intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống)

  1. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: LỊCH SỬ ĐỀ TÀI SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH (Lịch sử lớp 10 – Kết nối tri thức và cuộc sống) Tác giả: Nguyễn Thị Quý. Tổ xã hội. sđt 0388933209 Nguyễn Thị Thu Hiền. PHT. sđt 0986986851 NĂM HỌC: 2022 – 2023
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................... 2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 2 2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3 VII. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 5W1H ........................................................................... 4 1.1.2. Ưu điểm, hạn chế của Kỹ thuật 5W1H ..................................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 5 1.2.1. Thực trạng việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong trường THPT hiện nay ...... 5 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên............................................................................... 7 1.2.3. Những vấn đề đặt ra................................................................................................... 7 CHƯƠNG II. SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” ........................................................................................................................ 8 2.1. Những yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT .. 8 2.2. Quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ................. 8 2.3. Vị trí và cấu trúc của Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) . 9 2.4. Những năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh thông qua Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” ............................................. 9 2.5. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) ............................................................................................... 11 2.5.1. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Khởi động ................................ 11 2.5.2. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Hình thành kiến thức mới ........ 15 2.5.3. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Luyện tập ................................. 26 2.5.4. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Vận dụng ................................. 27 2.5.5. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hướng dẫn học sinh tự học. ...................... 29 2.5.6. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong tiết thực hành lịch sử của chủ đề .............. 29 2.5.7. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong kiểm tra, đánh giá. .................................... 38 2
  3. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 48 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm. .......................................................................... 48 3.2. Nội dung, đối tượng, phương pháp thực nghiệm. ...................................................... 48 3.3. Tiến hành thực nghiệm. .............................................................................................. 48 3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................... 48 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 50 3.1. Kết luận....................................................................................................................... 50 3.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - THPT: Trung học phổ thông - GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo - BGH: Ban giám hiệu - BCH: Ban chấp hành - NQ: Nghị quyết - GV: Giáo viên - HS: Học sinh - THCS: Trung học cơ sở - THPT: Trung học phổ thông
