Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản
lượt xem 1
download
Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một chương, một bài học, nó có thể được sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng có thể sử dụng nhiều loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ của giáo viên. Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một chương, một bài học, nó có thể được sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng có thể sử dụng nhiều loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ của giáo viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ .......................................................................................................... 2 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN ....................................................................... 2 1. Lời giới thiệu ................................................................................................................... 2 3. Tác giả sáng kiến: ............................................................................................................ 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Thị Hường .......................................................... 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy ....................................................................... 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 09/2019 đến tháng 01/2020. 4 ...... 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ...................................................................................... 4 7.1.4. Khai thác nội dung một số bản đồ địa lí treo tường Địa lí 11 (Chương trình cơ bản) ................................................................................................................................ 14 7.1.4.1. Bản đồ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU PHI ................................................................................. 14 * Cấu trúc bản đồ:.................................................................................................................... 15 * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác:....15 7.1.4.2. Bản đồ: BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU Á ...................................................................... 17 * Cấu trúc bản đồ .................................................................................................................... 18 * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác.....18 7.1.4.3. Bản đồ: KINH TẾ CHUNG HOA KÌ ....................................................................................... 20 * Cấu trúc bản đồ..................................................................................................................... 20 * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác.....20 7.1.4.4. Bản đồ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LIÊN BANG NGA ..................................................................... 22 * Cấu trúc bản đồ .................................................................................................................... 22 * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác.....22 Gợi ý trả lời.............................................................................................................................. 22 Gợi ý trả lời............................................................................................................................. 23 7.1.4.5. Bản đồ: KINH TẾ KINH TẾ CHUNG LIÊN BANG NGA. .................................................... 23 * Cấu trúc bản đồ..................................................................................................................... 24 * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác.....24 7.1.4.6. Bản đồ: KINH TẾ CHUNG ĐÔNG NAM Á. ........................................................................... 25 * Cấu trúc bản đồ .................................................................................................................... 25 * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác.....26 1
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến ............................................................................. 27 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không ................................................ 29 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ........................................................ 29 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: ..................................................................................................... 29 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): ...................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 29 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong những năm qua chúng ta đã và đang từng bước thay đổi cách dạy học mới, hướng vào học sinh hơn; đó là phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” với phương pháp dạy học này đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em tự tìm ra kiến thức trên sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các đồ dùng trực quan khác. Đặc biệt với bộ môn Địa lí sử dụng bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường là một công cụ, một phương tiện cho việc dạy học địa lí. Bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cũng không chỉ là một phương tiện để minh họa kiến thức mà chính là nội dung sách giáo khoa được ghi lại bằng kí hiệu thông qua các phương pháp thể hiện. Là giáo viên giảng dạy địa lí, các giáo viên đều phải luôn luôn ý thức và có thói quen giảng dạy bằng bản đồ. Vì từ quan sát, phân tích hoặc khai thác những màu sắc và ước hiệu trên bản đồ sẽ tìm ra những kiến thức địa lí, sẽ tìm thấy được các mối liên lệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ và từ đó, thấy được quy luật Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế xã hội. Do đó, là giáo viên phải dựa vào bản đồ để khai thác nội dung kiến thức. 2
