intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh" nhằm sử dụng các công cụ tư duy hệ thống hóa kiến thức, các dạng bài tập trong từng bài, chủ đề của chương “Dòng điện không đổi” và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh; Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong nhận thức vật lý và tạo niềm tin, hứng thú, say mê việc sử dụng các công cụ tư duy trong học tập và trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÍ 11 BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Môn/lĩnh vực: Vật lí
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÍ 11 BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Môn/lĩnh vực: Vật lí Giáo viên thực hiện: 1. Đinh Viết Lộc 2. Đinh Văn Quang Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : 2021, 2022 Số điện thoại : 0983142125
  3. MỤC LỤC Trang Phần 1: Mở đầu ..…………………………………………………………... 1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………..………….………... 1 2. Mục tiêu đề tài ………………………………………………….……. 1 3. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………….….. 2 4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………...... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………….……….. 2 6. Đóng góp của đề tài ……………………………………………..….. 2 Phần 2: Nội dung………………………………………………………….. 3 1. Cơ sở lí luận việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí. 3 1.1 Công cụ tư duy ………………………………………………………… 3 1.1.1 Khái niệm ………………………………………………………… 3 1.1.2 Phân loại …………………………………………………………. 3 1.1.3 Lợi ích của việc sử dụng công cụ tư duy Thinking Tools trong dạy 5 học vật lí 1.1.4 Phương pháp sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí…… 5 1.1.4.1 Sơ đồ tư duy 5 1.1.4.2 Sơ đồ khái niệm 8 1.1.4.3 Biểu đồ ma trận 9 1.1.4.4 Sơ đồ góc (XYW) 10 1.1.4.5 Sơ đồ Venn 10 1.1.4.6 Sơ đồ kim tự tháp 11 1.1.4.7 Biểu đồ cánh bướm 12 1.1.4.8 Biểu đồ con sứa 12 1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng tích cực hóa hoạt động
  4. nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ……………………………….. 13 2. Cơ sở thực tiển việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí ….. 14 3. Sử dụng công cụ tư duy Thinking Tools trong dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản ……………………………………… 15 4. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản có sử dụng các công cụ tư duy…………………………………. 17 4.1 Kế hoạch bài dạy 17 Bài 8: ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN 4.2 Kế hoạch bài dạy 28 BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH 5. Thực nghiệm sư phạm …………………………………………………… 34 51 Đối tượng thực nghiệm sư phạm …………………………………… 34 5.2 Nội dung thực nghiệm ……………………………………………… 34 5.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm ……………………………………. 34 5.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm ……………………………………… 35 5.4.1 Một số sản phẩm học tập của học sinh lớp thực nghiệm 35 5.4.2 Kết quả về mặt định tính 38 5.4.3 Kết quả về mặt định lượng 38 Phần 3: Kết luận …………………………………………………………... 3 1. Kết luận ………………………………………………………………… 40 2. Hiệu quả do sáng kiến đem lại …………………………………………. 40 2.1 Hiệu quả về kinh tế ………………………………………………….. 40 2.2 Hiệu quả xã hội ……………………………………………………… 40 3. Đề xuất và Kiến nghị Tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 43 Phụ lục …………………………………………………………………… 44
  5. 1. Đề kiểm tra 1 tiết giữa kì 1 môn vật lí 11 44 2. Một số sản phẩm và vở ghi học sinh lớp thực nghiệm ………………….. 45 3. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy chương Dòng điện không đổi vật lí 11 48 ban cơ bản có sử dụng các công cụ tư duy 3.1 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện ……………………………. 48 3.2 Bài 9 : Định luật Ôm đối với toàn mạch ............................................... 58 3.3 Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ ………………………………. 65