  5. PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH Trung ương khóa XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã khẳng định phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong những năm vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới bao gồm đổi mới về chương trình, về sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá…trong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc vận dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất. Quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT là một quá trình tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, hình thức tổ chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường học tập, kiểm tra đánh giá… Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau theo quan hệ hai chiều. Mỗi yếu tố luôn có vị trí, vai trò nhất định trong quá trình dạy học. Chất lượng dạy học của môn học ở cấp THPT chỉ có thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó một cách đồng bộ theo hướng tích cực. Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 cũng đã xác định rõ: Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và và phát triển năng lực Lịch sử, đồng thời góp phần hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử còn hình thành, phát triển cho học sinh tư duy Lịch sử, tư duy hệ thống, kỹ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ và hiện tại. Để thực hiện được những nhiệm vụ, mục tiêu đó, trong quá trình dạy học, đối với mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử giáo viên phải giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ những thông tin cơ bản cũng như bản chất của sự kiện. Để đạt được điều đó, cần phải rèn luyện cho học có tư duy rõ ràng, hệ thống thông qua việc trả lời được các câu hỏi: Sự kiện đó diễn ra ở đâu? Diễn ra khi nào? Kết quả, ý nghĩa như thế nào? Vì sao xẩy ra sự kiện đó?... Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nêu trên, những năm gần đây, việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp, kỹ thuật dạy học đã được đẩy mạnh. Nhiều kỹ thuật dạy học tích cực đã áp dụng vào dạy học như: kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật 5W1H, kỹ thuật KWL…Trong đó, kỹ thuật 5W1H tương đối mới mẻ và sử dụng khá hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nam Đàn 2, bản thân tôi và các giáo viên trong nhóm Lịch sử đã áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó 1
  6. có kỹ thuật 5W1H. Từ thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật 5W1H có nhiều ưu điểm và phù hợp đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình phổ thông 2018 đối với lớp 10. Trong đó, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 10 được xây dựng theo các chủ đề, có những chủ đề chiếm thời lượng lớn, có những chủ đề hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách hệ thống, logic, tư duy mạch lạc. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một trong những lựa chọn phù hợp mang lại hiệu quả tốt trong quá trình dạy học chương trình môn Lịch sử lớp 10. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài SKKN “Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống) với hy vọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm các mục đích: - Giúp học sinh hiểu nguyên tắc tư duy sử học từ đó biết cách học bài Lịch sử phù hợp, hiệu quả. - Cụ thể hoá bài học thành hệ thống câu hỏi theo công thức 5W1H giúp học sinh dễ dễ học, dễ nhớ, nhớ lâu. - Hiểu logíc giữa các yếu tố trong một sự kiện, vấn đề lịch sử; hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề, sự kiện. - Biết phân tích để hiểu bản chất, đánh giá đúng về sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Nhờ đó các em có đủ năng lực trả lời câu hỏi ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực của bản thân. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Với đề tài này, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là kỹ thuật 5W1H và các biện pháp sử dụng kỹ thuật đó vào dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống). - Đối tượng chúng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh lớp 10 trường THPT Nam Đàn 2. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi trường THPT Nam Đàn 2 trong năm học 2022 – 2023. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và kỹ thuật 2