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Thực tế hiện nay, với chương trình cải cách sách giáo khoa, cũng như việc áp dụng phương pháp dạy học mới. Các phương tiện dạy học ở các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng ngày một nhiều. Đối với bộ môn Địa lí được trang bị thêm nhiều bản đồ giáo khoa treo tường mới với nhiều nội dung, nhiều nguồn thông tin, kiến thức… được thể hiện trên đó, song việc đưa vào giảng dạy thì chưa được hiệu quả. Qua trao đổi, dự giờ với nhiều giáo viên trong trường và đồng nghiệp ở các trường bạn thì việc đưa các bản đồ giáo khoa treo tường vào giảng dạy còn nhiều khó khăn, bởi nhiều lí do: Số lượng bản đồ lớn trong khi phòng giành cho bộ môn chưa có nên chưa được đưa vào sử dụng. Có nơi đã được đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn phần lớn là do: + Học sinh chưa thực sự hiểu được bản đồ. + Giáo viên chưa xác định phương pháp phù hợp để truyền thụ thích hợp với từng loại bản đồ. + Bản đồ được treo ở phòng thiết bị đến tiết dạy thì mang lên lớp dạy nên mất thời gian và giáo viên lúng túng trong khi dạy học. + Nhiều bản đồ có nội dung, thiết kế hoàn toàn khác so với bản đồ của chương trình cũ (đặc biệt là bản đồ về kinh tế xã hội) khi mới tiếp xúc giáo viên chưa khai thác những nội dung cần truyền đạt của bản đồ. + Việc rèn luyện các kỉ năng Địa lí trong các bản đồ cũng chưa đạt hiệu quả, đôi khi còn lơ mơ, việc sử dụng bản đồ chỉ là hình thức. + Việc đặt câu hỏi để khai thác nội dung bản đồ cũng chưa thật sự phù hợp với bản đồ được treo. Từ thực tế đó, trong những năm qua bản thân đã được phân công giảng dạy chương trình Địa lí lớp 11, tôi đã không ngừng tìm hiểu các loại bản đồ giáo khoa treo tường dùng cho giảng dạy Địa lí lớp 11 xin đưa ra kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ giáo khoa treo từờng chương trình Địa lí lớp 11 với sáng kiến kinh nghiệm: “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản”. 2. Tên sáng kiến: “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tườngtrong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Hường Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0973643136. Email: phanthihuong.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 3
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Thị Hường 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 09/2019 đến tháng 01/2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận 7.1.1.1. Bản đồ giáo khoa treo tường Bản đồ giáo khoa treo tường là cuốn sách giáo khoa trực quan chính của lớp học, phục vụ cho việc dạy và học địa lí. Giáo viên sử dụng bản đồ treo trên tường, trực diện với học sinh làm phương tiện truyền thụ kiến thức, học sinh dùng làm phương tiện để nhận thức. Như vậy, bản đồ giáo khoa treo tường khác với các loại bản đồ giáo khoa khác vì chức năng của nó là dùng để dạy học ở trên lớp, phục vụ cho mục đích giảng dạy và học tập ở không gian học tập nhất định. Mục đích đó chi phối những đặc điểm dưới đây của bản đồ giáo khoa treo tường: Bản đồ giáo khoa treo tường thể hiện được nội dung địa lí trong các mối quan hệ và cấu trúc không gian, đảm bảo được tính lôgic khoa học của vấn đề mà giáo viên trình bày: Trên bản đồ, lượng thông tin khoa học phải tương xứng với tỉ lệ bản đồ, các đối tượng địa lí trên bản đồ được khái quát hoá cao. Nhiều kí hiệu tượng trưng tượng hình, nhiều màu sắc đẹp, gần gũi đối tượng đã được sử dụng làm cho bản đồ có tính trực quan cao, gây hứng thú cho việc học tập địa lí. Bản đồ treo tường có hệ thống kí hiệu lớn, chữ viết to, màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh. Bản đồ treo tường được thầy trò cùng sử dụng ở trên lớp để dạy và học bài mới, ôn tập và kiểm tra những kiến thức cũ. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các bản đồ, sơ đồ và lược đồ trong sách giáo khoa, atlas và bản đồ bài tập. Bản đồ giáo khoa treo tường bao giờ cũng có kích thước lớn. Vì bản đồ được treo trên lớp để học sinh quan sát nên kích thước phải lớn để học sinh ngồi phía cuối lớp cách bản đồ từ 5 – 7m có thể quan sát được những nội dung thể hiện trên bản đồ. Kích thước chung của loại bản đồ này thường 79 x 109cm (Ao) đến 150 – 200cm. Phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ thường lớn như: toàn thế giới, một b án cầu, một nước hoặc ít nhất là một khu vực lớn trong một nước. Phần lớn các bản đồ giáo khoa treo tường đều có tỉ lệ nhỏ. Hình thức thể hiện trên các bản đồ giáo khoa treo tường thường mang tính trực quan và tính mĩ thuật cao. Trên bản đồ thường dùng các kí hiệu đủ lớn để học sinh ở xa cuối lớp cũng có thể đọc được. Vì thế chữ trên bản đồ phải viết to, lực nét đậm, các kí hiệu lớn, trực quan, màu sắc mạnh, rõ ràng như hài hoà, một số đối tượng cần được cường điệu hoá thể hiện ở dạng phi tỉ lệ. Cấu trúc hình vẽ kí hiệu đơn giản, dùng nhiều kí hiệu tượng hình nhất 4