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Người ta cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của bộ não. Con người đang đứng trước kỉ nguyên của trí tuệ, của sự sáng tạo với sức mạnh tiềm tàng của bộ não gần như vô hạn. Hai bán cầu đại não của con người có chức năng đặc trưng rất khác nhau. Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgic khoa học như từ vựng, tư duy lôgic, xử lí dữ liệu, thứ tự, tuyến tính, khả năng phân tích. Trong khi đó bán cầu não phải thiên về tiết tấu, tri thức không gian, tư duy tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, ý thức chỉnh thể, do vậy não phải thiên về các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, tình cảm. Hiện nay, phương pháp dạy học trong các trường phổ thông của nước ta phần lớp làm cho não trái của học sinh phát triển hơn não phải. Não phải thường ít được dùng đến trong khi tiềm năng tư duy của não phải không thua kém, thậm chí còn vượt trội hơn so với não trái nếu tìm được quy luật làm việc của nó. Các công cụ tư duy giúp bộ não tư duy toàn diện và khai thác được tiềm năng của não phải. Sử dụng các công cụ tư duy trong giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương… một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng, tiết kiệm thời gian học tập và nhớ lâu hơn. Là một giáo viên Vật lí để giúp học sinh khai phá toàn bộ sức mạnh tư duy sáng tạo của hai bán cầu não đặc biệt là bán cầu não phải và hình thành tư duy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Tôi chọn đề tài: Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. 2. Mục tiêu đề tài - Qua đề tài nghiên cứu này bản thân tôi luôn mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học môn Vật lí, với mong muốn phát huy tối đa tính ưu việt của việc sử dụng các công cụ tư duy ở bộ môn mình giảng dạy. - Sử dụng các công cụ tư duy hệ thống hóa kiến thức, các dạng bài tập trong từng bài, chủ đề của chương “Dòng điện không đổi” và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh. - Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong nhận thức vật lý và tạo niềm tin, hứng thú, say mê việc sử dụng các công cụ tư duy trong học tập và trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 1
  7. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Hoạt động dạy và học chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11 ban cơ bản có sử sụng các công cụ tư duy. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng các công cụ tư duy trong quá trình dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh. - Nghiên cứu nội dung chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản. - Xây dựng các sơ đồ hệ thống kiến thức, bài tập chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản - Thiết kế một số tiến trình dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản với việc sử dụng các công cụ tư duy. - Thực nghiệm sư phạm. 6. Đóng góp của đề tài - Làm rõ cơ sở lí luận việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh. - Đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí. - Xây dựng các sơ đồ hệ thống kiến thức, bài tập chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản. - Thiết kế một số tiến trình dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản với việc sử dụng các công cụ tư duy. 2
  8. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí. 1.1 Công cụ tư duy 1.1.1 Khái niệm - Công Cụ Tư Duy là hệ thống các cấu trúc, sơ đồ, bảng biểu sử dụng yếu tố hình ảnh một cách có chủ đích để mô tả đúng loại tư duy và bản chất liên hệ giữa các đối tượng thông tin, kiến thức, ….Giúp cho quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, và tăng cường sự hứng thú trong học tập, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. - Công cụ tư duy sử dụng trong đề tài này là bộ công cụ tư duy Thinking Tools do Giáo sư người Nhật Bản Haruo Kurokami đưa ra. 1.1.2 Phân loại Tùy theo mục đích sử dụng, Công Cụ Tư Duy Thinking Tools được chia thành ba nhóm: Sơ đồ hình ảnh; Sơ đồ logic; và Sơ đồ thuyết minh. 3