  7. 5W1H nói riêng. - Khảo sát về nhận thức và khả năng sử dụng kỹ thuật 5W1H của học sinh, khảo sát thực trạng sử dụng kỹ thuật 5W1H của giáo viên trong quá trình dạy học. - Từng bước giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với kỹ thuật 5W1H. - Đề ra các biện pháp sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) - Kiểm nghiệm hiệu quả đạt được và tính ưu việt của đề tài khi áp dụng trong quá trình lên lớp. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp lý luận: Nghiên cứu lý luận về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nghiên cứu kỹ thuật dạy học 5W1H, nghiên cứu chương trình, SGK lịch sử lớp 10 Chương trình 2018. - Phương pháp thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát tìm hiểu đối tượng học sinh để tìm hiểu thực trạng sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H ở trường THPT, đề xuất các biện pháp sử dụng khi dạy Chủ đề 6; tiến hành thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học để xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đề tài đề xuất VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi nhận thấy đề tài sẽ đem lại những điểm mới là: - Đề tài đưa ra được những lý thuyết mang tính hệ thống, toàn diện về kỹ thuật dạy học 5W1H. - Đề tài đề xuất được những giải pháp sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử nói chung và Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nói riêng. - Thông qua việc áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào thực tiễn dạy học, đề tài cũng đã chứng tỏ được tính khả thi và góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. VII. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương II. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) Chương III. Thực nghiệm sư phạm. 3
  8. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 5W1H Kỹ thuật dạy học 5W1H là kỹ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu hỏi viết tắt bằng tiếng Anh (Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở đâu – Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?). Có thể nói, kỹ thuật tư duy 5W1H là dạng Sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử. Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là Sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thông minh. Trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu hỏi theo sơ đồ trên đây, coi như đã gần như hoàn thành được yêu cầu kiến thức. Khi vận dụng vào tư duy vấn đề lịch sử, 6 từ để hỏi trên cho ta các dạng câu hỏi sau: - WHERE? Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào? Địa bàn phân bố? - WHEN? Sự kiện lịch sử này xảy ra khi nào? - WHO? Sự kiện này gắn với vai trò của ai? Do ai thực hiện? chống lại ai? - WHAT? Bài này học về vấn đề gì? Sự kiện này có tên gọi là gì? What else? Còn vấn đề gì nữa trong bài? Kế tiếp sự kiện này là sự kiện gì khác xảy ra? - WHY? Tại sao sự kiện đó xảy ra? Tại sao thất bại? Tại sao thắng lợi? - HOW? + How many? Sự kiện đó diễn ra với bao nhiêu hoạt động? + How do you +V? Sự kiện diễn ra bằng cách nào? + How can + S + Vo? Sự kiện đó đạt được mức độ nào? + How +Adj + tobe? Tính chất, ý nghĩa của sự kiện, vấn đề đó như thế nào? 4
  9. + How do you feel? Cảm nhận, đánh giá về sự kiện, vấn đề lịch sử đó như thế nào? Dạy học với kỹ thuật 5W1H vừa giúp học sinh tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi, mặt khác trang bị cho các em một dạng công thức để tự học. 1.1.2. Ưu điểm, hạn chế của Kỹ thuật 5W1H * Ưu điểm Sử dụng kỹ thuật 5W1H có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật là: - Không mất quá nhiều thời gian, dễ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: vấn đáp, vẽ sơ đồ, lập bảng biểu, hoàn thành phiếu học tập. - Mang tính tư duy logic cao với hệ thống 6 câu hỏi bao quát về một vấn đề, một sự kiện lịch sử từ dễ đến khó. - Có thể sử dụng cho nhiều loại bài học khác nhau như bài kiến thức mới, bài ôn tập, thực hành, luyện tập. - Áp dụng được cho cả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. - Giúp HS hệ thống hoá kiến thức tốt, đặc biệt là trong việc ôn tập, tự học - Việc sử dụng 5W1H đối với 1 vấn đề, một sự kiện còn giúp chúng ta có thể chi tiết hóa các sự kiện vấn đề đó ra, giúp HS hiểu rõ sự kiện hơn, tư duy, nhận định một vấn đề được tốt hơn. * Hạn chế - Sự phối hợp của các thành viên khi hoạt động nhóm đôi khi bị hạn chế. - Việc sử dụng đầy đủ 6 câu hỏi trong kỹ thuật 5W1H trong một sự kiện, vấn đề lịch sử sẽ khó thực hiện đối với những sự kiện, vấn đề lịch sử không trọng tâm. Vì vậy đôi khi GV chỉ lựa chọn một số câu hỏi trong bộ câu hỏi 5W1H. - Sử dụng kỹ thuật 5W1H sẽ gặp khó khăn nếu tư liệu cung cấp cho HS không đầy đủ, HS sẽ khó trả lời chính xác các thông tin theo 6 câu hỏi của công thứuc 5W1H. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong trường THPT hiện nay * Về phía giáo viên Để có thông tin về mức độ sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H từ phía GV, chúng tôi đã khảo sát 20 giáo viên thuộc các môn Xã hội trong trường và thu được kết quả như sau: Nội dung Số GV Tỷ lệ (%) Sử dụng thường xuyên 2 10% Thỉnh thoảng sử dụng 4 20% Ít khi sử dụng 11 55% Chưa khi nào sử dụng 3 15% 5