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) là dùng cho các cấp dưới. Tính trực quan đòi hỏi trước hết phải có nội dung rõ ràng đầy đủ phản ánh đúng đặc điểm địa phương. Về nội dung bản đồ giáo khoa treo tường có mức độ khái quát hoá rất cao . Vì có như vậy mới cho học sinh thấy được những đặc điểm chính, chủ yếu của lãnh thổ. Nội dung của bản đồ phải phù hợp với chương trình từng lớp và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bảng chú giải của bản đồ giáo khoa treo tường phải được sắp xếp một cách lôgic, chặt chẽ, rõ ràng. Bản đồ giáo khoa BĐGK treo tường cũng có các bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ… để hỗ trợ cho nội dung chính của bản đồ. Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một chương, một bài học, nó có thể được sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng có thể sử dụng nhiều loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ của giáo viên. Bản đồ giáo khóa treo tường đảm bảo các yêu cầu : + Học sinh dễ nhận biết và đọc các đối tượng biểu hiện trên bản đồ. + Được dùng suốt trong quá trình dạy học. 7.1.1.2. Ý nghĩa Bản đồ giáo khóa nói chung, bản đồ giáo khóa treo tường nói riêng là công cụ để giáo viên khai thác và truyền đạt kiến thức. Là phương tiện để giáo viên dẫn dắt học sinh tìm ra những nôi dung chủ yếu của của bài học. Bản đồ giáo khóa treo tường là cuốn sách giáo khoa thứ hai cả về phía giáo viên và học sinh (là nội dung sách giáo khoa được viết bằng ước hiệu) 7.1.1.3. Thực trạng sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường Hiện nay khối trung học phổ thông đã qua qua hai năm thực hiện thay đổi sách giáo khoa, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hướng tới học sinh tức “ lấy học sinh làm trung tâm”, các phương tiện, đồ dùng dạy học được nhà nước quan tâm đầu tư. Đối với bộ môn Địa lí các đồ dùng dạy học cũng được tăng lên đáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại hiện trạng đó là: Bản đồ cũng còn nguyên cuộn trong kho chưa được đưa ra sử dụng. Bên cạnh đó có những trường có phòng bộ môn, phòng thiết bị nhưng do thói quen không sử dụng bản đồ nên khi sử dụng bản đồ mới được xuất bản khi sử dụng thì gặp phải nhiều khó khăn bởi bản đồ hoàn toàn mới, có những nội dung mới, số liệu mới, có những kí hiệu thay đổi so với trước dẫn đến lúng túng. Hơn nữa cũng không ít giáo viên chưa thấy hết vị trí và chức năng của bản đồ trong giờ dạy học Địa lí: Bởi nhiều giáo viên quan niệm: “Bản đồ chỉ là đồ dùng trực 5
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) quan, là phương tiện để minh họa cho nội dung bài giảng” cho nên giáo viên tập trung giảng xong nội dung rồi mới chỉ bản đồ để minh họa cho nội dung bài giảng. Việc sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường như vậy rất hình thức, chưa đúng với mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ trong giảng dạy địa lí. Có nhiều bản đồ thể hiện nhiều nội dung trong bài học. 7.1.2. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giảng dạy địa lí 7.1.2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong khi soạn bài giảng Sau khi xác định mục tiêu và yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức lý thuyết cũng như những kĩ năng cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài giảng và đối tượng học sinh. Những bản đồ được xác định là cần thiết cho bài giảng không chỉ giới hạn trong những bản đồ đã có trong sách giáo khoa (SGK), mà còn bao gồm cả những bản đồ treo tường… Như vậy, việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải được tiến hành trên tất cả các loại hình bản đồ đặc biệt cần phát huy bản đồ treo tường, nhưng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất, đáp ứng mục tiêu của bài giảng. Số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học cũng cần xác định hợp lí, nếu dùng quá nhiều bản đồ cho một tiết học thì không những không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn dẫn đến những kết quả ngược lại, dễ làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không xác định được chủ điểm của bài. Vì thế, bài giảng sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên cho đến nay, cũng không ai đưa ra số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học là bao nhiêu, tuỳ theo tính chất và yêu cầu của từng bài, từng tiết, từng điều kiện của mỗi giáo viên và mỗi trường hợp cụ thể mà giáo viên xác định số lượng và thể loại bản đồ cho thích hợp. Khi số lượng và thể loại bản đồ cần cho bài giảng đã được xác định giáo viên phải tiến hành công tác chuẩn bị cho mỗi bản đồ bao gồm: Phân tích và đánh giá bản đồ (về tỷ lệ, về quy luật sai số, về phương pháp biểu hiện nội dung bản đồ...). Chọn lọc nội dung cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bài giảng. Xác định phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, đáp ứng mục tiêu bài giảng. Ví dụ: Khi dạy bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi) 6