  9. Tại Việt Nam, sơ đồ tư duy (Mind Map) được sử dụng rất phổ biến vì nó dễ nhớ, dễ sử dụng, và thực sự rất hiệu quả. Sơ đồ tư duy là một loại Công Cụ Tư Duy nằm trong nhóm sơ đồ hình ảnh, ngoài ra còn có hàng chục loại khác trong bộ Công Cụ Tư Duy mà thầy cô có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học. Về đại thể, chúng ta có thể phân tách hoạt động học tập diễn ra trong đầu óc người học thành ba nhóm: Hoạt động tái cấu trúc; Hoạt động ghi nhớ; và Tư duy sáng tạo. Trong cả ba nhóm hoạt động đó, CCTD đều thể hiện được hiệu quả vượt trội của nó, cụ thể: - Hoạt động tái cấu trúc: Trong quá trình nghe giảng, học sinh có thể hiểu rõ toàn bộ nội dung giáo viên trình bày, nhưng nội dung đó được tổ chức theo tư duy của giáo viên chứ không phải là tư duy của người học. Để có thể chiếm lĩnh trọn vẹn kiến thức, người học cần tái cấu trúc lại toàn bộ nội dung, bao gồm xem xét lại thông tin đã ghi nhận, bổ sung thông tin còn thiếu, và sắp xếp lại trật tự mối quan hệ của hệ thống thông tin trong tư duy. Để thực hiện tái cấu trúc hiệu quả, học sinh cần sử dụng bộ công cụ tư duy. - Hoạt động ghi nhớ: Thông tin lưu trữ trong trí nhớ được kết nối với nhau theo kiểu mạng nơ-ron, cái nọ liên kết với cái kia, và trong quá trình nhớ lại một thông tin, trí não cần sử dụng đến các kết nối này. Những thông tin rời rạc và ít liên hệ với những thông tin khác thì mặc dù chúng vẫn được lưu trữ đâu đó trong bộ nhớ nhưng khi cần dùng đến, ta không thể nhớ lại được. Chính vì vậy ta cần sắp xếp thông tin thành hệ thống kết nối chặt chẽ với nhau. Để làm tốt việc đó ta cần sử dụng bộ Công Cụ Tư Duy. - Tư duy sáng tạo: Mỗi khi sáng tạo sản phẩm mới con người thường phải suy nghĩ rất nhiều, và để có thể hiện thực hóa thì sản phẩm cần phải được hoàn thiện trước ở trong tư duy. Từ những việc nhỏ như tạo một nội dung thuyết trình hay tổ chức một cuộc họp, đến những việc lớn như xây dựng dự án, xây nhà xây cửa, hay cưới chồng cưới vợ, toàn bộ kế hoạch thực hiện đều cần được kiện toàn trước ở trong tư duy. Công Cụ Tư Duy là bộ công cụ cực mạnh hỗ trợ cho quá trình tư duy sáng tạo. Không phải vô lý mà để dạy phương pháp thuyết trình thì bạn Nam dạy bảng Logic cùng với các loại sơ đồ thuyết minh. Và để dạy kỹ năng thuyết phục và tranh biện thì bạn Nam dạy cấu trúc Logic 5 và kỹ thuật để sơ đồ hóa toàn bộ nội dung cần diễn đạt. 4
  10. 1.1.3 Lợi ích của việc sử dụng công cụ tư duy Thinking Tools trong dạy học vật lí 1.1.4 Phương pháp sử dụng các công cụ tư duy Thinking Tools trong dạy học vật lí Để việc thuyết trình, ghi nhớ, ôn tập…. theo công cụ tư duy đạt hiệu quả tốt nhất, các em cần chuẩn bị một số dụng cụ học tập: sổ tay nhỏ, bút màu, hạn chế dùng bút xóa bởi vì các em sẽ học được từ chính những lỗi sai của mình. Ngoài ra các em có thể chuẩn bị thêm khổ giấy A4, A3…. 1.1.4.1 Sơ đồ tư duy Cách tiến hành 5
  11. Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Lược đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt. Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Bởi vì bộ não làm việc bằng sự liên tưởng, và khi ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ giúp ta dễ hiểu vấn đề và nhớ dễ dàng hơn. Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Lược đồ tư duy nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt. Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Lược đồ tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với hàng nghìn từ của những lời chú thích. Ví dụ: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức và các dạng bài tập Bài 7 Dòng điện không đổi. Nguồn điện ( Vật lí 11 ban cơ bản) 6
  12. 7