  10. Kết quả trển cho thấy đa số giáo viên ở trường THPT Nam Đàn 2 nói chung và các giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng đều ra sức tìm tòi các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, đối với kỹ thuật dạy học 5W1H, các giáo viên vẫn còn thấy lạ lẫm. Có thể trong quá trình dạy học, các giáo viên đã đặt câu hỏi thuộc một trong số các câu hỏi của 5W1H nhưng để sử dụng đầy đủ các câu hỏi của 5W1H thì còn đang rất hạn chế. Vì vậy, việc dạy học đôi khi còn gặp khó khăn trong việc định hướng cho học sinh cách tư duy tự đặt và trả lời các câu hỏi dạng 5W1H. * Về phía học sinh Để nắm được thông tin về thực trạng sử dụng kỹ thuật 5W1H trong học tập từ phía HS, chúng tôi đã làm cuộc khảo sát về khả năng và mức độ sử dụng kỹ thuật 5W1H bằng công cụ google form. Nội dung câu hỏi như sau: Câu 1. Khả năng sử dụng kỹ thuật tư duy 5W1H trong học tập của em như thế nào? A. Sử dụng thành thạo. B. Biết sử dụng tương đối. C. Chưa biết cách sử dụng. Câu 2. Mức độ sử dụng kỹ thuật 5W1H trong quá trình học tập của em như thế nào? A. thường xuyên. B. thỉnh thoảng. C. chưa từng sử dụng. Link khảo sát: https://forms.gle/RvXcJP2UBp4AcVu39 Kết quả khảo sát 6
  11. Qua kết quả khảo sát ở trường THPT Nam Đàn 2, phần lớn học sinh lớp 10 chưa từng tiếp xúc với kỹ thuật sơ đồ tư duy 5W1H ở cấp THCS. Vì vậy các em không có phương pháp học tập lịch sử một cách khoa học, sáng tạo, không khái quát được những nội dung chủ yếu hoặc hệ thống hóa kiến thức qua các bài học. Điều đó dẫn đến việc các em nắm kiến thức một cách rời rạc, thiếu sót và không có khả năng tự học tốt. 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên Sở dĩ còn một số tồn tại nói trên trong việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H là do: Thứ nhất, do một số GV chưa thực sự đầu tư về thời gian và tâm huyết cho việc tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới. Thứ hai, do kỹ thuật dạy học 5W1H tương đối mới mẻ đối với cả GV và HS. Mặt khác, để sử dụng được đúng đủ các câu hỏi trong kỹ thuật 5W1H cần phải nghiên cứu, lựa chọn nội dung kỹ càng, chuẩn bị công cụ học tập cho HS đầy đủ. Thứ ba, do nội dung, chương trình SGK chương trình cũ (Chương trình 2006) được trình bày nặng về lý thuyết, nghèo nàn nền tranh ảnh, tư liệu, đặc biệt là tư liệu gốc vì vậy GV và HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các kỹ thuật dạy học hiện đại. Thứ tư, do thái độ của HS đối với môn Lịch sử từ trước đến nay có phần thờ ơ, và chưa nhận thấy được tầm quan trọng của môn học. Năng lực nhận thức và tư duy của HS ở trường THPT Nam Đàn 2, thuộc địa bàn nông thôn có phần hạn chế nên các em việc áp dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H khá khó khăn. 1.2.3. Những vấn đề đặt ra Thực trạng đó đã đặt ra cho chúng tôi một số vấn đề cần giải quyết - Cần thay đổi suy nghĩ, tư tưởng cho GV và HS trong việc cần đầu tư thời gian, tâm huyến và mạnh dạn hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy học. - GV và HS cần thấy được hiệu quả và sự cần thiết sử dụng công thức tư duy theo 5W1H trong việc tìm hiểu, khám phá một vấn đề Lịch sử. - Cần đưa ra những hình thức áp dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học và kiểm tra, đánh giá một cách linh hoạt để có thể sử dụng thường xuyên hơn trong quá trình dạy học và tự học. - Cần phát triển năng lực tìm hiểu và nhận thức, tư duy Lịch sử cho HS khi tìm hiểu một nội dung, một sự kiện nào đó theo hướng tự đặt hoặc tự trả lời các câu hỏi trong công thức 5W1H. 7