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Chúng ta không cần phải đưa thông tin có tất cả ở bản đồ tự nhiên của châu Phi mà chọn lọc những kiến thức quan trọng liên quan đến nội dung của bài học như: Khái quát lãnh thổ của châu Phi. Khí hậu của Châu Phi. Các hoang mạc . Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng của châu Phi. (Hình 1: Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi) Đó là kiến thức trọng tâm mà ta cần khai thác ở bản đồ này. Còn các kiến thức khác như địa hình, sông ngòi… ở bài này ta không cần nhắc lại vì đây là kiến thức các em đã có dịp học ở lớp dưới. 7.1.2.2. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ trong việc thực hiện các bước lên lớp. Trong giờ giảng bài ở trên lớp, ngoài việc khai thác kiến thức địa lí trong sách giáo khoa, giáo viên còn hướng dẫn học sinh khai thác những kiến thức, kĩ năng từ bản đồ thông qua tư duy, phục hồi lại môi trường địa lí trên thực địa đã được thu nhỏ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết, hiểu được những hiện tượng địa lí và khả năng phân tích các hiện tượng ấy trên bản đồ, đồng thời cũng hướng dẫn các em tiếp nhận các kiến thức địa lí bằng bản đồ. Trong giờ học tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến và ghi chép. Như vậy mới phát huy được tính tích cực của học sinh và huy động được học sinh tham gia bài giảng một cách hứng thú. Giáo viên vừa trang bị kiến thức khoa học địa lí cho học sinh, vừa rèn luyện cho các em những kĩ năng địa lí, kĩ năng bản đồ, vừa hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ. Để làm tốt như vậy giáo viên cần phải: * Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những màu sắc, kí hiệu trên bản đồ. Mặc dù ngay từ đầu năm học cấp II (lớp 6) và đầu năm học của cấp III (lớp 10) các em được trang bị một số kiến thức cơ bản về bản đồ: các kí hiệu về bản đồ, một số phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ… tuy nhiên với số lượng 1 tiết cho mỗi cấp học thì quá ít, không thể giới thiệu hết tất cả các loại bản đồ, các loại kí hiệu của bản đồ. Trong khi đó hiện nay các loại bản đồ giáo khoa treo tường hiện nay được trang bị nhiều loại, với nội dung được thể hiện đa dạng. Do đó các kí hiệu, màu sắc cũng được thể hiện nhiều hơn. Vì vậy, giáo viên nên dành ít thời gian để bổ sung những ước hiệu mới, kí hiệu mới … Ví dụ : Bảng chú giải bản đồ kinh tế chung Ôxtrâylia bảng có nhiều kí hiệu mới như: Hóa dầu, chế biến gỗ, giấy, Chuối, Du lịch .... 7
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Hình 2: Bảng chú giải bản đồ KT chung Ôxtrâylia Hình 3: Bảng chú giải bản đồ tự nhiên Châu Mĩ * Trong quá trình sử dụng bản đồ để khai thác và truyền đạt kiến thức của bài giảng, giáo viên phải luôn có ý thức “làm mẫu” “ Làm mẫu” trong sử dụng bản đồ nhằm giúp học sinh biết cách tiến hành khai thác kiến thức trên cơ sở bản đồ trong quá trình tự học về sau. Sử dụng bản đồ treo tường để giảng dạy giáo viên cần ý thức rằng: Những thao tác chỉ bản đồ kết hợp với những lời giảng giải của mình đều là những thao tác khuôn mẫu, nhằm hướng dẫn học sinh biết cách đọc và sử dụng bản đồ ngay trong khi nghe giảng bài mới ở lớp từ đó tạo điều kiện cho bản thân học sinh có thể tự tiến hành học tập môn địa lí bằng bản đồ ở lớp cũng như ở nhà. Chương trình địa lí lớp 11 không chỉ cung cấp cho học sinh biết: Khái quát tình hình kinh tế xã hội các khu vực hay thế giới mà nó còn cung cấp cung cấp những kiến thức của từng quốc gia về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho các em biết phân tích (giải thích) được từng sự vật, từng hiện tượng địa lí đang học trong mối quan hệ biện chứng (hữu cơ) giữa điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình phát kinh tế xã hội của các quốc gia và khu vực. Ví dụ: Nhìn vào bản đồ tự nhiên Trung Quốc & bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc: 8
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Hình 4: Bản đồ tự nhiên Trung Quốc Hình 5: Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc Ta chẳng những thấy được vị trí của Trung Quốc tiếp giáp với những nước nào, vị trí địa lí, sự phân bố các dạng địa hình cũng như sông ngòi của Trung Quốc, mà còn có thể lý giải ảnh hưởng của vị trí địa lí đó trong mối quan hệ phát triển kinh tế xã hội, với yếu tố của địa hình đó Trung Quốc có thể phân chia làm mấy miền địa hình, dựa vào đó có thể phán đoán đặc điểm khí hậu của từng miền. Dựa vào đặc điểm của địa hình cũng còn có thế lí giải được hướng chảy của mạng lưới sông ngòi, chế độ thủy chế, đặc điểm khí hậu, không những vậy có thể phân tích đánh giá tình hình phát triển những ngành kinh tế xã hội giữa miền Đông và miền Tây… Cho nên khi sử dụng bản đồ treo tường để khai thác và truyền thụ kiến thức giáo viên cần phải có những thao tác “ làm mẫu ”nhằm hình thành cho học sinh biết cách đọc mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố tự nhiên và giữa các yếu tố tự nhiên đối với các yếu tố kinh tế xã hội trên bản đồ. Từ đó, thấy được tổng thể tự nhiên cũng như tình hình phát triển về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như khu vực. Nói một cách khác các nội dung trong từng bài học đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và bản đồ cũng có mối liên hệ chặt chẽ ấy. Giáo viên cần tranh thủ mọi điều kiện, nêu câu hỏi kiểm tra, câu hỏi phát vấn phát vấn, đặc biệt thông qua thao tác giảng dạy của mình để giúp các em nắm được cách dùng bản đồ (đọc và khai thác bản đồ) với ý nghĩa thực chất của nó. Ví dụ: Qua bản đồ tự nhiên Hoa Kì Giới thiệu sự phân hóa sự đa dạng của lãnh thổ Hoa Kì, giáo viên nên vừa giảng vừa chỉ bản đồ cho học sinh thấy được: Lãnh thổ Hoa Kì có sự phân hóa thành ba vùng tự nhiên khá rõ rệt: (chỉ bản đồ) 9