  13. 1.1.4.2 Sơ đồ khái niệm - Làm rõ nội hàm của khái niệm, phân tích giải thích đối tượng, mô tả các cấu trúc quá trình. - Giúp hệ thống kiến thức một bài, một chủ để hoặc một chương và thấy được sự liên hệ khăng khít giữa các khái niệm trong một chủ đề, chương. - Trong sơ đồ khái niệm, sử dụng các hính tròn, hình tròn ở trung tâm thể hiện nội dung chính, các hình tròn xung quanh thể hiện những vấn đề nhỏ của nội dung chính. Các hình tròn nối với nhau bằng đoạn thẳng, có thể thay hình tròn bằng hình vuông hay hình tam giác…. - Sử dụng khi muốn: + Đưa ra ý tưởng, suy nghĩ + Mở rộng ý tưởng + Kết nối ý tưởng + Liên tưởng các ý tưởng + Đánh giá các ý tưởng. - Ví dụ: Sử dụng sơ đồ khái niệm ghi nhớ công thức định luật ôm đối với toàn mạch. 8
  14. 1.1.4.3 Biểu đồ ma trận Sử dụng khi muốn: - Phân loại - Tổ chức, sắp xếp - So sánh làm nổi bật các đối tượng đồng dạng. - Xem xét đa chiều. Đối tượng 1 Đối tượng 2 …………….. Đối tượng N Thuộc tính 1 Thuộc tính 2 ……………. Thuộc tính N - Ví dụ: So sánh bộ nguồn mắc nối tiếp và bộ nguồn mắc song song 9
  15. Bộ nguồn mắc nối tiếp Bộ nguồn mắc song song Cách mắc Tính Eb = E1 + E2 +… + En Eb = E1 = E2 = ….. = En Eb Tính rb = r1 + r2 +… + rn rb = r/n rb 1.1.4.4 Sơ đồ góc (XYW) - Dùng để xem xét sự vật hiện tượng theo nhiều hướng, nhiều góc khác nhau hoặc tập trung ý tưởng, suy nghĩ về một hiện tượng. Đối với chữ cái Y chia bảng thành 3 khoảng không gian tương ứng với 3 điểm nổi bật của một đối tượng nào đó. Đối với biểu đồ chữ X phát triển 4 nội dung của vấn đề. Đối với biểu đồ chữ W phát triển nội dung của một vấn đề theo 5 hướng. 1 1 4 2 2 3 3 1.1.4.5 Sơ đồ Venn - Sơ đồ Venn dùng để so sánh phân loại hai đối tượng được thể hiện trong hai hình tròn. Mỗi hình tròn tương đương với một vấn đề cần so sánh. Phần giao nhau giữa hai hình tròn chính là điểm giống nhau của vấn đề. Phần khác nhau của hai vấn đề được viết vào phần còn lại của hai hình tròn. 10
  16. - Ví dụ: So sánh dòng điện không đổi và dòng điện một chiều 1.1.4.6 Sơ đồ kim tự tháp - Dùng để phát triển nội dung, ý tưởng. Chứng minh quan điểm tạo sự kết nối trong trí nhớ. - Dùng để biểu diễn các tầng kiến thức, qua đó sẽ hiểu sâu một khái niệm. Thông thường phần đỉnh tháp viết kết luận vấn đề; các tầng tháp thứ 2, 3 viết các nội dung liên quan. Biểu đồ kim tự tháp còn thể hiện được sự phát triển của vấn đề. 11
  17. Ví dụ: Khi giáo viên hoặc học sinh thuyết trình về hiện tượng đoản mạch. 1.1.4.7 Biểu đồ cánh bướm Sử dụng khi: - Thành lập quan điểm lí lẽ - Quan sát sự vật, hiện tượng từ góc nhìn đa chiều và từ nhiều góc nhìn khác nhau. 1.1.4.8 Biểu đồ con sứa - Sử dụng khi muốn:  Tìm ra lí do  Kết nối  Tóm tắt 12
  18. - Cách sử dụng biểu đồ:  Viết sự kiện/ vấn đề ở đầu sứa  Viết các nguyên nhân ở phần tua sứa  Nhìn lại tổng thể, đưa ra lời giải thích logic về sự kiện. 1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí Tích cực hóa một hoạt động nhận thức nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh: Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập chúng ta cần phải chú ý đến một số biện pháp như: Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh; giải phóng sự lo sợ của học sinh... Bởi chúng ta không thể tích cực hóa trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặc biệt là thiếu không khí dạy học. Do đó với vai trò của mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển. Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển cua trẻ. Trong môi trường đó học sinh dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học, vì khi đó tâm lý các em rất thoải mái. Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh. Trước mỗi tiết học tư duy của học sinh ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, trước hết thầy giáo phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước mắt học sinh lý do của việc học và giúp các em xác định nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy nhằm đưa học sinh vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo học sinh vào không khí dạy học. Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì không khí dạy học trong suốt giờ học. học sinh càng hứng 13
  19. thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của các em càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Ngoài ra cũng cần chú ý tới logic của bài giảng. Một bài giảng gồm các mắt xích nối với nhau chặt chẽ, phần trước là tiên đề cho việc nghiên cứu phần sau, phần sau bổ sung làm rõ phần trước. Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá trình nhận thức của học sinh mới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng. Khai thác và phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực. Việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình trình dạy học của thầy giáo. Bỡi vậy trong tiến trình dạy học thầy giáo cần phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả như: Dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình... Có như vậy mới khuyến khích tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập 2. Cơ sở thực tiển việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí - Thuận lợi: Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng các công cụ tư duy. Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc sử dụng các công cụ tư duy thay thế cho những mô hình, sơ đồ, biểu đồ... đã lạc hậu, lỗi thời để khái quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu, bởi công cụ tư duy có rất nhiều điểm ưu việt hơn. Do đó, việc ứng dụng các công cụ tư duy vào trong quá trình dạy học môn Vật lí không chỉ lôi cuốn sự hứng thú môn học, mà tạo sự đam mê, yêu thích khoa học ở các em học sinh. Hiện nay, nhiều thầy cô giáo trẻ năng động đang ứng dụng công cụ tư duy để sơ đồ hóa bài giảng đồng thời hạn chế hình thức viết chữ dày đặc trên bảng giống như trước. Thay đổi đã tạo được niềm hứng thú rất lớn cho cả thầy và trò. - Khó khăn: Tuy nhiên, hiện nay việc đưa các công cụ tư duy vào ứng dụng trong quá trình dạy học đối với môn học Vật lí còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với giáo viên, cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học với việc sử dụng các công cụ tư duy. Hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi. Họ chưa mạnh dạn đưa các công cụ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Họ chưa phát huy được tính phổ biến và đa năng của các công cụ tư duy vào dạy học bộ môn Vật lí. 14
  20. 3. Sử dụng các công cụ tư duy Thinking Tools trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11 ban cơ bản Khi dạy học chương dòng điện không đổi, để tăng hưng phấn học tập cho học sinh, tránh sự nhàm chán cho học sinh giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các công cụ tư duy. Vì các công cụ tư duy thực sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trong chương này vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ thống kiến thức, ghi nhớ và đưa ra những ý tưởng mới. Học sinh sẽ có được phương pháp học hiệu quả, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Gợi ý sử dụng công cụ tư duy Thinking Tools trong dạy học chương 2 “Dòng điện không đổi” vật lí 11 ban cơ bản: Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện Công cụ tư duy Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện 𝑞 𝑞 Sơ đồ khái niệm - Trình bày, ghi công thức 𝐼 = ; 𝜉 = 𝑡 𝑡 Sơ đồ Venn hoặc bảng - So sánh, phân biệt dòng điện không đổi và dòng điện ma trận một chiều Sơ đồ tư duy - Thuyết trình về dòng điện (mục I. Dòng điện) - Hệ thống kiến thức toàn bài. Bài 8: Điện năng. Công suất điện Công cụ tư duy Bài 8: Điện năng. Công suất điện Sơ đồ khái niệm - Ghi nhớ, biểu diễn các đại lượng, công thức tính A; P; Q; Ang; Png Sơ đồ Cánh bướm - Trình bày về hiệu suất nguồn điện. Bảng ma trận - củng cố bài học: Nguồn Đoạn mạch R Công/điện năng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2