  12. CHƯƠNG II. SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” 2.1. Những yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Để áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy học đạt được hiệu quả cần phải lưu ý những yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một trong những kỹ thuật mới, có tính tư duy, logic, tính hệ thống khá cao. Khi sử dụng kỹ thuật này vào quá trình dạy học, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Đảm bảo tính khoa học Tính khoa học của kỹ thuật 5W1H thể hiện ở việc phải lựa chọn nội dung phù hợp, đặt câu hỏi phải thể hiện rõ ràng yêu cầu theo 5 What và 1 How. Các câu hỏi thành phần trong công thức 5W1H phải rõ ràng, tường minh, diễn đạt đúng từ cần hỏi gắn với các “Wh” và “How”. * Đảm bảo tính hệ thống. Câu hỏi trong công thức 5W1H được nêu ra theo trình tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Thông thường các câu hỏi như: Where, Who, When được đưa lên trước. Còn các câu hỏi như Why, What, How mức độ tư duy cao hơn nên thường để phía sau và có thể cho HS thảo luận nhóm hoặc cặp đôi. * Đảm bảo tính thẫm mỹ. Sử dụng kỹ thuật 5W1H cần có tính thẩm mỹ để tạo thêm hấp dẫn hứng thú trong học tập. Tính thẫm mỹ thể hiện ở việc HS vẽ sơ đồ tư duy 5W1H đa dạng về hình dạng, nổi bật về màu sắc và thể hiện được sự công phu, đầu tư và phản ánh được năng lực thẩm mỹ của các em. * Đảm bảo yêu cầu cần đạt Việc sử dụng kỹ thuật 5W1H nói riêng và các phướng pháp, kỹ thuật dạy học nói chung cần lưu ý hướng tới yêu cầu cần đạt của bài học. Vì vậy, lựa chọn vấn đề thực hiện kỹ thuật 5WH hay cách nêu câu hỏi, nhiệm vụ đưa ra cho học sinh, sản phẩn cần đạt…phải thể hiện được nó đang thực hiện nội dung nào trong yêu cầu cần đạt của bài học. 2.2. Quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Kỹ thuật dạy học 5W1H có thể áp dụng một cách linh hoạt trong các bước khác nhau và ở những dạng nội dung bài học khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng để khởi động, hình thành kiến thức mới hay luyện tập và sử dụng linh hoạt bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H có thể tóm tắt thành các bước như sau: Bước 1: Xác định mục đích của việc sử dụng kỹ thuật 5W1H đối với từng loại 8
  13. bài học, từng hoạt động trong bài, chọn nội dung phù hợp với kỹ thuật 5W1H để thực hiện. Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy, thiết kế các hoạt động học có sử dụng kỹ thuật 5W1H Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch bài dạy đã thiết kế có sử dụng các giải pháp có sử dụng kỹ thuật 5W1H nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Bước 4: Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H để thấy được mức độ hoàn thành các yêu cầu cần đạt của chủ đề, mức độ đạt được về năng lực và phẩm chất của học sinh, trước hết là năng lực làm việc với tư liệu học tập, đặc biệt là năng lực vẽ sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H làm cơ sở để có những điều chỉnh hợp lý hơn 2.3. Vị trí và cấu trúc của Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) là chủ đề đầu tiên về Lịch sử Việt Nam và chiếm thời lượng lớn trong chương trình Lịch sử lớp 10. Chủ đề chiếm 24% thời lượng của chương trình Lịch sử lớp 10 chưa kể tiết thực hành lịch sử, tương ứng 13-14 tiết. Chủ đề này theo SGK kết nối tri thức và cuộc sống được bố cục gồm 2 bài. Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bài 12. Văn minh Đại Việt. Như vậy, nội dung của chủ đề phản ánh các nền văn minh của dân tộc từ thời buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XIX. Chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giúp HS có hiểu biết đầy đủ về các nền văn minh trong lịch sử dân tộc từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XIX. Chủ đề 6 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển phẩm chất và năng lực người học. Nổi bật là phẩm chất yêu nước và trách nhiệm. Bởi vì thông qua việc tìm hiểu cơ sở hình thành, thành tựu, ý nghĩa của các nền văn minh, tình yêu quê hương, đất nước ở HS sẽ được bồi đắp, HS tự hào hơn về lịch sử dân tộc, tự hào về những thành quả trong lao động mà ông cha ta tạo dựng nên. Từ đó, HS cũng ý thức thức được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy thành tựu của các nền văn minh của dân tộc. Bên cạnh đó, thông qua chủ đề này, HS cũng được phát triển các phẩm chất khác như: chăm chỉ, trung thực, nhân ái. Đồng thời, các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của người học cũng được phát triển. 2.4. Những năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh thông qua Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam * Năng lực 9
  14. - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Biết cách sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam. + Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Cham pa và Phù Nam. + Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, tổ chức Nhà nước. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu sưu tầm, quan sát các hình trong SGK học sinh…. phân tích được ý nghĩa của những thành tựu của văn minh cổ, so sánh được điểm giống và khác nhau giữa ba nền văn minh cổ… - Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. * Phẩm chất Giáo dục phẩm chất yêu nước qua việc tự hào, ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. Bài 12. Văn minh Đại Việt * Năng lực - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Trình bày được khái niệm văn minh Đại Việt. + Trình bày được cơ sở hình thành, tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt -+ Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt. Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: phân tích được các cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt, ý nghĩa của những thành tựu của văn minh Đại Việt. - Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và 10
  15. báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua Biết vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. * Phẩm chất Giáo dục phẩm chất yêu nước qua việc tự hào, ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. - Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam. - Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc. 2.5. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858” 2.5.1. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Khởi động Hoạt động khởi động hay còn gọi là hoạt động mở đầu, có mục đích tạo hứng thú cho người học, đặt ra vấn đề cần giải quyết định hướng nhận thức cho học sinh trong bài học. Có nhiều cách thức khác nhau để tiến hành hoạt động khởi động, trong đó có thể sử dụng kỹ thuật 5W1H. Thông thường, giáo viên có thể cho HS xem video, hình ảnh kết hợp SGK để hoàn thành một phiếu học tập bao gồm các câu hỏi 5W1H hoặc nêu ra một số câu hỏi thuộc nhóm câu hỏi 5W1H. Cụ thể, chúng tôi đưa ra một số cách thức khởi động cho chủ đề 6 như sau: Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS biết được một số thông tin ban đầu liên quan đến các nền văn minh cổ ở Việt Nam và ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. b) Tổ chức thực hiện: Vận dụng kĩ thuật 5W1H - Bước 1. GV Giao nhiệm vụ: Em hãy đọc tư liệu ở trang 93 SGK và quan sát Hình 1 và tư liệu do GV cung cấp, em hãy hoàn thành phiếu học tập về ba hiện vật sau: Why? When? What? How? (tại sao Where? Who?(Chủ Tên hiện (Thời (Chất (Có giá được (Thuộc nhân?) vật gian ra liệu gì?) trị như xem đó địa bàn) đời) thế nào?) là tư liệu quý?) Trống đồng Ngọc Lũ 11
  16. Đài thờ Trà Kiệu Bình gốm Ken –đi - Bước 2: HS điền thông tin vào phiếu học tập và trình bày kết quả của mình Sản phẩm What? When? Where? Who?( Why? (tại (Chất Tên hiện (Thời (Thuộc Chủ liệu How? (Có giá trị như sao được vật gian ra địa nhân?) thế nào?) xem là tư gì?) đời) bàn) liệu quý?) Trống Khoảng Hà Người Đồng Là biểu tượng cho sự đồng thế kỷ Nam Việt phát triển của văn hoá Vì các Ngọc Lũ V TCN cổ Đông Sơn, hội tụ tài hiện vật năng nghệ thuật và tâm này đều hồn người Việt, là có niên nguồn tư liệu lịch sử đại từ rất quý giá phản ánh đời lâu, mang sống của người Việt cổ nhiều giá Đài thờ Khoảng Quảng Người Sa Nghệ thuật điêu khắc trị quan Trà Kiệu Thế kỷ Nam Chăm thạch độc đáo, thể hiện khả trọng về VII - năng sáng tạo của cư nghệ thuật VIII dân Chăm –pa, có và lịch sử, nhiều hoạ tiết phản ánh minh đời sống của Chăm - chứng cho pa sự ra đời của các Bình Thế kỷ Nam Cư Đất Thể hiện trình độ làm nền văn gốm Ken VI Bộ dân nung gốm của cư dân Óc minh cổ –đi văn Eo, có giá trị nghệ trên lãnh hoá thuật và khoa học to thổ Việt Óc Eo lớn Nam - Bước 3: HS trình bày kết quả và nhận xét, bổ sung lẫn nhau - Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Những hiện vật chúng ta vừa tìm hiểu trên đây là minh chứng cho sự hình thành, tồn tại của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Vậy ở thời cổ đại, trên lãnh thổ nước ta đã hình thành những nền văn minh nào? Cơ sở hình thành ra sao? Có những thành tựu gì nổi bật? chúng ta sẽ tìm hiểu bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. 12
  17. Khởi động Bài 12. Văn minh Đại Việt a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS biết được một sự kiện quan trọng liên quan đến văn minh Đại Việt và ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. b) Tổ chức thực hiện: Vận dụng kỹ thuật 5W1H - Bước 1. GV Giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1. HS xem video về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và cùng hiểu biết của bản thân và hoàn thành phiếu học tập về Chiến thắng Bạch Đằng PHIẾU HỌC TẬP Tiêu chí Nội dung When? (Thời gian?) Who? (Người lãnh đạo) Where? (diễn ra ở đâu?) What? (Có gì độc đáo?) Why?(Nguyên nhân thắng lợi) How? (Ý nghĩa như thế nào?) Nhiệm vụ 2. Điền từ còn thiếu trong đoạn thơ sau: “Như nước………….ta từ trước Vốn xưng nền…………đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia, …………..Bắc Nam cũng khác” (Trích “Bình Ngô Đại cáo” – Nguyễn Trãi) -Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của HS Sản phẩm Nhiệm vụ 1. PHIẾU HỌC TẬP Tiêu chí Nội dung When? Năm 938 Who? Ngô Quyền Where? Sông Bạch Đằng (Hải Phòng) What? Lợi dụng thủy triều, đóng cọc ngầm ở cửa sông, cho quân đánh nhử 13
  18. địch vào trận địa mai phục Why? Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền với nghệ thuật quân sự độc đáo Tinh thần yêu nước của nhân dân ta How? Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc Nhiệm vụ 2. Đáp án: Đại Việt, Văn hiến, Phong tục - Bước 3: HS nhận xét, thảo luận về sản phẩm của mỗi nhóm - Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Với Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài suốt từ thế kỷ X- XIX với Quốc hiệu Đại Việt. Trong suốt thời gian đó, nhân dân ta đã tạo ra nhiều thành tựu vật chất và tinh thần làm nên nền Văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ. Vậy Văn minh Đại Việt ra đời trên cơ sở nào? Thành tựu và ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 12. Văn minh Đại Việt. Hình ảnh HS thực hiện hoạt động khởi động 14
  19. 2.5.2. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Hình thành kiến thức mới Hoạt động hình thành kiến thức mới chiếm phần lớn thời lượng của chủ đề. Vì vậy cần sử dụng các kỹ thuật dạy học linh hoạt để tạo hứng thú cho học sinh. Trong đó, kỹ thuật tư duy 5W1H có thể sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động hình thành kiến thức mới như vẽ sơ đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập, hình thức vấn đáp, xê-mi-na… Phương pháp vấn đáp: Những câu hỏi: WHAT, WHERE, WHEN, WHO tương đối dễ, câu trả lời ngắn gọn, giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời và cho điểm. Nên dành cho những em học lực trung bình, yếu để khuyến khích các em tích cực học tập. Câu hỏi WHY, là những câu hỏi khó hơn, nội dung trả lời gồm nhiều ý, dài hơn, vì thế nên chọn phương pháp thảo luận, xê-mi-na giữa các nhóm, hoặc cả lớp. Giáo viên có thể mời học sinh xung phong lên bảng trình bày sản phẩm của mình. Sau đó, các học sinh khác góp ý bổ sung, hoàn chỉnh nội dung câu trả lời. Dạng câu hỏi HOW khá phong phú, có đủ các mức độ dễ và khó. Câu hỏi về tính chất là câu khó nhất. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích, so sánh để tìm ra câu trả lời. Với những câu hỏi, thắc mắc nảy sinh trong qúa trình chuẩn bị bài của học sinh, giáo viên yêu cầu cả lớp suy nghĩ. Mời các câu trả lời từ các học sinh khác. Giáo viên cùng với học sinh cùng rút ra kết luận. Một số cách thức sử dụng kỹ thuật tư duy 5W1H trong hoạt động hình thành kiến thức mới của Chủ đề 6 được chúng tôi thiết kế và áp dụng như sau: Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam Mục 1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc. b. Một số thành tựu tiêu biểu * Sự hình thành Nhà nước - Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời, tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc và nhận xét được bộ máy nhà nước. - Tổ chức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật 5W1H bằng Sơ đồ tư duy + Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành hai nhóm. Nhiệm vụ: đọc thông tin mục 1.b. trang 95 SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy trả lời các câu hỏi để hoàn thành Sơ đồ sau: - Nhóm 1: Hoàn thành Sơ đồ về Nhà Nước Văn Lang 15
  20. - Nhóm 2:Hoàn thành Sơ đồ về Nhà nước Âu Lạc + Bước 2: Các nhóm thực hiện trong 3 phút, báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi theo sơ đồ Sản phẩm + Bước 3: HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau. + Bước 4: Giáo viên nhận xét, tổng hợp và chốt kiến thức bằng Sơ dạng 5W1H đã chuẩn bị sẵn để HS bước đầu làm quen với sơ đồ 5W1H 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0