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Hình: Bản đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kì + Phía tây là hệ thống núi trẻ Cooc đi e bao gồm các dãy núi cao trung bình trên 2000m chạy song song theo hướng bắc nam xen giữa là các bồn địa (bồn địa lớn) và cao nguyên (cao nguyên Côlôrađô) có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc…Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ đất tốt, khí hậu cận đới và ôn đới hải dương. + Phía đông là dãy núi già APhaLát tương đối thấp. Phía bắc APhaLát chỉ cao từ 400m500m, phần phía nam cao hơn có độ cao từ 1000m – 1500m chạy theo hướng đông bắc – tây nam, với sườn thoải, với nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông thuận lợị. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn. Nguồn thủy năng phong phú… + Ở giữa (vùng Trung tâm) Gồm các bang nằm giữa dãy APha Lát và dãy Rốc Ki, phần phía tây và phía bắc có địa hình gò thấp, nhiều đồng cỏ rộng. Phía nam là đồng bằng phù sa màu mở và rộng lớn có hệ thống sông MítXiXiPi bồi đắp. Phần lớn các ban ở phía bắc của vùng có khí hậu ôn đới, các bang ở vùng vịnh Mêhicô có khí hậu cận nhiệt… * Chú ý sử dụng bản đồ để nêu câu hỏi trong quá trình giảng dạy: Bản đồ giáo khoa treo tường nói riêng là một công cụ để giáo viên khai thác và truyền đạt kiến thức, là một phương tiện để giáo viên dẫn dắt học sinh để tìm ra những nội dung chủ yếu của bài học, có thể nói hầu như mọi kiến thức cơ bản của bài giảng địa lí đều có ở trên bản đồ này hay ở bản đồ khác . Vì vậy, trong quá trình giảng bài giáo viên cần chú ý đến phương pháp phát vấn trên cơ sở quan sát bản đồ, làm được như vậy chẳng những giúp học sinh nắm được nội dung của bài học một cách dễ dàng, mà còn tăng cường rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ và bồi dưỡng khả năng tư duy địa lí. Để thực hiện những yêu cầu trên một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện phương phát phát vấn trên cơ sở đọc bản đồ chúng ta cần lưu ý những điểm sau: + Đặt câu hỏi từ dễ đến khó: Ví dụ: Khi giảng bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) 10
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh. Gíáo viên cũng nên đặt những câu hỏi vừa mang tính chất gợi ý vừa có tính chất dẫn dắt để học sinh có thể đi từ nhận xét trên cơ sở kí hiệu của bản đồ đến những nội dung màu sắc của bản đồ. Ví dụ: Như bài trên và học sinh quan sát bản đồ Các cảnh quan và khoáng sản chính ở Mĩ La Tinh giáo viên đưa ra câu hỏi: Quan sát bản đồ địa lí tự nhiên châu Mĩ, em hãy cho biết Mĩ La Tinh có những cảnh quan và khoáng sản chính nào? (sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và hỏi tiếp) Qua bản đồ trên em hãy cho biết cảnh quan và loại khoáng sản nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở Mĩ La Tinh?(sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và hỏi tiếp) Những loại cảnh quan và khoáng sản đó có thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế của Mĩ La Tinh? Đây là loại câu hỏi mà nội dung câu trả lời đã có trong bản đồ, cho nên, giáo viên cần chú ý đến cơ sở bản đồ để học sinh sử dụng cho câu trả lời. Nếu câu trả lời dựa trên sách giáo khoa, hoặc trong những bản đồ trong sách giáo khoa, thì phần lớn học sinh trong lớp đều có khả năng trả lời. Nhưng nếu câu hỏi đưa ra đòi hỏi học sinh phải tìm câu trả lời trên bản đồ treo tường, giáo viên cần quan sát xem những học sinh ngồi cuối lớp có thể nhìn bản đồ rõ không. Có những trường hợp, câu hỏi đưa ra chỉ 10 em học sinh ngồi ở bàn đầu là có khả năng chuẩn bị câu trả lời, còn hầu hết là ngồi chơi. Phương pháp đàm thoại tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho lớp học có một không khí học tập tự giác, khích lệ các em cùng suy nghĩ và tham gia bài giảng. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt phương pháp này, những hệ thống câu hỏi đặt ra cần tính toán trên cơ sở tư duy, năng lực của học sinh và với thời gian cần thiết cho một câu hỏi, để đảm bảo kế hoạch giảng dạy về mặt thời gian. Những câu hỏi đặt ra trong khi giảng bài, nên dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi đòi hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được. Nếu tính toán chi tiết thì không đủ thời gian mà nếu ước lượng, sẽ gây cho học sinh thói quen làm việc tùy tiện, đại khái. Sau khi những câu hỏi đặt ra đã lần lượt được trả lời, giáo viên hệ thống hoá và tổng kết vấn đề. Kĩ năng đọc bản đồ, phân tích bản đồ, dùng bản đồ để nhận định khái quát về địa lí tự nhiên một khu vực, một quốc gia... các em có thể làm ngay trên lớp. + Đặt câu hỏi với yêu cầu trả lời các nội dung từ đơn giản đến phức tạp: Ví dụ: Khi giảng bài 8 : Liên Bang Nga, phần II/ Điều kiện tự nhiên, dựa vào bản đồ tự nhiên của Liên Bang Nga, giáo viên có thể nêu ra những câu hỏi : 11
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) + Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Liên Bang Nga em nhận xét gì về địa hình của LBN? (cao ở phía đông và thấp dần về phía đông) + Địa hình của Liên Bang Nga được chia làm mấy phần? (hai phần: Phía đông và phía tây) + Sự phân hoá như vậy ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và phân bố dân cư giữa phía tây và phía đông? (học sinh phải có sự liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trên bản đồ để liên hệ, so sánh trả lời câu hỏi). 7.1.2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong việc thực hiện các bước lên lớp. * Trong bước kiểm tra đầu giờ Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên phải treo bản đồ phục vụ bài học trước để học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi của giáo viên đặt ra, mọi câu hỏi kiểm tra được đặt ra cần phải có những yêu cầu buộc học sinh quan sát bản đồ trong quá trình trả lời câu hỏi. Ví dụ: Trước khi giảng bài 11: Khu Vực Đông Nam Á (tiếp theo), để tiến hành kiểm tra bài cũ, giáo viên vừa treo bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á, vừa có thể nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ của học sinh như: “Dựa vào bản đồ tự nhiên của khu vực Đông Nam Á, Em hãy mô tả vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực, vị trí địa lí và lãnh thổ của đó có thuận lợi như thế nào trong phát triển kinh tế xã hội? * Trong bước giảng nội dung bài mới Phải thường xuyên thông qua các thao tác “mẫu” của giáo viên khi sử dụng bản đồ để khai thác và truyền đạt những nội dung của bài giảng là một yêu cầu rất quan trọng, nhằm hướng dẫn học sinh hình dung được cách đọc bản đồ ngay trong khi nghe giảng, đồng thời cũng là một biện phát rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của bài giảng. Khi sử dụng phương pháp phát vấn trong quá trình giảng dạy và đặt ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên cũng đặt biệt lưu ý tới những yêu cầu buộc học sinh quan sát bản đồ để trả lời những nội dung câu hỏi, có như vậy mơí thúc đẩy quá trình rèn luyện kỉ năng đọc bản đồ và phát triển tư duy địa lí cho học sinh một cách thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. * Trong bước củng cố Trong bước cũng cố nội dung kiến thức vừa học và những tiết ôn tập giáo viên cần đặt ra những câu hỏi có những yêu cầu rèn luyện kỉ năng về bản đồ. 12
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) * Trong bước hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Hướng dẫn học sinh biết cách học mỗi bài địa lí trên cơ sở bản đồ kết hợp với sách giáo khoa và ghi vở. Những nội dung thường xuyên cần lưu ý hướng dẫn học sinh trong tất cả các tiết học: + Một số kí hiệu của bản đồ trong sách giáo khoa cần học bổ sung để phục vụ cho nội dung bài học. + Cách đọc mối liên hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài học thể hiện trong bản đồ sách giáo khoa. + Những kí hiệu mới (kí hiệu học sinh chưa biết) để phục vụ cho quá trình nghe giảng của tiết sau. 7.1.3. Mốt số bản đồ giáo khoa treo tường được sử dụng trong chương trình địa lí lớp 11 – Ban cơ bản TT Tên bản đồ Tỉ lệ Sử dụng cho bài Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Châu Phi Bản 1 1:12.000.000 Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi.(I/Một số đồ tự nhiên vấn đề về tự nhiên). Châu phi – KT Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. 2 XH 1:12.000.000 Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi.(III/ một số vấn đề về kinh tế ) Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh.(I/ Một số Châu Mĩ Địa Lí 3 1:16.000.000 vấn đề về tự nhiên) tự nhiên Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (II/Điều kiện tự nhiên). Mĩ la Tinh KT Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. 4 XH 1:13.000.000 Tiết2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh.(II/ một số vấn đề về kinh tế) Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Châu Á Địa Lí 5 1:15.000.000 Tiết 3: Một số vấn đề khu vực Tây Nam Ávà tự nhiên Trung Á. Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì Bản đồ Kinh tế Tiết 2: Kinh tế . 6 Hoa Kì 1:5.000.000 Tiết 3: Thực hành sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì. 7 LB Nga Địa Lí 1: 8.000.000 Bài 8: Liên Bang Nga tự nhiên. Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hôị.(I. Vị trí địa lí 13
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) và lãnh thổ và II.Điều kiện tự nhiên) Bài 8: Liên Bang Nga LB Nga Kinh Tiết 2: Kinh tế 8 tế chung 1:8.000.000 Tiết 3: Thực hành tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố Nông nghiệp của Liên Bang Nga. Nhật Bản Địa Bài 9: Nhật Bản 9 Lí tự nhiên 1:2.200.000 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.(I. Điều kiện tự nhiên) Bài 9 : Nhật Bản Nhật bản Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển 10 Kinh tế chung 1:2.200.000 kinh tế.( III. Tình hình phát triển kinh tế) Tiết 2: Các ngành và các vùng kinh tế. Trung Quốc Bài 10: Cộng Hoà ND Trung Hoa. 11 1: 5.000.000 Kinh tế chung Tiét 2: Kinh tế ĐNÁ – Kinh tế Bài 11: Khu vực Đông Nam Á 12 1: 8.000.000 chung Tiết 2: Kinh tế Bài 12: ÔXtrâyLiA Ôtrâylia Địa 13 1:12.000.000 Tiết 1: Khái quát về ÔXtrâyLiA (1. Vị trí địa lí lí tự nhiên và điều kiện tự nhiên) Ôtrâylia – kinh Bài 12: ÔXtrâyLiA 14 1:6.000.000 tế chung Tiết 1: Khái quát về ÔXtrâyLiA (II.Kinh tế) 7.1.4. Khai thác nội dung một số bản đồ địa lí treo tường Địa lí 11 (Chương trình cơ bản) 7.1.4.1. Bản đồ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU PHI (Sử dụng cho bài 5 Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi – I. Một số vấn đề về tự nhiên). 14
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Hình 5: Bản đồ địa lí tự nhiên châu Phi Hình 6: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số địa điểm của châu Phi * Cấu trúc bản đồ: Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí tự nhiên Châu Phi gồm: 01 bản đồ và biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trung bình tháng của một số địa điểm của châu Phi. * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác: ản đồ lớn Châu Phi : B Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên thế giới sau châu Á, Châu Mĩ. Châu Phi chiếm tới 20% diện tích Trái Đất, là một trong những cái nôi của nề văn minh nhân loại. Châu Phi nằm chủ yếu trong đới nóng, đường Xích đạo chạy ngang qua gần chính giữa lãnh thổ (điểm cực bắc Châu Phi 37020’B, điểm cực Nam 34051’ Nam). Tuyệt đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, do đó châu phi có khí hậu nóng quanh năm. Bao bọc quanh châu phi là Châu Đại Dương, Ấn Độ Dương, Điạ Trung Hải và Biển Đỏ. Năm 1869 kênh đào được đưa vào sử dụng nối thông đại Tây Dương qua địa Trung Hải sang Biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Nhờ có kênh đào Xuyê con đường biển nối châu Á – Châu Âu được rút ngắn được hơn 8000km so với việc việc đi vòng qua cực Nam châu Phi. 15
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Ở các vùng biển sát bờ Châu Phi có nhiều dòng biển khác nhau. Các dòng biển này có ảnh hưởng quan trọng đến khí hậu ven bờ lục địa. Các dòng biển lạnh Canari và Ben – ghê la làm cho bờ biển Tây Bắc và Tây Nam Châu Phi mát và khô. Dòng biển nóng Ghi –nê làm cho duyên hải phía Bắc vịnh Ghinê mưa nhiều. Dòng biển nóng Môdăm bích và Mũi Kim làm cho vùng duyên hải đông nam của lục địa mưa nhiều. Tuy nhiên, do đường bờ biển bị chia cắt cộng với duyên hải có nhiều núi và sơn nguyên cao như Atlát, Đông Phi, Đrêken xbec ...nên ảnh hưởng của biển và đại dương khó thâm nhập vào sâu trong đất liền. Bởi vậy, Châu Phi là châu lục khô hơn nhiều so với các châu lục khác (tới 1/3 diện tích lục địa là hoang mạc) * Câu hỏi và bài tập Câu hỏi 1: Quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi cho biết đặc điểm cảnh quan, khoáng sản của Châu Phi ? Gợi ý trả lời Châu Phi là châu lục có diện tích hoang mạc chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số diện tích tự nhiên: Hoang mạc Xahara ở phía bắc, Na míp và Calahari ở phía nam, trong đó hoang mạc Xahara là hoang mạc lớn nhất thế giới, nhiệt độ trung bình trên 400 C. Địa hình ít bị chia cắt, đồng bằng thấp chỉ chiếm diện tích nhỏ, bề mặt lục địa chịu quá trình san bằng lâu dài bởi vậy ở đây chủ yếu là các cao nguyên, sơn nguyên, rất ít đồng bằng bồi tụ thấp và các dãy núi đồ sộ. Trong châu lục có các dãy núi: Đrêken –bec, các khối núi: khối núi Bi ê, khối núi Ahaga, khối núi Tibexti, đỉnh núi Kilimangiarô... Các môi trường tự nhiên của Châu Phi: + Môi trường xích đạo ẩm: Phân bố hai bên đường xích đạo, thuộc bồn địa Công Gô và một dải hẹp ven vịnh Ghinê. + Môi trường nhiệt đới; bao gồm kiểu rừng gió mùa, rừng thưa và xavan, xa van là loại phổ biến và lá rộng nhất. +Môi trường hoang mạc: chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên. + môi trường Địa trung Hải phát triển gần cực bắc và cực nam Châu Phi. Động vật phong phú và đa dạng: Voi, Tê giác, Ngựa vằn, hươu cao cổ, sơn dương, sư tử, báo, chó rừng ,... Khoáng sản: Điều kiện kí hậu hoang mạc rất khắc nghiệt nhưng trong lòng đất thì lại giàu có, theo nghiên cứu chưa đầy đủ nhưng những gì đã biết có thể cho thấy đây là một trong những nơi giàu có về khoáng sản trong đó nhiều nhất là Vàng, Kim cương, Uranium, sắt, đồng dầu mỏ, phi kim loại.... +Vàng: Có nhiều mỏ lớn ở Cộng hoà Nam Phi, Cộng hoà dân chủ Công Gô, Gana, Tan –đani a, Kêni a...Trong đó Cộng hoà Nam Phi khai thác nhiều nhất thế giới năm khai thác cao nhất được 900 tấn. 16
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) +Uranium: tập trung Cộng hoà Công –Gô Cộng hoà Nam Phi, GaNa, Xi ê raLê On,... Trong đó Cộng hoà Công gô có trữ lượng lớn vừa có hàm lượng cao, có mỏ đạt tới 7kg uranium trong một tấn quặng. + Đồng: Các mỏ đồng chạy theo hình vòng cung được gọi là vòng đai quặng đồng Trung Phi, kéo dài hơn 1000km, từ cộng hoà dân chủ Công Gô qua Môdăm bi –a đến Rôđêđia. Trong đó Cộng hoà dân chủ Cônggô có trữ lượng lớn khoảng 9 triệu tấn đồng kim loại. +Kim cương: Kim cương được hình thành ở các vùng có hoạt động núi lửa. Phân bố ở cộng hoà dân chủ Cônggô Cộng hoà Nam Phi, Namibia, Ăng gôla, Ghinê, ... Trong đó, Cộng hoà dân chủ Cônggô có sản lượng đứng đầu thế giới với khoảng 14 triệu Cara/ năm. + Dầu mỏ: Tập trung chủ yếu ở các nước Bắc Phi trong hoang mạc Xahara và một phần vịnh GhiNê. Trong đó, các nước có sản lượng cao nhất là Libi, Nighêria, Angiêri... Libi và Nighêria khai thác mỗi nước hơn 100 triệu tấn/năm. Ngoài các khoáng sản nói trên Châu Phi còn có rất nhiều mỏ khoáng sản khác như Crôm, plantin, côban, photphorit, than đá ... * Biểu đồ phụ: Bốn biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của 4 địa điểm của châu Phi. + Kếptao: lượng mưa trung bình năm 165 mm/ năm. + In xa la: lượng mưa trung bình năm 15mm/năm. + Bamacô: lượng mưa trung bình năm 1000 mm/năm. + Mbanđaca: lượng mưa trung bình năm 1786 mm/năm. Câu hỏi 2: Dựa vào các 4 biểu đồ khí hậu và những hiểu biết của mình nêu đặc điểm khí hậu Châu Phi? Gợi ý trả lời Châu Phi còn một diện tích rộng lớn có khí hậu khô hạn với lượng mưa trung bình ít hơn 250mm/năm. Lượng mưa này chỉ bằng 1/20 đến 1/25 khả năng bốc hơi. Vùng khô hạn chiếm khoảng 30% diện tích toàn lục địa. Trong đó điển hình là Inlaxa với lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 15mm/năm, là vùng khô hạn nhất, nhiều tháng không có mưa; sau đó đến Kếptao với lượng mưa lớn hơn 165mm/năm có sự phân hóa mùa mưa khô rõ rệt. Mbanđaca có lượng mưa lớn nhất trong 4 địa điểm với lượng mưa trung bình năm đạt 1786mm/năm, tất cả các tháng trong năm đều có mưa. 7.1.4.2. Bản đồ: BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU Á (Sử dụng cho bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Á và khu vực Trung Á ) 17
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Hình 9: Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á * Cấu trúc bản đồ Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí tự nhiên Châu Á gồm 01 bản đồ tự nhiên châu Á và biểu đồ phụ gồm 5 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 5 địa điểm của châu Á. * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác (Bản đồ có thể được dùng để sử dụng cho các bài 5 tiết 3, phần I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á, Bài 11: Khu vực Đông Nam Á: Phần địa lí tự nhiên) Câu hỏi 1: Xác định trên bản đồ vị trí của khu vực Tây Nam Á, thế mạnh tài nguyên thiên nhiên của khu vực trong vùng để phát triển kinh tế xã hội? Gợi ý trả lời Tây Nam Á: nằm ở phía tây nam của Châu Á, bao gồm 20 nước, là khu vực rộng lớn giới hạn diện tích của khu vực Tây Á (khoảng 7 triệu km2 ). Là khu vực nhiều núi và cao nguyên, phía đông bắc có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ Anpi với hệ Himalaya, bao gồm sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên Iran. Phía nam là sơn nguyên Aráp chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo Aráp. Ở giữa là đồng bằng lưỡng hà được phù sa hai sông Tigrơ và Ơ phrát bồi đắp. Nguồn tài nguyên quan trọng của vùng là là dầu mỏ và khí đốt. Khu vực này chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ và 26 % trữ lượng khí tự nhiên của thế giới. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng lưỡng hà, các đồng bằng cử bán đảo Aráp, và vùng vịnh Péc xích. Những 18
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) nước nhiều dầu mỏ nất là Arậpxêút, Iran, Irắc, Côoét. Nhìn chung, nền kinh tế các nước này phụ thuộc vào dầu mỏ Câu hỏi 2: Khu vực Trung Á gồm những quốc gia nào, vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có những đặc điểm gì ? Gợi ý trả lời Khu vực Trung Á: Khu vực có diện tích khoảng 5,6 triệu Km2, trải dài từ Biển Hồ Caxpi tới miền tây của Trung Quốc ở phía đông, phía nam giáp tới Iran và Apganixtan, phía bắc ranh giới chưa xác định rõ ràng, đôi khi được xác định cho là giáp với niềm nam giáp với miền nam của nước cộng hoà Cadan (thuộc Nga), đôi khi được coi là giáp với miền bắc cộng hoà Cadan, gồm 6 quốc gia. Đa dạng về tự nhiên gồm các dãy núi cao (như dãy thiên sơn), các hoang mạc rộng lớn (Cara cum, Kư du cum) và các vùng thảo nguyên mênh mông thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc. Hầu hết khu vực Trung Á đều khô hạn không thuận tiện cho phát triển nông nghiệp như hoang mạc Gôbi, vùng núi Pamia. Quần xã sinh vật ở đây là đồng cở ôn đới, xavan, rừng cây bụi cây chịu khô hạn, túng bách... Khu vực có một số con sông như Amua Đaria, xưa Đaria, , Hairut, là nguồn cung cấp nước cho hồ Aran, hồ Capxpi. Các loại tài nguyên chính chủ yếu là dầu mỏ và khí tự nhiên, ngoài ra còn có than, đồng , Uranium. Câu hỏi 3. Dựa vào bản đồ khu vực ĐNA tiếp giáp với biển và đại dương nào? Nêu khai quát đặc điểm các tài nguyên thiên nhiên của khu vực. Gợi ý trả lời Khu vực ĐôngNam Á: Nằm phía đông nam của châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình dương và Ấn Độ dương có vị trí cầu nối giữa lục địa Á –Âu với lục địa Ôxtraylia. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống bán đảo đảo và quần đảo đang xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp. Đảo lớn nhất trong khu vực là đảo Cali mantan đây cũng là đảo lớn thứ 3 trên thế giới. Khu vực giàu tài nguyên khoáng sản: giàu vonphram, thiếc (Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam), crôm, niken (Philippin), các kim loại màu (bôxit ở Inđônêxia), sắt, than (Việt Nam)… Vùng thềm lục địa rộng lớn Nam Biển Đông có nhiều dầu mỏ (đặc biệt là vùng biển Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam). Tài nguyên nông nghiệp: của khu vực khá phong phú. Các đồng bằng châu thổ của các con sông Mê Công, Mê Nam, Iraoađi và các đồng bằng duyên hải từ lâu đã là những vùng tập trung dân cư hoạt động nông nghiệp, thâm canh cây lương thực, thực phẩm. Ở miền núi và trung du còn có các khu vực đất đỏ badan rất thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp. 19
- Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) Khí hậu của vùng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cận xích đạo. Điều kiện nhiệt ẩm cho phép trồng được nhiều vụ trong năm, với nhiều loại cây trồng nhiệt đới ưa nhiệt. Tài nguyên lâm nghiệp của khu vực nói chung là giàu. Những nước còn nhiều rừng là Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Mianma. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (như tếch, lim, nghiến…) và nhiều loài thú, chim quý. Tài nguyên thuỷ sản cũng rất phong phú, đặc biệt ở vùng Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi, cho phép nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển một nền kinh tế với có cấu ngành phong phú, trong đó có thể có những mặt hàng xuất khẩu có ý nghĩa chủ đạo. Tuy nhiên, do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kém ổn định, về mùa mưa hay có lụt, bão, về mùa khô hay có hạn nên tài nguyên đất, rừng… dễ bị suy thoái nếu khai thác không hợp lí. 7.1.4.3. Bản đồ: KINH TẾ CHUNG HOA KÌ (Sử dụng cho Bài 6: Hợp Chủng Quốc Hoa Kì Tiết 2: Kinh Tế & Tiết 3: Thực Hành) Hình 10: Bản đồ địa lí kinh tế chung Hoa Kì Hình 11: Bang Alaxca& Qđảo Haoai * Cấu trúc bản đồ. Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí kinh tế Hoa Kì gồm 01 bản đồ kinh tế chung và bản đồ bang Alaxca & quần đảo Haoai. * Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác Khái quát chung: Kinh tế Hoa kì là nền kinh tế lớn nhất thế giớivới nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm tài chính thương mại lớn nhất 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bộ ngữ pháp ôn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh dạng khung
53 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung Hàng hóa - Giáo dục công dân 11
31 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn