi hủy hoại bản thân đã diễn ra như rạch tay, rạch chân, uống thuốc ngủ quá liều và kể cả nhảy lầu để tự tử,… Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản lí cảm xúc cho học sinh THPT là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, hiểu được những cảm xúc tích cực và tiêu cực thường xảy ra với bản thân, biết đối diện với nó, điều chỉnh nó, cân bằng nó, để từng bước hoàn thiện tính cách, hành vi, lời nói của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập, rèn luyện, xây dựng một cuộc sống tích cực và ý nghĩa hơn. Từ thực tế làm công tác kiệm nhiệm và giảng dạy trên 20 năm, đã trực tiếp giáo dục cho nhiều thế hệ học trò, tôi gặp rất nhiều các tình huống khác nhau, với những biểu hiện cảm xúc của học trò khác nhau: vui có, buồn có, thất vọng có, bức xúc có…tuy nhiên do nhiều học sinh chưa có những hiểu biết và các kỹ năng kiềm chế và cân bằng cảm xúc nên đã dẫn tới xảy ra những sự việc đáng tiếc và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lí và giáo dục học sinh của giáo viên. Qua các tình huống đó tôi nhận thấy việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng quản lí và kiềm chế cảm xúc đối với học sinh ở cấp học THPT là rất cần thết, điều đó không chỉ từng bước hoàn thiện tính cách của học sinh mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của công tác kiêm nhiệm, giảng dạy và giáo dục ở trường. Mặt khác việc thực hiện đề tài này sẽ giúp bản thân hoàn thiện hơn tính cách của mình, đặc biệt là kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc bản thân đối với các tình huống xảy ra trong môi trường giáo dục. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT”. 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT” nhằm: - Hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho học sinh ở cấp học THPT, giúp các em giữ thăng bằng trong cảm xúc, qua đó điều khiển hành vi, lời nói một cách đúng mực, giữ mỗi quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người xung quanh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của bản thân. - Hiểu về những cảm xúc của học sinh, qua đó có những phương pháp giáo dục phù hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm của giáo viên từ đó giúp nâng cao hiệu quả giáo dực và giảng dạy của trường. 2
- - Đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh để áp dụng, nhân rộng trong trường cũng như các trường khác. - Góp phần giải quyết những khó khăn, bế tắc của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh THPT. 2.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: Những diễn biến xúc cảm của học sinh lứa tuổi THPT, những cách thể hiện của học sinh khi gặp những cảm xúc có cường độ mạnh. Các giải pháp nâng cao kỹ năng kiềm chế cảm xúc đối với học sinh THPT. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trường THPT Thanh Chương 1 và một số trường phổ thông lân cận, đặc biệt ở học sinh khối lớp 10. - Về thời gian: Các số liệu sử dụng và nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2016 đến 2022; các giải pháp có tầm nhìn đến 2030. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp thu thập, xử lí thông tin, tài liệu - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh - Phương pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục học sinh. 4. ĐIỂM MỚI DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI. - Tìm hiểu, nghiên cứu, những biểu hiện cảm xúc và những chi phối của cảm xúc đó đến hành vi của học sinh THPT Thanh Chương 1. Đưa ra các giải pháp nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm cũng như công tác giáo dục, quản lí học sinh THPT. - Đề tài góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, thiếu ý tưởng về những phương pháp giáo dục học sinh trong công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm. 5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI. - Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết luận 3
- PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề Cảm xúc và các kỹ năng kiềm chế cảm xúc là một trong những vấn đề luôn được sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều tác giả thuộc nhiều đối tượng khác nhau như: các nhà nghiên cứu tâm lí học, các sáng kiến kinh nghiệm của các thế hệ giáo viên, các luận án, luận văn tốt nghiệp của các sinh viên đại học, cao học. Tuy nhiên qua tìm hiểu một số đề tài tôi có một số nhận xét như sau: - Đối với các đề tài của các nhà nghiên cứu và các luận án, luận văn của các sinh viên đại học, cao học thì nhìn chung các tác giả thường đi sâu vào nghiên cứu mang tính chuyên môn khoa học. Các giải pháp đưa ra mang tính chung chung để áp dụng cho mọi độ tuổi, đặc biệt là áp dụng cho người đã trưởng thành, không mang tính đặc thù nhằm áp dụng để hình thành và rèn luyện các kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho lứa tuổi học sinh trung học. Mặt khác các giải pháp của các đề tài nghiên cứu này dựa trên cơ sở phân tích những diễn biến tự nhiên về tâm sinh lí của chủ thể đồng thời hướng dẫn, định hướng chủ thể tự nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm cân bằng cảm xúc cho chính bản thân mình trong các hoàn cảnh khác nhau, nên những giải pháp này sẽ kém khả thi đối với lứa tuổi của học sinh. - Đối với một số sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên ở các trường thì tôi chưa thấy đề tài nào chuyên về việc tìm hiểu riêng về việc hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh THPT, cũng có một và đề tài về kiềm chế cảm xúc, tuy nhiên việc nghiên cứu lại gắn với những nội dung khác nên các giải pháp đưa ra chưa sát thực, hoặc thiên về các nội dung đi kèm, đặc biệt chưa đề tài nào đưa ra các giải pháp áp dụng cho từng loại cảm xúc cụ thể nên việc áp dụng vào thực tế chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả. - Còn ở huyện Thanh Chương trong đó có trường THPT Thanh Chương 1 thì qua tìm hiểu về các sáng kiến kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng trong công tác kiêm nhiệm thì tôi chưa thấy tác giả nào nghiên cứu về lĩnh vực này. I.2. Khái niệm về cảm xúc Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách cụ thể hơn, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hoóc môn khiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin, 4
- dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú và / hoặc kích thích. Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm. Ngoài việc cố gắng xác định cảm xúc là gì, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau: Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã. Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn khích, khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và vui chơi. Trên thực tế người ta chia cảm xúc làm hai loại là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, hãnh diện, tự hào, yêu thương, phấn khích, là kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi học, nơi làm việc, những cảm xúc này có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ người khác. Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh. Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là loại bỏ một người lạc quan, và trạng thái cảm xúc tích cực có thể làm cho những thách thức khó khăn cảm thấy có thể đạt được hơn. Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã, thất vọng, xấu hổ, khinh bỉ,có thể xuất phát từ những sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự kiện này có thể bao gồm việc không nghe ý kiến của bạn, thiếu kiểm soát đối với môi trường hàng ngày của bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò trong quá trình xung đột, với những người có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so với những người không. Cảm xúc hay xúc cảm của bản thân là nền tảng để bạn tìm hiểu chính mình và là chất keo xúc tác kết nối mọi người với nhau. Cảm xúc cũng khiến bạn nhận ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần phải học các kiểm soát cảm xúc của mình thật tốt. Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể suy nghĩ sáng suốt và quản lý sự căng thẳng, tạo cho bạn sự tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu bạn không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ rơi vào nhầm lẫn, cô lập và hay nghi ngờ, bạn cũng có thể nói ra những lời gây tổn thương người khác. Nếu biết cách quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ có nhiều hạnh phúc hơn và có những mối quan hệ tốt đẹp hơn. 5
- I.3. Kỹ năng kiềm soát cảm xúc là gì? Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể… Trong cuộc sống, khi luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, nếu không có kỹ năng kiềm chế nó, chúng ta sẽ dễ hành động nóng vội, khó kiểm soát hậu quả, thậm chí vô tình làm tổn thương người khác. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc. Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng. Quá trình khảo sát thực trạng của vấn đề được tôi tiến hành tại các trường THPT ở Nghệ An, trong đó chủ yếu được thực hiện ở trường THPT Thanh Chương 1. Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Nhìn chung đa số học sinh của trường đều là con em nông dân, chỉ có một bộ phận rất ít là con công chức, kinh doanh buôn bán nhỏ. Điều kiện kinh tế của đa số gia đình học sinh của trường còn nhiều khó khăn, cũng chính vì thế mà các thế hệ học sinh ở đây luôn nỗ lực học tập, rèn luyện để mong sau này có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của xã hội nền kinh tế của huyện Thanh Chương cũng có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân trong huyện đã ngày một nâng cao. Bên cạnh đó con em các gia đình đi xa làm ăn ở các thành phố, đi xuất khẩu lao động ngày càng nhiều. Có nhiều người học hành thành đạt đã hỗ trợ kinh tế rất nhiều cho gia đình, anh em, làng xóm, quê hương. Do điều kiện kinh tế gia đình ngày càng tốt hơn nên các phương tiện, đồ dùng của học sinh cũng đầy đủ hơn. Do các bậc phụ huynh luôn muốn tạo cho con em mình những điều kiện học tập tốt nhất, nên đa số các em học sinh đều được trang bị điện thoại thông minh, lap tốp để liên lạc và học tập. Việc thường xuyên tiếp cận với công nghệ thông tin một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, trao đổi thông tin. Mặt khác do ở lứa tuổi của các em sự phát triển quá độ của tâm sinh lí nên thường tạo cho các em tính hay tò mò, thích khám phá, trong lúc những kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi còn nhiều hạn chế, các kỹ năng kiềm chế, làm chủ cảm xúc của bản thân chưa hình thành và rèn luyện, nên khi tiếp xúc với các trang mạng đồi trụy, tiêu cực, nó sẽ có tác động rất lớn đến suy nghĩ, lời nói, cách hành xử của các em trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân. Tại trương THPT Thanh Chương 1, đây là trường có những thành tích vượt trội về học tập so với các trường trong huyện và cả trong tỉnh, nhưng nhìn chung các kỹ 6
- năng mềm trong cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế như: sự mạnh dạn, tự tin, khả năng giao tiếp… nên vẫn chưa phát huy được hiệu quả những thế mạnh của bản thân, điều này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến mức độ thành công của các em trong công việc và cuộc sống. Vẫn còn tình trạng học sinh do thiếu các kỹ năng làm chủ cảm xúc nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc như: yêu đương sa đà nên phải nghỉ học giữa chừng, tình trạng học sinh ham chơi điện tử bỏ bê học hành nên kết quả học tập sa sút, nhiều học sinh vẫn thiếu sự lễ phép với giáo viên, người lớn tuổi, tình trạng học sinh có những phản ứng thái quá với những tình huống, sự việc xảy ra trong học tập và cuộc sống, thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ bạo lực học đường gây ảnh hưởng lớn đến nội quy, nề nếp của lớp của trường. Cụ thể như những năm trước 2020 tại trường Thanh Chương 1 hầu như năm nào cũng có tình trạng học sinh do yêu đương mù quáng, sa đà dẫn tới những vụ bạo lực học đường do gen tuông. Hay tình trạng học sinh yêu nhau dẫn tới các hậu quả đáng tiếc như mang thai ngoài ý muốn nên phải nghỉ học giữa chừng. VD: Năm 2019 tại lớp 10M có học sinh nữ của lớp do mâu thuẩn chuyện gen tuông trong yêu đương với một học sinh trường Nguyễn Cảnh Chân nên bạn này đã hẹn gặp và dùng dao đâm vào lưng của bạn để giải quyết mâu thuẩn. Cũng may sự việc được kịp thời phát hiện, giải quyết và đã không để lại hậu quả nghiêm trọng. Năm 2020 tại lớp 11D của trường có 2 học sinh cùng lớp nảy sinh tình cảm với nhau và kết quả học sinh nữ mang thai đến tháng thứ 6 gia đình mới phát hiện và buộc em này phải nghỉ học giữa chừng để sinh con Năm 2019 tại lớp 10N có học sinh nữ do yêu đương mê muội, không nghe lời bố mẹ nên đã bỏ học để đi lấy chồng. Tình trạng học sinh nghiện điện tử bỏ bê học hành, bỏ nhà đi gây ra nhiều lo lắng muộn phiền cho cha mẹ và thầy cô, hoặc cũng có những học sinh tham gia gây gổ, học sinh bị lôi kéo vào các tệ nạn khác như lô đề, cờ bạc, dẫn tới tình trạng trộm cắp đồ dùng, tiền bạc của bạn bè, bố mẹ, anh em. 2.2. Tổ chức khảo sát và kết quả khảo sát thực tế ở trường THPT Thanh Chương 1 2.2.1. Phiếu khảo sát. Câu 1. Theo em mức độ chi phối của cảm xúc đến giao tiếp và hành vi của bản thân là: Lớn Nhỏ Không chi phối 7
- Câu 2. Em đánh giá thế nào về kỹ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân. Tốt Khá Trung bình Câu 3. Theo em có cần thiết phải hình thành và rèn luyện các kỹ năng làm chủ cảm xúc cho học sinh ở bậc THPT không? Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 2.2.2. Kết quả khảo sát + Lớp 10M năm học 2017-2018 ( Sĩ số học sinh được khảo sát 38). Câu hỏi 1: Theo em mức độ Lớn Tỉ lệ Nhỏ Tỉ lệ Không Tỉ lệ chi phối của cảm xúc đến giao % % chi phối % tiếp và hành vi của bản thân là: 32 84 6 16 0 0 Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Câu hỏi 2. Em đánh giá thế nào về kỹ năng kiềm chế cảm % % % xúc của bản thân. 0 0 20 53 18 47 Câu 3. Theo em có cần thiết Cần Tỉ lệ Ít cần Tỉ lệ Không Tỉ lệ phải hình thành và rèn luyện thiết % thiết % cần % các kỹ năng làm chủ cảm xúc thiết cho học sinh ở bậc THPT 36 95 2 5 0 0 không? + Lớp 11I năm học 2019-2020 ( Sĩ số học sinh được khảo sát 39). Câu hỏi 1: Theo em mức độ Lớn Tỉ lệ Nhỏ Tỉ lệ Không Tỉ lệ chi phối của cảm xúc đến giao % % chi phối % tiếp và hành vi của bản thân là: 33 85 6 15 0 0 Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ % % % 8
- 2 5 18 46 19 49 Câu hỏi 2. Em đánh giá thế nào về kỹ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân. Câu 3. Theo em có cần thiết Cần Tỉ lệ Ít Tỉ lệ Không Tỉ lệ phải hình thành và rèn luyện thiết % cần % cần % các kỹ năng làm chủ cảm xúc thiết thiết cho học sinh ở bậc THPT 35 90 4 10 0 0 không? + Lớp 12K năm học 2019-2020 ( Sĩ số học sinh được khảo sát 42). Câu hỏi 1: Theo em mức Lớn Tỉ lệ Nhỏ Tỉ lệ Không Tỉ lệ độ chi phối của cảm xúc % % chi % đến giao tiếp và hành vi phối của bản thân là: 38 90,5 4 9,5 0 0 Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Câu hỏi 2. Em đánh giá thế nào về kỹ năng kiềm % % % chế cảm xúc của bản 9 21 24 57 11 22 thân. Câu 3. Theo em có cần Cần Tỉ lệ Ít Tỉ lệ Không Tỉ lệ thiết phải hình thành và thiết % cần % cần % rèn luyện các kỹ năng thiết thiết làm chủ cảm xúc cho học 42 100 0 0 0 0 sinh ở bậc THPT không? + Tỉ lệ chung của cả 3 lớp (gồm 119 học sinh tham gia đánh giá) Câu hỏi 1: Theo em Lớn Tỉ lệ Nhỏ Tỉ lệ Không Tỉ lệ mức độ chi phối của % % chi % cảm xúc đến giao tiếp phối và hành vi của bản thân là: 103 86,5 16 13,5 0 0 Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Câu hỏi 2. Em đánh giá thế nào về kỹ năng % % % kiềm chế cảm xúc của 11 9,2 62 52 48 39,8 bản thân. 9
- Câu 3. Theo em có cần Cần thiết Tỉ lệ Ít Tỉ lệ Không Tỉ lệ thiết phải hình thành và % cần % cần % rèn luyện các kỹ năng thiết thiết làm chủ cảm xúc cho 113 95 6 5 0 0 học sinh ở bậc THPT không? Tỉ lệ kỹ năng cảm xúc học sinh Tỉ lệ đánh giá mức độ cần thiết của trước khi áp dụng các giải pháp việc giáo dục kỹ năng cảm xúc ở trường THPT Thanh Chương 1. 9 5 39 52 95 Tốt Khá TB Cần thiết Ít cần thiết 2.3. Đánh giá chung về thực trạng. Qua quá trình tìm hiểu, theo dõi, thống kê, khảo sát thực tế về vai trò của cảm xúc, kỹ năng kiềm chế và sự cần thiết của việc hình thành và rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc cho học sinh ở trường THPT Thanh Chương 1 tôi có một số đánh giá sau: - Theo thông tin thu thập được từ phiếu điều tra ở các lớp: 10M năm học 2017- 2018, 11I năm học 2019-2020, 12K năm học 2019-2020 thì: Trên 86% tổng số học sinh được khảo sát cho rằng cảm xúc của các em có sự chi phối lớn đến quá trình giao tiếp và hành vi của bản thân. Chỉ có 13,5 % tổng số học sinh được khảo sát cho rằng cảm xúc của các em ít chi phối đến ngôn ngữ và hành vi. Số học sinh có kỹ năng cảm xúc của bản thân tốt là còn rất ít, chỉ chiếm 9,2% trong tổng số học sinh được khảo sát. Trong lúc tỉ lệ học sinh đánh giá kỹ năng làm 10
- chủ cảm xúc của bản thân chưa tốt lại khá cao, chiếm gần 40%, còn tỉ lệ học sinh có kỹ năng ở mức trung bình là trên 50%. Đa phần học sinh đều cho rằng vấn đề: “hình thành và rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc cho học sinh ở bậc THPT” là cần thiết, tỉ lệ này chiếm tới 95%. Qua đây tôi cũng nhận thấy ở bậc THPT thì kỹ năng của các em ở các khối lớp cũng có sự khác nhau: Ở khối lớp thấp hơn thì kỹ năng của các em cũng kém hơn khối lớp cao hơn. Và mức độ nhìn nhận vai trò của việc giáo dục kỹ năng cảm xúc cũng không giống nhau, ở các lớp cao hơn, các em lại đánh giá việc giáo dục kỹ năng cho học sinh THPT là cần thiết nhiều hơn so với học sinh ở lớp học thấp hơn. - Còn qua trình tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin qua quá trình giáo dục, dạy học, sự tiếp xúc thực tế hàng ngày cũng đã chứng tỏ những thông tin thu nhận được từ các cuộc khảo sát là có cơ sở. Đối với học sinh THPT, đây là độ tuổi mà tâm sinh lý đang có sự thay đổi rõ rệt do sự giao thoa của sự phát triển, sự chuyển giao giữa một đứa trẻ sang một con người dần trưởng thành, nên sự chi phối của cảm xúc đối với bản thân là rất lớn. Ở độ tuổi này, các em thường có những cảm xúc nông nổi bất chợt, sự mong muốn vươn lên làm người lớn đối nghịch với khả năng của bản thân luôn kiềm hãm hành động của các em và gây ra những cảm xúc khó chịu tiềm ẩn trong các em. Bên cạnh đó, sự tác động của các trang mạng tiêu cực, sự lôi kéo của những nhóm bạn không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc không tích cực ở các em. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới những sự việc như: Bạo lực học đường, nghiện điện tử, lô đề, yêu đương sa đà, vô lễ với thầy cô và người lớn, thiếu tự tin, giao tiếp kém...Trong lúc kỹ năng của các em còn nhiều hạn chế, nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc như các em sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đến mức phải nhập viện. Hay bản thân có những suy nghĩ tiêu cực mà không biết cách giải tỏa cũng là tác nhân dẫn đến cảm xúc mỗi lúc mỗi leo thang và rồi hành vi hủy hoại bản thân đã diễn ra như rạch tay, rạch chân, uống thuốc ngủ quá liều và kể cả nhảy lầu để tự tử, bỏ học giữa chừng, sa đà vào các tệ nạn xã hội… Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản lí cảm xúc cho học sinh THPT là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, và làm sao để có thể cân bằng khi cảm xúc giận dữ, tuyệt vọng, buồn chán đang lấn át mình, hay cách cân bằng các cảm xúc để các suy nghĩ, hành động của bản thân không mang nặng màu sắc cảm tính, để nó sáng suốt và hợp lí hơn. Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Mục đích, yêu cầu của giải pháp *Mục đích. 11
- Như đã phân tích ở trên ta thấy cảm xúc của con người nói chung và của học sinh ở bậc THPT nói riêng là yếu tố quan trọng có sự ảnh hưởng rất lớn đến lời nói, hành vi, của các em, điều này sẽ chi phối đến tính hiệu quả trong học tập và rèn luyện. Việc kiềm chế và làm chủ cảm xúc sẽ mang lại những lợi ích lớn trong tất cả các hoạt động của con người. Đối với lứa tuổi học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Thanh Chương 1 nói riêng, việc kiềm chế và làm chủ cảm xúc sẽ mang lại những lợi ích thiết thực sau: - Kiềm chế - làm chủ cảm xúc giúp học sinh từng bước hoàn thiện tính cách của bản thân, tạo nên phong thái bình tĩnh, điềm đạm khi gặp các tình huống tạo cảm xúc mạnh xảy ra trong cuộc sống hàng ngày - Khắc phục những hạn chế của bản thân như: sự rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, mất bình tĩnh, nóng nảy, yếu đuối… - Phát huy được những lợi thế mang tính tiềm năng của bản thân mỗi học sinh, giúp các em phát huy tốt hơn các kỹ năng giao tiếp, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện nhằm mang lại kết quả cao trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức, tác phong. - Giúp các em đưa ra được những giải pháp, những quyết định sáng suốt và đúng đắn hơn khi đứng trước những tình huống có vấn đề, giúp các em trở thành những cô cậu học trò ngoan hơn, lễ phép hơn, biết nghe lời thầy cô, bố mẹ hơn, từ đó sẽ làm giảm các yếu tố tiêu cực học đường như: Bạo lực học đường, nghiện điện tử, lô đề, trộm cắp, yêu đương sa đà, bỏ học. ..góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm nói riêng và công tác quản lí, giáo dục học sinh ở trường Thanh Chương 1 nói riêng và cấp THPT nói chung. - Qua nghiên cứu đề tài này giúp bản thân nâng cao kỹ năng làm chủ cảm xúc của bản thân *Yêu cầu: Các biện pháp được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu. - Xuất phát từ nhu cầu thực tế về nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục của đơn vị - Đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện. - Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục trong trường phổ thông. - Các giải pháp đưa ra đã được áp dụng vào thực tế trong công tác giáo dục của đơn vị và đã mang lại hiệu quả tốt. 3.2. Kế hoạch thực hiện TT Nội dung Triển khai thực nhiện 12
- 1 Đối tượng được thực hiện Học sinh cấp THPT: Lớp 10, 11, 12 2 Không gian thực hiện Tại các lớp học, trong không gian trường học 3 Người tổ chức thực hiện Giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn 4 Thời gian thực hiện - Trong các tiết sinh hoạt lớp - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ - Lồng ghép trong tiết học - Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp - Trong các tiết trải nghiệm hướng nghiệp. 3.3. Một số giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả. 3.3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là cảm xúc, và tác động của cảm xúc trong giao tiếp và hành vi của mỗi con người. Qua quá trình giảng dạy, giáo dục, tiếp xúc, tìm hiểu học sinh của trường Thanh Chương 1 tôi thấy đa số các em ở lứa tuổi THPT,nhất là lớp 10, đều chưa thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu “cảm xúc là gì và sự chi phối của cảm xúc đối với việc cử xử, hành động trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện. Chính những sự khuyết thiếu về hiểu biết đó là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt các kỹ năng trong giao tiếp, trong hành động. Nhìn chung khi gặp một sự việc, một tình huống có tác động mạnh đến cảm xúc thì đa phần các em còn phản ứng một cách cảm tính, tự phát, mà chưa nghĩ đến những hậu quả của sự phản ứng đó sẽ như thế nào, mình sẽ được gì và mất gì từ những sự phản ứng đó. Vì vậy trước khi muốn rèn luyện các kỹ năng cảm xúc cho học sinh giáo viên cần trang bị cho học sinh một số hiểu biết về xúc cảm của con người: Trong bộ não của con người có hai chế độ mặc định tương ứng với hai phản xạ là REACTIVESTATE (Chế độ phản xạ) và RECEPTIVESTATE (Chế độ mở lòng). Khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm như: bị người khác tấn công bằng cử chỉ, lời nói, hay cảm thấy xấu hổ vì hành động của bản thân thì chế độ phản ứng ngay lập tức bị kích hoạt và khiến cho cơ thể khởi động một loạt những cơ chế sinh tồn như: tăng huyết áp để đẩy máu vào các nhóm cơ hay tiết các hoocmon giúp đầu óc được tỉnh táo hơn và thở gấp để chuẩn bị phản xạ theo một trong bốn cách đó là: đánh nhau, chạy, đứng hình hoặc ngất. Đây là cách mà tổ tiên chúng ta thường sử dụng để chống chọi với những nguy hiểm trong môi trường tự nhiên, và hầu hết mọi người đều rất giỏi kích hoạt những phản ứng này. Theo các nhà khoa học khi ở trong REACTIVESTATE với những cảm xúc như: Lo lắng, sợ hãi, cáu giận, con người thường xuyên xuất hiện những phản ứng như: bị đắm chìm trong 13
- hàng tấn những suy nghĩ tiêu cực, có xu hướng phàn nàn về những khó chịu của bản thân thay vì tìm cách để điều chỉnh cuộc sống, hay là sợ hãi, lo lắng khi phải đối mặt với điều gì đó mới mẻ. Không những thế khi ở trong trạng thái này quá lâu chúng ta gần như bị mất nhận thức về thế giới nội tâm của bản thân và cảm xúc cũng như suy nghĩ sẽ bị điều khiển chủ yếu bởi những kích thích từ môi trường bên ngoài. Nhưng khác hoàn toàn với REACTIVESTATE thì chế độ mở lòng (RECEPTIVESTATE) sẽ giúp chúng ta kích hoạt được năm đặc tính tuyệt vời như: tính linh hoạt, thích nghi, liên kết, giàu năng lượng và ổn định. Khi ở trong trạng thái mở lòng con người thường đối mặt tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống thay vì đánh nhau, chạy, đứng hình hoặc ngất, chúng ta sẽ nhìn nhận những thử thách mà bản thân phải vượt qua hay một cơ hội để học hỏi nếu như mọi thứ không diễn ra như ý muốn. Các em sẽ thấy tính cách của mình với tính lòng cao hơn với khả năng trò chuyện, lắng nghe, cởi mở với mọi người ở mọi tầng lớp, địa vị xã hội khác nhau. Trong quá trình giáo dục học sinh người giáo viên chủ nhiệm cần hướng học sinh quan tâm tới việc tìm hiểu cảm xúc và vai trò của cảm xúc đối với giao tiếp và cách hành xử trong cuộc sống. Cần cho các em thấy cảm xúc của mỗi con người là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể ở những con người bình thường. Tuy nhiên sự biểu hiện cảm xúc khi gặp một tình huống giống nhau ở mỗi người lại có sự khác nhau, điều đó phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, trình độ nhận thức vấn đề, và khả năng điều khiển cảm xúc của mỗi người. Khi phải đối mặt với những tình huống khác nhau trong cuộc sống, con người cần phải biết cân bằng giữa cảm xúc và lí trí. Nếu những lời nói và hành động của một con người chỉ xuất phát hoàn toàn từ cảm xúc mà không có sự cân nhắc của lí trí thì lời nói và hành động sẽ mang màu sắc cảm tính dễ dẫn tới những sai lầm, lệch lạc. Giống như trong tình cảm khác giới, ở lứa tuổi học trò thì sự yêu mến, có tình cảm với nhau là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu các em biết kiềm chế cảm xúc, dùng lí trí để điều tiết tình cảm bằng cách các em sẽ tự phân tích cho bản thân thấy ở lứa tuổi các em việc học hành là quan trọng nhất để có một tương lai tươi sáng, còn tình cảm nam, nữ chỉ dừng ở giới hạn nhất định để giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện tốt hơn. Còn nếu các em không nhìn nhận được điều đó thì các em sẽ bị cuốn vào vòng xoáy tình cảm, sẽ bị tình cảm chi phối mọi lúc,mọi nơi,làm cho mình không còn lí trí để học tập và để lại những hậu quả đáng tiếc như: việc học tập bị sa sút, lỡ dở, tình trạng nạo, phá thai, sử dụng các phương pháp tránh thai cấp tốc gây hậu quả xấu cho bản thân hay làm bố, làm mẹ quá sớm, chưa có công ăn việc làm, không tự chủ được về kinh tế, chưa có kiến thức về gia đình và dễ đi đến đổ vỡ hạnh phúc gây ảnh hưởng lớn đến đứa trẻ được sinh ra, gây muộn phiền cho bố mẹ, người thân. 3.3.2. Hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và hiểu được những ưu, nhược điểm trong diễn biến cảm xúc của bản thân. Sau những tác động của các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những sự việc có tác động mạnh tới xúc cảm, kể cả những cảm xúc tích cực và những cảm xúc tiêu 14
- cực thì diễn biến về mức độ, cách biểu thị và sự chi phối của cảm xúc đến mỗi người sẽ có sự khác nhau. Nên để làm tốt kỹ năng làm chủ nó mình cần hiểu rõ những mặt tích cực và những mặt tiêu cực trong sự thay đổi cảm xúc của bản thân để biết cách điều chỉnh, cân bằng nó. Qua thực tế tôi thấy, đôi lúc gặp những tình huống xảy ra giống nhau, nhưng sự biểu hiện cảm xúc, mức độ biểu hiện cảm xúc và cách thức cư xử lại có sự khác nhau giữa các học sinh, điều đó phụ thuộc vào tính cách, khả năng nhận thức và kỹ năng cân bằng cảm xúc của mỗi học sinh. Đối với những học sinh có tính cách trầm, ít nói, thì khi đứng trước một sự việc nào đó xảy ra với bản thân thường ít chia sẻ ra bên ngoài, chính vì vậy những suy nghĩ, hành động thường mang tính chủ quan. Còn đối với những học sinh có tính cách mạnh mẽ, sôi nổi, hướng ngoại thì cách cư xử nhiều lúc thái quá do sự phản ứng mạnh của cảm xúc hoặc do sự tác động tiêu cực từ bên ngoài và do thiếu các kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Ví dụ: Hai bạn A và B cùng mắc một lỗi giống nhau là bỏ học đi chơi điện tử và về nhà bị bố, mẹ la, nhưng phản ứng của hai bạn lại khác nhau: Bạn A cảm thấy ăn năn, hối lỗi và đã xin lỗi bố mẹ, hứa với bố, mẹ sẽ thay đổi, còn bạn B thì vẫn biết mình có lỗi, nhưng do bị mắng nên tỏ thái độ bức xúc, khó chịu, và đã cãi lại, nói những lời vô lễ với bố mẹ nên bị bố đánh và bạn đã bỏ nhà đi theo đám bạn xấu. Qua đây chúng ta thấy bạn B tuy vẫn nhận thức được vấn đề, nhưng do tính cách bộc trực, chưa thấy được những hạn chế trong diễn biến cảm xúc của bản thân, chưa có kỹ năng kiềm chế cảm xúc nên đã có những phản ứng chưa hợp lí, làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn và để lại những hậu quả đáng tiếc. Giả sử lúc bị bố, mẹ mắng bạn B vẫn bình tĩnh, tỏ ra hối lỗi và biết xin lỗi bố mẹ, lập công chuộc tội thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn và bố mẹ bạn cũng sẽ không phiền lòng về bạn nhiều như vậy, trong mắt bố, mẹ bạn vẫn là một người con biết vâng lời, bạn vẫn giữ được tình cảm trọn vẹn của bố, mẹ mình của. Nắm được những nhược điểm trong diễn biến cảm xúc của bản thân thì chúng ta mới có thể biết cách điều chỉnh, cân bằng nó, từ đó sẽ giúp nhìn nhận sự việc một cách sáng suốt, đúng đắn hơn để đưa ra những cách hành xử hợp lí hơn. 3.3.3. Giáo viên chủ nhiệm phải là người làm tốt kỹ năng kiềm chế cảm xúc trước học sinh. Trong bất kì hoàn cảnh nào, vì giáo viên là tấm gương lớn nhất mà ngày ngày học trò được tiếp xúc, soi vào để tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân. Đặc biệt là đối với giáo viên chủ nhiệm, vì người ta thường nói “ trăm lời nói hay không bằng một việc làm tốt”. Đối với giáo viên chủ nhiệm, người thường xuyên phải sát sao, tiếp xúc với học trò của lớp mình, và với một lớp học có hàng chục học sinh mỗi em có một tính cách khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau. Mặt khác ở lứa tuổi của học sinh THPT thì sự thay đổi tâm, sinh lí của các em rất thất thường nên bất kì 15
- chuyện gì cũng có thể xảy ra, bất kì tình huống nào cũng có thể đến nên người giáo viên chủ nhiệm phải rèn cho mình một kỹ năng làm chủ cảm xúc thật tốt thì mới đủ sáng suốt, bình tĩnh để đưa ra được phương án giải quyết tối ưu cho sự việc. Hơn nữa thái độ,lời nói cách hành xử của giáo viên chủ nhiệm còn là những bài thực hành quan trọng, là tấm gương cho học sinh soi vào, góp phần giáo dục, định hướng cho học sinh trong việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiềm chế, làm chủ cảm xúc, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần rèn luyện nhân cách học sinh. Để làm chủ cảm xúc của bản thân tôi rất tâm đắc mẩu chuyện nhỏ về Bác Hồ “Nước nóng, nước nguội”: Nếu đứng trước những lỗi lầm của học sinh mà người giáo viên không làm chủ được cảm xúc, hay bức xúc, nóng nảy, nói những lời thô lỗ, nặng lời thì cũng giống như trong tiết trời nóng nực mà ta buộc học trò phải uống một li nước sôi thì chúng sẽ không uống được, và nếu uống được thì chắc chắn sẽ bị phỏng. Còn nếu giáo viên nhẹ nhàng, bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp giáo dục hợp lí thì mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp hơn, cũng giống như thời tiết nóng nực mà ta cho học trò được uống một li nước mát vậy. Lúc đó những lời dạy bảo của giáo viên sẽ được tiếp thu tốt và có hiệu quả cao, và qua cách cư xử nhẹ nhàng đó học trò còn học hỏi được ở giáo viên các kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình. Tôi vẫn nhớ như in một kỉ niệm, có một lần đó là vào năm 2017 tôi được phân công vào chủ nhiệm lớp 11I thay cho một thầy giáo ở trong trường chủ nhiệm ở lớp 10. Vốn dĩ thầy giáo chủ nhiệm cũ là một giáo viên có tiếng nghiêm túc và tính hơi nóng và lớp 11I năm đó là lớp rất nghịch ngộ, trong lớp đa số học sinh là nam, chỉ có 7 học sinh nữ. Học lực của lớp thuộc dạng non nhất khối, trong lớp có nhiều học sinh nghiện điện tử, hay bỏ học, tính khí ngang ngạnh, ăn nói thiếu lễ phép. Ngày đầu năm tôi vào và thông báo cho cả lớp là tôi sẽ tiếp quản công tác chủ nhiệm lớp từ thầy T, sau đó tôi dạy tiết đầu tiên, cả lớp reo hò, vỗ tay rất lớn, lúc đầu tôi cứ tưởng bọn nó hâm mộ mình nên bây giờ được mình chủ nhiệm thì nó vui, sau hỏi ra tôi mới ngỡ là do không bị thầy giáo cũ chủ nhiệm nữa nên cả lớp giống như đã chịu sự bí bách từ lâu nay được giải phóng. Sau lời cảm ơn và màn giới thiệu của tôi thì một số bạn nam phía dưới bất đầu ngồi chít véo nhau, tôi có nghe một học sinh nào đó nhắc nhở “cô bay tề” thế là một bạn nam trông có vẻ “anh đại” trong nhóm cất tiếng “Sợ chi bay, cô ni không dám làm gì ta mô” và cứ tiếp tục ngồi chọc ghẹo nhau, nói những lời thô tục, làm các bạn trong lớp cũng a dua theo, làm cho lớp học rất lộn xộn, tôi không thể dạy được. Thú thực tôi cảm thấy rất bực mình, khó chịu, tôi cảm thấy một luồng khí nóng đang bốc lên trong người. Một số học sinh hiếu kì nhìn tôi ái ngại, chờ xem phản ứng của tôi thế nào, chắc tụi nó cứ nghĩ là tôi sẽ nổi giận, nạt nộ và xử phạt những học sinh vi phạm, nhưng không, tôi hít một hơi sâu, cân bằng lại xúc cảm, nở một nụ cười và nói: Thôi tiết này chúng ta sẽ dành thời gian để tìm hiểu về nhau: 16
- Trước tiên cô muốn biết về tâm tư nguyện vọng của các em, xem các em có nhu cầu nguyện vọng gì cần trao đổi với cô không, các em muốn giáo viên chủ nhiệm là người thế nào? Trong chuyên môn các em có nguyện vọng gì? Như bắt đúng kênh, các em bắt đầu thi nhau đưa ra ý kiến, sau một hồi lắng nghe ý kiến, tôi bắt đầu phân tích cho các em những ý kiến hợp lí và những ý kiến chưa hợp lí, những đề xuất cô tán thành và những đề xuất cần được xem xét. Tôi tiếp: tuy nhiên cô sẽ đáp ứng một số đề xuất của các em với những điều kiện nhất định, từ đây tôi bắt đầu đưa ra các yêu cầu đối với các em về học tập, nề nếp, lời nói, tác phong và cũng nhân cơ hội tôi giáo dục các em về những thái độ tiêu cực vừa diễn ra vào đầu giờ. Nhân cơ hội tôi cũng hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình của một số em hay vi phạm trong lớp, nắm được nhũng thông tin cơ bản để biết cách giáo dục hợp lí. Đồng thời qua đây tôi cũng giúp các em hiểu vì sao cô lại đưa ra những yêu cầu như vậy, vì sao các em nên nghe theo lời cô. Và nếu lỡ vi phạm thì các em sẽ phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Sau một lúc phân tích, các em ngồi nghe rất chăm chú và tỏ vẻ rất hài lòng về những gì cô nói, sau giờ học một số học sinh có những biểu hiện tiêu cực lúc đầu giờ đã lên gặp trực tiếp cô và xin lỗi về những hành động vừa rồi. Và cũng từ đó nề nếp của lớp từng bước đi lên, ý thức của các em ngày càng tiến bộ và các em gần gũi với cô hơn, hay tâm sự, chia sẻ mọi việc với cô hơn. Cuối khóa học mỗi em đi theo một con đường khác nhau, nhưng lúc nào cũng nhớ về cô giáo chủ nhiệm. Có nhiều em bây giờ xa trường mới thổ lộ “ bọn em đã học được rất nhiều điều từ cô, đặc biệt là sự đối mặt với thử thách, khả năng điều chỉnh cảm xúc để xử lí mọi việc một cách sáng suốt hơn”. 3.3.4. Phân loại các cảm xúc thường gặp ở học trò để đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh, đảm nhận công tác chủ nhiệm nhiều khóa học tôi đã sử dụng khá nhiều phương pháp để rèn luyện các kỹ năng cân bằng cảm xúc cho học sinh, tôi nhận thấy, để việc giáo dục mang lại hiệu quả thì chúng ta cần đưa ra các phương pháp cụ thể đối với mỗi loại cảm xúc nhất nhất định như: 3.3.4.1.Đối với loại cảm xúc của tình cảm nam nữ như: sự xao xuyến, rung động, sự đê mê... Trước tiên GVCN cần giúp học sinh hiểu được những diễn biến của các loại cảm xúc đó là bình thường của sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi, không phải là cái gì đó xấu xa hay tiêu cực. Tuy nhiên sự biểu hiện, mực độ biểu hiện và kết quả của vấn đề ở mỗi người lại có sự khác nhau, điêù đó phụ thuộc vào mức độ nhận thức và làm chủ cảm xúc của cá nhân. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 421 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
48 p | 38 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn